SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
PHỊNG GIO DỤC V ĐÀO TẠO HUYỆN ĐỨC HỊA
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
SÁNG KI ẾN KINH NGHI ỆM
Đề Tài:
M ỘT S Ố BIN PHP GIP
TR Ẻ 5-6 TU ỔI HI ỂU NGH ĨA T Ừ
TRONG TÁC PH ẨM V ĂN H ỌC
Gio vin: L CHU PHA
Năm học: 2015-2016
Nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học giáo dục trường:
+ Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm:......................................................
+ Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:..........................................................
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
1
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
+ Hiệu quả:..................................................................................................
+ Xếp loại:...................................................................................................
............., ngày.... tháng....năm 2016
CT. HĐ KHGD
Hiệu trưởng
Nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học giáo dục phòng GD- ĐT:
+ Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm:......................................................
+ Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:..........................................................
+ Hiệu quả:..................................................................................................
+ Xếp loại:...................................................................................................
......................., ngày.... tháng....năm 2016
CT. HĐ KHGD
Nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học giáo dục Sở GD- ĐT:
+ Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm:......................................................
+ Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học:..........................................................
+ Hiệu quả:..................................................................................................
+ Xếp loại:...................................................................................................
......................., ngày.... tháng....năm 2016
CT. HĐ KHGD
BẢNG CHẤM ĐIỂM ĐỀ TI, SNG KIẾN
KINH NGHIỆM
**
Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi
hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học ”
- Tn tc giả: L Chu Pha
- Đơn vị:Trường Mầm Non Sơn Ca - Huyện Đức Ḥa - Tỉnh Long An
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
2
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
Tiu chuẩn
Điểm
chuẩn
1. Đề tài sáng kiến có
yếu tố mới và sáng
tạo:
- Hoàn toàn mới, được
áp dụng lần đầu tiên
- Cĩ cải tiến so với giải
pháp trước đây với mức
độ khá
- Có cải tiến so với giải
pháp trước đây với mức
độ trung bình
- Có cải tiến so với giải
pháp trước đây với mức
độ ít
- Không có yếu tố mới
hoặc sao chép từ các
giải pháp đ cĩ trước đây
2. Đề tài sáng kiến có
khả năng áp dụng:
- Có khả năng áp dụng
trong toàn tỉnh hoặc
ngoài tỉnh
- Có khả năng áp dụng
trong đơn vị và có thể
nhân ra ở một số nơi
trong tỉnh
- Có khả năng áp dụng
ở mức độ ít trong đơn
vị
- Không có khả năng áp
dụng trong đơn vị
3. Đề tài sáng kiến có
tính hiệu quả:
- Cĩ hiệu quả trong
phạm vi tồn tỉnh
3
3
Điể
Điể
m
m
GV
của
tự
HĐ
chấm cơ sở
Điểm của HĐ
cấp huyện
(Đối với GV
MN, TH và
THCS)
Điểm Điểm
của
của
HĐ
HĐ
ngành cấp
GD
tỉnh
3
2
1,5
1
0
3
3
2
2
1
0
4
4
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
3
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
- Cĩ hiệu quả trong
phạm vi cấp sở, ngnh,
huyện, thnh phố
- Có hiệu quả trong
phạm vi cấp trường,
phịng, ban, tổ, khối
- Khơng cĩ hiệu quả cụ
thể
Tổng cộng
3
3
2
0
10
8
* Xác nhận của Hội đồng khoa học cơ sở:*Xác nhận của Hội đồng khoa học cấp huyện
(Ký tn, đóng dấu)
(Ký tên, đóng dấu)
* Xác nhận của Hội đồng khoa học cấp tỉnh
(Ký tn, đóng dấu)
MỤC LỤC
I) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1. Đặt vấn đề
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
4
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
2. Mục đích đề tài
3. Lịch sử đề tài
4. Phạm vi đề tài
II) NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM :
1. Thực trạng đề tài
2. Nội dung cần giải quyết
3. Biện pháp giải quyết
4. Kết quả chuyển biến
III) KẾT LUẬN :
1. Tóm lượt giải pháp
2. Phạm vi áp dụng
I) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1. Đặt vấn đề
Khoa học giáo dục chứng minh rằng những năm đầu tiên của cuộc đời mỗi
con người có tầm quan trọng đặc biệt ở đó là sự tăng trưởng và phát triển rất
nhanh của tất cả các mặt. Nhân cách chỉ mới bắt đầu hình thành nhưng thành tựu
đạt được là rất to lớn và có tác dụng quyết định đối với tương lai sau này của đứa
trẻ. Vì thế, giáo dục mầm non có một vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp giáo
dục đào tạo con người. Con người sẽ có một nhân cách trọn vẹn nếu ngay từ lứa
tuổi mầm non được chăm sóc và giáo dục đầy đủ ở mặt thể chất và tâm hồn.
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
5
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là phát triển đầy đủ các năng lực ngôn ngữ, trong
đó việc hình thành và phát triển vốn từ là cực kì quan trọng. Yếu tố đầu tiên của
ngôn ngữ mà trẻ nhận biết là từ. Từ là đơn vị cơ bản để tạo nên ngôn ngữ. Hiểu
nghĩa từ sẽ giúp trẻ hiểu được ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, trong nhận
thức thế giới xung quanh. Tăng cường khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ là một nội
dung rất cơ bản của phát triển vốn từ cho trẻ.
Ở trường mầm non, phát triển khả năng hiểu từ cho trẻ có thể được thực hiện
ở tất cả các hoạt động giáo dục và dạy học. Tuy nhiên, phương tiện có hiệu quả
nhất là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Những bài thơ, câu chuyện với
khả năng nhận thức của trẻ vừa giáo dục mỹ cảm văn chương, vừa phát triển lời
nói, đặc biệt là lời nói nghệ thuật cho trẻ. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Đến
với văn chương là trước hết đứa trẻ đến với thế giới từ ngữ sinh động, biểu cảm,
rất cần cho sự phát triển lời nói của trẻ. Hiểu tác phẩm văn học, đứa trẻ phải hiểu
được trước hết ý nghĩa của từ ngữ trong đó vốn từ rất phong phú và giàu sức biểu
cảm.
Năm học 2015-2016 tôi được nhà trường phân công đảm nhận dạy lớp lá 2,
lớp tôi hiện có 36 cháu. Hàng ngày cháu đến lớp học với cô, lớp học giống như
mái nhà thứ hai của cháu vậy :“lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo , khi đến trường cô
giáo như mẹ hiền”(Câu hát được trích trong bài hát “Cô và Mẹ” của tác giả Phạm
Tuyn ).Vì thế khi đến lớp cháu rất say mê kể cho cô nghe những mẩu chuyện thật
dễ thương mà khi cháu ở nhà nhìn thấy và nghe thấy. Có nhiều cháu chưa hiểu
được nghĩa của từ cháu nói khi cô hỏi lại. Điều đó làm tôi rất băn khoăn và trăn
trở nên tôi đã suy nghĩ và chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi hiểu
nghĩa từ trong tác phẩm văn học” để có những biện pháp giúp trẻ hiểu nghĩa từ
được tốt hơn.
2. Mục đích đề tài
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
6
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
- Dạy trẻ hiểu nghĩa từ là giúp trẻ hiểu một cách chính xác nghĩa của từ và
giúp trẻ hiểu sâu hơn nội dung của truyện, thơ nhớ nội dung truyện, thơ nhờ đó
ngôn ngữ của trẻ được phát triển và trở nên mạch lạc, trong sáng hơn.
- Giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân và khi tham gia học không
còn gy cho trẻ cảm giác nhàm chán khi học. Trẻ không những nghe hiểu từ mà
còn tham gia giải thích nghĩa của từ nhiều lần, trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn.
- Giúp trẻ khám phá được khả năng của bản thân: Khả năng ăn nói, giao tiếp,
ngôn từ...
3. Lịch sử đề tài
Qua tìm hiểu ở sách báo, tạp chí, học hỏi ở đồng nghiệp và qua thực tiễn
dạy, tôi nhận thấy việc giúp cho trẻ hiểu nghĩa từ là rất quan trọng trong việc phát
triển ngôn ngữ của trẻ.
Chính vì thế tôi quyết định chọn đề tài này.
4. Phạm vi dề tài
Đề tài “ Làm quen văn học” đã được viết ở nhiều sách, nhiều tác giả đã
nghiên cứu và viết thành sáng kiến kinh nhiệm. Khác với đề tài trên, tôi không đề
cặp đến toàn bộ phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà
chỉ đi sâu vào Nghiên cứu những biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hiểu
nghĩa từ trong tác phẩm văn học tạo cơ hội cho cháu được trải nghiệm và sáng
tạo, được nói và giải thích nhiều hơn đồng thời làm cho ngôn ngữ cháu được
mạch lạc, trong sáng hơn.
II) NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM :
1. Thực trạng đề tài
Giúp trẻ hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học là giúp trẻ hiểu được nội
dung, ý nghĩa của câu văn câu thơ mà không làm mất đi cảm xúc thẩm mĩ chung
của tác phẩm văn học mang lại. Có nghĩa là không thể tách từ ra khỏi câu buộc
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
7
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
trẻ nắm khái niệm của từ bởi trẻ chỉ có thể hiểu từ trong câu văn, câu thơ, đoạn
văn, đoạn thơ, trong một văn cảnh nhất định. Ngôn ngữ của tác phẩm sẽ không
còn vẻ đẹp nữa nếu đem ra mổ xẻ nó hết sức chi tiết và giải thích các từ rời rạc.
Như vậy, giúp trẻ hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học là hiểu nghĩa hàm ngôn,
nghĩa hiển ngôn, nghĩa cấu trúc ngữ pháp của câu để từ hình thức biểu đạt chỉ ra
cái được biểu đạt trong câu. Nghĩa hình ảnh để làm bật sáng hình ảnh trong tác
phẩm, làm rõ dụng ý nghệ thuật của tác giả. Việc hiểu nghĩa từ giúp trẻ hiểu sâu
sắc ý nghĩa, nét bản chất, vẻ tinh túy ẩn dấu trong từ hiểu được dụng ý nghệ
thuật, nỗi niềm mà tác giả gửi gắm trong đó.
Ngoài ra, yếu tố gia đình cháu cũng rất quan trọng do cha mẹ chưa quan tâm
đến việc đọc thơ hoặc khi đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, cha mẹ chỉ chú ý đến
truyền đạt nội dung của tác phẩm. Khi đứng trước những từ khó giải nghĩa cho
trẻ, cha mẹ của cháu thường giải thích cho qua chuyện hoặc không giải thích gì
cả.
Bản thn cơ giáo cũng không có những biện pháp tích cực để giúp trẻ hiểu
đúng nghĩa của từ. Từ đó mà trẻ chưa hiểu được nghĩa của từ một cách chính xác,
chính bởi lẽ đó mà trẻ trở nên nhút nhát và không mạnh dạn tham gia vào việc
giải nghĩa từ cũng như hạn chế hiểu nghĩa từ.
Từ thực trạng vừa nêu trên, tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp cụ
thể khắc phục những khó khăn, hạn chế để giúp cháu hiểu nghĩa từ được tốt hơn.
2. Nội dung cần giải quyết
Trước những thực trang trên thì tôi đã xây dựng được một số biện pháp.
+ Cho trẻ quan sát trực quan kết hợp với lời giải thích.
+ Đối chiếu so sánh với những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
+ Dùng lời để định nghĩa khái niệm nêu lên những nét đặc trưng trong nghĩa
của từ
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
8
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
+ Đặt từ vào các ngữ cảnh khác nhau.
3. Biện pháp giải quyết
1. Biện pháp 1 : Cho trẻ quan sát trực quan kết hợp với lời giải thích
Lí luận ngôn ngữ cho rằng nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự vật,
hiện tượng hay quan hệ trong ý thức. Lênin cũng đã từng khẳng định : “Nếu là tư
duy đúng đắn nó sẽ đi từ cụ thể đến trừu tượng, nó không rời xa mà tiến lại gần
tới chân lí. Từ thụ cảm sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng
đến thực hành. Đó là quá trình biện chứng của sự nhận thức hiện thực khách
quan”.
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ là cụ thể, cảm tính, tư duy trực quan
hình tượng chiếm ưu thế. Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học không chỉ đơn
giản là những từ ngữ, những câu văn, những mệnh đề tạo nên tác phẩm ở trẻ mà
còn xuất hiện những biểu tượng mới, những mối liên hệ với hiện thực xã hội
chúng cảm nhận trong đời sống non trẻ của mình. Mối liên hệ ấy càng phong phú
chặt chẽ bao nhiêu thì trẻ càng hứng thú với tác phẩm bấy nhiêu. Bằng sự diễn
cảm của ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm đã mang trong mình các yếu tố trực quan.
Tác phẩm văn học không chỉ là sự thông báo, nêu ra những sự kiện này hay sự
kiện khác của cuộc sống mà tất cả những con người với đủ hình dáng, tính cách,
tất cả thế giới đa dạng, sinh động của các loài vật, các bức tranh thiên nhiên với
sự phong phú của màu sắc, âm thanh được vẽ lên bằng ngôn ngữ hình tượng, trẻ
mẫu giáo có nhiều thuận lợi trong việc lĩnh hội tác phẩm văn học nghệ thuật,
song việc tiếp thu ngôn ngữ để hình thành biểu tượng về cuộc sống được phản
ánh trong tác phẩm còn hạn chế nên trẻ rất cần việc nhờ đến hình tượng trực quan
thể hiện bức tranh cuộc sống mà ngôn ngữ văn học miêu tả. Điều đó giúp trẻ mẫu
giáo nhận thức rõ ràng và cụ thể hơn những hình ảnh về sự vật đó gợi ra trong ý
thức của mình. Đồng thời nó còn có thể tạo nên những rung động, khơi gợi
những cảm xúc thẩm mĩ trong tâm hồn trẻ.
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
9
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
Ví dụ : Khi cô muốn cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp “trong suốt” của giọt
sương mà tác giả Xuân Tửu miêu tả trong bài thơ “Giọt sương”. Cô cho trẻ tận
mắt ngắm giọt sương đọng trên cánh hoa hoặc trên lá …
Các nhà tâm lí học, giáo dục học cũng chỉ ra rằng : Hiệu quả của quá trình
dạy học phụ thuộc trực tiếp vào mức độ thu hút các giác quan của trẻ. K.B.NinKy
đã đề cập đến vấn đề này : “Tính trực quan trong giáo dục không tách rời khỏi
ngôn ngữ”. Chính vì thế, việc sử dụng các phương tiện trực quan trong các giờ
học đối với trẻ đều được coi trọng. T.A.Kômenxki đã nhấn mạnh : “Không có vật
thật thì có thể thay thế bằng tranh minh họa, bản vẽ”.
Tuy nhiên, với mục đích giúp trẻ hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học nếu
chỉ sử dụng đồ dùng trực quan riêng lẻ thì khó có thể đem lại hiệu quả giáo dục
như mong muốn. Với đặc điểm tiếp nhận văn học và vốn ngôn ngữ của mẫu giáo
thì việc kết hợp dùng lời giảng giải giúp trẻ hiểu từ một cách sâu sắc, đầy đủ, hệ
thống và còn truyền những rung cảm đúng đắn sâu sắc của giáo viên đến cho trẻ.
Từ đó, khiến trẻ có những rung cảm, xúc cảm thẩm mĩ và khát vọng vươn tới cái
đẹp, cái thiện.
* Mục đích biện pháp :
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
10
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
- Tăng hứng thú cho trẻ hiểu từ mới.
- Rèn khả năng quan sát làm giàu trí tưởng tượng ở trẻ.
Từ đó giúp trẻ hiểu nghĩa của từ và cảm thụ được vẻ đẹp của ngôn ngữ.
* Cách tiến hành :
Để thực hiện biện pháp này thì chúng ta phải biết tiến hành như sau :
- Đối với trẻ mẫu giáo lớn khi tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học cô phải có sự lựa chọn tác phẩm sao cho phù hợp với trẻ ở độ tuổi này. Tác
phẩm văn học phải có tính giáo dục cao, từ ngữ trong sáng và phải phát huy được
tính tích cực, sáng tạo của trẻ.
- Để giải thích cho trẻ hiểu từ trong tác phẩm văn học bằng biện pháp này thì
trước hết cần phải chọn từ có nghĩa cụ thể. Có như vậy thì việc sử dụng đồ dùng
trực quan kết hợp với lời giải thích mới có hiệu quả.
Ví dụ : Trong bài thơ “Giữa vòng gió thơm” có thể lựa chọn một số từ có
nghĩa cụ thể sau để giải thích :
“Khép rủ” trong câu “Cánh màn khép rủ”
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
11
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
“Phe phẩy” trong câu “Phe phẩy quạt nan”
“Rung rinh” trong câu “Rung rinh góc màn”
Ví dụ : Câu thơ “Giọt sương trong suốt”
Hoặc như trong chuyện “Tấm Cám” có từ “Rách mướp” trong câu : “Hai
mẹ con Cám hí hửng sắm sửa quần lành, áo tốt, còn Tấm vẫn còn quần áo rách
mướp”.
Đây là một số từ trong tác phẩm văn học có nghĩa cụ thể. Để giải thích được
những từ này thì bước tiếp theo trong biện pháp này là phải lựa chọn đồ dùng
trưc quan phù hợp với từ đó, kết hợp với lời giải thích.
Về đồ dùng trực quan, giúp trẻ hiểu những từ trong tác phẩm văn học có thể
dùng các loại sau : tranh ảnh, vật thật, mô hình, đèn chiếu, đàn … Sử dụng như
thế nào, tiêu chuẩn của đồ dùng trực quan ra sao cũng là một vấn đề cần lưu ý.
Nhìn chung yêu cầu về đồ dùng trực quan phải đảm bảo về kích thước, bố cục,
màu sắc. Nghĩa là những hình tượng trực quan phải đạt trình độ nghệ thuật, thể
hiện được tinh thần tác phẩm, lựa chọn đồ dùng trực quan phải căn cứ theo những
sự vật, hiện tượng mà từ đó biểu thị cùng với đồ dùng trực quan và lời giải thích
của cô để giúp trẻ cảm nhận được chính xác về nội dung đó. Lời giảng giải của
cô cần phải ngắn gọn, cô đọng, dễ hiểu và hấp dẫn đối với trẻ.
Với những từ trong tác phẩm văn học chúng tôi đưa ra ở trên để giải thích
bằng biện pháp này thì sẽ tiến hành như sau :
- Khi đưa tác phẩm văn học đến với trẻ bằng cách này hay cách khác cô làm
thế nào để trẻ cảm nhận và hiểu được nội dung tác phẩm.
- Trước hết cô có thể đàm thoại bằng một số câu hỏi có liên quan tới tác
phẩm cô định đem đến cho trẻ.
- Cô đọc, cô kể diễn cảm cho trẻ nghe một đến hai lần để trẻ cảm nhận được
toàn bộ nội dung bài thơ hay câu truyện.
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
12
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
- Lựa chọn những từ khó trong tác phẩm giải thích cho trẻ, cô đọc diễn cảm
lại một đến hai lần hoặc cả đoạn, cả câu.
Ví dụ “phe phẩy” trong câu “Phe phẩy quạt nan” cô có thể dùng một chiếc
quạt nan hoặc quạt giấy quạt nhẹ nhàng, chầm chậm và cô giải thích cho tre hiểu,
“phe phẩy” tức là quạt đều đều, quạt khẽ tạo thành một làn gió nhè nhẹ sẽ gợi
một không gian yên tĩnh thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc rất ân cần của bé
đối với Bà.
Ví dụ từ “rung rinh” trong câu “Rung rinh góc màn”.
Cô có thể dùng quạt quạt nhẹ vào một vật gì đó làm cho nó chuyển động nhẹ
nhàng. Sự chuyển động đó chính là từ “rung rinh” ở trong câu thơ này, chính làn
gió nhẹ nhàng ấy đã làm cho các góc màn có sự chuyển động. Điều đó làm cho
hình ảnh trong câu thơ có sự rung động hơn.
Ví dụ : Câu thơ “Giọt sương trong suốt” để cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp
trong suốt của giọt sương, cô cho trẻ tận mắt ngắm giọt sương đọng trên cánh hoa
hoặc trên lá hoa … Cô giải thích cho trẻ hiểu ‘giọt sương” được tác giả miêu tả
với một vẻ đẹp trong suốt, tinh khiết khi nó đọng trên lá.
Trong chuyện ‘Tấm Cám” có từ “rách mướp” trong câu : “Hai mẹ con Cám
hí hửng sắm quần lành áo tốt, còn Tấm vẫn quần áo rách mướp”. Cô cho trẻ quan
sát bức tranh vẽ Cám quần áo đẹp lộng lẫy, còn Tấm quần áo rách nhiều chỗ và
dùng lời giải thích “rách mướp” là rách rất nhiều chỗ, rách xơ xác, cô sử dụng
bức tranh này không những giúp trẻ cảm nhận trực tiếp hình ảnh “rách mướp”
bằng các giác quan mà cùng với lời giải thích sẽ giúp trẻ hiểu rõ bản chất nội
dung ý nghĩa của từ. Trong câu chuyện tác giả muốn diễn tả cô Tấm phải chịu
cực khổ.
Việc lựa chọn những từ cần giải thích làm rõ mục đích yêu cầu của tiết học
là hoàn toàn phụ thuộc vào ý đồ chủ quan và nghệ thuật sử dụng đồ dùng trực
quan của cô giáo. Vì vậy việc sử dụng biện pháp này, cô cần sử dụng đồ dùng
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
13
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
trực quan một cách linh hoạt, sáng tạo, kết hợp với lời giảng giải diễn tả về nghĩa
từ trong văn cảnh đó sẽ giúp trẻ hiểu và cảm nhận từ ngữ nghệ thuật một cách sâu
sắc, tạo cho trẻ niềm say mê hứng thú, tích cực suy nghĩ, tìm tòi khám phá những
“bí ẩn” của thế giới xung quanh.
2. Biện pháp 2 : Đối chiếu so sánh với những từ đồng nghĩa hoặc trái
nghĩa
Con người có thể nhận thức được một đối tượng nào đó thông qua sự đối
chiếu những nét tương đồng, hay tương phản giữa đối tượng đó với một hoặc một
số đối tượng đã biết. Qua sự so sánh đối chiếu với đối tượng đang xem xét, người
ta sẽ hiểu được về đối tượng đang xem xét và trong trường hợp này cũng vậy. Để
hiểu được nghĩa của từ này chúng ta có thể dùng những từ khác quen thuộc hơn
có nghĩa giống với từ đó hoặc là có nghĩa trái ngược với từ đó.
Dựa trên cơ sở lí luận này cùng với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo từ 5
- 6 tuổi về vốn từ đã có một sự tích lũy khá phong phú về số lượng từ và các loại
từ. Bên cạnh đó trẻ mẫu giáo cũng đã xuất hiện tư duy lôgíc, trẻ có những suy
luận tương đối chính xác. Vì thế chúng ta có thể vận dụng vào việc giúp trẻ hiểu
nghĩa của một số từ trong tác phẩm văn học.
* Mục đích sử dụng :
- Giúp trẻ hiểu nghĩa từ một cách ngắn gọn dựa vào những từ đồng nghĩa,
trái nghĩa mà các em đã biết – sử dụng biện pháp này với mục đích chính là để trẻ
hiểu được nghĩa của từ trong tác phẩm và còn giúp trẻ biết được những từ nào
đồng nghĩa, trái nghĩa với nhau. Tạo cho trẻ có một từ đồng nghĩa, trái nghĩa nào
đó để khi cần có thể lựa chọn và sử dụng.
* Cách tiến hành :
- Trong tác phẩm văn học tác giả sử dụng rất nhiều loại từ khác nhau nhằm
làm tăng sức hấp dẫn nội dung cốt truyện, thường những từ này là những từ khó,
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
14
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
vì thế nếu không có sự giải thích trẻ không dễ dàng hiểu được. Nhưng nếu như cô
có những biện pháp hữu hiệu, phù hợp giúp cho trẻ hiểu được những từ đó thì
chính những từ này sẽ gây cho trẻ ấn tượng sâu sắc.
Biện pháp giúp trẻ hiểu nghĩa từ bằng cách đối chiếu so sánh với những từ
đồng nghĩa hoặc trái nghĩa là biện pháp giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ một cách
ngắn gọn, dễ hiểu và lại tạo cho trẻ được ấn tượng mạnh mẽ về từ đó. Để thực
hiện được biện pháp này một cách hiệu quả cần dựa theo trình tự sau :
- Khi sử dụng biện pháp này trước hết giáo viên phải lựa chọn từ trong tác
phẩm, những từ được lựa chọn để giải thích bằng biện pháp này phải là những từ
có thể đem ra đối chiếu hoặc so sánh để làm nổi bật nghĩa của từ. Sau đó qui
những từ cần giảng về những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa mà trẻ đã biết, có như
vậy việc giúp trẻ hiểu nghĩa từ theo biện pháp này mới có hiệu quả.
- Việc sử dụng biện pháp này đòi hỏi cô giáo phải là người linh hoạt, sáng
tạo, yêu cầu đối với cô giáo phải có một lượng kiến thức khá rộng và chuẩn xác
phù hợp với khả năng của trẻ.
- Khi lựa chọn từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích cô cần
chọn những từ mà trẻ đã biết phù hợp với khả năng lứa tuổi của trẻ. Nếu cô dùng
những từ trẻ chưa biết này để giải thích cho từ chưa biết khác thì trẻ vẫn không
thể nắm được nghĩa của từ cần giải thích.
Ví dụ : Trong câu chuyện “Cây tre trăm đốt” có thể lựa chọn những từ sau
đây để sử dụng biện pháp này giải thích cho trẻ hiểu nghĩa của từ đó.
Từ “khỏe mạnh” trong câu “lão thuê một anh nông dân nghèo, khỏe mạnh để
cày ruộng cho lão”.
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
15
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
Để giải thích từ này cô đưa một từ trái nghĩa quen thuộc với trẻ như là từ
“ốm yếu” cô giải thích để trẻ thấy khỏe mạnh là người có sức khỏe tốt và làm
được nhiều việc, còn người mà “ốm yếu” thì sức khỏe không tốt và không làm
được nhiều việc. Giáo viên đưa ra từ trái nghĩa nhằm làm cho từ cần giải thích
được nổi bật và tạo cho trẻ được ấn tượng. Có thể dùng những câu hỏi sau :
người mà ốm yếu có làm được công việc nặng nhọc hay không? Người khỏe
mạnh làm được những công việc gì? Với những câu hỏi này giúp trẻ có được
những hình ảnh về người khỏe mạnh và như vậy trẻ sẽ hiểu sâu xa hơn nghĩa của
từ này.
Từ “chịu khó” trong câu “Anh chịu khó cày ruộng cho ta trong ba năm”.
Đây cũng là từ mà không thể dùng trực quan để giải thích cho trẻ hiểu được. Để
giải thích từ này cho có hiệu quả thì cô giảng giải bằng cách đưa một từ đồng
nghĩa quen thuộc với trẻ là tư “chăm chỉ”, “chịu khó” là chăm chỉ hoặc đưa ra từ
trái nghĩa “lười biếng” là không chăm chỉ, không chịu khó.
Từ “thật thà” trong câu “anh nông dân thật thà tin ngay vào lời của lão” giải
thích cho trẻ “thật thà” là không “nói dối”.
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
16
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
Ví dụ : Trong bài thơ “Làm anh” giải thích từ “dịu dàng” trong câu “Anh
nâng dịu dàng” cô chọn từ “nhẹ nhàng” để giải thích.
Ví dụ : Trong câu chuyện “Cây khế” có thể lựa chọn những từ sau đây để sử
dụng biện pháp này giải thích cho trẻ hiểu nghĩa của từ đó.
Từ “giàu có” trong câu “Từ đó người em trở nên giàu có”.
Để giải thích từ này cô đưa một từ trái nghĩa quen thuộc với trẻ như là từ
“nghèo khổ” cô giải thích để trẻ thấy giàu có là người có tiền bạc của cải, có nhà
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
17
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
cao, còn người mà “nghèo khổ” thì không có tiền bạc và của cải. Giáo viên đưa
ra từ trái nghĩa nhằm làm cho từ cần giải thích được nổi bật và tạo cho trẻ được
ấn tượng. Có thể dùng những câu hỏi sau : người mà nghèo khổ thì ăn mặc như
thế nào? Người giàu có thì ăn mặc ra sao? Với những câu hỏi này giúp trẻ có
được những hình ảnh về người khỏe mạnh và như vậy trẻ sẽ hiểu sâu xa hơn
nghĩa của từ này.
Từ “khôn ngoan” trong truyện “Mèo lại hoàn mèo”, với câu“xưa có một ông
nuôi một con mèo, nghĩ rằng con mèo của mình khôn ngoan” Đây cũng là từ mà
không thể dùng trực quan để giải thích cho trẻ hiểu được. Để giải thích từ này
cho có hiệu quả thì cô giảng giải bằng cách đưa một từ đồng nghĩa quen thuộc
với trẻ là từ “khôn ngoan”, “thông minh” là khôn ngoan hoặc đưa ra từ trái nghĩa
“ngu dốt” là không khôn ngoan, không thông minh
Ví dụ : Như từ “gồ ghề” có thể giải thích cho trẻ hiểu bằng từ đồng nghĩa
như từ “mấp mô” nhưng nếu như giải thích bằng từ này mà trẻ không hiểu thì cô
phải linh hoạt, sáng tạo chọn từ khác gần gũi, quen thuộc và đơn giản hơn đối với
trẻ, hoặc cô giải thích cho trẻ “gồ ghề” là không bằng phẳng.
Từ “mênh mông” để giải thích cho trẻ hiểu thì rất khó nhưng nếu cô lựa
chọn một từ có tính chất giống như từ này mà trẻ đã biết thì chắc chắn trẻ sẽ hiểu.
Với từ này cô có thể giải thích cho trẻ hiểu “mênh mông” là “rộng lớn”.
Từ “bõ công” trong hai câu ca dao :
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Bõ công là xứng đáng với công lao sinh thành của cha mẹ.
Khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần theo dõi phản ứng chung của trẻ
trong lớp, nếu trẻ tỏ ra lúng túng thì giáo viên cần chọn từ đồng nghĩa hoặc trái
nghĩa quen thuộc hơn để giúp trẻ hiểu.
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
18
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
Với biện pháp này trẻ sẽ dễ dàng hiểu được nghĩa của từ một cách ngắn gọn,
dễ nhớ, dễ gây ấn tượng đối với trẻ, biện pháp này còn có ảnh hưởng tích cực đến
sự phát triển khả năng tư duy, suy luận của trẻ. Ngoài việc hiểu được nghĩa của từ
bằng tác phẩm trẻ còn hiểu được từ như thế nào là đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với
nhau. Từ đó trẻ có thể sử dụng chúng trong hoạt động lời nói của mình. Nhưng
muốn biện pháp này đạt hiệu quả cao thì cô phải biết lựa chọn được từ đồng
nghĩa hay trái nghĩa phù hợp với trẻ, phù hợp với ngữ cảnh đó để giải thích cho
trẻ hiểu.
3. Biện pháp 3 : Dùng lời để định nghĩa khái niệm nêu lên những nét đặc
trưng trong nghĩa của từ
Trong tác phẩm văn học chúng ta sẽ bắt gặp không thể giải thích nôm na
theo ý hiểu thông thường của mình mà giáo viên phải sử dụng định nghĩa, khái
niệm chung nhất đã được các nhà khoa học nghiên cứu để giải thích những nét
đặc trưng trong nghĩa của từ.
Sử dụng biện pháp này là dựa vào cách miêu tả ngôn ngữ như các từ điển
học vẫn sử dụng trong các từ điển để giải thích. Dùng định nghĩa, khái niệm giáo
viên có thể cung cấp cho trẻ một cách tương đối đầy đủ những nét nghĩa của từ,
thấy được cấu trúc nghĩa bên trong của từ. Biện pháp này đòi hỏi sự tập trung cao
của trẻ nhưng có thể sử dụng biện pháp này cũng chưa đạt được hiệu quả cao, trẻ
chưa thể hiểu ngay nghĩa của từ khi cô đưa ra một định nghĩa hay một khái niệm
về từ này. Do khả năng tư duy của trẻ còn hạn chế, ngược lại biện pháp này còn
giúp cho trẻ bước đầu tiếp cận với những định nghĩa, khái niệm có tính khoa học,
tính khái quát cao. Qua sự giải thích dùng lời để định nghĩa, khái niệm dần dần sẽ
hiểu được nghĩa của từ. Ngoài ra nó còn nâng cao cho trẻ về trình độ tư duy, phát
huy tính tích cực ở trẻ, thúc đẩy sự phát triển nhận thức ở trẻ.
* Mục đích :
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
19
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
Dùng những định nghĩa khái niệm trong từ điển để giúp trẻ hiểu được nét
đặc trưng trong nghĩa của từ cần giải thích. Bước đầu giúp trẻ hiểu nghĩa của từ
một cách khoa học mang tính khái quát cao giúp trẻ hiểu được tương đối đầy đủ
những nét nghĩa của từ, cấu trúc bên trong của câu và nâng cao khả năng tư duy ở
trẻ.
* Cách tiến hành :
Lựa chọn từ trong tác phẩm để giải thích cho phù hợp với biện pháp này, có
những từ cô có thể sử dụng biện pháp khác để giải thích, cũng có những từ chỉ có
thể sử dụng định nghĩa khái niệm để giải thích, mặc dù biện pháp này có thể giải
thích lần đầu trẻ chưa nắm được nhưng cô giải thích cho trẻ một vài lần để trẻ
hiểu được nghĩa của từ. Khi định nghĩa những nét đặc trưng trong nghĩa của từ,
không phải đưa ra cho trẻ một định nghĩa hay một khái niệm mà trẻ có thể hiểu
được ở đây mà cô phải dùng lời của mình để định nghĩa khái niệm nhằm nêu lên
những nét đặc trưng trong nghĩa của từ phải được xếp theo trình tự, nét chung,
nét khi quát nói trước, như vậy trẻ sẽ hiểu được một cách ngắn gọn nhất, cụ thể
và khái quát về đối tượng đang được giải thích. Sau đó thì giải thích đến nét có
nghĩa hẹp hơn giúp trẻ bắt đầu hiểu sâu hơn về đối tượng tiếp theo là giải thích
đến cái riêng của đối tượng. Như vậy trẻ sẽ được hiểu một cách trực tiếp trong
phạm vi hẹp về đối tượng và cuối cùng là giải thích một cách cụ thể đối tượng
đang xem xét.
Các từ mà được giải thích bằng biện pháp này phải được đưa vào dưới dạng
sau : Khái quát nhất là loài, sau đó là giống, dạng.
Ví dụ : Giải thích từ “tiền tuyến” trong câu thơ “Chú đi tiền tuyến nửa đêm
chú về” giáo viên dùng lời để giải thích một cách khái quát ngắn gọn nhất là “tiền
tuyến” là nơi có giặc. Chú bộ đội phải đến những nơi đó để đánh đuổi quân giặc
bảo vệ Tổ quốc.
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
20
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
Ví dụ : Từ “Bác nông dân” giải thích một cách khái quát và ngắn gọn nhưng
lại thể hiện được nghĩa của từ một cách cụ thể.
“Bác nông dân “ là những người làm việc ở đồng ruộng.
“Chú công nhân” là những người làm việc ở nhà máy, xí nghiệp, công
trường …
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
21
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
“Doanh trại bộ đội” là nơi ở, học tập, rèn luyện của các chú bộ đội.
“Hăm hở” muốn nói tới người hăng hái đối với công việc.
Sử dụng biện pháp này để giúp trẻ hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học,
giáo viên dùng lời của mình để định nghĩa từ. Vì thế yêu cầu lời định nghĩa phải
chính xác, ngắn gọn phù hợp với nhận thức và khả năng ngôn ngữ của trẻ. Với
những từ khó và mới lạ đối với trẻ thì cô cần phải giải thích một cách rõ ràng,
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
22
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
rành mạch, tốc độ chậm và phải giải thích cho trẻ nghe lại nhiều lần thì trẻ mới
cảm nhận và hiểu được nghĩa của từ, từ ấy mới được lưu lại trong trí nhớ, mới trở
thành của trẻ. Nếu cô chỉ giải thích lướt qua thì trẻ sẽ không nhớ được.
Chúng ta cũng biết rằng việc diễn đạt bằng lời một cách ngắn gọn, khác biệt
nghĩa của từ nào chúng ta cũng có thể nêu ra những nét nghĩa biểu hiện bằng lời
một cách thật rõ ràng. Vì vậy, việc lựa chọn những từ trong tác phẩm văn học để
giải thích bằng biện pháp này giáo viên cần có sự lựa từ ngữ “cần thiết” để đáp
ứng được yêu cầu giao tiếp và học tập của trẻ.
4. Biện pháp 4 : Đặt từ vào ngữ cảnh
Lí luận ngôn ngữ cho rằng nghĩa của từ chính là cách sử dụng nó.
P.Hnoell-Smith trong một bài viết của mình cũng nói đến vấn đề này : nếu một
người nào đó hỏi nghĩa của một từ này hay từ khác là gì thì ta thường chờ đợi
người ta giải thích cho anh ta từ được dùng như thế nào? Trên thực tế, đặc biệt là
trong tác phẩm văn học chúng ta bắt gặp những từ khó giải thích bằng lời hoặc
bằng các phương tiện trực quan … hoặc có giải thích trẻ cũng chưa đủ trình độ để
hiểu. Ta có thể giúp trẻ hiểu bằng cách đưa từ đó vào những văn cảnh cụ thể, văn
cảnh quen thuộc đối với trẻ. Văn cảnh đó có thể ngữ có chứa từ cần giải thích hay
là một tình huống giao tiếp cụ thể.
* Mục đích của biện pháp :
Trẻ có thể dựa vào vốn từ đã có của mình, dựa vào những kết hợp ngôn ngữ,
nhờ hoàn cảnh ngôn ngữ, nhờ những mối liên tưởng nhất định và cũng nhờ mối
quan hệ với các từ khác trong câu mà trẻ hiểu được nghĩa của từ. Giáo viên
không phải giải thích dài dòng mà lại có thể mở rộng văn cảnh sử dụng từ cho
trẻ.
* Cách tiến hành :
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
23
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
Giáo viên tiến hành cho trẻ cảm thụ tác phẩm văn học như trình tự trong
giáo án dạy. Đến phần giải thích từ khó trong tác phẩm, cô xác định những từ mà
cần hiện thực hóa trong ngữ cảnh và dựa vào những kết hợp ngôn ngữ trẻ mới có
thể hiểu được. Sau đó cô đặt từ vào ngữ cảnh thích hợp với đối tượng ( khả năng
của từ ). Ngữ cảnh đó phải quen thuộc hoặc ngữ cảnh đó phải dẫn dắt trẻ huy
động vốn từ ngữ mà trẻ đã có, đã hiểu về vấn đề đang đề cập.
Ví dụ : Từ “khanh khách” trong bài thơ “Mưa”
“Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười”
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
24
SKKN : Một số biện php gip trẻ 5 - 6 tuổi hiểu nghĩa từ trong tác phẩm văn học
Cô có thể đưa về ngữ cảnh : khi đùa vui em bé cười khanh khách, ngữ cảnh
này giúp trẻ cảm nhận “Sấm” cũng giống như một em bé – một người bạn của
các em vậy, rất hiếu động, hồn nhiên
Ví dụ : Từ “dặn dò” trong câu ca dao
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mãi vui quên hết lời em dặn dò
Cô có thể sử dụng ngữ cảnh quen thuộc với trẻ là những lời dặn dò của
người lớn ( Ông bà, cha mẹ, anh chị … ) với bé.
Cô : Buổi sáng trước khi đến trường ông bà, bố mẹ nói với các con những
điều gì?
Trẻ : - Bố mẹ cháu bảo là : Con đi học ngoan nhé
- Đến bữa ăn trưa con nhớ ăn đủ tiêu chuẩn đấy
- Hôm nay gió lạnh con nhớ đừng cởi áo kẻo ốm
- Trong lớp không được nghịch ngợm đâu nhé
Cô : Những lời như vậy gọi là dăn dò đấy các con ạ!
Ví dụ : Từ “tinh tươm” trong bài thơ “Nàng tiên ốc”
Người thực hiện: L Chu Pha – Trường Mầm Non Sơn Ca – Huyện Đức Hịa
25