Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận môn luật cạnh tranh đề tài các biện pháp chế tài trong pháp luật cạnh tranh 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.2 KB, 11 trang )

Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM
Khoa: Luật Kinh Doanh
Mô học: Luật Cạnh Tranh

Tiểu Luận
Đề tài :
Các biện pháp chế tài trong pháp luật cạnh tranh 2004
GVHD: TS Trần Thăng Long
Nhóm thự hiện:
1.
2.
3.
4.

Trịnh Đình Cường
Nguyễn Kim Long
Trần Thị Vân Huyền
Nguyễn Thị Ngọc Hân

33131022183
33131023952
33131021545
33141020972

Hồ Chí Minh – Tháng 9/2015


Mục lục

2



Lời mở đầu
Một trong những quy luật kinh tế khách quan tác động mạnh mẽ lên sự tồn tại và phát triển của
các doanh nghiệp là quy luật cạnh tranh. Đó cũng là đòn bẩy, là động lực thúc đẩy các doanh
nghiệp khai thác và sử dụng tiềm năng, nội lực của mình cùng với các yếu tố của thị trường một
cách có hiệu quả. Cạnh tranh trong kinh doanh là quyền cơ bản của các chủ thể kinh doanh trên
thị trường và được pháp luật bảo hộ. Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật Cạnh tranh đã được
Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2005. Với tư cách là công cụ pháp lý
được sử dụng để loại bỏ các biểu hiện không lành mạnh trên thị trường, điều chỉnh mặt trái của
cạnh tranh, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sự lành mạnh và khả năng phát triển của nền
kinh tế trong nước, bảo vệ quyền tự do kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng,
không phân biệt đối xử, khuyến khích các chủ thể kinh doanh cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng, hiệu
quả. Luật Cạnh tranh đã pháp điển hoá các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và
đã có những quy định xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Với sự phát triển của
nền kinh tế thị trường, sự đa dạng hoá của các thành phần kinh tế cùng với việc hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã phát sinh
mà chưa có biện pháp đấu tranh có hiệu quả. Chế tài xử lý các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh vẫn nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, kể cả các văn bản dưới Luật. Thực tế
đó đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn biểu hiện ở khía cạnh này, khía cạnh
khác, dưới dạng này, dạng khác, đã gây ra nhiều tranh chấp trong giới kinh doanh và ảnh hưởng
đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước. Vì thế, việc nghiên cứu và luận giải các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh cùng với các quy định về chế tài xử lý vi phạm là rất cần thiết, qua đó có
cài nhìn tổng quan. Đó cũng là lý do mà nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài " Các biện pháp chế tài
trong pháp luật cạnh tranh 2004" để nghiên cứu.

3



I. Các khái niệm:
1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình
kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có
thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác
hoặc người tiêu dùng (Khoản 4, Điều 3). Đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành
mạnh: - Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể kinh doanh trên
thương trường. - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với các chuẩn mực
thông thường về đạo đức kinh doanh. - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc
có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác
hoặc của người tiêu dùng.
2. Khái niệm, vai trò của chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hình thức trách nhiệm pháp lý
được Nhà nước áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh, buộc các chủ thể đó phải gánh chịu
những hậu quả bất lợi do đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho các chủ thể
kinh doanh và các chủ thể khác. Vai trò của các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành
mạnh: - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, chống lại hành vi cạnh tranh
không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ. - Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (khách
hàng). - Là công cụ góp phần tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng,
công bằng.
3. Thiệt hại trong cạnh tranh không lành mạnh:
Thiệt hại là một đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và là điểm phân biệt
giữa cạnh tranh không lành mạnh với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc xác định thiệt hại (vật
chất hoặc tinh thần) là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết để bên bị hại có căn cứ đòi bồi thường
và cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại.
4. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại:
Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là mối quan hệ trực tiếp, nội tại, không phải
là sự suy diễn chủ quan. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi diễn ra trước, thiệt hại
trực tiếp do hành vi đó gây ra xảy ra sau. Bên thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ
4



phải chịu trách nhiệm pháp lý và các chế tài tương ứng khi gây ra thiệt hại nhất định cho đối thủ
cạnh tranh, mà nguyên nhân trực tiếp là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của mình.
5. Lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh:
Lỗi được xác định là trạng thái tâm lý của người có hành vi vi phạm, phản ánh nhận thức của
người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Việc xác định lỗi trong 5 cạnh
tranh thường phải dựa vào các tập quán nghề nghiệp. Hành vi cạnh tranh bị coi là có lỗi và
không lành mạnh là hành vi vi phạm các tập quán nghề nghiệp, phá vỡ quan hệ bình đẳng, công
bằng trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường.

II. Các hình thức chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
1. Chế tài hành chính Theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam:
Các hình thức chế tài xử lý vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành
chính, được quy định trong các quy phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do
hành vi vi phạm gây ra (Điều 117). Các hình thức xử lý đó đã được Nghị định 120/2005/NĐ-CP
ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết, bao gồm: - Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền
đến 100 triệu đồng. - Các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện được
sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ
việc thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài các hình thức xử phạt đó, đối tượng vi phạm còn có thể bị
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai.

2. Chế tài hình sự:
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy
định tại Chương XVI "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" của Bộ luật Hình sự năm 1999,
sửa đổi năm 2009, biểu hiện dưới các tội danh như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156);
tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
(Điều 157); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y,
thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); tội lừa dối khách hàng (Điều 162);
tội quảng cáo gian dối (Điều 168); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171); tội cố ý

công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 181a); tội
sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 181b); tội thao túng giá chứng khoán
5


(Điều 181c). Hình phạt áp dụng đối với các tội danh trên thường là phạt tiền, cải tạo không giam
giữ hoặc tù có thời hạn. Một số trường hợp bị áp dụng hình phạt rất nặng như tù chung thân
hoặc tử hình. Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

3. Chế tài dân sự :
Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng trong hệ thống chế tài áp dụng đối với hành vi
cạnh tranh không lành mạnh. Chức năng chủ yếu của bồi thường thiệt hại là khôi phục, đền bù,
nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần mà bên mang quyền phải gánh chịu do hành
vi vi phạm các quy tắc trong kinh doanh của bên kia gây ra. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh của
nước nào cũng quy định chế tài này. Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài
bồi thường thiệt hại thì phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường
thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tại Chương XXI của Bộ luật Dân sự năm 2005
và pháp luật có liên quan. Yêu cầu bồi thường thiệt hại là một quyền mặc định được pháp luật
thừa nhận, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh. Vì vậy, chế tài bồi
thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với các chế tài khác.

4. Mối quan hệ giữa các hình thức chế tài:
Các chế tài có bản chất, nội dung, hậu quả trái ngược nhau thì không thể áp dụng đồng thời. Các
chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh có tính độc lập nhất định, trừ một số biện
pháp bổ sung, khắc phục hậu quả trong các chế tài hành chính. Đối với hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, không có sự chuyển hóa giữa vi phạm hành chính với tội phạm theo lý thuyết
thông thường. Hậu quả không phải là căn cứ tiên quyết để xác định áp dụng chế tài hành chính
hay chế tài hình sự, vì thiệt hại luôn là dấu hiệu bắt buộc trong việc xác định hành vi cạnh tranh

không lành mạnh. Tính chất nguy hiểm của hành vi không căn cứ vào sự phân tích tầm quan
trọng của quan hệ xã hội mà hành vi xâm hại, mà căn cứ vào những viện dẫn của Điều luật.
Những chế tài mang tính trách nhiệm vật chất thường có thể áp dụng đồng thời với các chế tài
khác. Vì vậy, khi doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra thiệt hại
cho chủ thể khác thì tất yếu phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự. Nghĩa là chế tài bồi
thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự.

6


III. Thực trạng về chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
trong pháp luật Việt Nam
1. Nguồn của pháp luật về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

Luật Cạnh tranh Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực ngày
01/7/2005, là nguồn mang tính nguyên tắc chung, điều chỉnh quan hệ cạnh tranh và quy định thủ
tục xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Việc điều tra, xử lý vụ việc liên quan đến
cạnh tranh không lành mạnh và áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm phải tuân theo trình tự,
thủ tục và thẩm quyền mà Luật Cạnh tranh quy định. Trong trường hợp có xung đột giữa Luật
Cạnh tranh và các lĩnh vực pháp luật khác thì ưu tiên áp dụng Luật Cạnh tranh.
2. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính:

Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định cơ bản tại Luật Cạnh tranh,
ngoài ra Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng có những quy định liên quan. Đó là các quy
định cụ thể về hình thức xử phạt, mức phạt tiền đối với các vi phạm thuộc các lĩnh vực khác
nhau, các biện pháp khắc phục hậu quả cũng như thủ tục áp dụng các chế tài cho đối tượng vi
phạm. Pháp lệnh còn quy định trong những trường hợp cụ thể, nếu hành vi cạnh tranh không
lành mạnh có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan chức năng phải chuyển hồ sơ vụ việc để truy cứu
trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử lý vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh đã được quy
định chi tiết tại Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ, bao gồm các chế tài

phạt tiền, các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Bộ luật Dân sự:

Với tư cách là một trong những nguồn của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh, chế định
bồi thường thiệt hại được quy định trong Bộ luật Dân sự đã góp phần điều chỉnh các hành vi vi
phạm về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ thể bị xâm hại.
4. Bộ luật Hình sự:

Nếu hành vi cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định tại Bộ
luật Hình sự thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự. Các cơ quan có thẩm quyền căn cứ 7 vào tính
chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà định tội danh và áp dụng chế tài hình sự thích hợp.
7


Hiện tại, Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) của Việt Nam đã có quy
định về việc áp dụng chế tài hình sự đối với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể
tại các điều: 156, 157, 158, 162, 168, 171, 181a, 181b, 181c. 2.1.5. Các văn bản pháp luật trong
các lĩnh vực cụ thể có quy định chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Luật Sở
hữu trí tuệ, Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh giá, Pháp lệnh quảng cáo…) Do phạm
vi điều chỉnh rộng, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong nhiều trường hợp được sử
dụng với tính chất bổ trợ cho các lĩnh vực pháp luật khác điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế
thị trường. Do đó, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh có quan hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh
vực pháp luật khác, như pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; pháp luật bảo vệ người tiêu dùng;
pháp luật về quản lý giá và các lĩnh cực pháp luật chuyên ngành khác như: bảo hiểm, viễn
thông, ngân hàng, hàng không…
5. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005:

Khi xác định hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn nhằm cạnh tranh không lành mạnh, cần sử dụng
phối hợp các quy phạm pháp luật định nghĩa trong Luật Sở hữu trí tuệ. Cạnh tranh không lành
mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp biểu hiện rất đa dạng và xuất hiện nhiều trong thời gian

gần đây. Những hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ được xử lý theo các chế tài hành chính, hình
sự và dân sự quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Bên cạnh đó, tại Khoản 3, Điều 211 của
Luật Sở hữu trí tuệ lại có sự dẫn chiếu đến pháp luật cạnh tranh, với quy định: "Tổ chức, cá
nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh". Chỉ dẫn thương mại (tên thương mại,
khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa,
chỉ dẫn địa lý) là đối tượng thường được các đối thủ cạnh tranh quan tâm và cũng là đối tượng
được bảo vệ bởi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công
nghiệp. Đến nay, nhiều đơn vị tổ chức bán hàng đa cấp nhưng chưa được cấp phép, hoạt động
lén lút nên rất khó phát hiện. Bên cạnh đó, các đơn vị tuy được cấp phép cũng không tránh khỏi
vi phạm, như ép buộc khách hàng mua sản phẩm thì mới được trở thành phân phối viên rồi trốn
tránh trách nhiệm bằng cách đổ lỗi cho các phân phối viên tự ép buộc nhau. Thực tiễn xử lý
hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta trong thời gian gần đây Qua thực tế, có thể thấy
rằng vấn đề cạnh tranh trên thị trường còn hết sức phức tạp, các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh vẫn diễn ra phổ biến, nhưng các vụ vi phạm đã được xử lý không nhiều. Đặc biệt là những
8


hành vi quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng; tổ chức khuyến mại nhưng gian
dối về giải thưởng, khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa
dối khách hàng... Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm các dạng hành vi đó vẫn chưa nhiều, chủ yếu
vẫn là các hành vi bán hàng đa cấp bất chính.. Do đó, quyền lợi của người tiêu dùng cần thiết
phải có sự bảo vệ của các chế tài hình sự, nhằm tránh sự xâm hại của các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh.

IV. KẾT LUẬN
Nghiên cứu chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật
Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống vi phạm pháp luật diễn ra
trong môi trường kinh doanh, hoàn thiện pháp luật nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, cũng như nắm bắt thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường và công tác xử

lý vi phạm ở nước ta. Để công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnh phát huy
hiệu quả trong thực tế, cần nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền nói chung và hiệu lực thực thi nhiệm vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh nói riêng.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh hiện hành, có thể thấy vai trò của cơ quan quản lý cạnh
tranh là trung tâm, quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống
cạnh tranh không lành mạnh. Cơ quan quản lý cạnh tranh không chỉ có nhiệm vụ điều tra mà
còn xử lý và áp dụng các chế tài đối với các chủ thể có hành vi vi phạm. Do đó, chất lượng hoạt
động của cơ quan này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bên cạnh chất lượng của các quy phạm
pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh và phương thức tổ chức thực hiện thì
yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng,
chống cạnh tranh không lành mạnh, cần thiết phải nâng cao hoạt động của cơ quan quản lý cạnh
tranh, trong đó chú trọng chất lượng đội ngũ. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong cộng đồng dân cư để nâng cao khả năng
tự bảo vệ của các đối tượng có liên quan; đảm bảo cho pháp luật về chế tài đối với hành vi cạnh
tranh không lành mạnh có hiệu lực thực tế. Hiểu biết pháp luật là nhu cầu của các đối tượng
tham gia vào các quan hệ xã hội có sự điều chỉnh của pháp luật. Việc tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách của các cơ quan nhà nước, vì đó là cầu
nối giữa pháp luật với đời sống xã hội. Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh cần thiết
9


phải đến được với các chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng. Bởi lẽ, nếu các chủ thể đó có
những kiến thức pháp luật cơ bản thì họ sẽ có khả năng tự bảo vệ, hình thành thói quen, xây
dựng đạo đức kinh doanh. Qua đó, các vụ vi phạm sẽ giảm bớt và sớm được xử lý, pháp luật sẽ
phát huy được hiệu lực, tạo điều kiện xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và
bình đẳng.

10



Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, Hà Nội.
Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.
Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
Quốc hội (2009), Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội

11



×