Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

môi trường và phát triển kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.9 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA KINH TẾ

----&&----

BÁO CÁO
MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI:

MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
GVHD: TH.S Trần Minh Trí
TH.S Trần Thanh Giang
NHÓM: DH14KM
Danh sách nhóm:
1. Mai Xuân Hoài
2. Nguyễn Thị Hoàng Trâm
3. Phạm Thị Hồng Thủy
4. Nguyễn Thị Thanh Vân
5. Huỳnh Nguyễn Phú Nông
6. Nguyễn Minh Huy
7. Nguyễn Thị Khánh Giang
8. Võ Thị Xuân Hiếu

1


MỤC LỤC

2



DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH ẢNH

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

WB

World Bank

BVMT

Bảo vệ môi trường

MTQG

Môi trường quốc gia

MT – TN

Môi trường – Tài nguyên

KT – XH


Kinh tế - Xã hội

DN

Doanh nghiệp

TPHCM –

Thành phố Hồ Chí Minh

4


I. LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Như mọi người đều biết, giữa môi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ một
cách chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển- còn phát triển là
nguyên nhân gây ra các biến đổi của môi trường.Ngày nay sự phát triển của nền kinh tế
đã kéo đến những vấn đề nghiêm trọng về mặt môi trường.Môi trường sống của chúng ta
đang bị đe dọa nghiêm trọng.Yêu cầu cấp bách đặt ra cho mỗi Quốc gia, mỗi Doanh
nghiệp và mỗi người là phải tìm mọi cách để duy trì sự phát triển bền vững.
Tăng trưởng xanh không chỉ là phục hồi lại những tác động bất lợi tới môi trường
mà hơn thế là đổi mới áp dụng tư duy hệ thống vào tăng trưởng và phát triển. Mục tiêu
đặt ra khi áp dụng tăng trưởng xanh là cân bằng hai yếu tố phát triển và môi trường.
Trong sự phát triển kinh tế hiện nay, nhất là trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại
hóa thì công nghiệp là ngành không thể thiếu. Tất cả các nước muốn phát triển mạnh đều
dựa vào công nghiệp , đó là một thực tế không thể phủ nhận, nhưn cũng chính công
nghiệp lại đem lại hậu quả nặng nề cho môi trường , ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới đời
sống con người. Hiện nay thì lượng chất thải công nghiệp thải ra môi trường là rất lớn,

chưa kể các doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về môi trường đã thải các chất
thải độc hại ra môi trường bên ngoài làm cho nguồn nước, đất đai, không khí khu vực đó
bị ô nhiễm nghiêm trọng khó có thể cứu vãn. Khói bụi từ các nhà máy thải ra môi trường
không khí gây ra tác hại lớn cho bầu không khí. Không chỉ vậy, việc chặt phá rừng hiện
nay đang diễn ra rất nhiều và ngày càng hủy hoại nghiêm trọng tài nguyên rừng của đất
nước.
Việc hủy hoại môi trường như vậy thực tế đã mang lại những hậu quả vô cùng
nặng nề, mà chính con người chúng ta phải hứng chịu những hậu quả đó. Các chất thải từ
các nhà máy thải ra làm ôn nhiềm môi trường sống xung quanh các khu vực nhà máy đó,
khiên cho nguồn nước, không khí tại đó bị ô nhiễm, do đó những người dân sống xung
quanh đó hít thở không khí, sử dụng nguồn nước khu vực đó sẽ bị ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sức khỏe và có thể sẽ có các chất độc hại mang tính dị truyền, như vậy chắc
chắn sẽ ảnh hưởng đến nòi giống họ. Trên đất nước ta cũng đã xuất hiện nhiều làng ung
5


thư, các con sông , con suối đục nguyên một màu thâm đen , chúng đâu còn trong xanh
như ngày xưa, đó chính là các hậu quả đang ngày ngày hiện hữu trước mắt con người.
Cây cối hiện nay đang bị chặt phá rất nhiều , khiến cho tài nguyên rừng giảm sút một
cách nghiêm trọng , các loài vật cũng bị giảm mạnh về số lượng , nhiều loài có nguy cơ
bị tuyệt chủng , ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học . Các tuyến rừng đầu
nguồn bị tàn phá đáng kể, khiến cho tình trạng lũ lụt, sạt lở đất ngày càng diển ra nhiều
và tàn phá tới tính mạng và tài sản của con người. Rừng là lá phổi xanh của thế giới ,
rừng bị tàn phá sẽ tất nhiên hủy hoại nghiêm trọng tới bầu khí quyển , làm bục tầng ozon
làm cho trái đất nóng dần lên , tình trạng băng ở bắc cực tan ra lấn chiếm đất liền của con
người.
Đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế, trong sự phát triển đó , Việt
Nam đang đẩy mạnh và chú trọng đầu tư trong các lĩnh vực , đặc biệt là về kinh tế , phát
triển kinh tế là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên phải làm sao để phát triển
kinh tế có sự bền vững cho tương lai và nhất là cho môi trường sống của con người thì đó

lại chính là một vấn đề không hề dễ giải quyết.
Đã đến lúc phải thay đổi tư duy và đặt lại thế cân bằng cho cả hai vấn đề Môi
trường và Phát triển. Trên thế giới, đã có rất nhiều bài học cho các nước vì quá coi trọng
tăng trưởng kinh tế mà phải trả giá đắt về việc làm cạn kiệt và suy thoái môi trường.
Trung Quốc là một ví dụ với 16 trong 20 đô thị ô nhiễm nhất thế giới, cùng một loạt
những gánh nặng khác do sự tàn phá môi trường gây ra.Việt Nam hiện là một trong năm
nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến đổi khí hậu, mà trong đó tình trạng ô nhiễm
môi trường do tăng trưởng kinh tế đang đặt ra những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải
quyết triệt để.
Môi trường bị tàn phá hiện nay phần lớn là do con hoạt động của con người đã
hủy hoại đến môi trường, do vậy bảo vệ môi trường cũng chính là con người. Trước hết
là ý thức của mỗi người trong bảo vệ môi trường, vì đây là nơi mà chúng ta đang sống và
cũng chính là nơi mà các thế hệ sau chúng ta sẽ sống vì vậy mà chúng ta cần bảo vệ môi
trường sống của chúng ta. Nhà nước chính là nhân tố chính chi phối tới môi trường, vì
vầy mà nhà nước cần có các chính sách phù hợp về bảo vệ môi trường và các chính sách
phát triển kinh tế sao cho có sự hòa hợp ổn định với môi trường. Không chỉ có mỗi quốc
gia mà cả thể giới cần tham gia về vấn đề môi trường toàn cầu, mà điều cần giải quyết
trước tiên chính là vấn đề hiệu ứng nhà kính, đang ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng tới
các quốc gia.
Môi trường đang ngày càng bị hủy hoại nghiêm trọng, ngày càng cấp thiết và đang
bị de dọa tới cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Môi trường còn con người còn môi
trường bị hủy hoại thì tức là con người cũng đang bị hủy hoại, hãy cùng nhau bảo vệ lấy
môi trường sống của chúng ta, chính là bảo vệ lấy chính chúng ta.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
6


Làm rõ các khái niệm, thống kê số liệu từ đó đi sâu làm rõ vấn đề môi trường và
phát triển.Làm rõ khái niệm “phát triển bền vững”, và nghiên cứu các vấn đề cơ bản của

môi trường và phát triển, hậu quả của sự suy thoái môi trường.Rút ra kết luận và phương
pháp phát triển phù hợp cho Việt Nam

1.3 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập dữ liệu thứ cấp được thống kê từ Tổng cục thống kê, WB, nguồn
internet, sách báo tham khảo…
Xử lí số liệu: Từ số liệu thu thập được, sử dụng phương pháp thống kê trong excel
để tính toán và phân tích các chỉ tiêu và thể hiện chúng dưới dạng bảng biểu và đồ thị.
Phân tích số liệu: So sánh các số liệu thu thập được với các chỉ tiêu cụ thể để rút ra
kết luận về vấn đề nghiên cứu.

II. NỘI DUNG
2.1 CÁC KHÁI NIỆM
Môi trường là gì?
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và thiên nhiên (Theo điều 1 Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam).
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn
tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là
ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước...
Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn
nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ
và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho
cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể
chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội
7



các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức
tôn giáo, tổ chức đoàn thể,...
 Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con
người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân
tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay,
nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
 Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát
triển.
Phát triển là gì?
Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi lên từ
thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn… (Nguồn:).
Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động
theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.
* Ví dụ, quá trình biến đổi của các giống loài từ bậc thấp lên bậc cao; quá trình thay thế
lẫn nhau của các hình thức thức tổ chức xã hội loài người: từ hình thức tổ chức xã hội thị
tộc, bộ lạc còn sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hình thức tổ chức xã hội cao hơn là hình
thức tổ chức bộ tộc, dân tộc...; quá trình thay thế lẫn nhau của các thế hệ kỹ thuật theo
hướng ngày càng hoàn thiện hơn...
Phát triển bền vững là gì?
"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người
nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai".
Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã
hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành
phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện
nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
(Nguồn:)

8



Phát triển kinh tế là gì?
Phát triển kinh tế: là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm
sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất
lượng cuộc sống.(Nguồn: />
2.2 TẠI SAO NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN.
 Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế.

Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản lượng của
nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn định).
Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần
kinh tế... thay đổi. Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng
vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ.
Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn: giáo dục, y tế, tinh
thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo.
Trình độ tư duy, quan điểm sẽ thay đổi.Để có thể thay đổi trình độ tư duy, quan điểm đòi
hỏi phải mở cửa nền kinh tế.
Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại (bên
trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó.
 Tình trạng của môi trường hiện nay:

Môi trường đang ngày càng suy thoái ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và làm giảm hiệu
quả sử dụng tài nguyên.
9


Nguy cơ suy thoái môi trường ngày càng tăng do sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng dưới
áp lực của sự bùng nổ dân số.
Sự suy thoái môi trường và hiệu quả sử dụng tài nguyên có mối quan hệ ‘nhân- quả’, vấn

đề ‘trái đất nóng dần’ và ‘hiệu ứng nhà kính’ ngày càng trầm trọng.
 Môi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ như thế nào?

Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn
và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của
môi trường
Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người
cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự phát triển của
mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp
nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi
trường.

2.3 CÁC VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM ĐẾN MÔI TRƯỜNG:
2.3.1 MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU:
-

-

-

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển cùng với đó chúng ta đang sống trong một
thế giới có nhiều biến đổi lớn về môi trường như: khí hậu biến đổi, nhiệt độ trái
đất nóng lên, các hệ sinh thái như: rừng, đất, nước đang bị tàn phá. Ô nhiễm môi
trường ngày càng nặng nề, dân số tăng nhanh, sức ép công nghiệp hóa và thương
mại toàn cầu ngày càng lớn
Loài người đang phải đối mặt với thảm họa cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, môi
trường sống bị ô nhiễm, nhiều bệnh tật mới xuất hiện và phát triển, thiên tai ngày
càng nặng nề. Tất cả những thảm họa đó và cả những hiện tượng bất thường về
thời tiết trong những năm qua tại nhiều vùng trên thế giới đã gây tác hại vô cùng
nghiêm trọng có nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người. Có thể nói

là sự phát triển kinh tế với sự tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch đã làm tăng
lượng khí nhà kính trong khí quyển, do đó làm nhiệt độ mặt đất đã và đang tăng
lên, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Sự nóng lên toàn cầu này có thể nói là đã
gây ra những thay đổi bất thường về khí hậu và cũng là nguyên nhân của các thiên
tai bất thường trên thế giới, đồng thời cũng vì thế mà nguồn lương thực và nguồn
nước đang bị giảm sút và hậu quả là sự gia tăng số người phải từ bỏ quê hương tìm
nơi
Nồng độ khí nhà kính tiếp tục gia tăng. Năm 2010 ghi nhận khoảng 49 Giga tấn
CO2 phát thải vào không khí, chủ yếu từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, gấp 2
lần lượng phát thải năm 1970 (Hình 1a). Năm 2013, nồng độ CO2 trong không khí
đạt mức 400 ppm.BĐKH đã tác động đến tất cả các lĩnh vực như sản xuất lương
thực, hệ thống sản xuất và sinh kế ven biển. Dự báo nếu không có biện pháp cắt
giảm phát thải khí nhà kính, đến năm 2100, nhiệt độ Trái đất có thể tăng từ 3,710


-

4,8ºC so với thời kỳ tiền công nghiệp. Những đợt sóng nhiệt tăng cường, mưa bão,
hạn hán, thiên tai nặng nề hơn, ngập lụt diễn ra trên phạm vi rộng, đặc biệt là ở các
thành phố ven biển, gây thiệt hại nặng nề đến cuộc sống con người và tiếp tục hủy
hoại các hệ sinh thái.
Tiếp tục mất rừng và suy thoái đất do dân số tăng: Từ năm 2000 đến năm 2010,
khoảng 50.000 km2 rừng đã tiếp tục bị mất. Kết quả là phát thải CO2 từ mất rừng
và suy giảm rừng chiếm khoảng 12% tổng phát thải do con người gây ra. Khoảng
25% diện tích đất toàn cầu đang bị suy thoái, tập trung ở châu Phi, Đông Nam Á,
phía Nam Trung Quốc và vùng đồng cỏ Papas Mỹ La tinh. Suy thoái đất ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh kế của khoảng 1,5 tỷ người.

Hình 1: Nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục gia tăng (Nguồn: GEF 2014)


Ghi chú: Số liệu được lấy từ kết quả quan trắc không khí tại chỗ ở Đài quan sát Mauna Loa,
Hawaii (Độ cao 3397m). Các số đo được tại Maua Loa hình thành một kỷ lục về mức độ
CO2 trong không khí với độ chính xác cao, liên tục và lâu nhất.
2.3.2 DÂN SỐ:
Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không
gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thường được
đo bằng một cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng một tháp dân số. (Nguồn: wikipedia
bách khoa toàn thư mở)
2.3.2.1 Dân số thế giới
Năm 2013, tổng dân số thế giới ước tính là 7,137 tỉ người. Dân số thế giới tăng nhanh,
nhất là ở nửa sau thế kỷ XX. Càng những năm về sau thời gian dân số tăng 1 tỷ người
càng rút ngắn. Hiện nay, trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng gần 80 triệu người. Dự
kiến dân số có thể ổn định vào năm 2025 với số dân khoảng 8 tỷ người.
11


Bảng 1: Dân số của các châu lục
Đơn vi: tỉ người ( Nguồn : dialy.hcmussh.edu.vn)
KHU VỰC

TỔNG SỐ DÂN

CHÂU Á

4,302

CHÂU PHI

1,072


CHÂU MỸ

0,958

CHÂU ÂU

0,740

CHÂU ĐẠI DƯƠNG

0,038

Bảng 2: Dân số thế giới qua các năm
Đơn vị: tỉ người (Nguồn: dialy.hcmussh.edu.vn)
NĂM
1805
1927
1959
1987
1999
2011
2012
2013

SỐ DÂN
1
2
3
5
6

7
7,058
7,137

Sự gia tăng dân số đi kèm nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức và các hoạt
động sản xuất của con người thải ra nhiều lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính là những
nhân tố gây BĐKH thế giới.
Bảng 3: Lượng Khí Thải CO2 Của Một Số Nước Trên Thế Giới (Tấn CO2/Người)
Nguồn: ( Dữ Liệu Lấy Từ World Bank)

12


Năm 2013, lượng khí thải CO2 toàn cầu đạt mức 396 ppm, tăng 2,9 ppm so với năm
2012 và đây là mức tăng hàng năm lớn nhất trong 30 năm qua.
Các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác như metan và ôxít nitơ đều tăng ở mức kỷ lục
trong năm 2013, trong đó khí metan tăng lên mức 1.824ppb, ôxít nitơ tăng lên mức 325,9
ppb.
Trong khi đó, bề mặt các đại dương - nơi hấp thu khoảng 1/4 lượng khí phát thải, đang
xảy ra tình trạng axít hóa mà WMO đánh giá là chưa từng có trong tiền lệ 300 triệu năm
qua, khiến cho hệ sinh thái đại dương biến đổi.
Lượng khí thải CO2 tồn tại hàng trăm năm trong bầu khí quyển, thậm chí còn lâu hơn
trong lòng đại dương gây ra những tác động lâu dài lên tình trạng ấm dần của Trái Đất và
axít hóa của đại dương và dự báo tình trạng này sẽ càng tồi tệ hơn nếu con người tiếp tục
làm ngơ.
Bảng 4: Tỉ suất gia tăng tự nhiên của thế giới qua các năm

Mặc dù tỉ suất tăng tự nhiên có xu hướng giảm nhưng hãng RIA Novosti ngày 31/12 dẫn
báo cáo của Cục Thống kê Mỹ cho biết, từ ngày 1/1/2016, dẫn số thế giới vào khoảng 7,3
tỷ người trong đó Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ là ba quốc gia đứng đầu thế giới về quy mô

dân số lớn nhất trên thế giới.
2.3.2.2 Dân số Đông Nam Á:
Danh sách các quốc gia Đông Nam Á theo dân số và mật độ dân số 2014 là bảng thống
kê cập nhật về dân số và tỉ lệ tăng dân số năm 2014 của 11 quốc gia Đông Nam châu Á.
Trong bảng thống kê này Indonesia là quốc gia có dân số đứng đầu Đông Nam Á, với
257.563.815, trong đó Đông Timo là quốc gia có tỉ lệ tăng dân cư lớn nhất khu vực, với
2.7
13


Bảng 5: tỷ lệ gia tăng dân số của Đông Nam Á
Nguồn : worldbank
QUỐC GIA

TỈ LỆ TĂNG DÂN SỐ NĂM 2014
1.3

Indonesia

1.6

Philippines

1.1

Việt Nam

0.4

Thái Lan


0.9

Myanmar

1.6

Campuchia

1.6

Lào

1.5

Malaysia

1.3

Singapore
Đông Timor

2.7

Brunei

1,4

Bảng 6: Dân số của Đông Nam Á năm 2015
(Nguồn: worldbank)

QUỐC GIA
Indonesia
Philippines
Việt Nam
Thái Lan
Myanmar
Malaysia
Campuchia
Lào
Singapore
Đông Timor

DÂN SỐ (Người)
257,563,815
100,699,395
91,703,800
67,959,359
53,897,154
30,331,007
15,577,899
6,802,023
5,535,002
1,245,015
14


423,188

Brunei


Bảng 7: Lượng khí CO2 của một số nước Đông Nam Á (tấn/người)
(Nguồn: dữ liệu lấy từ World Bank)
Thái
Lan
Singapor
e
Vietnam
ese
Malaysia
Laos
Cambod
ia

2006
4

2007
4

2008
4

2009
4.2

2010
4.5

2011
4.5


7

4

4.9

4.8

2.7

4.4

1.2

1.4

1.5

1.6

1.8

2

6.5
0.3
0.2

7

0.2
0.3

7.7
0.2
0.3

7.4
0.2
0.3

8
0.2
0.3

7.9
0.2
0.3

2.3.2.3 Dân số Việt Nam:
Theo Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, tính đến ngày 1/7/2016, dân số Việt Nam
là gần 92 triệu người, đứng thứ 8 châu Á và thứ 3 Đông Nam Á.
Bảng 8: thống kê dân số Việt Nam
Nguồn : tổng cục thống kê

NĂM
2011
2012
2013
2014


DÂN SỐ
87.860,4
88.809,3
89.759,5
90.728,9

Hình 2: Lượng khí thải CO2 của Việt Nam qua các năm (tấn/ người) Số liệu lấy tù
Ngân Hàng Thế Giới

15


Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu. Diện tích trái đất hầu
như không thay đổi nhưng số dân thì tăng gấp nhiều lần. Dân số tăng nhanh làm cho môi
trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người. Muốn tồn tại, con người
buộc phải phá rừng để mở rộng diện tích canh tác và chăn nuôi gia súc.
Tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh sau:
Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các
nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản
xuất công nghiệp, v.v...
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên
trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh sau:
- Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các
nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản
xuất công nghiệp, v.v...
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên
trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Tác động môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức tổng

quát:
16


I= C.P.E
Trong đó:
C: Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người.
P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới.
E: Sự gia tăng tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên được loài người khai
thác.
I: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến dân số.
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các
khía cạnh:
Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề lên toàn bộ các môi trường đất, không khí và
nước trên toàn cầu vì mỗi một thành phần môi trường này lại có liên quan chặt chẽ đến
thành phần khác. Một con người khi sử dụng tài nguyên lại góp phần vào sự ô nhiễm môi
trường
2.3.3 NGHÈO ĐÓI
-

-

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO): Hiện trên
thế giới có khoảng 1 tỷ người nghèo, trong đó nhiều người còn thiếu lương thực.
78% người nghèo sống ở vùng nông thôn, nơi mà hoạt động sản xuất nông nghiệp
đóng vai trò chủ chốt của nền kinh tế nông thôn, nơi mà hoạt động sản xuất nông
nghiệp đóng vai trò chủ chốt của nền kinh tế nông thôn. (theo HQ Online, Thứ
Năm, 15/10/2015 14:40)
Ô nhiễm do nghèo đói: Mặc dù chiếm tới 80% dân số thế giới, song chỉ sử dụng
20% tài nguyên và năng lượng của thế giới, nhưng những người nghèo khổ ở các

nước nghèo chỉ có con đường duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng,
khoáng sản, đất đai,…) mà không có khả năng hoàn phục. Diễn đàn hợp tác Á –
Âu (ASEM) về môi trường họp vào tháng 1/2002 tại Trung Quốc đã cho rằng
nghèo đói là thách thức lớn nhất đối với công tác bảo vệ môi trường (BVMT) hiện
nay. Do vậy, để giải quyết vấn đề môi trường, trước hết các nước giàu phải có
trách nhiệm giúp đỡ các nước nghèo giải quyết nạn nghèo đói.

17


2.3.3.1 Nghèo đói trên thế giới:

18


Đối với một quốc gia, khi dân số tăng, tình trạng đòi nghèo cũng sẽ tăng theo.. nghèo đói
và môi trường là hai vấn đề tồn tại song song. Khi đa số người dân có thu nhập đầu người
thấp, trình độ dân trí chua cao, người dân thiếu đất canh tác thì khó lòng buộc họ phải
giữ rừng để bảo vệ khí quyển, giữ rừng để chống xói mòn …
• Nghèo đói làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên
mỏng manh của địa phương trở nên dễ bị tổn thương do các biến động của tự
nhiên và xã hội.
• Nghèo đói dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cho cơ sở hạ tầng và văn hoá
giáo dục và cho các dự án cải tạo môi trường.
• Nghèo đói làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng quá mức hay huỷ
diệt, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên
• Nghèo đói là mảnh đất lý tưởng cho mô hình phát triển chỉ thị tập trung vào tăng
trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ, không xây dựng theo mô hình phát
triển bền vững, bỏ qua bảo vệ môi trường
• Các cộng đồng nghèo thường sinh sống trong những khu vực môi trường rất dễ

hoặc đã bị suy giảm và nguồn tài nguyên thiên nhiên thị cạn kiệt hoặc kém chất
lượng. Như vậy, họ trở nên dễ bị tổn thương do suy giảm môi trường và thiên tai,
sinh kế trở nên càng ngày càng không bền vững.
• Các điều kiện môi trường tác động mạnh đến sinh kế, sức khỏe, an toàn của nhóm
người nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, do đó việc quản lý môi trường tốt chính
là bước đột phá để giảm nghèo.
2.3.3.2 Nghèo đói ở Việt Nam:
Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước là 14,2%. Các năm sau đó, tỷ lệ này đều giảm dần: năm
2011 giảm còn 11,76%; năm 2012 giảm còn 9,6%; năm 2013 giảm còn 7,8%; năm 2014
giảm còn 5,97%. Năm 2015, ước tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn dưới 5% theo chuẩn nghèo
giai đoạn 2011 - 2015. tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo đã giảm từ 50,97% cuối năm
2011 xuống còn 38,2% cuối năm 2013; 32,59% cuối năm 2014; bình quân giảm trên
5%/năm. Như vậy, bình quân tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước giảm 2%/năm, tỷ lệ hộ nghèo
ở các huyện nghèo giảm bình quân trên 5%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra theo Nghị
quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm
2011 - 2020 và Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 phê duyệt chương trình
MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015.
Bảng 9: Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cả nước năm 2014
( Nguồn: thuvienphapluat.vn)
ST

Tỉnh/Thành phố

1

Cả nước

T

Số hộ nghèo cuối năm

(31/12/2014)
1.422.261
19

Tỷ lệ (%)


2

Miền núi Đông Bắc

305.795

5,97
11,96

3

Miền núi Tây Bắc

152.222

22,76

4

Đồng bằng sông Hồng

142.254


2,57

5

Bắc Trung Bộ

254.900

9,26

6

Duyên hải miền Trung

165.096

8,00

7

Tây Nguyên

131.550

10,22

8

Đông Nam Bộ


26.358

0,66

244.086

5,48

9

Đồng Bằng sông Cửu
Long

Mối quan hệ giữa dân số và nghèo đối ở Việt Nam:
• Nghèo đói làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên
mỏng manh của địa phương trở nên dễ bị tổn thương do các biến động của tự
nhiên và xã hội.
• Nghèo đói dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cho cơ sở hạ tầng và văn hoá
giáo dục và cho các dự án cải tạo môi trường.
• Nghèo đói làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng quá mức hay
huỷ diệt.
• Nghèo đói là mảnh đất lý tưởng cho mô hình phát triển chỉ thị tập trung vào
tăng trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ.
2.3.4 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô đặc biệt quan trọng và nó
thường được đo bằng sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm
quốc nội (GDP).
- GDP tăng nhanh có nghĩa là nhiều tài nguyên được khai thác , như thế tài nguyên sẽ
nhanh cạn kiệt nhanh, sau đó do cạn kiệt nên ngày càng khan hiếm làm cho giá của
những tài nguyên này tăng . Cuối cùng làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại.

- GDP có nghĩa là nhiều chất thải hơn vào môi trường ( sông , biển , khí quyển,..) do quá
trình khai thác sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn do giàu có hơn.
- Như vậy khi tăng trưởng kinh tế nhanh dẫn đến tài nguyên cạn kiệt dần và ô nhiễm
ngày càng nặng.

20


2.3.4.1 Tăng trưởng thế giới:
-

-

-

Kinh tế toàn cầu năm 2015 nhìn chung phát triển chậm và không ổn định, dù đã
xuất hiện một số tín hiệu lạc quan. Có thể thấy, sau hơn 7 năm diễn ra cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2008), kinh tế thế giới vẫn chưa lấy lại được đà tăng
trưởng như trước đó. Dự báo năm 2016, tốc độ tăng trưởng có cải thiện hơn so với
năm 2015, song kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Bức tranh chung về tình hình kinh tế thế giới trong năm 2015 tuy chưa thực sự
khởi sắc nhưng cũng đã bớt ảm đạm hơn. Nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh
tế thế giới vẫn chưa được như mức dự báo. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng
Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2015 là 2,4%, nhưng về cơ bản
có thể thấy, những tác động của khủng hoảng tài chính và nợ công đã không còn
trầm trọng, kinh tế toàn cầu bắt đầu thích nghi dần với những biến động về chính
trị, an ninh.
Việc tăng trưởng nhanh chóng cũng dẫn đến những hệ lụy của nó, một trong số đó
là lượng khí thải nhà kính phát ra ngày một nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường.


21


Bảng 10: Khí thải CO2 từ các nước g20 năm 2007 (ngành năng lượng) ( nguồn: bbc.com)

2.3.4.2 Tăng trưởng ở khu vực Đông Nam Á:
22


-

Năm 2014, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của các nền kinh tế khu vực Đông
Nam Á đã giảm xuống 4,6% (năm 2013 là 5,0% và năm 2012 là 5,7%). Đặc biệt,
hai nền kinh tế lớn trong khu vực là Thái Lan và Indonesia đã trượt ra khỏi
ngưỡng tăng trưởng kỳ vọng trong 2 năm qua. Dự kiến sang năm 2015, các nền
kinh tế này mới bắt đầu hồi phục.

Hình 3: Tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế Đông Nam Á theo dự báo của ADB
(Nguồn: ADB)

23


-

-

Cũng như trên Thế giới, Lượng khí thải CO2 tại Đông Nam Á đang tăng nhanh và
nhanh hơn tất cả các khu vực khác trên thế giới, và đe dọa sẽ gây ra lũ lụt, hạn hán

trầm trọng hơn cũng như các mất mát đáng kể về kinh tế.
Số liệu của Ngân hàng Thế giới cho biết lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa
thạch tại Đông Nam Á trong giai đoạn 1990 - 2010 nhảy vọt ở mức 227%, so với
181% ở khu vực gây ô nhiễm thứ nhì là Nam Á và 12% ở Bắc Mỹ. Tỷ lệ khí thải
trên bình quân thu nhập đầu người tại khu vực này cũng tăng nhanh nhất thế giới
trong hai thập niên trên, ở mức 157%. Một báo cáo trong tuần này của Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB) cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế vượt bậc tại khu vực
trong những năm qua đang đi kèm với hệ lụy khổng lồ từ khí thải nhà kính.

Hình 4: Số lượng phát thải CO2 ở một số nước khu vực Đông Nam Á (tấn/người)
Nguồn: World Bank

2.3.4.3 Tăng trưởng ở Việt Nam:
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam rất ngoạn mục, nhưng cái giá phải trả là môi trường bị tàn
phá nặng nề. Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm
24


trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh
hoạt gây ra.
Bảng 11: Tăng trưởng và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế ở Việt Nam

Hình 5: GDP bình quân đầu người ở Việt Nam


-

-


Trong công nghiệpNguồn: dữ liệu lấy từ World Bank
Trong công nghiệp, tăng trưởng công nghiệp từ xuất phát điểm chỉ có 0,6% năm
1980 tăng lên đến 6,07% năm 1990 và giai đoạn 1991-2000 tăng lên trung bình
12,9%/năm, trong đó thời kỳ 1991-1995 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt
17%/năm. Tỷ trọng công nghiệp đó có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng công
nghiệp hoá, từ mức 22,7% GDP năm 1991 tăng lên 36,6% năm 2000. Sự phát triển
của quá trình công nghiệp hóa trong những năm qua một mặt là động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân nhưng mặt khác nó bộc lộ
những mặt trái mà nếu không có biện pháp bảo vệ cụ thể thì trong tương lai không
xa chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do chính chúng ta gây
ra.
Theo ước tính hiện nay nước ta có khoảng trên 60.000 công ty và doanh nghiệp tư
nhân, hơn 4.500 hợp tác xã phi nông nghiệp và trên 2 triệu hộ kinh doanh cá thể.
Cùng với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh đó, hiện
nay trên cả nước tổng lượng chất thải rắn ước tính khoảng 49. 000 tấn/ngày, trong
đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 27.000tấn/ngày. Việc quản lý chặt chẽ
chất thải rắn nguy hại đang gặp nhiều khó khăn, không có đủ kho chứa đủ tiêu
chuẩn để lưu giữ các chất thải độc hại trước khi xử lí, không có nhà máy xử lí chất
thải độc. Phần lớn chất thải rắn nguy hại này thuần tuý chỉ được chôn chung lẫn
lộn với rác thải sinh hoạt hay thậm chí đổ ngay tại nhà máy gây mối nguy hại rất
lớn đối với môi trường sống. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các
cơ sở doanh nghiệp thường thải ra một lượng nước thải khá lớn. Đặc biệt là
khoảng hơn 90% cơ sở sản xuất cũ chưa có thiết bị xử lí nước thải. Phần lớn các
nhà máy xí nghiệp nếu có tiến hành xử lí thì chỉ xử lớ sơ bộ rồi thải thẳng ra
nguồn nước mặt, gây ô nhiễm trầm trọng đối với nhiều dòng sông. Nước thải
25


×