Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

PHONG tục tập QUÁN và ẢNH HƯỞNG PHONG tục tập QUÁN TRONG KINH DOANH QUỐC tê 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.68 KB, 28 trang )

PHẦN 1: PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG
KINH DOANH QUỐC TẾ.
1.1. Văn hóa
1.1.1. Khái niệm
Các học giả khác nhau có nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hóa do
xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề
mà từng học giả cần nghiên cứu nhưng tựu chung một điều đó là tổng thể những nét
riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định đến tính cách, hành vi
của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Cụ thể, theo Edward Tylor a
văn hóa được định nghĩa như sau: “Văn hóa là một phức hợp bao gồm kiến thức,
niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật, tập quán và các khả năng khác mà một người
đạt được như là một thành viên trong xã hội”
Theo Hofstede, Namenwirth và Weber: “Văn hóa là hệ thống giá trị và
chuẩn mực được chia sẻ bởi một nhóm người”
Trong mỗi nền văn hóa quốc gia lại có những nền văn hóa cấp dưới với
những giá trị và tư tưởng trên của chúng. Do đó không nên đồng nhất một quốc gia
với một nền văn hóa.
Mặc dù các nước đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nền văn hóa
quốc gia, nhưng biên giới quốc gia không phải lúc nào cũng tương ứng với biên giới
của nền văn hóa. Điều này có nghĩa là các nền văn hóa thiểu số đôi khi vượt qua
biên giới quốc gia. Những người sống ở các quốc gia khác nhau nhưng chung một
nền văn hóa thiểu số có thể có nhiều tương đồng với một nước khác hơn là các dân
tộc trên đất nước đó. Chẳng hạn như nền văn hóa Ả rập trải rộng đến Tây Bắc Phi
đến Trung Đông. Người Ả rập hiện đang sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và nhiều quốc gia
châu Âu khác. Vì người Ả rập có xu hướng cùng chung thái độ và hành vi mua bán
liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo đạo Hồi nên tiếp thị đối với các nền văn hóa thiểu
số Ả rập đôi khi phải được thực hiện với một chiến lược tiếp thị riêng. Ngôn ngữ
chung (ngôn ngữ Ả rập) cũng làm giảm bớt chi phí phiên dịch, và tăng khả năng
hiểu thông điệp một cách chính xác.
Có những nền văn hóa có thể dễ dàng tiếp nhận các đặc trưng của các nền
văn hóa khác. Ngược lại cũng có những nền văn hóa thì việc thừa nhận các đặc


trưng của một nền văn hóa khác là rất khó khăn. Nguyên nhân của sự chống đối này
là do chủ nghĩa vị chủng. Những người theo chủ nghĩa này cho rằng dân tộc họ
hoặc văn hóa dân tộc họ là siêu đẳng hơn các dân tộc khác hoặc văn hóa dân tộc


khác. Chính vì vậy họ luôn xem xét nền văn hóa khác theo những khía cạnh như
trong nền văn hóa của họ. Kết quả là họ đã xem thường sự khác nhau về môi trường
và con người giữa các nền văn hóa.
Ngày nay quá trình toàn cầu hóa yêu cầu các nhà kinh doanh phải tiếp nhận
với những nền văn hóa xa lạ so với những gì họ đã quen thuộc. Vì quá trình toàn
cầu hóa đang đẩy các công ty vào tình trạng mặt đối mặt với các công ty và khách
hàng toàn cầu, nên việc am hiểu văn hóa cho phép Doanh nghiệp nâng cao năng lực
quản lý tiếp thị cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
1.1.2. Các yếu tố văn hóa cần chú ý trong kinh doanh quốc tế:
Các yếu tố thuộc về văn hóa mà bất kỳ một tổ chức, công ty nào hoạt động
trên thị trường quốc tế cũng phải quan tâm bao gồm:
+ Giá trị và chuẩn mực (Value –Norms).
+ Phong tục và tập quán (Manner and customs)
+ Tôn giáo (Religion).
+ Cấu trúc xã hội (Values and Addtitudes).
+ Thẩm mỹ (Aesthetics).
+ Giáo dục (Education).
+ Giao tiếp cá nhân
+ Các yếu tố vật chất (Material elements)
a) Giá trị và chuẩn mực: Giá trị là những gì thuộc về quan niệm, niềm tin
làm căn cứ để con người đánh giá đúng, sai, tốt, xấu, quan trọng và không quan
trọng. Chuẩn mực là sự đánh giá, tình cảm có khuynh hướng những khuynh hướng
tích cực hay tiêu cực đối với một sự việc, hiện tượng nào đó. Những giá trị và chuẩn
mực có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của con người, đặc biệt là
kinh doanh quốc tế.

b) Phong tục và tập quán: Phong tục là nếp sống, thói quen, là những lề thói
trong xã hội của một nước hay một địa phương. Những nếp sống thói quen này
được coi là phổ biến và được hình thành từ trước. Tập quán là hành vi được xem là
đúng đắn, phù hợp trong một xã hội đặc thù. Phong tục thể hiện cách sự vật được
làm, còn tập quán được dùng để thể hiện chúng. Mỗi dân tộc có tập quán riêng biệt
của mình. Nếu nghiên cứu và hiểu đựơc phong tục và tập quán của đối tác thì công
việc sẽ tiến hành trôi chảy, thuận lợi. Còn ngược lại thì sẽ gặp rủi ro.


c) Tôn giáo: Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống, niềm tin, giá trị và thái
độ, cách ứng xử của con người. Tôn giáo còn ảnh hưởng đến chính trị và môi
trường kinh doanh. Do đó, đến kinh doanh tại đâu thì phải nghiên cứu, hiểu những
tôn giáo phổ biến tại nơi đó, làm việc với các đối tác cũng phải tìm hiểu xem họ
theo tôn giáo nào, thì sẽ tránh được những rủi ro trong đàm phán.
d) Cấu trúc xã hội: Liên quan đến các nhóm xã hội, địa vị xã hội, tính linh
hoạt của xã hội và mức độ coi trọng tính cá nhân và tập thể.
e) Yếu tố thẩm mỹ: Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Thẩm
mỹ liên quan đến sự cảm thụ nghệ thuật, đến thị hiếu của nền văn hóa, từ đó ảnh
hưởng đến giá trị và thái độ của con người ở những quốc gia, dân tộc khác nhau
f) Yếu tố giáo dục: Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích,
có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức, những tri
thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kỹ năng kỹ xảo cần thiết trong
cuộc sống.
g) Giao tiếp cá nhân: cá nhân trong xã hôi có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ
thông thường, ngôn ngữ chung, ngôn ngữ cử chỉ.
h) Yếu tố vật chất của văn hóa: Văn hóa vật chất là những sản phẩm do con
người tạo ra. Khi nghiên cứu văn hóa vật chất chúng ta xem xét cách con người tạo
ra những sản vật (khía cạnh kỹ thuật), ai đã làm ra chúng và tại sao phải làm (khía
cạnh kinh tế).Trình độ kỹ thuật của một xã hội nó ảnh hưởng đến mức sống của
người dân, giúp giảI thích những giá trị và niềm tin của xã hội đó. Khi tiến hành

kinh doanh ở những nước có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, các nhà kinh
doanh cần chú ý đưa ra các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và nhiều tiện
ích hơn. Còn ở những nước có trình độ kỹ thuật kém phát triển hơn thì những sản
phẩm cao cấp như vậy chưa chắc đã được hoan nghênh vì chưa phù hợp.
1.2. Phong tục tập quán và ảnh hưởng của nó trong kinh doanh quốc tế
Phong tục tập quán là một bộ phận cấu thành và thể hiện rõ nét bản sắc văn
hóa của một quốc gia, một dân tộc. Vậy Phong tục tập quán là gì? Nó có những nét
đặc trưng cở bản gì?
1.2.1. Định nghĩa
Phong tục là thói quen hoặc cách cư xử trong những trường hợp cụ thể được
truyền bá qua nhiều thế hệ. Phong tục bao gồm: phong tục dân gian và phong tục
phổ thông.


Tập quán là cách cư xử, nói năng và ăn mặc thích hợp trong một nền văn
hóa.
Như vậy, phong tục tập quán chính là những quy tắc xử sự, thói quen sinh
hoạt được hình thành từ lâu đời, đang tồn tại và được thừa nhận. Chằng hạn, như
các nghi lễ chào hỏi, ở Trung Quốc hay Việt nam, bạn bè biểu lộ sự quan tâm bằng
cách hỏi nhau xem đã ăn cơm hay chưa. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, khi gặp nhau lần đầu tiên,
người ta thường chào nhau bằng câu: “Anh có gì mới không?”; hay khi muốn
tạo một sự tương đồng với người kia, người ta thường chào “Anh ở vùng nào vậy?”.
Ở Nhật, người ta vẫn còn duy trì những nghi lễ chào hỏi và chia tay rất trang trọng,
và người Nhật thường nói xin lỗi trước khi kết thúc một cuộc nói chuyện điện
thoại…Quy tắc và thói quen này ảnh hưởng đến mọi hành vi, suy nghĩ của con
người, do đó cũng có ảnh huởng mạnh mẽ đến kinh doanh.
1.2.2. Ảnh hưởng của phong tục tập quán trong kinh doanh quốc tế
Trong kinh doanh quốc tế, chúng ta phải làm việc trong những môi trường
văn hóa khác nhau với những hệ thống giá trị, những niềm tin và phong tục tập
quán khác biệt. Chúng ta sẽ có cơ hội gặp gỡ những khách hàng và đối tác với

những lối sống, những qui tắc và những thói quen tiêu dùng hoàn toàn khác biệt.
Những khác biệt này ảnh hưởng đến tất cả các phương diện trong kinh doanh quốc
tế. Chúng cản trở việc truyền đạt trực tiếp và là một rủi ro trong hoạt động kinh
doanh quốc tế. Hiểu và lưu ý những sự khác biệt về phong tục tập quán là những
điều kiện quan trọng để tìm kiếm sự thành công trong những hoạt động thương mại
quốc tế. Thiếu sự hiểu biết sâu sắc về thực tế kinh doanh, tập quán xã hội và nghi
thức của một quốc gia có thể làm giảm vị trí của công ty trên thị trường, khó thực
hiện được thành công các mục tiêu và cuối cùng là dẫn đến thất bại.
Việc va chạm với những nền văn hóa xa lạ với những phong tục tập quán
khca biệt có thể xuất hiện trong cả các giao dịch buôn bán trong và ngoài nước, như
khi làm việc với khách hàng nước ngoài, hay khi tìm kiếm các nhà cung ứng ở các
quốc gia khác hoặc khi thu nhận các nhân viên từ những nền văn hóa khác nhau.
Các nhà quản lý với một định hướng toàn cầu cần nỗ lực phát triển các kỹ năng để
có thể ứng xử đúng đắn với các thành viên và đối tác đến từ các nền văn hóa khác.
Họ học cách công nhận những gì tốt nhất mà con người đã tạo ra, bất kể nó được
tạo ra ở đâu.
Phong tục, tập quán tiêu dùng mang đặc điểm riêng từng vùng miền, từng
dân tộc và ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu của người dân. Vì vậy, nếu nắm bắt được
phong tục, tập quán người tiêu dùng doanh nghiệp có điều kiện gia tăng sản lượng
và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.


Nói tóm lại, hiểu được phong tục tập quán sẽ giúp nhà quản lý tránh được
các sai lầm ngớ ngẩn hoặc tránh sự chống đối từ những người khác. Nếu có kiến
thức sâu hơn về phong tục tập quán sẽ có cơ hội nâng cao khả năng giao tiếp trong
các nền văn hóa khác, bán sản phẩm hiệu quả hơn và quản lý được các hoạt động
quốc tế. Ví dụ, trong nền văn hóa Arập từ Trung Đông đến Tây Bắc Phi, bạn không
được chìa tay ra khi chào mời một người nhiều tuổi hơn ngoại trừ người này đưa tay
ra trước; nếu người trẻ hơn đưa tay ra trước đó là một cách cư xử không thích hợn,
thêm vào đó văn hóa Arập xem tay trái là “bàn tay không trong sạch” nên nếu dùng

bàn tay này để rót trà và phục vụ cơm nước thì bị coi là cách cư xử không lịch sự.
Đối với người Mexico thì họ không thích kết hợp bàn bạc công việc kinh doanh
trong bữa ăn trừ khi học là người nêu vấn đề trước và cuộc thương thảo kinh doanh
sẽ bắt đầu lại khi uống cà phê hoặc rượu.
PHẦN 2: NHẬT BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NHẬT BẢN
2.1. Giới thiệu về văn hóa Nhật Bản
2.1.1. Đất nước và con người Nhật Bản
a. Đất nước Nhật Bản
Nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến một cường quốc có sự phát triển
đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ trong khi đó Nhật Bản là một nước có dân số già,
nguồn tài nguyên khan hiếm. Về điều kiện tự nhiên, thì Nhật Bản là một quần đảo
trên 3000 đảo phía ngoài lục địa châu Á ;
Diện tích : 377.834km² Dân số 1268 triệu người
Thủ đô: Tokyo
Các thành phố chính: Osaka, Nagôya, Sappôrô, Kôbe
Tôn giáo chủ yếu đạo Phật
Đất nước này nằm ở phía Đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ
biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam.
Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Với 4 mùa rõ rệt, Nhật Bản tự hào là
một đảo quốc với thiên nhiên tuyệt đẹp được đánh giá là 1 trong 10 nước đẹp nhất
thế giới. Mùa xuân vào tháng 4 với hoa Sakura nở rộ làm ngây ngất lòng người,
mùa thu với bức tranh đổi màu của lá –Momiji, mùa đông với thiên nhiên tươi đẹp,
truyền thống văn hóa lâu năm, Nhật Bản ngày càng thu hút nhiều du học sinh đến
học tập và làm việc.
Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Honshu; hokkaido
kyushu; shikoku okinawa. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa.
Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu


người, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất

thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống.
Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt,
đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và
than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp
rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa
gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Tuy là một quốc gia rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng mà Nhật Bản luôn
là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nhệ và đứng thứ 2 thế giớii về
tổng sản phẩm nội địa và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư
cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập
khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hợp quốc .
Hơn nữa Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên
cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu
chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế
giới Nhật Bản là một trong những nước có những phát minh trong các lĩnh vực điện
tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim
loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu
hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất Nhật Bản
đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn
nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất
toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.
Các nhà nghiên cứu Nhật luôn khẳng định được mình qua các lần đoạt giải Nobel.
b. Con người Nhật Bản
Về con người Nhật Bản có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài.
Họ luôn tìm tòi và học hỏi làm sao tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình.
Chính tinh thần hiếu kỳ, óc cầu tiến của người Nhật là động lực thúc đẩy họ trở
thành một nước tiên tiến đứng thứ 2 thế giới. Ý thức tập thể cao, trong công việc
người Nhật thường gạt cái tôi ra đề cao cái chung, họ có thể cạnh tranh với nhau,
song cũng có lúc họ bắt tay với nhau để đạt được mục đích chung để đánh bại đối
thủ nước ngoài. Người Nhật Bản rất tôn trọng thứ bậc và địa vị,đây là tập tục có từ

lâu đời của người Nhật, người Nhật có óc thẩm mỹ rất cao, họ biết sắp xếp công
việc và cách trang trí nhà cửa, xếp đồ đạc hay cách bài trí bữa cơm. Họ không chỉ
biểu hiện bên ngoài mà còn cả lối sống, suy nghĩ và cung cách làm việc của họ,
người Nhật có tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ, lòng trung thành của họ được
khẳng định. Họ tăng cường sức mạnh của mình bằng cách nuôi dưỡng tình cảm


trung thành của các công nhân bằng cách đào tạo có chế độ đãi ngộ rất tốt đẻ thu
hút nguồn nhân lực . Xã hội Nhật Bản là một xã hội có sự cạnh tranh quyết liệt
nhưng không tạo sự cạnh tranh giữa các cá nhân mà các cá nhân phải làm việc quên
mình cho sự cạnh tranh của nhóm. Người Nhật luôn làm theo mục tiêu đã định, tôn
trọng thứ bậc trong xã hội, cần cù và có tính trách nhiệm cao, yêu thiên nhiên và có
khiếu thẩm mỹ, tinh tế , khiêm nhường và luôn luôn giữ chữ tín. Nói tóm lại đất
nước Nhật Bản là một đất nước đầy tiềm năng để chúng ta hướng tới.

+Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài
Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá của
nước ngoài như người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình
bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng
chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng
thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và
chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là những động
lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê phán hay
chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra
những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan
sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc.
Mặc dù rất nhạy cảm đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức
về tài sản văn hoá của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ
phận vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền
thống không những không bị mai một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và càng trở

nên tinh tế hơn.
+ Ý thức tập thể
Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Nó được thể hiện
ngay từ trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công việc người
Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những
người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có
lúc họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt được mục đích chung như để đánh bại đối
thủ nước ngoài. Vì vậy mà điều tối kỵ là làm mất danh dự của tập thể. Một học giả
nước ngoài nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập “văn hóa hổ thẹn” của người Nhật
với “văn hoá tội lỗi” của phương Tây.
+Tôn trọng thứ bậc và địa vị


Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật.
Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước
khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Tập
quán này được nhấn mạnh trong hơn 250 năm dưới thời Tokugawa. Ngày nay ý
thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong
phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ
càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà
hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự
hướng dẫn nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ
trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể.
Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng
(sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ
khiêm nhường (kenjogo).Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung
thành của người Nhật được phát sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện
mục tiêu của toàn thể tập đoàn là tương đối dễ dàng.
+ Óc thẩm mỹ
Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và

thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc
trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp
cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không
chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách
làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của họ. Một người
đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần
phải chau chuốt gì không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian
hơn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật
Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không
kém phần quan trọng - đó là cảm giác thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công
việc dù là rất nhỏ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình, người Nhật
nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem công việc của công ty như là công việc
của mình, luôn tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá nhân
của mình, họ xem công việc của họ không những là “hoạt động kinh tế” mà còn là
“hoạt động thẩm mỹ”.
2.1.2. Một số phong tục tập quán của người Nhật Bản
- Đối với giao tiếp


Đến sớm hơn vài phút trước giờ hẹn, người có cấp bậc cao nhất sẽ là người
tiến vào phòng đầu tiên, chủ nhà là người giới thiệu những thành viên tham dự và
theo cấp bậc từ cao đến thấp.
“Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì dùng tên. Phải có khoảng
cách khi đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau, cúi cao hay
thấp thì tùy vào cấp bậc, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp. Khi bắt tay với họ
thì không nên giao tiếp mắt và siết mạnh, thường thì các vị cao cấp bắt tay trước khi
ra về và hãy để cho người khách quan trọng nhất bước ra khỏi phòng trước.
- Đối với chiêu đãi khách
Ăn uống là thông lệ chung của các doanh nhân, sự tương tác của hai phía
trong bữa tiệc còn quan trọng hơn cả thức ăn. Không nên mang vợ đến những buổi

tiệc này, chủ tiệc người Nhật thường là đàn ông và họ không bao giờ mang phu
nhân theo họ. Người Nhật vẫn còn trọng nam hơn nữ, nên chúng ta rất ít gặp những
đối tác kinh doanh là nữ. Các buổi tiệc chiêu đãi thường vào buổi tối và có rất nhiều
thức ăn và rượu uống thoải mái, và đây là lúc họ nói lên cảm xúc thật của mình.
Việc đổ nước tương trực tiếp lên cơm bị xem là bất thường.
Người ta ít khi tự rót rượu cho mình trong các cuộc giao tế. Thông thường,
một người sẽ rót rượu cho người đi cùng và ngược lại người bạn sẽ rót rượu cho
người đó. Tuy nhiên nếu một trong hai người đang uống rượu từ trong chai và
người kia chỉ uống từ ly thì bạn có thể tự rót rượu, nếu không sẽ phải chờ rất lâu.
Người Nhật quý khách nhưng không quá vồ vập tay bắt mặt mừng mà vẫn giữ
nghi lễ trong cách cúi chào, trong lời mời mọc. Từ người dân trong đời sống hàng
ngày đến vị nguyên thủ quốc gia trong cuộc họp lớn của nhà nước vẫn cúi mình đáp
lễ như phong tục tập quán không thể khác đi của dân tộc.
- Trà đạo
Đây là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát
triển từ khoảng cuối TK XII. Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó
lại như một ốc đảo trong tâm hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện
được giá trị tinh thần cần có của bản thân. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua
bốn chữ hòa, kính, thanh, tịch. Hòa là hòa bình, kính là tôn trọng người trên, yêu
thương bè bạn, con cháu, thanh tức là thanh tịnh, thanh khiết, còn tịch là giới hạn
mỹ học cao nhất của trà đạo: an nhàn.
- Ăn mặc
Bên cạnh đó, y phục thời trang cũng là một nét sinh hoạt văn hóa của người
Nhật, đặc biệt là đối với người con gái. Cách búi tóc của các cô gái Nhật rất cầu kỳ,
mái tóc trước được dựng cao làm cho khuôn mặt có vẻ riêng, còn những món tóc


được uốn lượn cầu kỳ là một nét thẩm mỹ đoan trang và duyên dáng. Trang phục
truyền thống của người Nhật là kimono, một chiếc áo choàng được giữ cố định
bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây

buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình. Kimono của nam giới có vành khăn đơn
giản và hẹp hơn. Kimono cho phụ nữ thường có các họa tiết hoa, lá và các biểu
tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản. Ngày
nay, kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc kimono
phổ biến hơn nam giới, phái nam dùng kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà
đạo.
Những phong tục và nghi lễ của Nhật Bản đã góp phần tạo nên cuộc sống nền
nếp, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, tạo nên một nền văn hóa Nhật mang đậm
yếu tố nội sinh.
Giữ gìn và phát huy nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc của người Nhật là một
trong những nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao Nhật Bản không diễn ra tình
trạng cướp bóc hay tư lợi trong thảm họa động đất, sóng thần vừa qua, và có nhiều
người Nhật đang trở thành đội quân cảm tử, bất chấp mạng sống của mình trong các
nhà máy điện hạt nhân.
Trong quá trình phát triển, văn hóa Nhật không bảo thủ đóng kín mà nhạy
cảm tiếp nhận những cái mới. Tuy nhiên, người Nhật luôn biết giữ gìn bản sắc dân
tộc. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây đến văn hóa Nhật Bản là
không nhỏ, nhưng người Nhật đã biết tiếp nhận ở một cách riêng, tạo nên nét độc
đáo trong văn hóa Nhật.
Ngoài ra, Nhật Bản còn nổi tiếng với một số phong tục như:
- Ngủ gật ở văn phòng
Nếu như việc ngủ gật tại văn phòng được coi là cấm kỵ ở một số quốc gia
khiến nhân viên không được đánh giá cao thì ở Nhật nhân viên được phép ngủ một
lát trong giờ làm việc. Họ coi việc ngủ gật là do các nhân viên đã làm việc chăm
chỉ, vì vậy nhiều người còn giả vờ ngủ gật.
- Em bé khóc thét có nghĩa là may mắn
Tại lễ hội Nakizumou Matsuri. Người Nhật tin rằng đứa trẻ khóc càng to thì
gặp càng nhiều may mắn. Vì vậy vào lễ hội này (thường được tổ chức tại các ngôi
đền trên khắp Nhật Bản), những đứa trẻ sẽ được các võ sĩ sumo bế và dọa để khóc
thét lên.

- Phụ nữ thanh toán hóa đơn vào cuối bữa ăn


Không giống như ở một số nơi, khi gia đình đi ăn ở ngoài, hầu hết phụ nữ
Nhật là người thanh toán hóa đơn bữa ăn. Trong các hộ gia đình Nhật Bản, người
chồng thường đưa hết lương cho vợ để quản lý.
Một số phong tục khác như người Nhật thường nói những câu tỏ ý xin lỗi
như : xin lỗi, cảm ơn, phiền bạn .v.v.. Khi đến nhà bạn bè ăn cơm hay dự lễ cưới
kiểu Nhật, có một số người Nhật khi ăn, cố ý để thừa lại một chút, sau đó gói mang
về. Đây là sự tỏ ra lễ phép chứ chẳng có gì là lạ. Khi ăn cơm, đũa nên để ngang chứ
không nên để dọc. Vì người Nhật cho rằng đũa để thẳng là không tốt. Khi ăn họ rất
kỵ lấy đũa quèn quẹt hoặc bới bị bới lại hay chọt .v.v.. Đây là thói rất xấu khi ăn
cơm...
2.2. Đặc điểm phong tục tập quán của Nhật Bản ảnh hưởng tới kinh doanh
quốc tế
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản bị tàn phá nặng nề và gần như
kiệt quệ do trước đó đã tập trung quá nhiều cho sự tiến hành chiến tranh và bị thua
trận trong chiến tranh phi nghĩa của Nhật.Tuy nhiên chỉ vài năm sau đó, Nhật Bản
đã nhanh chóng phục hồi và Nhật bước vào thời kỳ phát triển kinh tế “thần kỳ” của
Nhật trong giai đoạn 1966 – 1973 đã giúp Nhật trở thành một cường quốc kinh tế
đứng hàng nhất, nhì trên thế giới. Sự phát triển đó được thế giới chú ý và nhiều
người đã tìm hiểu những nhân tố nào giúp phục hồi và vươn lên nhanh một cách
đáng kinh ngạc. Một trong những nhân tố được chú ý nhiều đó là phong cách hay
đặc trưng văn hoá trong kinh doanh của người Nhật chứa đựng trong các mô hình
quản lý, sản xuất, tiêu thụ và lưu thông sản phẩm và trong tính cách, tâm lý người
Nhật trong khi kinh doanh.
Lịch sử Nhật Bản là một lịch sử độc đáo với một Hoàng gia duy nhất, vị đại
diện tối cao của Thần đạo (Shinto) tôn thờ các thần Kami như thần cây, thần đá… –
các Thiên Hoàng với dòng dõi truyền thuyết là con cháu nữ thần Mặt trời
Aramatesu, tồn tại như là sự thống nhất của nhân dân cho đến tận ngày nay; và trên

nước Nhật có nhiều cuộc nội chiến liên miên giữa các lãnh chúa phong kiến. Điều
kiện lịch sử – xã hội phong kiến với sự cát cứ, tranh dành khiến lòng trung thành là
điều rất quan trọng. Cùng với sự tiếp thu có chọn lọc và biến những tư tưởng của
Khổng Tử tạo thành Nho giáo riêng Nhật Bản, với tinh thần Võ sĩ đạo (Bushido) coi
lòng trung thành (chuu) với người chủ là trên tất cả… Sang đến thế kỷ XIX, đứng
trước yêu cầu mới hoặc là phải mạnh mẽ để thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa
của phương Tây hoặc là chịu chung số phận với các nước châu Á khác, phong kiến
Nhật Bản đã chọn con đường nhìn ra thế giới, thực hiện cách mạnh Minh Trị duy
tân (1868) mọi mặt xã hội và học tập, phát triển mạnh mẽ – và trở thành nước duy


nhất ở Châu Á thoát khỏi số phận lệ thuộc và đứng ngang hàng với phương Tây
hùng mạnh và còn đi xâm lược nước khác, khiến phương Tây phải kinh sợ. Sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai, họ lại nhanh chóng phục hồi nền kinh tế bị chiến
tranh tàn phá thảm bại thành một nền kinh tế “phát triển thần kỳ” và mạnh mẽ cho
đến tận ngày nay. Nhật Bản lại tiến ra đi khắp thế giới mở rộng với kiểu cách thức
buôn bán kinh doanh đặc trưng của họ … Người Nhật ngày nay vừa phát huy truyền
thống văn hoá kinh doanh của họ và họ cũng đang dần thay đổi tính cách, tâm lý
của họ để dễ làm ăn quan hệ với nước ngoài, học hỏi nước ngoài để làm phong phú
và hoàn thiện hơn nền văn hoá kinh doanh của họ, đem lại lợi ích cho quốc gia của
họ, và giữ vững vị trí cướng quốc kinh tế nhất nhì của họ, ….
+Về văn hóa kinh doanh của Nhật Bản.
Sự kiên nhẫn (nintai), thể diện (kao), trách nhiệm (giri), nghĩa vụ (on) – bốn
yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ trong văn hóa kinh doanh Nhật Bản. Kao, giri và on liên
quan chặt chẽ với nhau, chỉ đạo hành động của người Nhật. Nintai là một yếu tố cực
kỳ cần thiết, dùng để chỉ sự tỷ mỷ, cần cù, cẩn thận và có phương pháp tốt và đạt
hiệu quả khi kinh doanh, thương lượng với người khác. Nếu thiếu sự kiên nhẫn
(nintai) thì rất dễ bị mất thể diện (kao).
Kao là cái quý nhất với người Nhật, biểu hiện sự kính trọng và là nguồn gốc
của sự tự trọng nên rất quan trọng, nên người Nhật không chỉ trích, xúc phạm người

khác mà chỉ có thể góp ý riêng. Quan nịêm thể diện có quan hệ chặt với trách nhiệm
(giri) và nghĩa vụ (on). Người Nhật quan niệm rằng ai cũng phải chịu ơn và có
nghĩa vụ phải làm gì đó đối với người khác để trả ơn. Y thức đó chi phối mọi hành
động của họ, với nhà kinh doanh, họ rất “chân thành biết ơn mọi cử chỉ tốt đẹp đến
với họ, mọi chiếu cố tốt đẹp và điều đó thể hiện rõ trong thái độ và hành động”, họ
sẽ có “ý thức rõ ràng là phải có nghĩa vụ đền đáp lại”… Nghĩa vụ trong lòng họ chỉ
sự đền ơn, từ việc lớn đến việc nhỏ, chỉ “lòng trung thành”, “sự tử tế”, và là “gánh
nặng, món nợ” mà lúc nào trả được thì phải trả… Còn ý thức trách nhiệm (giri) là
đạo lý, là con đường đúng phải theo, là cách trả ơn. Trách nhiệm với mọi người và
với bản thân, là trách nhiệm tự giác, trách nhiệm xã hội, nó thể hiện trong mọi lĩnh
vực, mọi nơi chốn như sự tặng quà (ngoài dịp thông thường khi gặp mặt, người
Nhật thường tặng rất nhiều quà cho nhau, cho cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng
trong dịp lễ ‘Oseibo’ vào cuối năm và lễ ‘Chuugen’ trong tháng 7 để bày tỏ lòng
biết ơn và giự mối quan hệ), sự chào đón và phục vụ khách hàng… và còn thể hiện
ở lòng trung thành, sự tận tâm trong công ty... Nhờ tinh thần đó mà xã hội Nhật Bản
có điều kiện ổn định và kinh tế Nhật Bản nhanh chóng phục hồi sau chiến tranh...


Đồng thời, ý thức trách nhiệm và lòng trung thành đã tác động mạnh mẽ đến tình
cảm và tâm lý người Nhật.
+Quan niệm và mối quan hệ trong công ty
Với người Nhật, thà làm việc cho một công ty có uy thế còn hơn giữ chức vụ quan
trọng trong một tổ chức kém uy thế hơn, công ty là nơi họ làm việc suốt đời nên họ
gắn bó với một công ty nhất định từ những ngày mới vào nghề và ở lại suốt đời với
công ty. Mối quan hệ giữa con người với con người trong công ty Nhật Bản có
những đặc trưng như gia đình và mọi người có tinh thần vì vận mệnh chúng “đồng
hội đồng thuyền”. Công ty (kaisha) là một tổ chức sản xuất - kinh doanh, ở đó yếu
tố con người là quyết định quan trọng nhất, trong đó con người và các mối quan hệ
giữa họ tiêu biểu cho văn hoá kinh doanh của họ. Công ty Nhật Bản được quan
niệm là một gia đình (ie) lớn, chủ tịch hội đồng như cha mẹ của cán bộ nhân viên,

ông ta phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm lo cho cuộc sống của nhân viên và cả
gia đình họ, phải nhân từ và họ theo tín điều kinh doanh: “Gánh vác toàn bộ trách
nhiệm đối với người Nhật. Chịu trách nhiệm trước người làm công của mình. Để
thực hiện hai nghĩa vụ trên, họ tìm cách đạt được thành công trên thương trường”.
Có thể thấy tìm dộng cơ thu được lợi nhuận thuần tuý là không rõ ràng mà phần lớn
động cơ khiến họ quyết định hành vi trong giao dịch,thương lượng…là ở những đắn
đó khác như duy trì sự nhất trí, đoàn kết nội bộ, thị trường cho đến quốc gia… Còn
nhân viên phải có một tình yêu hiếu đạo, có nghĩa vụ trung thành tôn kính và duy trì
mối quan hệ đó với công ty. Lợi ích của nhân viên gắn chặt với lợi ích của công
ty… Do vậy, trứơc khi đưa ra quyết định, người Nhật thường tính rất kỹ các lợi ích
và quyết định theo tập thể.
Mối quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên cấp dưới theo hướng tạo ra
bầu không khí đoàn kết như trong gia đình dựa trên nguyên tắc “wa” (sự hài hoà,
hòa hợp) và theo hệ thống “oyabun - kobun”, “sempai – kohai”. Sự quyết định các
vấn đề thường dựa trên ý kiến của nhiều người với cách hình thức thảo luận và
quyết định như nemawashi, ringisho... Oyabun là “cá nhân với quy chế oya (cha
mẹ), kobun là cá nhân với quy chế ko (con cái)”. Vai trò của oya, tức là những
người đứng đầu và bảo vệ lợi ích cho công ty, người chủ của gia đình. Các thành
viên còn lại là kobun đối xử với nhau như anh em một nhà và tuyệt đối kính trọng,
tuân theo oyabun, vì mục đích tạo ra sự ổn định của liên hiệp và vì cuộc sống ấm no
của từng thành viên. Sempai (tiền bối) là từ dùng chỉ những người lớn tuổi hơn và
những người bước vào làm việc trong công ty, tổ chức trước những kohai (hậu bối)
là những người vào sau. Sempai có nghĩa vụ và trách nhiệm dìu dắt, chỉ bảo, huấn
luyện kohai như là người anh trong gia đình chỉ bảo em mình. Mối quan hệ oyabun-


kobun và sempai-kohai thể hiện tinh thần đoàn kết, tôn ti trật tự, đồng thời tạo cho
người Nhật tinh thần an tâm, tin tưởng vào những người cùng tổ chức.
Sự phụ thụôc của nhân viên vào công ty, coi công ty như là con tàu chở vận
mệnh chung trong khi đương đầu với môi trường và cạnh tranh với các công ty khác

cùng ngành, khiến họ gắn bó với công ty, phân biệt rạnh ròi giữa uchi (trong nhà)
và soto (bên ngoài) để bảo vê lợi ích và trung thành với công ty. Một đặc trưng nữa
trong công ty Nhật Bản là sự quyết định theo tập thể bằng các hình thức như
nemawashi và ringisho. Nemawashi theo nghĩa gốc là “quay quanh gốc”, là một quá
trình công việc chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, bàn bạc với nhau, tham
dò, thuyết phục, thảo luận, tranh thủ sự úng hộ từng cấp trước khi đưa ra một chủ
trương nào đó. Ringisho là hình thức quyết định bằng cách chuyền một tờ giấy trình
bày về một quyết định gì đó và chuyển đến các phòng ban xem xét, góp ý kiến
trước khi đưa lên cấp trên xét duyệt, phòng ban nào đồng ý, đóng góp ý kiến thì
đóng dấu (hanko), nếu đóng hanko ngựơc thì phòng ban đó yêu cầu xem xét lại
quyết định và đề nghị ý kiến hay sửa chữa, còn không đóng dấu có nghĩa là phòng
ban đó không chấp thuận. Ngoài ra, các công ty Nhật còn có một quá trình hành
động khác tạm gọi là “văn hoá phường hội” khác nhau tuỳ mỗi công ty.
+Cách chào hỏi, xưng hô - Hệ thống cấp bậc trong công ty
Ngay từ xa xưa người Nhật có tính tổ chức, kỷ cương rất chặt chẽ, tạo thành
một xã hội quy củ, tôn ti trật tự (chitsujo) được coi trọng và có ý thức phục tùng
tuyệt đối các cấp trên, sự tôn ti, phục tùng này thể hiện rất rõ cả trong ngôn ngữ,
trong xưng hô, chào hỏi và giao tiếp trong hệ thống cấp bậc của người Nhật.
Trong xã hội Nhật Bản nói chung và trong công ty Nhật Bản nói riêng thì hệ
thống phân chia cấp bậc, chức vụ, vị trí cực kỳ quan trọng. Xã hội Nhật Bản còn
được miêu tả có nền văn hoá cấp bậc thường là theo hình kim tự tháp. Trong công
ty mỗi người có một vị trí khác nhau, nhìn vào chức vụ ghi trên danh thiếp (meishi)
của người Nhật là ta có thể hiểu ngay được chức vụ và công việc của người đó
trong công ty. Chức vụ và vị trí của những người trong ban quản lý của người Nhật
quan trọng nên người ta thường gọi chức vụ, vị trí thay cho tên họ của người ấy.
Chẳng hạn như, trong công ty người Nhật, ông giám đốc có họ tên theo thứ tự của
người Nhật là họ trước tên sau Tanaka (họ) Yasunori (tên), người Nhật không tực
tiếp gọi họ tên của ông ta mà gọi là ông Giám đốc (Shachô) hoặc là Tanaka Shachô,
chứ không gọi tên ông ta…
Ngôn ngữ Nhật Bản thể hiện rất rõ ràng hệ thống cấp bậc này, những người

dưới luôn dùng cách nói kính ngữ (keigo) với người cấp trên mình (dù người đó nhỏ
tuổi hơn mình), và dùng từ ngữ khiêm nhường khi nói về bản thân mình. Nếu nói


không phù hợp, sẽ bị xem là thất lễ (shitsurei), đụng chạm rất lớn đến thể diện (kao)
của người Nhật. Hệ thống cách nói kính ngữ và khiêm nhường và tính mơ hồ
(aimaisa), giao tiếp theo cách tatemae (hình thức, đóng kịch, nói lấy lệ) – honne
(nội dung thật lòng)…trong ngôn ngữ của người Nhật rất khó đối với người nước
ngoài và ngay cả với người Nhật cũng cảm thấy lúng túng. Việc hiểu biết tiếng Nhật
là chìa khoá để hiểu người Nhật và những cảm nghĩ, thái độ, ý nghĩa các lời nói của
họ.
Cách cúi chào (ojigi) của họ cũng thể hiện rất rõ hệ thống cấp bậc trong văn
hoá của họ – qua đó, ta phân biệt được chức vụ, vị trí của người Nhật - người
Nhật cúi đầu thấp để chào người cấp trên, người lớn tuổi hơn mình; cúi ngang bằng
với người khác nếu họ cùng chức vụ, địa vị như mình… Có thể nói văn hoá cấp bậc
và sự phục tùng cấp trên, tạo ra sự trật tự “chitsujo” và sự thống nhất trong gia đình
và tổ chức của họ. Nó cũng thể hiện mối quan hệ tiêu biểu trong công ty và xã hội
Nhật. Nó đem lại sự ổn định cho tổ chức, sự nhất trí, đoàn kết, tinh thần trách nhiệm
cao, nhưng mặt nào đó có hạn chế bởi sự rắc rối, mơi hồ trong khi giao tiếp với
người nước ngoài…
+Chế độ tuyển dụng, đào tạo con người
Một trong những đặc trưng tạo ra văn hoá kinh doanh của người Nhật là chế
độ tuyển dụng, đào tạo nhân viên của họ. Thường thì công ty Nhật tuyển dụng nam
nhiều hơn nữ và coi lao động nữ chỉ là tạm thời và lao động nữ đa số là làm những
việc đơn giản, ít thăng tiến cao vì quan niệm phụ nữ là người lo việc gia đình, giáo
dục con cái, quán xuyến nhà cửa để cho các ông chồng an tâm làm việc. Công ty
Nhật thường tuyển hàng loạt người mới ra trường vào tháng tư và đào tạo họ những
phong cách, cách thức của công ty. Với người Nhật giáo dục trong công ty là quan
trọng nhất . Mọi người trong công ty đều hiểu rằng “phương hướng kinh doanh của
một xí nghiệp là vì lợi ích của mọi người chứ không vì lợi ích cá nhân. Kinh doanh

tốt có lợi cho xã hội, kinh doanh không tốt có hại cho xã hội”, mỗi người có trách
nhiệm và nghĩa vụ đối với công ty và họ sẽ được nhận những giá trị tương xứng.
Nhiều công ty có chế độ thuê mướn nhân viên suốt đời (shuushinkoyousei) và trả
lương theo chế độ thâm niên (nenkoujoretsusei) - chế độ làm việc này đem lại nhiều
ích lợi cho cả công ty và người lao động như với công ty, nó đem lại sự ổn định về
tổ chức nhân sự và thuận lợi trong đào tạo, làm người lao động yên tâm gắn bó
trung thành và làm việc hết mình cho sự phát triển của công ty.
Các chương trình đào tạo, các đợt đánh giá nhân viên và thăng tiến nghề
nghiệp được tiến hành lâu dài và theo cách cho nhân viên luân phiên tiếp xúc với
nhiều kinh nghiệm và cơ hội khác nhau trong hoạt động của công ty – nhà quản trị


có thể đánh giá nhân viên thông qua xem xét hoạt động của nhân viên trong một
thời gian dài, trong khi đó vẫn khuyến khích nhân viên tiếp tục học hỏi và tăng tiến
mà không sợ phạm lỗi đe dọa đến việc làm. Như thế, khuyến nhân viên hoạt động
tiến bộ hơn, tích cực hơn, không sợ sai lầm mà biết rút kinh nghiệm từ sai lầm và cố
không phạm lại sai lầm nữa. Đương nhiên, ý thức và thái độ lao động khi làm việc
suốt đời và được thăng tiến, trả lương tăng cao theo thời gian làm việc sẽ khác hơn
so với không làm suốt đời tại một công ty, họ sẽ tự hoàn thiện, điều chỉnh mình cho
phù hợp với phong cách, nền nếp của công ty, phấn đấu hết mình trong sự tự tin,
yên tâm và có ý thức phụ thuộc vào công ty rất mạnh mẽ. Hiện nay, chế độ làm việc
suốt đời và trả lương theo thâm niên ít nhiều thay đổi vì có thể công ty sẽ không đủ
chức vụ hay quỹ lương tăng lên cho đại đa số nhân viên. Nhưng những giá trị tích
cực của chế độ tuyển dụng, đào tạo, sử dụng lao động của Nhật Bản vẫn rất hữu ích.
+Mô hình quản lý trong công ty Nhật Bản
Các đặc trưng cho văn hoá kinh doanh của Nhật Bản chủ yếu và nổi bật là
môi hình quản lý đều mang những đặc điểm như chú trọng nguồn lực con người, coi
trọng con người và mối quan hệ hài hoà (nguyên tắc Wa) trong quan hệ con người,
mọi người trong tổ chức đều tham gia vào quá trình hoạt động quản lý và tập thể
quan trọng hơn cá nhân. Trong đó đáng chú ý là thuyết kiểm tra chất lượng toàn

diện (TQC – Total Quality Control) theo hệ thống Kaizen (cải thiện). Khái niệm
TQC vốn được Nhật học hỏi, tiếp thu và cải tiến từ khái niệm Kiểm tra chất lượng
(QC – Quality Control) của Mỹ vào năm 1946. ban đầu, QC chỉ có nghĩa là “chất
lượng của sản phẩm”, nhưng người Nhật mở rộng ra khắp mọi thức, trở thành Kiểm
tra chất lượng toàn diện (TQC): chất lượng sản phẩm, hoạt động, nhân lực, uy tín và
cải tiến không ngừng quy trình Hoạch định – Thực Hiện – Kiểm tra – Đối phó.
TQC được người Nhật hiểu là “sự cải tiến (kaizen) không ngừng bất cứ chất lượng
nào được nhận thấy là mục tiêu cải tiến với sự tham gia đầy đủ của mọi thành viên
trong tổ chức, sử dụng những kỹ thuật kiểm tra chất lượng để thực hiện”. TQC là
một công cụ để “không ngừng cải tiến chất lượng” (kaizen), nhằm cải tiến sản phẩm
và dịch vụ, củng cố và tăng cường các hoạt động của công ty.Việc đưa kaizen vào
trong ý thức của mọi nhân viên, là một nhân tố khiến cho Nhật Bản phát triển và tạo
nên một nếp văn hoá kinh doanh riêng biệt của họ.
+Bên ngoài công ty
Với những mối quan hệ bên ngoài công ty như khách hàng trong nước và
nước ngoài, người Nhật có các thái độ khác nhau. Với các công ty Nhật Bản,
thường giữa họ có mối quan hệ làm ăn lâu dài, tin cậy nhau – công ty Nhật thường
là keirestu kaisha (công ty có phụ thuộc hay liên hệ) với công ty khác, họ cùng nằm


trong một hệ thống chặt chẽ, phân công nhau trong kinh doanh, tạo thành một nhóm
kinh doanh trung thành với nhau khiến công ty nước ngoài khó mà xâm nhập vào
được. Đương nhiên là người bên ngoài sẽ phải mất nhiều thời gian, gặp nhiều khó
khăn mới có thể chen vào cùng làm ăn với một công ty trong hệ thống đó. Người
Nhật thà mua từ công ty Nhật khác trong hệ thống đó với giá cao hơn thay vì mua
từ công ty bên ngoài. Mối quan hệ giữa người với người (ningen kankei) rất quan
trọng trong xã hội Nhật Bản, nó là thước đo của tình bạn, sự gắn bó và hợp tác chặt
chẽ trong đời sống của họ. Trong tất cả các cuộc làm ăn, kinh doanh người Nhật
luôn lấy mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng, cấp trên, cấp dưới làm cơ sở
cho mọi hoạt động. Trong xã hội mỗi người Nhật có một vị trí nhất định trong một

bộ máy, nếu không hiểu được vị trí của họ cũng làm người Nhật lúng túng. Do vậy
người Nhật e dè khi tiếp xúc với người họ chưa có quan hệ mật thiết. Người Nhật,
do đó, mất nhiều thời gian để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, hiểu biết nhau trước khi
họ bắt đầu thực sự làm ăn với nhau. Đi chơi golf với nhau là một trong những cách
quan trọng nhằm tạo lập quan hệ hiểu biết của họ.
Từ xưa, người Nhật luôn coi người nước ngoài là “gaijin” (ngoại nhân),
mang tâm lý bài ngoại, tự tôn, tự ty dân tộc nên không cho phép người nước ngoài
xâm nhập vào tổ chức của họ. Ngày nay, do mở rộng cơ hội làm ăn quốc tế, nên
người Nhật tiếp xúc với nhiều người nước ngoài. Nếu chưa xác lập được mối quan
hệ tốt đẹp với người Nhật thì người nước ngoài sẽ mất đi cơ hội làm ăn với họ. Một
trong điều đáng lưu ý là người Nhật thường lúng túng khi gặp đối tác làm ăn là nữ
giới, đặc biệt là những người Nhật “chân ướt chân ráo” (những người Nhật truyền
thống, lứa tuổi trung niên trở lên), còn những người Nhật “thành thục, già đời”
(juku) thường là còn trẻ và làm việc nhiều với người nước ngoài, học hỏi tại nước
ngoài thì điều này họ có thể chấp nhận được.Người Nhật tìm hiểu rất kỹ tình hình
hoạt động của các công ty, quan tâm tối ảnh hưởng của cá nhân tới các sự kiện
trong công ty đó trước khi họ làm ăn với công ty đó. Do đó, người Nhật thường mất
nhiều thời gian trong việc trước khi quyết định làm ăn với đối tác. Việc nhờ người
quen biết có uy tín, có quan hệ tốt đẹp với đối tác làm người trung gian (shokainin)
giới thiệu trong việc tạo mối quan hệ với người Nhật là một điều đáng lưu ý khi làm
ăn với người Nhật. Tốt nhất shokainin (đó phải là nam giới) là một người Nhật hiểu
biết tường tận tình hình của công ty, sản phẩm, dịch vụ và quan hệ giao dịch, mối
quan hệ của hai bên, và ông ta có địa vị quản lý tầm trung… Có thể nói, việc tạo lập
mối quan hệ trong văn hoá kinh doanh của nhiệt là rất quan trọng, nhưng một khi đã
hiểu biết lẫn nhau, tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài và tin cậy lẫn nhau thì
công việc làm ăn kinh doanh với người Nhật sẽ rất thuận lợi.


Khi bắt đầu gặp người Nhật, việc chào hỏi, trao đổi danh thiếp rất quan trọng
– người Nhật thường rất thích nếu người nước ngoài cúi chào họ theo kiểu ojigi và

thích người tỏ ra hiểu văn hoá, ngôn ngữ Nhật Bản và yêu mến đất nước của họ.
Ngoài ra, người Nhật có những đặc trưng riêng của họ trong thương lượng kinh
doanh như không thích tranh luận chính diện với đối thủ, không phản ứng ngay và
luôn tỏ ra ôn hoà, khiêm nhường, bình tĩnh, thích đàm phán với người có chức vụ
ngang mình, luôn muốn người của mình nhiều hơn bên đối phương, để dẽ dàng ra
quyết định sau này. Người Nhật thường có nhiều cách nói mơ hồ (aimai) để diễn đạt
ý muốn và không nói “không” một cách rõ ràng nên người nước ngoài rất dễ hiểu
lầm lời nói và ý nghĩ của họ. Ngoài ra, tiếng Nhật rất khó với cấu trúc ngữ pháp
ngược, từ vựng pha trộn và lời nói thường chỉ là một phần trong giao tiếp, phần
quan trọng chìm ẩn trong giáp tiếp nằm ở trong các cử chỉ của họ nhiều hơn. Người
Nhật không nói thắng sự việc mà nói tế nhị – “ý tại ngôn ngoài”, ý ngoài lời nói
(haragei), trong thương lượng kinh doanh thì việc phải hiểu được những gì đằng sau
lời nói (haragei) rất quan trọng. Sự tiến triển tốt đẹp của cuộc thương lượng nhiều
khi chỉ thể hiện trong những nụ cười hoặc những lời nói ý nhị, và người Nhật không
hứa hẹn chắc nịch một điều gì vì họ sợ không làm được và họ không muốn nghe
người khác hứa hẹn chắc nịch vì họ muốn giữ thể diện cho người ấy nếu tương lai
không thực hiện được lời hứa. Điều này quả là rất khó hiểu và khó nắm bắt đối với
người nước ngoài. Sự im lặng trong đàm phán của họ cũng là một cách đàm phán vì
người Nhật không thích sự ồn ào. Với người Nhật, sự tin tưởng lẫn nhau còn quan
trọng hơn hợp đồng bằng giấy tờ.


PHẦN 3: ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG TỤC TẬP QUÁN ĐẾN HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY P&G KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG
NHẬT BẢN
3.1 Tổng quan về công ty Procter & Gamble (P&G)
3.1.1 Lịch sử phát triển
Cái tên Procter & Gamble (P&G) được biết đến như một “người khổng lồ”
trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng của Mỹ và thế giới. P&G được thành lập vào
31/10/1837 tại Cincinnati bang Ohio bởi William Procter và James Gambler những người dân nhập cư đến từ Anh và Ailen, bằng cách sáp nhập công ty sản xuất

nến Procter với cơ sở sản xuất xà phòng Gamble.
+Ngày 12/4/1837 William Procter và James Gamble bắt đầu sản xuất xà
phòng và đến 31/8/1837 William Procter và James Gamble kí hợp đồng liên doanh
với nhau.
+ Năm 1859, P&G có doanh số là 1 triệu USD, với 80 công nhân.
+Năm 1915, P&G xây dựng nhà máy đầu tiên ngoài nước Mỹ. Công ty đặt
tại Canada với 75 công nhân và sản xuất Ivory và Crisco.
+ Năm 1930, P&G thành lập chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài tên là Thomas
Hedley & Co. Ltd đặt tại nước Anh.
+Năm 1935, công ty mở rộng kinh doanh toàn cầu, Philippine Manufacturing
Company là công ty đầu tiên được thành lập ở các nước Châu Á.
+ Năm 1950, thành lập chi nhánh đầu tiên ở Venezuela.
+Năm 1960, P&G mở văn phòng đầu tiên ở Frankfurt, Đức với 15 nhân
công. Trong năm này P&G cũng giới thiệu sản phẩm nước xả vải Downy, sản phẩm
làm mềm vải đầu tiên của P&G.
+Năm 1973, P&G bắt đầu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm của mình tại
thị trường Nhật Bản.
+Năm 1988, P&G liên doanh với nhà sản xuất ở Trung Quốc, nơi có thị
trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới.
+ Năm 1993, doanh thu công ty là 30 tỷ USD và 50% trong số đó là ở các
nước khác trên thế giới.
+ Năm 2005, P&G sát nhập với công ty The Gillette. Giá trị thương hiệu lúc
này là 22 tỷ usd. Vốn gần 200 tỷ usd.
Ngày nay P&G với doanh thu 3 tỷ usd một ngày, một thương hiệu nổi tiếng
trên toàn thế giới với các dòng sản phẩm như Pampers, Tide, Ariel, Always,
Whisper, Pantene, Folgers, Charmin, Downy, Lenor, Iams, Crest, Oral-B, Actonel,
Duracell, Olay, Head & Shoulders, Wella, Gillette, and Braun. Lực lượng nhân
công gần 140000 người làm việc trên hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới.



3.1.2 Quy mô và hệ thống chi nhánh

Trụ sở chính: Downtown Cincinnati, Ohio

Hiện tại, P&G có quy mô rộng lớn với 180 chi nhánh ở trên hơn 80
quốc gia trên khắp các châu lục
+Tại châu Mĩ, tiêu biểu có các chi nhánh: Canada P&G Inc., Central
America P&G Interamericas Inc., Chile P&G Inc., Colombia P&G S.A., South
Africa Procter and Gamble SA (Pty) Ltd., P&G do Brazil(Brazil)., The Procter &
Gamble Company(United States)., Venezuela Procter & Gamble, …
+Ở châu Âu, tiêu biểu các chi nhánh: P&G Rakona(Czech Republic), P&G
Portugal SA(Portugal), Procter & Gamble Marketing Romania(Romania), Yemen
P&G Yemen Ltd.( Western Europe), Procter & Gamble Oy (Finland), P&G Espana
S.A.( Spain), P&G France(France), Procter &Gamble Switzerland
Sarl(Switzerland), Procter & Gamble Nordic Inc.( Sweden), Procter & Gamble
UK(United Kingdom), …
+Ở châu Á, có với các chi nhánh như: Procter and Gamble OOO(Russia),
Thailand P&G Manufacturing(Thailand), Vietnam Procter & Gamble(Vietnam),
P&G Guangzhou(China), Singapore P&G(Singapore), P&G Egypt(Egypt), Saudi
Arabia Modern Products Co., Procter & Gamble Distributing Philippines,
Incorporated(Philippines).
+Ở Châu Đại Dương, có các chi nhánh: Australia P&G, Austria P&G,…
Các công ty con được lập ở nước ngoài chỉ kinh doanh một số sản phẩm chủ
yếu, cấu trúc của công ty là cấu trúc theo thứ bậc sản phẩm, có các giám đôc nhãn
hàng. Để có hiệu quả hơn trong việc xây dựng quan hệ với khách hàng của công ty,
Procter & Gamble đã thành lập văn phòng ở gần cửa hàng thương mại lớn của nó.
3.1.3 Lĩnh vực hoạt động và những thành tựu đạt được
Lĩnh vực hoạt động :
P&G sản xuất nhiều loại sản phẩm, hàng hoá khác nhau. Bắt đầu từ những
bánh xà phòng và cây nến, dòng sản phẩm của họ đã mở rộng đáng kể. Trải qua

hơn một thế kỷ, P&G là một trong những công ty đứng đầu về số lượng nhãn hiệu
sản phẩm sản xuất được. Những sản phẩm mang nhãn hiệu của P&G đến tay người
tiêu dùng trên toàn thế giới hơn 3 tỷ lần mỗi ngày. Để có được thành công ấy, P&G
đã cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao tạo ra giá trị lớn, ngày càng cải
thiện hơn cho cuộc sống của người tiêu dùng. Điều đó thể hiện rõ nhất ở doanh số
bán, lợi nhuận và giá trị sáng tạo mà công ty đã mang lại, cho phép toàn thể nhân
viên và các cổ đông hoạt động và phát triển mạnh mẽ hơn….
Thành tựu đạt được


P&G sở hữu hàng chục thương hiệu hàng hóa nổi tiếng như Pantene,
Rejoice, Pert,
Head & Shoulder, Vidal Sassoon, Camay, Xest, Tide, Max Factor, Oil of
Olay, Pampers, Whisper, Pringles… Hơn 300 sản phẩm của P&G được tiêu thụ tại
gần 200 nước trên thế giới. Doanh số bán hàng của tập đoàn đạt 44 tỉ Euro mỗi
năm, tương đương với khoảng 55 tỉ USD. Sau khi vừa mua lại tập đoàn Gillette
trong 2005, con số này lên tới vượt qua con số 70 tỉ USD.
Năm 2008 đạt doanh thu 83,5 tỷ USD, lợi nhuận 12.1 tỉ USD . Năm 2007,
doanh thu đạt 76 tỉ USD, lợi nhuận là 10.034 tỉ USD. 24 nhãn hiệu của P&G có
doanh thu bán hàng đạt trên 1 tỉ USD(Crest, Pampers, Olay, Pantene, Head &
Shoulders, Ivory, Tide, Charmin ….) và hơn 18 nhãn hiệu khác có doanh thu đạt từ
500 triệu USD đến 1 tỉ USD
Các sản phẩm của P&G được bán tại gần 200 quốc gia trên thế giới với
khoảng 6 tỉ người sử dụng. Công ty này cũng sản xuất sản phẩm của mình tại hơn
80 nước trên thế giới tập trung ở Mỹ , Canada, các nước Mỹ La tinh, châu Âu, châu
Phi, châu Úc, một số nước ở châu Á đặc biệt là Trung quốc
Năm 2008, P&G đứng vị trí thứ 5 trong cuộc bầu chọn “Global Most
Admired Company” và vị trí thứ 2 trong danh sách “Top Companies’ Leader” do
tạp chí Fortune tổ chức, vị trí thứ 8 cho giải thưởng “American’Most Admired”,
P&G cũng xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách World’ most Innovative Company và

được Hiệp hội các công ty sản xuất hàng tiêu dùng bầu chọn đứng vị trí số 1 trong
suốt 23 năm…
Ngày 22/4/2009, P&G được trao tặng giải thưởng “Presidential Green
Chemistry Challenge Award for Designing Greener Chemicals” của cơ quan bảo vệ
môi trường nhân danh Nhà Trắng. Giải thưởng này được trao hằng năm cho những
cá nhân, công ty và các tổ chức công nghệ mà tạo ra những sản phẩm có công thức
hóa học không gây hại cho môi trường. P&G Chemicals cùng với Cook Composites
and Polymers (CCP) nhận được giải thưởng này nhờ vào công nghệ Chempol®
MPS được phát triển và thương mại hóa bởi các tổ chức đối tác. Theo những đánh
giá của chuyên gia, Chempol® MPS là 1 sáng tạo công nghệ với việc sử dụng
những hợp chất kết dính lấy từ dicarboxylic acids.
3.2. Phân tích sự ảnh hưởng của phong tục tập quán đến hoạt động kinh doanh
quốc tế của công tu P&G khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản:
Trong quá trình hoạt động thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, P&G đã có thời gặp
khó khăn vì không thích nghi được với văn hóa và phong tục tập quán của người


Nhật, doanh thu trong giai đoạn đầu của P& G sụt giảm nghiệm trọng và hoạt động
của công ty gặp nhiều khó khăn. Nhận ra được tầm quan trọng của văn hóa – phong
tục tập quán trong hoạt động kinh doanh quốc tế, P& G đã có những chuyển biến
linh hoạt trong các chiến lược kinh doanh quốc tế của mình để phù hợp với đất nước
Nhật Bản từ đó gặt gái được nhiều thành công.
3.2.1. Ảnh hưởng về văn hóa giao tiếp, lòng trung thành và phong cách làm việc :
Trong giai đoạn năm một 1970 – 1980, là giai đoạn đầu P&G thâm nhập vào thị
trường Nhật Bản. Các công ty con được lập ở Nhật chỉ kinh doanh một số sản phẩm
chủ yếu, cấu trúc công ty là cấu trúc thứ bậc theo sản phẩm, có các giám đốc nhãn
hàng. Những vị trí chủ chốt của các công ty này do người của công ty mẹ
cử sang, lao động địa phương chỉ được thuê một số ít và ở các vị trí không mấy
quan trọng.
Trong khi đó, Nhật là nước có tinh thần dân tộc cao, có tính đoàn kết và kỷ luật,

việc không sử dụng người Nhật vào các vị trí quan trọng làm giảm lòng tin của
Nhật vào việc sử dụng sản phẩm, không tạo được động lực làm việc cho các nhân
viên bản địa. Vì vậy, các sản phẩm mà P& G tung ra tại thị trường Nhật đã không
được người tiêu dùng đón nhận.
Bên cạnh đó, Hình ảnh của công ty con tại Nhật gắn với hình ảnh của công
ty mẹ tại Mỹ. Các chi nhánh này không cần quan tâm đến việc tạo dựng hình ảnh
riêng của mình mà chỉ đơn giản là thừa hưởng, sử dụng và phụ thuộc hoàn toàn vào
hình ảnh của công ty mẹ , người Nhật Bản chỉ được thuê một số ít và ở các vị trí
không mấy quan trọng. Mà đặc trưng cho văn hoá kinh doanh của Nhật Bản chủ
yếu và nổi bật là môi hình quản lý đều mang những đặc điểm như chú trọng nguồn
lực con người, coi trọng con người và mối quan hệ hài hoà trong quan hệ con người,
mọi người trong tổ chức đều tham gia vào quá trình hoạt động quản lý và tập thể
quan trọng hơn cá nhân. Cơ cấu văn hóa công ty do người nước ngoài lãnh dạo đã
làm cho nhân viên làm việc trì trệ, không có tinh thần say mê và lòng nhiệt huyết,
lòng trung thành đối với công ty không có. Hoạt động của P& G gặp nhiều khó
khăn. Các chính sách mà P&G đưa ra không được người lao động đón nhận, việc
thừa hưởng và phụ thuộc đã làm cho P& G gặp nhiêu rào cản, áp lực cạnh tranh từ
các nhà bán lẻ địa phương tăng dần.
Vào thập niên 1990, P&G phân quyền nhiều hơn cho các công ty con tại
Nhật Bản để phát triển sản phẩm mới và tiếp thị. Công ty thích ứng nhanh hơn với
thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng ở những địa phương khác nhau và thừa
nhận những sản phẩm tốt có thể được phát triển bên ngoài nước Mỹ.


Cơ cấu tổ chức và văn hoá công ty cũng cần thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh,
chiến lược mới.Các bộ phận R&D và marketing nên do công dân ở nước sở tại đảm
trách vì chỉ họ mới có thể hiểu rõ thói quen, nhu cầu, sở thích của quần chúng nước
đó, đồng thời dễ dàng điều tra, khảo sát nhu cầu cũng như thu thập thông tin
phản hồi về sản phẩm của công ty, từ đó họ có thể đưa ra những sản phẩm cũng
như chiến lược marketing phù hợp cho mỗi quốc gia riêng biệt. Sử dụng tối đa

những kỹ năng và quyền lợi của mọi người trong toàn công ty cũng như tìm kiếm
các đối tác bên ngoài. Phát huy tinh thần sáng tạo của đội ngũ nhân viên, tạo điều
kiện để nhân viên thể hiện khả năng của mình. P&G phát triển nhân viên bằng cách
đưa ra sự khuyến khích mới và những thử thách lớn hơn cho họ chẳng hạn như công
ty luôn chú ý tăng tính phức tạp của công việc được giao cho mọi người khi tiến
hành làm công việc của họ. Công ty đưa ra thời gian cho những người tiềm năng
nhất về cả quan điểm đường lối lẫn chức năng bởi tin rằng những lãnh đạo giỏi
nhất là những lãnh đạo điều hành cũng như đổi mới tuyệt vời.
Mặc dù mỗi công ty có một nét văn hoá riêng, nhưng khi thâm nhập vào một
quốc gia khác, sử dụng nguồn lực tại địa phương thì phải có sự hoà hợp. P&G Nhật
Bản sẽ có những nét văn hoá riêng so với công ty mẹ ở Mỹ. Đặc biệt với một quốc
gia có tinh thần dân tộc cao như Nhật Bản, việc đưa văn hoá Nhật Bản vào doanh
nghiệp tạo được lòng tin cho khách hàng cũng như nhân viên. Các giá trị về văn
hoá Nhật Bản được tôn trọng và sử dụng hiệu quả ví dụ: sự trung thành, sự gắn
kết giữa nhân viên và tổ chức, thái độ làm việc nghiêm túc và chăm chỉ… Công ty
tận dụng được những yếu tố không những làm tăng năng suất lao động mà còn nhận
được sự tôn trọng của xã hội.
3.2.2. Ảnh hưởng về thói quen tiêu dùng, óc thẩm mỹ và tiếp nhận thông tin
Thị trường Nhật Bản rất đa dạng và năng động, vì vậy các doanh nghiệp khi
thâm nhập vào thị trường Nhật nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục, tập quán,
văn hóa tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả để đưa ra những quyết định
phù hợp với xu hướng của người tiêu dùng.
Trong giai đoạn đầu, P&G phát triển sản phẩm ở thị trường Nhật giống
như cách mà họ đã và đang kinh doanh tại thị trường Mỹ. Họ không quan tâm
đến đặc điểm thị trường và văn hoá của địa phương. Chiến lược marketing của
P&G được thực hiện theo phương thức marketing từ công ty mẹ ở Mỹ sang các
công ty con ở các quốc gia khác nhau trên thế giới như Nhật Bản. Sản phẩm
phục vụ cho thị trường Nhật vẫn được sản xuất theo nhu cầu của thị trường Mỹ.



Không có sự phân biệt giá giữa các quốc gia mặc dù có sự khác biệt về thu nhập
giữa Nhật Bản và Mỹ. Các mẫu quảng cáo của P&G ở Nhật

này là các mẫu

quảng cáo của P&G sử dụng tại thị trường Mỹ. Sản phẩm được sản xuất hàng
loạt từ các nhà máy chính và được phân bổ ở Nhật.
Ví dụ như P&G giới thiệu ra thị trường Nhật Bản sản phẩm bột giặt Cheer.
Được phát triển tại Mỹ, Cheer được quảng bá tại Nhật Bản bằng thông điệp tiếp
thị từ Mỹ - Cheer giặt tẩy hiệu quả trong mọi nhiệt độ và tạo ra nhiều bọt. Nhưng
nhiều người tiêu dùng Nhật Bản giặt đồ trong nước lạnh, nên việc quảng cáo giặt
tẩy hiệu quả trong mọi nhiệt độ trở nên không cần thiết. Tương tự, đa số người
Nhật cho chất làm mềm vải vào trong nước, điều này làm giảm hoạt động tạo bọt
của bột giặt, vì thế mà Cheer không tạo ra được nhiều bọt như đã quảng cáo.
Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật có nguồn gốc từ truyền thống văn hoá và
điều kiện kinh tế, xã hội. Điểm mạnh lớn nhất của người Nhật là họ có cảm nhận
tính thẩm mỹ cao và khắt khe trong từng chi tiết. Theo nhiều DN để tạo mối làm ăn
với Nhật cần đảm bảo 4 yếu tố cơ bản: chất lượng, vệ sinh sản phẩm, hình thức bao
bì và tiêu chuẩn vận chuyển hàng hoá. Nhưng, nói vậy không có nghĩa là cố tạo ra
các sản phẩm có chất lượng vượt quá yêu cầu cần thiết, như vậy sẽ làm tăng giá
thành sản phẩm. Trong khi người Nhật rất cẩn trọng trong việc đo đếm giá cả với
tính năng sản phẩm họ mong muốn. Khi quan hệ với bất cứ đối tác nào, người Nhật
không chỉ quan tâm đến chất lượng mà còn chú ý đặc biệt đến giá cả
Chính sự khồn hòa nhập vớivăn hóa – phong tục tập quán, các thói quen tiêu
dùng, mà P&G chuốc lấy những thất bại lớn tại Nhật Bản những năm 1970 1980. Đến năm 1985, sau 13 năm hoạt động tại Nhật Bản, P&G vẫn đang chịu lỗ 40
triệu USD/năm. P&G giới thiệu sản phẩm tã giấy tại Nhật Bản và có thời điểm
chiếm tới 80% thị phần, nhưng đến đầu thập niên 1980 thì chỉ còn lại 8% thị phần.
Ba công ty hàng tiêu dùng lớn của Nhật Bản đang thống lĩnh thị trường. Nhận thấy
sự cần thiết phải hòa nhập với văn hóa và phong tục quán đó, P&G tiến hành khảo
sát, nghiên cứu hành vi, thái độ và tìm hiểu xem khách hàng của họ mong muốn các

sản phẩm có những tính năng tiện ích gì, có phù hợp với địa phương, văn hoá, thói
quen hay không.


Trong những năm 1990 Công ty tiến hành một loạt hành động chiến lược để
phù hợp với phong tục tập quán – văn hóa Nhật Bản:
+P & G thực hiện điều tra về văn hóa và và phong tục tập quán của người
Nhật, để đảm bảo sản phẩm đưa đến người tiêu dùng là phù hợp nhất.
+ Thiết kế logo đẹp – hợp màu sắc với xứ sở hoa anh đào và bắt mắt: vì
người Nhật khá tôn thờ cái đẹp, muốn bán hàng vào Nhật thì sản phẩm đó nhìn phải
đẹp. Sản phẩm phải nhẵn nhụi, sạch sẽ và có sức thu hút khách hàng.
+ Sản phẩm luôn đề cao chất lượng – uy tín: Người Nhật thường dành nhiều
thời gian để tìm hiểu, khảo sát kỹ lưỡng trước khi quyết định một vấn đề gì đó,
nhưng một khi đã quyết định thì họ thực hiện đến cùng, chắc chắn và đảm bảo tiến
độ. Để làm ăn được với người Nhật cần có lòng kiên trì và biết chờ đợi. Một khi
người ta đã chọn bạn thì họ chung thuỷ, gắn kết với bạn lâu dài.
+ Tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ triển lãm, qua
mạng Internet và các phương tiện thông tin khác: Tại Nhật, nhìn chung thông điệp
bằng ngôn ngữ hay quảng cáo bằng hình ảnh trên các hệ thống phương tiện thông
tin đại chúng như: báo ảnh, tuần báo, hệ thống các kênh truyền hình cáp v.v được
đánh giá là có hiệu quả quảng cáo vì có thể nhằm vào đúng đối tượng khách hàng.
Sản phẩm tả giấy hay nước rửa chén là một trong những điển hình cho thấy
sự thay đổi doanh số vượt bậc khi P&G thay đổi chiến lược quảng cáo, cũng như cải
tiến chất lượng sản phẩm phù hợp với người dân ở xứ sở hoa anh đào. Thon gọn
kích cỡ tả giấy phù hợp với thị hiếu, công thức nước rửa chén đậm đặc xóa đi nỗi lo
các vết dầu mỡ không tẩy rửa được do dùng các loại nước rửa chén trước đây,
mẫu quảng cáo cũng đánh mạnh tâm lý khách hàng mong muốn bằng việc chiếu
một đoạn clip tập trung vào hình ảnh vết dầu loang lổ trong một cái chảo đầy nước,
sau khi nhỏ nước rửa chén Joy vào, vết dầu lập tức biến mất.
3.3 . Một số ví dụ về những ảnh hưởng của phong tục tập quán đến kinh doanh

quốc tế:
P&G học được bài học tiếp thị ở thị trường bột giặt ở Nhật Bản. Đầu thập
niên 1980, P&G giới thiệu ra thị trường Nhật Bản sản phẩm bột giặt Cheer. Được
phát triển tại Mỹ, Cheer được quảng bá tại Nhật Bản bằng thông điệp tiếp thị từ
Mỹ - Cheer giặt tẩy hiệu quả trong mọi nhiệt độ và tạo ra nhiều bọt. Nhưng nhiều
người tiêu dùng Nhật Bản giặt đồ trong nước lạnh, nên việc quảng cáo giặt tẩy hiệu
quả trong mọi nhiệt độ trở nên không cần thiết. Tương tự, đa số người Nhật cho
chất làm mềm vải vào trong nước, điều này làm giảm hoạt động tạo bọt của bột giặt,
vì thế mà Cheer không tạo ra được nhiều bọt như đã quảng cáo. Sau khi việc quảng
bá sản phẩm thất bại, P&G nhận ra phải điều chỉnh thông điệp tiếp thị cho phù hợp.


×