Vai trò giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
Mục lục
Phần 1: Lý do chọn đề tài
1. Đặt vấn đề
2. Mục đích đề tài
3. Lịch sử đề tài
4. Phạm vi đề tài
Phần II: Nội dung công việc đã làm
1. Thực trạng đề tài
2. Nội dung cần giải quyết
3. Biện pháp giải quyết
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng
Phần III: Kết luận
1.Tóm lược giải pháp
2. Phạm vi đối tượng áp dụng
Trang
1
Vai trò giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài :
Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống và lao
động. Trong nhà trường, học sinh được tiếp thu những tri thức khoa học, những
kĩ năng cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu
của con người mới. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình
thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa
dạng.
Phương pháp giảng dạy và giáo dục ở các trường Tiểu học của nước ta đã
quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy
nhiên còn mang tính hình thức, đôi khi còn áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng
nghe nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai cho học sinh còn có biểu
hiện khắt khe, thiếu dân chủ, chủ yếu là giáo viên nhận xét, đánh giá. Bởi vậy
học sinh còn có những khuyết điểm về nhân cách như: rụt rè, thụ động, thiếu tự
tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng…
Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) là kiểu mô hình nhà trường
tiên tiến, hiện đại, tăng cường tương tác giữa giáo viên và học sinh, tạo bầu
không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện. Giáo viên phải tự trau dồi, nâng cao
trình độ. Ở mô hình trường học mới, học sinh không tiếp thu kiến thức một cách
thụ động mà ngược lại, các em chủ động làm việc độc lập với tài liệu, thao tác
với các đồ vật, quan sát trực tiếp, phân tích so sánh và tương tác với các bạn
cùng nhóm, tương tác với giáo viên và cộng đồng.
Năm học 2015-2016, Trường tiểu học Thị trấn Thạnh Hóa thực hiện giảng
dạy mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) ở các khối lớp 2,3,4,5 nhằm
thực hiện chủ trương đổi mới về phương pháp dạy, đổi mới về phương pháp học,
đổi mới phương pháp đánh giá học sinh, đổi mới tổ chức lớp học. Là năm thứ
hai thực hiện chương trình song bước đầu thực hiện tôi gặp không ít những khó
khăn, vướng mắc về tài liệu, về phân phối chương trình, về phương pháp và hình
thức dạy học và cả về nhận thức của cha mẹ học sinh…Chính vì thế, là một giáo
viên trực tiếp giảng dạy lớp học theo mô hình trường học mới VNEN, tôi mạnh
dạn tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu đề tài:“Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức
dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)”
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, biện pháp tổ chức dạy học mà ở
đó vai trò của người giáo viên được thay đổi thực sự: giáo viên không là người
truyền thụ kiến thức mà chuyển sang vai trò là người tổ chức, người hướng dẫn
trợ giúp học sinh. Hoạt động dạy học được thay đổi cơ bản so với dạy học
truyền thống, thể hiện ở hình thức tổ chức lớp học thành từng nhóm. Học sinh
chủ yếu là tự nghiên cứu, hợp tác với bạn và cùng với sự hỗ trợ của giáo viên để
tìm hiểu kiến thức. Học sinh được phát huy tốt hơn các kĩ năng sống, các nhóm
năng lực và phẩm chất.
Trang
2
Vai trò giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
III. Lịch sử đề tài:
Căn cứ vào tình hình của lớp phụ trách, sách hướng dẫn học, quy trình tổ
chức lớp học, cùng kinh nghiệm giảng dạy, đồng thời thúc đẩy nhóm hoạt động
có hiệu quả nên tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và thực nghiệm.
IV. Phạm vi đề tài:
Đề tài được áp dụng với tất cả học sinh tiểu học đang thực hiện mô hình
trường học mới VNEN.
Trang
3
Vai trũ giỏo viờn trong vic t chc dy hc theo mụ hỡnh trng hc mi Vit Nam (VNEN)
B NI DUNG CễNG VIC LM
1. Thc trng ti:
Nm hc 2015-2016, tụi c phaõn coõng dy lp 3/1 cuỷa trng Tiu
hc Th trn Thnh Húa vụựi tng s hc sinh laứ 32 em. õy l nm th hai bn
thõn thc hin mụ hỡnh trng hc mi VNEN nhng vn khụng trỏnh khi
nhng khú khn, vng mc bi cỏc lý do sau:
1.1 Vic dy ca giỏo viờn:
- Giỏo viờn cha nm chc c ni dung chng trỡnh mt cỏch tng th,
õy l iu khú khn khi phõn b thi lng ging dy v d kin nhng khú
khn m hc sinh mc phi nờn cha cú phng phỏp phự hp nht trong vic t
chc dy hc.
- Mc dự ó c tip thu cỏc chuyờn v i mi phng phỏp dy
hc, song giỏo viờn cha cú nhiu kinh nghim trong vic t chc lp hc theo
mụ hỡnh trng hc mi nh: thnh lp hi ng t qun cha thỳc y c s
phỏt trin v tỡnh cm, cha phỏt huy tớnh dõn ch hc sinh; giỏo viờn cha
thỳc y vai trũ ca cỏc ban.
1.2 Vic hc ca hc sinh:
- K nng c ca i a s hc sinh cha tt nờn cỏc em cha c v
nm rừ yờu cu, cha bit cỏch t chc nhúm mỡnh hot ng v hot ng cha
hiu qu.
- Mt s nhúm trng k nng iu hnh ch o nhúm cha hiu qu.
- Mt s hc sinh k nng giao tip hn ch, rt rố.
- Mt s cha m hc sinh cha quan tõm ụn c con em hc tp, ý thc
hp tỏc vi nh trng cũn thp.
2. Ni dung cn gii quyt :
Bn thõn nhn thy rng mụ hỡnh dy hc mi ó gn kt gia ni dung
dy hc vi i sng thc tin ca hc sinh, ca cng ng thụng qua hot ng
ng dng ca mi bi v khuyn khớch hc sinh tớch ly kin thc qua gia ỡnh
cng ng, rốn k nng gii quyt vn . Phng phỏp dy hc mi giỳp cỏc
em phỏt huy tt cỏc k nng giao tip, hp tỏc, t ỏnh giỏ ln nhau trong gi
hc, tng kh nng thc hnh, vn dng. Chớnh vỡ vy, tụi xỏc nh mt s ni
dung cn tỡm hiu c th:
- i mi phng phỏp dy
- i mi phng phỏp hc
- Huy ng s tham gia hng ng v h tr ca cỏc ph huynh hc sinh.
- Tỡm hiu quy trỡnh ca mt gi hc theo mụ hỡnh VNEN
Trang
4
Vai trò giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
- Tìm hiểu việc điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học phù hợp hoàn cảnh dạy
học và đặc điểm của học sinh.
3. Biện pháp giải quyết:
3.1. Đổi mới phương pháp dạy:
Trường học mới VNEN là nơi học sinh cùng nhau học tập để lĩnh hội
những kiến thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các em. Vai trò của giáo
viên thay đổi thật sự, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và khích lệ các em
tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử
dân chủ, bình đẳng. Tuy nhiên, một số giáo viên đôi khi vẫn còn nặng về vai trò
truyền thụ kiến thức. Một số học sinh chưa mạnh dạn, tự tin tham gia vào quá
trình học tập và các hoạt động giáo dục, kỹ năng sống còn hạn chế. Bởi vậy, khi
thực hiện mô hình trường học mới, hơn ai hết bản thân người giáo viên phải tích
cực đổi mới hoạt động sư phạm của mình với phương châm “Chuyển đổi từ
truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh, quá trình
tự học, tự giáo dục là trung tâm của hoạt động giáo dục”. Tôi hướng dẫn học
sinh sử dụng tài liệu hướng dẫn học để tự học, tự khám phá; tổ chức cho học
sinh hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức, kỹ năng mới thông qua quá trình
học tập mang tính hợp tác. Giáo viên không phải soạn bài nhưng dành thời gian
nghiên cứu kĩ bài học trước khi lên lớp, làm đồ dùng, sưu tầm tư liệu giúp học
sinh gắn kiến thức với thực tiễn; vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức phù
hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh, đánh giá hiệu quả đạt được sau
mỗi tiết dạy để có biện pháp cụ thể khắc phục những tồn tại ở tiết học sau.
Trong mỗi giờ dạy, giáo viên không giảng bài để truyền thụ kiến thức cho
học sinh mà hướng dẫn học sinh làm việc với tài liệu Hướng dẫn học qua hình
thức hoạt động nhóm có sự hỗ trợ của đồ dùng học tập. Khi tổ chức, hướng dẫn
học sinh, giáo viên phải quan sát tốt các tình huống xảy ra để phát hiện và kịp
thời giúp đỡ cá nhân, nhóm học sinh nếu các em có tín hiệu yêu cầu hoặc khi
các em đã hoàn thành nhiệm vụ học tập, giáo viên phải có khả năng tương tác
bằng lời nói, hành động mới điều khiển được các hoạt động học tập. Giáo viên
phải biết khuyến khích mọi cố gắng, nỗ lực, sáng kiến và những tiến bộ dù là
nhỏ nhất của học sinh để những học sinh vốn rụt rè, nhút nhát dần trở nên mạnh
dạn, tự tin hơn.
Mặc khác để phát huy tốt năng lực học sinh năng khiếu tôi đưa ra các bài
tập nâng cao hay câu hỏi khó rồi kín đáo bỏ vào hộp thư cá nhân của học sinh,
sau đó nói nhỏ với học sinh: “Em có thư” để học sinh đến lấy và hứng thú giải
quyết, Cuối tiết học hoặc trong giờ ra chơi cho em đó được nói về bức thư của
mình và hướng giải quyết. Nếu làm tốt, giáo viên khen ngợi và tuyên dương
trước lớp. Nếu học sinh không làm được giáo viên giúp học sinh giải quyết và
không quên động viên học sinh. Có thể ra thêm bài tập tương tự để học sinh làm
được từ đó các em tự tin và hứng thú hơn.
Trang
5
Vai trò giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
3.2. Đổi mới phương pháp học:
Ở mô hình trường học mới, học sinh không tiếp thu kiến thức một cách
thụ động mà ngược lại các em chủ động làm việc độc lập với tài liệu, thao tác
với các đồ vật, quan sát trực tiếp, phân tích so sánh với các bạn cùng nhóm,
tương tác với giáo viên và cộng đồng. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện
“ 10 bước học tập”. Quá trình chiếm lĩnh tri thức được khởi đầu bằng việc học
sinh đọc và viết tên bài học tiếp đến là việc đọc mục tiêu bài học- Đây là việc
đầu tiên của học sinh phải biết mình làm cái gì trong bài học này. Hoạt động cơ
bản là quá trình tự trải nghiệm, nghiên cứu tài liệu, bắt đầu từ cá nhân và trao
đổi trong nhóm. Đặc trưng phương pháp dạy học hợp tác nhóm là học sinh trước
hết phải làm việc cá nhân để có ý kiến riêng của mình, sau đó nói với nhau, đưa
ra ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của các bạn để hoàn thiện thêm ý kiến
của bản thân…Do vậy, học sinh được tạo nhiều cơ hội hơn để diễn đạt, mở rộng
suy nghĩ và rèn luyện kĩ năng nói, từ đây kĩ năng giao tiếp sẽ phát triển.
.
Trong giờ học, giáo viên tổ chức cho các nhóm trưởng điều khiển nhóm
mình hoạt động. Dưới sự điều hành của nhóm trưởng, các nhóm nghiêm túc học
bài và hăng hái thảo luận mỗi khi có chủ đề đưa ra. Chính vì vậy, người giáo
viên phải “tập huấn” nhóm trưởng về cách điều khiển hoạt động nhóm, Nhóm
trưởng phải biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm sao
cho tất cả các bạn đều tham gia hoạt động, đều được thể hiện, được bày tỏ ý
kiến. Tránh hiện tượng học sinh ngồi nói chuyện hoặc không chịu khó suy nghĩ
mà chỉ trong chờ vào giáo viên và các bạn. Đặc biệt, giáo viên phải biết huy
động những học sinh học tốt trong lớp để giúp mình hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm
tra đánh giá bạn.
Ví dụ: Một số câu hỏi khuyến khích các thành viên trong nhóm tham gia
thảo luận như:
- Bạn nghĩ thế nào về điều này?
- Ai đồng ý? Ai không đồng ý? Vì sao?
- Các bạn khác nghĩ thế nào?
- Bạn… cho chúng tôi biết ý kiến của bạn đi!
- Tôi không biết. Bạn nghĩ sao?
Để đạt được các câu hỏi trên nhằm nuôi dưỡng cuộc thảo luận, đòi hỏi
học sinh phải được thực hành rất nhiều. Nhưng các em sẽ biết cách sử dụng các
câu hỏi rất nhanh nếu được giáo viên làm mẫu và thường xuyên khuyến khích
các em. Cũng có thể trong thời gian đầu, giáo viên viết câu hỏi lên bảng để học
sinh thực hành và làm quen khi thảo luận nhóm.
Với cách làm đó, tôi không còn bắt gặp hình ảnh cả lớp ngồi im lặng nghe
thầy cô giảng bài nữa, mà thay vào đó là những nhóm học sinh ngồi thảo luận và
làm bài tập trong tài liệu theo yêu cầu. Qua đó, phát huy tính tích cực, chủ động,
ý thức tự học, tự giải quyết vấn đề và tinh thần hợp tác chia sẻ của học sinh. Học
Trang
6
Vai trò giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
sinh ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn nhiều. Không khí học tập của học sinh rất
sôi nổi và thoải mái.
3.3. Huy động sự tham gia hưởng ứng và hỗ trợ của phụ huynh học
sinh.
Ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động tuyên truyền đến phụ huynh học
sinh về mô hình trường học mới VNEN, việc trang trí lớp được phụ huynh nhiệt
tình chia sẻ, đồng thuận về cách làm và hỗ trợ trang trí lớp học. Xung quanh lớp
học được trang bị các phương tiện hỗ trợ học tập như: Góc học tập của em, Thư
viện của em, hộp thông tin “Những điều em muốn nói”, bảng thông tin “Ngày
vui đến trường”, bảng “10 bước học tập” , bảng “Nội quy lớp học” , “Hộp thư
bè bạn” tất cả đã tạo nên một không gian và môi trường học tập thân thiện.
Góc học tập là nơi để các đồ dùng học tập của học sinh và các vật dụng để
làm đồ dùng trực quan trong các môn học. Các vật dụng này không cố định mà
được thay đổi, linh động theo kế hoạch dạy học. Tôi huy động cả học sinh và
phụ huynh tham gia chuẩn bị các đồ dùng học tập để góc học tập trở nên phong
phú và phục vụ tốt cho việc học của các em. Đây là nơi trưng bày những sản
phẩm học tập, những bài văn hay, những trang vở đẹp của học sinh.
Ngoài ra, trong mỗi bài học của các em không chỉ có phần lĩnh hội kiến
thức mới, mà còn có phần để các em thực hành kiến thức và ứng dụng ( Hoạt
động ứng dụng). Cộng đồng chính là nơi trẻ sinh sống, nơi trẻ ứng dụng nhiều
điều đã được học tập, là nơi cung cấp nhiều nguồn thông tin nhất. Do đó rất cần
sự tham gia, đồng hành của các bậc phụ huynh trong việc giáo dục toàn diện cho
con em mình. Vì vậy, việc tổ chức các tiết dạy mẫu, hướng dẫn cách tổ chức tự
học ở nhà cho các em đến với phụ huynh học sinh luôn được tôi quan tâm và
tiến hành ngay từ đầu năm học, tôi giới thiệu với phụ huynh những việc có thể
làm để giúp trẻ liên hệ bài học với thực tế cuộc sống như:
- Lắng nghe trẻ chia sẻ những điều trẻ được học từ trường.
- Yêu cầu trẻ chia sẻ vắn tắt phần ứng dụng của bài học mà trẻ cần hoàn
thành.
- Hướng dẫn trẻ hoàn thành phần ứng dụng của bài học để chuẩn bị cho
buổi học ngày hôm sau.
- Chia sẻ với trẻ những kinh nghiệm, hiểu biết của mình có liên quan đến
nội dung, chủ đề mà trẻ quan tâm, thích thú.
- Động viên, khuyến khích việc học tập của trẻ.
- Cung cấp kinh nghiệm, sản vật truyền thống ở địa phương để đưa vào
nội dung bài học.
Ở mô hình VNEN, sự hỗ trợ của phụ huynh không chỉ dừng lại ở việc
đóng góp hỗ trợ về kinh phí hay trang trí lớp học mà cần hình thành thói quen
"làm bạn cùng con" trong việc học, nhất là việc hỗ trợ các con giải quyết các bài
tập ứng dụng. Qua đó nhằm nâng kỹ năng quản lý, xử lý tình huống, phát huy
phẩm chất và năng lực cá nhân trong từng em học sinh.
Trang
7
Vai trò giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
3.4. Tìm hiểu quy trình 5 bước của một giờ học theo mô hình VNEN
3.4.1 Gợi động cơ, tạo hứng thú ( bước khởi động)
- Kết quả cần đạt:
+ Kích thích tính tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học;
học sinh cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình.
+ Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.
- Cách làm: đặt câu hỏi; đố vui; kể chuyện; đặt một tình huống; tổ chức
trò chơi… có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng học sinh.
Ví dụ: Hát bài hát “Quê hương tươi đẹp” khi học bài “Gắn bó với quê
hương” hoặc cho học sinh tham gia trò chơi “Hát với nhau” - bài hát phải có
tên một loài thực vật hoặc động vật trước khi vào bài “Thế giới thực vật và động
vật quanh em” ( Tự nhiên và Xã hội lớp 3)……
3.4.2. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm
- Kết quả cần đạt:
+ Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để chuẩn bị
học bài mới.
+ Học sinh trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội
dung kiến thức, những thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.
- Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với học sinh. Có
thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ hoặc cá nhân từng học sinh.
Ví dụ 1: Bài 22C: Để thành người sáng tạo ( tài liệu Hướng dẫn học
Tiếng Việt- Tập 2A) - Hoạt động 1: Đọc tên những cây cầu trong hình – học
sinh quan sát nêu tên các cây cầu có trong hình và tìm thêm tên các cây cầu khác
trước khi chuyển sang hoạt động đọc và tìm hiểu bài đọc “Cây cầu”- Đây là
một trải nghiệm cần thiết, thu hút sự chú ý của học sinh, tạo sự gắn kết các nội
dung bài học.
Ví dụ 2: Với bài “Ôn tập các bảng nhân và bảng chia” ( tài liệu Hướng
dẫn học Toán lớp 3 trang 15), trước khi vào tiết học, giáo viên tổ chức học sinh
tham gia trò chơi “ Kết bạn”. Các em sẽ biết nếu “kết 4” mà lớp mình có 32 bạn
thì sẽ thành lập được 8 nhóm, nếu “kết 5” thì lớp mình sẽ thành lập được 6 nhóm
và dư 2 bạn.
Thông qua trò chơi, học sinh sẽ cảm thấy trò chơi mình tham gia rất vui,
rất gần gũi bản thân, trò chơi còn kích thích tính tò mò, khơi dậy hứng thú trong
học tập giúp các em muốn tiếp tục được trải nghiệm kiến thức mới.
3.4.3. Phân tích- khám phá- Rút ra kiến thức mới
- Kết quả cần đạt:
+ Huy động vốn hiểu biết, khái niệm hay quy tắc lý thuyết, thực hành
mới.
Trang
8
Vai trò giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
+ Nếu là một dạng toán mới thì học sinh phải nhận biết được dấu hiệu,
đặc điểm và nêu được các bước giải dạng toán này.
Ví dụ: Với bài toán: “Lan có 35 quyển vở, số vở của chị nhiều hơn Lan
12 quyển . Hỏi cả hai chị em có bao nhiêu quyển vở?
Học sinh nhận biết được: Phép tính thứ nhất: Tìm số vở của chị ( từ khóa
“nhiều hơn”); Phép tính thứ hai: Tìm số vở của cả hai chị em ( từ khóa “cả
hai”).
- Cách làm: Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp
học sinh thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học.
Có thể sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm…
nhằm kích thích tính tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá, phát hiện của học
sinh….
3.4.4. Thực hành
- Kết quả cần đạt:
+ Học sinh nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc; làm các bài tập áp dụng
dạng cơ bản theo đúng quy trình.
+ Học sinh biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong
giải các dạng cơ bản.
- Cách làm :
+ Thông qua việc giải các bài tập rất cơ bản để học sinh rèn luyện việc
nhận dạng, áp dụng các bước giải và công thức cơ bản (đối với môn Toán). Giáo
viên quan sát, giúp học sinh nhận ra những khó khăn của mình, nhấn mạnh lại
quy tắc, thao tác, cách thực hiện.
+ Có thể giao bài tập cho cả lớp, cho từng cá nhân hoặc theo nhóm, theo
cặp…
3.4.5. Vận dụng
- Kết quả cần đạt:
+ Học sinh củng cố, nắm vững nội dung kiến thức đã học.
+ Vận dụng được kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt những
tình huống gắn với thực tế đời sống hằng ngày.
+ Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.
- Cách làm:
+ Học sinh vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội
dung bài đã học.
+ Khuyến khích học sinh diễn đạt theo ngôn ngữ, cách hiểu của chính em.
Khuyến khích học sinh tập phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lý lẽ, có lập luận.
Trang
9
Vai trò giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
Ví dụ: Khi học bài “Chăm sóc cây trồng, vật nuôi”- HĐGD Đạo đức
(Tiết 2)- Ở hoạt động nối tiếp để vận dụng kiến thức và khuyến khích học sinh
diễn đạt – Tôi tổ chức cho Ban học tập chia sẻ nội dung:“Bạn đã làm gì để
chăm sóc cây trồng, vật nuôi? Hãy viết vào giấy và đặt vào hộp thư bè bạn để
chia sẻ cùng các bạn”. Qua hoạt động học sinh được tạo nhiều cơ hội hơn để
diễn đạt, mở rộng suy nghĩ và rèn luyện kĩ năng viết.
3.5. Tìm hiểu việc điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học, lựa chọn hình
thức tổ chức dạy học phù hợp hoàn cảnh và đặc điểm của học sinh.
Tài liệu dạy và học trong mô hình trường học mới được gọi là tài liệu “3
trong 1”. Vì tài liệu “Hướng dẫn học” thay thế 3 loại sách: Sách giáo khoa, sách
giáo viên, vở bài tập. Tài liệu thể hiện sự tương tác giữa học sinh, giáo viên và
cha mẹ học sinh, cộng đồng. Học sinh tích cực, tự giác, hứng thú trong việc khai
thác tài liệu, sử dụng đồ dùng học tập, hướng dẫn các hoạt động ứng dụng sau
mỗi bài học, giúp các em biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, thấy rõ
lợi ích thiết thực những điều được học đối với bản thân, gia đình, cộng đồng.
Cha mẹ học sinh cũng đã biết con học gì, học như thế nào, từ đó giúp con nhiều
hơn trong việc liên hệ, ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống .
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện bản thân và các đồng nghiệp nhận thấy
những nội dung, hình thức trong tài liệu chưa thích ứng với hoàn cảnh dạy học
và đặc điểm học sinh. Vì vậy việc điều chỉnh tài liệu VNEN là cần thiết vừa làm
cho chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục tốt hơn, vừa nâng cao năng lực
nghiên cứu sư phạm, ý thức chủ động, sáng tạo của mỗi giáo viên- người trực
tiếp sử dụng tài liệu.
Việc điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học phải đảm bảo yêu cầu về chuẩn
kiến thức và kĩ năng; phù hợp với học sinh; phù hợp với năng lực của giáo viên
và các điều kiện của địa phương; phù hợp nguyên tắc, cấu trúc tài liệu theo mô
hình VNEN. Cần xây dựng bảng tiêu chí cho việc điều chỉnh tài liệu VNEN.
Giáo viên nên phân tích tài liệu theo những tiêu chí này và tạo ra các thay đổi
cần thiết trước khi học sinh được đọc tài liệu hướng dẫn học. Như vậy, các
hướng dẫn của giáo viên sẽ phù hợp với môi trường và nhu cầu của học sinh,
quá trình giáo dục sẽ cuốn hút học sinh tham gia một cách tích cực hơn. Giáo
viên tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên phải dựa
vào đối tượng học sinh và thực tế của lớp học để lựa chọn phương pháp và hình
thức dạy học phù hợp.
Ví dụ 1: Đối với bài “Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số” Hướng
dẫn học Toán 3 quyển 1B. Ở hoạt động 3 hoạt động cơ bản với logo làm việc cá
nhân.
Đây là tiết học đầu tiên trong phần chia, tôi hướng dẫn các em ước lượng
thương. Giáo viên quan sát, theo dõi và hỗ trợ cho học sinh, nếu thấy nhiều học
sinh trong lớp không làm được thì tôi linh động tổ chức dạy học cả lớp để hướng
dẫn kĩ hơn cách ước lượng thương, sau đó mới cho các em tiếp tục thực hành.
Ví dụ 2: Tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 3 – Tập 2B
Bài 28C: Vui chơi có những lợi ích gì?
Trang 10
Vai trò giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
A. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Logo nhóm- cần chỉnh logo hoạt động chung cả lớp. Vì yêu
cầu của hoạt động là cả lớp hát một bài về vui chơi hoặc thể thao.
Ví dụ 3: Tài liệu Hướng dẫn học Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Bài 17: Thế giới thực vật và động vật quanh em ( Tiết 2)
B. Hoạt động thực hành
Hoạt động 3: Ra sân trường, quan sát và ghi nhớ một số đặc điểm, hình
dạng về cây cối và con vật.
Với nội dung trên, tôi hướng dẫn học sinh xem đoạn video, ghi nhớ một
số đặc điểm các con vật, cây cối và trình bày. Tôi không quên giáo dục và rèn kĩ
năng diễn đạt của các em bằng hình thức: “Hãy viết một câu thể hiện việc em đã
làm để chăm sóc và bảo vệ cây cối, con vật và đặt vào hộp thư bè bạn”. Sau đó
ban học tập chia sẻ cùng các bạn nội dung trên và nêu được mong muốn của
mình sau giờ học này. Sự điều chỉnh ấy bước đầu đã cho thấy hiệu quả: giờ học
sinh động, hình ảnh phong phú đa dạng; các em tiếp thu bài một cách chủ động,
tự tin trình bày ý kiến của riêng mình, phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua việc
chia sẻ nội dung học tập, …
4. Kết quả chuyển biến:
Với thực trạng đầu năm và qua những biện pháp đã áp dụng, tôi nhận thấy
lớp có sự tiến bộ rõ rệt. Không khí lớp học tự nhiên, nhẹ nhàng thân thiện, hoạt
động của thầy và trò đồng bộ. Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, học sinh
lớp tôi đã tự giác hơn trong học tập, tự tin hơn trong giao tiếp, quan hệ cô- trò
ngày thêm khắng khít, không còn khoảng cách, là niềm tin vững chắc nơi các
em. Các em được phát huy năng lực tự học, học sinh có nhiều cơ hội độc lập suy
nghĩ, bộc lộ ý kiến riêng khi làm việc cá nhân và có nhiều cơ hội phát huy năng
lực hợp tác trong nhóm. Học sinh mạnh dạn hơn khi đánh giá quá trình học tập
của mình và của bạn. Một số em có tính nhút nhát đã dần trút bỏ được sự tự ti và
trở nên mạnh dạn, tự tin để thể hiện khả năng của bản thân mình. Cha mẹ học
sinh đã hiểu được lợi ích từ mô hình này đối với con em họ và nhiệt tình hưởng
ứng. Từ đó, bước đầu cho thấy được sự thành công trong việc áp dụng đề tài vào
thực tế giảng dạy.
Trang 11
Vai trò giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
III. KẾT LUẬN:
1. Tóm lược giải pháp:
Để dạy học theo mô hình VNEN hiệu quả, giáo viên phải vừa là người
thầy, vừa là người bạn của học sinh để có thể tư vấn, chia sẻ những khó khăn,
vướng mắc các em cần được giải đáp. Sự ân cần, gần gũi, quan tâm đến các em
trong quá trình học tập sẽ giúp các em tự tin khám phá, tự tin trong giao tiếp.
Chính điều này giúp giáo viên thành công rất nhiều trong quá trình giảng dạy.
Mỗi giáo viên cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, có sự hiểu biết sâu
sắc về các vấn đề xã hội để sẵn sàng đáp ứng mọi thắc mắc của học sinh. Điều
quan trọng nhất là tấm lòng tâm huyết của giáo viên, lòng yêu thương học sinh,
giúp các em có động lực để học tốt. Cần khen ngợi, khuyến khích học sinh dù là
sự tiến bộ nhỏ. Vì thế, vai trò của giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo mô
hình trường học mới ( VNEN) là hết sức quan trọng, phải thay đổi thật sự, muốn
vậy, người giáo viên cần chú ý một số việc sau:
- Việc điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học phải đảm bảo yêu cầu về chuẩn
kiến thức và kĩ năng; phù hợp với học sinh; phù hợp với năng lực của giáo viên
và các điều kiện của địa phương; phù hợp nguyên tắc, cấu trúc tài liệu theo mô
hình VNEN. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu hướng dẫn học để tự
học, tự khám phá; tổ chức học sinh phát hiện kiến thức, kỹ năng mới thông qua
quá trình học tập mang tính hợp tác.
- Trong các tiết học giáo viên cần quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra kết
quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, nhóm theo tiến trình dạy học. Đồng thời có
những biện pháp hỗ trợ kịp thời khi các em cần sự hỗ trợ. Giáo viên cần đưa ra
những đánh giá công tâm giúp học sinh tiến bộ trong mọi hoạt động.
- Giáo viên cần linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học sao cho phát
huy tính tự giác, sáng tạo của học sinh phù hợp hơn với đặc điểm của từng lớp
học, môn học.
- Mô hình trường học mới VNEN là “luồng gió mới” góp phần tích cực
làm thay đổi tư duy trong dạy và học. Thực hiện mô hình này đòi hỏi người giáo
viên thật sự kiên trì, tích cực tự học, tự bồi dưỡng, luôn quan tâm, chia sẻ, động
viên học sinh để các em tự tin học tập. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và cộng
đồng để nhận được sự hỗ trợ.
Với nội dung và biện pháp đã áp dụng, tôi tin tưởng vào sự đổi mới tích
cực và toàn diện trong lĩnh vực giáo dục đào tạo mà mô hình “Trường học mới
tại Việt Nam” mang lại. Đây đang và sẽ là tâm điểm cho những giáo viên thật sự
tâm huyết, yêu nghề và tất cả vì sự tiến bộ của học sinh thân yêu. Những mầm
tài năng đang cần được nuôi dưỡng và hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp trong
tương lai.
Trang 12
Vai trò giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
2. Phạm vi đối tượng áp dụng :
Đề tài áp dụng hiệu quả, thực nghiệm trên lớp mình phụ trách và được
nhân rộng trong toàn khối. Áp dụng cho tất cả học sinh theo học tại các trường
tiểu học đang thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)./.
Thạnh Hóa, ngày 5 tháng 04 năm 2016
Người viết
Lâm Nhất Tâm
Trang 13