Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề cương môn triết + kinh tế chính trị + CNXHKH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.17 KB, 8 trang )

Đề cương môn triết + kinh tế chính trị + CNXHKH
(dành cho hệ liên thông)

-

-




Phần 1 : triết học
Câu 1: hình thái kinh tế xã hội là gì? Tại sao nói: sự phát triển của hình
thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên?
Trả lời
hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử,
dùng để chỉ xã hội ở trong giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ
sản xuất(QHSX) đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định
của lực lượng sản xuất(LLSX) và với một kiến trúc thượng tầng(KTTT)
tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
ta nói sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình
lịch sử tự nhiên vì:
o xã hội phát triển qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao.
Tương ứng với mỗi giai đoạn nhất định là một hình thái kinh tế - xã hội.
o sự vận động thay thế các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử do các
quy luật khách quan chi phối (quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, cơ sở
hạ tầng, kiến trúc thượng tầng) đó là một quá trình lịch sử tự nhiên.
C.Mác viết “tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một
quá trình lịch sử tự nhiên”(3.C.Mác và Ăngghen : Toàn tập. NXB chính
trị quốc gia, hà nội. 1993.t.13.tr.15)
o nguồn gốc sâu xa của sự vận động và phát triển của xã hội là do sự phát
triển của llsx:


sự phát triển llsx đã quyết định làm thay đổi qhsx. Qhsx
thay đổi làm cho kiến trúc thượng tầng(KTTT) thay đổi và do đó HTKT-XH
cũ được thay thế bằng HTKT-XH mới tiến bộ hơn
quá trình đó diễn ra một cách khách quan chú không phải
theo ý muốn chủ quan, đó là một quá trình lịch sử tự nhiên
o quy luật chung của nhân loại đi lên từ thấp đến cao. Song mỗi dân tộc
đều có thể bị chi phối bởi các điều kiện về tự nhiên, chính trị, truyền
thống, văn hóa và điều kiện quốc tế … do đó có những dân tộc có thể “bỏ
qua” một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Song sự bỏ qua đó cũng
diễn ra theo một quá trình lịch sử tự nhiên chứ khong phải theo ý muốn
chủ quan.

Đề cương môn chính trị

Page 1

8/11/2016


Câu 2: vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản
xuất được thể hiện như thế nào? Liên hệ với việc phát triển LLSX của
việt nam trong giai đoạn hiện nay?
Trả lời
 LLSX quyết định sự hình thành QHSX:
Nếu không có LLSX thì không có quá trình sản xuất. do đó, không có quan
hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, tức là không có QHSX.
 LLSX quyết định sự hình thành QHSX : theo một quá trình phù hợp –
không phù hợp – phù hợp.
+ Trong mỗi PTSX có hai mặt là LLSX và QHSX. Trong đó LLSX là
nội dung vật chất – kỹ thuật còn QHSX là hình thức xã hội của PTSX. Do

đó nội dung quyết định hình thức nó diễn biến như sau:
+ LLSX và QHSX phát triển không đồng bộ. LLSX phát triển nhanh
hơn, do trong LLSX có yếu tố động là công cụ sản xuất, trong quá trình sản
xuất con người luôn tìm cách cải tạo công cụ sản xuất để có năng suất cao
hơn.công cụ sản xuất biến đổi phát triển làm TLSX phát triển, TLSX phát
triển làm người lao động nâng cao trình, làm cho LLSX phát triển. trong khi
đó QHSX phát triển chậm hơn, vì nó gắn liền với các thiết chế xã hội. khi
LLSX phát triển đến một trình độ nhất định làm cho QHSX không còn phù
hợp nữa, đó là trạng thái mẫu thuẫn giữa LLSX và QHSX. Khi mâu thuẫn
gay gắt QHSX trở thành xiềng xích của LLSX, và một đòi hỏi khách quan
xảy ra là phải xóa bỏ QHSX cũ, thiết lập một QHSX mới phù hợp với LLSX
mới.để thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển. khi thay thế QHSX cũ bằng
QHSX mới tức là PTSX cũa mất đi, PTSX mới ra đời thay thế
 Phát triển LLSX của nước ta hiện nay: cơ sơ vật chất kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội – trên cơ sở thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội và áp
dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại.
Quá trinhg công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước hết là quá trình cải
biến lao động thủ công, lạc hậu thnahf lao động sử dụng máy móc, tưc là
phải cơ khí hóa nền kinh tế quốc dân. Đó là bước chuyển đổi rất căn bản
từ nên kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.
Đi liền với cơ khí là điện khí hóa và tự động hóa sản xuất từng bước
và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đòi hỏi phải xây dựng phát triển mạnh mẽ các nghành công
nghiệp, trong đó then chốt là nghành chế tạo tư liệu sản xuất. sự phát
triển của cá nghành chế tạo tư liệu sản xuất là cơ sở để cải tao, phát triển
nền kinh tế quốc dân, phát triển khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.
Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn là sử dụng kỹ thuật,
công nghệ cao ngày càng tiên tiến hiện đại nhằm đạt năng suất lao động
Đề cương môn chính trị


Page 2

8/11/2016


xã hội cao. Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện trên cơ sỏ 1 nền
khoa học – công nghệ phát triển đến một trình độ nhất định
Câu 3: sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản
xuất được thể hiện như thế nào?đảng ta vận dụng lý luận này như
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã họi ở nước ta ntn?
Trả lời
- quan hệ sản xuất không phụ thuộc hoàn toàn vào LLSX mà nó quy
định mục đích của sản xuất , có tác dụng đến thái độ người lao động,
đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến sự phát triển và ứng dụng
của khoa học và công nghệ …….nên từ đó tác động đến sự phát triển
của LLSX.
- Nếu QHSX phù hợp với trình dộ phát triển LLSX thì nó trở thành
động lực thúc đẩy LLSX phát triển. ngược lại nếu QHSX lạc hậu lỗi
thời hoặc tiên tiến giả tạo so với trình dộ phát triển LLSX thì nó sẽ
kìm hãm sự phát triển lực sản xuất
- Tuy nhiên, việc giải quyết mau thuẫn giữa LLSX và QHSX không
phải giản đơnmà phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội
của con người, trong xã hội có giai cấp thì phải thông qua đấu tranh
giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.
- Đảng ta vận dụng :
Sau Đại hội toàn quốc lần thứ IX chúng ta bước vào thời kỳ phát triển mới
thời kỳ “đầy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ” định hướng
phát triển nhằm mục tiêu “xây dựng nước ta thành một nước có cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý quan hệ sản xuất tiến bộ phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh

thần được nâng cao quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã
hội công bằng văn minh”. Không phải ngẫu nhiên việc nghiên cứu quy luật
quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới chủ
nghĩa xã hội mà chúng ta đang tiến hành hôm nay. Việc thực hiện mô hình
này trong thực tế không những là nội dung của công cuộc đổi mới, mà hơn
thế nữa nó là công cụ, là phương tiện để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta một phần phụ
thuộc vào việc xây dựng này tốt hay không. Một xã hội phát triển được đánh
giá từ trình độ của lực lượng sản xuất và sự kết hợp hài hoà giữa quan hệ sản
xuất và lực lượng sản xuất thời đại ngày nay trình độ khoa học kỹ thuật đã
phát triển mạnh mẽ song quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất của lực
lượng sản xuất vẫn là cơ sở chính cho sự phát triển của nó. Do vậy vấn đề
quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
Đề cương môn chính trị

Page 3

8/11/2016


lượng sản xuất vẫn là một trong những vấn đề nan giải mà chúng ta cần phải
quan tâm và giải quyết.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định rằng lực lượng sản xuất có
vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất và ngược lại, có thể thúc đầy
hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vấn đề này từng là bài
học đắt giá trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Sự tác
động trở lại của các yếu tố của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
khá phong phú và phức tạp, nhất là trong những điều kiện cụ thể ở nước ta
hiện nay.

Vấn đề quan hệ sản xuất có tác động thúc đầy hay kìm hãm sự phát triển của
lực lượng sản xuất đã được Đảng ta nhận thức và vận dụng đúng đắn trong
quá trình lãnh đạo đất nước theo đường lối đổi mới. Đảng ta đã khẳng định
rằng: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản
xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển khong đồng bộ, có những
yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất “Đảng
cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI.”. Quan
hệ sở hữu được hiểu là “hình thức chiếm hữu của cải vật chất do lịch sử quy
định, trong đó thể hiện quan hệ giữa con người với con người trong quá trình
sản xuất xã hội ”. Sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định đối với mọi
hình thức khác của quan hệ sản xuất, do vậy, khi hình thức của quan hệ sở
hữu thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong mọi hình thức khác của quan hệ
sản xuất. Về nguyên tắc, những thay đổi của quan hệ sản xuất nói chung là
nhằm thúc đầy lực lượng sản xuất phát triển, do lực lượng sản xuất đã phát
triển đòi hỏi nó phải thay đổi cho phù hợp.
Chúng ta đã từng phạm sai lầm là xây dựng nhiều yếu tố của quan hệ sản
xuất vượt trước so với lực lượng sản xuất mà chúng ta hiện có. Đó là việc
chỉ cho phép các hình thức sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể tồn tại, trong
khi các hình thức sở hữu khác đang còn có tác dụng mạnh mẽ đối với lực
lượng sản xuất thì lại bị ngăn cấm, không được phép phát triển. việc đó đã
dẫn đến tình trạng sản xuất bị đình đốn, không phát triển. Sau khi nhận thức
được sai lầm này, chúng ta đã đổi mới đường lối chiến lược trong lĩnh vực
kinh tế, đó là xác lập lại các hình thức sở hữu, cho phép nhiều kiểu quan hệ
sản xuất cùng tồn tại để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.

Đề cương môn chính trị

Page 4

8/11/2016



Câu 4: trình bày mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng? lien hệ với thực tiễn vn hiện nay?
Trả lời
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng xã hội.
2.1 Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung, tính chất kết cấu của kiến trúc thượng
tầng. Cơ sở hạ tầng của một xã hội nhất định như thế nào, tính chất của nó ra
sao, giai cấp đại diện cho nó như thế nào thì hệ thống thiết chế chính trị pháp
quyền, đạo đức, triết học v..v.. và quan hệ của các thể chế tương ứng với các
thiết chế ấy cũng như vậy. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
thể hiện ở những mặt sau:
-Cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định sự hình thành kiến trúc thượng tầng, cơ
sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy.
-Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng trong một
hình thái kinh tế xã hội nhật định, khi cơ sở hạ tầng biến đổi thì kiến trúc
thượng tầng cũng biến đổi theo.
-Cơ sở hạ tầng quyết định sự thay đổi căn bản của kiến trúc thượng tầng.
Khi cơ sở hạ tầng nào mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng
mất theo, khi cơ sở hạ tầng mới xuất hiện thì nó lại sản sinh ra kiến trúc
thượng tầng mới phù hợp với nó.
Ví dụ cơ chế bao cấp tương ướng với nó là Nhà nước xơ cứng, mệnh lệnh
quan liêu
Cơ chế thị trường tương ứng với nó là Nhà nước năng động, hoạt động có
hiệu quả
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng là quy luật phổ biến của mọi
hình thái KTXH.
2.2 Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng

Kiến trúc thượng tầng củng cố, bảo vệ duy trì CSHT sinh ra nó và đấu tranh
chóng lại CSHT và KTTT đối lập với nó.
Kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng sinh ra nhưng sau khi xuất hiện nó
có tính độc lập tương đối do đó nó tác động lại cơ sở hạ tầng thể hiện ở
những mặt sau:
-Chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì củng cố và
hoàn thiện cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó vàtìm cách xoá bỏ cơ sở hạ tầng cũ,
kiến trúc thượng tầng cũ. Nó luôn luôn giữ lại và kế thừa những cái cũ đã
làm tiền đề cho cái mới.
Ví du: Nhà nước tư sản hiện đại củng cố, bảo vệ, phát triển sở hữu tư nhân
tư liệu sản xuất. Còn Nhà nước vô sản thì bảo vệ, phát triển sở hữu xã hội
Đề cương môn chính trị

Page 5

8/11/2016


(tập thể).
Trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng thì Nhà nước là yếu tố cơ bản có
vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ sở hạ tầng. Vai trò của Nhà nước tác
động đối với cơ sở hạ tầng thể hiện ở 3 chiều hướng. Bằng công cụ pháp
luật, bằng sức mạnh kinh tế và sức mạng bạo lực của Nhà nước có thể tác
động làm cho kinh té phát triển theo chiều hướng tất yếu.
Nhà nước là yếu tố tác động trở lại mạnh mẽ nhất đối với CSHT vì nó là
công cụ bạo lực tập trung trong tay giai cấp thống trị.
Nó không chỉ thực hiện chức năng kinh tế bằng hệ thống chính sách kinh tế xã hội đúng, nó còn có tác dụng trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế. Các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng cũng phải thông qua thì mới
có hiệu lực đối với CSHT.
Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại CSHT theo hai chiều

-Tích cực: Khi KTTT tác động cùng chiều với những quy luật vận động của
CSHT thì nó thúc đẩy CSHT phát triển. Do đó, thúc đẩy sự phát triển kinh
tế- xã hội.
-Tiêu cực: Khi KTTT tác động ngược chiều với những quy luật vận động
của CSHT, khi nó là sản phẩm của quan hệ kinh tế lỗi thời thì nó cản trỏ,
kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Do đó, nó kìm hãm sự phát triển
kinh tế

Đề cương môn chính trị

Page 6

8/11/2016


Câu 5: trình bản chất, đặc trưng, và chức năng của nhà nước ?
Tại sao nói nhà nước vô sản là nhà nước kiểu mới, nhà nước
không còn nguyên nghĩa?
Trả lời
- bản chất của nhà nước: nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị
xã họi. đó là nhà nước nguyên nghĩa, nhà nước của giai cấp thống trị.
- Đặc trưng cơ bản nhà nước:
+ quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định
+ nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng
chế đối với các thành viên trong xã hội.
+ nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ
máy cai trị.
- chức năng của nhà nước:
+ chức năng thống trị chính trị của giai cấp :là chức năng nhà nước làm
công cụ chuyên chính của 1 gc nhằm bảo vệ sự thống trị của gc đó đối

với toàn xã hội. chức năng gc bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và
tạo thành bản chất của nó.
+ chức năng xã hội: là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý các hoạt
động chung nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội, thỏa mãn lợi
ích chung của toàn thể xã hội . nhờ chức năng đó mà nhà nước có sự tin
cậy nhất định.
Trong hai chức năng trên thì chức năng giai cấp là cơ bản nhất, chức
năng xã hội phụ thuộc và phục vụ chức năng giai cấp, song chức năng
giai cấp chỉ được thực hiện thông qua chức năng xã hội.
+ chức năng đối nội: là những hoạt động chủ yếu của nhà nước trọng
nội bộ đất nước nhằm duy trì trật tự kinh tế và những trật tự khác hiện có
trong xã hội theo lợi ích của giai cấp thống trị.
+ chức năng đối ngoại: thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với
các nước khác trong cộng đồng quốc tế.
Hai chức năng trên không tách rời trong đó chức năng đối nội
quyết định chức năng đối ngoại
- nhà nước vô sản là nhà nước kiểu mới, nhà nước không còn nguyên
nghĩa:
+ nhà nước vô sản là nhà nước của dân, do dân, vì dân là tổ chức thể hiện
quyền làm chủ nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
+ nhà nước vô sản vừa là cơ quan cưỡng chế vừa là cơ quan quản lý kinh
tế, văn hóa, xã hội…. cùng một lúc thực hiện 2 chức năng: tổ chức xây
dựng và trấn áp.

Đề cương môn chính trị

Page 7

8/11/2016



+ nhà nước vô sản vừa thực hiện nhiệm vụ dân tộc vừa thực hiện nhiệm
vụ quốc tế, nó liên kết với giai cấp công nhân quốc tế trong đấu tranh giải
quyết các vấn đề bất cập toàn cầu.
PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Câu 1 :

Đề cương môn chính trị

Page 8

8/11/2016



×