Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

skkn một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.73 KB, 43 trang )

Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
a. Cơ sở lý luận.
Nếu như ở các bộ môn khác mà học sinh được học trong chương trình đã
cung cấp cho các em những tri thức hiểu biết về nguồn cội con người, về
kiến thức khoa học của nhân loại, về cuộc sống sinh thái… thì bộ môn Ngữ
văn cũng góp một phần rất lớn và quan trọng trong sự phát triển toàn diện
của các em. Bộ môn này sẽ giúp các em rất nhiều trong giao tiếp, biết tạo lập
được các loại văn bản, các em sẽ thấu hiểu, thông thạo và giàu ngôn ngữ dân
tộc. Đặc biệt là sự phân biệt và cảm thụ cái hay, cái đẹp tinh hoa văn hóa
nghệ thuật.Và nhất là bộ môn này trực tiếp giúp các em hình thành ý thức,
đạo đức, phẩm chất, nhân cách của con người.
Là người giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Ngữ văn Trung
học cơ sở. Mỗi lần lên lớp, bản thân tôi luôn băn khoăn trước việc học của
học sinh mình. Môn Ngữ văn cũng là một bộ môn quan trọng trong chương
trình giáo dục nhưng tại sao các em lại ít đạt điểm khá giỏi. Nguyên nhân là
do đâu? Do giáo viên dạy chưa nhiệt tình hay là các em còn chưa tự tin,
chưa có hứng thú học bộ môn này?
Để học tốt môn Ngữ văn nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng thì
trước hết ta phải nắm chắc phương pháp viết bài văn theo trình tự nào. Bên
cạnh đó cần suy nghĩ tìm tòi, huy động những kiến thức đã học liên quan
đến nội dung đề. Hơn thế nữa, suy nghĩ sáng tạo của cá nhân là quan trọng
nhất. Không nên lệ thuộc vào bài văn mẫu một cách rập khuôn, máy móc.
Bởi vì quá trình tiếp nhận văn học là tiếp nhận những tri thức, cái hay, cái
đẹp của tác phẩm.
Mặc khác thì vai trò của người giáo viên cũng không kém phần quan
trọng. Người giáo viên khi lên lớp đòi hỏi phải có giáo án (thiết kế dạy 1



Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

học). Nó là một dàn ý chi tiết đã được người thầy chuẩn bị trước một cách
công phu, kĩ lưỡng, trù tính trước ý đồ tổ chức quá trình dạy - học cho từng
bài dạy cụ thể trên lớp, nhằm giúp các đối tượng học sinh học tập đạt hiệu
quả cao nhất.
Tuy nhiên, ta vẫn còn nghe đâu đó câu nói cửa miệng từ giáo viên: “Giáo
án chỉ là một hình thức đối phó!”. Mới thoáng nghe, chúng ta đều thấy cũng
có lí, nhưng suy nghĩ cho kĩ càng, thấu đáo và nghiêm túc thì đó là điều
không thể chấp nhận được.
Chúng ta phải luôn luôn lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của các em về
những khó khăn và vướng mắt khi học môn Ngữ văn, để từ đó chúng ta có
cách giảng dạy đạt hiệu quả hơn.
b. Cơ sở thực tiễn.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn được các cấp quản lí
giáo dục và giáo viên đã và đang tổ chức thực hiện bước đầu cũng đã đạt
được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên thực tế cho thấy các em còn nhiều
hạn chế trong bài viết của mình: thường khô cứng, sáo rỗng, lúng túng và
máy móc… Các em thường dựa vào văn mẫu hoặc dựa vào các ý trong đề
cương hay trong dàn ý thầy cô cho sẵn mà viết lại nên rất hạn chế về mạch
cảm xúc ( không chân thật, còn gượng ép… ). Rất ít học sinh chịu tìm tòi,
khám phá ra các ý mới, ý riêng, sâu sắc, ý hay do chính bản thân các em
cảm nhận.
Thực tiễn đã cho thấy khi diễn đạt thì ngoài yếu tố câu cú, ngữ pháp lời
văn trong sáng còn phải thể hiện tình cảm của người viết. Chúng ta cần phải
trân trọng và đánh giá cao vai trò sáng tạo trong tiếp nhận của học sinh. Có
thể là những ý kiến, những suy nghĩ và những cảm nhận riêng của cá nhân
học sinh chưa hay và cũng có thể là chưa đúng nhưng các em đã mạnh dạn
bày tỏ thì người giáo viên phải dựa trên những cơ sở đó mà định hướng cho


2


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

học sinh. Lần lần các em sẽ viết văn tốt, tự tin và đến với môn Ngữ văn một
cách nhẹ nhàng, thoải mái, thú vị hơn.
Mặc khác, trong quá trình dạy học cho thấy nếu lên lớp không có giáo án
(thiết kế dạy – học), tức là không trù tính trước ý đồ tổ chức tiến trình dạy học thì không thể hướng dẫn học sinh học tập đạt hiệu quả như mục tiêu đề
ra. Đặc biệt, đối với những tiết dạy trả bài viết tập làm văn lại càng ít được
giáo viên chú trọng. Hầu hết họ đều soạn giảng tiết này thường rất sơ sài,
mang tính chiếu lệ. Đó là những bài soạn được thiết kế bằng những gạch
ngang đầu dòng như một đề cương thuyết trình mà không thể hiện rõ đúng
tính chất của một tiết “Trả bài viết tập làm văn” thực thụ.
Những vấn đề ấy khiến tôi quan tâm, trăn trở và tìm cách tháo gỡ, để chia
sẻ kinh nghiệm, nhằm góp phần khắc phục tình trạng nói trên, tôi xin trao
đổi và đề xuất kinh nghiệm: Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả
bài viết tập làm văn cấp THCS.
2. Mục đích của đề tài.
Thống kê, phân tích, tổng hợp chất lượng, hiệu quả học tập (bài viết) của
học sinh qua bài viết tập làm văn .
Giúp cho các em học sinh nắm vững hơn phương pháp làm tập làm văn.
Biết xây dựng luận điểm, trình bày các luận cứ rõ ràng, trình tự thuyết phục
hơn. Đáp ứng yêu cầu của đề về nội dung và thể loại.
Đề xuất khung sườn cách soạn giáo án tiết trả bài viết tập làm văn phù
hợp nhất, khả thi nhất.
Tình trạng viết câu sai ngữ pháp, không phân đoạn hay tách đoạn tùy tiện
sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó còn tránh được lối diễn đạt rườm rà, không rõ
ràng. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, phân tích đối chiếu với thực trạng đưa
ra những đề xuất về một số phương pháp có tính khoa học để góp phần tạo

nên chất lượng bài viết của học sinh được nâng cao rõ rệt. Giúp cho các em

3


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

học sinh viết tập làm văn hay, tự tin và đến với môn Ngữ văn một cách nhẹ
nhàng, thoải mái.
3. Lịch sử đề tài:
Từ những bài viết tập làm văn trên lớp của học sinh ở các năm học: 20122013, 2013-2014, 2014-2015 và giáo án bài soạn tiết trả bài viết tập làm văn
của một số giáo viên Ngữ văn trong và ngoài nhà trường.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm là khi
trả bài viết tập làm văn chúng ta nên giảng giải lại kĩ hơn về yêu cầu của đề
tập làm văn và nêu ra được các ưu điểm để các em hứng thú học tập. Bên
cạnh đó cũng cần nêu ra một số hạn chế mà các em đã mắc phải để các em
sửa chữa sai sót góp phần cho việc hoàn thiện hơn về cách hành văn của
mình .
Tiết trả bài viết tập làm văn là tiết mà không có sách biên soạn cụ thể và
cũng không có hướng dẫn về cách thực hiện nên mỗi giáo viên sẽ có cách
soạn bài viết tập làm văn theo cách riêng của mình. Giáo viên chưa thật sự
chú trọng đến tiết trả bài viết tập làm văn, vì thế dẫn đến sự sai sót của học
sinh chưa thể khắc phục được.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn bậc THCS tôi mạnh
dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng
tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS , nhằm làm tốt hơn nữa nhiệm vụ
dạy học của mình.
4. Phạm vi đề tài:
Phương pháp học tốt phân môn tập làm văn thì có rất nhiều phương pháp
như tham khảo các bài văn mẫu của một số sách có giấy phép lưu hành;

nghiên cứu đọc nhiều sách báo để nâng cao khả năng hiểu biết hay về cách
hành văn của một số tác giả; một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả
bài viết tập làm văn cấp THCS ;….

4


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

Trong tất cả các phương pháp học tốt phân môn tập làm văn đó tôi đã tiến
hành nghiên cứu và rút ra được kinh nghiệm cho phương pháp : Một số điểm
cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS. Và phương
pháp này có khả năng áp dụng cho tất cả các khối 6, 7, 8, 9 cấp THCS.
Tôi đã tham khảo giáo án của đồng nghiệp trong trường và nghiên cứu
tham khảo một số giáo án của đồng nghiệp trường bạn trong và ngoài huyện;
tìm hiểu và phân tích những bài viết tập làm văn của học sinh khối 9 trường
THCS Hưng Điền - Huyện Tân Hưng - Tỉnh Long An.

5


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Thực trạng
a. Cơ sở lí luận.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình
học tập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp
dạy của thầy, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt mục tiêu
giáo dục.

Mục tiêu cao nhất của bộ môn Ngữ văn nói chung và phân môn tập làm
văn nói riêng là giúp học sinh rèn luyện và thực hành kĩ năng tạo lập văn bản
(nói – viết). Vì vậy, trong cấu trúc nội dung, chương trình, các bài viết tập
làm văn đóng một vai trò quan trọng. Ở bậc THCS, học sinh được học và
thực hành tạo lập 06 kiểu văn bản như đã nói ở trên. Chúng ta có thể thống
kê lại số bài tập làm văn học sinh viết theo kiểm tra định kì (không kể thi
học kì) như sau:
Lớp Kiểu văn bản thực hành tạo lập
Tự sự Miêu tả Biểu cảm Lập

luận Thuyết

(nghị luận) minh
6
7
8
9

03 bài

03 bài
01 bài

03 bài

02 bài
02 bài
03 bài

02 bài

02 bài

Điều
hành

02 bài
01 bài

Các văn bản nói trên không chỉ được thực hành, luyện tập ở trường, lớp
mà còn ngay cả trong cuộc sống hằng ngày. Để có thể tạo lập được một văn
bản dù đơn giản hay phức tạp thì đòi hỏi người nói (viết) phải có kĩ năng vận
dụng tốt kiến thức tiếng việt (chính tả, ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ
nghĩa, …), kiến thức thể loại (truyện, thơ, kịch, …), hay nói cách khác là

6


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

người học phải biết vận dụng tổng hợp kiến thức của cả ba phân môn trong
môn Ngữ văn, nhằm thuyết phục người đọc (nghe) về một vấn đề nào đó.
Vì thế, bài viết tập làm văn là bài kiểm tra tổng hợp, toàn diện; là bước
kiểm định, tiêu chí đáng tin cậy và thuyết phục nhất để giáo viên vừa kiểm
tra, đánh giá, nhận xét khả năng vận dụng và thực hành tạo lập văn bản của
học sinh (khả năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; cách dùng từ, đặt câu, lối
hành văn diễn đạt …), vừa có cái nhìn thẩm định khách quan nhất để rút
kinh nghiệm và điều chỉnh gia công thiết kế cũng như phương pháp dạy học.
b. Thực tiễn:
Học sinh nhớ các thao tác, các bước tạo lập văn bản, nhưng lại không
thực hiện, rèn luyện đúng theo từng bước đó.

Một số học sinh thờ ơ, không khắc phục được lỗi nội dung, đặc biệt là lỗi
hình thức sau khi được hướng dẫn sửa chữa rút kinh nghiệm ở bài kiểm tra
viết tập làm văn tiết trước. Nói như vậy có nghĩa là bài kiểm tra viết tập làm
văn ở tiết sau, học sinh không hề rút ra được kinh nghiệm gì từ bài kiểm tra
viết tập làm văn ở tiết trước để khắc phục những hạn chế mà mình mắc phải.
Chẳng hạn như các em thường không xây dựng luận điểm hoặc sắp xếp tùy
tiện không hợp lý, không chặt chẽ, trình bày luận cứ dài dòng, lộn xộn,
không tiêu biểu, không chính xác. Chính vì thế tỉ lệ học sinh học yếu về
phân môn tập làm văn chiếm tỉ lệ cao nên tôi quyết định tìm hiểu đề tài: Một
số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

* Chất lượng trước khi thực hiện đề tài: ( Năm học 2014-2015 )

7


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

Lớp Sĩ

BÀI VIẾT SỐ 1
Điểm

số
9
35
Tỉ lệ

8->10 6,5->7,5
04

11
11,4
31,5

5->6
16
45,7

(%)
92
34
Tỉ lệ

03
8,8

28
82,4

1

03
8,8

BÀI VIẾT SỐ 2
Điểm
Dưới 5
04
11,4


8->10 6,5->7,5
03
10
8,5
28,6

5->6
22
62,9

Dưới 5

05
14,7

21
61,8

02
5,9

06
17,6

(%)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình chất lượng học tập của học
sinh ngày càng thấp. Đối với lớp 9/1 thì từ bài viết số 1 sang bài viết số 2,
không có sự chuyển biến tích cực mà trái lại số học sinh đạt từ 8 đến 10
điểm và điểm từ 6,5 đến 7,5 đã giảm mỗi bên 1 em còn số học sinh đạt từ 5
đến 6 điểm tăng lên 6 em; Đối với lớp 9/2 thì từ bài viết số 1 sang bài viết số

2, mặc dù có sự chuyển biến là số học sinh đạt từ 8 đến 10 điểm tăng được 2
em, số học sinh đạt từ 6,5 đến 7,5 tăng được 3 em, số học sinh đạt từ 5 đến 6
điểm giảm 7 em nhưng số học sinh dưới 5 điểm lại tăng 2 em .Qua đây cho
ta thấy tình hình học tập của hai lớp 9 chưa có sự tiến bộ về chất lượng giảng
dạy, là do khi làm bài các em chưa nắm chi tiết, thậm chí khái quát yêu cầu
khi tạo lập văn bản nghị luận cho cả hai loại nghị luận về tác phẩm truyện và
nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Do đó khi tạo lập văn bản các em thường
mắc các khuyết điểm sau: Phân tích đề chưa đúng, tìm không ra ý để viết
nên phải kể lòng vòng câu chuyện hoặc diễn xuôi bài thơ, đoạn thơ; thực
hiện nhiệm vụ từng phần trong bố cục ba phần của văn nghị luận chưa đầy
đủ. Chính vì những hạn chế của học sinh nên tôi quyết định tìm hiểu đề tài:
“Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp
THCS”. Đề tài có tác dụng giúp giáo viên Ngữ văn đối chiếu giữa lý luận
với thực tế chất lượng bộ môn mình giảng dạy, đặc biệt là chất lượng của
8


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

học sinh lớp mình phụ trách, vận dụng những giải pháp tối ưu để nâng cao
chất lượng, giải quyết một phần tình hình học sinh học yếu kém bộ môn Ngữ
văn như hiện nay. Mặc khác giúp cho các em học sinh khắc phục được sai
sót và có thể viết được một bài văn hay, các em sẽ cảm thấy tự tin hơn khi
học bộ môn Ngữ văn.
2. Nội dung cần giải quyết.
Ở đây, tôi đã chọn đề tài: Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả
bài viết tập làm văn cấp THCS. Như đã nói ở trên, phần này tùy vào thực
trạng bài viết của học sinh mà giáo viên linh hoạt, sáng tạo để đặt ra mục
tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ, làm sao cho phù hợp với từng đối
tượng, từng bài dạy tiết trả bài, từng kiểu bài.

Chẳng hạn, nếu bài viết của học sinh mắc lỗi tìm hiểu đề, lỗi tìm ý, lỗi
chính tả hoặc lỗi xây dựng đoạn văn, lỗi liên kết câu và đoạn văn, … thì
mục tiêu trong bài thiết kế là hướng trọng tâm vào những điểm hạn chế đó
để giúp học sinh nhận thức được nguyên nhân và hình thành kĩ năng khắc
phục, sửa chữa được các lỗi đó, giáo dục các em có ý thức tự giác, chủ động
tự rèn luyện.
3. Giải pháp.
Đây là phần cụ thể hóa cho phần mục tiêu cần đạt. Khi thực hiện phần
này, tôi thường tiến hành làm rõ các nội dung theo trình tự bảy bước: tìm
hiểu đề, tìm ý; lập dàn bài; nhận xét thống kê chất lượng chung; sửa chữa
các lỗi mắc phải; đọc và bình; hướng dẫn viết đoạn văn tham khảo; yêu cầu
học sinh trao đổi bài và tự sửa chữa lẫn nhau.
3.1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
3.1.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu trúc của đề bài:

9


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

Ví dụ: Em hãy làm rõ hình ảnh con người trong kháng chiến chống Pháp
và trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới qua hai tác phẩm: “Làng” (Kim
Lân) và “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).
- Cách thực hiện: Giáo viên gợi dẫn học sinh (bằng hệ thống câu hỏi) lần
lượt xác định:
+ Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm văn học.
+ Yêu cầu: Làm rõ hình ảnh con người trong cuộc kháng chiến chống
Pháp và trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới.
+ Phạm vi tư liệu: Hai tác phẩm “Làng” của Kim Lân và “Lặng lẽ Sa Pa”
của Nguyễn Thành Long.

- Tác dụng: Giúp học sinh rèn kĩ năng tìm hiểu đề để xác định đúng yêu
cầu đề bài, tránh lạc đề, xa đề; nắm được kiểu bài, đối tượng, phạm vi, phép
lập luận.
3.1.2 Hướng dẫn học sinh tìm ý:
- Cách thực hiện: Tùy theo từng kiểu bài mà giáo viên linh hoạt hướng
dẫn học sinh đặt hệ thống câu hỏi theo một số quy tắc từ khóa: Ai? Cái gì?
Mặt nào? Ở đâu? Như thế nào? Tại sao? Suy nghĩ gì?....
* Ví dụ: Phân tích truyện ngắn “Lão Hạc” để làm nổi bật cách nhìn người
nông dân của Nam Cao.
Ở đây đề bài yêu cầu làm nổi bật cách nhìn người nông dân của Nam
Cao, do đó sự phân tích tác phẩm được định hướng theo vấn đề cách nhìn
người nông dân.
+ Nam Cao đã nhìn người nông dân như thế nào? (Thấy rõ sự đau khổ, bế
tắc của người nông dân; cảm thông với những khổ đau của họ, cố tìm mà
hiểu những nét tốt đẹp của họ; luôn trân trọng họ; tin tưởng vững chắc vào
phẩm giá, nhân cách của họ).

10


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

+ Cách nhìn người nông dân của Nam Cao nổi bật ở những điểm nào?
(Đó là cách nhìn chân thực, đúng đắn. Có những người khinh bỉ nông dân,
có những nhà văn thi vị hóa cuộc sống nông thôn. Nam Cao nhìn người
nông dân và cuộc sống nông dân chân thực; Đó là cách nhìn riêng, không
giống với các nhà văn khác. Nguyễn Công Hoan thấy người nông dân khổ
cực nhưng khờ dại. Ngô Tất Tố thấy người phụ nữ nông dân thông minh,
xinh đẹp, có bãn lĩnh, có tư cách tốt đẹp. Nam Cao phát hiện những điều tốt
đẹp, những phẩm chất cao quý trong hình thức thường xấu xí, trong tính

cách có vẻ gàn dở).
* Ví dụ: Em sẽ nói gì với các bạn về yêu cầu học nói trong câu tục ngữ:
“Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Ở đây đề yêu cầu đề cập đến việc học cách nói, sự khéo léo trong cách
nói năng ứng xử cho có văn hóa.
+ Tại sao “ăn, nói, gói, mở” trông dễ thế ai cũng làm được, mà lại còn
phải học? (Đấy là những cử chỉ hành động dễ thực hiện nhưng thực hiện cho
khéo thì không dễ -> Do đó ta cần phải học).
+ Có phải sinh ra người ta ai cũng biết ăn, biết nói, biết gói, biết mở? (Đó
là những hành động đơn giản ai cũng thực hiện được).
+ Có phải ăn, nói, gói, mở dù như thế nào thì cũng thành người có văn
hóa hay không? (Không phải ăn, nói, gói, mở như thế nào cũng được và
không phải ăn, nói, gói, mở như thế nào cũng trở thành người có văn hóa).
+ Riêng yêu cầu tập nói có những điều gì cần suy nghĩ? (Phải lựa lời nói
thế nào cho có văn hóa, tế nhị).
+ Em nghĩ gì về lời khuyên đó? (Đó là lời khuyên quý báu xuất phát từ
kinh nghiệm người xưa là phải học cách giao tiếp. Theo ông cha ta bên cạnh
học hỏi chữ “thánh hiền” thì trong cách đối nhân xử thế hằng ngày cũng cần

11


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

phải học tập, sử dụng lời ăn tiếng nói “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để
giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp từ gia đình đến ngoài xã hội.)
+ Đối với học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường việc học nói cần thiết
như thế nào? Em sẽ nói gì với các bạn ? (Việc học nói rất cần thiết ……).
- Tác dụng: Giúp học sinh có thói quen đặt câu hỏi và thuần thục kĩ năng
tìm ý để có được những gợi ý cần thiết theo đúng yêu cầu và làm nổi bật

trọng tâm của bài viết. Biết cách mở rộng vấn đề. Có thói quen và thuần thục
kĩ năng lập dàn ý theo bố cục ba phần một cách cân đối, chặt chẽ, mạch lạc,
thuyết phục.
3.2 Lập dàn bài.
- Từ những dữ kiện vừa gợi dẫn học sinh tìm hiểu trên, người thầy tiếp
tục gợi dẫn học sinh đi đến việc sắp xếp bố cục, các ý theo một trình tự chặt
chẽ, logic.
Dàn bài chi tiết :
* Ví dụ: Em hãy miêu tả loài cây mà em yêu thích.
+ Mở bài:
- Giới thiệu được loài cây mà em yêu thích.
- Nêu được vì sao mà em yêu thích loài cây đó.
+ Thân bài:
- Nêu được hình dáng loài cây mà em yêu.
- Nêu tác dụng của loài cây đó (tác dụng về vật chất và tác dụng về tinh
thần)
- Tình cảm của em đối với loài cây đó như thế nào?
- Tình cảm biểu hiện chân thật (xuất phát từ tình cảm chân thật, sự tự giác
của bản thân)
+ Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về loài cây mà em yêu.

12


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

- Liên hệ bản thân.
* Ví dụ: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của
chúng ta.

+ Mở bài :
- Rừng đối với con người là quan trọng nhất
- Trích đề
- Chuyển ý
+ Thân bài :
a. Diễn giải :
. Rừng là gì ?
- Rừng là vùng đất rộng có nhiều cây cối mọc quanh năm.
. Rừng có những lợi ích gì ?
- Rừng cho ta gỗ quý, là kho dược liệu vô tận, rừng có các loài thú
quý, chim quý.
- Rừng giúp cho việc điều hòa khí hậu, ngăn chặn lũ lụt.
- Trong rừng có những thắng cảnh như : suối, thác, thung lũng, cây cối
để con người đi tham quan và nghỉ ngơi.
b. Chứng minh :
- Nhiều người vẫn thường tìm đến những nơi có cây xanh, khí hậu
trong lành để tham quan, du lòch , nghó ngơi để tónh dưỡng.
=> Điều đó cho thấy rừng có lợi cho sức khỏe của con người. Vậy
không còn rừng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

13


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

- Trong thời gian gần đây những trận lũ lụt hay tràn về vùng đồng
bằng với sức tàn phá dữ dội, gây thiệt hại cho nhân dân về tiền của, vật
chất lẫn sinh mạng, ...
=> Khi con người phá hoại rừng thì không thể ngăn chặn được lũ lụt đã
tràn về nhanh hơn và sức tàn phá dữ dội hơn.

- Ở Tánh Linh tỉnh Bình Thuận đàn voi dữ nhiều lần tràn về giầy xé
nương rẫy, phá hoại hoa màu làm thiệt hại nhiều cư dân trong vùng.
=> Điều đó cho thấy khi con người chặt phá rừng thì nơi sinh sống của
loài thú đã bò thu hẹp. Vì thế chúng phải đi tìm nguồn thức ăn ở những
vùng lân cận và gây nguy hiểm cho con người.
- Hiện nay, trái đất đang ngày càng nóng dần lên. Ngoài nguyên
nhân là do khí thải khiến cho tầng Ozôn bò thủng thì còn một nguyên
nhân khác đó là con người đã tàn phá rừng, khiến cho lá phổi của loài
người bò ảnh hưởng.
=> Rừng bò thu hẹp nên đã giảm chức năng điều tiết khí hậu tác động
xấu đến môi trường sinh thái.
=> Vậy bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
+ Kết bài :
- Nêu tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng
- Liên hệ bản thân
3.3 Nhận xét, thống kê chất lượng chung.
- Cách thực hiện:
+ Nhận xét khái qt những ưu điểm, hạn chế từ bài viết của học sinh.
+ Giáo viên thống kê điểm giỏi, khá, trung bình, yếu, kém từ các bài viết
của học sinh (có thể so sánh với các lớp khác cùng khối).
14


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

+ Giáo viên khéo léo tuyên dương, động viên, khích lệ ý thức học tập, ý
chí, tinh thần vượt khó vươn lên trong rèn luyện của học sinh.
- Tác dụng:
+ Giúp học sinh thấy được những ưu điểm và hạn chế mắc phải.
+ Tạo không khí thi đua giành điểm tốt trong các bài viết sau.

+ Kích thích, tạo niềm tin trong việc tự học, rèn luyện kĩ năng thực hành
tạo lập văn bản.
3.4 Chữa lỗi.
- Cách thực hiện: Giáo viên căn cứ vào các bước ở trên và nhất là chất
lượng bài viết của học sinh để nhận xét cụ thể và sửa chữa những lỗi thông
dụng mà các em thường mắc phải (nếu có) trong quá trình hành văn như: tìm
hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài; dùng từ đặt câu; xây dựng bố cục, trình bày…..
- Tác dụng:
+ Giúp học sinh nhận thấy và tìm ra được nguyên nhân mắc phải các lỗi
về nội dung, lỗi về hình thức.
+ Giúp học sinh rút kinh nghiệm và biết cách tự rèn luyện, khắc phục,
sửa chữa các lỗi mắc phải trong các bài viết sau.
* Ví dụ: Chữa lỗi cho học sinh trong bài viết của đề “Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”.
- Viết tắt, viết số, dùng kí hiệu tùy tiện:
+“Câu TN”. Sửa: Câu tục ngữ;
+ “…là 1 bài học về cách làm người”. Sửa: … là một cách làm
người;
+“ ⇒ câu tục ngữ khuyên chúng ta …”. Sửa: Như vậy câu tục ngữ
khuyên chúng ta …
+ …vv
- Sử dụng dấu câu chưa chính xác, chưa hợp lí:

15


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

+ “cha ông ta” đúc rút kinh nghiệm …” Sửa: cha ông ta đúc rút kinh
nghiệm …

+“Câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây là lời dạy bổ ích khiến cho
chúng ta phải suy nghỉ…”. Sửa: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là
lời dạy bổ ích khiến cho chúng ta phải suy nghĩ…;
+ …vv
- Viết câu chưa đúng:
+ “Qua câu tục ngữ nhắc nhở mọi người …” Sửa: Qua câu tục ngữ,
cha ông ta nhắc nhở mọi người …
+ “Trong cuộc sống của con người. Chúng ta nên ghi nhớ và thực
hiện tốt lời dạy…” Sửa: Trong cuộc sống, chúng ta nên ghi nhớ và thực hiện
tốt lời dạy…
+ …vv
- Dùng từ còn thô và chưa chuẩn xác:
+ “Một số thanh niên ngày nay không những đua đòi không lo lắng học
tập lao động. Họ còn mất dạy với cha mẹ đẻ…”. Sửa: Một số thanh niên
ngày nay không những đua đòi, không lo lắng học tập, lao động, mà còn có
một số hành động đi ngược lại đạo hiếu đối với cha mẹ…
+ Câu tục ngữ có một ý nghĩa rất là hay … Sửa: Câu tục ngữ có một ý
nghĩa sâu sắc …
+ …vv
3.5 Đọc và bình.
- Cách thực hiện: Giáo viên chọn một vài bài viết tốt (đoạn viết hay) rồi
đọc to trước lớp và tổ chức cho các em nhận xét, rút kinh nghiệm chung.
- Tác dụng: Tạo điều kiện cho các em chủ động trao đổi, chia sẻ và học
tập cái được, cái hay trong bài viết tập làm văn của bạn. Tạo sự yêu thích tìm
hiểu, đam mê học môn Ngữ văn.

16


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.


* Ví dụ: Em sẽ nói gì với các bạn về yêu cầu học nói trong câu tục ngữ:
“Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Thông qua phần bình luận của mình, Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn
lựa một trong những cách mở bài sau để rèn kĩ năng xây dựng đoạn:
+ Mở bài khẳng định:
Nhân dân ta từ xưa đã dạy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”…. Hoặc:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều lời dạy quý báu. Một trong
những lời dạy đó là: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Lời dạy trên rất bổ
ích giúp ta thành người có văn hóa, giao tiếp ứng xử hay trong cuộc sống.
=> Ở đây chúng ta đã khẳng định ngay vấn đề trong phần mở đầu để
hướng tới người đọc một lời khuyên thật quý báu và thực hiện lời khuyên
đó.
+ Mở bài nêu câu hỏi:
Ai có thể bảo ăn, nói, gói, mở là không cần phải học? ….. Hoặc: Ai bảo
học nói là dễ? Con người sinh ra người ta ai cũng biết ăn, biết nói, biết gói,
biết mở nhưng ăn, nói, gói, mở như thế nào thì mới trở thành người có văn
hóa? Vậy chúng ta hãy bàn bạc nêu ý kiến, bàn luận để làm sáng tỏ câu tục
ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
=> Để cho người đọc đưa vấn đề ngay phần mở đầu, cùng nhau bàn bạc ý
kiến, dùng lí lẽ, dẫn chứng phải chăng lời khuyên “Học ăn, học nói, học gói,
học mở” cần phải học không?
+ Mở bài bằng phân tích:
Ăn, nói, gói, mở xem ra là những việc dễ làm nhưng thật ra không dễ bởi
trong đó chứa đựng những quy ước về văn hóa, văn minh, lịch sự của con
người. Với cách ăn nói, ứng xử khéo léo sẽ gây được thiện cảm của mọi
người xung quanh, giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Vì thế, câu

17



Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” chính là lời khuyên bổ ích và có
ý nghĩa.
=> Đưa vấn đề ngay phần mở đầu, sau đó dùng lí lẽ, dẫn chứng và cuối
cùng đưa ra nhận xét về lời khuyên.
3.6 Hướng dẫn viết đoạn văn tham khảo.
- Cách thực hiện: Giáo viên cần chuẩn bị trước ở nhà một số đoạn văn
mẫu để lên lớp phân tích, củng cố cách xây dựng đoạn văn phần mở bài,
thân bài, kết bài cho học sinh.
* Ví dụ: viết phần mở bài, thân bài và kết bài cho đề bài: Phân tích nhân
vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
+ Đoạn mở bài:
(1) Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao là một trong những tác
phẩm xuất sắc nhất của văn học hiện thực Việt Nam (1932 -1945). (2) Nhân
vật lão Hạc trong truyện là tiêu biểu cho cuộc đời người nông dân Việt Nam
trước cách mạng: nghèo đói, bất hạnh nhưng trong sáng về tinh thần, giàu
tình cảm.
(Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) nêu xuất xứ của vấn đề: tác giả,
tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác à Câu (2) nêu vấn đề cần nghị luận: giới thiệu
tên nhân vật, báo trước đặc điểm nhân vật (khái quát) cần làm rõ ở phần thân
bài)
+ Đoạn thân bài:
(1) Cảm động và đáng khâm phục hơn cả, tuy lão Hạc không được
học hành, không có kiến thức nhưng lão có ý thức rất cao về lòng tự trọng.
(2) Trước khi tìm cho mình một “lối thoát”, lão đã gửi tiền cho ông giáo để
nói với hàng xóm giúp khi hậu sự và để cho lão ra đi thanh thản. (3) Lão
không nhờ vả và khước từ mọi sự giúp đỡ của ông giáo, “lão từ chối một


18


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

cách dường như hách dịch”, lão thà thiếu đói chứ không làm việc xấu xa ăn
cắp, ăn trộm như Binh Tư…
(Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) chuyển đoạn và nêu luận điểm
(tính cách nhân vật lão Hạc) à Câu (2,3) nêu dẫn chứng và lí lẽ.)
+ Đoạn kết bài:
(1) Lão Hạc là nhân vật tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của
người nông dân Việt Nam: nhân hậu, lương thiện, thương yêu con và có
lòng tự trọng cao. (2) Ngày nay không còn những cuộc đời như lão Hạc,
nhưng đó mãi là tấm gương sáng về tâm hồn, nhân cách để cho ta học tập.
(3) Đối với bản thân em, em sẽ luôn cố gắng học tập trở thành người có ích
và luôn tôn trọng, yêu thương mọi người.
(Trình tự lập luận, xây dựng đoạn: Câu (1) tóm tắt các tính cách nhân vật đã
phân tích à Câu (2) rút ra bài học à Câu (3) liên hệ bản thân, thực hiện tốt
vấn đề.)
- Tác dụng: Khắc sâu, củng cố cách xây dựng đoạn văn phần mở bài, thân
bài, kết bài cho học sinh.
3.7 Trao đổi bài và tự sửa chữa lẫn nhau.
- Cách thực hiện:
+ Phát bài viết cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc lại và sửa chữa những
lỗi đơn giản nhất mà bài viết mình còn mắc phải trên cơ sở lời phê, hướng
dẫn sửa chữa của giáo viên.
+ Tổ chức thành từng cặp cho học sinh trao đổi bài lẫn nhau cùng kiểm
tra, sửa chữa, góp ý về bài viết của nhau.
- Tác dụng: Ý thức tự học, khả năng giao lưu, hợp tác; thúc đẩy sự tự tin
trong việc tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và nhận xét về người

khác từ đó mà có kế hoạch phấn đấu rèn luyện bản thân.

19


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

*Ví dụ: Chữa về lỗi chính tả ( đôi bạn học tập sửa chữa lẫn nhau).
. “sã rác” chữa lại là “xả rác”
. “võ chuối” chữa lại là “vỏ chuối”
. “võ chai” chữa lại là “vỏ chai”
. “dục rác” chữa lại là “vứt rác”
. “chất thảy” chữa lại là “chất thải”
. “trích tụ” chữa lại là “tích tụ”


20


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

*. GIÁO ÁN MINH HỌA TIẾT TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN
Tuần ………..

Ngày soạn: …………

Tiết………….

Ngày dạy: …………
TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN

(Văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức; nhận thấy được nguyên nhân của những ưu, nhược
điểm trong bài viết tập làm văn (các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý;
cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn văn; bố cục và trình bày).
2. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo lí; kĩ năng tự sửa chữa và rút kinh nghiệm cho các bài viết sau.
3. Thái độ
- Có ý thức học hỏi và phấn đấu, thi đua lành mạnh trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: Chấm bài, tổng hợp chất lượng bài viết; soạn giảng.
- HS: Xem lại phần lí thuyết văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng,
đạo lí.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1. Ổn định lớp:
(Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn)
2. Giới thiệu bài mới:
* GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết trả bài.

21


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu của bài viết.
* Thao tác 1: Tìm hiểu đề bài.
- HS nhắc lại đề bài; GV chép đề * Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Ăn quả
bài lên bảng và hướng dẫn tìm hiểu nhớ kẻ trồng cây.”
đề.

- Dạng đề: Nghị luận về một vấn đề

- GV: Hãy nhắc lại kết quả tìm tư tưởng, đạo lí.
hiểu đề của em (cấu tạo của đề)? - Yêu cầu của đề bài: Phân tích,
Từ đó, em hiểu được như thế nào chứng minh làm sáng rõ một tư
về yêu cầu của đề bài?

tưởng, đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam.
- Phạm vi tư liệu: Kiến thức sách vở

- HS nhắc lại kết quả tìm hiểu đề và vốn sống
(…)
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa
về cách tìm hiểu đề của HS.
* Thao tác 2: Tìm ý.
- GV: Em hãy nhắc lại cách tìm ý - Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng:
của mình?

+Nghĩa đen: “Ăn quả” là ăn những

- GV: Em hãy giải thích các ý vừa trái cây chín, thơm, ngọt, bùi; “kẻ
tìm được.


trồng cây” là người vun trồng, chăm
bón cây, trái.
+Nghĩa bóng: hưởng thụ thành quả
của những người đi trước đã tạo ra.
- (Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng
cây?): “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thể
hiện được truyền thống đạo lí tốt đẹp
của cha ông ta và là nền tảng để hình
thành, phát triển và hoàn thiện nhân
22


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

cách con người.
- (Người trồng cây ở đây có thể hiểu
là những ai?): tổ tiên, ông bà, cha
mẹ, người nông dân, người công
nhân, thầy cô, các anh hùng liệt sĩ, …
- ( Nhớ người trồng cây, ta phải làm
như thế nào, làm ra sao?): chúng ta
phải có những hành động và việc làm
đúng đắn với những người đã tạo ra
thành quả
- (Suy nghĩ gì về lời dạy của câu tục
ngữ trên?):Câu tục ngữ là một lời
dạy đúng đắn, phù hợp với mọi thời
đại trong việc bồi dưỡng và rèn luyện
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa nhân cách con người
về cách tìm ý của HS.

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
* Thao tác 3: Làm dàn ý.
- GV: Cho HS nhắc lại cách lập 1. Mở bài:
dàn ý? Các ý trong từng phần được - Dân tộc Việt Nam vốn có truyền
em lựa chọn sắp xếp theo trình tự thống coi trọng đạo đức, ơn nghĩa
ra sao? Vì sao?

- Trích dẫn câu tục ngữ “Ăn quả nhớ

- HS nhắc lại cách làm dàn ý của kẻ trồng cây”
mình (…)

2. Thân bài:
2.1. Giải thích từ: “ăn quả”, “kẻ trồng
cây”
- “Ăn quả”: ăn những trái cây chín,
thơm, ngọt, bùi
23


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

- “Kẻ trồng cây”: người vun trồng,
chăm bón cây, trái.
→ Phải biết ơn khi hưởng thụ thành

quả của những người đã tạo ra. Đó là
hành động thể hiện truyền thống đạo
lí tốt đẹp của cha ông ta và là nền
tảng để hình thành, phát triển và hoàn

thiện nhân cách con người…
2.2. Người trồng cây có thể hiểu là tổ
tiên, ông bà, cha mẹ, người nông dân,
người công nhân, thầy cô, các anh
hùng liệt sĩ, …
2.3. Nhớ người trồng cây nghĩa là bây
giờ chúng ta phải có những hành
động và việc làm đúng đắn với những
người đã tạo ra thành quả…
2.4. Không thể chấp nhận lối sống
“ăn cháo đá bát”, “vong ơn bội
nghĩa”…
3. Kết bài:
- Câu tục ngữ là bài học đạo đức nhẹ
nhàng mà sâu sắc, thấm thía.
- Phấn đấu làm người trồng cây cho
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa thế hệ sau.
về cách lập dàn ý của HS:
+ Bố cục.
+ Cách sử dụng và cách sắp xếp

24


Một số điểm cần lưu ý khi soạn giảng tiết trả bài viết tập làm văn cấp THCS.

các ý trong từng phần của bài văn.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: Chữa và đọc bài:
* Thao tác 1: Chữa bài.

- GV: Trả bài viết cho HS
- GV: Từ kết quả thống kê được
sau khâu chấm bài, trước khi đi vào * Ưu điểm:
sửa lỗi, GV chú ý nêu những ưu - Xác định được các yêu cầu của đề
điểm trong bài viết của các em; sau bài
đó mới sửa các lỗi hình thức (lỗi - Bố cục cân đối, mạch lạc
nội dung đã chữa đan xen ở hoạt - Một số bài có cách diễn đạt trôi
động 1) mà các em mắc phải chảy, giàu hình ảnh (Bạn Hằng, Lê,
thường là các lỗi :

Đạt, …)

+ Viết tắt, viết số, dùng các kí hiệu * Nhược điểm:
tùy tiện

- Viết tắt, viết số, dùng kí hiệu tùy

+ Lỗi chính tả: dấu ngã, hỏi; phụ tiện:
âm ch/tr, r/x, d/gi,…

+“Câu TN”. Sửa: Câu tục ngữ;
+ “…là 1 bài học về cách làm
người”. Sửa: … là một cách làm
người;
+“ ⇒ câu tục ngữ khuyên chúng ta
…”. Sửa: Như vậy câu tục ngữ
khuyên chúng ta …
+ …vv

+ Lỗi dùng dấu câu: dấu chấm, dấu - Sử dụng dấu câu chưa chính xác,

phẩy, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, … chưa hợp lí:
+ “cha ông ta” đúc rút kinh nghiệm
…” Sửa: cha ông ta đúc rút kinh

25


×