ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI THỊ ANH
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH NLKH TẠI XÃ ÂN NGHĨA HUYỆN LẠC SƠN
TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Lớp : K42 - LN
Khoa : Lâm nghiệp
Khoá : 2010 – 2014
Giáo viên hướng dẫn : TS. Đàm Văn Vinh
Thái Nguyên, năm 2014
64
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Các loại số liệu, bảng
biểu được kế thừa, điều tra dưới sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền
chứng nhận.
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên
Giảng viên phản biện
65
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên. Em được thực tập tại xã Ân Nghĩa - Huyện Lạc Sơn - tỉnh
Hòa Bình với đề tài : “ Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô
hình NLKH tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình”.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, ngoài sự nỗ lực của bản thân
em còn nhận được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiêm khoa Lâm Nghiệp và sự tận tình giảng
dạy của các thầy cô trong suốt 4 năm học vừa qua.
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin cảm ơn Ban giám hiệu Ban chủ
nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy
giáo, Tiến sĩ Đàm Văn Vinh, người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực hiện chuyên đề.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ủy Ban Nhân Dân và bà con nhân
dân xã Ân Nghĩa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại
xã.
Em cũng xin gửi lời biết ơn đến gia đình, người dân và ban bè đã
động viên giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Do thời gian thực tập và điều kiện có hạn nên chuyên đề của em khó
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô giáo và các bạn sinh viên
đóng góp ý kiến để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
66
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC 4
2.1.1. Quan điểm về hệ thống 4
2.1.2. Quan điểm về hệ thống NLKH 4
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NLKH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 4
2.2.1. Tình hình nghiên cứu NLKH trên thế giới 4
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 6
2.3. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 7
2.3.1. Điều kiện tự nhiên xã Ân Nghĩa 7
2.3.2. Điều kiện về kinh tế xã hội 10
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 14
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu 14
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu 14
3.3. Nội dung nghiên cứu 14
3.4. Phương pháp nghiên cứu 14
3.4.1. Công tác ngoại nghiệp 14
3.4.2. Công tác nội nghiệp 16
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
4.1. Tình hình sản xuất NLKH tại khu vực nghiên cứu 18
4.1.1. Khái quát tình hình phát triển nông lâm kết hợp tại xã Ân Nghĩa 18
4.1.2. Kết quả điều tra và phân loại hệ thống NLKH tại xã Ân Nghĩa 19
4.2. Đánh giá hiệu quả các hệ thống NLKH trên địa bàn xã Ân Nghĩa 23
4.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống NLKH tại xã Ân Nghĩa 23
67
4.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các dạng hệ thống NLKH 30
4.2.3. Hiệu quả về mặt xã hội 32
4.2.4. Hiệu quả vể mặt môi trường 33
4.3. Kết quả khảo sát một số hệ thống NLKH điển hình 34
4.3.1. Mô hình 1: R - V - C 35
4.3.2. Mô hình 2: V - C - Rg 38
4.3.3. Mô hình 3: R - VAC - Rg 40
4.4. Đánh giá những khó khăn, thuận lợi cho phát triển mô hình NLKH tại xã Ân
Nghĩa 43
4.4.1. Vai trò của các tổ chức xã hội 43
4.4.2. Phân tích sơ đồ SWOT về việc phát triển hệ thống NLKH tại xã Ân Nghĩa 47
4.5. Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển NLKH 47
4.5.1. Lựa chọn cây trồng vật nuôi xác định cơ cấu cây trồng hợp lý 47
4.5.2. Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh sản xuất, phát triển bền vững các
mô hình NLKH trong toàn xã 51
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56
5.1. Kết luận 56
5.2 Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
68
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
cs : Cộng sự
FAO : Tổ chức nông lương thuộc Liên hợp quốc
HT : Hệ thống
KNKL : Khuyến nông kuyến lâm
NLKH : Nông lâm kết hợp
NLN : Nông lâm nghiệp
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
R - A - C : Rừng - Ao - Chuồng
R - C : Rừng - Chuồng
R - V : Rừng - Vườn
R - V - A - C - Rg : Rừng - Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng
R - V - C : Rừng - Vườn - Chuồng
R - V - C - Rg : Rừng - Vườn - Chuồng - Ruộng
STT : Số thứ tự
TB : Trung bình
V - A - C : Vườn - Ao - Chuồng
V - A - C - Rg : Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng
V - C - Rg : Vườn - Chuồng - Ruộng
VA : Thu - Chi
69
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Ân Nghĩa 9
Bảng 2.2: Nhân khẩu các xóm trong xã 10
Bảng 4.1: Các dạng mô hình NLKH chủ yếu tại các xóm của xã Ân Nghĩa 19
Bảng 4.2: Phân nhóm kinh tế hộ của các hộ được điều tra 21
Bảng 4.3: Phân loại các dạng mô hình NLKH được điều tra tại xã Ân Nghĩa 21
Bảng 4.4-A: Kết quả điều tra kinh tế của các hệ thống NLKH 24
Bảng 4.4-B: Kết quả điều tra kinh tế của các hệ thống NLKH 25
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá các dạng mô hình NLKH có sự tham gia 28
Bảng 4.6: Bảng phân bố các dạng hệ thống NLKH theo diện tích 29
Bảng 4.7-A. Hiệu quả kinh tế của các dạng hệ thống NLKH 30
Bảng 4.7-B. Hiệu quả kinh tế của các dạng hệ thống NLKH 31
Bảng 4.8: Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình 35
Bảng 4.9: Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình 38
Bảng 4.10: Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình 40
Bảng 4.11: Kết quả phân tích vai trò của các tổ chức đến vấn đề phát triển các hệ
thống NLKH tại xã Ân Nghĩa 44
Bảng 4.12: Đánh giá lựa chọn cây lâm nghiệp 48
Bảng 4.13: Đánh gía lựa chọn cây ăn quả 49
Bảng 4.14: Đánh giá lựa chọn vật nuôi 50
Bảng 4.15: Đánh giá lựa chọn cây nông nghiệp 51
70
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ lát cắt hệ thống R - V - C 37
Hình 4.2: Sơ đồ lát cắt mô hình V - C - Rg 39
Hình 4.3: Sơ đồ lát cắt mô hình R - VAC - Rg 42
Hình 4.4. Sơ đồ VENN biểu hiện mối quan hệ của các tổ chức xã hội 46
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam với tổng diện tích đất tự nhiên là 33.091.039 ha, có diện
tích đồi núi chiếm khoảng ¾ tổng diện tích lãnh thổ. Việt Nam nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa, với điều kiện khí hậu thuận lợi làm cho thảm thực
vật rừng ở Việt Nam vô cùng phong phú về chủng loại và đa dạng sinh học
cao, đặc biệt đối với cây trồng, vật nuôi có điều kiện để sinh trưởng và phát
triển tốt. Đây có thể coi là một tiềm năng lớn cho phát triển nông - lâm
nghiệp, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Bên cạnh những thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi, cũng có nhiều
khó khăn như: Tài nguyên rừng bị suy thoái, thiên tai, dịch bệnh phát sinh
nhanh và nhiều loại. Trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động còn
thấp, chủ yếu là lao động thủ công, đặc biệt là người dân miền núi, trung
du, dẫn đến khả năng sử dụng đất chưa hợp lý, nhất là canh tác trên đất
dốc. Nhiều nơi người dân chủ yếu sản xuất theo phương thức du canh, du
cư, hay canh tác độc canh làm cho nhiều nguồn tài nguyên đất bị suy thoái
nghiêm trọng, dẫn đến các hiện tượng xói mòn, rửa trôi… Nhiều diện tích
đất lâm nghiệp và đất canh tác nông nghiệp bị thoái hoá, làm cho giảm độ
phì dẫn đến năng suất cây trồng ngày càng suy giảm.
Đứng trước thực trạng đó, trong những năm qua, nhà nước đã hoàn
thành công tác quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia bước đầu đã áp
dụng được trên địa bàn nông thôn miền núi và đưa ra được một số chủ
trương, chính sách như: Chính sách giao đất giao rừng, đầu tư vốn, kỹ
thuật giúp phát triển nông - lâm nghiệp thông qua các chương trình dự án
của nhà nước.
Vấn đề đặt ra là cần phải giải quyết vấn đề phủ xanh đất trống đồi
núi trọc bằng các hệ thống canh tác, đưa vào đó là các loại cây trồng, vật
nuôi phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống nhân dân, tạo
công ăn việc làm, đảm bảo môi trường sinh thái bền vững.
Trong những hệ thống sử dụng đất nâng cao hiệu quả kinh tế, tận
dụng đất đai, góp phần sử dụng đất bền vững hiện nay là nông lâm kết hợp
2
(NLKH). Người ta nhận thấy đây là một hệ thống sử dụng đất rất có hiệu
quả và dễ áp dụng, phù hợp trên nhiều vùng sinh thái đặc biệt là vùng miền
núi trung du. Đây là phương thức sử dụng đất tổng hợp giữa lâm nghiệp với
nông nghiệp (gồm: trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản). Phương thức sản xuất
này có nhiều ưu điểm, đảm bảo việc sử dụng đất một cách tốt nhất đem lại
nguồn thu nhập cho người dân, đảm bảo tính an toàn về môi trường được
người dân các vùng chấp nhận.
Xã Ân Nghĩa nằm ở gần cuối huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Với
tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 2760,92 ha. Vì là xã miền núi nên
chưa có điều kiện để phát triển về các ngành công nghiệp mới, thương mại
dịch vụ mà chủ yếu phát triển về nông, lâm nghiệp. Do đó cần thiết phải
phát triển hệ thống nông - lâm nghiệp (NLN) theo hướng NLN tiên tiến.
Để giúp người dân xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, có
được những giải pháp hữu ích để thiết kế xây dựng các hệ thống NLKH tại
địa phương nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần ổn định đời sống nhân
dân là việc làm cần thiết. Chính từ suy nghĩ này tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình NLKH tại xã
Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu một số hệ thống NLKH ở xã Ân Nghĩa, huyện Lạc
Sơn, tỉnh Hòa Bình để tìm ra những tiềm năng và hạn chế, từ đó đề ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển một số hệ thống
NLKH có hiệu quả về kinh tế và môi trường tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc
Sơn, tỉnh Hòa Bình.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được hiện trạng phát triển các mô hình NLKH trên địa
bàn xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất các giải pháp phát triển NLKH nhằm nâng cao hiệu quả,
tính bền vững và nhân rộng các mô hình NLKH.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
3
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp tôi củng cố được những kiến thức
đã học, có thêm cơ hội kiểm chứng lại những lý thuyết đã học trong nhà
trường theo đúng phương châm học đi đôi với hành. Giúp tôi làm quen với
việc nghiên cứu khoa học, với công việc thực tế. Học hỏi, chia sẻ kinh
nghiệm từ người dân, nắm bắt được phương pháp đánh giá nông thôn có sự
tham gia của người dân (PRA).
* Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra hiệu quả mà những hệ thống NLKH đã
chỉ ra những tiềm năng, hạn chế và mong muốn của người dân trong việc
xây dựng hệ thống NLKH. Qua đó làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển một số hệ thống NLKH trên địa bàn xã Ân Nghĩa,
huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Từ đó phần nào giúp cho các cấp chính
quyền địa phương trong việc hoạch định các chính sách hỗ trợ phát triển
những hệ thống NLKH có hiệu quả cao.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1.1. Quan điểm về hệ thống
Theo tác giả Papendick "Hệ thống là một nhóm các thành phần quan
hệ qua lại với nhau hoạt động cùng chung mục đích, hoạt động này mang
tính thống nhất và có thể bị tác động bởi điều kiện môi trường, hệ thống
không bị ảnh hưởng bởi chính đầu ra của nó và mỗi hệ thống đều có ranh
giới rõ rệt, ranh giới đó có được là do sự phản hồi nhận ra các thành phần
trong hệ thống" (Papendick và CS, 1976) [18].
2.1.2. Quan điểm về hệ thống NLKH
Quá trình hình thành và phát triển NLKH đã có từ khá lâu đời, có nhiều
quan điểm về hệ thống NLKH. Nhưng trong đó quan điểm của hai tác giả
Landgren và Raintree, hiện nay được coi là hoàn chỉnh nhất được công nhận
rộng rãi trong các văn bản của ICRAF (Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu
NLKH).
Theo quan điểm này NLKH là tên gọi chung của những hệ thống sử
dụng đất trong đó các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre hay cây ăn quả,
cây công nghiệp…) được trồng suy tính trên một đơn vị diện tích quy
hoạch đất với hoa màu hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian
hay theo thời gian. Trong các hệ thống NLKH có mối tác động tương hỗ
qua lại cả về mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng
(Landgren và Raintree, 1982) [15].
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NLKH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.2.1. Tình hình nghiên cứu NLKH trên thế giới
Theo uớc tính của (FAO,1994), du canh du cư là nguyên nhân tạo ra hơn
70% của tổng diện tích rừng nhiệt đới ở Châu Phi, diện tích đất rừng bỏ hoá sau
nuơng rẫy chiếm 26,5% diện tích rừng khép tán còn lại ở Châu Phi, khoảng
16% ở Châu Mỹ La Tinh và 22,7% ở khu vực nhiệt đới của Châu Á.[13]
Để giảm thiểu sự suy thoái tài nguyên môi truờng toàn cầu nạn phá
rừng đốt nuơng làm rẫy, gây mất cân bằng sinh thái, đã có nhiều nghiên
5
cứu về các phuơng thức canh tác khác nhau nhưng cùng chung mục đích
giảm suy thoái đất, bảo vệ môi truờng, tăng hiệu quả kinh tế đảm bảo tính
chất bền vững. Trong đó phải kể đến những phuơng phức làm tiền đề cho
những hệ thống NLKH sau này đựoc hình thành. Phuơng thức canh tác cây
thân gỗ cùng với cây công nghiệp trên cùng diện tích đất là tập quán sản
xuất lâu đời của nhiều nông dân ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo King (1987), cho đến thời Trung cổ ở châu Âu, vẫn tồn tại một
tập quán phổ biến là "chặt và đốt" rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ
cùng với cây nông nghiệp hoặc sau khi thu hoạch nông nghiệp. Hệ thống
canh tác này vẫn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối thế kỷ 19 và vẫn còn ở
một số vùng của Đức đến tận những năm 1920.[14]
Vào cuối thế kỉ XIX hệ thống taunya bắt đầu phát triển rộng rãi ở
Myanmar duới sự bảo vệ của thực dân Anh trong các đồn điền trồng gỗ
tếch (Tectona Grandis). Nguời lao động đuợc phép trồng cây luơng thực
giữa các hàng cây chưa khép tán để giải quyết nhu cầu luơng thực hàng
năm, phuơng thức này sau đó đựoc áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ và Nam Phi,
những nghiên cứu phát triển các hệ thống kết hợp này thường huớng vào
mục đích sản xuất lâm nghiệp được thực hiện bởi các nhà lâm nghiệp với
việc luôn cố gắng đảm bảo các nguyên tắc:
+ Giảm thiểu hoặc không gây tổn hại đến các loại cây trồng là đối
tuợng cung cấp sản phẩm chủ yếu của hệ thống.
+ Sinh truởng của cây rừng trồng không gây bị hạn chế bởi cây nông nghiệp.
+ Tối ưu hoá về thời gian canh tác từ cây trồng nông nghiệp sẽ đảm
bảo tỷ lệ sống và tốc độ sinh truởng nhanh của cây thân gỗ
+ Loại cây rừng trồng có khả năng cạnh tranh với các loại cây nông nghiệp
+ Tối ưu hoá mật độ để đảm bảo sự sinh truởng liên tục của cây
trồng thân gỗ. Chính vì vậy mà hệ thống này chưa được xem xét như một
hệ thống quản lý sử dụng đất có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp (Nair,
1987).[17]
Ở Thuỵ sỹ hình thức sản xuất NLKH được áp dụng sớm như ở Đức
và Phần Lan nhưng nó trở thành phổ biến sau năm 1973.
6
Ở Mỹ hình thức sản xuất NLKH còn đựoc thể hiện ở các ngành chăn
nuôi, chăn nuôi gia súc trong rừng ở Mỹ rất phổ biến, cả nuớc có 140 triệu
ha rừng cung cấp thức ăn cho gia súc ở Zambia khoảng 5000 nguời dân
đang thực hiện việc cải tiến cho thời kì bỏ hoá theo thời gian nhằm phục
hồi độ phì của đất và nâng cao năng suất, sản luợng cây trồng.[7]
Thông qua sự phát triển những hệ thống NLKH ở các nuớc trên thế
giới, chúng ta biết đuợc rằng NLKH đã được phát triển từ rất sớm và đã
đựoc các nuớc chú trọng áp dụng để có được hệ thống NLKH với quy mô
và phương thức kết hợp đa dạng phong phú tạo hiệu quả cao.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác
NLKH đã có ở Việt Nam từ lâu đời. Từ thập niên 60, song song với phong
trào thi đua sản xuất, hệ sinh thái Vườn - Ao - Chuồng (VAC) được phát
triển mạnh mẽ ở miền Bắc và lan rộng cả nước với nhiều biến thể khác
nhau phù hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể. Tiếp đó là các hệ thống Rừng
- Vườn - Ao - Chuồng (RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh ở các
khu vực miền núi. Các hệ thống rừng ngập mặn - nuôi trồng thủy sản cũng
được phát triển mạnh ở duyên hải miền Trung và miền Nam. Nhiều dự án
đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề về kinh tế - xã hội - môi trường và đã giới
thiệu về các mô hình canh tác trên đất dốc theo đường đồng mức (SALT) ở
một số khu vực miền núi, như: Hệ thống canh tác xen băng (SALT 1), hệ
thống nông lâm đồng cỏ (SALT 2), hệ thống canh tác nông lâm bền vững
(SALT 3), và hệ thống nông lâm với cây ăn quả SALT 4).
Trong 2 thập niên gần đây phát triển nông thôn miền núi theo
phương thức NLKH ở các khu vực tiềm năng là một chủ trương đúng đắn
của Đảng và nhà nước, những hệ thống NLKH ngày càng phát triển và nó
thực sự mở ra hướng đi mới trong nền sản xuất nông lâm nghiệp nước nhà.
Đặc biệt từ sau khi có các nghị định của Thủ tuớng chính phủ như : nghị
định 327/CP tháng 9/1992 về chủ trương sử dụng đất trống đồi núi trọc, bãi
bồi ven biển và mặt nuớc (nghị định 327,1992).
Nghị định 02/Cp ban hành ngày 15/07/1994 quy định về việc giao
đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm
nghiệp đã thúc đẩy hoạt động NLKH phát triển rộng rãi thêm một buớc
7
nữa, hệ thống NLKH đang tồn tại ở Việt Nam như: R.V.A.C, V.A.C,
R.V.A.C.Rg, R.V, đang ngày càng phát huy hiệu quả bảo vệ đất nước,
tăng năng suất cây trồng góp phần ổn định cuộc sống người dân Trung du,
Miền núi, nhiều hộ gia đình đã vươn lên giàu có nhờ NLKH.
Báo cáo kết quả thực hiện dự án (1997) tại huyện Na Rì - Bắc Kạn
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chủ trì dự án. Xây dựng mô hình
áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm góp phần ổn định phát triển nông
thôn vùng cao. Dự án đã thiết kế 26 mô hình SALT đưa các giống cây ăn
quả và đặc sản có giái trị kinh tế cao như vải, nhãn, hồng không hạt, cam,
cây lâm nghiệp trồng xen với các cây họ đậu và cây lương thực. Kết quả cho
thấy cây ăn quả vải nhãn có tỷ lệ sống 55%, các cây khác có tỷ lệ sống 80 -
83% sinh trưởng phát triển tốt. Qua kết quả đánh giá sơ bộ các hệ thống canh
tác NLKH là thành công, việc chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật bằng xây
dựng mô hình trình diễn là hướng đi đúng cần được nhân rộng.
Các hệ thống NLKH điển hình trong nước đã tổng kết bởi (FAO và 2
RR,1995).
Mittelman (1997) đã có một số công trình tổng quan rất tỉ mỉ về hiện
trạng NLKH và lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các nhân tố
chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển NLKH.
Các chương trình nghiên cứu để phát triển các hệ thống NLKH được thực
hiện trên quan điểm dựa vào người dân có người dân tham gia, coi trọng kiến
thức bản địa của người dân địa phương, từ lẽ đó ở Việt Nam hiện nay các hệ
thống NLKH đã trở nên quen thuộc hơn với người dân và đang ngày càng phát
huy hiệu quả bảo vệ đất, nước, môi trường sinh thái, tăng năng suất cây trồng
góp phần ổn định cuộc sống nâng cao hiệu quả kinh tế người dân tham gia.
2.3. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.3.1. Điều kiện tự nhiên xã Ân Nghĩa
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Ân Nghĩa là một vùng thấp nằm ở gần cuối huyện Lạc Sơn về
phía Đông Nam, cách trung tâm huyện 10 km, quốc lộ 12B từ Hòa Bình đi
Nho Quan chạy qua, đường Hồ Chí Minh từ bắc vào nam chạy qua xã về
phía Đông Nam là 4km.
+ Phía Bắc tiếp giáp với xã Bình Chân, xã Bình Cảng, xã Vũ Lâm
8
+ Phía Đông tiếp giáp với xã Yên Nghiệp
+ Phía Nam tiếp giáp với vườn Quốc gia Cúc Phương Ninh Bình và
xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
+ Phía Tây tiếp giáp với xã Tân Mỹ
2.3.1.2. Đặc điểm địa hình
Xã Ân Nghĩa là một vùng thấp nằm ở gần cuối huyện Lạc Sơn. Được
chia thành 2 vùng rõ rệt: Phía Nam và Tây Nam của xã là vùng núi cao, núi
đá vôi và rừng rậm; còn lại là bừa bãi và đồi thấp rất thuận lợi cho việc
canh tác lúa nước. Do cấu tạo địa hình như vậy, nên Ân Nghĩa có nhiều khe
nước đổ từ trên vùng núi cao xuống vùng thấp tạo nên các con suối nhỏ
chảy ra sông Bưởi. Đây là nguồn cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và
phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
2.3.1.3. Khí hậu thuỷ văn
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là
23
0
C. Ân Nghĩa nằm gần như trọn vẹn trong tiểu vùng khí hậu IV, do đó sự
ảnh hưởng của yếu tố khí hậu trên địa bàn huyện khá đồng nhất.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.950mm nhưng phân bổ không
đều, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa thường không đáng kể. Độ ẩm
trung bình năm là 84%, sự chênh lệch giữa các tháng khá lớn, tháng cao
nhất (tháng 3) là 90% và tháng thấp nhất (tháng 12) là 24%.
Sông Bưởi là sông lớn nhất của xã có độ dài 125km. Đây là thượng
lưu của Sông Con và là chi lưu của Sông Mã. Sông Bưởi được hình thành
từ 3 nhánh chính: Nhánh Suối Cái, Suối Yêm Điềm, Suối Bìn là nguồn tưới
và trục tiêu của xã. Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông
nghiệp cũng như phục vụ cho các hoạt động dân sinh của các xã nằm dọc
theo bờ sông. Ngoài ra, các ao, hồ, đầm của xã mặc dù phân bố không đồng
đều nhưng cũng đóng vai trò quan trọng cho công tác tưới tiêu và là tiềm
năng to lớn cho phát triển thủy văn.
9
2.3.1.4. Hiện trạng đất đai
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Ân Nghĩa
STT
Mục đích sử dụng đất Mã
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
%
(1) (2) (3) (4) (5)
Tổng diện tích tự nhiên 2760,92
1 Đất nông nghiệp NNP 2270,86
82,25
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 797,65
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 442,07
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 255,09
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 186,98
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 355,58
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1403,92
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 191,35
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 767,16
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 445,41
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 69,29
2 Đất phi nông nghiệp PNN 452,23
16,31
2.1 Đất ở OTC 65,52
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 65,52
2.2 Đất chuyên dùng CDG 264,30
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 1,57
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 83,20
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1,63
2.2.4 ất có mục đích công cộng CCC 177,90
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 27,43
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 94,98
3 Đất chưa sử dụng CSD 37,83
1,44
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 37,83
(Nguồn : Thống kê hiện trạng sử dụng đất xã Ân Nghĩa năm 2013)
10
Diện tích đất tự nhiên: 2760,92 ha, mật độ dân số 322 người/km
2
- Diện tích đất nông nghiệp: 2270,86 ha, trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 797,65 ha
+ Đất lâm nghiệp : 1403,92 ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản : 69,29 ha
- Đất phi nông nghiệp : 452,23 ha
+ Đất ở : 65,52 ha
+ Đất chuyên dùng : 264,30 ha
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 27,43 ha
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 94,98 ha
- Đất chưa sử dụng (đất núi đá vôi) : 37,83 ha
2.3.2. Điều kiện về kinh tế xã hội
2.3.2.1. Tình hình về dân số
Bảng 2.2: Nhân khẩu các xóm trong xã
Xóm Số hộ Số khẩu
Tưa 305 1489
Ngái 127 707
Búm 277 1267
Láo 71 383
Tuôn 170 812
Re 107 512
Nông trường 142 521
Trán 94 404
Khi 73 350
Vổ 117 528
Phố Re 100 390
Khanh 29 144
Bái 62 328
Chẹ 87 418
Nghĩa Thành 76 326
Tổng
1837 8579
Nguồn: Thống kê dân số đến ngày 12/02/2014
11
Theo số liệu điều tra tại thời điểm 12/02/2014 toàn xã có 1837 hộ,
8579 nhân khẩu, trong đó nam có 4404 người, nữ 4175 người.
2.3.2.2. Tình hình về kinh tế
Về sản xuất lâm nghiệp
- Xã đã tập trung chỉ đạo tuyên truyền vận động nhân dân trồng rừng,
chăm sóc bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, không chặt phá rừng trái phép,
thường xuyên kiểm tra việc mua bán , vận chuyển lâm sản trái phép, chủ
động công tác phòng cháy rừng vào mùa khô.
- Trồng rừng được 30 ha. Song đôi lúc vẫn còn tình trạng mua bán,
vận chuyển lâm sản trái phép diễn ra trên địa bàn xã.
Về nông nghiệp
- Tổng diện tích gieo trồng là 1138 ha.
- Cây trồng chính của xã chủ yếu là cây lúa, mía, ngô, sắn. Ngoài ra còn
có bí, đậu, dưa hấu, củ đậu, khoai lang, đem lại thu nhập lớn cho bà con.
Về chăn nuôi
- Đàn gia súc, gia cầm hiện có: Trâu bò có 835 con, lợn có 12486
con, gia cầm có 15597 con. Nuôi ong là 136 đàn.
- Chỉ đạo tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho đàn trâu bò được 395 con, tiêm lỏ
mồm long móng 530 con. Phun khử trùng tiêu độc 3 đợt 70 lít benkocid.
Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Tiếp tục duy trì được các hoạt động sản xuất kinh doanh, khôi
phục nghề truyền thống như: sản xuất vật liệu xây dựng, rượu cần, đan
lát, dệ thổ cẩm, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2013 đạt 8
tỷ 479 triệu đồng.
2.3.2.3. Dịch vụ
Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn xã thực hiện việc
niêm yết giá cả, cung cấp đầy đủ các dịch vụ nhu yếu phẩm, đảm bảo chất
lượng và nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
dịch vụ tiêu dùng trong năn 2013 đạt 34 tỷ 425 triệu đồng.
12
2.3.2.4. Văn hoá - xã hội
Cơ sở hạ tầng
• Nguồn điện: Trong xã có 15 thôn hầu hết đã có điện lưới quốc gia,
đây cũng là nền tảng của sự phát triển phát kinh tế, văn hoá, xã hội của
người dân trong xã.
• Hệ thống giao thông: Giao thông trong xã đã được bê tông hóa
100% các đường liên thôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại trao đổi
buôn bán của người dân.
• Y tế
Đội ngũ cán bộ y tế từ xã đến xóm, phố luôn được bồi dưỡng chuyên
môn, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Các chương
trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng được triển khai thực hiên có hiệu quả,
phong trào vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh được duy trì, công tác
tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyên truyền lây nhiễm HIV từ mẹ
sang con và các loại bệnh nguy hiểm luôn được triển khai sâu rộng đến mọi
tầng lớp nhân dân, duy trì tốt việc khám chữa bệnh cho nhân dân tại trạm y
tế. Trong năm 2013 trạm y tế đã khám, chữa bệnh cho 5346 lượt người,
tiêm phòng và cho uống thuốc vitamin A cho 162 cháu dưới 60 tháng tuổi.
Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi là 148 trẻ đạt 100%. Phụ nữ từ 15 -
25 tuổi được uống thước tẩy giun là 1756 người chăm sóc sức khỏe sinh
sản cho 695 người. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 19%.
• Giáo dục
- Trong năm 2013 - 2014:
+ Trường mần non: có 59 cán bộ giáo viên chia thành 19 lớp với
517 học sinh
+ Trường tiểu học: có 52 cán bộ giáo viên chia thành 26 lớp với 592
học sinh
+ Trường trung học cơ sở: có 39 cán bộ giáo viên chia thành 13 lớp
với 431 học sinh.
- Các nhà trường duy trì tốt sĩ số học sinh, chất lượng dạy và học đều
được nâng lên.
13
- Về cơ sở vật chất: cơ sở vật chất của các nhà trường cơ bản ổn
định, có đủ phòng học cho học sinh 2 ca, bàn ghế và các trang thiết bị dạy
và học được nhà trường đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường dạy
và học, tuy nhiên vẫn còn một số lớp học không đáp ứng được chủ yếu là
các lớp ở thôn xóm cần được đầu tư xây dựng để đảm bảo cho công tác dạy
và học.
- Công tác phổ cập giáo dục ở các trường luôn được duy trì, hoạt
động đã đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả.
• Văn hóa, Thông tin,Thể thao
- Đã xây dựng được các nhà văn hóa ở các xóm. Năm 2013 toàn xã
có 1342 hộ được công nhận là gia đình văn hóa, 59 hộ được công nhận là
gia đình tiêu biểu.
- Công tác Thông tin - Văn hóa luôn được duy trì và phát triển. Có
đội văn nghệ ở mỗi xóm
- Về thể thao: Các xóm luôn duy trì được đội bóng chuyền, bóng đá,
cầu lông thuyền xuyên luyện tập và thi đấu vào các ngày lễ tết,
14
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Những hệ thống NLKH trong xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu
- Xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
Từ tháng 2/2014 đến tháng 5/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu của đề tài tôi tiến hành nghiên cứu những nội
dung sau:
- Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu hiện trạng những hệ thống NLKH đại diện trên địa bàn
nghiên cứu.
- Xác định những tiềm năng và hạn chế trong việc phát triển những
hệ thống NLKH hiện có trên địa bàn.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển những hệ thống
NLKH tại xã Ân Nghĩa.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Công tác ngoại nghiệp
* Phương pháp kế thừa tài liệu sẵn có như:
- Thu thập kế thừa các số liệu sẵn có ở địa phương như: điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội. Các báo cáo của các phòng ban của xã về các hoạt
động sản xuất nông lâm nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
* Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA):
- Điều tra quan sát địa bàn thực tế
- Phỏng vấn bán cấu trúc
* Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia (PRA):
15
- Chọn vị trí thích hợp để họp thôn, tìm hiểu lịch sử hình thành và
phát triển nông lâm kết hợp của thôn cùng với người dân tham gia và phân
loại nông lâm kết hợp.
- Sử dụng các công cụ có sự tham gia như: Xếp hạng cho điểm để
đánh giá các hệ thống nông lâm kết hợp, lựa chọn cây trồng vật nuôi cho
các dạng hệ thống.
- Quan sát trực tiếp các dạng hệ thống và hiện trạng sử dụng đất,
thành phần cấu trúc, tình hình phát triển của mô hình.
- Quan sát trực tiếp các hệ thống về cấu trúc, sinh trưởng của loại
cây trồng.
- Sử dụng bộ câu hỏi mở bán định hướng để đi phỏng vấn trực tiếp
các hộ gia đình ( theo bộ câu hỏi ) về thông tin chung tình hình sử dụng đất
về thu nhập và chi phí của hộ điều tra.
- Kiểm tra những thông tin thu thập được từ quá trình phỏng vấn
- Sử dụng các phương pháp toán học để xử lý các số liệu thu thập về
thu và chi từ các hệ thống nông lâm kết hợp điều tra.
* Phương pháp chọn hộ điều tra:
- Lập danh các chủ hộ có mô hình, hệ thống NLKH (dựa vào thông
tin cung cấp của chính quyền địa phương kết hợp quan sát)
- Với 1 khoảng cách số hộ nào đó chọn 1 hộ (số hộ cần điều tra gồm
đủ các thành phần dân tộc, nhóm hộ)
- Để đánh giá được hiệu quả của các hệ thống cũng như tiềm năng và
hạn chế trong phát triển NLKH của các hộ gia đình tôi tiến hành thực hiện
các bước sau:
Bước 1: Đến điều tra trực tiếp từng hộ gia đình để xác định hệ thống
NLKH
Bước 2: Thu thập đầy đủ thông tin trong phiếu điều tra hộ thông qua
phỏng vấn.
Bước 3: Họp với một số chủ hộ, trưởng thôn, phụ nữ, cán bộ khuyến
nông khuyến lâm trong xã cũng như trong thôn để tìm ra những tiềm năng,
hạn chế, đánh giá cho điểm đưa ra các tiêu chí xác định giải pháp phát triển
hệ thống NLKH trên địa bàn xã.
16
3.4.2. Công tác nội nghiệp
- Tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin thu thập và bảng biểu.
- Nghiên cứu và thiết kế mẫu bảng một cách khoa học để tổng hợp số liệu.
- Phân nhóm các hệ thống theo mức thu nhập/ha bằng phương pháp
chia nhóm, ghép tổ theo công thức kinh nghiệm của Brook Carruther.
Số tổ: m = 5lgn
Cử ly tổ: K = (X
max
- X
min
)/m
Trong đó: m: Là số tổ
n: Là số hộ điều tra
K: Là cự ly tổ
X
max
,X
min
:lần lượt là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của mức thu
nhập của n hộ điều tra.
- Tính hiệu quả kinh tế của một hệ thống nông lâm kết hợp/năm.
+ Thu nhập của hệ thống/năm = tổng thu nhập từ các thành phần
của hệ thống:
• Thu nhập từ chăn nuôi: Vật nuôi lấy thịt = F.G/B - A
Vật nuôi sinh sản = (C + D + E)/K
Trong đó: F là trọng lượng vật nuôi
G là giá bán
B là thời gian nuôi
A là chi phí trung gian
C là giá trị vật nuôi con sinh ra khi xuất bán
D là giá trị phân bón/năm
E là giá trị vật nuôi mẹ thanh lý khi hết tuổi sinh sản
K là số năm có khả năng sinh sản
• Thu nhập từ cây lâm nghiệp = (G.H-E)/F
Trong đó: G là sản lượng gỗ (m
2
)
H là giá 1 m
2
gỗ
E là chi phí vận chuyển + phân bón + phân bón + chăm sóc +
giống
F là chu kì kinh doanh từ lúc trồng đến lúc khai thác
• Thu nhập từ cây hằng năm = (E.F+G).H
17
Trong đó: E là đơn giá
F là sản lượng vụ
G là giá trị phụ phẩm thu hoạch
H là số vụ gieo trồng/năm
• Thu nhập từ cây ăn quả = H+I.B
Trong đó: H là sản lượng quả tươi
I là giá 1 kg quả
B là giá trị phụ phẩm thu hoạch/năm