Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

sáng kiến kinh nghiệm giúp trẻ sớm làm quen với trường lớp mầm non, rèn kỹ năng sống cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.7 KB, 15 trang )

Một số kinh nghiệm trong quản lý:
giúp trẻ sớm làm quen với trường lớp mầm non, rèn kỹ năng sống cho trẻ.
I.Đặt vấn đề:
1. Lý do chọn đề tài:
1.1 Lý do khách quan :
Hiện nay khi thực hiện chương trình Mầm Non mới, điều khó khăn nhất
đối với trẻ : chưa có thói quen, nề nếp , đặc biệt là trẻ mới đến trường lớp còn thụ
động, e dè, quấy khóc, sợ sệt…. Để đem lại đạt hiệu quả giúp trẻ thích nghi , làm
quen với trường lớp Mầm Non, một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết
tận dụng phối kết hợp các nguồn nhân lực để tổ chức cho trẻ hoạt động qua các hoạt
động hướng dẫn trẻ đi vào nề nếp, thói quen, các hoạt động học và chơi, có một số kỹ
năng sống cần thiết.
Chuẩn bị cho trẻ làm quen với trường lớp Mầm non, bước đầu rèn kỹ năng
sống cho trẻ vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp quan trọng nhằm đạt mục tiêu giáo
dục, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ lừ tuổi mầm non. Xã hội ngày nay đã và
đang làm thay đổi cuộc sống con người. Nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên
cạnh những tác động tích cực, cũn cú những tỏc động tiêu cực, gây nguy hại cho con
người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kỹ năng
sống, kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những
năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thỡ
rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống.
Khi mới vào trường Mầm Non , đa số trẻ còn bỡ ngỡ , trẻ được nuôi dạy
và rèn luyện học tập, chính trị, còn về việc lồng ghép để rèn kỹ năng sống được chỉ
đạo, tổ chức thực hiện kết quả còn hạn chế. Do đó, việc rèn luyện kỹ năng sống trẻ
em đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự
vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh
phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển hài
hòa, toàn diện về nhân cách, cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết để các
em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về
kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực
tiễn với bản thân, với người xung quanh, với xã hội, biết ứng phó trước nhiều tình


huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối
quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực.
Ở các nước trên thế giới, từ nhiều năm qua giáo dục kỹ năng sống đã được
đưa vào chương trình giảng dạy và là một môn học. Ở Việt Nam, năm học 20092010, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh vào dạy thí điểm ở một số trường mầm non và tiểu học. Có thể nói việc trang
bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ bớt thụ động
trong việc học và giao tiếp xã hội.

1


Trên thực tế, việc quan tâm đến tâm lý trẻ, đi sâu giúp trẻ sớmlàm quen, dạy
kỹ năng sống trong các trường mầm non chưa nhiều và nhiều giáo viên còn chưa hiểu
rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể giúp trẻ
thích nghi, hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
1.2 Lý do chủ quan :
Hàng năm, cứ khoảng giữa tháng sáu, khi các cháu khối Lá ra trường,
chuẩn bị bước vào lớp một thì trường chúng tôi xin phép Phòng Giáo Dục và
Đào Tạo để giữ trẻ hè , lại bắt đầu thu nhận cháu mới, chuẩn bị cho trẻ vào
năm học mới. Thời gian đó cũng chính là lúc mà trường chúng tôi gặp phải
nhiều khó khăn, lúc nào trường cũng phải tìm biện pháp giúp trẻ làm quen với
trường lớp mầm non. Do mới thay đổi môi trường sống, không ít trẻ bị sốt, ho, ói,
khóc liên tục, nhiều trẻ sụt ký, cứ nghe đến hai chữ “đi học” là bé lại lo lắng, bứt rứt,
khóc thét lên. Một số cha mẹ không có kinh nghiệm đã chọn biện pháp tiêu cực là cho
trẻ nghỉ học, có phụ huynh hù dọa, buộc trẻ phải đến trường, có trẻ mới vào học được
vài ngày cha mẹ thấy trẻ khóc quá, “xót con” nên cho con nghỉ học ; Có trẻ cứ đi
học được một ngày lại nghỉ hai, ba ngày do bị sốt, thậm chí có trẻ phải nằm viện, phụ
huynh lại đến xin rút hồ sơ , rồi lại đến xin vào trường, Có trẻ chưa quen với chế độ
dinh dưỡng của trường nên bị tiêu chảy, nhức đầu, nóng lạnh, sổ mũi, ho …là những
bệnh thường gặp ở trẻ lúc này , thế là cha mẹ cũng cũng xin cho con nghỉ học … tôi

kiên quyết không nhận lại vì tuy là trường Mầm non ngoài công lập nhưng tôi cũng
rất quan tâm đến việc xây dựng nề nếp. Ở đầu năm học , sĩ số cháu không ổn định,
tăng giảm liên tục và để đảm bảo sĩ số cháu theo kế hoạch đề ra nhà trường phải nhận
thêm trẻ khác vào để bổ sung vào chỗ trống của những trẻ đã nghỉ. Vậy là trẻ này
vừa quen cô, quen bạn hết khóc thì có trẻ mới vào, lại khóc tiếp gây nên sự mất ổn
định trong trường.
Do đó, nề nếp lớp chậm ổn định và trong thời gian này cả hiệu trưởng, giáo
viên , nhân viên rất cực: Các cô ăn không ngon, ngủ cũng chẳng yên. Cá biệt, có cô bị
nóng lạnh cả tuần lễ, cả trường không ngủ được vì trưa nào cũng có tiếng trẻ khóc.
Không chỉ có thế, phụ huynh cũng không an tâm khi gởi con đến trường, cứ “thập
thò” ở cửa lớp để “rình” xem con mình hết khóc chưa? Có ăn được không? Có ngủ
ngon không? Có trường hợp một trẻ đi học mà cả cha, mẹ, ông , bà, cô…cùng theo
vào trường. Khi nề nếp chưa có làm sao nói đến việc học, giáo dục kỹ năng sống ?.
2. Cơ sở lí luận và thực tiễn :
2. 1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển
của nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế
đều xác định GDMN là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người. Thụy
Điển coi giai đoạn mầm non là “thời kỳ vàng của cuộc đời ”và thực hiện chính sách:
trường mầm non do chính quyền địa phương quản lý, Luật Giáo dục quốc gia
Indonesia đã công nhận GDMN là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản.
Luật Giáo dục Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách
2


nhiệm đối với GDMN nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Quan trọng
là vậy, nhưng trẻ vào trường với bao bở ngỡ, với kỹ năng sống ít ỏi.
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện nay., là
xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực

trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức , giá trị, thái độ về kỹ năng thích hợp.
Vào đầu thập kỷ 90, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thế giới,
Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức Giáo dục văn hóa và khoa học, các nhà giáo dục thế
giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó
với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là kỹ năng sống. Hay
nói cách khác kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, cho
phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Theo UNESSCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến độ tuổi
này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị, trừ phi có sự thay đổi sâu sắc về
trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ
từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của
người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ, tất cả đều tác động đến sự
phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến
hành từ bậc học mầm non.
Tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết: “Kỹ
năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những
kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập”.
2.2 Cơ sở thực tiễn :
Trẻ rời mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà ,
trong điều kiện hiện nay mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con , trẻ được xem là trung tâm
của gia đình, bước vào trường lớp mới, đa số trẻ đều thấy xa lạ, lạc lõng, trẻ khóc là
chuyện thường gặp. Phải có thời gian , biện pháp trẻ mới làm quen được với trường
lớp mầm non , rồi mới nói đến việc học mà chơi, chơi mà học.
Qua thực tế khảo sát ở một vài nơi gần đây về sự phát triển của não trẻ cho
thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các
cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn
đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách
và kết quả học tập của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây
dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ

có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm đem lại nguồn sức mạnh giúp trẻ đi vào nề nếp,thích nghi với trường lớp
mầm non giúp cho nhà trường đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện
về đức, trí, thể, mỹ, lao động, làm nên sức mạnh của cộng đồng trong giáo dục ở
trường mầm non. Đứng trước thực trạng như vậy tôi tìm ra được những phương
pháp thiết thực “Một số kinh nghiệm quản lý : giúp trẻ làm quen với trường mầm
3


non, rèn kỹ năng sống cho trẻ. ” để đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Mầm non qua đó góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
4. Phạm vi :
Áp dụng trong trường Mầm non , cho các cháu từ nhà trẻ đến mẫu giáo. Hướng
đến thay đổi hành vi, bổ sung kiến thức, năng lực cho trẻ có thể hoạt động độc lập
giúp trẻ thích ứng với môi trường học tập mới trong trường mầm non.
II . Nội dung công việc :
Thực trạng đối tượng :
1-1 Kết quả khảo sát :
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của hiệu trưởng, cùng với các bậc phụ
huynh. Giáo viên tích cực hưởng ứng.
Lớp học thoáng mát sạch sẽ, gọn gàng được trang trí có kế hoạch, đầy đủ
các góc sân chơi rộng, bằng phẳng, có cây xanh bóng mát
Tuy nhiên, do trường tôi là Mầm non ngoài công lập phải tự túc các khoản
thu, chi . Chưa có nguồn kinh phí trang bị thêm một số đồ chơi ngoài trời . Không
gian trường hẹp nên khó khăn trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời.
.

1- 2 Nhận xét :


Về học sinh độ tuổi của trẻ không đồng đều, nhiều học sinh ở các xã , thị trấn khác
nhau, còn 1 lớp ghép học sinh 2 độ tuổi.
Bên cạnh đó vẫn còn một số trẻ tuyển mới còn rụt rè chưa hòa nhập với trẻ cũ,
còn hay khóc, chưa có nề nếp thói quen, trẻ chưa say mê, hào hứng đi học, đặc biệt là
đầu năm học, trẻ chưa trung chú ý nghe cô mà còn hay khóc, hiệu quả nề nếp còn
thấp.
1-3 Nguyên nhân hạn chế :
– Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên
nghiên cứu, tham khảo.
– Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ.
Trẻ được bố mẹ nuông chiều nên khi vào trường dễ bị hụt hẫng , chưa có những kỹ
năng sống cần thiết phù hợp theo độ tuổi.
Nội dung cần giải quyết :
. Giai đoạn 1: Tìm hiểu nguyên nhân
Trước hết, hiệu trưởng và các cô cùng ngồi lại bàn bạc, trao đổi nhằm tìm hiểu
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và chúng tôi nhận định rằng:
4


– Đây chỉ là tâm sinh lý bình thường của tất cả các bé khi phải xa cha mẹ, người
thân, tiếp xúc với môi trường mới, khung cảnh xa lạ, nề nếp sinh hoạt thay đổi …thì
các cháu sẽ khóc và có những biểu hiện về tâm sinh lý và bệnh lý như trên, điều đó
không lấy gì làm lạ mà tất cả chúng ta, những người làm công tác giáo dục đều biết.
Thế nhưng, do đa phần phụ huynh không hiểu được đặc điểm tâm sinh lý cũng như
bệnh lý của trẻ nên chưa có sự phối hợp tốt với nhà trường để giúp cháu sớm hòa
nhập với môi trường sinh hoạt mới.
– Cũng có thể do phụ huynh chưa hiểu được rằng đi học là một bước ngoặc quan
trọng để bé bước sang một môi trường mới với nhiều hứa hẹn thú vị hơn cho những

học hỏi phát triển mới nên đã tỏ ra lo lắng: Không biết cô giáo có yêu thương con
mình không, có cho bé uống đầy đủ không, bé khóc cô giáo có dỗ không … Có phụ
huynh còn òa khóc theo con hoặc vừa nhìn con lưu luyến vừa lau nước mắt khi để con
lại trường …
Giai đoạn 2: Tìm hiểu tâm sinh lý và bệnh lý của trẻ
Sau đó, chúng tôi tìm hiểu xem mhững rối loạn tâm sinh lý và bệnh lý của các bé là gì
và chúng tôi cũng đã ghi nhận một số biểu hiện như sau:

Rối loạn ăn uống: bé hay nôn ói, biếng ăn, bỏ ăn hoặc từ chối một số món ăn
quen thuộc mà trước đây bé vẫn hay ăn.

Rối loạn giấc ngủ: bé thường khó ngủ, sợ ngủ, ngủ hay giật mình, khóc đêm
mộng du, ngủ mơ, nói sảng …

Rối loạn tiểu tiện: bé có thể nín tiểu, đái dầm hoặc đi tiêu trong quần (mặc dù
từ nhỏ đến lớn bé không hề như thế) …


Rối loạn hành vi: bé thu mình vào một góc, không thích chơi với ai cả.



Rối loạn ngôn ngữ: ít nói hoặc chậm nói, nói cà lăm…


Rối loạn quan hệ mẹ- con: Có bé giận không thèm nói chuyện với mẹ, hoặc
người thân khi đến đón bé về vì bé dỗi và cho rằng “ Mẹ bỏ con …”, có bé nước
mắt lưng tròng khi thấy các bạn đã có người nhà đến đón…
Giai đoạn 3: đề ra các biện pháp để giảm “sốc” cho trẻ khi lần đầu đi học.
. Giai đoạn 4 : Rèn kỹ năng sống cho trẻ. Có nhiều điều cần thiết nhưng theo tôi,

một số kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ Mầm non đó là:
– Sự tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển
sự tự tin trong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về trong cá nhân và
trong mối quan hệ với người khác. Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Đó là một
đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Sự tự tin lớn dần lên
nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Một trẻ tự tin sẽ
“duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận
những thách thức mới, mong muốn được yêu quý và đón nhận chính là khởi đầu tuyệt
vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người.
5


– Kỹ năng hợp tác: Đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Có những
việc trẻ không thể tự làm được, nếu được người khác giúp đỡ thì trẻ sẽ hoàn thành
được việc trẻ muốn làm. Sự hợp tác giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh
chóng và dễ dàng hơn là tự mình làm lấy. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm,
cùng chơi với bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ với bạn.
– Kỹ năng giao tiếp: Một trong những kỹ năng cơ bản rất quan trọng đối với trẻ nhỏ
đó là kỹ năng giao tiếp. Cô giáo cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt được ý
tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của
mình trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng có vị trí quan trọng khi so với tất
cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm
thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng nào đó trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn
sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng
học mọi thứ.
– Kỹ năng xử lý tình huống: Trong cuộc sống có vô vàng các tình huống xảy ra đòi
hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các kỹ năng sống một
cách linh hoạt sẽ cho phép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra với trẻ trong cuộc sống
hàng ngày.
– Sự tò mò và khả năng sáng tạo: Có lẽ một trong những kỹ năng quan trọng nhất

cần có ở trẻ giai đoạn này là sự khao khát được học hỏi, được khám phá. Giáo viên
cần sử dụng nhiều ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều
nghiên cứu cho thấy rằng các tư liệu và các hoạt động mang tính chất khác lạ, thường
khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ cụ thể dễ đoán trước được.
– Kỹ năng giữ an toàn cá nhân: Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghị sự
giúp đỡ của người khác khi cần thiết, nhận biết và không tự ý sử dụng những đồ vật
gây nguy hiểm, không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho
phép, nhất là đề phòng kẻ xấu như các tình huống Báo, Đài đưa ra , biết ý nghĩa và
có ý thức thực hiện quy định của một số biển báo giao thông, biển báo nguy hiểm.
* Về phía nhà trường:
Biết được nguyên nhân gây “ sốc ” ở trẻ khi lần đầu đi học, để chuẩn bị
tâm lý cho trẻ trước khi đến trường, tôi đã đề ra một số biện pháp như sau:
. Triển khai cho đội ngũ giáo viên , nhân viên việc thực hiện xây dựng “ mái
trường xanh, sạch, đẹp, an toàn ” để tất cả mọi người đều hiểu ý nghĩa và có sự phối
hợp tốt giữa các bộ phận trong nhà trường, giữa ba môi trường : Nhà trường- gia
đình- xã hội trong việc phối hợp, sử dụng sức mạnh tổng hợp để giáo dục cháu .
Tôi rất quan tâm tạo nên một môi trường thân thiện , dành riêng một khu vực
được trang trí vui tươi, nhẹ nhàng, gần gũi trẻ và trang bị nhiều đồ chơi để trẻ được
chơi cùng cha mẹ, ông bà hoặc anh chị … trong khoảng thời gian nhất định (từ 7h00
đến 9h00 mỗi ngày, thời gian có thể tăng dần và kéo dài từ 1- 2 tuần lễ) trước khi cho
trẻ vào học. Điều đó giúp cho bé có cảm giác đây chính là nơi thân thiết, an toàn như
gia đình mình, bé sẽ dần dần tách ra khỏi mẹ hoặc người thân và cảm thấy mình là
một cá thể độc lập, tạo cho trẻ cảm giác đi chơi nhiều hơn là học. học mà chơi, chơi
mà học, dần dần tôi lồng ghép, rèn cho trẻ một số kỹ năng sống cho trẻ.
6


. Giáo viên phải gần gũi, ân cần, niềm nở và quan tâm đến trẻ, tuyệt đối tránh
việc hù dọa hay quát nạt trẻ.
. Tuần lễ đầu trường chỉ nhận bé học một buổi cho quen dần (ăn trưa xong bé

sẽ được bố mẹ đón về), sau đó mới ở lại cả ngày.
Tuy nhiên, chỉ có những biện pháp đó chưa đủ mà cần sự phối hợp chặt chẽ
giữa nhà trường và phụ huynh. Vì thế, tôi đã tập hợp những phụ huynh có con chuẩn
bị đi học lần đầu tiên để tuyên truyền, vận động với những nội dung sau:
* Về phía phụ huynh:
. Trước tiên, phụ huynh cần nắm rõ việc đưa bé đến trường là để giúp bé được xã hội
hóa, thích nghi với nội quy của trường lớp, biết tự lập dần dần và biết chơi với bạn
hòa thuận. Đồng thời, hiểu được tâm sinh lý trẻ và ích lợi của chương trình “Mái nhà
xanh” để cùng phối hợp thực hiện với nhà trường.
.Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đi học để gây thiện cảm đối với trường mầm non:
giới thiệu trẻ ở trường có nhiều bạn, nhiều đồ chơi, cô giáo rất yêu thương bé …
. Phụ huynh nên giải thích cho trẻ hiểu khi trẻ đi học thì ông bà cha mẹ làm gì và trẻ
chỉ ở trường ban ngày, chiều bố mẹ lại đón về để bé yên tâm là mình không bị bỏ rơi.
. Phụ huynh cần phải tìm hiểu chế độ ăn uống và lịch sinh hoạt ở nhà trường để tập
cho trẻ làm quen dần cũng như chuẩn bị sức khỏe cho trẻ trước khi đi học.
.
Một điều cần lưu ý là phụ huynh nên dành thời gian để đưa đón con đi học trong
những ngày đầu để trấn an trẻ và không nên đón trẻ về trễ hơn những trẻ khác, vì sẽ
tạo cho trẻ tâm lý bị cha mẹ bỏ rơi, hắt hủi, từ đó trẻ sợ đi học.Tránh thái độ trốn trẻ
khi đưa trẻ đến trường, không nói lời nào đã vội bỏ trẻ mà ra về , nhất là hù dọa “nếu
con không ngoan bị cô giáo đánh” hoặc “con không ngoan sẽ đưa con đến trường”
hay “méc” cô giáo … Vì điều này sẽ vô tình tạo cho trẻ hiểu nôm na “Cô giáo rất dữ
” và “đi học là bị phạt phải xa cách gia đình”khiến trẻ càng sợ.
Ở trẻ Mầm Non giáo viên là người tạo cơ hội hướng dẫn gợi mở các hoạt động
tìm tòi của trẻ, trẻ chủ động tham gia các hoạt động để phát triển khả năng, năng lực
của cá nhân phải khắc phục được những hạn chế và kế thừa những mặt mạnh. Chuẩn
bị cho trẻ một hành trang bước vào trường tiểu học có hiệu quả. Đó chính là hình
thành phát triển các lĩnh vực: Tình cảm xã hội nhận thức, thể chất , thầm mĩ , ngôn
ngữ. Chính vì việc giúp các cháu sớm thích nghi với trường lớp, với các cô là một vấn
đề vô cùng quan trọng. Mặc dù đã được bồi dưỡng lý thuyết về các biện pháp giúp trẻ

sớm thích nghi với trường mầm non và bản thân tôi cũng đã trãi qua nhiều năm đón
cháu mới nhưng đây vẫn là điều trăn trở của tôi khi nhận cháu mới. Mỗi năm đối
tượng các cháu khác nhau và cách làm quen cũng phải khác nhau. Phụ huynh thì
thường hay so sánh giữa lớp ghép hai độ tuổi với một độ tuổi, giữa cháu cũ, cháu mới
và lo lắng không biết cô đối xử với các con có tốt không? Làm thế nào để trẻ giảm
tiếng khóc khi phải rời xa cha mẹ đến môi trường mới? Làm sao để phụ huynh yên
tâm, vui vẻ khi trao đứa con bé bỏng cho các cô? Tôi đã thống nhất với cô giáo trong
trường và một số biện pháp sau:
7


3. Các biện pháp thực hiện:
3.1 / Tận dụng môi trường thiên nhiên, chơi ngoài sân trường: Trường tôi là
một trường ngoài công lập, chỉ có một điểm chính . Trường được lợi thế là có một
sân trường tương đối rộng để các cháu chơi đùa, đi dạo…Mỗi năm học được cải tạo
và sắp xếp lại, trang bị thêm nhiều cây xanh , bóng mát, hoa kiểng bốn mùa đua nhau
khoe sắc thắm nhất là trường có dàn Thiên Lý, Phong Lan rất đẹp…. tạo được một
sân chơi thoáng mát, sạch, đẹp , thân thiện, an toàn thu hút sự hứng thú của trẻ và phụ
huynh. Đầu năm , một số cô sợ cháu khóc thường cho các cháu ở trong lớp, đóng cửa
lại không cho các cháu ra chơi ngoài sân vì sợ các cháu gặp người quen sẽ khóc.
Nhưng tôi thiết nghĩ : trong lớp thì ngột ngạt, các cháu sẽ bị ức chế, nỗi sợ hãi càng
tăng. Tại sao mình không cho các cháu ra sân trường đi dạo dưới những tán cây để
hít thở không khí trong lành? Chính không khí này sẽ giúp bé thoải mái, tâm lý vui
vẻ. Khi được ra sân các cháu thơ thẩn đi theo cô ngắm nhìn xung quanh hoặc chạy
nhảy vui đùa. Đối với những cháu còn lạ, ngơ ngác và khóc thì tôi thường dẫn cháu đi
bên cạnh, vỗ về âu yếm vuốt ve để các cháu cảm thấy bớt cô đơn. Dần dần các cháu
bị tiếng nói, tiếng hát, đọc thơ và kể chuyện của cô thu hút. Các cháu không khóc nữa
mà hòa cùng vào các bạn tham gia các trò chơi “ Nu na nu nống ”, “ Mèo bắt
chuột”… thậm chí “quên” cả mẹ đang đi ở phía sau. Đúng là trẻ con dễ làm quen .
3.2/ Phối hợp với Phụ huynh: Trẻ ở trường tôi có cháu mới đi học lần đầu

nhưng cũng có trẻ từ lớp dưới chuyển lên. Đối với các cháu đã đi học, ngay từ ngày
đầu nhận danh sách lớp , tôi thường trao đổi với giáo viên để cô tiếp xúc với cha mẹ
của trẻ , nắm được thói quen, đặc điểm sinh lý, sức khỏe, sức khỏe của trẻ để có biện
pháp tác động phù hợp. Những ngày đầu trẻ mới đến trường hoặc mới chuyển lớp
thường có các anh chị hoặc cha mẹ đi theo, lúc đó cô nhờ phụ huynh giúp trường
chăm sóc trẻ như: lau mặt cho trẻ đối với những trẻ quen và cô cùng với phụ huynh
tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi dân gian, hát dân ca…. Khi trẻ bắt đầu thích thú,
thu hút vào hoạt dộng tập thể thì cô sẽ làm quen, trò chuyện với trẻ trong vai trò “cô
giáo”. Việc làm quen diễn ra một cách tự nhiên, dần dần các cháu không cảm thấy đột
ngột. Chính các cháu này sẽ là những nhân tố tích cực lôi kéo những cháu mới hưởng
ứng theo cô sau này. Đối với các cháu lần đầu tiên đi học, trong tuần lễ được ở lại làm
quen, ngoài việc trao đổi với phụ huynh về trẻ, hiệu trưởng và giáo viên cũng đã sinh
hoạt với phụ huynh về nội quy của nhóm lớp như: cho bé đi học đều, đúng giờ, đồng
thời đề nghị phụ huynh kết hợp với Cô trong việc rèn nề nếp và thói quen lễ phép. Cô
và ba mẹ phải là tấm gương cho trẻ noi theo. Ví dụ: - Khi bé mới vào lớp cô đã chào
ba mẹ, chào bé, phụ huynh cũng chào lại cô, những hình ảnh này dễ làm cho các
cháu bắt chước cử chỉ đẹp của người lớn và cháu phải làm theo.
- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ chơi vào nơi quy định, phụ huynh đặt trước và giúp trẻ đặt
đồ dùng của bé. Dần dần bé sẽ tự giác , biết nơi nào cất vật gì.
- Khi cô tập thể dục hay đọc thơ, hát múa, làm trò thì vận động Phụ huynh cùng
hưởng ứng , tạo cho trẻ hứng thú, vui vẻ như ở nhà.
Những lúc sinh hoạt tập thể ngồi vòng tròn, Phụ huynh cũng ngồi, trẻ ngồi
cùng mẹ chơi trò “Kết thân”. Cô nói : “Kết thân , kết thân ” cả lớp hỏi : “kết thân với
8


ai ? ”, cô nói : “kết thân với bạn….” Phụ huynh cùng giúp bé nói tên con của mình. Khi cháu chơi xong, phụ huynh cùng bé cất dọn đồ chơi vào các góc.
- Khi cô đưa một món đồ chơi mà trẻ thích, cô thường nói: “ Cô Hai cho con nè”, trẻ
nhìn tôi với ánh mắt dò xét và được mẹ tiếp thêm: “ Ồ! Con cảm ơn Cô đi, Cô thương
con quá!” những lời của mẹ và hành động của Cô đã làm cho bé hết sức an tâm và

thoải mái tinh thần trong những ngày đầu bé mới tinh thần trong những ngày đầu bé
mới đến trường. - Một điều đặc biệt là tôi khuyên các cô cố gắng ngọt ngào, thân
thiện với trẻ , không rầy la trẻ, cũng như không đem chú bảo vệ ra để dọa trẻ. Tôi
thường quan sát xem cách Phụ huynh lau mũi cho trẻ như thế nào để biết cách chăm
sóc bé sau này. Đồng thời cũng trao đổi với phụ huynh cách rửa tay theo quy trình 6
bước, tôi coi đó là biện pháp tốt nhất chăm sóc cho bé.
Cần tạo không khí vui vẻ cho trẻ, đừng vô tình để trẻ sợ… đến trường. Tôi đã
có những kinh nghiệm khi đón cháu chưa biết cách rửa tay, đi vệ sinh chưa đúng nơi
quy định. Tôi sẽ trao đổi với phụ huynh về các mặt nề nếp của bé để về nhà phụ
huynh tập cho trẻ theo như lời trao đổi của tôi để cháu quen dần môi trường Mầm
Non . Tôi không nóng vội mà ép cháu làm được ngay , tuần đầu đến trường , cái gì
cũng dễ làm cho bé sợ và thấy cô giáo là một cực hình. Trường tôi là trường ngoài
công lập, học sinh đến từ nhiều địa phương khác nhau, nhiều thành phần khác nhau.
Do đã nghỉ hưu, tôi có thời gian rãnh , tiếp xúc nhiều với phụ huynh và với trẻ , là
người bạn của trẻ.Khi mẹ đưa trẻ đến lớp những ngày đầu tiên, trẻ thường ôm chặt lấy
mẹ không muốn rời và nhìn xung quanh dò xét. Nếu lúc đó cô giáo đến ôm và bế trẻ
ra khỏi tay mẹ thì trẻ sẽ rất ghét và đâm ra sợ cô. Chính vì vậy, tôi khuyên cô chỉ tiến
lại chào hỏi phụ huynh và mỉm cười với cháu, có thể hỏi chuyện trẻ , nói chuyện với
mẹ của trẻ. Sau đó tôi bày đồ chơi và tổ chức “Trò chơi dân gian” trong sân trường,
tổ chức trò chơi với các cháu cũ để gây sự chú ý của trẻ đồng thời quan sát biểu hiện
của trẻ. Có những cháu thì tham gia ngay cùng cô, nhưng cũng có trẻ chỉ ngồi trong
lòng mẹ quan sát cô và các bạn, khi cô đưa đồ chơi thì ngồi chơi cùng mẹ….Đối với
những trẻ này, tôi phải lại gần, trò chuyện với phụ huynh và chơi với cháu nhiều hơn.
Khi trẻ thấy cô và mẹ “thân nhau”, hay nói chuyện vui vẻ với nhau trẻ sẽ cảm thấy cô
gần gũi hơn, thân thiết hơn. Từ từ trẻ sẽ chơi với cô và theo cô. Khi trò chuyện hoặc
chơi cùng với trẻ, cô thường xưng cô + tên chứ không chỉ xưng “cô” và trẻ thuộc
tên cô rất nhanh. Khi về đến nhà, trẻ luôn miệng nhắc rửa tay sạch sẽ, để dép ở nơi
qui định , không được để tay dơ, trẻ biết tự giác chào hỏi từ Bà Hai Hiệu trưởng, đến
cô giáo, đến chú Ba Bảo Vệ, Cô….cấp dưỡng... Chính những điều này làm phụ huynh
tin tưởng cô nhiều hơn và các cháu cũng thân thiết với cô Hiệu Trưởng, với cô giáo

hơn, cháu cũng dần dần làm quen và gần gũi với trường lớp, có cháu lúc cha mẹ đến
đón còn xin Mẹ :“cho con ở lại chơi một chút xíu nữa ”.
- Trong thời gian đầu tùy theo cá tính của từng trẻ, tôi và các cô luôn theo
sát, giúp trẻ để trẻ cảm thấy an tâm trong môi trường mới. Bước đầu, cô có thể đáp
ứng những thói quen không đẹp của trẻ như ngồi đưa chân lên ghế bạn khác đang
ngồi, tiêu tiểu không gọi cô, ăn quà trong giờ học, bắt cô ẵm bồng… Rồi từ từ sau đó,
khi bé quen rồi cô sẽ cho bé thực hiện các nề nếp, vệ sinh, xếp hàng, thu dọn đồ chơi,
tự phục vụ … dưới hình thức tập, thông qua câu chuyện, làm mẫu của cô… thường
thì sau hè, các cháu đã có một số thói quen nề nếp tốt.
9


Thí dụ ; Để cháu có thói quen đánh răng, không ăn quà bánh, tôi đã dạy cho
các cháu hát bài : Anh Tí Sún :
“ Kìa cái anh Tí Sún , Tí Sún, Nhe cái răng nham nhở ra ngoài.
Vì anh lười đánh răng sớm tối, Lại ăn kẹo suốt ngày mà thôi.
Anh Sún ơi là anh Sún ơi. Răng với tóc là góc con người,
Răng có đẹp thì đời mới vui….”
Từ đó, các cháu tự đánh răng sau khi ăn và giảm hẳn thói quen ăn quà vặt mà cha mẹ
thường mua để vào cặp cho cháu mang vào trường ăn những lúc ra chơi ngoài trời.
Đối với giáo viên: Tập cho các cháu khi đến lớp thường thích tự nhiên theo cô
vào trong lớp hơn là cha mẹ phải kè kè đưa vào lớp. Cháu đến lớp thấy cô mà cháu
thích thì yên tâm đi vào và không khóc. Làm sao để khi ra về,cháu lưu luyến với cô
thể hiện chào ríu rít. phân công phụ trách lớp cần yếu tố tâm lý, thực trạng của từng
lớp, bởi một số bé đã yêu và tin tưởng cô, mà một khi bé đã yêu cô thì việc làm quen,
chăm sóc, dạy dỗ những ngày đầu sẽ dễ dàng hơn. Mỗi ngày ở trường phải là một
ngày vui, ngày hội: Trong những ngày đầu trẻ đến trường, tôi nghĩ trường lớp phải
thật đẹp, thật hấp dẫn và thu hút trẻ. Vì vậy để chuẩn bị đón trẻ, tôi cùng các cô giáo
trong trường sắp xếp các góc chơi với đầy đủ các loại đồ chơi khác nhau. Nhất là các
loại đồ chơi chuyển động (xe ô tô, máy bay nhiều loại… , tạo ra âm thanh như con

chút chit, kèn, xúc sắc…bằng hững nguyên liệu sẳn có ở địa phương , làm đồ chơi
phát triển trí tuệ , đồ chơi lắp ghép, xếp hình… và một số thú bông, búp bê, các loại
bóng. Đồ chơi phải đủ để mỗi cháu có ít nhất một món, không tranh dành nhau. Hình
ảnh những đồ chơi cháu thích sẽ dễ thu hút, cháu quên khóc, nhanh chóng làm quen
với cô và bạn. Tôi chỉ đạo cho tất cả giáo viên : Trong lớp thường treo bông hoa,
trang trí dây xúc xích, một số cờ và các dây ngộ nghĩnh, cô tự cắt dán rồi treo ngang
tầm của trẻ. Các cháu có thể chơi một cách thoải mái. Phụ huynh học sinh cũng tìm
những nguyên liệu có sẳn ở địa phương , sách vở cũ…hổ trợ cô.
Tôi cũng trang bị một tủ trang phục như áo quần , khăn , nón , vương miện ….
nhạc cụ đủ loại để trong giờ hoạt động học môn âm nhạc cô có thể mặc bộ áo dài
truyền thống, áo tứ thân… , bày trò cho trẻ chơi vui vẻ. Các cháu bị nhiều thứ lạ, đẹp
hấp dẫn xung quanh thu hút nên quên cả khóc và chóng quen cô với các bạn khác
hơn. Tôi vận dụng những kinh nghiệm hiểu biết của trẻ đã qua lớp cũ để kích thích
sự chú ý của trẻ mới: Các hình thức tổ chức: Dạo chơi, sinh hoạt hằng ngày, tổ chức
hoạt động ở các góc, tiết học, ở ngoài trời . Tham quan cảnh quan của trường , của
Nhà Truyền thống, Nhà Thiếu Nhi huyện và cho trẻ biết được những cây cảnh lớn lên
là nhờ sự chăm sóc bảo vệ của các anh chị lớp lớn. Trường tôi có thuận lợi là ở gần
Nhà Thiếu Nhi , Nhà Truyền Thống huyện và các cô chú luôn sẳn sàng phối hợp cùng
nhà trường đón các cháu đến sinh hoạt.
Các phương pháp chính: Quan sát, đàm thoại, trò chuyện, đọc truyện, thơ,
dân ca, ca dao đồng dao, vè, kể chuyện, xem tranh ảnh, mô hình, băng hình. Với các
nội dung về: Động vật, thực vật, phương tiện giao thông cô có thể tự “sáng tác những
bài vè” để áp dụng vào thực tiễn tại lớp tạo cho trẻ hứng thú. Nội dung bài vè được trẻ
thể hiện trên lớp và mọi lúc mọi nơi.
10


Thí dụ để giáo dục về Luật giao thông, tôi đặt ra bài vè :
“ Nghe vẻ nghe ve . Nghe vè đi học . Mình kể bạn nghe .Có bạn đi học , cha mẹ chở
đi, không đội bảo hiểm . Cứ thế phóng nhanh , Bị ngã một cái, Thật là đau điếng,

mới nhớ lời cô… hoặc ; Nghe vẻ nghe ve, Trẻ em qua đường, phải người lớn dắt, đi
đến ngã tư, theo tín hiệu đèn ….”
Hoặc tôi tự sáng tác bài “ Em yêu trường Mầm non Minh Hằng ” để cô và cháu
cùng hát vui vẻ với nhau :
Em yêu Minh Hằng, yêu mái trường em,
Yêu dàn phong lan, yêu vườn cây trái,
Con chim trên cành, nó hót mừng em,
Em học em chơi , ở dưới sân trường..
Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp nhằm giảm sốc cho trẻ khi lần đầu đi
học, theo tôi điều quan trọng nhất là cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và
nhà trường, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Muốn vậy, nhà trường
phải chủ động và tạo điều kiện cho phụ huynh phối hợp với mình, cụ thể như:
– Tùy theo tình hình thực tế của từng trường, Hiệu trưởng có thể bố trí một khu vực
riêng và trang bị nhiều đồ chơi để thực hiện mô hình “Mái nhà thân thiện ”,“ Ngôi
nhà cổ tích ” sao cho thật gần gũi, thật hấp dẫn và thu hút bé để phụ huynh đưa bé đến
làm quen với trường, lớp. Ví dụ như trường tổ chức cho cháu sinh hoạt tập thể, biễu
diễn văn nghệ , sau khi xem biểu diễn tiết mục, các cháu lớp lá đã nói : " Chúng cháu
hôm nay rất vui bởi vì được xem văn nghệ. Đây là lần sinh hoạt văn nghệ cuối cùng
của chúng cháu ở trường Mầm Non Minh Hằng . Khi bọn cháu lên học tiểu học,
chắc chắn bọn cháu sẽ nhớ những người bạn cũ , các cô và trường của chúng cháu
", sau đó cháu hát tập thể bài “ Tạm biệt búp bê ”, có nhiều cháu vừa hát vừa khóc
thấy thương làm sao và cô cũng rơm rớm nước mắt.
– Phải tuyên truyền sâu rộng đến từng phụ huynh, giúp phụ huynh hiểu được tâm
sinh lý trẻ khi bắt đầu đi học cũng như ý nghĩa của việc đưa bé đến trường mầm non
nhằm giúp phụ huynh an tâm và có biện pháp phối hợp tốt với nhà trường.
– Phải có sự thống nhất trong chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các bộ phận
trong nhà trường , phối hợp ba môi trường giáo dục : Nhà trường- gia đình- xã hội về
yêu cầu, nội dung cũng như biện pháp thực hiện.
4. Kết quả chuyển biến thực trạng :
Sau khi thực hiện các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy có một số kết quả sau :

– Các bé mới vào học không còn khóc nhiều như trước đây nữa mà dễ thích nghi ,
làm quen với trường, lớp hơn, hòa nhập với các bạn nhanh hơn.
– Phụ huynh cũng yên tâm và tin tưởng nhà trường hơn khi gửi con đến trường,
không còn ưu tư lo lắng như trước đây.
11


– Nề nếp lớp được ổn định nhanh hơn, giáo viên đỡ vất vả hơn khi nhận cháu mới.
Nhờ thế uy tín của nhà trường càng tăng cao, sĩ số cháu ổn định và tăng hơn nhiều so
với trước (từ 150 trẻ ở những năm học 2010-2011, tăng dần 180, 200, 210 bé đến nay
trường tôi có tổng số 276 bé , dù trường tôi là trường Mầm non Tư thục, đóng học
phí cao hơn trường Mầm non công lập, gần trường có nhiều trường Mầm non đạt
chuẩn quốc gia nhưng Phụ huynh học sinh vẫn tin tưởng đem con gửi cho trường, số
học sinh trường tôi hiện đang quá tãi, nhiều người chưa gửi được con vào trường đã
đăng ký cho con vào học năm học sau dù năm học này chưa kết thúc.), không còn tình
trạng bé vào học được vài ngày lại xin nghỉ do cháu khóc nhiều, tâm lý không ổn định
hoặc vì cha mẹ “xót con”
- Trước 8h 30 sáng và sau 15h 30 , cả trường đều chơi cùng nhau. Trong sân, những
bạn lớn cầm tay những bạn nhỏ, những bạn nhỏ đuổi theo những bạn lớn…. Chúng
chơi đùa rất vui vẻ, thân thiện, thương yêu như là anh chị em trong một nhà .
. Dạy trẻ biết cách "mỉm cười" và nói "cảm ơn",
Khi được hỏi cô dạy bọn trẻ những gì thì bạn sẽ nghe câu trả lời: "Chúng tôi dạy
bọn trẻ cách luôn luôn mỉm cười!"
Ở trường tôi , bạn ở đâu không quan trọng, bạn đang nói chuyện với ai không quan
trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải “ Luôn mỉm cười ”. “Một học sinh luôn mỉm
cười là học sinh xinh đẹp nhất.”, “ không khóc nhè vì không xinh đẹp”.
Cô còn dạy trẻ nói “ cảm ơn” khi được giúp đỡ, khi nhận quà .
Sau khi cháu tương đối ổn định, đã từng bước làm quen với trường Mầm non , tôi tập
trung vào việc rèn kỹ năng sống cho trẻ, tôi chọn 60 cháu lớp lá và kết quả như sau :
Kỹ năng sống


Tiêu chí đánh giá

Sự tự tin , lễ phép

– Trẻ biết được mình là ai, cả về trong cá nhân và trong mối
quan hệ với người khác . Luôn lễ phép với người xung quanh.

Kỹ năng hợp tác

– Trẻ biết tự thỏa thuận, phân công công việc trong quá trình
đóng vai, chơi với nhau, biết trao đổi ý kiến của mình với các
bạn, biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn, biết cảm thông và
giúp đỡ bạn trong quá trình làm việc.

Kỹ năng giao tiếp

– Trẻ biết diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu,
biết điều chỉnh giọng nói và sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn
cảnh giao tiếp, chăm chú lắng nghe người khác nói và chờ
đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện, không nói hớt, không
tranh nói…

12


– Trẻ có những hành động ứng phó đúng với các tình huống
Kỹ năng xử lý tình
xảy ra trong cuộc sống , biết tự bảo vệ mình, có thái độ dè
huống

chừng với người lạ mặt.
– Trẻ hứng thú học hỏi, khám phá, tìm tòi cái mới, hay đặt
Sự tò mò và khả năng
câu hỏi: Vì sao? Cái gì ? Làm sao ? Sao vậy ? Tại sao thế này
sáng tạo
mà không phải là thế kia ?
– Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghị sự giúp đỡ
Kỹ năng giữ an toàn của người khác khi cần thiết, biết tránh xa những đồ vật và
những nơi gây nguy hiểm. Bước đầu biết tự bảo vệ mình
cá nhân
.
Kết quả khảo sát:

STT

Kỹ năng sống

Đạt

Tổng số

Chưa đạt

Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %
1

Tính tự tin , lễ phép

60


31

51.6

29

48.3

2

Kỹ năng hợp tác

60

24

40

36

60

3

Kỹ năng giao tiếp, ứng xủ

60

25


41.7

35

58.3

4

Kỹ năng xử lý tình huống

60

21

35

39

65

5

Sự tò mò và khả năng sáng tạo

60

21

35


39

65

6

Kỹ năng giữ an toàn cá nhân

60

24

40

36

60

III . Kết luận :
Mặc dù tôi đã về hưu trên 10 năm rồi, nhưng vì cái “ Tâm ”, mong muốn
góp chút ít tâm trí của những ngày cuối cuộc đời giúp cho trẻ sớm làm quen với
trường mầm non, rèn kỹ năng sống cho trẻ ,là việc làm thiết thực, cấp bách. Tôi nghĩ
đây là một quá trình cần xây dựng , giáo dục cho trẻ từ trường Mầm Non.
Nếu làm được những việc trên , tôi thiết nghĩ không chỉ trường Mầm Non
Minh Hằng của chúng tôi mà tất cả các trường dù công lập, dân lập hay tư thục đều
có thể giúp trẻ làm quen trường Mầm non một cách tốt nhất nhằm giảm “sốc” cho trẻ
khi lần đầu đi học, góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
13



Trên đây là một số việc mà tôi và các cô giáo đã sử dụng trong năm qua. Tôi
đã trải qua nhiều năm đón cháu mới, đã tạo nhiềm vui cho rất nhiều Phụ huynh khi
trao con trẻ cho tôi. Các cháu ở trường tôi thường nhanh vào nề nếp, ít khóc, yêu
thích đến trường. Các cháu ăn giỏi nói nhiều, hát múa giỏi, tự tin vào khả năng tự
phục vụ rất cao. Cuối năm khâu tổ chức quản lý của trường tôi được Phụ huynh học
sinh, chi bộ khu phố 3 , Đảng Ủy Thị trấn Tầm Vu đánh giá rất tốt.
Việc giúp trẻ thích nghi với môi trường ở trường mầm non là một cơ sở tốt để
giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người. Đối với trẻ thơ một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của việc giáo dục nhân cách trẻ là hình thành ở trẻ tình yêu
thiên nhiên, yêu cuộc sống con người qua đó trẻ biết thích nghi với môi trường lớp
học, biết thương yêu , quan tâm tới cô giáo, bạn bè , em nhỏ, luôn có thái độ chăm
sóc và bảo vệ vệ sinh cá nhân cũng như các hoạt dộng ở trường. Trường lớp Mầm
Non là kho tàng quý báu được khai thác không ngừng phục vụ cho việc bồi dưỡng
tâm hồn trẻ thơ. Thông qua các hoạt động học và chơi, chơi mà học , đặc biệt là nề
nếp lễ giáo, với hình tượng nghệ thuật gần gũi của cô phù hợp với tâm lý của trẻ được
áp dụng theo từng lứa tuổi, từng bước chấp cánh cho trẻ vươn tới ước mơ và những
điều tốt đẹp. Trẻ mầm non không thể cảm nhận được những cái hay, cái đẹp khi thiếu
sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh. Bởi các cháu chưa có nề nếp thói
quen tốt mà phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo và những người thân
yêu trong gia đình, cộng đồng xã hội cùng chung tay giáo dục đến với các cháu ,trở
thành nhân tố giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, thẩm mỹ hình
thành nhân cách và giáo dục đạo đức , kỹ năng sống cho trẻ.
Những việc làm trên của tôi được thực hiện từ nhiều năm học gần đây . Nhưng
từ đầu năm học 2015-2016 tôi đúc kết kinh nghiệm và đưa vào thực hiện trong toàn
trường , bước đầu đạt được kết quả tốt. Học sinh trường tôi rất an tâm , thích thú đến
lớp, vui vẻ, hồn nhiên , thân thiện, dạn dĩ, có thể nói “ Mỗi ngày đến trường là một
ngày vui ”. Các cháu sớm làm quen với trường lớp Mầm Non, vui vẻ đến trường, có
được một số kỹ năng sống cần thiết là điều hạnh phúc cho những người làm công tác
“trồng người”.
Châu Thành, ngày 15 tháng 5 năm 2016

Người viết

Trần Thị Ngởi

14



×