Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số biện pháp giúp học sinh luyện từ , viết câu và làm văn tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.47 KB, 22 trang )

SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

1/Đặt vấn đề :
* Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có vai trò nền tảng cho học sinh rèn luyện, trau dồi, phát
huy vốn ngôn ngữ mẹ đẻ. Chính vì vậy mà khi các em đã đọc viết tương đối thông thạo ở
các lớp 2-3 thì việc hướng dẫn các em mở rộng vốn từ, sử dụng vốn từ vào việc giao tiếp ,
trao đổi … ở các lớp này và các lớp 4-5 giai đoạn tiếp theo là điều rất quan trọng.
- Tiếng Việt của chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều từ ngôn ngữ Hán do yếu tố lịch sử từ
bao đời nay cho nên trong cuộc sống giao tiếp, việc dùng từ Hán Việt không phải là nhỏ.
Tuy nhiên vốn từ Hán Việt được cung cấp theo chương trình còn ít. Do đó để hiểu và sử
dụng đúng từ Hán Việt là không dễ. Vì vậy khi tìm hiểu từ mới, có các từ này học sinh sẽ
gặp nhiều khó khăn. Học sinh Tiểu học vốn ngôn ngữ còn khá hạn chế, nói năng giao tiếp
với bạn bè, thầy cô có thể tương đối tốt nhưng khi cần diễn đạt theo một chủ đề mà trong
đó có sử dụng những từ ngữ, hình ảnh mới thì các em lúng túng ngay. Rõ ràng học sinh
vẫn chưa phát huy hết khả năng của mình trong học tập. Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ
văn học của các em còn nhiều hạn chế.
- Mặt khác theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo về chuẩn kiến thức, kĩ năng của hai
phân môn Luyện từ & câu, Tập làm văn.Yêu cầu học xong Tiểu học các em phải đạt được:
có vốn từ ngữ tương đối phong phú, nhận biết được từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ trái
nghĩa…; nhận biết câu đơn, câu ghép, câu kể, câu hỏi, câu cảm...Hiểu tác dụng của biện
pháp so sánh, nhân hóa trong diễn đạt. Viết được bài văn miêu tả, kể chuyện có nội dung
đơn giản.
- Hiện nay, việc cung cấp vốn từ cho học sinh không còn theo dạng bài học từ ngữ như
chương trình cũ mà mỗi bài học là những bài tập thực hành, không những giúp các em tiếp
thu vốn từ mới mà còn định hướng cho các em thông qua các bài thực hành đó để mở rộng,
bổ sung một số vốn từ mới, các thành ngữ, tục ngữ, ca dao,….theo từng chủ đề mà các em
đang học. Đây chính là cơ hội để học sinh hiểu rộng hơn, tìm tòi, sáng tạo, học hỏi, tích lũy
vốn từ ngữ cho mình.
* Năm học 2015- 2016, được sự phân công của Ban giám hiệu, tôi chủ nhiệm lớp 5Đ3.


Số học sinh của lớp là 41 em. Qua các tiết dạy Luyện từ và câu, Tập làm văn tôi nhận thấy
khả năng dùng từ, đặt câu, viết văn của các em chưa tốt. Nhiều em không nắm được nghĩa
của từ, chưa hiểu và phân biệt được các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm,…. Còn
sử dụng từ trong “văn nói” để đưa vào “văn viết”, sử dụng từ chưa hợp lý. Viết câu chưa
đủ hai bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, ý tưởng còn khô khan, chưa biết diễn đạt ý mình bằng
những câu văn hay. Hoặc nhiều đoạn văn các em viết có ý hay nhưng khi diễn đạt, các câu
văn lại nêu ra một cách lộn xộn.
- Ngoài ra, khả năng dùng dấu câu của một số em còn hạn chế : đặt sai vị trí trong câu,
dùng dấu câu tùy tiện …Cho nên khi đọc sẽ khó hiểu, hay hiểu một cách khác đi và đôi khi
còn làm câu văn trở nên thiếu nghĩa hoặc tối nghĩa.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa

1


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

Qua kiểm tra, theo dõi. Tôi thu được kết quả sau:
Kết quả
- Biết dùng từ, hiểu nghĩa từ,
phân biệt tốt các từ đồng âm,
đồng nghĩa…
- Biết cách đặt câu đúng ngữ
pháp, hay
- Biết làm bài văn tương đối
hay

Số học sinh
21


Tỉ lệ %
51 %

22

53 %

18

43 %

Những biểu hiện yếu kém này của học sinh đã làm tôi băn khoăn, trăn trở. Làm thế nào
để khắc phục tình trạng này ? Làm sao để học trò của mình học tốt môn Tiếng Việt ? Chính
những băn khoăn ấy đã trở thành động lực thúc đẩy tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp
giúp học sinh luyện từ , viết câu và làm văn tốt”.

2/ Mục đích đề tài:
- Là một giáo viên có tâm huyết với nghề nên trong giảng dạy, tôi luôn mong muốn
học sinh của mình học giỏi môn Tiếng Việt để các em có cơ sở học tốt những môn
khác.Vì vậy, qua đề tài này tôi muốn tìm ra: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết
câu và làm văn tốt .

3/ Lịch sử đề tài :
- Đề tài này tôi đã nghiên cứu từ những năm học trước và tôi quyết định thực hiện, áp
dụng trong năm học 2015- 2016.

4/ Phạm vi đề tài:
- Do trình độ, năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên tôi chỉ có
thể cố gắng tìm ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 5Đ3 Trường Tiểu học Nguyễn Tấn

Kiều luyện từ, viết câu và làm văn tốt, trong năm học 2015- 2016.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa

2


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

II.NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
1/ Thực trạng đề tài :
- Muốn viết câu đúng, dùng từ chính xác và viết được đoạn văn, bài văn đúng với các
yêu cầu đặt ra, việc đầu tiên là học sinh phải có vốn từ ngữ từ cuộc sống giao tiếp, từ các
hoạt động khác của các em. Tiếp đến là vốn từ ngữ mới, từ ngữ khoa học trong sách vở
thông qua hoạt động học tập, từ đó giúp các em có vốn từ ngữ, ngôn ngữ khoa học cơ bản.
Trong quá trình học, các em được truyền thụ các kiến thức: về mặt từ loại có ( danh từ
,động từ ,tính từ…), nghĩa của từ ( nghĩa chính, nghĩa mở rộng ; đồng nghĩa, trái nghĩa ,
chơi chữ…), hay một số biện pháp tu từ như ( nhân hóa, so sánh…). Một số kiến thức cơ
bản về viết câu: câu đơn theo mẫu ( Ai là gì ? Ai thế nào ? Ai làm gì ?...) ; các kiểu câu
ghép …; và có khả năng xây dựng một văn bản bằng các hình thức liên kết câu ở mức độ
đơn giản….Những kiến thức cơ bản này học sinh cần nắm chắc để vận dụng trong quá
trình luyện tập, thực hành của mình.
- Trong các tiết học Luyện từ và câu với chủ đề về Mở rộng vốn từ, tôi thấy các em
thường gặp khó khăn khi hình thành vốn từ mới. Chẳng hạn như: với chủ đề Công dân,
một số em do chưa hiểu được nghĩa của từ này nên không thể tìm được các từ đồng nghĩa
với từ công dân, kết hợp chưa đúng từ công dân với một số từ khác; ở bài Truyền thống
thì không nêu được các truyền thống của dân tộc ; còn đối với bài Trật tự - An ninh các
em lúng túng khi phải tìm các danh từ, động từ kết hợp với từ An ninh, khó khăn khi giải
thích những từ vừa tìm này…
Hoặc ở những bài học khác như: Từ đồng âm, Từ nhiều nghĩa …Trong một số bài

tập các em không phân biệt được đâu là từ đồng âm, đâu là từ nhiều nghĩa. Còn xác định
sai từ đồng nghĩa. Đối với từ trái nghĩa: các em dễ lầm các từ nằm trong các cấu trúc trái
nghĩa là từ trái nghĩa.
Ví dụ : gần mực thì đen- gần đèn thì sáng.
- Mặt khác các em thường viết câu không rõ ràng : thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, sử dụng
từ và dấu câu chưa phù hợp dẫn đến câu văn tối nghĩa. Khả năng viết được các câu ghép
chưa cao. Khi làm văn thì chưa thể hiện rõ bố cục của bài văn, nội dung bài văn rời rạc,
chưa có sự liên kết giữa các đoạn, chưa biết vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để
câu văn giàu hình ảnh và sinh động. Chưa thể hiện được cái mới, cái hay hoặc cảm xúc của
mình.
Tại sao lại có tình trạng trên ? Sau khi tìm hiểu, tôi nhận ra sở dĩ các em có những tồn
tại này là do các nguyên nhân :
* Do nhà trường
* Do giáo viên
* Do học sinh
Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa

3


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

* Do gia đình của các em
* Do ảnh hưởng của xã hội
Vậy cụ thể những nguyên nhân vừa nói trên là như thế nào ?

- Về phía nhà trường, tuy sách báo phục vụ cho học sinh khá đa dạng và phong phú
nhưng vì số lượng học sinh toàn trường đông nên thời gian đọc sách tại thư viện quy định
cho từng lớp còn hạn chế. Điều này ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đọc sách của
học sinh qua đó còn gián tiếp ảnh hưởng đến việc phát triển vốn từ ngữ, khả năng viết văn

cũng như óc tưởng tượng phong phú cho các em.
- Nhìn chung ở lớp 5, có những bài Luyện từ và câu, Tập làm văn tương đối khó.
Tuy có rất nhiều phương pháp giảng dạy nhưng nếu giáo viên lựa chọn và vận dụng
phương pháp hoặc đưa ra biện pháp không thích hợp thì những tiết học ấy sẽ không đem
lại hiệu quả cao.
- Ngoài ra có những học sinh khả năng tiếp thu còn chậm, cũng với lượng kiến thức ấy,
đa số các học sinh khác hiểu và vận dụng làm được bài tập, riêng những em này thì không,
các em quá nhút nhát không dám yêu cầu giáo viên giảng lại. Cũng có em tại lớp thì hiểu
bài nhưng về nhà do lười học, mê chơi không chịu học bài và làm các bài tập mà giáo viên
giao nên những kiến thức tiếp thu ở lớp dần quên mất.
- Bên cạnh đó một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em mình,
phó mặc tất cả cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Thờ ơ với việc học của con cái,
không nhắc nhở các em làm bài, học bài. Có khi cả năm học không một lần đến gặp giáo
viên chủ nhiệm để hỏi thăm tình hình học của con mình.
- Mặt khác yếu tố xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành vốn từ của các
em. Ngay từ nhỏ trong quá trình giao tiếp các em thường được nghe những ngôn ngữ thuộc
“ văn nói”, thô sơ, mộc mạc. Chính điều này đã hình thành ở các em một thói quen dùng từ
không trau chuốt, nhã nhặn. Và theo đà phát triển của xã hội các loại hình giải trí cho trẻ
em cũng đa dạng và phong phú hơn, các trò chơi điện tử đã thu hút và chiếm hết thời gian
rảnh rỗi của các em, chẳng có bao nhiêu em còn dành thời gian đọc sách và giữ cho mình
lòng yêu thích đọc sách, truyện ,… đặc biệt là truyện cổ tích. Điều đó cũng ảnh hưởng đến
khả năng viết văn của các em. Việc cảm nhận cái hay, cái đẹp trong văn học cũng như
trong cuộc sống của các em quá ít ỏi, dẫn đến bản thân các em khi viết một đoạn văn, một
bài văn thường khô
khan, thiếu cảm xúc.

2/ Nội dung giải quyết:
Qua phân tích những nguyên nhân tạo ra thực trạng nói trên tôi nhận thấy để nâng cao
khả năng luyện từ, viết câu, làm văn cho học sinh cần phải giải quyết những vấn đề sau:
* Giúp học sinh phân loại từ và hiểu nghĩa từ.

* Rèn luyện cho học sinh cách viết câu.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa 5

4


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

* Rèn luyện cho học sinh cách làm văn miêu tả.
* Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để giúp học sinh học tốt và nâng cao khả
năng viết văn.

3/ Biện pháp giải quyết :
3.1/ Giúp học sinh phân loại từ và hiểu nghĩa từ.
- Học sinh rất khó khăn khi phải phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn hoặc đồng nghĩa
không hoàn toàn. Ví dụ như: các em dễ lầm tưởng xanh nhạt, xanh sẫm cũng là từ đồng
nghĩa hoàn toàn với xanh lơ, xanh um.
Hay các em thường nghĩ rằng cách gọi một người bằng các hình thức diễn đạt khác
nhau như kiểu gọi vua Quang Trung là “ người anh hùng áo vải đất Tây Sơn” cũng là hiện
tượng đồng nghĩa. Ngoài ra, các em phân biệt chưa đúng giữa từ đồng
âm và từ nhiều nghĩa. Chẳng hạn như : “ bàn” (1) trong cái bàn và “ bàn” (2) trong bàn
phím, các em xác định đây là từ đồng âm. Do không hiểu nghĩa từ nên khi học những bài
mở rộng vốn từ các em thường lúng túng trong quá trình giải nghĩa từ,
tìm từ … như ở bài Thiên nhiên, bài Nhân dân ,….
- Sở dĩ có tình trạng trên là do :
a/ Giáo viên chưa giúp học sinh phân biệt rõ từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm,
từ nhiều nghĩa.
b/Giáo viên chưa vận dụng đầy đủ, hiệu quả những biện pháp giải nghĩa từ cho học
sinh.

c/ Còn quá ít những dạng bài tập giúp học sinh phân biệt các từ. Đặc biệt trong
chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa.
d/ Kinh nghiệm giảng dạy phân môn Luyện từ và câu của giáo viên còn hạn chế: chưa
biết cách hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế để từ đó nảy sinh các liên tưởng trong dạy các
bài Mở rộng vốn từ.
Biện pháp :
a / Giáo viên giúp học sinh phân biệt: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm,
từ nhiều nghĩa.
* Từ đồng nghĩa:
- Khi dạy bài “Từ đồng nghĩa”, tôi giúp các em phân biệt rõ từ đồng nghĩa gồm có: từ
đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn : là các từ giống nhau ở tất cả mọi nét nghĩa có thể thay
thế cho nhau trong mọi văn cảnh như: má , mẹ, u, mạ…; cha, tía, bố, …
+ Đồng nghĩa không hoàn toàn: những từ này giống nhau ở nhiều nét nghĩa nhưng
khác nhau ở sắc thái biểu cảm, ở phong cách ngôn ngữ hoặc đối tượng được đề cập đến.
Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa

5


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

Cụ thể như:
- Đồng nghĩa nhưng khác nhau ở sắc thái biểu cảm như: ăn, xơi, đớp, tọng,…
- Đồng nghĩa nhưng khác nhau về phạm vi to nhỏ, về tính chất khái quát và tính cụ thể
như: lâu đài, nhà, lều,…
- Đồng nghĩa nhưng khác nhau về đối tượng như: cho, tặng, biếu, bố thí,…
- Đồng nghĩa nhưng khác nhau về phương pháp, cách thức hoạt động như: tẩy, xóa,…
- Đồng nghĩa nhưng khác nhau ở mức độ, trình độ: chạy, lao, lồng,…


Hay ở ví dụ trên, tôi giải thích để các em biết được: từ xanh ngắt là một từ có thể đồng
nghĩa hoàn toàn với xanh lơ, xanh um nhưng xanh nhạt, xanh sẫm thì không phải (vì sẫm,
nhạt chỉ là từ phụ, không chỉ một màu xanh riêng biệt). Còn cụm từ người anh hùng áo vải
đất Tây Sơn không phải là đồng nghĩa với vua Quang Trung mà đây chỉ là cách diễn đạt có
tác dụng tu từ, phù hợp với những ngữ cảnh cụ thể.
* Từ trái nghĩa:
- Về Từ trái nghĩa tôi cũng đưa ra các bài tập cụ thể.
Bài tập1: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
Đi ngược về xuôi.
Trên kính dưới nhường.
Đoàn kết là sống chia rẽ là chết.
Bài tập 2: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
Hòa bình / ……………….
Thương yêu / ……………
Đoàn kết / ………………
Gìn giữ / ……………….
Qua bài tập này, tôi chú ý với học sinh: Một từ có thể trái nghĩa với nhiều từ.
Lành : ( áo) lành / rách
( tính) lành / dữ
( món ăn) lành / độc
Bài tập 3: Tìm từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a. Có mới nới ………
b. Xấu gỗ hơn ………..nước sơn.
c. Mạnh dùng sức,…….dùng mưu.
Ở bài tập này, tôi chú ý với học sinh: Từ trái nghĩa giúp ta tạo ra phép đối. Đối với tục
ngữ, thành ngữ việc sử dụng phép đối được coi là đặc trưng nổi bật nhất về cấu trúc.
Bài tập 4: Tìm những từ trái nghĩa nhau:
a. Tả hình dáng:
M: cao - thấp

b. Tả hoạt động:
M: khóc - cười
c. Tả trạng thái :
M: buồn - vui
d. Tả phẩm chất:
M: tốt - xấu
Qua bài tập này, tôi chú ý với học sinh: các từ trái nghĩa ở một nghĩa nhất định chứ
Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa

6


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

không phải ở tất cả các nghĩa. Chẳng hạn: từ tốt trái nghĩa với xấu ở nghĩa chỉ phẩm chất
con người. Từ tốt trái nghĩa với cằn khi chỉ cây cối, dất đai.
Ngoài ra, khi dạy các thành ngữ, tục ngữ có chứa từ trái nghĩa tôi cũng nêu lên cho học
sinh thấy hình thức đối trong cấu trúc của chúng cả về nghĩa từ lẫn âm, thanh, vần.
Ăn ít / ngon nhiều. (đối cả về nghĩa, về thanh)

* Từ đồng âm:
Đầu tiên tôi cho học sinh nắm chắc khái niệm về từ đồng âm. Từ đồng âm là những từ
giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa. Trong quá trình dạy, tôi đã khai thác đặc
điểm của từ đồng âm đưa vào các câu đố, câu đối…..bằng cách thức chơi chữ đồng âm.
Tôi đã đưa ra hệ thống các bài tập như sau:
Bài tập 1: Bài tập phát hiện và giải nghĩa từ đồng âm.
Tìm từ đồng âm ở các ví dụ sau và nêu nghĩa của chúng.
a) Mồm bò không phải mồm bò mà lại mồm bò.
b)


Con cua tám cẳng hai càng
Bò đi bò lại hỏi bò mấy chân.

c)

Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?
Thầy bói xem quẻ đoán rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
d) Thằng mù nhìn thằng mù nhìn, thằng mù nhìn không nhìn thằng mù.
Tôi hướng dẫn học sinh cách làm:
Ví dụ a) Từ đồng âm:……………
+ Chỉ :…………………………………………………………………
+ Chỉ:…………………………………………………………………
( Các ví dụ b,c, d làm tương tự)
Bài tập 2: Tìm câu nói, đoạn văn, đoạn thơ,…có chứa từ đồng âm. Giải nghĩa từ đồng
âm đó.
Bài tập dạng này tạo điều kiện cho học sinh được nói những câu, những đoạn,…mà
các em đã từng nghe, từng đọc có chứa từ đồng âm .Đồng thời qua đó tôi cũng thu thập
thêm ngữ liệu cho mình từ việc lựa chọn những câu, những đoạn mà học sinh tìm được.
Tuy nhiên các em có thể tìm được câu, đoạn có chứa từ đồng âm nhưng lại khó khăn trong
việc giải nghĩa từ. Tôi đã gợi ý và tìm mẫu hai câu.
Ví dụ: + Kiến bò đĩa thịt bò.
Từ đồng âm : bò
- “Bò 1” chỉ hành động di chuyển của con kiến
- “Bò 2” chỉ một loại thịt
+ Chó cắn anh chết rồi.
Từ đồng âm: chết
Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa


7


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

- “ Chết 1”: Chó chết
- “ Chết 2” : Anh chết
Bài tập 3: Đặt câu với từ đồng âm.
Ví dụ: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm sau:
Từ “ đàn”
Câu 1:…………………………………………………………………………...
Câu 2:………………………………………………………………………….
* Từ nhiều nghĩa:
Đối với Từ nhiều nghĩa tôi hướng dẫn các em phân biệt đâu là nghĩa chính (nghĩa
gốc) đâu là nghĩa mở rộng (nghĩa chuyển). Đầu tiên tôi đặt ra một vài ví dụ đơn giản
cho các em nhận diện nghĩa chính và nghĩa mở rộng của từ nhiều nghĩa. Sau đó, học
sinh tự hoạt động thực hành phát hiện qua các bài tập.
-Ví dụ :
Các em tự tìm nghĩa chính và nghĩa mở rộng của từ “nhà”.
+ Cái nhà này mới xây rất đẹp.
+ Bà nhà tôi đi chợ.
Đáp án : “nhà” (1) trong cái nhà là từ mang nghĩa chính : chỉ nơi che nắng, che mưa, có
thể làm bằng cây, lá hoặc xây tường.
“nhà ” (2) trong bà nhà tôi mang nghĩa mở rộng : chỉ người vợ.
Hoặc ở ví dụ : cái bàn và bàn phím. Đây cũng là từ nhiều nghĩa.
“bàn” (1) trong cái bàn: chỉ một đồ vật có chân, có mặt, đi kèm với ghế dùng
làm đồ nội thất là từ mang nghĩa gốc.
“bàn” (2) trong bàn phím: là bộ phận tập hợp các phím trong một số loại đàn
hoặc máy tính là từ mang nghĩa chuyển.
b/ Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ:

- Bên cạnh đó, để giúp các em nắm được nghĩa của những từ đã biết, tôi sử dụng một số
biện pháp giải nghĩa từ như sau:
b.1 Giải nghĩa từ bằng trực quan.
- Là biện pháp đưa ra các vật thật, tranh ảnh, sơ đồ... để giải nghĩa từ.
Ví dụ: Để học sinh biết được thế nào là “con sư tử”. Tôi cho các em xem tranh con
sư tử và nói “đây là con sư tử”.
b.2/ Giải nghĩa bằng ngữ cảnh phối hợp với đặt câu.
- Là cách để cho từ xuất hiện trong một nhóm từ, một câu, một đoạn để làm rõ nghĩa
của từ.
Ví dụ: Để giải nghĩa từ “náo nức”, tôi đưa ra câu “Chúng em náo nức đón tết”. Khi
đó các em tự hiểu được náo nức nghĩa là hăm hở, phấn khởi trong lòng chờ đợi một điều gì
sắp đến. Sau đó, để kiểm tra các em đã nắm nghĩa như thế nào, tôi yêu cầu học sinh đặt câu
với từ vừa hiểu.
b.3/ Giải nghĩa từ bằng cách đối chiếu, so sánh với từ khác.
Ví dụ: Để giải nghĩa từ “đồi” tôi cho các em so sánh “ đồi” với “núi” ( đồi thấp
hơn núi, sườn thoai thoải hơn).
b.4/ Giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa

8


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

Bên cạnh đó, tôi còn giúp các em hiểu nghĩa từ qua thực hiện các bài tập yêu
cầu giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa hoặc bài tập điền vào chỗ trống từ đồng nghĩa hoặc từ
trái nghĩa.
Ví dụ 1: Tìm từ đồng nghĩa với từ siêng học.(chăm học); ngày khai trường còn gọi
là ngày gì ? (ngày tựu trường, ngày khai giảng).
Ví dụ 2: Sạch sẽ là không.........


b.5/ Giải nghĩa từ bằng cách phân tích từ thành các từ tố (tiếng).
- Tôi thường áp dụng biện pháp này khi giải nghĩa các từ Hán Việt.
Ví dụ: Với từ “tâm sự”, tôi giải thích cho các em biết: tâm sự là từ ghép gốc Hán, tâm
có nghĩa là lòng ; sự có nghĩa là nỗi; tâm sự nghĩa là nỗi lòng.
b.6/ Giải nghĩa bằng cách định nghĩa từ.
- Đây là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung nghĩa bằng một định nghĩa.
Ví dụ: Giải thích từ ông nội, Tổ quốc. Tôi đặt câu hỏi: Ông nội là ai ? (ông nội là cha
của cha em); Tổ quốc là gì ? (Tổ quốc là đất nước mình).
c/ Hướng dẫn học sinh làm thêm các dạng bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
- Ngoài ra, tôi còn cho học sinh làm thêm các dạng bài tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
và dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa như sau:
Dạng bài tập 1:
- Chỉ ra sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Cho ví dụ .
Thông qua bài tập này tôi giúp học sinh nắm chắc hơn nội dung cần ghi nhớ về từ đồng
âm, từ nhiều nghĩa. Khi hiểu rõ về đặc điểm của từ, học sinh sẽ biết cách phân biệt các từ
và làm bài tập tốt hơn.
Đáp án:
- Từ đồng âm: những từ đồng âm không có quan hệ gì với nhau về nghĩa và có thể khác
nhau về đặc điểm từ loại.
- Từ nhiều nghĩa (do có sự chuyển nghĩa mà thành): các từ này luôn luôn có quan hệ với
nhau trên cơ sở giống nhau ở một nét nghĩa nào đó.
* Tôi còn lưu ý cho các em :
- Ở từ đồng âm, nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính
hay nghĩa đen)
- Ở từ nhiều nghĩa thì chỉ có một từ mang nghĩa gốc còn các từ khác mang nghĩa
chuyển từ nghĩa gốc (từ mang nghĩa gốc muốn hiểu chỉ bằng cách diễn giải. Còn các từ
mang nghĩa chuyển thì có thể nêu nghĩa bằng cách thay thế một từ khác (mang nghĩa phụ ).
Ví dụ :
Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2)
“Xuân” (2) được dùng theo nghĩa chuyển vì “xuân” có thể thay thế bằng “tươi đẹp”.
Dạng bài tập 2:
-Trong các câu sau, từ mắt trong câu nào được dùng với nghĩa gốc, từ mắt trong câu
nào được dùng với nghĩa chuyển.
2a - Mắt bạn Lan đẹp quá !
Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa 8

9


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

2b - Quả na này mở mắt rồi.
2c - Mắt của quả dứa thật to và đều.
Sau khi học sinh chỉ ra được từ mắt trong câu a được dùng với nghĩa gốc còn từ mắt
trong câu b, c được dùng với nghĩa chuyển. Tôi cho học sinh thực hiện yêu cầu phụ (Nêu
nghĩa của từ mắt trong mỗi câu trên) để giúp các em hiểu rõ hơn về nghĩa của từ mắt
trong ba câu trên và cách sử dụng.

Dạng bài tập 3:
- Đặt một câu có từ chạy được dùng theo nghĩa gốc và một câu có từ chạy được dùng
theo nghĩa chuyển.
Ví dụ : Rùa chạy thi với thỏ. (chạy dùng theo nghĩa gốc)
Mẹ chạy chợ. (chạy dùng theo nghĩa chuyển)
Với bài tập này củng cố cho học sinh cách sử dụng từ nhiều nghĩa.
Dạng bài tập 4: (Các bài tập để phân biệt cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa)
4.1 Điền Đ vào ô trống sau câu có từ đồng âm và N vào ô trống sau câu có từ nhiều
nghĩa .
4.1a / Nước Việt Nam vào mùa mưa nước thường dâng cao.

4.1b/ Bạn Trường Sơn đi nước cờ quyết định mang vinh quang cho nước
nhà.
Đáp án: 4.1a/ : Đ
4.1b/ : N
4.2 Đặt câu:
Cho từ “ chín”.
4.2a/ Đặt 2 câu để phân biệt nghĩa của cặp từ đồng âm.
4.2b/ Đặt 1 câu có từ “chín” được dùng theo nghĩa gốc và 1 câu có từ “chín” được
dùng theo nghĩa chuyển.
Đáp án:
4.2a/ Cơm đã chín.
Em được chín điểm.
4.2b/ Cơm đã chín.
Được điểm kém con ngượng chín cả người.
d/ Liên hệ thực tế khi dạy các bài Mở rộng vốn từ.
- Bên cạnh đó, ở những bài mở rộng vốn từ với chủ đề có phần khó hiểu đối với các
em, tôi luôn chọn giải pháp thực hành từ thực tế giao tiếp để giúp các em dễ tiếp thu.
Ví dụ :
- Ở chủ đề Công dân, tôi tổ chức cho các em tìm nghĩa của từ Công dân, kết hợp đặt
câu hỏi để học sinh nêu được nhiệm vụ của người công dân: một công dân sẽ làm gì cho
quê hương, đất nước ? Tìm từ ngữ liên quan đến người công dân.
Học sinh trao đổi, nhận xét lẫn nhau trong quá trình hoạt động học tập. Từ đó giúp các
em không những khắc sâu kiến thức mà còn giúp nâng cao khả năng mở rộng vốn từ.
- Chủ đề Truyền thống là một chủ đề tương đối khó vì vậy cần có sự hợp tác giữa thầy
Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa

10


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt


và trò, giữa các em với nhau trong thực hành. Đầu tiên tôi giải thích cho các em hiểu thế
nào là “Truyền thống”. Sau đó, tôi yêu cầu học sinh nêu ra những hoạt động mang tính
truyền thống của nhân dân ta. Qua đó, các em sẽ hiểu sâu hơn về chủ đề này.
- Học về chủ đề Thiên nhiên, tôi gợi ý cho các em: nói về thiên nhiên là phải liên
hệ đến các sự vật như ghềnh thác, gió bão, sông đò, đất ruộng, các tính chất về không gian
như cao, sâu, dài, rộng, các tính chất của các sự vật như âm thanh, hình ảnh...

Còn ở bài Nhân dân, tôi hướng dẫn các em mở rộng từ nhân dân bằng cách: gợi ý
để các em nhận ra mối liên hệ giữa từ nhân dân với các từ chỉ người làm nghề khác nhau
như: nông dân, công nhân…, liên hệ với các từ chỉ đức tính: cần cù, chịu khó,…Từ nhân
trong nhân dân có quan hệ với các từ khác : nhân công , nhân lực, nhân tâm…Từ các mối
liên hệ thực tế ấy sẽ làm nảy sinh các liên tưởng để trong não các em xuất hiện những từ
khác gần gũi với từ nhân về cấu tạo và về ý nghĩa. Điều này sẽ giúp cho vốn từ ngữ của
các em phát triển ngày càng phong phú.
Kết quả:
Các em đã dần thực hiện tốt những bài tập phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Tự
giác học thuộc các ghi nhớ, định nghĩa về từ đồng âm,… để làm bài tập. Đối với các bài
Mở rộng vốn từ, các em đã tham gia tích cực, sôi nổi trong việc tìm từ và đã hiểu được cặn
kẽ các từ vừa học.
3.2/ Rèn luyện cho học sinh cách viết câu:
- Trong quá trình học, các em thường mắc một số lỗi về đặt câu như: câu không đúng
về ý, không đúng về trật tự sắp xếp từ, về cách dùng từ. Còn mắc lỗi về dấu câu như:
không ghi dấu câu; câu cảm, câu cầu khiến thì quên ghi dấu chấm than (!) ; câu hỏi thì
không ghi dấu hỏi (?). Có những đoạn văn các em dùng dấu câu không đúng chỗ tạo ra câu
tối nghĩa, … Đối với việc học và thực hành câu ghép, các em còn nhiều hạn chế: viết câu
ghép chưa đủ hai vế câu và chưa đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Ngoài ra, các em viết câu văn,
đoạn văn chưa hay, chưa thể hiện được cảm xúc của mình, chưa biết vận dụng các biện
pháp so sánh, nhân hóa…
- Các em vướng phải những lỗi trên khi viết câu là do:

a/ Các em không nhớ các nguyên tắc cần thiết khi đặt câu cũng như trong trường
hợp nào thì sử dụng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, chấm than. Không nhớ rõ
cấu tạo của một câu ghép.
b/ Giáo viên chưa hướng dẫn cụ thể cho học sinh các cách viết câu hay.
Biện pháp:
a/ Giúp học sinh nắm các nguyên tắc cần thiết khi đặt câu, cách sử dụng dấu câu,
cách viết câu ghép.

- Tôi nhắc lại cho các em nhớ những điểm cần chú ý khi đặt câu:
+ Đặt câu phải đúng về cách sắp xếp trật tự các từ như : chủ ngữ thường đứng ở
đầu câu, nêu đối tượng thông báo còn vị ngữ chứa đựng nội dung thông báo về đối tượng
ấy. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi “Ai”, “Cái gì”, còn vị ngữ trả lời cho câu hỏi “Làm gì”,
“Như thế nào”…Biết tuân thủ, vận dụng quy tắc ngữ pháp, ngữ nghĩa thích hợp, sáng tạo
các em sẽ viết câu đúng và hay.
Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa
11


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

Ví dụ: Nói “ Em múa rất đẹp” chứ không nói “ Em rất múa đẹp”
+ Câu phải đúng về ý, hợp với lô gíc diễn đạt. Tôi lưu ý các em phải nói và viết sao
cho mỗi câu đều hợp với quy luật suy nghĩ thông thường, làm sao các ý trong câu phải ăn
khớp với nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau về nghĩa.
Ví dụ : “Em định gửi tặng bạn món quà, nhưng bạn không nhận”. Câu sai về lô gíc, vì
nói “định gửi tặng” chứ đã tặng đâu mà nhận hay không nhận.

+ Viết câu phải đúng, hay về từ: vì câu do từ cấu tạo thành.Vì thế khi nói hoặc viết
câu, ta phải dùng từ cho chính xác, có sự chọn lọc từ ngữ.
Ví dụ : “Cha tôi là người có tiếng tăm được mọi người mến phục.” không thể viết:

“ Cha tôi là người có tai tiếng được mọi người mến phục.”
+ Đặt câu phải đúng về cấu tạo ngữ pháp. Tôi thường nói với các em:
- Đặt câu phải có đủ hai thành phần chính đó là chủ ngữ và vị ngữ. Khi nói, viết văn nếu
không cẩn thận ta sẽ viết các câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ.
Ví dụ : “ Qua hai tháng ôn tập, đã nâng cao chất lượng học tập cho học sinh”. Câu này
thiếu thành phần chủ ngữ, vì “Qua” kết hợp với “hai tháng ôn tập” đã tạo thành trạng ngữ
chỉ thời gian. Ta có thể sửa lại câu này bằng cách thêm chủ ngữ “giáo viên” như sau “Qua
hai tháng ôn tập, giáo viên đã nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.”
- Khi học sinh viết dấu câu chưa đúng ở chỗ nào, tôi sửa ngay chỗ đó và hướng dẫn làm
lại cho đúng để rút kinh nghiệm. Đồng thời tôi nêu một vài câu hỏi liên quan đến lỗi mắc
phải trong viết dấu câu để nhắc các em nhớ và khắc phục như : Câu văn này em viết là câu
gì ? Cuối câu phải có dấu gì ? Tôi còn ghi vài lời nhắc dưới bài tập sai để các em lưu ý
....Với những em chưa phân biệt được các dấu câu phải viết khi nào ? Tôi dành một số thời
gian trong tiết Luyện từ và câu ( Kể cả ở những tiết học khác như: Tập đọc, Tập làm văn )
để hướng dẫn các em cách xác định dấu câu và viết dấu câu.
- Đối với câu ghép, tôi thường gợi mở cho các em tìm tòi, suy nghĩ để phát hiện ra cái
sai.
+ Khi học sinh viết câu ghép chưa đúng, tôi cho các em nhận xét lẫn nhau phát hiện và
sửa lại.
Ví dụ : Tuy nhà bạn Lan rất xa nhưng vẫn đi học đều.
Vậy câu này sai chỗ nào ? Cho nhận xét sửa ngay. Câu này chưa đủ hai vế câu, sửa
lại là: Tuy nhà bạn Lan rất xa nhưng bạn ấy vẫn đi học đều. Giúp các em nhận rõ mỗi vế
câu ghép phải có cấu tạo như một câu đơn (có đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ)
+ Đối với những câu ngắn nhưng là câu ghép thì học sinh phải phân tích được cụm C-V
của câu đó.
Ví dụ :

Mưa to, gió lớn.
Mẹ tròn, con vuông.
Nhà cao, cửa rộng.

b/ Hướng dẫn học sinh các cách viết câu hay.
Tôi còn hướng dẫn cụ thể cho các em một số cách viết câu hay:
b1. Viết câu chính xác, rõ ràng. (Là câu chỉ có một cách hiểu)
Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa

12


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

- Phải dùng dấu câu, đặt biệt là dấu phẩy cho đúng chỗ.
Ví dụ :
Bố em đi xây nhà chiều mới về.
Đặt dấu phẩy :
Bố em đi xây nhà, chiều mới về.
Không thể đặt dấu phẩy: Bố, em, đi xây nhà chiều mới về.
- Dùng từ thường là hư từ để bổ sung ý nghĩa cho câu. Có thể dùng các hư từ: là,
hay, bởi, tại, cùng, và, ồ , à , nhỉ, ạ, ơi…để bổ sung ý nghĩa cho câu thêm sinh động.

Ví dụ : “Chẳng những chích bông là bạn của trẻ em mà chích bông còn là bạn của
bà con nông dân.” ( Tô Hoài )
- Sắp xếp trật tự từ, cụm từ sao cho thích hợp với ý muốn nói.
Ví dụ:
Nó tặng tôi một quyển sách.
Không thể viết: Tôi một quyển sách nó tặng.
b2. Viết câu phải chặt chẽ, mạch lạc: (Là cách viết câu chặt chẽ về cấu trúc ngữ
pháp, từ đó mạch lạc về ý nghĩa).
- Không để chủ ngữ xuất hiện ở vế phụ, nếu chủ ngữ ấy đã xuất hiện ở vế chính.
Ví dụ : Lúa không được chăm sóc kịp thời, lúa sẽ giảm năng suất.
Nên viết: Không được chăm sóc kịp thời, lúa sẽ giảm năng suất.

- Không dùng từ nối “và” để nối cụm chủ vị diễn đạt ý phụ với cụm chủ vị diễn đạt ý
chính.
Ví dụ :
Cơn bão rất dữ dội và căn nhà đổ nát.
Nên viết là:
Cơn bão rất dữ dội nên căn nhà đổ nát.
b3. Viết câu mạnh mẽ, hùng hồn: (Là câu có tác động mạnh vào thính giác của người
nghe, nó khắc sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng, hình ảnh sống động, có ý nghĩa,
hình ảnh sâu sắc).
- Đặt chủ ngữ ở phần diễn đạt ý chính của câu.
Ví dụ :
Hà Nội mùa thu, ngọt ngào mùi hoa sữa.
Viết lại :
Mùa thu, Hà Nội ngọt ngào mùi hoa sữa.
- Nêu ý nhấn mạnh ở đầu câu hoặc cuối câu.
Ví dụ: “Bất thình lình bác Năm rút thanh sắt ra, đập mạnh xuống đầu thằng giặc,
sau khi giả vờ say, thất thểu bước vào quán rượu.”
Hoặc: “Giả vờ say, thất thểu bước vào quán rượu, bất thình lình bác Năm rút
thanh sắt ra, đập mạnh xuống đầu thằng giặc.”
Kết quả:
Các em đã hiểu, nhớ được những nguyên tắc cần thiết khi đặt câu. Xác định và đặt
được câu ghép. Đa số các em biết sử dụng những từ ngữ trau chuốt có chọn lọc để viết
thành những câu văn đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, cảm xúc.
3.3/ Rèn luyện cho học sinh cách làm văn miêu tả.
- Trong quá trình làm văn, ở thể loại văn miêu tả, các em thường lẫn lộn sang thể loại
văn kể chuyện. Một số học sinh khi làm văn, về mặt hình thức chưa thể hiện được ba phần
của một bài văn còn nhầm lẫn giữa mở bài và thân bài. Bài viết lủng củng, chưa thể hiện
được cái mới, cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình...
- Qua kiểm tra, tôi phát hiện ra học sinh còn những hạn chế trên là do:
Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa


13


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

a/ Học sinh chưa phân biệt được các thể loại: văn miêu tả và văn kể chuyện. Chưa
nắm được bố cục của một bài văn.
b/ Các em còn lúng túng khi viết mở bài, thân bài, kết bài.
c/ Các em còn sử dụng “văn nói” trong quá trình viết văn làm cho câu văn khô khan,
ý tứ thô thiển, cục mịch. Chưa biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào
bài văn nhằm tạo cho mình một nét riêng.
Biện pháp :
a/ Giúp học sinh phân biệt một số thể loại văn, nắm được bố cục bài văn.
Tôi gợi ý để giúp các em phân biệt giữa văn miêu tả và văn kể chuyện.
+ Miêu tả: là dùng ngôn ngữ để người khác có thể thấy được các sự vật, sự việc, con
người… một cách cụ thể như ở trước mắt. Khi miêu tả cần lưu ý :
- Phải quan sát kĩ : dùng tai, mắt, mũi (có khi cả lưỡi nữa) để quan sát đồ vật, con
vật, nhân vật, thực vật hay cảnh vật muốn miêu tả.
- Phải nhận xét cẩn thận: bằng trí óc để tìm các chi tiết đặc biệt.
- Miêu tả không phải là kể: do đó ta không kể lể hết mọi chi tiết mà chỉ chọn
những chi tiết cần thiết để trình bày cặn kẽ và sống động.
+ Kể chuyện cần lưu ý :
- Phải xây dựng được cốt truyện hợp lý, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
- Nhân vật phải hiện ra rõ nét với những chi tiết cụ thể, sinh động.
- Truyện phải có ý nghĩa sâu sắc.

-

Để học sinh nắm được cấu tạo của một bài văn gồm có những phần nào ? Mỗi phần

làm những việc gì ? Trong các tiết Tập làm văn (tùy theo từng thể loại), tôi thường yêu cầu
các em nhắc lại Cấu tạo của một bài văn.
- Tôi còn lưu ý cho các em: Khi làm một bài Tập làm văn các em cần thực hiện các việc
sau:
* Phân tích đề :
- Đọc đi, đọc lại nhiều lần đầu đề, chú ý từng câu, từng chữ, gạch dưới những từ
quan trọng để xem:
- Đầu đề thuộc thể văn nào ? (Miêu tả hay kể chuyện)
- Đối tượng cần nói đến là gì ? (Miêu tả thì tả đồ vật, cây cối, con vật, tả cảnh hay
tả người ? Kể chuyện thì kể chuyện gì ?)
- Trọng tâm yêu cầu của đầu đề là ở điểm nào ? (Tả đồ vật thì trọng tâm là tả hình
dáng. Tả cây cối thì trọng tâm là dáng vẻ ở độ lớn nào, thời điểm chủ yếu nào…).
* Lập dàn bài và tìm ý :
- Sau khi đã phân tích kĩ đầu đề , chúng ta lập một dàn ý tổng quát trước; sau đó
dựa vào việc quan sát đối tượng ( hoặc hồi tưởng để tìm ý, tìm từ, tìm hình ảnh, màu sắc…
bổ sung cho dàn bài tổng quát thành một dàn bài chi tiết ).
* Làm nháp và sửa chữa:
- Có dàn bài chi tiết rồi chúng ta dựa vào đó để viết câu, thành bài văn hẳn hoi.
Trong giai đoạn này, các em cần suy nghĩ để thêm vào những ý tưởng chợt đến, bỏ bớt chi
tiết rườm rà, những ý trùng lặp không cần thiết.
* Làm chính thức:
Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa
14


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

- Khi làm chính thức cần phải viết chữ ngay ngắn, cẩn thận. Không được viết tắt
trong bài văn, không được viết chữ số, ngoại trừ ngày, tháng, năm hay niên hiệu của một vị
Vua.

* Đọc lại bài :
- Cuối cùng nên đọc lại bài ba lần để kiểm soát xem có sai về lỗi chính tả hay dấu
câu không.

b/ Hướng dẫn các em cách viết phần mở bài, thân bài, kết bài.
* Phần mở bài:
- Giới thiệu đối tượng miêu tả (tả cảnh vật, người, đồ vật, con vật, cây cối) bằng cách
trực tiếp hay gián tiếp.
- Trong bài tập làm văn, phần mở bài là phần thứ nhất nhằm mục đích giới thiệu đối
tượng sẽ nói ở phần thân bài. Đây là phần gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc. Các em có
thể vào bài bằng một câu hay một đoạn nhưng cần phải bám sát vào nội dung yêu cầu đã
được xác định. Dựa vào mở bài của mỗi em mà tôi góp ý, không gò bó, không áp đặt.
- Tôi còn hướng dẫn cho các em một số cách mở bài :
. Mở bài bằng cách giới thiệu : Theo cách này, ta đề cập trực tiếp đến đối tượng.
Ví dụ : Tả cây mận đang có trái.
“Cây mận trước nhà em thuộc loại mận “da người”. Ba em trồng đã hơn bốn năm
rồi, nó mới có trái chiến.”
. Mở bài bằng cách nêu lí do: Với cách này ta nói rõ nguyên nhân, trường hợp nào
ta bắt gặp đối tượng.
Ví dụ: Tả hình dáng và hoạt động của con mèo nhà em.
“Vì nhà có nhiều chuột, nên ba xin một con mèo về nuôi. Đến nay, nó đã lớn và bắt
chuột rất giỏi”.
. Mở bài bằng cách bất chợt: Tức là bất ngờ dùng một âm thanh, một tiếng động nào
đó …khiến người đọc phải chú ý đến đối tượng.
Ví dụ: Em hãy tả con gà trống đang gáy sáng.
“Ò ó o…Đó chính là tiếng gáy của chú gà trống đầu đàn trong đàn gà nhà em”
Qua đó, tôi giúp các em hiểu rằng mở bài trực tiếp hay gián tiếp cũng vẫn phải bám sát
yêu cầu của đề bài để viết được bài văn tốt mang tính nghệ thuật cao.
* Phần thân bài:
- Với thân bài, tôi lưu ý cho các em: Đây là phần thứ hai, ở giữa, sau mở bài và trước

kết bài. Thân bài sẽ nói rõ về đối tượng đã được giới thiệu ở phần mở bài. Yêu cầu của
thân bài là phải thể hiện được trọng tâm và yêu cầu của đầu đề.
- Tôi hướng dẫn các em khi viết thân bài cần:
+ Bám sát dàn bài chi tiết.
+ Dùng từ gợi tả, gợi cảm, các biện pháp tu từ để viết được những câu văn sinh
động. Biết cảm nhận sự vật bằng các giác quan (mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, tay sờ, miệng
nếm,..)
+ Dùng từ đặt câu có sự liên kết giữa các câu trong đoạn, liên kết các đoạn (có thể
xen kẽ nhận định, cảm nhận riêng của mình). Câu đầu của mỗi đoạn thể hiện được ý của
Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa

15


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

đoạn đó.
* Phần kết bài:
- Kết bài là phần sau cùng của bài tập làm văn. Yêu cầu thông thường của phần này là:
thể hiện, bộc lộ được tình cảm chân thật của mình, nêu được nhận xét hoặc cảm nghĩ, ấn
tượng về đối tượng miêu tả theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng.

- Tôi gợi mở cho học sinh nói theo ý của các em. Sau đó sẽ chắt lọc, sửa sai( nếu cần).
Đồng thời tôi cũng khuyến khích học sinh có thể: nêu một câu hỏi, một ý tưởng mới lạ,
một lời bình, một lời nói,câu ca dao thành ngữ, tục ngữ để nói cảm nghĩ của mình về bài
văn đã miêu tả
c/ Hướng dẫn học sinh dùng từ, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc để
đưa vào bài văn nhằm tạo cho mình một nét riêng.
- Để giúp các em dùng từ trau chuốt, câu văn thêm bóng bẩy, giàu hình ảnh. Trong
các tiết lập dàn ý, tôi rất chú trọng đến việc hướng dẫn các em lập dàn ý. Đặc biệt là sử

dụng từ .
Ví dụ 1: Với đề bài: Gia đình em có nuôi một con chó rất khôn. Em hãy tả lại con
chó đó .
. Tôi hướng dẫn để học sinh lập dàn ý cho phần thân bài .Cụ thể:
Tổng quát
Chi tiết
+ Hình dáng tổng quát:
Tầm vóc trung bình vạm vỡ, lông
xù, màu đen.
+ Từng bộ phận:
Chân lùn, dưới mõm có râu, mắt sáng,
tinh nhanh, có hai đốm vàng, tai cụp và thính
+ Hoạt động, tính nết:
Mừng rỡ khi chủ đi đâu về, đêm đêm
giữ nhà, hiểu được tiếng người, ngoan ngoãn.
. Dựa vào dàn ý tôi yêu cầu học sinh diễn đạt thành câu văn đúng ngữ pháp:
“Con chó của em tuy tầm vóc trung bình nhưng rất vạm vỡ. Nó có bộ lông xù màu
đen.
Bốn chân chó hơi lùn. Dưới mõm nó có râu. Đôi mắt nó sáng và tinh nhanh, phía
trên hai mí lại có thêm hai đốm vàng nho nhỏ. Đôi tai nó cụp xuống và rất thính.
Mỗi khi em đi học về nó rất mừng. Đêm đêm nó nằm trước cổng để giữ nhà. Con
chó của em dường như hiểu được tiếng người và ngoan ngoãn.”
. Sau đó tôi gợi ý để học sinh sửa lại cho câu văn hay hơn.
- “Nó có bộ lông xù màu đen.” Sửa lại “ Bộ lông nó y hệt như lớp mền bông màu
đen phủ kín khắp thân thể nó vậy.”
- “Dưới mõm nó có râu.” Sửa lại “ Mới nhìn mặt nó tua tủa những lông, người ta
dễ tưởng như mặt dê, vì dưới mõm cũng có chòm râu ngắn thật dễ ghét.”
- “Mỗi khi em đi học về nó mừng.” Sửa lại “Mỗi khi em đi học về, Mi –Mi
thường chạy ra mừng ríu rít. Hai chân trước nó chồm lên ôm ngang người em. Cái đuôi nó
Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa


16


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

ngúc ngoắc lất phất những sợi lông dài như cây phất trần.”
Ví dụ 2: Trong tiết Tập làm văn Tả người, khi học sinh đặt câu: “Bạn Quyên có mái
tóc cụt gọn gàng và đen, gương mặt tròn”. Tôi cho các em khác nhận xét và có thể sửa lại “
Mái tóc bạn Quyên đen nhánh được cắt gọn gàng, ôm lấy gương mặt tròn trịa. Trông thật
đáng yêu.”

- Bên cạnh đó, tôi còn gợi ý để các em biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc
đưa vào bài văn nhằm tạo nét riêng cho mình. Chẳng hạn :

.Tả quyển vở cũ thì chú ý đến các chi tiết : Giấy đã ngả màu vàng, bìa tập bị thủng
nhiều vì gián gặm…
.Tả cây mai thì chú ý chi tiết về hoa: vàng tươi, các cánh đều nhau …
. Tả con gà trống không thể bỏ qua bộ lông sặc sỡ, tư thế hiên ngang; trái lại tả con
gà mái thì chú ý đến tính quyết liệt chống trả của nó với diều hâu để bảo vệ đàn con….
. Tả cánh đồng lúa thì chú ý những nét đẹp như: cánh đồng vàng óng, lúa nặng trĩu
bông, tiếng cắt lúa xoèn xoẹt, tiếng hát người lao động …
. Tả cụ già chú ý đến mái tóc, gương mặt, chòm râu, thói quen…
. Tả em bé cần chú ý đến gương mặt bầu bĩnh, làn da mịn màng…
Và tôi thường xuyên nhắc nhở các em: trong quá trình làm văn cần sử dụng các biện
pháp tu từ so sánh, nhân hóa, các từ tượng hình,… để câu văn sinh động hấp dẫn hơn.
Kết quả:
Các em không còn lầm lẫn giữa các thể loại Tập làm văn và trong quá trình làm văn đã
biết chọn lựa những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài văn của mình. Đồng thời
nhiều em còn biết sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa giúp câu văn sinh động, bài văn hay

hơn. Tôi thấy các em cũng mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.
3.4. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để giúp học sinh học tốt phân
môn luyện từ và nâng cao khả năng viết văn.
Một số gia đình chưa tạo điều kiện tốt cho học sinh trong quá trình học. Đặc biệt là
học môn Tiếng Việt. Không có sự nhắc nhở, la rầy khi trẻ ở nhà thích các loại phim hoạt
hình, phim võ thuật …trên ti vi đến quên cả việc học.
- Đối với những học sinh yếu, mê chơi, lười học, tôi thường xuyên theo dõi, nhắc nhở,
giúp đỡ các em. Giảng lại những chỗ mà các em chưa hiểu, khuyến khích các em học
nhóm đôi ở đầu mỗi buổi học để các em có dịp trao đổi, học hỏi cái hay của bạn. Qua đó
giúp các em tự rèn luyện, mở rộng vốn từ cho chính mình. Ngoài việc phụ đạo tại lớp, tôi
chủ động gặp gỡ cha mẹ của các em, đề nghị và động viên họ quan tâm hơn đến việc học
của con em mình, tạo cho các em một góc học tập yên tĩnh, quản lý chặt thời gian tự học ở
nhà, thường xuyên kiểm tra tập vở, nhắc nhở các em học bài và làm các bài tập về nhà.
- Bên cạnh đó để giúp các em có điều kiện học tốt hơn môn Tiếng Việt. Tôi khuyến
khích các em tìm đọc các loại sách, báo dành cho lứa tuổi Thiếu nhi. Ở trường, tôi liên hệ
với giáo viên phụ trách thư viện cùng tạo điều kiện để trong tuần các em có thể lên phòng
thư viện của trường đọc sách nhiều lần và cho phép các em mượn về nhà đọc.
- Ngoài ra, tôi động viên các em cùng nhau trao đổi sách để đọc, kể cho nhau nghe về
Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa
17


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

câu chuyện mình đã đọc và thi kể chuyện trước lớp. Bên cạnh đó, tôi còn đề nghị gia đình
của các em (những gia đình có điều kiện) mua thêm các loại sách phù hợp với lứa tuổi để
các em đọc, tự trau dồi cho mình những kiến thức về cuộc sống. Điều này sẽ góp phần
trong việc mở rộng và nâng cao khả năng diễn đạt, sử dụng từ cho các em. Đồng thời có
quy định cụ thể với trẻ về thời gian cũng như các chương trình trên truyền hình mà các em
được phép xem. Qua đó, một mặt vừa giúp các em mở mang kiến thức, phát triển ngôn từ,


cảm nhận được cái hay, cái đẹp… từ cuộc sống. Từ đó có thể vận dụng đưa vào bài văn
của mình, mặt khác vẫn không làm ảnh hưởng đến việc học của các em.
4/Keát quaûñạt ñöôïc:
- Qua vận dụng các biện pháp trên, tôi thấy khả năng dùng từ, đặt câu , viết văn của các
em có tiến bộ rõ rệt. Các em hiểu rõ nghĩa của từ, biết sử dụng từ trau chuốt hơn, giảm rất
nhiều việc sử dụng các từ ngữ thuộc “văn nói” khi làm văn. Biết đặt câu đúng ngữ pháp và
tương đối hay. Câu văn, đoạn văn đã có cảm xúc và hình ảnh. Đa số các em làm được bài
văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc.
Các em đạt được kết quả cụ thể như sau :
Kết quả
- Biết dùng từ, hiểu nghĩa từ, phân biệt
tốt các từ đồng âm, đồng nghĩa…
- Biết cách đặt câu đúng ngữ pháp,
hay
- Biết làm bài văn tương đối hay

Số học sinh
37

Tỉ lệ %
90,2 %

36

87,8 %

32

78,05 %


- Mặc dù kết quả đạt được chưa phải là tuyệt đối, nhưng nhìn chung đã thể hiện sự cố
gắng và tiến bộ rất nhiều ở các em. Và kết quả này cũng là nguồn động viên để tôi tiếp tục
duy trì, thực hiện các biện pháp nói trên. Đồng thời cũng khuyến khích tôi nghiên cứu, tìm
thêm các biện pháp mới tích cực và hiệu quả hơn nữa nhằm nâng cao chất giảng dạy ở lớp
mình.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa

18


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

III. KẾT LUẬN:
1/ Tóm lược giải pháp:
- Để học sinh đạt được yêu cầu về phân biệt từ, tìm và mở rộng vốn từ, dùng từ, viết
câu đúng và hay, làm bài văn tốt. Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh vốn ngôn ngữ qua
từng bài học. Tạo cho học sinh thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự việc, một
vấn đề nào đó và thể hiện điều đó bằng vốn ngôn ngữ của mình. Giúp các em hiểu được
nghĩa của từ để tránh và hạn chế tối đa việc sử dụng từ không đúng lúc, không đúng chỗ.
Điều chỉnh kịp thời những lỗi về dùng từ, viết câu, làm văn của học sinh. Giáo viên cần tổ
chức đa dạng các hình thức học tập, xây dựng cho học sinh thói quen tự học, tự tìm tòi cái
mới trong học Tiếng Việt. Nâng cao việc hợp tác trong học tập để các em tự đánh giá lẫn
nhau trong quá trình làm văn; học cái hay, cái sáng tạo, điều chỉnh, sửa chữa những lỗi mắc
phải. Ngoài ra, trong quá trình dạy học, giáo viên cần thống kê chính xác những lỗi phổ
biến nhất mà học sinh thường sai, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có hiệu quả .
Tóm lại:
- Để nâng cao hiệu quả cho các tiết học Luyện từ và câu, cũng như để giúp học sinh làm
văn tốt giáo viên cần thực hiện các giải pháp sau:

* Có cách giảng từ thích hợp dễ hiểu. Qua đó giúp học sinh phân biệt các từ đồng
nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giúp các em có vốn từ phong phú, nâng
cao khả năng hiểu và sử dụng từ thông qua các bài tập cụ thể.
* Hướng dẫn học sinh các cách viết câu đúng và hay.
* Giúp học sinh nắm chắc đặc trưng của từng thể loại văn (kể chuyện, miêu tả) cũng
như bố cục của một bài văn. Hướng dẫn học sinh cách viết tốt ba phần của một bài văn
miêu tả. Biết cách dùng từ, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài văn
nhằm tạo cho bài văn của mình có nét riêng.
* Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để giúp học sinh học tốt phân môn
luyện từ và nâng cao khả năng viết văn.
Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa
19


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

2/ Phạm vi, đối tượng áp dụng:
Đề tài này được tôi áp dụng trong năm học 2015-2016 cho học sinh lớp 5Đ3 đạt kết
quả khả quan và tôi thiết nghĩ có thể áp dụng cho học sinh toàn khối 5 của trường, của các
trường trong thị xã, trong tỉnh.

3/ Kiến nghị :
- Phòng Giáo dục- Đào tạo mở chuyên đề về phương pháp giảng dạy các bài khó ở
phân môn Luyện từ và câu. Đặc biệt cung cấp kiến thức về từ Hán Việt cho giáo viên.
Kiến Tường, ngày 29 tháng 3 năm 2016
Người viết

Nguyễn Thị Kim Thoa

Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa


20


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa

21


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa

22



×