Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Khóa luận: XÂY DựNG SảN PHẩM DU LịCH THAM QUAN Mỏ THAN TạI CÔNG TY THAN HÀ LầM QUảNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 89 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
______________________________

Họ và tên : Bùi Thị Huyền – K20HD

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI “XÂY DỰNG SẢN PHẨM
DU LỊCH THAM QUAN MỎ THAN TẠI
CÔNG TY THAN HÀ LẦM - QUẢNG NINH”

NGÀNH
MÃ NGÀNH

: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)
: 52340101

CHUYÊN NGÀNH

: HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Giáo viên hướng dẫn

: Thầy Trương Nam Thắng

HÀ NỘI, 5 - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong


suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết
ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Du Lịch – Viện Đại Học
Mở Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.Và đặc biệt
em xin chân thành cảm ơn Thầy Trương Nam Thắng. Thầy đã giúp em có được
những trải nghiệm thú vị và kinh nghiệm thực tế từ chuyến khảo sát các mỏ than
tại Quảng Ninh. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của Thầy thì em
nghĩ bài khóa luận này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em
xin chân thành cảm ơn Thầy. Bài khóa luận thực hiện trong khoảng thời gian 4
tháng. Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do
vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để
kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô của Trường Viện Đại Học Mở Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô khoa Du
Lịch của trường đã tạo điều kiện cho em để em có thể hoàn thành tốt bài khóa
luận này. Và em cũng xin chân thành cám ơn Thầy Trương Nam Thắng đã
nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp khó tránh khỏi sai sót, rất
mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm
được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt trong những công việc sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên tốt nghiệp
Bùi Thị Huyền


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TRONG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Sở VH,TT&DL

: Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch

2. UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

3. QĐ-UBND

: Quyết định - Ủy ban nhân dân

4. NQ/TƯ

: Nghị định / Trung ương

5. CNXH

: Chủ Nghĩa Xã Hội

6. UNWTO

: Tổ chức Du lịch thế giới

7. TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

8. TP


: Thành phố

9. EU-ESRT

: Chương trình phát triển năng lực du lịch có
trách nhiệm với môi trường và xã hội có
liên minh Châu Âu tài trợ


MỤC LỤC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC......................................................1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài Khoá luận.
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các
nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế
quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được
thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ
du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối
với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng
các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu
nâng cao kiến thức, học hỏi, tham quan, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn.
Chính vì vậy mà nước ta đang và đã có những chính sách rất cụ thể và tích
cực để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Để được một
đất nước có ngành du lịch phát triển thì đó là sự đồng lòng của tất cả các tỉnh,
miền trong cả nước. Trong đó, Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du

lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng
Ninh có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO 2 lần công
nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa
mạo. Với những tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và vô cùng hấp dẫn
như vậy thì kết quả hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Ninh năm 2015 như
sau: Theo báo cáo của Phòng Nghiệp vụ Du lịch - Sở VH,TT&DL Quảng
Ninh, trong năm 2015, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 7.767.500
lượt, tăng 103% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó khách quốc tế đạt
2.759.700 lượt, tăng 6% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đạt 3.995.100 lượt,
trong đó khách quốc tế là 1.468.200 lượt tăng 9%.Tổng doanh thu du lịch đạt
6.548 tỷ, tăng 19% so với năm 2014. Tuy nhiên trung bình số lượng khách
lưu trú chỉ có 1,6 ngày. Điều đó cho thấy du lịch Quảng Ninh chưa thực sự
1


phát triển tương xứng với tiềm năng to lớn. Nhằm xây dựng hệ thống các sản
phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, đậm bản
sắc dân tộc, UBND tỉnh vừa ra Quyết định số 1419/QĐ-UBND phê duyệt Đề
án phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030. Nội dung đề án xác định, định hướng phát triển du lịch Quảng Ninh
theo loại hình du lịch và không gian du lịch theo 4 địa bàn trọng điểm là: Hạ
Long, Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên, Vân Đồn - Cô Tô, Móng Cái - Trà
Cổ. Từ đó, định hướng phát triển từng loại hình sản phẩm du lịch chính, bổ
trợ và sản phẩm mới. Chính vì vậy, tạo lên một sản phẩm mới cho tỉnh là một
yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách đối với tỉnh Quảng Ninh để kéo dài thời
gian lưu trú của khách du lịch. Cho nên, tác giả đã chọn đề tài “ Xây dựng
sản phẩm mỏ than Quảng Ninh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình.
2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài.
Nghị quyết số 07-NQ/TƯ, ngày 24-5-2013 của Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng

đến năm 2030 đã chỉ rõ:: “Xây dựng Quảng Ninh thành một trung tâm du lịch
quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất
đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao,
thương hiệu mạnh mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc trong tỉnh, có năng
lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh
tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững và
bảo đảm quốc phòng - an ninh”. Hướng đến mục tiêu này, Quảng Ninh đang
nỗ lực thực hiện các giải pháp, mang đến những triển vọng mới để ngành Du
lịch phát triển. Từ đó những nghiên cứu về sản phẩm du lịch mới của Quảng
Ninh là rất cần thiết. Khóa luận này sẽ phần nào đóng góp vào công trình
nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch mỏ than cho tỉnh Quảng Ninh. Góp
phần tạo nên sự đa dạng sản phẩm du lịch giúp kéo dài thời gian lưu trú của
du khách. Đồng thời khôi phục, bảo tồn những giá trị văn hóa Việt Nam nói
chung và Quảng Ninh nói riêng. Khóa luận có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng
2


sản phẩm du lịch mỏ than Hà Lầm tại Quảng Ninh. Khóa luận chọn địa điểm
nghiên cứu là Công ty than Hà Lầm tại Quảng Ninh. Thông qua khóa luận
chúng ta có thể có những cơ sở lý thuyết, cũng như là thực tiễn về sản phẩm
du lịch mỏ than tại Công ty than Hà Lầm ở Quảng Ninh.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Khóa luận nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới du lịch mỏ than tại
Công ty than Hà Lầm ở Quảng Ninh. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là
những hiểu biết về than, cách khai thác than, những quy mô khu du lịch tại
mỏ than trên thế giới, Công ty cổ phần than Hà Lầm, khai trường khai thác
than tại công ty than Hà Lầm, điều kiện làm việc của công nhân mỏ. Trong
bài khóa luận tổng hợp rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để tạo
nên sự chặt chẽ, logic và hấp dẫn. Trong khi làm khóa luận này những
phương pháp được sử dụng là :Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài

liệu, phương pháp thống kê và phân tích, phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
4. Những vấn đề đề xuất hoặc giải pháp của Khoá luận.
- Tổng hợp, kiểm kê có chọn lọc các dạng tài nguyên du lịch và phân
tích hiện trạng cơ sở hạ tầng tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh để phục vụ
xây dựng tour du lịch mới
- Xây dựng một chương trình du lịch mới và có tính ứng dụng thực tế cao.
5. Kết cấu của Khoá luận
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, Khóa luận được chia
làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận, Chương 2: Du lịch tham quan mỏ
than trên thế giới và xu hướng phát triển du lịch sinh thái tại các khu mỏ cũ tại
Việt Nam, Chương 3: Xây dựng sản phẩm du lịch tham quan mỏ than tại mỏ
than Hà Lầm – Quảng Ninh.

3


PHẦN NỘI DUNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Du lịch và sản phẩm du lịch
1.1.1. Du lịch
a. Khái niệm du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh, cũng có những
khoảng thời gian trững lại do những yếu tố khách quan. Nhưng du lịch cũng
nhanh chóng có những bước phát triển mạnh mẽ. Cho đến ngày nay Du lịch
đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến và nhu cầu tất yếu của
con người. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một trong
những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm “Du
lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ
nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do
vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.

Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ
này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu
cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào
sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Kaspar lại cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư
dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Chúng ta
cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và
lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm
việc thường xuyên của họ”. (Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên
gia khoa học về du lịch thừa nhận)
Cũng Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội
đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học PicaraEdmod đưa ra định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng
của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá
4


trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền
đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn
nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt
Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các
chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức khỏe,
tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải
trí, xem danh lam thắng cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là
“một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu
biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm
tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân
tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất
lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.

Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch
thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là: Sự di chuyển và
lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể
ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận
thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá
trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.
Thành phần thứ 2 là : Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ
nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm
tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với
mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Tuy nhiên khái niệm chung về Du lịch: “Du lịch là tổng hợp các hiện
tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa Khách du lịch,
các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá
trình thu hút và tiếp đón Khách du lịch”
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
b. Khái niệm khách du lịch
5


Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch bao gồm:
+ Khách du lịch quốc tế (International tourist):
- Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ
nước ngoài đến du lịch một quốc gia.
- Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những
người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
+ Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là
công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh
thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước.

+ Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch
trong nước và khách du lịch quốc tế đến. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu
trú và các nguồn thu hút khách trong một quốc gia.
+ Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong
nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài
Theo Luật du lịch của Việt Nam:
- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường
hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
- Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân
Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist):là công dân Việt nam và người
nước ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam.
1.1.2. Sản phẩm du lịch
Muốn hiểu được sản phẩm du lịch là gì chúng ta cần đi tìm hiểu khái
niệm sản phẩm là gì?
- Khái niệm về sản phẩm: Theo Chủ nghĩa Mác: Sản phẩm là kết quả
của quá trình lao động dùng để phục vụ cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của
con người. Trong nền kinh tế thị trường, người ta quan niệm sản phẩm là bất
cứ cái gì đó có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận.
- Vậy sản phẩm du lịch là gì? Sản phẩm du lịch theo Điều 4 chương I
Luật Du lịch Việt Nam được giải thích như sau: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
1.2. Sản phẩm du lịch tham quan mỏ than
1.2.1. Khái niệm về du lịch mỏ than

6


a. Nguồn gốc hình thành than

Theo bách khoa tri thức thì sự hình thành của than đá được diễn ra như
sau: Than đá được hình thành từ sự cacbon hóa của cây cối, thực vật. Khi
thực vật chết, cacbon trong mô của chúng thường tái lưu chuyển vào môi
trường khi chúng bị phân hủy. Sự cacbon hóa xảy ra khi vật chất thực vật chết
chịu tác động của nhiệt độ và áp suất trong hàng triệu năm. Hầu hết than đá
trên thế giới được hình thành trong kỷ cacbon từ 360 tới 286 triệu năm trước.
Trong thời kỳ này, những khu vực rộng lớn trên bề mặt trái đất được bao phủ
bởi rừng già ẩm ướt. Cây chết ngã xuống đầm lầy không phân hủy hoàn toàn
mà tích tụ thành những lớp than bùn dày, ẩm ướt. Sau đó khi đầm lầy bị biến
tràn ngập, than bùn bị vùi dưới những lớp trầm tích. Qua những thời kỳ lâu
dài, trầm tích phân rã thêm và dần dà khô và cứng thành than nâu hay linhit.
Khi có thêm những trầm tích mới, nhiệt và áp suất tăng cao, biến linhit thành
than bitum ( hắc ín, nhựa đường). Trong vài trường hợp, áp suất gia tăng biến
than bitum thành than antraxit (hay than gầy).
b. Phân loại và thành phần
Sự hình thành than là một quá trình lâu dài và phải trải qua hàng chuỗi
các bước. Ở từng giai đoạn và tùy thuộc từng điều kiện (nhiệt độ, áp suất, thời
gian) mà chúng ta có được các dạng than khác nhau theo hàm lượng cacbon
tích lũy trong nó.
- Bước đầu tiên là sự tạo nên than bùn (peat), một chất màu hơi nâu,
ướt, mềm, xốp. Người ta có thể làm khô rồi đốt nhưng cho nhiệt lượng thấp.
- Sau một triệu năm hay hơn nữa, than bùn chuyển thành dạng than non
(lignite), một dạng than mềm và có bề ngoài hơi giống gỗ, màu nâu hay đen
nâu. Hàm lượng ẩm cao (45%). Than này đốt cho nhiệt lượng thấp, hàm
lượng cacbon <50% nhưng nó dễ khai thác và chứa hàm lượng lưu huỳnh
thấp ( 0,4-0,6% ).
- Phải mất thêm hàng triệu năm nữa để hình thành than bitum ( than
“nhựa đường”: bituminous coal). Đây là dạng than phổ biến nhất, còn được
gọi là than mềm (soft), mặc dù nó còn cứng hơn lignite. Hàm lượng ẩm
khoảng 5-15%, chứa hàm lượng cacbon khoảng 76%. Than bitum chứa nhiều

7


lưu huỳnh (2-3%), tạp chất (nhựa đường, hắc ín ) vì vậy khi đốt thường gây ô
nhiễm không khí. Tuy vậy than bitum vẫn được sử dụng rộng rãi, nhất là làm
nhiên liệu cho các nhà máy điện, vì nó sinh ra nhiệt lượng cao (5833kcal/kg ).
- Sau vài triệu năm hay hơn nữa, than bitum mới bắt đầu chuyển thành
than cứng (anthracite). Đây là dạng than được ưu chuộng nhất. Nó cứng, đặc,
chứa hàm lượng cacbon cao nhất trong các loại than (> 86,5% ). Do đó, khi
đốt, anthracite cho nhiệt lượng cao nhất (từ 7900- 8200 kcal/kg ). Ngoài ra, vì
hàm lượng lưu huỳnh thấp (< 0,5% ) và độ ẩm < 4% nên than cứng còn là
dạng than ít gây ô nhiễm và sạch nhất. Nhiều loại than khác nhau được tìm
thấy ở những khu vực khác nhau trên thế giới chứng tỏ các quá trình hình
thành than vẫn đang tiếp tục diễn ra trong tự nhiên.
c. Phân bố và trữ lượng than.
* Phân bố và trữ lượng than trên thế giới.
Than là dạng nhiên liệu hóa thạch có trữ lượng phong phú nhất, được
tìm thấy chủ yếu ở Bắc Bán Cầu. Tổng trữ lượng than trên toàn thế giới được
ước tính khoảng 1.083 tỷ tấn. Các mỏ than lớn nhất hiện nay nằm ở Mĩ, Nga,
Trung Quốc và Ấn Độ. Các mỏ tương đối lớn ở Canada, Đức, Balan, Nam
Phi, Úc, Mông Cổ, Brazil… Trữ lượng than ở Mĩ chiếm khoảng 25% của cả
thế giới, Nga 23% và Trung Quốc 12%.
* Phân bố và trữ lượng than tại Việt Nam.
Theo Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam trữ lượng than
tại Việt Nam rất lớn: riêng ở Quảng Ninh khoảng 10,5 tỷ tấn, trong đó đã tìm
kiếm thăm dò 3,5 tỷ tấn (chiếm khoảng 67% trữ lượng than đang khai thác
trên cả nước hiện nay), chủ yếu là than antraxit. Khu vực đồng bằng sông
Hồng được dự báo có khoảng 210 tỷ tấn, chủ yếu là than Asbitum, các mỏ
than ở các tỉnh khác khoảng 400 triệu tấn. Riêng than bùn là khoảng 7 tỷ mét
khối phân bố ở cả 3 miền.

d. Công nghệ khai thác than
Có 3 công nghệ chính khai thác than là : công nghệ khai thác hầm lò,
công nghệ khai thác than hầm lò bằng giếng đứng và giếng nghiêng, công
nghệ khai thác than lộ thiên
* Công nghệ khai thác than hầm lò gồm các khâu chính đó là:
8


- Trắc địa: Được thực hiện bằng máy trắc địa nhằm phát hiện ra các mỏ
than dưới lòng đất.
- Nổ mìn: Nổ mìn là công đoạn đầu tiên nhằm làm vỡ, bở tơi các lớp
đất đá phía trên mặt đất để dễ dàng xúc bốc, vận chuyển phục vụ cho công
đoạn mở đường.
-Mở đường: Mở đường vào hầm là công đoạn quan trọng phục vụ cho
quá trình khai thác than sau này. Có 2 đường để dẫn vào hầm mỏ trong quá
trình khai thác là: đường phụ để các công nhân vào hầm khai thác than và
đường chính để vận chuyển vận liệu, than nguyên khai lên mặt đất.
-Chống hầm là công đoạn rất quan trọng quyết định độ an toàn và độ
bền của hầm trong suốt quá trình khai thác mỏ than. Đường vào hầm lò phải
được chống đỡ cẩn thận nhằm tránh tai nạn trong quá trình khai thác than.
-Khai thác than: là công đoạn tạo ra than nguyên khai trực tiếp nhờ các
công nhân hầm lò, than được khai thác và vận chuyển lên trên mặt đất nhờ
đường chính.
* Công nghệ khai thác than bằng giếng đứng và giếng nghiêng gồm các
khâu như sau:
- Nổ mìn: Nổ mìn là công đoạn nhằm làm vỡ, bở tơi các lớp đất đá phía
trên mặt đất để dễ dàng xúc bốc, vận chuyển phục vụ cho công đoạn đào giếng.
-Đào giếng: là công đoạn quan trọng phục vụ cho quá trình khai thác
than sau này. Có 2 đường để dẫn vào mỏ than trong quá trình khai thác là:
giếng phụ để các công nhân vào hầm khai thác than và giếng chính để vận

chuyển than nguyên khai lên mặt đất.
-Khai thác than: là công đoạn tạo ra than trực tiếp nhờ các công nhân
khai thác, than được khai thác và vận chuyển lên trên mặt đất nhờ đường
giếng chính.
* Công nghệ khai thác than lộ thiên được cơ giới hóa hoàn toàn bao
gồm các khâu công nghệ và thiết bị như sau:

9


Nếu lớp đất đá có quặng ở gần mặt đất hay ở dưới những lớp đất đá
không có quặng không dày lắm thì người ta dùng phương pháp đào mỏ lộ
thiên: cạo những lớp đất đá vô quặng ở trên lớp có quặng rồi lấy đất đá có
quặng để xử lý trích quặng. Đây là phương pháp thông dụng nhất.

Hình 1.2.1 – Phương pháp cạo núi

Hình 1.2.2 – Phương pháp đào rãnh
- Phá vỡ đất đá: chủ yếu bằng khoan nổ mìn, thiết bị khoan là máy
khoan xoay cầu, máy khoan xoay đập thủy lực, đường kính lỗ khoan khoảng
từ 90 –250 mm.
- Xúc bốc: sử dụng máy xúc thủy lực và máy xúc điện.

10


- Vận tải: hiện nay vận tải đất đá và vận tải than trong mỏ chủ yếu bằng ôtô
có trọng tải từ 10 – 30 tấn, vận tải than ngoài mỏ bằng đường sắt, băng tải và ôtô.
-Đổ thải đất đá: chủ yếu dùng hình thức đổ thải bằng xe ôtô tải kết hợp
máy gạt. Ngoài ra, trong quá trình khai thác mỏ lộ thiên còn có các công

nghệ phụ trợ như: làm đường mỏ, xây dựng các công trình thoát nước mỏ,
xây dựng nhà ăn cho công nhân
 Du Lịch mỏ than là một loại hình du lịch mới tại Việt Nam chưa
xuất hiện tại bất kỳ đâu trên đất nước Việt Nam. Nên khái niệm chính xác
nhất về du lịch mỏ than thì chưa có khái niệm nào được công nhận. Hiểu một
cách khái quát nhất là Du lịch mỏ than là khách du lịch đến thăm quan khai
trường mỏ than, tìm hiểu cuộc sống và làm việc của công nhân mỏ than.
1.2.2. Tính chất và đặc điểm
Khi xây dựng một chương trình du lịch mới cần phải quan tâm đến rất
nhiều yếu tố để nắm bắt được tính chất và đặc điểm của chương trình du lịch.
Từ đó xây dựng chương trình phù hợp với nhu cầu của khách cũng như đảm
bảo chương trình đó hoạt động được tốt.
a. Bụi được tạo ra từ khai thác mỏ lộ thiên
Để giảm thiểu bụi thì người ta rào công trường bởi một hàng bụi cây
dày đặc và công nhân phải đeo mặt nạ phòng bụi. Nhưng đeo mặt nạ thì cũng
vẫn hít một lượng bụi lớn. Những hạt bụi dính vào hốc phổi làm cho những tế
bào ở đó chết đi. Đó là bệnh silicosis. Dù với hàng rào cây đó nhưng vùng lân
cận vẫn có bụi. Bụi bay trên trời và bám vào nhà cửa, quần áo, bàn ghế, xe
cộ… Bụi bám vào cây cỏ làm cho thảo vật bạc mầu và héo. Con người và súc
vật thở một không khí nhiễm bụi và cũng mắc bệnh silicosis. Bụi xâm nhập
vào chuỗi thực phẩm vì rau quả bị nhiễm, gia súc bị nhiễm vì thở khí có bụi
và ăn cây cỏ bị nhiễm. Có công nhân mỏ về hưu vì mất sức lao động chỉ còn
có một nửa lá phổi để sống. Cùng với đó là tiếng ồn lớn do hệ thống bom
được lắp đặt để khai thác than.
b. Điều kiện làm việc dưới hầm lò

11


Môi trường lao động trong hầm lò rất nóng và ẩm. Khi xuống dưới lòng

đất thì nhiệt độ tăng. Thêm vào đó, nhiệt lượng tỏa ra từ các động cơ không
thể thoát được đã tích tụ lại. Ở nhiệt độ cao, nước ngầm và nước mang từ bên
ngoài vào hầm lò bốc hơi tạo ra một bầu không khí có độ ẩm cao. Để công
nhân có thể thở và làm việc ở một nhiệt độ mà con người có thể chịu đựng
được, người ta thổi vào hầm gió đã được làm lạnh. Vì làm việc nặng nhọc ở
những nơi chật hẹp, nóng, ẩm và nguy hiểm hơn, tỷ lệ công nhân bị tai nạn
cao hơn là ở những mỏ lộ thiên. Đất đá rơi từ trần hầm là nguồn tai nạn chính,
tiếp đó là nguy cơ rò rỉ và nổ khí metan.
c. Ô nhiễm do những phương pháp xử lý đất đá có quặng
Đất đá có quặng gồm bởi nhiều loại khoáng vật. Để tách quặng khỏi
những đất đá khác bao quanh, người ta phải đập vỡ những cục đá có quặng.
Những cục đá đó có thể được lựa sơ bộ để loại những cục không có quặng.
Sau đó, người ta nghiền và sàng những cục đá thành bột. Người ta nghiền đá
nhuyễn tới một đường kính đủ nhỏ đề mỗi hạt bột chỉ có duy nhất một loại
khoáng vật. Trước khi gửi đi nhà máy phân loại khoáng vật người ta kết tụ bột
thành những viên hay những khối để vận chuyển dễ dàng. Quy trình nghiền
và sàng đất đá tiêu thụ nhiều năng lượng, rất ồn ào và sinh ra bụi. Làm việc
thường xuyên ở môi trường thiên nhiên ồn ào sẽ bị bệnh suy thính và có thể bị
điếc. Để giảm thiểu những hậu quả xấu này, công nhân phải đeo mảnh che tai
chống tiếng động và mặt nạ chống bụi, những máy đập và những máy nghiền
sàng phải có bộ lọc bụi, công xưởng có những cỗ máy này cũng phải có hệ
thống thông gió trang bị bộ lọc bụi. Tuy nhiên, dù có những thiết bị đó, những
vùng lân cận vẫn ồn ào, bụi bậm và tỷ lệ công nhân bị suy thính và mắc bệnh
silicosis vẫn cao hơn ở những ngành công nghiệp khác.
d. Ô nhiễm do những phương pháp phân loại khoáng vật
Tất cả những phương pháp phân loại khoáng vật đều dùng nhiều nước.
Sau khi lọc những viên bột quặng vẫn còn ướt, sau khâu tách ly, người ta sấy
bột bằng cách thổi khí nóng để cho bột ráo. Quy trình sấy này thải ra nhiều
khí có bụi có chứa chất hóa học và cũng tiêu thụ nhiều năng lượng. Với công


12


nghệ hiện đại, người ta đốt nhiên liệu không hoàn nguyên và sinh ra dioxyd
carbon, một khí có hiệu ứng nhà kính. Lượng khí này đáng kể nhưng ít hơn
nhiều so với lượng khí rất lớn sinh ra từ những khí cụ đào mỏ, vận chuyển vật
liệu và đập vỡ đất đá. Dù không dùng phương pháp hòa tan khoáng vật, người
ta cũng thường thêm vào nước nhiều chất hóa học tạo ra một dung dịch hóa
học. Một số khoáng vật có thể hòa tan trong dung dịch đó và một số khác lắng
xuống đáy. Sau khi lọc dung dịch để tuần hoàn, người ta đổ bùn trong một hồ
nhân tạo hay một chỗ trũng chờ cho chất lỏng vẫn còn bám vào những vật
liệu rắn bốc hơi. Sự có mặt của hồ chứa là một nguy cơ cho sức khỏe và môi
trường vì nước đọng trong ao tù là nơi sinh sản của những côn trùng. Chất
lỏng với những chất hoá học độc hại trong hồ có thể chảy ra ngoài vòng kiềm
chế của nhà máy, gây lụt và ô nhiễm hóa học những vùng lân cận nếu hồ chứa
không đủ lớn để chứa tất cả nước mưa lũ, đê đập hồ chứa bị vỡ vì đã không
được thiết kế kỹ và được xây dựng kiên cố, lòng hồ chứa không được lát bằng
một lớp không thấm bền vững để cho bùn thấm vào lòng đất. Một khi ô nhiễm
như vậy rồi thì đất sẽ trở nên vô sinh không còn cây cỏ nào mọc ở đó nữa và
nếu có thảo vật mọc được thì cây cỏ bị nhiễm độc, sinh vật ăn cây cỏ đó cũng
sẽ bị nhiễm và theo chuỗi thực phẩm, con người cũng bị nhiễm lây. Sau khi
khu mỏ ngưng hoạt động những hóa chất và vật liệu nguy hiểm khác vẫn còn
ở dưới lòng hồ thể hiện mối đe dọa về y tế. Sau khi khô thì những vật liệu đó
sẽ thành bụi và có thể bị gió thổi đi xa. Để chống lại rủi ro này, sau khi hồ cạn
thì người ta phủ mặt hồ với một tấm vải nhựa và lấp ở trên một lớp đất đá.
e. Tour du lịch mỏ than cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết.
Nếu thời tiết nắng quá thì khi vào khai trường thăm quan mỏ than sẽ rất
nóng và bụi. Vì ở khai trường mỏ than chỉ có đất đá và các xe trọng tải cực
lớn chạy liên tục. Còn nếu trời mưa thì ở khai trường mỏ than đường trơn
trượt sẽ rất nguy hiểm, bẩn do bùn đất, bùn than, do các xe trọng tải lớn di

chuyển. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và trải nghiệm đối với du
khách. Nhưng tại mỗi thời điểm khác nhau thì chúng ta sẽ có những cảm nhận
13


vô cùng khác về sự hùng vĩ, độc đáo, sức hấp dẫn kỳ lạ của tour tham quan
mỏ than mang đến cho mỗi khách du lịch.
f. Hạn chế số lượng khách du lịch trong đoàn và quy định thời gian
tham quan cụ thể
Quá đông khách du lịch cùng một lúc tham quan khai trường mỏ than
sẽ rất khó kiểm soát và đảm bảo mức độ an toàn cho tất cả du khách. Đoàn
khách quá đông cũng sẽ kéo dài thời gian lưu lại tại khai trường. Cùng với đó
là rất nhiều các vấn đề liên quan khác như: số lượng quần áo bảo hộ, mũ, đèn,
ủng, bình dưỡng khí, khẩu trang, khẩu phần ăn, phòng vệ sinh đều phải được
bổ sung. Điều đó sẽ làm tăng chi phí đầu tư và cải tạo.
Quy định thời gian tham quan của khách du lịch cũng chính là đảm bảo
quá trình sản xuất của mỏ than. Ở mỏ luôn có số lượng rất lớn xe cộ, máy
móc vận hành, công nhân làm việc theo quy trình, luồng tuyến và tiến độ
khoa học và chặt chẽ. Việc tham quan của đoàn khách du lịch không được
gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của mỏ than. Vì vậy, số lượng mỗi
đoàn khách chỉ nên dưới 50 người. Thời gian cho phép tham quan mỏ trong
ngày cũng được quy định cụ thể.
1.2.3. Phương pháp xây dựng và tổ chức
Theo các chuyên gia nghiên cứu về du lịch, để xây dựng được một tour
du lịch mới cần phải trải qua 8 bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu thị trường
- Bước 2: Nghiên cứu khả năng đáp ứng
- Bước 3: Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch
- Bước 4: Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa
- Bước 5: Xây dựng tuyến hành trình cơ bản

- Bước 6: Xây dựng phương án vận chuyển
- Bước 7: Xác định giá thành và giá bán của chương trình
- Bước 8: Xây dựng những qui định riêng của chương trình
Mỗi bước đều có những vai trò quan trọng để góp phần tạo lên thành
công cho một sản phẩm chương trình du lịch mới. Đối với sản phẩm du lịch
tham quan mỏ than cũng là một sản phẩm mới chưa từng có trên thị trường du
lịch Việt Nam. Nên cũng phải dựa vào các nguyên tắc xây dựng chương trình
du lịch mới để có thể tạo nên tour du lịch mỏ than thành công tại Quảng Ninh.

14


Sau đây phân tích từng bước cụ thể cho sản phẩm du lịch mới: “Xây dựng sản
phẩm du lịch tham quan mỏ than tại công ty than Hà Lầm - Quảng Ninh”.
Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu thị trường.
Đây là bước đầu tiên và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của tour du
lịch. Trong bước này cần xác định rõ tập khách hàng mục tiêu mà mình muốn
hướng đến cũng như các đặc điểm của khách hàng đó như độ tuổi, giới tính,
nghề nghiệp, quốc tịch, tôn giáo, khả năng chi trả.
Bước 2: Nghiên cứu khả năng đáp ứng
Khi đã nghiên cứu xong về cầu, cũng cần phải nghiên cứu cung của
tour du lịch. Trong bước này cần kiểm tra khả năng đáp ứng của tài nguyên,
các đơn vị cung ứng du lịch như giao thông, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, giải
trí… mức độ cạnh tranh trên thị trường. Trên thực tế, có nhiều chương trình
du lịch mà cầu là rất lớn nhưng cung không thể đáp ứng do điều kiện giao
thông hạn chế, tài nguyên du lịch khan hiếm, không có các nhà cung ứng dịch
vụ lưu trú, ăn uống nên cũng không thể hình thành được tour du lịch.
Bước 4: Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa
Việc lựa chọn thời gian và địa điểm tổ chức quyết định đến mức giá tối
đa của một tour du lịch là cơ sở để tính toán các yếu tố về chi phí, doanh thu,

lợi nhuận tạo ra của mỗi sản phẩm du lịch.
Bước 5: Xây dựng tuyến hành trình cơ bản
Trong bước này cần lập phương án lưu trú và ăn uống, thoả mãn nhu
cầu cơ bản của du khách như ăn, ngủ, nghỉ
Bước 6: Xây dựng phương án vận chuyển
Các yếu tố thời gian, địa điểm, giá cả của chương trình quyết định tới
phương án vận chuyển. Nếu chỉ cần di chuyển khoảng cách ngắn, có thể sử
dụng xe đạp, xe máy, ôtô, thậm chí là đi bộ. Đôi khi, chính các phương tiện
vận chuyển lại tạo thành điểm nhấn cho tour du lịch.
Bước 7: Xác định giá thành và giá bán của chương trình
Sản phẩm du lịch mới phải được nghiên cứu kỹ để đưa ra giá thật hợp
lý nhất để vừa có thể tạo điểm nhấn và mở rộng sản phẩm đến với du khách.
Bước 8: Xây dựng những qui định riêng của chương trình
Mỗi chương trình chúng ta đều có quy định chung và riêng cho cả du
khách và ngay cả cho người hướng dẫn nhằm hướng tới xây dựng một
chương trình có mục tiêu, hiệu quả.
15


1.2.4. Phương pháp quảng bá sản phẩm du lịch mới
Một sản phẩm mới được ra đời đã rất khó. Sản phẩm đó được khách
hàng biết đến lại càng khó. Chính vì vậy mà sử dụng các hình thức quảng cáo
làm sao cho hiệu quả, chi phí hợp lý quả thật rất khó. Một số phương pháp
quảng bá sản phẩm du lịch mỏ than nên được sử dụng là:
+ Quảng cáo trên truyền hình: Xây dựng một video giới thiệu về sản
phẩm du lịch mỏ than tại mỏ than Hà Lầm sau đó đăng lên các kênh và
chương trình trên truyền hình Quảng Ninh, VTV2, kênh Du lịch, kênh Sài
Gòn, chương trình Khám phá Việt Nam, chương trình thời sự, du lịch, phóng
sự, chương trình tạp kỹ trên truyền hình: cuộc đua kỳ thú.
+ Trên báo chí , tạp chí, website và tờ rơi: Đăng mẩu tin giới thiệu về

sản phẩm du lịch mỏ than Hà Lầm – Quảng Ninh trên báo Quảng Ninh, tạp
chí du lịch, website, tờ rơi, quyển chương trình của các doanh nghiệp lữ hành.
+ Quảng cáo ngoài trời: Pano, Billboard: to và có kèm hình ảnh hấp
dẫn được đặt trên đường đi Hà Nội – Hạ Long, trung tâm lớn tại Hạ Long, địa
điểm có nhiều khách du lịch tại Quảng Ninh.
+ Tổ chức sự kiện: Tạo ra sự kiện chính thức đưa sản phẩm du lịch mỏ
than vào khai thác cùng với đó vừa tìm các nhà đầu tư vừa quảng bá được sản
phẩm du lịch mới.
+ Quảng cáo trên Youtube: Đăng tải những video giới thiệu về sản
phẩm du lịch mỏ than lên Youtube.

16


Tiểu kết Chương 1
Chương 1 cơ sở lý luận là chương quan trọng và không thể thiếu đối
với mỗi bài khóa luận tốt nghiệp cũng như trong bất kỳ một công trình nghiên
cứu khoa học nào. Chương 1 sẽ nêu những lý thuyết khái quát nhất về những
vấn đề được trình bày và giải quyết của những chương bên dưới. Trong
chương 1 bài khóa luận: “ Xây dựng sản phẩm du lịch tham quan mỏ than tại
mỏ than Hà Lầm – Quảng Ninh” đã có rất nhiều khái niệm của các nhà khoa
học được trích dẫn và giải thích rõ ràng, rành mạch. Những khái niệm được
đề cập trong chương 1 như: khái niệm về du lịch có rất nhiều khái niệm khác
nhau về du lịch được đưa ra, mỗi nhà khoa học lại có những nhận định các
phương diện khác nhau về du lịch, trong đó chúng ta nên bám chắc vào khái
niệm về du lịch trong luật Du lịch Việt Nam để chứng minh vấn đề của những
chương sau. Cùng với đó hiểu được khái niệm về sản phẩm thì chúng ta cũng
có những kiến thức nhất định về sản phẩm du lịch. Vì sản phẩm du lịch là một
phạm trù của sản phẩm. Đặc biệt khái niệm cần được tập trung và quan trọng
hơn đó là sản phẩm du lịch mỏ than. Trong đó bài khóa luận sẽ tập trung vào

giải thích và những kiến thức khái quát nhất như là: sự hình thành và phát
triển của than, sự phân bố và trữ lượng than trên thế giới và Việt Nam, những
công nghệ khai thác than từ đó để đưa ra khái niệm xác đáng nhất về sản
phẩm du lịch mỏ than vẫn chưa được khai thác tại Việt Nam. Sản phẩm du
lịch mỏ than vẫn là sản phẩm du lịch hoàn toàn mới tại Việt Nam nên bài
khóa luận cũng đã làm rõ những vấn đề quan trọng để hình thành nên sản
phẩm du lịch mới như là: tính chất và đặc điểm, phương pháp xây dựng và tổ
chức sản phẩm du lịch mới, phương thức quảng bá sản phẩm. Những kiến
thức được đề cập ở chương 1 sẽ giúp cho chúng ta có những kiến thức cơ bản
và cần thiết để áp dụng vào phân tích, đánh giá những vấn đề ở chương 2 và
chương 3.

17


CHƯƠNG 2. DU LỊCH THAM QUAN MỎ THAN TRÊN THẾ GIỚI
VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI CÁC KHU MỎ CŨ Ở VIỆT NAM
Trong cơ cấu sử dụng năng lượng, than được coi là nguồn năng lượng
truyền thống và cơ bản. Than được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời
sống. Trước đây, than được dùng làm nhiên liệu trong các nhà máy hơi nước,
đầu máy xe lửa; sau đó, than được dùng làm nhiên liệu trong các nhà máy
nhiệt điện, than cốc làm nhiên liệu cho ngành luyện kim. Gần đây, nhờ sự
phát triển của công nghiệp hoá học, than được sử dụng như là nguồn nguyên
liệu để sản xuất ra nhiều loại dược phẩm, chất dẻo. Chính vì vậy than trở nên
vô cùng quan trong đối với sự phát triển của các nước trên thế giới. Đặc biệt
là những nước có mỏ than với trữ lượng lớn thì ngành khai thác than chiếm tỷ
trọng rất lớn trong cơ cấu kinh tế của đất nước. Nhưng theo xu hướng hiện
nay ngành công nghiệp than không chỉ là ngành khai thác đơn thuần nữa mà
đã có những bước chuyển mạnh mẽ để các khu mỏ than được sử dụng làm các

khu du lịch. Các khu mỏ than tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu, trong đó đến
4/5 thuộc về Trung Quốc (tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc), Hoa Kỳ (chủ
yếu ở các bang miền Tây), Liên Bang Nga (vùng Ekibát và Xibêri), Ucraina
(vùng Đônbat), Cộng Hòa Liên Bang Đức, Ấn Độ, Ôxtrâylia (ở hai bang
Quinslan và Niu Xaoên), Ba Lan… Đã có nhiều nước rất thành công trong
việc chuyển đổi mục đích sử dụng của các mỏ than đang hoạt động, các mỏ
đóng cửa được khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch. Trong đó, các loại
hình du lịch tại các mỏ than đã và đang rất thành công tại các nước như: các
mỏ than đang hoạt động tổ chức các tour tham quan, các mỏ đóng thì trở
thành bảo tàng mỏ, khu du lịch nghỉ dưỡng, các khu công viên, các khu trung
tâm thương mại, thị trấn du lịch mỏ than. Các nước đã rất thành công và thu
hút được hàng trăm triệu lượt khách du lịch mỗi năm góp phần tăng sức hút
cho địa phương cũng như quốc gia đó.

18


2.1. Một số mô hình du lịch tham quan mỏ than trên thế giới
2.1.1. Tại Mỹ
a. Các mỏ Eagle Butte ( Wyoming – Mỹ )
Các mỏ Eagle Butte là một mỏ than cách Gillette 7 dặm (11 km) về
phía bắc, Wyoming ở Mỹ. Các mỏ Eagle Butte là một trong những mỏ lộ
thiên lớn nhất của nước Mỹ. Các mỏ than Butte Eagle bắt đầu khai thác vào
năm 1978. Tính đến năm 2009, Eagle Butte có trữ lượng 471.000.000 tấn
than và tối đa cho phép sản xuất 35.000.000 tấn than mỗi năm. Năm 2005,
các mỏ Eagle Butte đã được trao hai giải thưởng từ Bộ Wyoming về chất
lượng môi trường trong cải tạo và đổi mới vì chất lượng vượt trội của các bản
vá lỗi bụi cho khu mỏ đã được thành lập.
Công ty đã rất thành công trong việc mở tour du lịch vào tham quan mỏ
than. Tour du lịch được tiến hành từ thứ 2 đến thứ 6 vào lúc 9h-11h. Khi tham

quan vào tour du lịch này khách du lịch sẽ được ngồi trên xe bus vào tham
quan khai trường. Cùng với đó là sự hướng dẫn nhiệt tình, say mê của những
người công nhân đã nghỉ hưu tại các mỏ than Butte Eagle.

Hình 2.1.1: Khai trường mỏ than Butte Eagle, Mỹ

19


Hình2.1.1.2.: Phía trước xe tải trọng tải lớn trên khai trường mỏ than Butte Eagle là thành
viên gia đình Ewald. Khách du lịch tham quan mỏ than Butte Eagle.

b. Tour mỏ than Usibelli ( Alaska – Mỹ)
Được thành lập vào năm 1943 bởi Emil Usibelli, mỏ than Usibelli nằm
ở vùng núi của dãy Alaska, gần thị trấn Healy, Alaska. Mỏ than Usibelli hiện
đang có một lực lượng lao động của khoảng 130 nhân viên, hoạt động quanh
năm. sản lượng khai thác đã tăng từ 10.000 tấn năm 1943 với mức trung bình
trên 2 triệu tấn than mỗi năm. Mỏ than Usibelli được hỗ trợ bởi các thiết bị
khai thác mỏ hiện đại nhất. Mỏ than Usibelli cung cấp than cho sáu nhà máy
điện tại Alaska và xuất khẩu than sang Chile, Hàn Quốc và một số điểm đến
khác. Tuy nhiên hiện nay mỏ than Usibelli đang dừng việc sản xuất than.
Thay vào đó là mở ra tour du lịch tham quan mỏ than Usibelli. Tour du lịch
bao gồm: Giới thiệu thông tin chung về ngành than, lịch sử của công ty, mỏ
than, giới thiệu về quá trình khai thác than tại phòng họp. Tham quan bộ phận
kỹ thuật và phòng thí nghiệm nơi thử nghiệm than. Tham quan các khu vực
bảo trì. Sau đó tham quan thực địa bằng xe bus ( dừng lại chụp ảnh).

20



Hình 2.1.1.3 của Chris Arend Courtesy tại mỏ than Usibelli ( Alaska)
2.1.2. Tại Nhật Bản
a. Bảo tàng về mỏ than và hóa thạch thành phố Iwaki
Bảo tàng hóa thạch, than đá Horuru của thành phố Iwaki được thành
lập để trưng bày những hóa thạch được khai quật ở trong thành phố và khắp
nơi trên thế giới; đồng thời giới thiệu về lịch sử bể than Joban cũng như của
những quặng than mà thành phố Iwaki. Nét nổi bật ở đây chính là cảnh mô
phỏng hầm mỏ dưới lòng đất, tái hiện hình ảnh cuộc sống sinh hoạt trong mỏ
than. Có hình nhân tái hiện hình ảnh khai thác than đá nên rất sinh động, dễ
hiểu. Ngoài ra, hóa thạch đầu tiên của giống khủng long cổ dài "Futabasaurus
Suzukii" được tìm thấy ở thành phố Iwaki cũng là một điểm thu hút tuyệt vời.
Vào thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ, ở đây còn tổ chức các lớp học chế tác mẫu
vật Ammonite (phân lớp Cúc đá - 1 nhóm các loài động vật không xương
sống biển), trải nghiệm làm đồ trang sức hổ phách. Ở ngay lối vào có trưng
bày mẫu vật đã được phục hồi của Futabasaurus Suzukii, được phát hiện tại
thành phố Iwaki vào năm 1968, bởi một học sinh cấp 3 tên Suzuki Tadashi.
Ngoài ra, bạn sẽ có thể nhìn thấy các hóa thạch của các quốc gia khác cũng
như hóa thạch được khai quật tại thành phố Iwaki từ Đại Cổ sinh đến Đại Tân
sinh Kỷ Đệ tứ trong phòng triển lãm hóa thạch. Các hóa thạch và mẫu vật của
các loài Tyrannosaurus (khủng long bạo chúa), Triceratops (khủng long 3
sừng), Pliosaurus (thằn lằn gò), cá voi Iwaki cũng được trưng bày tại đây.
Ngoài ra, trong phòng nghiên cứu và triển lãm mẫu vật có trưng bày nhiều thứ
21


×