Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Đánh giá vai trò địa chất trong tai biến sụt lún đất khu vực xóm Khi, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình và đề xuất giải pháp khống chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.99 MB, 66 trang )

Bộ môn Địa Chất

Đồ án tốt
nghiệp

MỤC LỤC

1
SV: Đặng Thị Thanh Huyền

Trang 1

Lớp: Địa Chất B – K56


Bộ môn Địa Chất

Đồ án tốt
nghiệp
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tại khu xóm Khi, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình từ những ngày
đầu tháng 2/2014 đã xảy ra hiện tượng sụt đất. Kèm theo sụt đất là nứt đất và nứt
một số nhà của người dân địa phương. Hố sụt lớn nhất có đường kính đạt xấp xỉ
10m, độ sâu nhìn thấy được hơn 3m. Một vài hố sụt ăn sâu vào thân đường liên xã,
kéo theo sạt lở một phần đường dân sinh, gây nguy hiểm cho người dân địa phương.
Đáng lưu ý là trong các ngày từ 23/2/2014 đến 28/2/2014 đã xuất hiện thêm 2 hố
sụt. Trong đó có hố sụt có kích thước lớn tương tự như hố mô tả ở trên làm gia tăng
mức độ nguy hiểm đối với nhà ông Bùi Văn Lưu trên sườn đồi gần hố sụt. Một số
hố sụt khác cũng xuất hiện trong vùng thung lũng nhưng kích thước nhỏ hơn và


kèm theo hiện tượng sụt đất đã xảy ra nứt đất tạo thành các vết kéo dài 40 - 50m.
Có thể thấy, khu vực sụt đất chủ yếu xảy ra trong thung lũng với đất đá bề mặt
là sét thuộc thành tạo Đệ Tứ. Các vùng đồi xung quanh quan sát thấy có đất đá là
bột kết khả năng tuổi Triat. Gần khu vực xảy ra sụt đất còn có một mỏ than đã được
khai thác trong một thời gian dài trước đó. Một số nhà dân trong khu vực trên các
sườn đồi thấp ven rìa thung lũng cũng bị nứt kèm theo hiện tượng nứt sụt đất, gây
hoang mang lo lắng cho người dân và đảo lộn cuộc sống của một số gia đình.
Trước nguy cơ của hiện tượng sụt đất như trên, với Đề tài “ Đánh giá vai trò
địa chất trong tai biến sụt lún đất khu vực xóm Khi, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn,
tỉnh Hòa Bình và đề xuất giải pháp khống chế ” này em xin trình bày một số kết quả
nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố kiến tạo địa chất đến hiện tượng sụt lở tại
khu vực làng Khi và đề xuất một số biện pháp phòng chống sụt lở.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của Đề tài là làm rõ vai trò của các yếu tố địa chất đến tai biến sụt
đất và từ đó đề xuất các giải pháp khống chế, giảm thiểu hậu quả do sụt đất.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các thành tạo địa chất, các hoạt động kiến
tạo hiện đại và hiện tượng sụt đất.

4. Khu vực nghiên cứu
Xóm Khi, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
5. Các phương pháp nghiên cứu

2
SV: Đặng Thị Thanh Huyền

Trang 2

Lớp: Địa Chất B – K56



Bộ môn Địa Chất

Đồ án tốt
nghiệp

5.1. Phương pháp thực địa
- Khảo sát thực địa: tại điểm lộ, tiến hành quan sát, mô tả, chụp ảnh vết lộ, xác
định quy mô và vị trí sụt lún, các đặc điểm địa chất của các hố sụt.
- Thu thập các số liệu địa chất, cấu tạo và các loại mẫu thạch học.
5.2. Phương pháp trong phòng

- Soi mẫu thạch học để xác định kiến trúc, cấu tạo, thành phần khoáng vật trong đá và
-

viết báo cáo.
Xử lý ảnh viễn thám để xác định các cấu trúc khu vực liên quan đến khu vực nghiên
cứu.

- Xử lý tài liệu địa vật lý, địa chất, kiến tạo khu vực để xác định vai trò của các yếu tố
địa chất liên quan đến sụt lún.

6. Cơ sở tài liệu của báo cáo
Bài báo cáo được hoàn thành trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khảo sát thực
địa, kết hợp các tài liệu hiện có gồm kết quả điều tra địa chất 1: 50.000, các bài báo
cáo khoa học và các kết quả nghiên cứu khác có liên quan.

7.

Cấu trúc của bài báo cáo


Báo cáo hoàn thành gồm các chương mục sau:
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG II : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG III : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC XÓM KHI
CHƯƠNG IV: MỐI QUAN HỆ GIỮA SỤT ĐẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
CHƯƠNG V : GIẢI PHÁP KHỐNG CHẾ
KẾT LUẬN
LỜI CẢM ƠN
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

3
SV: Đặng Thị Thanh Huyền

Trang 3

Lớp: Địa Chất B – K56


Bộ môn Địa Chất

Đồ án tốt
nghiệp

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1.Điều kiện tự nhiên xã Ân Nghĩa
B


A

Hình 1.1: Vị trí nghiên cứu (Nguồn: Google Earth)
Xã Ân Nghĩa là một vùng thấp nằm ở gần cuối huyện Lạc Sơn về phía đông
nam, cách trung tâm huyện 10km, quốc lộ 12B từ Hòa Bình đi Nho Quan chạy qua,
đường Hồ Chí Minh từ bắc vào nam chạy qua xã về phía đông nam là 4km.
-

Phía bắc tiếp giáp với xã Bình Chân, Bình Cảng, Vũ Lâm.

-

Phía đông tiếp giáp với xã Yên Nghiệp.

-

Phía nam tiếp giáp với vườn Quốc gia Cúc Phương Ninh Bình và xã Thạch Lâm
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

-

Phía tây tiếp giáp với xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Xã Ân Nghĩa có tổng diện tích đất tự nhiên là 2760,92 ha có hai dân tộc cùng
chung sống: dân tộc Mường và dân tộc Kinh, trong đó dân tộc Mường chiếm
khoảng 95%. Nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp, một số ít phát
triển dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ, có chợ Re là trung tâm buôn bán của 6 xã vùng Đại
Đồng. Toàn xã có 4 cấp học từ Mầm Non đến Trung học phổ thông. Trình độ dân trí
và đời sống kinh tế của người dân đang từng bước được cải thiện và nâng lên.

4

SV: Đặng Thị Thanh Huyền

Trang 4

Lớp: Địa Chất B – K56


Bộ môn Địa Chất

Đồ án tốt
nghiệp

Xã Ân Nghĩa có khoảng 1811 hộ với dân số khoảng 8.400 khẩu được chia
thành 21 cụm dân cư. Cụ thể: xóm Nghĩa Thành, Láo Thành, Xóm Khi, xóm Re,
xóm Trán, xóm Ngái 1, Ngái 2, Phố Re, Đội 5, xóm Vổ, xóm Búm 1, Búm 2, Búm
3, Tưa 1, Tưa 2, Tưa 3, Tuôn 1, Tuôn 2, xóm Khanh, xóm Trẹ, xóm Bái. Hiện nay,
các xóm, phố đang từng bước triển khai dự án xây dựng Nông thôn mới, giảm tỷ lệ
hộ nghèo, cận nghèo xuống mức thấp nhất.
1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội xã Ân Nghĩa
Xã Ân Nghĩa là khu vực miền núi, chưa có điều kiện để phát triển về các
ngành công nghiệp mới, thương mại dịch vụ mà chủ yếu phát triển về nông, lâm
nghiệp. Vì vậy, tổng giá trị thu nhập chưa cao so với các địa phương khác. Năm
2012, tổng giá trị thu nhập của xã ước đạt 83 tỷ 100 triệu đồng. Trong đó: Nông lâm
thủy sản đạt 57 tỷ 350 triệu đồng chiếm 69%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
đạt 3 tỷ 258 triệu đồng chiếm 4%. Giá trị thu nhập về thương mại dịch vụ đạt 22 tỷ
500 triệu đồng chiếm 27%.
Ân Nghĩa có điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội không mấy thuận lợi; cách
xa trung tâm; thông tin truyền tải về địa phương còn chậm nên ảnh hưởng không

nhỏ đến đời sống cũng như nhận thức của người dân. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng
kinh tế năm 2012 là 10%. Bình quân đầu người năm 2012 ước đạt 13 triệu 500
nghìn đồng/người/năm.
Xóm Khi - thuộc xã Ân Nghĩa, cả xóm có 70 hộ dân, 350 khẩu, trong đó có 11
hộ gia đình, kinh tế chủ yếu làm nông nghiệp, kinh tế còn tương đối kém phát triển.

1.3.

Khí hậu thủy văn
Xã Ân Nghĩa – Lạc Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình là 230C, và nằm gần như trọn vẹn trong tiểu vùng khí hậu IV, do đó sự
ảnh hưởng của yếu tố khí hậu khá đồng nhất.
Lượng mưa trung bình năm của cả huyện Lạc Sơn khoảng 1.950mm nhưng
phân bổ không đều, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7,
8, 9. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa thường không đáng kể. Độ ẩm

5
SV: Đặng Thị Thanh Huyền

Trang 5

Lớp: Địa Chất B – K56


Bộ môn Địa Chất

Đồ án tốt
nghiệp

trung bình năm là 84%, sự chênh lệch giữa các tháng khá lớn, tháng cao nhất (tháng

3) là 90% và tháng thấp nhất (tháng 12) là 24%.
Sông Bưởi là sông lớn nhất của huyện Lạc Sơn, có độ dài 125km. Đây là
thượng lưu của Sông Con và là chi lưu của Sông Mã. Sông Bưởi được hình thành từ
3 nhánh chính: Nhánh Suối Cái, Suối Yêm Điềm, Suối Bìn là nguồn tưới và trục
tiêu của huyện. Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp
cũng như phục vụ cho các hoạt động dân sinh của các xã nằm dọc theo bờ sông.
Ngoài ra, các ao, hồ, đầm của Lạc Sơn mặc dù phân bố không đồng đều nhưng cũng
đóng vai trò quan trọng cho công tác tưới tiêu và là tiềm năng to lớn cho phát triển
thủy văn.
1.4.

Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng
Lịch sử nghiên cứu địa chất được tổng hợp và chia ra làm hai giai đoạn trước
năm 1975 và từ năm 1975 đến nay

1.4.1. Trước năm 1975

Một số công trình nghiên cứu của người Pháp được công bố: Bản đồ Bắc Bộ
tỷ lệ 1:500.000 của H. Lantenis và Zeiler (1907); Bản đồ địa chất trung và hạ lưu
sông Đà tỷ lệ 1:200.000 của J.Deprat (1913); Bản đồ địa chất tờ Thanh Ba – Vạn
Yên – Phủ Nho Quan tỷ lệ 1:200.000 của J.Deprat (1914); Bản đồ địa chất tờ Hà
Nội tỷ lệ 1 : 500.000 của Fromaget (1928 – 1929). Bản đồ địa chất Đông Dương tỷ
lệ 1:200.000, của Fromaget và một số nhà địa chất Pháp xuất bản năm 1939 – 1952,
đã công bố hàng loạt công trình về Địa chất và Khoáng sản.
Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỉ lệ 1:500.000 của A.C.Adelung, 1956;
S.K.Kitovanhi, 1959; xác định các đá phun trào mafic ở Kim Bôi có tuổi Neogen và
liệt khu vực này vào đới địa máng gọi là “phức nếp lõm Sông Đà”.
Công tác nghiên cứu bắt đầu được đẩy mạnh vào năm 1960 như nghiên cứu
tiềm năng dầu khí ở vùng trũng Hà Nội do S.Kitovanhi (1960) và đoàn địa chất 36
(1961). Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỉ lệ 1:500.000 của do A.E.Dovjicop

(1965) chủ biên có ý nghĩa to lớn với công tác lập bản đồ địa chất và tìm kiếm
khoáng sản của miền Bắc Việt Nam, đã xác định được 3 đới tướng kiến tạo:

6
SV: Đặng Thị Thanh Huyền

Trang 6

Lớp: Địa Chất B – K56


Bộ môn Địa Chất

Đồ án tốt
nghiệp

Fansipan, Sông Đà và Ninh Bình. Năm 1965 – 1973 công trình lập bản đồ địa chất
và tìm kiếm khoáng sản tờ Tuyên Quang tỷ lệ 1:200.000 của Phạm Đình Long và
nnk, tờ Bể than Đông Bắc Bắc Bộ của Phạm Văn Quang và nnk 1969; tờ Hà Nội
của Hoàng Ngọc Kỷ và nnk 1973. Năm 1972, Nguyễn Xuân Bao (đội sông Đà)
thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:100.000 vùng Hòa Bình – Suối Rút phục vụ công
trình xây dựng đập thủy điện Hòa Bình, đã nghiên cứu cấu trúc khu vực. Năm 1974,
Trần Văn Trị và nnk thành lập bản đồ địa chất Việt Nam – phần miền Bắc, tỷ lệ
1:100000.
1.4.2. Sau năm 1975

Năm 1977, Phan Cự Tiến đưa ra “Những vấn đề địa chất Tây Bắc Việt Nam”.
Công trình này lắp ghép từ 7 tờ bản đồ địa chất 1:200.000 và đã giải quyết khá đúng
đắn về thứ tự địa tầng, magma, kiến tạo.
Năm 1982, Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, thành lập bản đồ địa chất

khoáng sản thành phố Hà Nội tỷ lệ 1:200.000.
Năm 1989, Ngô Quang Toàn, thành lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng
sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ thành phố Hà Nội.
Năm 1989, Trần Đăng Tuyết, thành lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng
sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Hà Đông – Hòa Bình.
Năm 1989, Nguyễn Đình Hợp, thành lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng
sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Thanh Sơn – Thanh Thủy.

7
SV: Đặng Thị Thanh Huyền

Trang 7

Lớp: Địa Chất B – K56


Bộ môn Địa Chất

Đồ án tốt
nghiệp

Hình 2.1. Bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu

8
SV: Đặng Thị Thanh Huyền

Trang 8

Lớp: Địa Chất B – K56



CHƯƠNG II : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Hệ tầng
GIỚI KAINOZOI – HỆ ĐỆ TỨ - THỐNG GIỮA – THỐNG TRÊN
Hệ Đệ Tứ không phân chia (Q)
Các trầm tích có thành phần hỗn hợp phân bố dọc các thung lũng sông, suối,
giữa núi, có diện lộ hẹp rải rác trong vùng. Đây là sản phẩm của các quá trình
phong hóa tích tụ từ các nguồn gốc eluvi, deluvi.
Thành phần gồm sét – bột, cát, sạn, sỏi và các mảnh còn sắc cạnh. Các lớp sét
– bột bị phong hóa mạnh tạo nên những kết vón laterit, hoặc tạo đá ong trên mặt
chiều dày từ 0,5 – 2m. Diện phân bố lớn nhất thuộc khu vực dọc đường quốc lộ 12
(đoạn từ Đôn Dương đến Lạc Thủy), trong khu vực này, trầm tích Đệ Tứ nằm phủ
ngay trên nền đá vôi hệ tầng Đồng Giao.
Hệ tầng Hà Nội
Hệ tầng Hà Nội được Hoàng Ngọc Kỷ xác lập trong thời gian lập bản đồ địa
chất tờ Hà Nội. Đó là tầng cuội sỏi có chiều dày hàng chục đến hàng trăm mét trong
các lỗ khoan ở trung tâm và ngoại vi Hà Nội. Chúng nằm trực tiếp trên bề mặt của
các đá gốc. Tuổi của các thành tạo tuổi tuyệt đối 30.000 năm, tương ứng với
Pleitoxen giữa – muộn.
Các thành tạo thuộc địa tầng Hà Nội trong vùng này không lộ ra trên bề mặt
địa hình mà chỉ gặp trong các lỗ khoan. Thành phần thạch học gồm : cuội, sỏi, thạch
anh, silic, thuộc tướng lòng sông. Chúng nằm trực tiếp trên bề mặt bào mòn của đá
gốc và có ranh giới trên khá rõ với các trầm tích trẻ hơn. Nhìn chung thành phần
của chúng khá đồng nhất, chiều dày thay đổi phụ thuộc địa hình cổ (từ 7m đến
11m).
Hệ tầng Thái Bình
Hệ tầng Thái Bình cho diện phân bố rộng rãi trên bề mặt ở độ cao tuyệt đối 4 –
6m. Thuộc phạm vi đồng bằng dọc đường quốc lộ 1 trở ra phía đông, diện tích
khoảng 170 km2. Thành phần trầm tích bao gồm bùn – bột, bột – sét chứa cát và cát,
có màu xám tối, nâu đến xám xanh. Tại các lỗ khoan được khảo sát bắt gặp chiều

dày của chúng từ 6 – 15m.


Tại điểm lộ nhân tạo phía tây nam làng Hòa Bình khoảng 500m, dưới lớp thổ

-

nhưỡng của đồng bằng gồm 2 lớp:
Lớp trên là sét cát màu đỏ phớt tím lẫn tàn tích thực vật, dày khoảng 40 cm.
Lớp dưới gồm cát, sét màu xám sáng chứa tàn tích thực vật mục nát dạng vết, chiều

-

dày 40 – 50 cm.
Tại điểm lộ hố hào thôn Thọ Oanh gồm 2 lớp:
Lớp trên: sét cát màu xám nâu nhạt phớt tím. Sét chiếm khoảng 80%, cát khoảng
20%, chứa ít vết tích thực vật màu xám, đôi chỗ tàn tích thực vật bị oxit sắt hóa tạo

-

thành các thỏi dạng trụ, màu nâu vàng. Chiều dày 60 cm.
Lớp dưới: cát sét xám đen. Cát hạt nhỏ chiếm 80%, sét chiếm khoảng 20%, có chứa
vỏ sò hiện đại.
Nhìn chung hệ tầng Thái Bình tại khu vực này gồm các lớp bột – sét – cát màu
xám tối đến đen, có một số ít màu nâu xám. Trong các lớp có chứa tàn tích thực vật
phân hủy hoặc đã hóa than có dạng thân thảo, thân gỗ.
Hệ tầng Vĩnh Phúc
Hệ tầng Vĩnh Phúc được Hoàng Ngọc Kỷ xác lập trên tờ Hà Nội (1974).
Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng Vĩnh Phúc lộ ra trên mặt, thuộc các cánh đồng
Phú Sơn, Trại Đức…

Thành phần trầm tích của hệ tầng có đặc trưng như sau:

- Phần lộ ra gồm các lớp sét, bột sét hạt nhỏ có màu vàng nâu, đỏ loang lổ, bị laterit
-

hóa mạnh.
Phần chìm ở đồng bằng gồm các lớp sét lẫn bột sét chứa cát, ít nhiều chứa tàn tích
thực vật có màu nâu, vàng và xám.


- HỆ TRIAS – THỐNG TRÊN – BẬC NORI - RET
- Hệ tầng Suối Bàng (T3n-r sb)
- Các trầm tích chứa than Đầm Đàn đã được Dovjikov và đồng nghiệp xếp và
hệ tầng Suối Bàng có tuổi nori – ret. Các thành tạo này lộ ra ở hai khu vực chính:
- - Khu vực Đầm Đàn – Đầm Hồng, phát triển theo phương tây bắc, dài trên
15 km, diện tích 84 km2.
- - Khu vực Chi Nê (Đồi Hoa) phát triển theo phương tây bắc dài trên 7 km,
rộng 1 – 3km, diện tích 21 km2.
- Ngoài ra chúng còn lộ ra dưới dạng các núi sót nhỏ thuộc Gia Sơn (Gia
Viễn), Yên Trị với diện tích 1 – 3 km2.
- Thành phần bao gồm đá phiến, bột kết, đôi khi có cuội kết, thấu kính than
mỏng, chuyển lên hệ xen kẽ cát kết, bột kết, đá phiến sét, cuội sỏi kết giữa tầng, các
vỉa than, sét than bột kết chứa vôi, thấu kính vôi màu xám đến đen. Trên cùng gồm:
sỏi kết xen cát kết cuội kết. Tổng chiều dày ≤ 950m.
1. Phụ điệp dưới (T3n-r sb1)
- Phụ điệp dưới bao gồm các đá hạt mịn chứa than, xen ít sỏi, cuội kết giữa
tầng, nằm phủ không chỉnh hợp lên đá vôi hệ tầng Đồng Giao, hệ tầng Mường Trai.
- Mặt cắt khu vực Đầm Đàn – Bãi Lóng
- Các trầm tích bao gồm: Bột kết, phiến sét, cuội kết chuyển lên cát bột, kết


-

phiến sét chứa các vỉa than thứ tự từ dưới lên gồm các tập sau:
Tập 1 (T3n-r sb11): được đặc trưng bởi các trầm tích hạt mịn, ít hạt thô, nằm không
chỉnh hợp lên đá vôi hệ tầng Đồng Giao bao gồm:
+ Bột kết xen ít cát kết hạt vừa, sẫm màu, phong hóa cho màu nâu xám phân lớp
mỏng dày 100m.
+ Bột kết, phiến sét, sét kết xen thấu kính vỉa than mỏng thấu kính đá vôi, các đá
có màu đen xám, nâu đen, phân lớp mỏng thấu kính đá vôi, các đá có màu đen

-

xám, nâu đen, phân lớp mỏng phong hóa có màu vàng loang lổ, dày 150m.
Tập 2 (T3n-r sb12): Tập được đặc trưng bởi hệ xen kẽ cát kết, bột kết phiến sét và các
vỉa than có chiều dày công nghiệp, phần dưới có cuội kết dày. Trong phạm vi khu
vực tập này chứa nhiều hóa thạch động vật, thực vật và các lớp cát kết khá dày.
+ Sạn kết, cuội kết màu loang lổ, xám phớt lục, xám đén, trắng đục, hạt không
đều, dạng tròn. Chiều dày 20m.
+ Cát kết, bột kết, phiến sét màu xám, tối đến nâu đen, độ hạt nhỏ đến vừa, phân
lớp vừa, các lớp xen nhau có độ dày không lớn, thế nằm khá dốc (50 – 60 0),


dày 60m. Trong tập này có xen vỉa than mỏng, ngoài ra còn gặp ít cát kết dạng
quarzit, màu xám, xám nâu, vàng phân lớp mỏng 10 - 20 cm.
+ Bột kết, phiến sét xen cát kết sẫm màu đến nâu, đen, đá, sét than và các vỉa
than, bột kết, cát kết chứa vôi, thấu kính đá vôi màu xám tối, đen và nâu đen.
Trong đó các lớp sét kết có chiều dày khá lớn từ 10 – 60m, các vỉa than tăng
lên về số lượng và chiều dày, cấu tạo phức tạp không ổn định, biến đổi chiều
dày từ 0,2 – 0,7m, các vỉa than từ 7 – 20m và 25 – 45m, vỉa có thể nằm dốc
vừa đến dốc. Chiều dày 200m.

+ Bột kết xen cát kết, phiến sét, bột kết vôi màu xám tối đến nâu, phong hóa có
màu nâu bẩn, phân lớp mỏng. Cát kết có độ gắn kết yếu. Tập hợp này chứa các
vỉa than rất mỏng, chiều dày 0,5 – 1m. Chiều dày 100m.
- Mặt cắt khu vực Đầm Hồng
- Các trầm tích phụ điệp dưới lộ ra hai tập, thành phần đặc trưng gồm: bột kết,

-

phiến sét, cát kết, sét than, than và cát kết. Thứ tự từ dưới lên gồm :
Tập 1(T3n-r sb11): gồm các đá phiến sét, bột kết bị phong hóa màu vàng hoặc đen
bẩn, độ hạt nhỏ, phân lớp mỏng, thế nằm vừa (40 0). Quan sát thế nằm của tập với đá
vôi Đồng Giao thì có quan hệ phủ không chỉnh hợp trên đá vôi Đồng Giao. Chiều

-

dày tập 200m.
Tập 2 (T3n-r sb21): gồm đá phiến sét, sét kết, sét than và vỉa than mỏng màu xám
nâu, đen nâu, hạt mịn, phân tấm mỏng, mặt lớp. Than có màu nâu đen lẫn nhiều sét,
dày 20 cm. Trong phiến sét, sét kết chứa các hóa thạch thực vật (Taniopteris sp.,
Clathoropteris menisoioides Bronn, Cycadites sp.) Chiều dày tập 100m.
- Mặt cắt khu vực Chi Nê
- Tại mặt cắt này các trầm tích của phụ điệp dưới được đặc trưng bởi các đá

-

bột kết, phiến sét, cát kết và xen kẹp nhiều vỉa than. Chúng gồm 3 tập sau :
Tập 1 (T3n-r sb11): Thành phần đơn điệu, chủ yếu các đá bột kết, phiến sét sẫm màu
đến đen, phân tấm mỏng, các đá ít nhiều có chứa vôi, thế nằm khá dốc. Ngoài ra

-


xen rất ít cát kết, hạt nhỏ, màu xám đến nâu. Chiều dày 150m.
Tập 2 (T3n-r sb21): Các thành phần tập dưới đặc trưng bởi các hệ các bột kết, phiến
sét, sét kết và nhiều vỉa than. Thứ tự từ dưới lên gồm:
+ Hệ xen kẽ bột kết, phiến sét xen ít cát kết màu xám tối, sẫm đến đen, độ hạt
mịn, phân tấm mỏng, mặt lớp đá phiến bóng có ánh xerixit. Các vỉa than dày
0,3 – 5m. Chiều dày tập 200m.


+ Hệ xen kẽ bột kết, phiến sét, sét kết, ít cát kết, màu xám tối đến nâu, ít nhiều
chứa đá vôi, phân lớp mỏng. Vỉa than xen trong chúng có khoảng cách xa

-

nhau và ít có giá trị công nghiệp. Chiều dày tập hợp lớp 130m.
Tập 3 (T3n-r sb31) : Chuyển tiếp từ tập hai lên gồm tập hợp các đá hạt vừa đến mịn,
bột kết xen ít cát kết, vỉa than mỏng. Từ dưới lên có các lớp sau:
+ Bột kết là chủ yếu, xen ít cát kết màu xám, xám vàng phân lớp mỏng, dày
50m.
+ Bột kết xen phiến sét, sét kết màu xám tối, sẫm màu đến đen, xen vỉa than
mỏng ít có giá trị công nghiệp, các đá phân lớp mỏng. Chiều dày tập 60m.
2. Phụ điệp trên (T3n-r sb2)

-

Phụ điệp có diện tích phân bố hạn chế, tập trung chủ yếu trên các đỉnh

núi thuộc khu vực xóm Cương, dãy đồi Chi Nê.

-


Thành phần mặt cắt gồm các đá lục nguyên hạt thô, sạn, cuội kết, cát

kết có màu sắc thay đổi, phần dưới chủ yếu các sạn kết màu xám đến nâu vàng, có
nơi dạng sọc tím, phần trên cát kết màu xám xen bột kết dạng sọc dài.

- Mặt cắt xóm Cương
- Thành phần mặt cắt gồm :
- Cát kết hạt lớn lẫn sạn kết, màu xám tối, xám vàng, xám xanh, bị phong hóa phần
-

ngoài đá có màu vàng đột hạt từ 1 – 2 mm.
Cuội kết đa khoáng màu xám đốm nâu. Chiều dày 20m.
Cát kết hạt lớn lẫn sạn kết màu xám xanh, thế nằm dốc (60 – 70 0), cấu tạo khối.

-

Chiều dày 15m.
Cát kết hạt vừa xen bột kết màu xám đen, xám tối phân lớp mỏng, bột kết chứa vôi
màu đen, rắn chắc. Chiều dày 20m.

- Chiều dày tổng cộng 85m.
-

HỆ TRIAT – THỐNG GIỮA – BẬC LADIN

- Hệ tầng Mường Trai (T2l mt)
- Hệ tầng Mường Trai tuổi Ladin đã được Trần Đăng Tuyết xây dựng năm
1976. Hệ tầng có diện lộ tập trung thành dải lớn dọc bờ phải Sông Bôi, có phương
gần kinh tuyến, dài trên 10km, rộng 2km và chúng còn lộ rải rác các dải hẹp phía

nam Chi Nê với diện tích tổng cộng khoảng 54 km 2. Hệ tầng Mường Trai lấp đầy


các bồn nhỏ, có đường phương trùng với đường phương kiến trúc hệ tầng Đồng
Giao, có quan hệ giả thiết không chỉnh hợp với đá vôi hệ tầng Đồng Giao. Trong
diện tích nghiên cứu chủ yếu nhận thấy quan hệ của chúng với đá vôi hệ tầng Đồng
Giao là quan hệ kiến tạo.

- Hệ tầng Mường Trai được đặc trưng bởi các đá bột kết, phiến sét, cát kết và
thấu kính đá vôi. Đá có màu xám, xám đen đến vàng nâu, phân lớp mỏng, phân dải
song song. Hệ tầng này được Dovjikov và đồng nghiệp (1965) xếp vào hệ tầng
Sông Bôi tuổi Cacni, Đinh Ninh Mộng và các tác giả (1976) xây dựng thành hệ tầng
Sông Bôi tuổi Ladin – Cacni. Các tác giả bản đồ Tây Bắc Việt Nam dùng tên hệ
tầng Mường Trai để chỉ thành tạo này. Hệ tầng thường bị đứt gãy cắt qua hoặc phá
hủy nên không quan sát được nơi vào trong vùng có mặt cắt tốt. Dựa vào thành
phần và cấu tạo đá, Hệ tầng Mường Trai được chia làm hai phân hệ tầng: Phân hệ
tầng dưới (T2l mt1) và phân hệ tầng trên (T2l mt2).

1. Phân hệ tầng dưới (T2l mt1)
- Tại khu vực nam Chi Nê, phân hệ tầng dưới lộ ra một dải hẹp có phương tây
bắc đông nam, dài 10km, rộng 1km. Chúng có cấu tạo đơn nghiêng và thành phần
khá đồng nhất. Từ dưới lên trên gồm các đá: bột kết chứa vôi, phiến sét màu xám
tối đến nâu, phân lớp mỏng, bị vò nhàu, phong hóa mạnh và bị phá hủy tạo nên các
lớp mảnh lăn khá dày. Chuyển lên đá bột kết xen dải mỏng cát kết màu nâu đến
vàng nâu loang lổ. Các đá có độ hạt nhỏ mịn và phân tấm song song rất đều tạo cho
đá có cấu tạo dải chiều dày 350m.
- Trong các lớp bột kết của dải này phát hiện được các hóa thạch Trachyeeras
sp. indet (mẫu 1099) và Halobia aff. austriaca Mojs, các hóa thạch này cho tuổi từ
Ladin – Cacni.
- Chiều dày tổng cộng của phân hệ tầng dưới là 350m.

2. Phân hệ tầng dưới (T2l mt1)

- Phân hệ tầng này lộ thành dải phía tây Sông Bôi (bờ phải song song với
đường đi từ Chi Nê về Nho Quan).


- Các trầm tích của phụ hệ tầng gồm: hệ xen kẽ phiến sét, bột kết, cát kết có
màu từ xám đến xám tối, nâu. Các đá thường bị phong hóa phá vỡ, do vậy không có
mặt cắt tốt.

- Mặt cắt khu vực Liên Sơn Nội
- Mặt cắt phân hệ tầng dưới có thành phần tương tự nhưng đá thường bị phong
hóa có màu nâu, vàng, mềm bở. Các đá bị vò nhàu có thế nằm dốc (50 – 70 0).
Thành phần cát bột kết và cát kết chiếm ưu thế hơn phiến sét. Chiều dày không thay
đổi.

- Tóm lại: hệ tầng Mường Trai có diện phân bố không đều, từ diện tích nhỏ
hẹp dạng trũng nhỏ đến dải kéo dài. Thành phần chủ yếu là trầm tích lục nguyên:
bột kết, phiến sét xen cát bột kết và cát kết, gồm 2 phần:

- Phân hệ tầng dưới, gồm: các đá cát bột kết, phiến sét xen lớp mỏng cát kết có màu
xám tối, vàng nâu, phân lớp song song dạng dải mỏng. Đá cát kết xen dải mỏng
trong cát – bột kết có màu vàng đến nâu. Đặc trưng đá bị vò nhàu, uốn nếp mạnh,
trong phân hệ tầng dưới có xen thấu kính sạn kết mỏng, thành phần chủ yếu: thạch
anh, silic, xi măng cát kết và cacbonat, ngoài ra chúng còn xen các thấu kính đá vôi

-

màu xám đen, hạt nhỏ, phần này chứa các hóa thạch động vật tuổi Ladin.
Phân hệ tầng trên, gồm: Các đá bột kết, phiến sét, cát bột kết, xen cát kết màu từ

xám tối, đen, đến nâu vàng. Các đá phân lớp mỏng, bị phong hóa mạnh, nghèo di
tích hóa thạch. Thành phần cát kết, cát bột kết tăng hơn phân hệ tầng dưới.
HỆ TRIAT – THỐNG GIỮA – BẬC ANIZI
Hệ tầng Đồng Giao (T2a đg)
- Phân vị được lấy tên một địa danh ở phía tây nam thành phố Ninh Bình (A.E.
dovjikov, … 1965).
- Trầm tích hệ tầng Đồng Giao phân bố khá rộng rãi ở khu vực lũng Cao, Làng
Ấm…huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, và vùng Khu Thượng, Tự Do…huyện Lạc
Sơn, tỉnh Hòa Bình. Các trầm tích hệ tầng Đồng Giao bị các hệ thống đứt gãy
phương tay bắc – đông nam và á kinh tuyến phá hủy. Gồm có hai phân hệ tầng:
1. Phân hệ tầng dưới (T2a đg1)


- Trầm tích phân hệ tầng dưới nằm chuyển tiếp chỉnh hợp lên trầm tích hệ tầng
Cò Nòi. Chúng tạo thành các dải phương tây bắc – đông nam nằm viền theo cấu
trúc các đá sét vôi hệ tầng Cò Nòi.

- Mặt cắt Làng Đôn – Làng Chang
- Theo mặt cắt Làng Đôn – Làng Chang trầm tích có bề dày 500m gồm 3 tập:
- Tập 1: bao gồm các đá vôi silic, đá vôi sét, đá vôi màu xám phân lớp trung bình 10
-

– 20cm. Bề dày tập 160m.
Tập 2: Chủ yếu là đá vôi màu xám sẫm xen ít đá vôi sét. Đá vôi phân lớp dày 15 –

-

25cm. Bề dày tập 250m.
Tập 3: Đá vôi sét màu xám sẫm phân lớp mỏng 5 – 10cm, có nhiều khe nứt theo
phân lớp. Bề dày tập 90m.

2. Phân hệ tầng trên (T2ađg2)
- Nằm chỉnh hợp trên phân hệ tầng dưới là các đá vôi của phân hệ tầng trên.
Chúng tạo thành các dải kéo dài theo phương tây bắc – đông nam. Các vùng khác
như Làng Bồng, Làng Phìa và núi Toàn Thắng chúng tạo thành các nếp lõm khá
hoàn chỉnh có phương trục nếp lõm tây bắc – đông nam. Các vùng khác như Làng
Son, Làng Dì, Núi Keo…chúng bị các đứt gãy khống chế phá hủy. Bề dày tập 150 500m.

-

-

Mặt cắt Làng Mo – Làng Kho
- Theo mặt cắt này trầm tích dày 440m, gồm 3 tập :
Tập 1: Đá vôi màu xám phân lớp dày đến dạng khối, đá vôi xám nhạt phân lớp dày.
Bề dày tập 250m.
Tập 2: Đá vôi sét, đá vôi silic. Đá vôi vi hạt ẩn tinh. Bề dày tập 90m.
Tập 3: Đá vôi xám sáng phân lớp dày. Bề dày tập 100m.
- Hệ tầng Tân Lạc (T1 tl)

- Các trầm tích có thành phần phức tạp bao gồm: bột kết, cát kết, phiến sét, sét
vôi, đá vôi, đá phun trào bazơ. Cát kết tuf đã được Đinh Ninh Mộng xác lập thành
hệ tầng Tân Lạc năm 1976.

- Trầm tích của hệ tầng có diện lộ chủ yếu ở phần phía tây tờ bản đồ Yên Vệ.
Chúng tạo thành nhân các nếp lồi không hoàn chỉnh: Đồi Tua, bắc Núi Chan, Làng


Me. Ngoài ra chúng còn lộ ra với diện tích hẹp Bông Lang Hạ, diện tích tổng cộng
19 km2.


- Theo đặc điểm thạch học, hệ tầng được chia thành làm hai phụ hệ tầng: phân
hệ tầng dưới (T1 tl1) và phân hệ tầng trên (T1 tl2).

1. Phân hệ tầng dưới (T1 tl1)
- Thành phần chủ yếu của phân hệ tầng gồm bột kết xen phiến sét, cát kết, sét
vôi và phun trào bazơ. Dựa vào đặc điểm thạch học chúng được chia thành 2 tập.
Mặt cắt theo phía đông bắc Núi Than
- Trong mặt cắt này lộ ra hai tập kéo dài theo phương tây bắc và diện tích mở
rộng về hướng này. Thứ tự từ dưới lên thể hiện:
- Tập 1: Thành phần trầm tích chủ yếu các đá lục nguyên gồm:
+ Đá phiến sét xen bột kết màu xám, xám vàng, phớt lục phân tấm mỏng, độ hạt
nhỏ thế nằm dốc đứng, khi bị phong hóa trở nên xốp, dễ vỡ vụn. Chiều dày
70m.
+ Đá phiến sét xen bột kết chứa vôi màu xám đến vàng, phân tám mỏng, độ hạt

-

nhỏ, thế nằm dốc (60 – 700), dày gần 100m.
- Chiều dày chung của hệ tầng tại đây quan sát được là 170m.
Tập 2: chuyển tiếp từ tập lên gồm các trầm tích cacbonat, lục nguyên xen phun
trào bazơ.
+ Đá vôi dạng lớp mỏng hoặc thấu kính màu xám đến đen, hạt nhỏ, phân lớp
mỏng cấu tạo lớp. Thế nằm thoải 450, dày 30 – 50m.
+ Đá phiến sét màu xám phân tấm mỏng, phần trên xen đá vôi mỏng màu xám
đen hạt nhỏ, dày 90m.
+ Phun trào bazơ, màu lục, xám lục, phong hóa dạng bóc vỏ, hạt vừa rắn chắc.
Thành phần chủ yếu là điaba, plagiocla bazơ, olivin…Đá cấu tạo khối, kiến

trúc porphyr tàn dư với nền kiến trúc tàn dư điaba. Tập hợp dày 100m.
- Chiều dày tổng cộng tập 2 đến 200m.

2. Phân hệ tầng trên (T1 tl2)
- Phân hệ tầng trên khá phát triển tạo thành những dải bao quanh nếp lõm làng
Gai – làng Cây Kim, nếp lồi Yên Vệ.
Mặt cắt Làng Thung
- Mặt cắt lộ ra khá đầy đủ hai tập của phân hệ tầng trên. Đặc điểm của mặt cắt
này là có xen các đá phun trào bazơ từ mỏng đến dày


- Tập 1: chuyển tiếp từ phân hệ tầng dưới lên bao gồm :
+ Đá vôi dạng mắt màu xám loang lổ hạt mịn phân lớp mỏng, dày 40m.
+ Đá vôi sét, màu xám, xám hồng, độ hạt nhỏ, phân lớp mỏng (15 – 20m), cấu
tạo lớp, dày 75m.
+ Đá bột kết chứa vôi màu nâu đỏ, hạt nhỏ, phân lớp mỏng, bị phong hóa trở nên
xốp, nhẹ đập dễ nát vụn, dày 35m.
+ Đá vôi màu xám đên, xám đen, độ hạt nhỏ, phân lớp (12 – 20cm), thành phần
cacbonat 96 – 100%, dày 90m.
- Chiều dày tổng cộng 240m.
- Tập 2 bao gồm:
+ Đá phun trào bazơ, màu xám xanh lục, phong hóa có màu xám bẩn điaba
porphyrit, dày 50m.
+ Đá bột kết màu nâu đỏ, hạt nhỏ, phân lớp trung bình đến mỏng (15 -20cm), sét
vôi màu xám xanh, có chỗ màu nâu đổ ngấm oxit sắt, dày 75m.
+ Phun trào bazơ màu sắc, thành phần giống lớp trên, phần ngoài bị phong hóa
dạng xù xì, nâu bẩn dày 35m.
+ Bột kết chứa vôi (5 – 10%), màu nâu đỏ, hạt nhỏ đến mịn, chuyển lên trên

2.2.

lượng vôi tăng (15 – 20%) dày 50m.
- Chiều dày tổng cộng 200m.

Magma

- Trong khu vực nghiên vứu chưa phát hiện ra được các cấu trúc magma.
2.3.

Đặc điểm địa chất kiến tạo khu vực nghiên cứu

- Khu vực nghiên cứu thuộc địa bàn xóm Khi xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn,
tỉnh Hòa Bình. Về mặt địa chất vị trí này là một điểm rất nhỏ nằm trong đới đứt gãy
Sơn La. Đây là một đới kiến trúc Tân kiến tạo lớn rộng gần 10 km kéo dài hơn 450
km từ Pà Tần (Phong Thổ) qua Lai Châu, Sơn La rồi cắt qua đèo Thung Khe và
chạy theo rìa chân núi phía tây các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ (tỉnh Hoà
Bình), Nho Quan, Tam Điệp, Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình).

-

Báo cáo này một phần sẽ đề cập đến những đặc điểm chính của đới

đứt gãy Sơn La đoạn chạy qua khu vực nghiên cứu, một đới đứt gãy bậc cao của nó
là đới đứt gãy Tân Lạc – Yên Thủy, biểu hiện hoạt động của đới đứt gãy này tại khu
vực nứt sụt đất xóm Khi, hiện trạng nứt sụt đất tại đó và mối liên quan giữa chúng.


2.3.1. Đặc điểm đới đứt gãy Sơn La
- Đứt gãy Sơn La có phương tây bắc – đông nam, độ dài khoảng 450 km, từ Pà
-

Tần chạy qua đông bắc Tuần Giáo, tây nam Thuận Châu, Chiềng Mai, Mai Châu,
Phố Cát rồi kéo dài ra biển ở khu vực Nga Sơn (Thanh Hóa), hơi uốn cong lồi tây
nam ở khu vực Tuần Giáo. Đứt gãy Sơn La thể hiện như một đới tuyến tính có xám

độ ảnh và hoa văn ảnh kiểu dọc dải khác biệt khá rõ nét thông qua vách địa hình có
mức chênh cao khoảng 600m, trong đó bậc 1000 – 1200m ở cánh đông bắc và bậc
1200 – 1800m ở cánh tây nam. Dọc theo đứt gãy phát triển các thung lũng dạng
tuyến kéo dài được lấp đầy bởi các trầm tích Đệ Tứ bở rời.

- Dọc theo các đứt gãy Sơn La, phát triển các đứt gãy cùng phương, phát triển
mạnh hiện tượng phiến hóa, cà ép trong các đá Paleozoi – Mezozoi, tạo nên các đới
cà nát rộng thêm hàng trăm mét.

- Đứt gãy Sơn La là một đới xung yếu sâu tới mức bazan, là kênh dẫn dung
nham bazơ tạo nên bazan hệ tầng Cẩm Thủy (P 2ct), có mặt trượt nghiêng 60 – 800
về đông bắc (Phùng Văn Phách, Vũ Văn Chinh, 1996; Nguyễn Văn Hùng 2002), có
lịch sử hoạt động lâu dài liên qua đến sự dịch trượt giữa các khối tảng và là ranh
giới phân cách phức nếp lồi Sông Mã với nếp lõm Sông Đà.

- Các nghiên cứu biến dạng kiến tạo và trạng thái ứng suất kiến tạo trên các đá
dọc theo đới đứt gãy cho thấy đới đứt gãy Sơn La đá trải qua ba giai đoạn hoạt động
lớn.

- Pha cổ nhất: làm uốn nếp, biến dạng các đá trầm tích có tuổi từ Trias giữa trở về
trước. Đặc điểm của pha chuyển động này là tạo nên các nếp uốn song song và nếp
uốn điều hòa với biên độ uốn nếp nhỏ, kích thước nếp uốn thường nhỏ, hẹp, phân
bố gắn liền với đứt gãy. Tính chất bất đối xứng của các cánh nếp uốn và các dấu
hiệu động học cho thấy chúng được hình thành trong quá trình chuyển dịch phải với
hợp phần nghịch của đứt gãy. Các chuyển động kiểu này bị khống chế bởi bề mặt

-

bất chỉnh hợp trước các đá cát kết tuổi Kreta.
Pha chuyển động thứ hai xảy ra với đặc trưng chuyển động nghịch ở phụ giai đoạn

sớm, sau chuyển sang chuyển động nghịch đi kèm với hợp phần trượt bằng trái ở
phụ giai đoạn giữa và trượt bằng trái chiếm ưu thế ở phụ giai đoạn cuối. Chuyển


động kiến tạo giai đoạn này đã làm các đá vôi tuổi Ansini chờm nghịch lên các đá
trầm tích Kreta, có thể quan sát thấy ở nhiều nơi dọc đứt gãy. Tuổi của chuyển động
này diễn ra vào khoảng từ cuối Oligocen đến cuối Miocen, cùng thời với hoạt động

-

của đới biến dạng Sông Hồng.
Giai đoạn chuyển động thứ 3 kéo dài từ đầu Pliocen đến Đệ Tứ và tiếp tục hoạt
động. Trong giai đoạn này, đới đứt gãy Sơn La chuyển dịch theo cơ chế trượt bằng
phải với hợp phần thuận. Biên độ dịch trượt phải trong giai đoạn Pliocen – Đệ Tứ từ
500 đến 1200m (Nguyễn Văn Hùng 2002).
2.3.2. Đặc điểm đới đứt gãy Tân Lạc – Yên Thủy
- Đới đứt gãy Tân Lạc – Yên Thủy là một đới đứt gãy hợp phần bậc cao cấu
-

thành và phát triển trong đới đứt gãy Tân kiến tạo Sơn La. Đới đứt gãy thuộc cánh
đông bắc của đới đứt gãy Sơn La kéo dài theo phương TB - ĐN trên 40 km, từ Tân
Lạc đến Yên Thủy. Đới đứt gãy chạy qua khu vực xóm Khi trùng vào dải địa hình
nơi xảy ra hiện tượng nứt sụt đất (hình 2.3).

- Từ Tân Lạc đến Yên Thủy, đới đứt gãy chạy dọc theo dải địa hình thung lũng
bãi bồi thuộc dải trũng Tân Lạc – Nho Quan. Một số đứt gãy cắt dọc theo sườn phía
tây của dải đồi thấp Tân Lạc - Lạc Sơn. Một số khác phân cắt dọc theo các thung
lũng suối hẹp phân bố trong khu vực từ Lạc Sơn đến Yên Thủy. Tại xóm Khi đới
đứt gãy trùng vào dải địa thung lũng trũng thấp kéo dài giữa các dãy đồi hai bên. Từ
xóm Khi về phía đông nam, đới đứt gãy chạy theo phần trũng thấp của cánh đồng

karst nằm giữa một bên là dãy núi Cúc Phương ở phía tây nam và một bên là dải đồi
núi của vùng Lạc Sơn – Yên Thủy…ở phía đông bắc.

- Đới đứt gãy Tân Lạc – Yên Thủy trùm lên một loạt các đứt gãy cổ phân bố
thành một dải từ đầu đoạn đến cuối đoạn là ranh giới phân chia giữa các tập đá tuổi
T2 và các thành tạo muộn hơn (T3, J, và K).

- Những thành tạo địa chất có mặt trong đới đứt gãy gồm:
- Các thành tạo Mz là loại phổ biến nhất với các đá cát bột kết, phiến sét, đá vôi
mỏng, đá phun trào bazơ thuộc hệ tầng Cò Nòi, Tân Lạc và hệ tầng Mường Trai
(T1cn, T1otl và T2mt ); cát kết, cuội kết, đá sét, và phiến sét than, các thấu kính than
thuộc hệ tầng Suối Bàng (T3n-rsb).


- Các đá Kz gồm:
+ Cuội xen lẫn tảng bị phong hóa rất mạnh phân bố thành một dải đồi thấp ở
phía nam xã Lạc Thịnh, Yên Thủy.
+ Cát sạn, cuội sỏi, bột sét bở rời của các thành tạo Đệ Tứ phân bố dọc các
thung lũng sông, suối nhỏ trong đới đứt gãy và đồng bằng trước núi.

- Đới đứt gãy Tân Lạc – Yên Thủy có chiều rộng được xác định dựa theo phân
bố của các đứt gãy hợp phần đạt khoảng gần 1km đến trên 2km. Đới gồm một số
đứt gãy nhỏ phân bố song song với nhau. Tại xóm Khi đới có từ 4 đứt gãy song
song cách nhau 50 - 60m.

- Những khảo sát dọc theo đới đứt gãy cho thấy các đứt gãy đều nghiêng về
hướng tây nam với cắm 60 - 700 hoặc dốc hơn.

- Hoạt động Tân kiến tạo của đới đứt gãy trong giai đoạn Đệ Tứ – Hiện đại đã
ghi nhận được ở nhiều nơi. Từ đầu tây bắc đến đầu đông nam, nhiều đoạn thung

lũng suối, các khe suối nhỏ chảy cắt ngang qua đới, bị biến dạng ngang phải do dịch
chuyển của các đứt gãy trong đới gây ra đã được tìm thấy tại các khu vực Thượng
Cốc, Vụ Bản, Xóm Khi, Ân Nghĩa.


-

Hình 2.3: Vị trí kiến trúc đới đứt gãy Tân Lạc – Yên Thủy

-


- CHƯƠNG III : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC XÓM KHI
3.1.

Đặc điểm địa tầng

- Theo những số liệu khảo sát thực địa trực tiếp tại vùng nghiên cứu cho thấy
đá trong khu vực này bị biến dạng, phân phiến và bị biến vị dập vỡ rất mạnh.

- Địa tầng ở khu vực xóm Khi có thể thấy địa tầng ở đây gồm hai phần rõ rệt. Phần
dưới lộ ra tập đá vôi và sét vôi phân lớp mỏng cấu tạo dạng hạt bẩn màu sẫm, phân
bố ở phần sườn đồi phía bắc của dãy đồi phía đông bắc. Các lớp đá đều có hướng
nghiêng về phía nam và đông nam với góc cắm tương đối dốc. Tập đá này có lẽ
thuộc hệ tầng Đồng Giao (T2đg1). Phần trên là cát bột kết, sét kết có chứa các thấu
kính than tạo thành các vỉa than đá và sét than bị vò nhàu phân phiến rất mỏng và
uốn lượn mạnh, thuộc hệ tầng Suối Bàng (T 3n-rsb). Tập đá này có diện phân bố
tương đối rộng lộ ra toàn bộ phần còn lại của dãy đồi phía đông bắc, trong thung
lũng và trải rộng trên toàn bộ khu vực phần đồi phía tây nam. Bề dày trầm tích Đệ
Tứ trong thung lũng xóm Khi có nơi đạt đến 30m hoặc lớn hơn.


-


- Hình 3.1 : Mặt cắt địa chất qua khu vực xóm Khi
- Kiểu vỏ phong hóa đặc trưng trong các núi thấp và đồi quanh thung lũng xóm Khi
là kiểu VPH ferosialit (FeSiAl-Fr), vỏ phong hoá thành tạo trên bề mặt đá trầm tích
lục nguyên hệ tầng Suối Bàng, mặt cắt quan sát được tại đây gồm có 4 đới từ trên

-

xuống dưới như sau:
Đới thổ nhưỡng: đất pha cát mịn, màu nâu vàng, nâu xám lớp dày khoảng 30 – 35

-

cm ranh giới chuyển tiếp không rõ. (HB 1530/4).
Đới phong hóa triệt để: chia làm 2 phần

-

+ Phần trên giáp với thổ nhưỡng có màu vàng nhạt, độ ẩm cao, cấu

tạo đặc sít hơn (HB 1530/3-1).

-

+ Phần dưới sét xen lẫn đất rời rạc, khi vỡ có màu nâu đỏ, độ ẩm cao.

Cả lớp sét dày khoảng 40cm (HB 1530/3-2)


- Đới vụn thô (đới phong hóa dở): Đá vỡ vụn, màu nâu đỏ, còn giữ được thế nàm của
đá gốc khá tốt, nhưng khi chạm vào thì bở vụn, đôi khi có màu xám trắng, phớt

-

hồng. Độ ẩm thấp hơn. Chiều dày khoảng 1m (HB1530/2).
Đá gốc: sét, cát, bột kết (HB1530/1).

-


-

Hình 3.2. Lớp vỏ phong hóa của 1 gò đồi thuộc xóm Khi

-

3.2.

Đặc điểm các đứt gãy

- Khu vực xóm Khi có diện tích rất hạn chế với chiều rộng hơn 600m và chiều
dài hơn 1km tạo thành một thung lũng hẹp (khoảng 200m) kéo dài theo phương TB
- ĐN với hai dãy đồi thấp 2 bên (cao gần 100m). Tuy vậy đây là một đoạn của đới
đứt gãy bậc cao Tân Lạc – Yên Thủy nằm trong đới đứt gãy Sơn La, một đới đứt
gãy lớn của vùng Tây Bắc, có lịch sử phát triển lâu dài và tái hoạt động rất mạnh mẽ
trong suốt Kainozoi nên những biến dạng kiến tạo tại khu vực này rất đáng kể.

- Từ khảo sát thực tế đoạn đới đứt gãy tại xóm Khi có thể nhận định tại đây

tồn tại 4 đứt gãy bậc cao cách đều nhau.

- Đứt gãy thứ nhất F1 cắt theo sườn dãy đồi phía đông bắc là ranh giới giữa tập đá
vôi phân lớp mỏng ở phía đông bắc và tập cát bột kết chứa than ở phía tây nam. Đứt
gãy này nghiêng về phía tây nam đã tạo sụt bậc rất rõ trên địa hình thấp vào phía
thung lũng. Đứt gãy cũng gây ra các biến dạng theo cơ chế trượt bằng phải các suối
nhánh của thung lũng xóm Khi và nhiều suối khác nằm về phía đông nam khu vực


×