SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
ĐỀ TÀI :
VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN
TRONG HOẠT ĐỘNG CẶP – NHÓM CỦA HỌC SINH
Tác giả: Trần Nguyễn Thiên Hương
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bồng Sơn
A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
1.Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết.
Theo yêu cầu của giáo dục hiện nay, những đổi mới trong mục tiêu, nội
dung dạy học của chương trình tiếng Anh mới do Bộ giáo dục đào tạo biên
soạn với phương pháp dạy học với cốt lõi là giúp học sinh hướng tới việc học
tập chủ động thì việc tổ chức học sinh luyện tập thành cặp, nhóm là rất cần
thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ, đó
là trang bị cho người học khả năng giao tiếp, tạo môi trường giao tiếp, giúp
học sinh những cơ hội để luyện nói và giao tiếp nhiều nhất có thể.
Hiện nay nhờ việc áp dụng các thủ thuật dạy học, dùng giáo cụ trực
quan, áp dụng công nghệ thông tin, projector… nên các tiết dạy và học đã gây
được nhiều sự hứng thú hơn cho học sinh và tiết dạy đạt hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, nếu giáo viên biết cách tổ chức tốt và linh hoạt lồng ghép các thủ thuật
trong hoạt động dạy học trong đó có hoạt động cặp - nhóm phù hợp theo chủ
điểm từng bài học thì sẽ tạo ra sự tích cực cũng như động lực học tập cho học
sinh. Đó chính là lí do để tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài : “ Vai trò của
giáo viên trong hoạt động cặp –nhóm của học sinh”.
2.Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
1
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
- Giúp học sinh có môi trường để rèn luyện và nâng cao kỹ năng Tiếng
Anh; học sinh yếu mạnh dạn hòa nhập và hs khá giỏi tự tin trong giao tiếp.
- Xây dựng cho học sinh ý thức tự quản, chủ động làm việc theo yêu
cầu của giáo viên đưa ra.
- Gây hứng khởi cho bầu không khí học tập trong lớp.
- Gia tăng lượng thời gian “nói” trong lớp học của học sinh, đặc biệt với
lớp học đông và nhiều học sinh nhút nhát.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Nghiên cứu chương trình sách Tiếng Anh 4 do Bộ Giáo dục - Đào tạo
biên soạn.
- Đề tài được nghiên cứu đối với học sinh khối lớp 4 trường Tiểu học
Bồng Sơn nơi mà tôi trực tiếp giảng dạy nhiều năm qua.
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên
cứu, tìm giải pháp của đề tài.
1.1. Cơ sở lý luận:
Muốn cho học sinh khá giỏi nâng cao năng lực lãnh đạo nhóm và nâng
cao các kỹ năng nghe nói; học sinh yếu mạnh dạn, tự tin tham gia góp phần
của mình vào hoạt động chung của lớp …thì ngoài việc cho học sinh hoạt
động chung của lớp hoặc làm việc cá nhân thì yêu cầu giáo viên phải tích cực
và đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động cặp – nhóm của học sinh. Khi
trao đổi cặp, nhóm, học sinh được rèn luyện thêm về kỹ năng và thói quen
suy nghĩ, diễn đạt và trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể. Thông qua
2
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
hoạt động này, các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết của học sinh sẽ ngày càng
được nâng cao.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Một số lớp học sinh còn đông; lượng kiến thức của học sinh còn hạn
hẹp và không đồng đều; đa số học sinh của trường Tiểu học Bồng Sơn có khả
năng tiếp thu kiến thức không nhạy. Thậm chí kỹ năng giao tiếp bằng chính
tiếng mẹ đẻ của các em cũng rất hạn chế; một vài em nhút nhát, ngại giao
tiếp, thêm vào đó giờ học ngắn với lượng kiến thức nhiều, bình quân mỗi lớp
chỉ có khoảng 5- 7 em là có khả năng tiếp thu tốt…nên rất khó cho đại bộ
phận học sinh tham gia đóng góp vào bài học. Trừ việc đọc đồng thanh cả lớp
thì mỗi học sinh trong mỗi lớp chỉ có trung bình khoảng 15 – 20 giây để nói.
Vì vậy, muốn tăng thời gian cho học sinh có điều kiện được “nói” nhiều hơn
trong giờ học, giáo viên phải tổ chức hoạt động cặp, nhóm có hiệu quả.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
- Sau khi dự giờ đồng nghiệp hoặc các đồng nghiệp dự giờ mình thì tiến
hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho giờ dạy.
- Tiến hành dạy thực nghiệm theo từng mục đích, yêu cầu cụ thể một số
tiết dạy áp dụng hình thức hoạt động theo cặp – nhóm.
- Tham khảo các loại sách và tài liệu có liên quan như:
+ Teaching English – Doff.
+ New English Magazine – British Council
+ Sách giáo viên tiếng Anh 4.
- Thời gian tạo ra giải pháp trong năm học 2013 – 2014.
3
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu:
- Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng giao tiếp
Tiếng Anh.
- Giúp học sinh giỏi khá phát triển hơn 4 kỹ năng và giúp học sinh yếu
tự tin, manh dạn tham gia các hoạt động chung của cặp, nhóm.
- Xây dựng và phát triển tinh thần “team building” trong mỗi học sinh
thông qua làm việc chung với bạn bè.
- Xây dựng lâu dài về ý thức tự quản, chủ động làm việc theo yêu cầu
của giáo viên đưa ra.
- Tăng thời lượng được “nói” trong lớp học của học sinh.
II. Mô tả giải pháp của đề tài
1. Thuyết minh tính mới.
1.1 Giải pháp 1: Hoạt động theo cặp ( Work in pairs /Pairwork )
1.1.1 Vai trò của giáo viên khi học sinh tham gia luyện tập theo cặp:
- Thứ nhất là người theo dõi và quan sát tức là giáo viên đi từ nhóm này
sang nhóm kia lắng nghe và ghi nhận những lỗi lặp đi lặp lại trong học sinh
nhưng vẫn để chúng nói tự nhiên, không ngắt lời chúng trừ khi thật cần thiết.
Những lỗi sai cơ bản sẽ được giải quyết vào lúc khác, có thể vào cuối buổi
luyện tập.
- Thứ hai là người cung cấp tư liệu, giúp đỡ, giải đáp cho học sinh
những vấn đề khó về ngữ liệu hoặc kiến thức chung.
- Thứ ba là kiểm tra, đánh giá kết quả những công việc mà học sinh vừa
thực hiện trong nhóm – cặp.
4
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
1.1.2 Các cách thức luyện tập theo cặp:
Khi sử dụng loại hình bài tập này lần đầu tiên thì giáo viên giải thích
cho học sinh những ưu điểm và lí do sử dụng nó bằng tiếng mẹ đẻ của học
sinh vì đối tượng là học sinh tiểu học chưa thể hiểu hết những câu giải thích
bằng tiếng Anh. Thêm vào đó, cần thống nhất với học sinh những nguyên tắc
sau:
- Làm bài tập luyện tập theo cặp không phải là thời gian để nói chuyện.
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của bài tập, học sinh đổi vai và làm bài
tập đó một lần nữa.
- Tất cả mọi học sinh đều phải tham gia vào hoạt động này theo một cặp
nào đó.
- Khi bị lẻ, học sinh đó có thể tham gia với cặp ngồi gần mình nhất.
Nếu yêu cầu bài tập là trao đổi giữa hai người thì người thứ ba ngồi theo dõi,
sau đó tham gia trao đổi ở vòng luyện tập thứ hai với một trong hai người kia.
- Các em có thể yêu cầu giáo viên giúp đỡ nếu cần.
1.1.3 Các bước tiến hành luyện tập theo cặp:
Bước 1: Chuẩn bị
Cần chuẩn bị cẩn thận thông qua việc giới thiệu và thực hành ngữ liệu,
làm sao cho tất cả học sinh đều ở tâm thế sẵn sàng. Sau bước giới thiệu và
thực hành ngữ liệu thì phải lưu tất cả các thông tin lại trên bảng.
Bước 2: Giáo viên làm mẫu với một học sinh
Giáo viên cùng với một học sinh khá trong lớp đóng vai trò làm mẫu
toàn bộ một bài tập để tất cả học sinh hiểu được yêu cầu và biết cách thực
hiện.
5
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
Bước 3: Hai học sinh làm mẫu
Gọi hai học sinh khá, giỏi lên làm mẫu trước lớp một lần nữa. Nếu cho
phép học sinh đứng tại chỗ thì phải yêu cầu học sinh nói đủ to cho cả lớp
nghe được.
Bước 4: Quy định thời gian
Báo cho học sinh biết chúng có bao nhiêu thời gian để thực hiện bài tập
đó. ( Thông thường chỉ từ 1- 2 phút )
Bước 5: Học sinh làm việc theo cặp
Ra hiệu lệnh cho tất cả học sinh cùng làm việc một lúc. Trong khi học
sinh làm bài, giáo viên đi từ cặp nọ sang cặp kia, theo dõi và giúp đỡ chúng
khi cần thiết nhưng tránh can thiệp vào các hoạt động của học sinh dù có thể
thấy chúng có những chỗ sai.
Bước 6: Kiểm tra trước lớp
Hết thời gian luyện tập, giáo viên ra hiệu lệnh cho tất cả học sinh dừng
lại. Chọn vài cặp bất kỳ và yêu cầu chúng trình bày lại trước lớp.
1.1.4 Các loại hình luyện tập theo cặp
a. Hội thoại:
Sau khi học một bài hội mẫu, học sinh đã nắm được cấu trúc của bài và
hiểu được các vấn đề ngữ pháp trong đó, giáo viên yêu cầu các cặp học sinh
không nhìn vào đoạn hội thoại mẫu, tự hỏi và trả lời 1 vài lần trước khi trình
bày trước lớp.
Thường thì các đoạn hội thoại này có trong task 1 Look, listen and
repeat hoặc Listen and repeat.
b. Bài luyện tập thay thế:
6
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
Sau khi giới thiệu các mẫu câu và cho học sinh luyện tập tập thể thật
nhanh, giáo viên viết các từ gợi ý để thay thế lên bảng yêu cầu học sinh luyện
tập theo cặp. Nên để nhiều chỗ trống ở phần gợi ý để học sinh phát huy khả
năng sáng tạo của mình.
Ví dụ :
1. Sau khi cho học sinh đóng các vai trong các phần 1. Look, listen and
repeat để luyện tập đoạn hội thoại. Sau đó giáo viên che từ “America” và để
các em tự thay thế bằng những nơi khác mà các em biết như Việt Nam hoặc
Japan…trong lúc các em luyện đoạn hội thoại. (Sách Tiếng Anh 4 – Tập 1 –
Unit 2 My New Friends – Lesson 3), hoặc luyện thay thế một hoạt động
đúng với sở trường của các em thay vì các hoạt động định sẵn trong bài như
dance, sing, draw a cat… (Sách Tiếng Anh 4 – Tập 1 – Unit 4 Things I Can
Do – Lesson 1).
2. Giáo viên sau khi yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc câu mời ai ăn
uống gì với cấu trúc câu “Would you like some ….?” Và “Yes, please” hoặc
“No, thanks” (Sách Tiếng Anh 4 – Tập 2 – Unit 13 Favourite Food and
Drink – Lesson 3) thì có thể treo các bức tranh chỉ các loại thức ăn và thức
uống khác nhau và yêu cầu học sinh luyện tập theo cặp đưa ra lời mời và câu
trả lời tương ứng.
c. Thực hành ngữ pháp:
Sau khi học sinh đã nắm được cấu trúc câu chính của bài học và đã
được luyện tập tập thể ( bằng các bài tập nhắc lại hoặc chuyển đổi ), giáo viên
chia học sinh thành từng cặp và yêu cầu các em trao đổi với nhau về các chủ
điểm gần gũi, quen thuộc với các em. Ví dụ, nói về bản thân mình hoặc
những điều có thực liên quan đến cuộc sống của chính các em. Các từ gợi ý
trên bảng vẫn là ý tưởng cho bài luyện tập này.
7
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
Ví dụ:
Với các từ gợi ý là các hoạt động trong dịp Tết sắp đến (get new
clothes, go to Tet markets, eat nice food, visit grandparents, teachers and
friends…), giáo viên gợi ý cho học sinh đặt ra những câu hỏi dạng “ Yes –
No” hoặc câu hỏi Wh- phù hợp với gợi ý đã cho. (Sách Tiếng Anh 4 – Tập 2
– Unit 15 Festivals).
d. Kiểm tra không chính thức:
Việc kiểm tra thường xuyên cũng có tác dụng như giảng dạy. Khi cho
phép học sinh cùng cộng tác để làm một bài kiểm tra, giáo viên có thể khuyến
khích được việc học tập của các em vì những học sinh yếu sẽ được những học
sinh khá hơn giúp đỡ. Nên có một bài kiểm tra ngắn cuối giờ và sau đó cho
điểm luôn. Bài kiểm tra đó không cần phải bao gồm toàn bộ những kiến thức
học sinh vừa học trong bài mà có thể tập trung vào bất kỳ khía cạnh nào của
việc sử dụng ngôn ngữ. Yêu cầu của bài làm cần hết sức rõ ràng, cần viết câu
mẫu lên bảng và khống chế học sinh về thời gian để luyện cho chúng khả
năng phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bài làm
xong có thể được kiểm tra miệng hoặc các cặp đổi chéo kiểm tra và chấm bài
cho nhau.
Ví dụ:
Sau khi hướng dẫn kỹ năng làm bài điền từ cho học sinh, giáo viên có
thể cho học sinh làm bài kiểm tra điền từ, sau khi hoàn thành, hai học sinh
ngồi cạnh nhau có thể đổi bài để chấm cho nhau theo sự hướng dẫn của giáo
viên.
8
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
Hi. My name is Tom. I like beef. It’s my favourite (1)………….I love
orange juice. It is my favourite (2)……………
Hello. My name is Mai. I do not like pork. I (3)………. chicken. It’s (4)
……… favourite food. I love fruit juice very much. Apple (5) ………… is
my favourite (6)………
e. Em là phóng viên nhỏ:
Để thực hiện tốt hoạt động này, gv nhắc hs chuẩn bị cho mình 1
bảng khảo sát với những thông tin theo đã được gv cung cấp ngay từ lần đầu
tiên của năm học khi bắt đầu thực hiện hoạt động này lần đầu tiên và cung
cấp cho các em biết chủ đề. Mẫu của bảng khảo sát như sau:
A SURVEY
By ______________
Pupil’s name Father Mother Brother Sister
Kiểu hoạt động rất phù hợp với hình thức làm việc theo cặp. Có thể áp
dụng tốt trong các bài dạy về nghề nghiệp, thức ăn và thức uống ưa thích,
ngoại hình và tính tình qua đó hs có điều kiện biết thêm hơn về của những
người trong gia đình của bạn mình thông qua hình thức phỏng vấn bạn và
tường thuật lại những thông tin mà các em khai thác từ bạn bè đồng thời cũng
tạo cho các em có cơ hội để chia sẽ những điều có liên quan đến những người
thân yêu trong gia đình của các em.
f. Hỏi và trả lời:
9
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
Cuối các bài học giáo viên thường đặt ra các câu hỏi để củng cố bài
học. Với loại câu hoải này thì giáo viên nên ưu tiên gọi những cặp có học sinh
yếu để trả lời.
1.2 Giải pháp 2: Hoạt động theo nhóm. ( Work in groups /
Groupwork )
1.2.1 Vai trò của giáo viên
- Lên kế hoạch, tổ chức, bắt đầu, theo dõi, canh chừng thời gian bắt đầu
và kết thúc; quản lý, theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ học sinh luyện tập và có thể
đi từ nhóm nọ sang nhóm kia để kiểm tra xem học sinh có thực hiện đúng yêu
cầu của bài tập hay không để có hướng điều chỉnh.
- Tích cực và nhạy cảm với bầu không khí lớp học cũng như nhịp điệu
làm việc của cả nhóm, ghi nhớ các lỗi lặp đi lặp lại của học sinh để điều chỉnh
lại bài dạy của mình sau này. Nếu nhận thấy đa số học sinh gặp khó khăn
trong việc thực hiện nhiệm vụ của bài tập, giáo viên nên dừng tất cả các nhóm
lại, giải thích thêm yêu cầu của bài tập, về cấu trúc hay vấn đề ngữ pháp hoặc
cho cả lớp luyện lại vấn đề đó rồi mới lại tiếp tục làm việc theo nhóm.
- Sau khi chia nhóm xong (thường là nhóm 4), giáo viên nên chỉ định
hoặc để thành viên các nhóm tự bầu ra nhóm trưởng hoặc thư ký nhóm ngay
từ lần thực hiện đầu tiên. Người này sẽ trực tiếp liên hệ với giáo viên khi
nhóm gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các yêu cầu của bài tập. Giáo
viên nên chỉ định hoặc hướng dẫn những học sinh có khiếu khẩu ngữ và hoạt
bát để làm việc này.
- Đôi khi giáo viên cũng cần thay đổi: chọn một học sinh khá nhưng
còn rụt rè để tạo điều kiện cho học sinh đó rèn luyện để trở nên mạnh dạn
hơn. Hoặc cũng có thể để các thành viên trong nhóm lần lượt làm nhóm
10
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
trưởng. Điều quan trọng là công việc này cần phải làm nhanh, dứt khoát và
học sinh phải được thông báo ngay ai là nhóm trưởng của chúng để chúng có
thể bắt tay ngay vào công việc đã được phân công, tránh việc lãng phí thời
gian.
1.2.2. Các loại hình luyện tập theo nhóm
1.2.2.1 Trò chơi:
a. Đoán:
Các trò chơi đoán thông tin để luyện câu hỏi Yes – No. Đơn giản nhất
là trò đoán (Who am I thinking of ? What’s my job ? Guess what I do…) Đề
tiêu đề trò chơi lên bảng, cung cấp một số từ gợi ý, từ vựng, kiến thức nền,
sau đó làm mẫu rồi mới cho học sinh tự chơi.
Cách tiến hành:
Sau khi dạy xong 3 bài của Unit 12 Jobs, muốn cho các em luyện nói
về nghề nghiệp thì giáo viên cho hs chơi trò chơi đoán như đề cập trên.
Đầu tiên gv làm mẫu bằng cách nói nơi làm việc của mình “I work in
the school” và đặt câu hỏi “What’s my job?” nếu hs nào gọi đúng nghề của
gv thì sẽ trở thành người đố tiếp theo. Tương tự cho các em thực hiện trong
từng nhóm 4 hs, gv đi xung quanh lớp quan sát và hỗ trợ nếu cần thiết.
Hoặc sau khi hs học xong bài mô tả tính cách (lovely, kind, cheerful….)
(Tiếng Anh 4 Unit 14 My Mother – Lesson 1), đồng thời kết hợp với các tính
từ mô tả ngoại hình của một ai đó (thin, strong , fit , athletic… ) (Tiếng Anh 4
Unit 14 My Mother – Lesson 2), gv cho các nhóm thi đoán bằng cách gợi ý
những câu như “She’s lovely” và đặt câu hỏi “Who am I thinking of ?” cho
các nhóm thi trả lời nhanh. Nếu hs chưa đoán ra thì gv gợi ý thêm câu khác
11
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
“She’s fit”. “She’s tall”…. Nhóm nào có hs trả lời đúng và nhanh nhất sẽ
được ghi điểm và là đội đưa ra câu đố tiếp theo.
b) Tam sao nhất bản:
Có thể ứng dụng trò chơi này để tăng cường trí nhớ và phát triển khả
năng thuật lại những gì các em đã được chứng kiến. Qua đó khắc sâu hơn
ngôn ngữ mà các em sử dụng để tường thuật.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- GV chuẩn bị 1 đoạn văn ngắn nói về một chủ đề nào đó, chẳng hạn
chuẩn bị đoạn văn mô tả về mẹ (Task 3 Tiếng Anh 4 - Unit 14 My Mother
Lesson 2).
- Gọi 3 hs khá làm đại diện thứ 1 của 3 nhóm lên bảng để xem đoạn
văn này từ giáo viên trong thời gian 2 phút. Sau khi xem xong các em phải
nhanh chóng trở về nhóm, truyền đạt lại nội dung mình đã xem cho nhóm
biết. Sau thời gian từ 5-7 phút, mỗi nhóm cử 1 đại diện thứ 2 của mình lên
bảng để trình bày lại những gì mình đã tiếp thu từ đại diện thứ 1 của nhóm
mình. Đại diện thứ 2 của nhóm nào trình bày nội dung gần giống nhất với
đoạn văn gốc sẽ là nhóm chiến thắng.
Trò chơi này được giáo viên ứng dụng từ phương pháp “Three person
teaching” do chuyên viên Sở Giáo dục - Đào tạo Bình Định triển khai năm
2013.
c. Đuôi bạn – đầu mình:
Ý nghĩa
12
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
- Trò chơi này áp dụng để luyện nói các cụm từ chỉ các hoạt động hàng
ngày sau khi học sinh đã được học trong Unit 11 My Daily Activities.
- Giúp hs thực hành nói và nâng cao năng lực ghi nhớ của các em.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 3 nhóm theo 3 dãy bàn dọc trong lớp học. Cho 2 em
ngồi cùng bàn quay mặt đối diện vào nhau. Như vậy lúc này trong lớp đã có 3
hình elip.
- GV cho 3 học sinh đầu tiên của 3 hình elip 1 hoạt động bắt đầu từ: get
up, sau đó hs này phải nói ra câu “I get up”, hs thứ 2 phải tiếp tục câu nói
bằng cách gắn thêm 1 hoạt động của mình vào câu nói của bạn trước đó. Tiếp
tục cho đến khi hết hoạt động.
Ví dụ: S1: I get up.
S2: I get up, have breakfast.
S3: I get up, have breakfast, go to school ….
- GV lưu ý cho học sinh nếu hết hoạt động mà hs vẫn còn thì hs tiếp
theo sẽ nói lại câu của bạn trước nhưng phải lượt bỏ hoạt động cuối cùng của
bạn mình. Tiếp tục cho đến khi hết học sinh.
Ví dụ: S5: I get up, have breakfast, go to school, get home, have
lunch.
S4: I get up, have breakfast, go to school, get home.
S3: I get up, have breakfast, go to school.
1.2.2.2 Đặt câu hỏi
13
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
Cách tiến hành:
GV cho các nhóm hs đọc bài đọc hiểu. Sau vài phút, yêu cầu các nhóm
gấp sách lại, gv lần lượt đặt các câu hỏi liên quan đến bài đọc hiểu đó. Sau
khi nghe câu hỏi của gv, các nhóm tiến hành thảo luận nhanh trong nhóm.
Nhóm nào có câu trả lời thì sẽ cử 1 đại diện đứng lên trả lời. Để học sinh có
hứng thú hơn trong hoạt động này, giáo viên có thể tổ chức nó như một cuộc
thi: các câu trả lời được chấm điểm dựa theo độ chính xác về ngôn ngữ cũng
như thông tin và thời gian.
1.2.2.3 Thực hành có hướng dẫn
Sau khi dùng bài luyện tập thay thế để học sinh làm quen với cấu trúc
và chức năng của nó, giáo viên tổ chức thêm bài luyện tập có ý nghĩa giao
tiếp hơn bằng các hoạt động theo nhóm mang tính chất trò chơi và sáng tạo.
Ví dụ, Khi dạy cấu trúc Let’s go to the ….( Tiếng Anh 4 – Lesson 2-
Unit 17 My Area) với đề nghị làm việc gì.
Giáo viên cho một số từ gợi ý ngoài 1 số từ đã học để học sinh làm việc
theo nhóm. Một hs trong nhóm nêu lên nhu cầu của mình với I want …và
những người khác trong nhóm đưa ra lời đề nghị. Để học sinh tham gia tích
cực hơn nên biến hoạt động này thành một cuộc thi : nhóm nào đưa ra được
nhiều lời đề nghị nhất đúng nhất và nhanh nhất sẽ ghi được điểm cho đội
mình.
Giáo viên có thể dành một ít phút để học sinh tự nêu lên nhu cầu thực
sự chúng đang cần, còn các học sinh ở nhóm khác phải cố gắng đưa ra lời đề
nghị và nhận được nhiều sự đồng tình nhất.
Hoặc ngược lại GV cũng có thể cho hs thi đưa ra lời đề nghị ngộ nghĩnh
nhất. Lời đề nghị ngộ nghĩnh là lời đề nghị không liên quan gì đến nhu cầu
14
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
của bạn mình đưa ra. Mục đích của hình thức luyện này là tạo điều kiện cho
hs phát triển óc hài hước của mình và thể hiện sự nhanh trí, qua đó rèn được
sự phản xạ nhanh trong ngôn ngữ. Đồng thời cũng tạo ra được những tiếng
cười sảng khoái nhằm giúp hs giải trí.
Ví dụ:
HS1: I want some food.
HS2: Let’s go to the zoo.
HS3: Let’s go to the toilet.
…
Sau đó gv cho cả lớp bình chọn nhóm nào là nhóm có lời bình chọn ngộ
ngĩnh nhất.
1.2.2.4 Viết chính tả
Giáo viên đặt một bài viết ở một vị trí nào đó trong lớp, chia lớp ra
thành 3 nhóm lớn, quy định mỗi học sinh trong mỗi nhóm khi có hiệu lệnh
bắt đầu thì chạy về nơi đặt bài viết, đọc 1 câu và chạy về đọc lại cho thư ký
viết. Tiếp tục như vậy cho đến khi hoàn thành bài viết.
1.2.2.5 Tiên đoán
Bài tập này thường dùng cho học sinh của lớp chọn.
Trước khi đọc một bài khoá, giáo viên chỉ cho 1 câu chủ đề (Ví dụ: câu
chủ đề “Tet is coming soon” trong Tiếng Anh 4 - Unit 15 Festivals Lesson 2),
sau đó yêu cầu các nhóm đoán trước về nội dung của bài hoặc một số từ
vựng có thể gặp trong bài. Học sinh có thể đoán trước được rằng bài đó sẽ nói
đến các vấn đề có liên quan đến thức ăn, quần áo, tiền lì xì …
1.2.3.6 Suy luận:
15
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
Từ một cấu trúc câu cơ bản giáo viên đã dạy cho hs, gv có thể mở rộng
thêm cấu trúc câu khác nhờ vào việc yêu cầu hs suy luận trong nhóm của
mình từ câu nền.
Ví dụ:
- Khi dạy cấu trúc câu với There are … “There are twenty desks and
twenty benches in the classroom”, gv gợi ý học sinh suy luận bằng cách đặt
câu hỏi “Is the classroom big or small?” “Why?”, “How many students are
there in the class ?”, sau khi hs thống nhất xong thì gọi từng đại diện của các
nhóm trả lời
- Khi dạy đến bài Favourite Food and Drink (Tiếng Anh 4 – Unit 13 –
Lesson 1, 2, 3), gv cho câu: “Hoa never eats beef” và yêu cầu hs suy luận
bằng các từ gợi ý “Beef is not ….” , “She doesn’t …”
Tương tự có thể yêu cầu hs suy luận đối với một số cấu trúc câu khác
nữa.
1.2.3.7 Trả lời các câu hỏi suy đoán
Sau mỗi bài đọc, giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi để học sinh suy
đoán về những tình tiết xảy ra trong bài. Học sinh trong nhóm thảo luận và đi
tới một câu trả lời chung cho cả nhóm.
Ví dụ:
Cho hs đoạn văn “This is my mother. Her name is Lan. She is thirty-
five years old. She is beautiful. She is a teacher at a primary school. She loves
her work. She is kind and friendly.”
GV đặt ra các câu hỏi cho học sinh thảo luận trả lời như:
1. Is she young?
16
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
2. Does she love her pupils? Why?
3. Is she a good teacher?
1.2.3.8 Thảo luận
Giáo viên đưa ra một chủ đề nào đó rồi để cho tất cả các nhóm thảo
luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau đó một thành viên
trong nhóm sẽ báo cáo lại ý kiến chung của cả nhóm ( nếu có sự thống nhất )
hay tóm tắt lại các ý kiến ( nếu có sự khác nhau ).Tiếp theo, giáo viên để cho
học sinh cả lớp cùng thảo luận về vấn đề đó. Giáo viên không cần thiết phải
bày tỏ quan điểm của mình, trừ khi có ý kiến sai mà không có học sinh nào
phản bác.
Ví dụ:
Sau dạy xong cả 3 bài của Unit 15 Festivals (Tiếng Anh 4), gv đưa ra
chủ đề “Which festival do you like best? Why?” và để cho hs thảo luận và
trình bày kết quả trước lớp.
Qua hai giải pháp cụ thể nêu trên, khi đọc qua thì dường như đơn giản
nhưng khi vào hoạt thực tế thì gặp nhiều khó khăn nhất định. Vậy nên để phát
huy hết hiệu quả của các hoạt động trên, giáo viên cần:
- Nhanh nhẹn trong các thao tác để tiết kiệm tối đa thời gian cho một
tiết dạy vì thực hành theo cặp, nhóm có thể mất thời gian Giáo viên là người
đóng vai trò hướng dẫn học sinh trong mọi hoạt động trên lớp.
- Có sự chuẩn bị chu đáo, sử dụng tối đa đồ dùng thiết bị dạy học. Để
thêm sinh động, dễ nhập vai giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị tranh,
đồ dùng đơn giản, gần gũi cho từng tiết học.
17
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
- Kiểm tra một vài cặp – nhóm và chữa lỗi nếu cần thiết.
- Đưa ra lời chỉ dẫn rõ ràng : khi nào bắt đầu, cần phải làm gì, khi nào
kết thúc…
- Nêu nhiệm vụ trọng tâm rõ ràng.
- Lên một lộ trình làm việc cụ thể để học sinh biết cách làm việc theo
cặp – nhóm và chúng biết chính xác phải làm gì.
- Một số cặp – nhóm có học sinh yếu, không tự giác có thể sử dụng
tiếng mẹ đẻ hoặc làm việc riêng. Giáo viên cần kiểm soát, giúp đỡ, khích lệ
họ làm nhiệm vụ. Linh hoạt, sáng tạo trong việc phân nhóm - cặp học sinh,
đảm bảo trong một nhóm học sinh có cả học sinh yếu, học sinh trung bình và
có cả học sinh khá, giỏi.
2. Khả năng áp dụng
2.1. Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả.
Bản thân tôi đã áp dụng trong năm học 2013-2014 ở tại 3 lớp của khối
4 tôi đang giảng dạy và trong tổ chuyên môn.
2.2. Có khả năng thay thế giải pháp hiện có.
Sau đề tài này có thể mở rộng và nâng cao hơn, cụ thể hóa hơn ở từng
loại kiến thức qua từng loại kỹ năng khác nhau, đồng thời góp phần làm sinh
động hơn cho chương trình tiếng Anh mới đang được xem là nặng đối với học
sinh, làm cho các em dễ hiểu, dễ nhận dạng hơn và thực hành và vận dụng tốt
các cấu trúc câu đã học.
2.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành.
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm đề tài “ Vai trò
của giáo viên trong hoạt động cặp –nhóm của học sinh” vào việc giảng dạy
18
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
bộ môn Tiếng Anh cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Bồng Sơn, chất
lượng bộ môn đã được cải thiện. Nhìn chung kết quả đạt được khả quan, các
em học sinh khá giỏi có điều kiện để phát triển kỹ năng nghe nói tốt hơn, các
em học sinh trung bình trở xuống thì tự tin hơn để hòa nhập. Do đó bản thân
tôi nhận thấy áp dụng và nâng cao hơn nữa đề tài này là có thể được góp phần
nâng cao chất lượng học tập môn ngoại ngữ ở riêng đơn vị và ngành nói
chung.
3. Lợi ích kinh tế xã hội.
3.1 Lợi ích có thể đạt được đến quá trình công tác:
Qua đề tài đã nghiên cứu và áp dụng trong năm qua thể hiện rõ lợi ích
trong quá trình dạy và học môn tiếng Anh thông qua những kết quả cụ thể
dưới đây. Hơn nữa góp phần vào việc cải thiện phương pháp giảng dạy, nâng
dần điều kiện học tập của hs qua từng tháng .
3.2 Tính năng kỹ thuật, chất lượng hiệu quả sử dụng:
- Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động, đồng thời cũng
rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ
năng.
- Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng.
Khối Tổng
số hs
dạy
Khảo sát
CL
đầu năm
Điểm
Bài Ktra số 1
Điểm
Bài Ktra số 2
Điểm bài Ktra
Học kỳ I
Trên
Tb
Dưới
Tb
Trên
Tb
Dưới
Tb
Trên
Tb
Dưới
Tb
Trên
Tb
Dưới
Tb
4 86 65 21 72 14 77 9 84 2
19
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
- Số học sinh được giao tiếp, đối thoại tăng lên, đặc biệt số học sinh yếu
kém cũng phần nào đã hiểu và sử dụng được một số câu lệnh của giáo viên,
từng bước mạnh dạn trao đổi với bạn bè.
3.3 Tác động xã hội tích cực cải thiện môi trường, điều kiện lao
động:
- Góp phần làm nhẹ nhàng hơn chương trình, nội dung sách giáo khoa
Tiếng Anh 4 do Bộ giáo dục đào tạo biên soạn.
- Góp phần vào việc cải thiện phương pháp giảng dạy, nâng dần điều
kiện học tập của học sinh.
C. KẾT LUẬN
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp.
- Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, nghiêm khắc và dứt khoát trong
việc tổ chức hoạt động cặp – nhóm.
- Cần xác định đúng mục tiêu của từng loại kỹ năng để có loại hình hoạt
động cặp- nhóm phù hợp.
- Nắm chắc thủ thuật, phương pháp tổ chức cặp -nhóm.
- Lựa chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật
trong tiến trình của giờ dạy.
- Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, cần biên soạn những bài tập
phù hợp với hoạt động cặp – nhóm.
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp.
20
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
Với việc thực hiện áp dụng cho chương trình sách Tiếng Anh 4 thì với
các giải pháp này có thể áp dụng tốt và hiệu quả cho chương trình SGK tiếng
Anh 5 lần đàu tiên sẽ được giảng dạy vào năm học tới.
3. Đề xuất, kiến nghị:
3.1 Đối với giáo viên:
- Phải có sự đầu tư, phân tích tìm tòi mỗi bài dạy để tìm ra cái hay, cái
mới trong phương pháp giảng dạy.
- Nắm chắc các thủ thuật, phương pháp tổ chức nhóm, cặp.
- Tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng tiếng Anh
như là ngôn ngữ chính để giao tiếp.
- Không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy để các
em nghe và nói tự nhiên.
- Nên lồng ghép các hoạt động nghe, đọc và nói tiếng Anh với hình
thức " vừa chơi - vừa học".
- Xây dựng phong cách ngoại ngữ cho mình. Tạo ra không khí ngoại
ngữ trong lớp học để thấy được môn học ngoại ngữ có đặc thù riêng.
3.2 Đối với học sinh:
- Để giờ học đạt kết quả cao, các em nên học bài cũ, xem bài học sắp
tới, tăng cường giúp đỡ nhau trong học tập.
- Tự giác thực hành các tình huống của giáo viên yêu cầu; tích cực thực
hành nói Tiếng Anh theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tạo cho mình một thói quen thực hành nhóm, cặp để các tiết sau khi
giáo viên chỉ ra hiệu bằng tay và nói câu lệnh (work in pairs/ work in groups )
thì các em tự quay người, lắp ghép và thực hiện người nào việc ấy.
21
SKKN: Vai trò của giáo viên trong hoạt động cặp – nhóm của học sinh
3.3 Đối với lãnh đạo cấp trên:
- Cần chỉ đạo các chuyên viên và giáo viên cốt cán bộ môn lập kế
hoạch bồi dưỡng giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu học
hỏi và rút kinh nghiệm qua các hội thảo chuyên đề.
- Giới thiệu các tài liệu có liên quan để giáo viên tham khảo, học hỏi,
vận dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu bồi dưỡng của VSA Bình Định.
- English Language Teaching – Hue University.
- Teaching English – Doff.
- New English Magazine – British Council
- Sách giáo viên tiếng Anh 4.
22