Vai trò của giáo viên trong việc dạy tiếng anh cấp tiểu học
I . THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ :
- Hiện nay , việc giảng dạy tiếng Anh cấp tiểu học đã được quan tâm hơn
rất nhiều ở các trường tiểu học , đối tượng là học sinh lớp 3 , 4 và 5 . Tuy nhiên
việc dạy và học môn Tiếng Anh ở cấp tiểu học hiện nay vẫn chưa được gọi là
đi vào khuôn khổ một cách đúng nghĩa . Song , chúng ta phải nhận thấy rằng
việc học tiếng Anh ở thời điểm này chính là sự khởi đầu cho việc xây dựng nền
móng trí thức thật cơ bản cho học sinh . Là điều kiện cần để các em tiến bước
đến cấp học cao hơn. Do vậy , việc dạy và học tiếng Anh cấp tiểu học là một vấn
đề rất đáng quan tâm.
II. LÝ DO ĐẶT VẤN ĐỀ :
- Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng anh cấp tiểu học , tôi
luôn trăn trở : “ Làm thế nào để giúp học sinh học Tiếng Anh tốt hơn ?” ; “ Cần
có những biện pháp nào để giúp các em thích học môn Anh Văn ? ” . Và trong
các vấn đề tôi đặt ra , tôi nhận thấy chính người Thầy là nhân tố quyết định .
Vì thế , tôi quyết định chọn đề tài “ Vai trò của giáo viên trong việc dạy tiếng
Anh cấp tiểu học .” , để cùng chia sẽ với đồng nghiệp và cũng chính là cách tốt
nhất để đón nhận những kinh nghiệm quý báo từ đồng nghiệp .
III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT :
1. Cơ Sở Lý Luận :
Trước tiên ta phải xem xét yếu tố tác động đến sự tiếp thu của ngôn ngữ thứ
hai và những tác động làm cản trở việc tiếp thu ngôn ngữ thứ
hai .
Trên thực tế , khi học sinh bắt đầu tiếp thu một ngôn ngữ mới ngoài tiếng mẹ
đẻ , giống như các em mới bắt đầu tập đi . Nếu các hoạt động học tập trong lớp
đơn điệu và khó khăn sẽ vô tình tạo ra một áp lực nặng nề cản trở việc tiếp thu
của các em. Hơn nữa , kết quả ( điểm thấp ) cũng làm cho các em chán nản
không muốn học nữa.
Thời gian học của các em chỉ 2 tiết / tuần , nên tình cảm thái độ của các em
giáo viên chuyên khó nắm bắt được. Vì vậy, vai trò của người giáo viên như thế
nào để giúp các em yêu thích môn Anh Văn .
2. Thực Trạng Của Việc Học Tiếng Anh Của Học Sinh :
Trong suốt thời gian giảng dạy , tôi nhận thấy đa số học sinh thích học tiếng
Anh ( trên 70 % ) . Tuy nhiên số học sinh còn lại thiếu tập trung , lơ là và lo
chuyện riêng. Theo bản thân tôi nghĩ , các em học sinh yếu ngại không dám phát
biểu , sợ sai , sợ các bạn cười .
Từ những thực trạng trên , tôi nhận thấy vai trò người Thầy là điều kiện tiên
quyết để giúp các em học sinh chưa quan tâm đến việc học tiếng Anh ,hay
những em học sinh ( yếu ) chưa tập trung vào việc học của mình.
3. Các Biện Pháp Tiến Hành :
3.1 . Đối với người Thầy .
a. Về bản thân :
- Lập kế hoạch cụ thể cho mình để bắt đầu một năm học mới.
- Lên kế hoạch dạy học theo tuần , tháng , năm .
Trần Kim Tuyết Trường Tiểu học Long Hưng
1
Vai trò của giáo viên trong việc dạy tiếng anh cấp tiểu học
- Ôn lại những phương pháp được tập huấn ở Phòng hay ở Sở , những
kinh nghiệm giảng dạy các năm học trước .
- Tạo cho mình một thói quen vừa vui tươi vừa thân thiện, giúp học sinh
dễ gần hơn và thích học hỏi nhiều hơn.
- Có tinh thần , trách nhiệm với công việc giảng dạy . Tận tâm với nghề .
b . Về chuyên môn :
- Cấp tiểu học, Khi các em mới bắt đầu tiếp cận một ngôn ngữ mới , các
em làm quen với những từ , mẫu câu đơn giản. Chính vì thế người giáo viên cần
nắm những yếu tố sau :
+ Nắm vững kiến thức, trọng tâm cần truyền đạt khi lên lớp .
+ Bám sát theo nội dung của bài .
+ Dạy đúng theo phân phối chương trình mình đã lập .
+Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học cho tốt ( như tranh ảnh ,
posters , máy nghe ....)
+ Tạo cho lớp học một không khí thật vui tươi , sinh động bằng các
trò chơi . Vì đối với một ngôn ngữ nước ngoài các em mới làm quen , học mà
chơi , chơi mà học .
+ Tạo ra những tình huống đơn giản để giới thiệu từ , hay mẫu câu
+ Phải có sự đầu tư sâu cho từng tiết dạy.
+ Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm , vững
về chuyên môn , vận dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới ngày càng
hay hơn . Tóm lại , có một câu nói đáng suy ngẫm của Clifford Prator : “ Hãy
điều chỉnh cho thích hợp , đừng chấp nhận một cách máy móc .” . Giáo viên dạy
ngoại ngữ là người ở vị trí thích hợp nhất để áp dụng câu nói này.
3.2 Về phía nhà trường.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các cuộc thi , hội thảo và tập
huấntiếng Anh do Phòng GD- Sở GD tổ chức .
- Điều chỉnh cơ sở vật chất cho phù hợp : Phòng học đủ ánh sáng , đủ độ
rộng , thoáng , thích hợp để học sinh có hứng thú khi vào học.
- Cung cấp đầy đủ đồ dùng trực quan , trang thiết bị giảng dạy hỗ trợ cho
giáo viên trong giảng dạy.
3.3 Trong công tác giảng dạy . “ Người thầy giáo hầu như đứng
giữa một vòng chằng chịt những mảnh gương hàng trăm con mắt sắc sảo, dễ
cảm xúc, biết ghi lại một cách kì diệu tất cả ưu điểm , khuyết điểm của họ ”
( Kalinin- Nhà giáo dục Nga ).
Tính tích cực của học sinh trong giờ lên lớp không chỉ phụ thuộc vào trình
độ tinh thông khoa học và nghệ thuật sư phạm của giáp viên mà còn phụ thuộc
vào thái độ của giáo viên đối với học sinh . Sự dịu dàng khéo léo tế nhị , sự
nghiêm khắc khi cần thiết , sự ân cần thể hiện qua ánh mắt , nụ cười đều có ý
nghĩa nhất định đối với học sinh . Trong giờ lên lớp , giáo viên cần giữ thái độ ,
nhịp độ vừa phải , không nên gay gắt , nói to nhất là khi vấn đáp học sinh , khi
giải thích và cũng cố kiến thức . Sự bình tỉnh , kiên trì là rất cần thiết với học
sinh trong giờ lên lớp , nhất là học sinh trả lời ấp úng , chưa rỏ vấn đề. Giáo viên
phải biết kiên trì lắng nghe học sinh trình bày , cho dù việc đó làm mất thời gian.
Trần Kim Tuyết Trường Tiểu học Long Hưng
2
Vai trò của giáo viên trong việc dạy tiếng anh cấp tiểu học
Không nên nóng nảy , mạt sát học sinh, làm như thế sẽ đưa học sinh đến chỗ
ghét giáo viên và ghét bộ môn của giáo viên dạy .
Sự khéo léo ứng xử của giáo viên làm tăng uy tín của giáo viên đối với
học sinh , làm cho các em tự tin , lạc quan tin tưởng vào sự cố gắng của mình ,
có nghị lực hơn và quý trọng giáo viên hơn .
Khang là một học sinh lớp 3 , nghich ngợm , chọc phá bạn bè , không để ý
đến việc học tiếng Anh . Khi đọc những từ mới về màu sắc như “ blue , black ...
” , em ngại không dám đọc vì có âm / b / rất khó để kết hợp với từ “ blue ” . Khi
được cô giáo gọi đứng lên đọc từ “ blue ” , em chỉ đọc “ lu ” theo tiếng Việt .
Cô giáo khen em trước cả lớp “ bạn Khang hôm nay đọc được từ chỉ màu sắc rồi
, cả lớp cho bạn một tràng pháo tay nào? - Nhưng cả lớp chú ý nhé “ blue ” có
âm / b/ cả lớp đọc theo cô nè / b / , /b/ , /b / , “ blue ”- Bạn Khang đọc lại từ đó
lần nữa xem nào , bạn Khang rất vui và đọc to mặc dù từ đó em đọc chưa chuẩn
xác. Cứ thế , mỗi lần dạy từ mới , hay mẫu câu mới bạn rất thích giơ tay để được
cô giáo gọi .
3.4 Trong công tác giáo dục . Công tác giáo dục là một vấn đề
phức tạp của người giáo viên , nhất là giáo viên chủ nhiệm, trong công tác
giảng dạy của giáo viên dạy lớp hay giáo viên chuyên .
Người giáo viên cần có thái độ ân cần , và yêu cầu cao đối với học sinh,
dù cấp học nào cũng theo nguyên tắc : “ Hãy tôn trọng con người đến mức cao
nhất ”. Song dù tôn trọng hay đòi hỏi ở người học sinh , người giáo viên cần
xuất phát từ sự chân thành , tình yêu thương hết mực học sinh vì tài năng của
nhà giáo dục là tài năng của lòng thương yêu và lòng trung thành . Nếu trong
thái độ , cử chỉ , lời nói của bạn dù là nghiêm khắc hay dịu dàng mà xuất phát từ
tình thương chân thật với học sinh – các em sẽ cảm nhận thấy điều đó , thể hiện
sự khéo léo đối xử biểu hiện tự nhiên của cá nhân giáo viên . Không có một
nghề nào mà lòng yêu nghề lại có ý nghĩa lớn lao và thiếu nó sẽ đem lại sai lầm
lớn như trong nghề dạy học . Lòng yêu trẻ không chỉ là cảm xúc khoảnh khắc
mà phải là đức tính đầu tiên , không có nó thì không thể trở thành một nhà giáo
dục tốt và không thể có tình cảm chân chính về sự khéo léo đối xử .
Trong giao tiếp , ứng xử với học sinh là một nghệ thuật – nghệ thuật đi
vào lòng người . Vì vậy , người thầy giáo nếu hiểu đúng ra còn là một nhà nghệ
sĩ . Nói như thế có nghĩa là mỗi lứa tuổi , mỗi cấp học , mỗi học sinh cần phải có
cách ứng xử riêng .
Đối với học sinh tiểu học , do còn nhỏ về mọi phương diện , trẻ em có
nhu cầc được quan tâm , giúp đỡ . Mọi thái độ , hành vi của các em còn mang
màu sắc xúc cảm . Trẻ lứa tuổi này tư duy bằng cảm xúc , màu sắc , âm thanh ...
.Lúc còn nhỏ , bố mẹ , cô mẫu giáo là thần tượng của các em . Khi vào tiểu học
các thầy cô giáo trở thành thần tượng của các em . Mọi lời khuyên bảo của thầy
cô giáo dễ được các em chấp nhận . Khi vui , khi buồn , cũng như gặp khó khăn
các em luôn hướng về các thầy cô giáo . Cô giáo , thầy giáo như một trọng tài
công minh nhất , đáng tin cậy nhất . Mọi chuyện các em đều “ Thưa cô....” , “
Thưa thầy ...” .
Đối với giáo viên chuyên , thời gian trực tiếp giảng dạy các em không có
nhiều như giáo viên dạy lớp . Chính vì vậy , bằng khả năng của mình hãy vận
Trần Kim Tuyết Trường Tiểu học Long Hưng
3
Vai trò của giáo viên trong việc dạy tiếng anh cấp tiểu học
dụng linh hoạt sáng tạo những kiến thức sư phạm trong quá trình giáo dục . Sự
khéo léo ứng xử của giáo viên bắt nguồn từ những phẩm chất tốt đẹp về chính trị
và đạo đức của giáo viên . Cùng với những phẩm chất tốt đẹp khác của giáo
viên như tình yêu thương , tin tưởng , tôn trọng , yêu nghề , có phẩm chất đạo
đức . lòng nhân hậu , lý tưởng nghề nghiệp , .... những phẩm chất đạo đức này
giúp cho người giáo viên cảm hóa được học sinh, gần gủi các em .
Thanh là một học sinh rất thích học Anh Văn , em thường phát biểu ý
kiến, nói tiếng Anh thật là lưu loát , hay giúp đở bạn học đọc từ mới và mẫu câu
. Không hiểu sau hai tuần nay em trở nên ít nói , không chú tâm đến việc học .
Cô giáo gọi Thanh lên và nhắc nhở và la rầy . Em cũng không nói gì . Bạn lớp
trưởng đứng lên và nói : “ Dạ , thưa cô ! Ba bạn Thanh mất , nên bạn ấy buồn .
Trong lớp học của thầy con bạn ấy cũng vắng mấy bữa . Cô giáo chợt hiểu ra vì
sao em không chú tâm đến việc học . Cô bước xuống lớp lại gần Thanh và nói “
Cho Cô xin lỗi vì hiểu lầm em và cô cũng xin chia buồn cùng em vì sự mất mát
đi một người thân yêu nhất của mình .... Giọng của Thanh hình như muốn khóc
và lí nhí “ Em cám ơn cô , em sẽ cố gắng học tốt .”
Đồng chí Lê Duẩn lúc sinh thời đã khẳng định : “ muốn cảm hóa được
học sinh, thì quan hệ thầy trò phải có tình bạn. Trò phải kính trọng thầy, yêu
thầy. Ngược lại , thầy cũng phải quý mến trò , yêu trò. Đã là bạn bè thì phải tôn
trọng học sinh của mình , cha mẹ cũng phải tôn trọng con cái của mình . Chúng
ta không thể tùy tiện muốn đối xử học sinh như thế nào là tùy chính kiến của
nhà giáo dục , phải lấy điều thiện để giáo dục học sinh, phải làm cho học sinh
biết lẽ phải và rèn cho học sinh tuân theo lẽ phải. Thầy giáo phải là tấm gương
kiểu mẫu về tinh thần , tư tưởng , và đạo đức với học sinh . Thầy giáo phải
thương yêu tất cả học sinh , dù có những em chưa ngoan , hoặc chậm hiểu cũng
không nên có thái độ phân biệt đối xử , phải có tình thương yêu trẻ sâu sắc ,
rộng rãi , gạt bỏ lòng ít kỷ , đố kị , thì mới giáo dục trẻ . Nhưng chỉ thương mà
không nghiêm học sinh dễ hờn. Ngược lại , chỉ nghiêm mà không thương trẻ dễ
sợ sệt , rụt rè , không dám bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Nếu thế thì không
thể uốn nắn , xây dựng tình cảm cho học sinh được ....”
Do vậy , để ứng xử có hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh , giáo
viên cần tôn trọng các nguyên tắc ứng xử sau :
• Tôn trọng học sinh .
• Xác nhận và động viên khuyến khích những tiến bộ của học sinh .
• Lạc quan , tin tưởng vào học sinh .
• Chân thành cởi mở với học sinh .
• Nghiêm khắc với học sinh khi cần thiết .
• Phải sử dụng tất cả các kênh giao tiếp – ứng xử với học sinh .
- Lắng nghe học sinh : tức là phảu sử dung thính giác để thu nhận thông tin và
ứng xử với học sinh “ Em trình bài nhỏ quá , thầy và các bạn không nghe ,
em có thể đọc to hơn được không .
- Sử dụng thị giác : Thầy , cô giáo trong quá trình giảng bài ,nói chuyện với
học sinh cần quan sát xem các em học hành như thế nào ? Phản ứng ra
sao ? ... chỉ cần một cái nhìn nghiêm khắc cũng làm thay đổi hành vi của các
Trần Kim Tuyết Trường Tiểu học Long Hưng
4
Vai trò của giáo viên trong việc dạy tiếng anh cấp tiểu học
em . Ví dụ trong giờ học có một học sinh làm việc riêng , cô ngừng giảng
nhìn về phía học sinh đó và các em khác cũng sẽ hiểu rằng cô giáo không
bằng lòng về hành vi của những người làm việc riêng trong giờ học .
- Sử dụng xúc giác : những hành vi bắt tay khi chào gặp nhau bằng tiếng Anh
“ Nice to meet you ” , vỗ vai , vỗ tay khen ngợi.... Cũng là động lực để các
em yêu thích môn học này , làm cho mối quan hệ thầy trò thêm gần gũi ,
thân mật hơn. v.v..
3.5 . Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm .
Thỉnh thoảng găp giáo viên chủ nhiệm lớp để trao về tình hình học tập
của các em hoc sinh , đồng thời nhắc nhở những em nào vắng mặt ( do học trái
buổi , hay ngủ quên...) để các em ý thức được rằng mình vẫn được cô giáo quan
tâm.
Tóm lại , vai trò của một giáo viên dạy lớp nói chung hay vai trò của một
giáo viên chuyên dạy tiếng Anh cấp tiểu học phải có sự kết hợp hoài hòa các
nhân tố trên mà tôi đã đề cập . Đó cũng là tác phong sư phạm của một người
giáo viên . Thông qua dạy chữ để dạy người .
IV. HIỆU QUẢ .
Qua những việc làm trên , về bản thân , chuyên môn kết hợp với công tác
giảng dạy và giáo dục . Tôi nhận thấy rằng , các em rất thích học tiếng Anh
mặc dù các em học trái buổi , số lượng học sinh khá đầy đủ và tràn ngập niềm
vui vì các em biết rằng mình sẽ dược tham gia vào các trò chơi , sẽ được nói
tiếng Anh cùng các bạn... Một niềm vui , một xúc cảm đối với người giáo viên
khi chính các em thực hành được những gì mà tôi dạy trên lớp bằng những lời
nói , những cử chỉ thân thiện của mình : “ Hi ! Hello , Mrs Tuyet . How are you
? ...” Dẫu biết rằng một số em vẫn còn ngọng nghịu khi sử dụng ngôn ngữ nước
ngoài , nhưng đối với tôi đó là niềm vui , một niềm hạnh phúc của một nhà
giáo .
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây , số lượng học sinh học tiếng
Anh trái buổi tăng đáng kể , hầu như các em đã học đầy đủ như một lớp học
chính khóa . Trên 95 % số lượng học sinh học Tiếng Anh ở đầu khối lớp 3 . Sự
thành công bước đầu đối với người thầy khi nhìn xung quanh lớp các em đều
có mặt đầy đủ trong giờ học tiếng Anh , đều này cũng khẳng định rằng vai trò
của người thầy trong từng tiết dạy đạt hiệu quả cao.
Đây là một tiết dạy minh họa cụ thể đối với bản thân nhằm giúp cho các
em học sinh thích học môn tiếng Anh hơn.
Unit 2 : Let’s Learn
Period 23
I.Objectives: By the end of the lesson , Ss will be able to ask and answer the colors.
I. Materials : teacher cards , poster and a cassette player .
III. Procedure :
Time Content T& SS’ activities
Trần Kim Tuyết Trường Tiểu học Long Hưng
5