Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

NỘP bài báo cáo thực tập tổng hợp tại vụ quản lý các khu kinh tế final v6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.96 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

KCN

Khu công nghiệp

KKT

Khu kinh tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

KKT NS

Khu kinh tế Nghi Sơn


CNTT

Công nghệ thông tin

TM

Thương Mại

FDI

Foreign Direct Investment : Đầu tư trực tếp nước ngoài

ODA

Official Development Assistance: Hỗ trợ phát triển chính
thức

NLĐ

Người lao động

1i


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức Vụ quản các lý khu kinh tế...........................................
07
Hình 2.1: Biểu đồ đất Công nghiệp có thể cho thuê.........................................................
11

Hình 2.2: Thu hút đầu tư FDI vào KCN 2014 -2015.......................................................
12
Hình 2.3: Biểu đồ số dự án và thu hút đầu tư FDI 2015..................................................
13
Hình 2.4: Số lao động trong KCN, KHU KINH TẾ 2015……………….......................
14

2i


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO.
Việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu mối quan hệ thương mại với các
nước, các tổ chức là một cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế
phát triển và đây cũng là xu hướng tất yếu. Rõ ràng rằng, việc hội nhập của Việt
Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu,
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh
tế.
Để đạt được những thành công trong phát triển kinh kế, hiện đại hóa và công
nghiệp hóa đất nước thì có phần đóng góp to lớn của Bộ kế hoạch và đầu tư. Đây là
cơ quan quản lí cao nhất của Chính phủ, được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lí,
phát triển và thực hiện các dự án đầu tư, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện dự án
trong và ngoài nước;là cơ quan đưa ra các đề xuất với Chính phủ về những dự án
mang tính chiến lược, quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.
Vụ Quản lý các khu kinh tế thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khu kinh tế (bao gồm khu công nghiệp,
khu chế xuất và các loại hình khu kinh tế tương tự khác trừ khu kinh tế cửa khẩu,
khu công nghệ cao). Ngoài ra Vụ còn phối hợp với các Bộ, các ban nghành có liên
quan để thực hiện tốt những công việc của Chính phủ.
Qua thời gian nghiên cứu và thực tập tại Vụ quản lý các khu Kinh tế, em đã

tìm hiểu và học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích. Sau đây là bài báo cáo tổng kết của
em về Vụ quản lý các khu Kinh tế.
Báo cáo tổng kết gồm 3 phần
Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỘ KẾ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ VỤ
QUẢN LÝ CÁC KHU KINH TẾ.
Chương 2 : BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NĂM 2015 CỦA
VỤ QUẢN LÝ CÁC KHU KINH TẾ.
Chương 3 : NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2016 CỦA VỤ QUẢN LÝ CÁC KHU
KINH TẾ .
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Bùi Thị Lành, các cô chú, anh chị tại Vụ
quản lý các khu kinh tế đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.

3


Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỘ KẾ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ VỤ
QUẢN LÝ CÁC KHU KINH TẾ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch đầu tư
1.1.1. Tổng quát chung vê Bộ Kế Hoạch Đầu tư
a. Thông tin chung :
Tên cơ quan: Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam
Địa chỉ: 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 08043485; Phòng Hành chính - Văn phòng Bộ 04.38455298;
Fax: Phòng Hành chính - Văn phòng Bộ 04.38234453
Email:
b. Quá trình hình thành
Ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch lâm thời nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết
nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về
các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các

Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của
Chính phủ.
Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết
định thành lập ủy ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ
tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. ủy ban Kế
hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở
các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế,
văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9-10-1961,
Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ ủy ban Kế hoạch
Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch
hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ngày 4 tháng 11 năm 2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã quyết định lấy
ngày 31 tháng 12 năm 1945 là ngày truyền thống của ngành Kế hoạch và Đầu tư.
Kể từ đây ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư coi ngày 31 tháng
12 hằng năm là ngày Lễ chính thức của mình.
c. Quá trình phát triển

4


Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho ủy ban
Kế hoạch Nhà nước (158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP, 77/CP, 174/CP,
15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v...).
Ngày 1 tháng 1 năm 1993, ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên
cứu Quản lý Kinh tế TW, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh
tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị
định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất ủy ban Kế hoạch Nhà nước và ủy ban Nhà
nước về Hợp tác và Đầu tư.
Ngày 17 tháng 8 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và
Đầu tư.
1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a. Chức năng:
Tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược , quy hoạch , kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của cả nước
Tham mưu về cơ chế chính sách quản lý kinh tế , quản lý nhà nước về lĩnh
vực đầu tư trong và ngoài nước
Giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ
yếu của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển và hình thành của Bộ kế hoạch và đầu
tư đặc biệt tính từ tháng 10/1955 được gọi là Uỷ ban kế hoạch nhà nước và từ tháng
11/1995 đến nay đã trải qua các thời kỳ làm kế hoạch
b. Nhiệm vụ: Theo Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có những nhiệm
vụ chủ yếu sau:
1. Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, vùng
lãnh thổ.
2. Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên quan đến
cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước
nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội.
3. Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể các nguồn từ nước ngoài để xây dựng trình
Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước và các cân đói chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
5


4. Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân


các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối tổng hợp kế
hoạch.
5. Về đầu tư trong và ngoài nước: Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch, danh mục
các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh
trong trường hợp cần thiết; giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong
nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, của Việt Nam ra nước
ngoài.
6. Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban
nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
7. Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật,
xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước; điều phối quản lý và
sử dụng nguồn ODA; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác, liên doanh.
8. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước.
9. Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh tế - xã
hội.
10. Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức,
viên chức trực thuộc Bộ quản lý.
11. Về quản lý nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất: Trình Chính phủ, thẩm
định và trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công
nghiệp, khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả
nước. Hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp,
khu chế xuất đã được phê duyệt.
12. Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và
hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lý đối với các khu công nghiệp, khu
chế xuất.
13. Về doanh nghiệp (DN) và đăng ký kinh doanh (ĐKKD): Chủ trì, phối hợp với các
bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương

trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước (DNNN); cơ chế
quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp DNNN và phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa (DNNVV) thuộc các thành phần kinh tế; thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về khuyến khích đầu tư trong nước.

6


1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số số 178 / 2007 /NĐ - CP ngày 03 tháng 12 năm 2007
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ,
cơ quan ngang bộ; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Điều 3 : Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
3. Vụ Tài chính, tiền tệ.
4. Vụ Kinh tế công nghiệp.
5. Vụ Kinh tế nông nghiệp.
6. Vụ quản lý các khu Kinh tế.
7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị.
8. Vụ Quản lý các khu kinh tế .
9. Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư.
10. Vụ Kinh tế đối ngoại
11. Vụ Lao động ,văn hóa , xã hội
12. Vụ Khoa học , giáo dục , tài nguyên và môi trường.
13. Vụ Quản lý quy hoạch
14. Vụ Quốc phòng , an ninh.
15. Vụ Hợp tác xã
16. Vụ Pháp chế

17. Vụ Tổ chức cán bộ;
18. Vụ Thi đua khen thưởng
19. Thanh tra Bộ
20. Văn phòng Bộ .
21. Cục Quản lý đấu thầu .
22. Cục phát triển doanh nghiệp
23. Cục đầu tư nước ngoài .
24. Tổng cục thống kê
25. Viện Chiến lược phát triển
26. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương
27. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – Xã hội quốc gia
28. Trung tâm tin học
29. Báo đầu tư
30. Tạp chí Kinh tế và Dự báo
31. Học viện Chính sách và Phát triển
Tại Điều này, các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 24 là các tổ chức
hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước ; các tổ chức quy
định từ khoản 25 đến khoản 31 là các tổ chức sự nghiệp nhà nước phục vụ quản lý
nhà nước trực thuộc Bộ
Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh tế
quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Vu quản lý quy hoạch được tổ chức
phòng
7


Bộ trưởng Bộ Kê hoạch và Đâu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các
quyết định quy định chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Thông kê , Viện Chiến lược phát triển , Viện nghiên cứu quản lý tế Trung
ương , trung tâm Thông tin – Dự báo kinh tế – Xã hội quốc gia và quyết định ban
hành danh sách các tổ chức sự nghiệp khác hiện có trực thuộc Bộ

1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Vụ quản lý các khu Kinh tế
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Vụ quản lý các khu Kinh tế
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định số 598 / QĐ - BKH. Vụ quản lý các khu
Kinh tế có Vụ trưởng , Phó Vụ trưởng. Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên. Theo
như mô hình dưới đây
Hình 1.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức Vụ quản các lý khu kinh tế

Vụ trưởng vụ quản lý các khu Kinh tế

Phó Vụ Trưởng 1

Phó Vụ trưởng 2

Phó Vụ Trưởng 3

Phó Vụ trưởng 4

Các chuyên viên Vụ Quản lý các khu Kinh tế

(Nguồn: Vụ quản lý các khu kinh tế)
1.
2.
3.
4.
5.

Vụ trưởng: Trần Duy Đông
Phó Vụ trưởng: Lê Tuyển Cử
Phó Vụ trưởng: Vũ Quốc Huy
Phó Vụ trưởng: Trần Quốc Trung

Phó Vụ trưởng: Bùi Quang Vũ

8


1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Vụ quản lý các khu Kinh tế
Quyết định số 497/QĐ-BKH ngày 14/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư quy định chức năng nhiệm vụ của Vụ quản lý các khu Kinh tế như sau:
Điều 1. Vụ Quản lý các khu kinh tế thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ
trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khu kinh tế (bao gồm khu công
nghiệp, khu chế xuất và các loại hình khu kinh tế tương tự khác trừ khu kinh tế cửa
khẩu, khu công nghệ cao).
Điều 2. Vụ Quản lý các khu kinh tế có các nhiệm vụ sau đây:
1. Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế
trong cả nước để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; làm đầu mối hướng dẫn,
theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sau khi được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt; chủ trì kiến nghị việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế
hoạch phát triển khu kinh tế.
2. Làm đầu mối nghiên cứu, đề xuất mô hình khu kinh tế, cơ chế quản lý,
chính sách phát triển và hợp tác quốc tế liên quan đến khu kinh tế; xây dựng hoặc
tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về khu kinh tế; tham gia xây
dựng các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách có liên quan theo phân công của
Bộ.
3. Tham gia xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong nước và nước
ngoài vào khu kinh tế phù hợp với quy hoạch; tổ chức thực hiện các chương trình
xúc tiến đầu tư vào khu kinh tế; tham gia với các đơn vị trong Bộ trong việc tổng
hợp, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước
và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
4. Tham gia thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế, quy hoạch
vùng, ngành liên quan;

Chủ trì thẩm tra các đề án điều chỉnh, bổ sung các khu kinh tế vào quy hoạch tổng
thể phát triển các khu kinh tế của cả nước, các đề án thành lập, mở rộng khu kinh tế
theo quy định của pháp luật; chủ trì góp ý kiến với các Bộ, ngành, địa phương trong
việc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư
thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ đầu tư vào khu kinh tế; góp
ý kiến cho các dự án đầu tư vào khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư;
5. Làm đầu mối phối hợp, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giải quyết các vấn
đề phát sinh, đánh giá về kết quả thành lập, hoạt động của các doanh nghiệp, dự án
đầu tư, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư vào khu kinh tế, kết quả hoạt động của các
khu kinh tế;
9


Làm đầu mối theo dõi, đánh giá về hoạt động quản lý nhà nước của các Ban quản lý
khu kinh tế.
6. Làm đầu mối tổng hợp chung kế hoạch của các khu kinh tế (bao gồm cả
khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao).
7. Chủ trì xây dựng và tổ chức quản lý hệ thống thông tin về khu kinh tế
trong cả nước.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
Điều 3. Vụ Quản lý các khu kinh tế có Vụ trưởng, một số Phó Vụ trưởng. Vụ
làm việc theo chế độ chuyên viên. Biên chế của Vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư quyết định riêng.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Những quy định trước đây
trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 5. Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán
bộ, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.

10



Chương 2 : BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG NĂM 2015
CỦA VỤ QUẢN LÝ CÁC KHU KINH TẾ
2.1. Tình hình chung của nền kinh tế
Năm 2015 - Năm có ý nghĩa to lớn và quan trọng, năm cuối thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã khép lại. Kết quả hoạt động
sản xuất, kinh doanh của năm 2015 là cơ sở và động lực cho việc xây dựng và thực
hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, năm đầu của Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Kinh tế - xã hội năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có
những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó
lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan.
Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại
được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng
hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu.
Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân
tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế
giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm
gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho
việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng.
Trong bối cảnh như vậy, ngay từ đầu năm, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã
kịp thời ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách cùng các giải pháp và nhiệm vụ cụ
thể, trong đó trọng tâm và trực tiếp là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01
năm 2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 về những nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia 2 năm 2015 - 2016, đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành,
các cấp, các địa phương thực hiện nghiêm và đồng bộ các giải pháp, từng bước tháo

gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

11


2.2. Tình hình thành lập KCN, KKT
2.2.1. Đối với KCN
Trong năm 2015 có 12 KCN mới được thành lập và mở rộng. Tính đến hết
tháng 12/2015, cả nước có 300 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên
hơn 84 nghìn ha.
Hình 2.1: Biểu đồ đất Công nghiệp có thể cho thuê
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhìn biểu đồ trên ta thấy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 56
nghìn ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó 212 KCN đã đi
vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên gần 60 nghìn ha và 88 KCN đang
trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích
đất tự nhiên hơn 24 nghìn ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê đạt trên
27 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy 49%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt
trên 67%, cao hơn 2% so với cuối năm 2014.
2.2.2. Đối với KKT
Trong năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 42/2015/QĐ-TTg ngày
16/9/2015 về việc thành lập Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị với diện tích là
23.792 ha và đồng ý điều chỉnh mở rộng 2 khu kinh tế là KKT Đông Nam Nghệ An
tại Quyết định số 10/2015/QĐ-TTg ngày 04/4/2015 (thêm 750 ha) và KKT Nghi
Sơn, Thanh Hóa tại Quyết định số 18/2015/QĐ-TTg ngày 12/06/2015 (thêm
87.388,18 ha) nâng tổng diện tích mặt đất và mặt nước của các KKT thành 814.792
ha. Số lượng KKT ven biển tăng lên là 16 KKT.
2.3. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN, KKT
Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN, KKT vẫn có chuyển biến tích cực, có mức

tăng trưởng khá, đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tình hình thu
hút đầu tư vào các KCN, KKT trong cả nước năm 2015 cụ thể như sau:
2.3.1. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài
Trong năm 2015, có 563 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu
tư đạt trên 8.461 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 315 dự án với tổng số vốn
đầu tư tăng thêm là hơn 4.719 triệu USD.

12


Hình 2.2: Thu hút đầu tư FDI vào KCN 2014 -2015(đv: triệu USD)(Nguồn: Tổng
cục thống kê)
Tính chung 12 tháng đầu năm, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào KCN,
KKT đạt 13.180 triệu USD (bằng 96,2% so với cùng kỳ năm 2014), bằng khoảng
70% tổng số vốn FDI của cả nước, vượt 20% so với kế hoạch năm 2015.
Lũy kế đến cuối tháng 12/2015 các KCN trong cả nước đã thu hút được
6.080 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 97.125 triệu USD, tổng vốn đầu tư đã
thực hiện đạt hơn 55.200 triệu USD, bằng 57% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các KKT
thu hút được 332 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 42.200 triệu USD, tổng
vốn đầu tư thực hiện đạt 16.850 triệu USD bằng 40% tổng vốn đầu tư đăng ký.
2.2.2. Tình hình thu hút đầu tư trong nước
Trong năm 2015, các KCN, KKT đã thu hút được 461 dự án với tổng vốn đăng ký
71.260 tỷ đồng và điều chỉnh tăng vốn 123 dự án với tổng vốn tăng thêm 11.163 tỷ
đồng. Như vậy, trong năm 2015 tổng vốn đầu tư trong nước thu hút được đạt hơn
82.423 tỷ đồng, tăng hơn 6% tổng vốn đăng ký tăng thêm so với cùng kỳ năm 2014,
gần bằng 97% so với kế hoạch năm 2015.
Hình 2.3: Biểu đồ số dự án và thu hút đầu tư FDI 2015
(Nguồn: tổng cục thống kê)
Tính lũy kế đến hết tháng 12/2015, các KCN cả nước đã thu hút được 5.732
dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 584.784 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư

thực hiện đạt 293.256 tỷ đồng, bằng 51% tổng vốn đăng ký.
Đối với các KKT, luỹ kế đến nay, các KKT ven biển đã thu hút được 878 dự
án với tổng mức đầu tư 550.415 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 181.210 tỷ
đồng, bằng 32% tổng vốn đăng ký.
2.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh
- Tổng doanh thu đạt hơn 116.000 triệu USD tăng hơn 52% so với cùng kỳ năm
ngoái, hơn 96% so với kế hoạch năm 2015.
Hình 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu 2015(đv: triệu USD)
(Nguồn: tổng cục thống kê)

13


Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp đạt 78.624 triệu USD tăng gần
8% so với cùng kỳ năm 2014, bằng 98% so với kế hoạch năm 2015, đóng góp
khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Kim ngạch nhập khẩu đạt 75.563 triệu USD, chiếm gần 50% tổng kim ngạch nhập
khẩu 12 tháng và vượt 1% so với kế hoạch năm 2015.
Đóng góp vào ngân sách Nhà nước: 90.313 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm
2014, bằng 95% so với kế hoạch năm 2015.
2.2.4. Tình hình lao động:
Hình 2.4: Số lao động trong KCN, KHU KINH TẾ 2015
(Nguồn: tổng cục thống kê)
Tổng số lao động trong KCN, KKT luỹ kế đến tháng 12/2015 là khoảng 2,57
triệu lao động, tương đương chiếm 4.73% so với 54.32 triệu lao động cả nước.
2.3. Các kết quả đã đạt được và các hạn chế khó khăn
2.3.1. Kết quả
Cơ chế, chính sách phát triển KCN, KKT đã dần được hoàn thiện theo hướng
tăng cường phân cấp cho các Ban quản lý KCN, KKT thực hiện quản lý Nhà nước
KCN, KKT trên các lĩnh vực; bổ sung các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với dự án

đầu tư vào KCN, dự án đầu tư mở rộng, dự án công nghiệp hỗ trợ; giảm thiểu các
thủ tục đầu tư, thủ tục doanh nghiệp.
Ban hành Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV tổng hợp các
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý được quy định ở nhiều văn bản
pháp luật khác nhau để quy định và hướng dẫn thống nhất trên cả nước, tạo cơ sở
cho các địa phương sắp xếp, tổ chức lại các Ban Quản lý cho phù hợp, góp phần
nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về KCN, KCX, KKT tại các địa
phương.
Các KCN, KKT đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế – xã hội địa
phương, góp phần tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
theo hướng tăng tỷ trọng mặt hàng công nghệ cao, linh kiện điện tử và giải quyết
việc làm.

14


Các địa phương có điều kiện thuận lợi đã chủ động định hướng thu hút các
dự án đầu tư phù hợp với lợi thế so sánh của địa phương, thu hút được các dự án có
hàm lượng công nghệ và vốn cao để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Công tác quy hoạch KCN đi vào nề nếp, việc phát triển các KCN được gắn
liền với việc quy hoạch và xây dựng nhà ở cho người lao động và công trình bảo vệ
môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững các KCN, KKT.
2.3.2. Những hạn chế, khó khăn
a. Chất lượng công tác quy hoạch KCN, KKT còn hạn chế, chưa phù hợp
với yêu cầu phát triển:
Việc tổ chức nghiên cứu xây dựng quy hoạch KCN, KKT chưa có phương
pháp luận khoa học, còn mang tính cục bộ, địa phương, chưa tính toán đầy đủ lợi
ích của vùng, quốc gia. Việc triển khai Quy hoạch KCN đã được duyệt của các địa
phương còn hạn chế, chưa có một kế hoạch thực hiện Quy hoạch KCN, với các mục
tiêu và phân kỳ thành lập, mở rộng KCN cụ thể, hợp lý căn cứ trên khả năng thu hút

đầu tư thực tế của địa phương. Việc triển khai thành lập một sốcác KKT trong Quy
hoạch còn vội vàng khi , chưa tính toán tới việc hội tụ đầy đủ các điều kiện, tiềm
năng, nguồn lực đầu tư phát triển của địa phương.
b. Hàm lượng công nghệ, tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu
tư chưa cao:
Các địa phương và chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN vẫn ưu tiên tập
trung thu hút đầu tư lấp đầy KCN; chưa thực sự chú trọng tới cơ cấu ngành nghề,
công nghệ, yếu tố môi trường của các dự án đầu tư vào KCN, KKT. Tính liên kết
ngành của các doanh nghiệp, công nghiệp phụ trợ trong các KCN, KKT còn yếu.
Riêng đối với KKT thì thu hút đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, do thời gian
phát triển chưa lâu, đầu tư hạ tầng chưa đồng bộ nên đóng góp của các KKT vào
phát triển kinh tế xã hội địa phương còn khiêm tốn.
Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia vào KCN, KCX chưa được xây dựng
đồng bộ, thống nhất với định hướng thu hút các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư ưu tiên
gắn với lợi thế so sánh và điều kiện phát triển thực tế của các địa phương. Do vậy,
các chương trình xúc tiến đầu tư do địa phương thực hiện còn mang tính cục bộ,
chưa đạt hiệu quả cao, chưa thu hút được các dự án đầu tư có ngành nghề, hàm
lượng công nghệ phù hợp với lợi thế phát triển; sự thống nhất, đồng bộ trong các
chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư giữa các cơ quan Trung ương và địa phương
còn hạn chế.
15


c. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng còn
gặp nhiều khó khăn, vướng mắc:
Các quy định của pháp luật liên quan tới công tác đền bù, giải phóng mặt
bằng KCN, KKT gặp còn nhiều khó khăn, vướng mắc, hay thay đổi, chưa phản ánh
sát với điều kiện thực tế dẫn đến tình trạng chi phí bồi thường, giá thuê đất tăng cao,
làm giảm sức hấp dẫn đầu tư vào các KCN, KKT, giảm tính cạnh tranh quốc gia của
KCN. Những vướng mắc về giá đất và tình hình giá cả vật liệu xây dựng tăng cao

trong thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng,
và xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các KCN, KKT.
Hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào của một số KCN, KCX và
hạ tầng KKT còn chưa được đầu tư, xây dựng một cách đồng bộ. Nguyên nhân một
phần do năng lực, kinh nghiệm của một số chủ đầu tư hạ tầng, một phần do yếu tố
bất ổn thị trường và sự kiểm soát chưa thực sự chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà
nước.
d. Công tác bảo vệ môi trường KCN còn bất cập
Vấn đề bảo vệ môi trường KCN tuy đã được cải thiện, song vẫn còn tồn tại
một số KCN, doanh nghiệp KCN chưa tuân thủ nghiêm túc pháp luật về môi
trường. Nguyên nhân là do ý thức của doanh nghiệp thứ cấp, kể cả doanh nghiệp là
chủ đầu tư hạ tầng KCN nhiều khi chưa cao, vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên trách
nhiệm bảo vệ môi trường; công tác phối hợp kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường
KCN của các cơ quan Nhà nước chưa thật chặt chẽ.
Mặc dù số lượng các nhà máy xử lý nước thải tập trung đã tăng lên nhưng
theo báo cáo của các Ban Quản lý các KCN, tại khu vực xung quanh KCN ở một số
địa phương, một số tiêu chuẩn nước thải vượt quá quy định cho phép. Nguyên nhân
là do việc vận hành nhà máy xử lý nước thải chưa tuân thủ theo quy định trong khi
công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý còn hạn chế, chưa có
chế tài xử phạt có tính răn đe.
e. Vấn đề lao động, việc làm, đời sống công nhân trong KCN, KKT còn
khó khăn
Các chính sách khuyến khích hiện hành đối với đầu tư xây dựng nhà ở cho
công nhân vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ hấp dẫn các doanh nghiệp, chưa khiến họ
quan tâm thỏa đáng đến việc đầu tư xây nhà ở cho người lao động trong KCN,
KKT. Phần lớn người lao động thuê nhà ở do các hộ dân xây dựng thiếu nhiều tiện
nghi, tiện íchtuy nhiên chất lượng nhà ở còn kém, chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản của
cuộc sống.
16



Các địa phương hiện nay vẫn chưa chú ý đúng mức đến việc đầu tư xây dựng
nhà ở và các công trình phúc lợi xã hội khác cho người lao động (cơ sở khám chữa
bệnh, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, khu vui chơi giải trí...).
Thu nhập, đời sống của người lao động còn chưa ổn định. Mâu thuẫn về
lương, phụ cấp thêm giờ, bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, chăm sóc sức khỏe
người lao động còn tồn tại nên số lượng các vụ đình công tại các KCN, KCX vẫn
diễn ra. Năng lực của các tổ chức công đoàn cơ sở trong thương lượng tập thể còn
hạn chế, do thiếu hiểu biết về luật pháp, thiếu kiến thức và kỹ năng đàm phán.
Riêng đối với các KKT, vấn đề môi trường và việc làm chưa phát sinh nhiều
bức xúc do KKT mới phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng. Tuy
nhiên, cũng cần phải rút kinh nghiệm từ KCN, KCX để giải quyết tốt ngay từ giai
đoạn đầu.
f. Cơ chế, chính sách đối với KCN, KCX, KKT chưa hoàn thiện
Vấn đề phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của các Ban quản lý
KCN, KKT
Việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT trong một số lĩnh vực
còn chưa được thực hiện đầy đủ, nhất quán trên cả nước do có sự không thống nhất
với các quy định của pháp luật chuyên ngành, chưa được các bộ, ngành hướng dẫn
cụ thể hoặc chủ trương phân cấp, ủy quyền chưa được địa phương quán triệt và thực
hiện, đặc biệt là lĩnh vực thanh tra, môi trường, lao động.
Nhiều địa phương đã ban hành Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành của
địa phương trong quản lý Nhà nước KCN, KKT. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa Ban
quản lý KCN, KKT với các sở, ngành của tỉnh trong thực tế còn chưa hiệu quả, đặc
biệt là trong lĩnh vực thanh tra kiểm tra, môi trường, lao động và đất đai..
Về chính sách ưu đãi đối với KCN: Chính sách ưu đãi đối với các KCN hay
thay đổi, thiếu ổn định, mức ưu đãi đối với dự án đầu tư vào KCN còn nhiều điểm
chưa hợp lý, chưa thực sự hấp dẫn đầu tư một cách lâu dài, ổn định. Việc các dự án
trong KCN không còn được hưởng ưu đãi đầu tư như đối với địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn, không áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư mở rộng theo

quy định của một số văn bản pháp luật về thuế và việc cắt giảm ưu đãi không có lộ
trình hợp lý đã tạo khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, làm giảm tính khuyến
khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN.
Một số địa phương còn chưa thực sự chủ động trong việc kiện toàn, sắp xếp
lại bộ máy Ban quản lý KCN, KKT theo hướng thành lập một Ban quản lý tập trung
các KCN, KKT trên địa bàn theo quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP.
17


Ngoài ra, quy định của pháp luật về vị trí, vai trò của Ban quản lý KCN trong
hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước cấp địa phương cũng còn một số điểm chưa
rõ ràng, thống nhất.

2.3.3. Nguyên nhân các hạn chế
Các hạn chế nêu trên một phần do nguyên nhân từ trình độ, sự phối hợp của
các cơ quan Nhà nước trong hoạch định và triển khai chính sách còn chưa đồng đều,
một phần do nhận thức, quan điểm của các nhà hoạch định chính sách còn chưa thật
thống nhất và coi trọng đúng mức vai trò, vị trí của KCN, KCX trong quá trình thực
hiện mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng các thể chế,
chính sách điều chỉnh hoạt động của KCN, KCX phù hợp với thực tiễn phát triển.
Riêng đối với KKT còn bộc lộ một số bất cập như:
+ Một số quy định về quy hoạch, thành lập, cơ chế hoạt động của các KKT
còn chưa hợp lý và cần xem xét lại để đảm bảo phù hợp với thực tế, tránh chồng
chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật.
+ Văn bản pháp quy hiện hành chưa thực sự bao quát đầy đủ các khía cạnh
hoạt động của KKT với những đặc thù khác với KCN về quy hoạch, thành lập, cơ
chế hoạt động.
+ Những hạn chế về chính sách nêu trên xuất phát từ nguyên nhân cơ chế,
chính sách áp dụng đối với KKT mới chỉ quy định ở tầm Nghị định cho nên tính
pháp lý chưa cao, vẫn bị khống chế, chồng chéo ở các Luật và Nghị định chuyên

ngành, chưa hình thành các cơ chế chính sách đặc thù; năng lực xây dựng, triển khai
chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế.

18


Chương 3 : NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2016 CỦA VỤ QUẢN LÝ CÁC
KHU KINH TẾ
3.1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016
a. Quy hoạch, thành lập KCN, KKT
Dự kiến trong năm 2016, tổng diện tích tăng thêm của các KCN khoảng
1.200 - 1.700ha, nâng tổng diện tích KCN đến cuối năm 2016 khoảng 88.600
-96.000 ha.
b. Thu hút đầu tư vào KCN, KKT
Dự kiến các KCN sẽ thu hút được thêm khoảng 9.800 triệu USD vốn đầu tư
nước ngoài và 68.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, nâng tổng vốn đầu tư nước
ngoài và đầu tư trong nước vào KCN đến cuối năm 2016 lên khoảng 98.000 triệu
USD và 752.000 tỷ đồng.
Dự báo trong năm 2016, các KKT thu hút được khoảng 2.400 triệu USD vốn
FDI và 38.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, nâng tổng vốn đầu tư nước ngoài và
đầu tư trong nước vào các KKT đến cuối năm 2016 lên khoảng 41.000 triệu USD
và 826.000 tỷ đồng. Tiếp tục duy trì vốn đầu tư nước ngoài vào KCN, KKT chiếm
khoảng 70% vốn FDI của cả nước
c. Sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của KCN, KKT dự kiến sẽ tăng nhẹ so với
năm 2014. Dự kiến doanh thu của các doanh nghiệp KCN (kể cả trong và ngoài
nước) trong năm 2016 ước đạt 130.000 triệu USD; giá trị xuất khẩu đạt khoảng
88.000 triệu USD, giá trị nhập khẩu đạt 79.000 triệu USD; nộp ngân sách khoảng
97.000 tỷ đồng. Đóng góp của KCN vào kim ngạch xuất khẩu toàn quốc năm 2016
ước đạt khoảng 48%.

d. Thu hút lao động
Dự kiến các KCN, KKT thu hút khoảng 2,9 triệu lao động trực tiếp vào cuối
năm 2016.

e. Mục tiêu môi trường
19


Đến cuối năm 2016, dự kiến 92% các KCN đang hoạt động có công trình xử
lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
3.2. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao quản lý KCN KKT
3.2.1. Giải pháp chung
Nâng cao nhận thức của các cơ quan Nhà nước các cấp về vai trò, vị trí của
các KCN, KKT trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thống nhất
chủ trương tăng cường phân cấp, giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý Nhà nước KCN,
KKT trên các lĩnh vực nhằm xây dựng Ban quản lý KCN, KKT trở thành một cơ
quan đầu mối quản lý nhà nước KCN, KKT ở địa phương theo hướng đơn giản hóa
thủ tục hành chính.
Phát triển KCN với số lượng và quy mô phù hợp với điều kiện phát triển
thực tế của địa phương, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất KCN, kiên quyết không phát
triển KCN trên đất lúa có năng suất ổn định.
Tiếp tục rà soát Quy hoạch KCN cho phù hợp với tình hình thực tế; đảm bảo
diện tích KCN phù hợp với Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ; không
bỏ trống đất đai, gây lãng phí; không phát triển KCN khi chưa đảm bảo tỷ lệ lấp đầy
KCN theo quy định. Việc thành lập, mở rộng KCN phải đảm bảo tuân thủ chặt chẽ
các điều kiện quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 không phát triển thêm KKT và hạn
chế bổ sung mới các KCN vào Quy hoạch phát triển các KCN của cả nước để tập
trung nguồn lực để nâng cao hiệu quả đầu tư các KCN, KKT đã thành lập.
Các Bộ, ngành tổ chức xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật

chuyên ngành phải trên cơ sở thống nhất với Nghị định số 164/2013/NĐ-CP tránh
tình trạng chồng chéo giữa các văn bản pháp luật.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, phối hợp giữa các cơ quan Trung
ương và địa phương trong quản lý Nhà nước KCN, KKT trên các lĩnh vực; kiểm tra,
giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật về môi trường, lao động trong KCN.

Tiếp tục tập trung đầu tư các KKT có tiềm năng, thuận lợi nhất; huy động
tổng hợp các nguồn vốn (ODA, FDI, Ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ) và
20


nhiều hình thức đầu tư như (đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, PPP…) để đầu tư xây
dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng trong các KKT để tạo điều kiện
đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các KKT.
Đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực đã thu hút được và các cơ sở hạ tầng
kỹ thuật thiết yếu trong các KKT để tạo tiền đề cho việc hình thành khu vực phát
triển công nghiệp nòng cốt trong các KKT và thu hút các nhà đầu tư khác.
Xây dựng chiến lược, kế hoạch vận động xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng
điểm; trong đó xác định cơ cấu đầu tư, dự án động lực phù hợp với tiềm năng, lợi
thế của địa phương.
3.2.2. Giải pháp cụ thể
a) Quy hoạch KCN, KKT
Kiểm tra tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển KCN tại một số địa
phương sau khi đã được rà soát theo Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012.
Tập trung rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển
các KCN đối với các địa phương lập Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát
triển các KCN riêng.
b) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN, KKT và các công trình hạ
tầng xã hội phục vụ công nhân KCN, KKT
Xây dựng kế hoạch hỗ trợ vốn ngân sách trung ương trung hạn 2016-2020

và tiếp tục hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương nhằm đầu tư xây dựng hoàn thiện
một số hạng mục hạ tầng thiết yếu của KCN, KKT, đặc biệt là các công trình xử lý
nước thải của KCN và các công trình phúc lợi, xã hội khác tại KKT.
Đánh giá tình hình tập trung hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương cho nhóm
06 KKT ven biển trong giai đoạn 2013-2016 để đưa ra các giải pháp phù hợp trong
kế hoạch trung hạn 2016-2020.
Nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo đề xuất chủ trương
chương trình hỗ trợ mục tiêu KKT, KCN, CCN, KCNC, KNNCNC giai đoạn 20162020.

21


Đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 85/2015/NĐ-CP ngày
06/12/2015 ban hành Quy chế thí điểm chuyển đổi Công ty phát triển hạ tầng khu
công nghiệp hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu thành Công ty TNHH
một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Triển khai tích cực kết quả của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai
đoạn 6 về xây dựng môi trường sống cho người lao động trong KCN tại tỉnh Hưng
Yên và Đồng Nai, làm cơ sở nhân rộng ra các địa phương khác.
c) Nâng cao hiệu quả đầu tư và thu hút đầu tư
Tập trung xử lý dứt điểm các dự án đã thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, dự án
vi phạm pháp luật; kiên quyết thu hồi các dự án không tuân thủ theo quy định của
pháp luật về đầu tư và đất đai, các dự án chậm triển khai theo tiến độ để đảm bảo
hiệu quả đầu tư và thu hồi đất cho các dự án khác.
Hỗ trợ triển khai các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đẩy nhanh
tiến độ giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng KCN,
KKT để giao đất sạch cho chủ đầu tư.
Tổ chức hướng dẫn Ban quản lý KCN, KKT thực hiện Luật Đầu tư mới sửa
đổi, Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 108/2006/NĐ-CP nhằm nâng cao chất
lượng công tác thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo đúng quy trình

Đẩy mạnh công tác thanh tra và kiểm tra việc chấp hành các quy định của
pháp luật liên quan tại các doanh nghiệp trong KCN, KKT.
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách khuyến khích việc hình thành các
loại hình KCN liên kết ngành và các KCN chuyên sâu của các đối tác đầu tư quan
trọng đối với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc tại một số địa phương có điều
kiện thuận lợi và khuyến khích thu hút các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, công
nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, lĩnh vực có mối liên kết ngành vào các KCN, KKT.
Tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư theo chủ đề (một số lĩnh vực và đối
tác trọng tâm, xúc tiến đầu tư công nghiệp hỗ trợ, tổ chức chương trình xúc tiến đầu
tư riêng cho KCN, KKT

22


Giới thiệu các hình thức hợp tác đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng KKT như
BT, BOT, PPP...) với trọng tâm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các đối tác Nhật
Bản, Hàn Quốc.
d) Vấn đề môi trường
Nghiên cứu và xây dựng các giải pháp huy động vốn đầu tư và hỗ trợ đầu tư
xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung trong KCN, KKT.
Triển khai thực hiện Dự án quản lý ô nhiễm công nghiệp tại lưu vực sông
Đồng Nai-Nhuệ Đáy vay vốn WB.
Triển khai thực hiện Dự án triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô
hình KCN bền vững tại Việt Nam.

23


KẾT LUẬN
Vụ quản lý các khu kinh tế đã thực hiện tốt chức năng của mình là quản lý

nhà nước trong lĩnh vực quản lý KCN KKT, đóng góp to lớn vào thành tựu lớn lao
của đất nước trong thời gian qua. Vụ quản lý các khu Kinh tế có vai trò to lớn trong
việc đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy Thương mại Dịch vụ và giải quyết những
vấn đề mà Bộ và Chính phủ giao phó.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, Cục cũng còn có nhiều khó
khăn và tồn tại, đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp một cách cụ thể và thiết thực.
Có như vậy, mới phát huy vai trò đắc lực của Cục đối với Bộ cũng như vai trò quản
lý và tham mưu của Bộ với Thủ tướng Chính phủ, góp phần đưa nền kinh tế nước ta
ngày càng phát triển ổn định và bền vững.
Vụ quản lý các khu Kinh tế đã hoàn thành tốt vai trò tham mưu và hoàn thành
tốt những yêu cầu mà Bộ đặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang suy thoái ,
hứa hẹn những thành công sắp tới trong năm 2016 – năm quan trọng trong kế hoạch
5 năm 2016 – 2020 mà Đảng và Chính phủ đã đề ra. Vụ quản lý các khu Kinh tế
đang nỗ lực để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài FDI vào các KCN và
KKT để góp phần vào thành công trong hoạt động của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.

24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thăm dò về đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign dỉect investment Survey),

MIGA, 2000.
2. Những xu thế trong Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản 2000 (The
trends in Japanese FDI, 2000)_Koichi Kosumi
3. Chỉ số đầu tư_Tổng hợp chính sách kinh doanh toàn cầu 9/2015 (FDI
Confidence Index_Global Business policy Council, 9/2015).
4. Báo cáo Đầu tư thế giới (World Investment Report, 2015), UNCTAD
5. Báo cáo tình hình hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 năm 1996-2000 -


Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6. Báo cáo tình hình hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015 - Bộ Kế

hoạch và Đầu tư
7. Báo cáo tình hình hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2014 - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư
8. Nghị quyết 75/1995/ND -CP ngày 01/05/1995
9. Thông tư liên bộ 01/BKH-TTCP/TTLB ngày 02/01/1996
10. Điều tra về chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư 6/2003.
Website:
1. Trang website :
2. Trang website : www.vvg-vietnam.com
3. Trang website : www.vneconomy.com

25


×