Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

skkn biện pháp học tốt chương sinh sản sinh dưỡng môn sinh học lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.69 KB, 24 trang )

PHỊNG GIO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỨC HỊA
TRƯỜNG THCS AN NINH

---—{–---

“BIỆN PHÁP HỌC TỐT CHƯƠNG
SINH SẢN SINH DƯỠNG MÔN SINH
HỌC 6”

Gio vin: NGUYỄN TẤN CƠNG
Năm học: 2015-2016
Phần I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1


Sinh học là một môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên,
sinh học nghiên cứu về các vấn đề trong thực tế như: Thực vật,
Động vật và Con người, do đó Sinh học góp phần cung cấp cho học
sinh những kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng để học sinh có
thể bước vào cuộc sống thực tế như:
Thứ nhất là về kiến thức học sinh nắm được một số đặc điểm
cơ bản về hình thái, cấu tạo, họat động sinh lí, đặc điểm sống và
sinh sản của từng sinh vật trong tự nhiên.
Thứ hai là về kỹ năng học sinh được rèn luyện một số kỉ năng
quan trọng của bộ môn như: Quan sát, ghi chép, vẽ hình, làm thí
nghiệm, thực hành,tự học hay hoạt động theo nhóm và khả năng
trình bày trước tập thể…
Thứ ba là rèn luyện cho học sinh những năng lực tư duy như:
óc quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa trừu tượng
hóa vấn đề,….Từ đó học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học của


mình vào việc giải thích các hiện tượng tự nhiên mà từ trước đến
giờ học sinh không giải thích được.
Thứ tư là bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện
chứng, góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm, ý thức hành vi bảo vệ
môi trường, lòng yêu quê hương đất nước con người … Từ những
nhiệm vụ quan trọng của bộ môn như trên, đặc biệt với học sinh
lớp 6 ở độ tuổi 11-12 năng lực tư duy trừu tượng còn yếu, việc hình
thành các khái niệm dựa trên quan sát cụ thể dẫn đến hình thành
các biểu tượng rồi từ đó mới xây dựng nên khái niệm, cho nên việc
nghiên cứu thực vật thuận lợi hơn nhất là việc nghiên cứu những bộ
phận riêng biệt của cơ thể thực vật điển hình là cây xanh có hoa
theo từng cơ quan: Cơ quan sinh dưỡng( Rễ, Thân, Lá ), Cơ quan
sinh sản ( Hoa, Quả, Hạt )… Khi nghiên cứu về sinh sản học sinh
bắt đầu làm quen với các khái niệm như: Sinh sản vô tính, sinh sản

2


hữu tính … Đây là những khái niệm trừu tượng mà học sinh chỉ tiếp
thu được qua hình ảnh, mô hình, sách giáo khoa và lời giảng của
giáo viên nên học sinh tiếp thu kiến thức về sinh sản rất thụ động,
đặc biệt khi học sinh vận dụng vào thực hành các em chưa nắm rõ
về lý thuyết do đó thực hành còn lúng túng, giải thích trên cơ sở
khoa học chưa chính xác không mang tính lôgíc, không áp dụng
được với điều kiện thực tế địa phương. Hơn nữa khi phát biểu về
các khái niệm về sinh sản học sinh chỉ phát biểu khái niệm theo
sách giáo khoa mà đa số các em không hiểu hết được ý nghĩa các
khái niệm đó.
Là một giáo viên dạy sinh học ở trường THCS, được phân
công phụ trách dạy môn sinh học lớp 6. Qua nhiều năm giảng dạy

tôi nhận thấy rằng học sinh hiểu rất mơ hồ về chương sinh sản sinh
dưỡng, thậm chí nhiều em không có say mê hứng thú khi học
chương này. Để giúp các em hứng thú trong học tập, khi học lý
thuyết xong phải vận dụng vào thực hành. Từ đó kiến thức trên mới
khắc sâu được. Từ những suy nghĩ trên tôi đã đúc kết qua nhiều
năm giảng dạy sinh học 6 “Biện pháp học tốt chương sinh sản
sinh dưỡng môn sinh học lớp 6”.
Đề tài mà tôi nghiên cứu đã có nhiều tác giả viết thành những
công trình nghiên cứu lớn như: Phương pháp giảng dạy sinh học
của Trần Bá Hoành, Đổi mới dạy học sinh học ở trường THCS của
Nguyễn Quang Vinh … hay đã được rất nhiều đồng nghiệp viết
thành những sáng kiến kinh nghiệm, hoặc nhiều bài báo, tạp chí
cũng đã viết nhiều về vấn đề này. Riêng bản thân tôi, tôi đã nghiên
cứu và áp dụng vào giảng dạy ở học sinh lớp 6 trường trung học cơ
sở An Ninh năm học 2015-2016, đạt được một số kết quả khả quan.
Đề tài “Biện pháp học tốt chương sinh sản sinh dưỡng
môn sinh học lớp 6”. có rất nhiều vấn đề. Nhưng ở đây tôi chỉ đề

3


cập đến các vấn đề cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế địa
phương để giúp học sinh lớp 6 học tốt chương sinh sản sinh dưỡng.
Tôi chỉ chú trọng đến các vấn đề, làm sao tạo cho các em có tinh
thần tự giác, lòng say mê học tập bộ môn, hình thành thói quen học
tập khoa học, đặc biệt học sinh có thể học tập qua tham quan, học
tập những kinh nghiệm, mô hình của nông dân sản xuất giỏi ở địa
phương, chủ yếu về vấn đề tìm hiểu và nhận biết mẫu vật để giúp
các em học sinh trường THCS An Ninh học tốt chương sinh sản
dinh dưỡng tự nhiên.


Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
Qua nhiều năm giảng dạy môn sinh học lớp 6 ở trường THCS
An Ninh sau khi dạy xong chương sinh sản sinh dưỡng, tôi đã tiến
hành kiểm tra và ghi nhận lại kết quả của các lần kiểm tra của lớp
thí điểm ở những năm gần đây. Kết quả thu được như sau:

4


Năm học

2011-

Lớp

Tổng số
học sinh

Trung bình trở
lên

Dưới trung bình

SL

TL

SL


TL

6/1

40

22

55%

18

45%

6/1

41

25

60,1%

16

39,9%

6/1

41


30

73,2%

11

26,8%

6/1

42

33

78,6%

9

21,4%

2012
20122013
20132014
20142015
Từ những số liệu ở bản trên cho thấy:
+ Năm học: 2011-2012 chỉ có 55% học sinh đạt điểm trung bình trở
lên và 45% học sinh đạt điểm dưới trung bình.
+ Năm học: 2012-2013 tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên
là 60,1% và tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới trung bình là39,9%.

+ Năm học : 2013-2014 tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên
là 73,2% và tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới trung bình là 26,8%.
+ Năm học : 2014-2015 tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên
là 78,6% và tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới trung bình là 21,4%
- Như vậy qua nhiều năm giảng dạy với phương pháp đổi mới chưa
thật tốt, còn nhiều hạn chế, kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh từ trung
bình trở lên khoảng 55%-75% và tỉ lệ học sinh dưới trung bình cũng
khá cao 20% - 40%.
Qua tìm hiểu thực tế khi giảng dạy ở lớp, kết hợp với gia đình
và tìm hiểu ở học sinh tôi đã tìm ra được những nguyên nhân dẫn
đến tình hình trên:
-Nguyên nhân thứ nhất : Do học sinh không có ý thức tự giác
chuẩn bị theo kế hoạch hướng dẫn của giáo viên.

5


- Nguyên nhân thứ hai: Đa số các em học sinh nhà ở rất xa
trường, con nhà nghèo, ngoài giờ học các em phải phụ giúp gia
đình nên các em không có thời gian chuẩn bị cho môn học.
- Nguyên nhân thứ ba: do các tiết học chưa sinh động phù
hợp đặc điểm tâm lý học sinh đa số học sinh chỉ tiếp thu kiến thức
thụ động từ phía giáo viên, học thuộc bài theo nội dung ghi bài là
đủ. . .
- Nguyên nhân thứ tư: học sinh chưa có phương pháp tự học .
- Nguyên nhân thứ năm: Giáo viên chưa có kế họach năm khi
giảng dạy môn sinh học 6.
- Nguyên nhân thứ sáu: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị
nhưng không có kế hoạch kiểm tra, động viên nhắc nhở giúp đỡ học
sinh làm tốt công việc mà giáo viên yêu cầu.

- Nguyên nhân thứ bảy: Giáo viên chưa có vườn sinh học ở
trường nên không thể giảng dạy theo phương pháp thực hành, đặc
biệt là không thể tổ chức cho học sinh thực hành ở tại vườn trường.
-Nguyên nhân thứ tám: khi giảng dạy giáoviên chưa lựa chọn,
sử dụng và kết hợp tốt các phương pháp dạy học.
Trước tình hình nêu trên, là một giáo viên dạy lớp bộ môn
sinh, tôi thấy rằng cần phải có một giải pháp để giúp học sinh đam
mê hứng thú khi học chương sinh sản sinh dưỡng nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học môn sinh học lớp 6 ở trường THCS An Ninh.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Sau thời gian giảng dạy học sinh lớp 6 của trường THCS An
Ninh qua các năm tôi đã quan sát, phân tích và tìm ra được một số
kinh nghiệm giúp học sinh học tốt chương sinh sản sinh dưỡng như
sau:
1. Lựa chọn, sử dụng và kết hợp tốt các phương pháp
dạy học : khi giảng dạy cho học sinh ở trường có rất nhiều phương

6


pháp đề lựa chọn, trong đó mỗi phương pháp dạy học đều có
những ưu khuyết điểm riêng của nó như: Nhóm phương pháp dùng
lời nguồn thông tin chủ yếu dẫn tới sự hình thành kiến thức là lời
giảng của thầy,câu trả lời của học sinh, thông tin sách giáokhoa…
Nhóm phương pháp trực quan học sinh tiếp thu những kiến thức
chủ yếu bằng các giác quan ( nhìn, nghe, cảm giác,…) Còn đối với
phương pháp thực hành học sinh có thể trực tiếp thao tác trên các
mẫu vật tự nhiên, rồi từ đó các em rút ra được những kết luận của
bài học.

Do đó khi giảng dạy nếu biết lựa chọn, sử dụng và kết hợp tốt
các phương pháp dạy học thì học sinh vừa được quan sát tranh
ảnh, mẫu vật,bàn bạc thảo luận những vấn đề vướng mắc vừa
được thực hành thí nghiệm trên các vật thật….từ đó các em có thể
đễ dàng rút ra những kết luận bài học một cách vững chắc và sâu
sắc nhất .
Ví dụ:khi dạy phần 2 chiết cành bài 27 “Sinh sản sinh dưỡng do
ngừơi”
Gv: cho học sinh quan sát hình 27.2 kết hợp những thông tin sách
giáo khoa và những kiến thức về thực tế thảo luận trả lời:
1. Chiết cành là gì? Nêu các bước chiết cành?
2. Hãy tiến hành các bứơc chiết cành trên mẩu vật thật?
Với những yêu cầu như trên học sinh vừa được trao đổi thảo luận,
quan sát tranh sách giáo khoa, vừa được tiến hành thực hiện chiết
cành trên vật thật từ đó không những giúp các em tiếp thu kiến thức
rất tốt mà còn rất hứng thú khi học bài này sẳn sàng hoàn thành mọi
yêu cầu của giáo viên giao phó.
- Hình ảnh minh họa một số phương pháp học của học sinh

7


2. Tạo cho các em tinh
thần tự giác, lòng say mê
học tập bộ môn:
Muốn cho học sinh học
tốt môn sinh học nói chung, chương sinh sản sinh dưỡng nói riêng
đòi hỏi học sinh phải có tinh thần tự giác lẫn lòng đam mê học tập.
Trong đó vấn đề quan trọng nhất khi học chương sinh sản sinh
dưỡng là tinh thần tự giác học tập của học sinh,do đó khi giảng dạy

tôi đã thực hiện những vấn đề như sau:
2.1 Khi bắt đầu nhận lớp giảng dạy tôi thông báo cho các em
biết ở chương trình sinh học lớp 6 có một cột điểm thực hành thuộc
hệ số 1, cột điểm thuộc hệ số 1 tôi sẽ ghi nhận sự chuẩn bị của
từng học sinh qua các bài dạy và bài làm thực hành của học sinh
2.2 Lập bảng theo dõi để chấm điểm sự chuẩn bị hoặc thực
hành của học sinh (Mỗi phần một bảng riêng). Đến cuối học kì tôi
lấy điểm trung bình của các lần chuẩn bị và thực hành của học sinh
. Lưu ý ở mỗi tiết dạy hoặc tiết thực hành tôi thường xuyên kiểm tra
nhắc nhở, cho điểm tốt đối với những em chuẩn bị đầy đủ hoặc
thực hành chính xác đồng thời phê bình cho điểm xấu đối với
những trường hợp không có sự chuẩn bị hoặc thực hành không đạt.

8


Họ và tên

STT

Điểm các lần thực

Điểm trung bình

hành
1

A

8- 7- 9- 9- 9- 8


2

B

............

3

C

4

D

5

E

6

......

............

(8+7+9+9+9+8) :6 = 8
............

.............


Từ những lí do và cách làm như trên cùng với việc phân tích
cho học sinh hiểu được lợi ích của việc chuẩn bị mẩu vật, từ đó dần
dần sẻ có ý thức tự giác cao.
2.3 Nêu ra nhiều công trình nghiên cứu của các nhà sinh học
lớn và những thành tựu của nó như: Men Đen nghiên cứu ở đậu Hà
Lan 12 năm liền, Páp Lốp nghiên cứu sự hình thành và ức chế phản
xạ có điều kiện ở chó … Một số thành tựu khoa học sinh học lớn ở
trong nước như: Nhân giống vô tính hoa Phong Lan ở Đà Lạt, tạo
được nhiều giống Lúa lai …
Từ những ví dụ trên sẽ kích thích được sự tò mò, ham học
hỏi, cuối cùng xây dựng lòng say mê vô hạn đối với môn học của
học sinh,
khi học tập chương sinh sản sinh dưỡng.
Ngoài ra trong các tiết dạy tôi thường xuyên liên hệ thực tế để
học sinh tự liên hệ bản thân và đưa ra phương hướng để học sinh
có thể hướng tới tương lai của mình.

9


3. Dạy cho học sinh phương pháp tự học:
Khi giảng dạy ở trường tôi không chỉ chú trọng vào viêc
truyền thụ kiến thức mà còn chú trọng hơn nữa việc hướng dẫn cho
học sinh phương pháp tự học. Khi tiến hành giảng dạy thực tế tôi đã
áp dụng rất nhiều biện pháp và cuối cùng tôi đã rút ra được các
bước để giúp học sinh tư học tập một cách độc lập như sau:
Hướng dẫn học sinh kĩ năng quan sát phân tích kênh hình,
kênh chữ, số liệu, biểu đồ và kĩ năng thực hiện các lệnh sách giáo
khoa …
Hướng dẫn học sinh cách rút ra kết luận bài học từ những nội

dung đã quan sát thực hiện theo yêu cầu giáo viên hoặc của sách
giáo khoa .
Từ đó, tôi đã áp dụng vào giảng dạy chương sinh sản sinh
dưỡng như sau. Khi dạy phần 1 bài” Sinh sản sinh dưỡng do người

Bước 1: Tôi hướng dẫn học sinh quan sát thật kĩ hình 27.1 so
sánh sự khác nhau giữa hình A và hình B .Sau đó tôi cho học sinh
đọc câu hỏi phần yêu cầu. Như vậy dựa vào hình mà chính các em
quan sát ở trên các em sẽ trả lời được nội dung của phần yêu cầu .
Bước 2: Giáo viên gợi ý cho học sinh nêu những điều kiện cần
cho cành giâm ?(cành giâm như thế nào? đất như thế nào?)
Cuối cùng học sinh sẽ tự trả lời được: Giâm cành là gì? Đó là
nội dung của bài học ở phần 1.

10


Tương tự như vậy tôi đã tiến hành ở nhiều bài khác nhau và
tôi đã thấy rằng phương pháp này rất hiệu quả, đặc biệt khi áp dụng
vào chương sinh sản sinh dưỡng tôi thấy học sinh có thể trả lời tất
cả các khái niệm như: Thế nào là sinh sản sinh dưỡng ? Thế nào là
giâm cành? Thế nào là chiết cành ? Thế nào là ghép cây ? . . . hơn
nữa học sinh có thể tự nghiên cứu các bài tương tự và tự rút ra bài
học cho mình.

4. Xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn Sinh học 6:
Qua nhiều năm giảng dạy sinh học lớp 6 ,tôi đã thấy rằng ở
sinh học lớp 6 cần rất nhiều mẩu vật, dụng cụ, tranh ảnh mô hình…
Cho từng bài học. Trong đó có mẩu vật chỉ chuẩn bị trước 1 ngày (
ví dụ như: các loại lá, các loại rễ, củ hành, cà chua…). Có mẩu vật

chuẩn bị trước 2-3 ngày (ví dụ như: Hạt nẩy mầm, vận chuyển các
chất trong thân, …). Khi dạy chương sinh sản sinh dưỡng tôi phải
chuẩn bị trước 2-3 tuần để có mẩu vật dạy ghép cây, cành chiết,
cành giâm… Do đó tôi đã suy nghĩ và xây dựng cho mình một kế
hoạch giảng dạy như sau:
Số

Tên bài dạy

Loại kiến thức của bài dạy

Mẩu vật cần chuẩn bị

11


tiết

Phần
chuẩn bị
Bài kiến
thức
mới

Bài ôn

Bài thực

Trong bài


tập

hành

học

cho bài
sau (Bài
kế tiếp và
các bài
sau)

1

Đặc điểm cơ

Cây

h.2.1 Đại

thể sống

đậu,hòn

diện một

đá,con gà… số sinh

x


vật,bảng
phụ trang
7

2

Nhiệm vụ
của sinh học

3

10

x

……………

…………

………

…………

……………

……………

…….

….




……..

cấu tạo miền

Tranh 10.1

H.17.2 Thí

hút của rễ

lát cắt

nghiệm

ngang của

bóc vỏ cây

miền hút và

của bạn

10.2 Tế bào

Tuấn trang

lông hút


55

Tranh

Hình 17.1

15.1,bảng

Thí nghiệm

phụ trang

với hoa

49

Hồng

Cấu tạo

Tranh 20.3

chuẩn bị

trong phiến

Trạng thái

cây ghép,




của lỗ khí

cành chiết,

và 20.4 sơ

cành giâm

đồ cấu tạo

cho bài

phiến lá

27”sinh

trang 65và

sản sinh

x

15

Cấu tạo
trong thân
non


20

x

x

12


66 sgk

dưỡng tự
nhiên”



……………

…………

………

…………

……………

……………




…………….

……

…….

…….

……..

….



Từ kế hoạch giảng dạy bộ môn sinh học 6 như trên, tôi thấy
rằng nó rất hữu hiệu. Khi soạn bài chỉ cần mở kế hoạch ra tôi đã
xác định được bài này là loại bài thuộc kiến thức nào, cần dụng cụ
gì và mẩu vật gì,đặc biệt trong thời gian này phải chuẩn bị cho bài
sau những gì ? (vì có mẩu vật chuẩn bị trong thời gian ngắn, có
mẩu vật chuẩn bị trong thời gian dài). Như vậy khi giảng dạy
chương sinh sản sinh dưỡng thì tôi có thể chuẩn bị cành chiết, cành
giâm, cây ghép từ trước khi tôi còn dạy bài “Đặc điểm bên ngoài
của lá” mà không bị động về thời gian, hơn nữa khi dạy chương
sinh sản sinh dưỡng sẽ tạo được niềm đam mê, lòng tin tưởng của
học sinh vào mức độ chính xác khoa hoc của bộ môn và học sinh
càng hứng thú khi học chương này.
5. Hình thành thói quen cách học “khoa học”, vận dụng lý
thuyết để giải thích hiện tượng tự nhiên.
Ngay từ đầu năm học khi tôi nhận lớp tôi đã chủ động liên hệ

giáo viên của lớp trước để rút kinh nghiệm về việc học tập môn tự
nhiên xã hội của học sinh. Sau đó khi giảng dạy tôi tổ chức nhiều
hình thức học tập theo phương pháp giảng dạy mới góp phần xóa đi
thói quen học thụ động, chỉ ghi bài khi giáo viên đọc chép, sau đó về
nhà học thuộc lòng bài theo lời dặn dò của giáo viên… Còn với
phương pháp mới học sinh sẽ hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân
các em được đặt vấn đề tham gia giải quyết vấn đề, bàn luận, nhận
xét rồi tự bản thân rút ra kết luận bài học, tạo cho các em khả năng
tự học và sau này có khả năng tự học suốt đời .

13


Ngoài ra khi giảng dạy tôi đặc biệt chú ý đến loại kiến thức có
liên quan đến hiện tượng tự nhiên, đây là kiến thức mà những
người đi trước đã đúc kết được mà học sinh chỉ thừa hưởng và vận
dụng do đó khi giảng dạy giáo viên phải áp dụng nó trên một hiện
tượng tự nhiên thực sự để học sinh tham khảo và tiếp tục giải thích
các hiện tượng khác mà không cần sự hướng dẫn của giáoviên .
Ví dụ: Khi dạy bài 27 “Sinh sản sinh dưỡng do người” phần
hai : Chiết cành .
Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 5 phút trả lời các câu hỏi.
1. Chiết cành là gì? cho ví dụ những cây có thể chiết cành?
2. Nêu phương pháp chiết cành ?
3. Vì sao mép vỏ phía trên mới ra rễ ?
Học sinh: Thảo luận theo nhóm trả lời. Sau đó đó tôi gợi mỡ
để học sinh tự trả lời được lợi ích của việc trồng cây bằng cành
chiết so với trồng cây bằng hạt.
Khi học sinh trả lời những câu hỏi đó chính xác đã xây dựng
lòng tự tin và hình thành nhân cách học sinh.

6. Hướng dẫn học sinh nắm vững lý thuyết và vận dụng lý
thuyết để thực hành:
Lý thuyết được đúc kết từ thực tiễn. Thực tiễn kiểm chứng lại
lý thuyết như vậy lý thuyết và thực tiễn là hai mặt tồn tại song song
hỗ trợ nhau. Do đó khi giảng dạy giáo viên phải truyền thụ cho học
sinh nắm vững được lý thuyết, trình tự, cách thực hiện trên lý thuyết
và ý nghĩa của những việc làm đó, ưu khuyết điểm của biện pháp
đó.
Sau đó giáo viên có thể kiểm tra lý thuyết bằng nhiều hình
thức như: Hỏi đáp, chọn câu đúng,điền từ, giải thích … để học sinh
nắm vững lý thuyết đã học.

14


Ví dụ 1: Khi dạy phần một bài 27 “Sinh sản sinh dưỡng do
người”.
Giáo viên: Có thể đặt câu hỏi củng cố:
1. Cành giâm được phải đảm bảo những điều kiện nào ?
2. Cho ví dụ những cành giâm được ?
3. Nêu cách giâm cành .
Học sinh: Học sinh trả lời được tức là đã nắm được lý thuyết
của giâm cành và khi thực hành sẽ thực hành đúng, chính xác.

Ví dụ 2 : Khi dạy phần ba ghép cây bài 27 “Sinh sản sinh
dưỡng do người”.
Giáo viên : Hãy quan sát hình trên và sắp xếp các câu đảo
trộn thành chu trình của ghép cây : Gồm bốn bước
a. Cắt lấy mắt ghép.


15


b. Rạch vẽ gốc ghép.
c. Buộc dây để giữ mắt ghép .
d. Luồn mắt ghép vào vết rạch.
Khi học sinh sắp xếp được trình tự quá trình ghép cây trên,
các em phải suy nghĩ và chính trong quá trình sắp xếp các em sẽ
nắm vững lý thuyết và có thể hình dung được quá trình thực hành
thực sự .
7. Kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực hoá hoat động
học tập của học sinh.
Khi giảng dạy kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng vì
nó thu nhận được những tín hiệu phản hồi, phát hiện ra những thiếu
sót của học sinh, khiếm khuyết của giáo viên về mặt kiến thức và
việc vận dụng các phương pháp dạy học. Trên thực tế có nhiều
hình thức kiểm tra đánh giá như: Trắc nghiệm, ghép câu, điền
khuyết, điền vào sơ đồ câm, bài tập thực hành, vận dụng… Do đó
khi kiểm tra đánh giá cần lựa chọn nội dung và hình thức sao cho
vừa có thể đánh giá chính xác năng lực học sinh vừa có thể giúp
học sinh có năng lực tự đánh giá bản thân hay đánh giá lẫn nhau
khi học, tạo điều kiện cho học sinh được bộc lộ ý kiến khi tham gia
thảo luận .từ đó các em luôn hoàn thiện được mình và có tinh thần
học tập cao nhất.Việc đánh giá học sinh không chỉ đánh giá ở cuối
tiết học mà cần đánh giá trong suốt quá trình học cụ thể như khi
gỉang dạy tôi đã nghiên cứu và đưa ra những bước khi kiểm tra
đánh giá như sau:
Bước 1: Nêu vấn đề giải quyết
Bước 2: Học sinh tự nghiên cứu, thảo luận (căn cứ vào thông
tin SGK,tranh ảnh, mô hình, kiến thức thực tế…)

Bước 3 : Đại diện nhóm, cá nhân trả lời – nhận xét chéo của
học sinh

16


Bước 4: Gv cho học sinh đối chiếu với đáp án của GV nhận
xét.
Bước 5: GV nhận xét so sánh – động viên học sinh
Từ những công việc trên, khi áp dụng vào giảng dạy tôi thấy
học sinh rấttích cực trong học tập, khi trả lời các câu hỏi có tư duy
sáng tạo, tự dánh giá bản thân trước khi trả lời câu hỏi …với những
câu trả lời đúng tạo sự hứng thú cho học sinh học tập tốt hơn
8. Tổ chức cho học sinh thực hành ở trường (góc sinh
học):
Trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu và xin ý kiến Ban
giám hiệu, Công đoàn trường cho phép tôi sử dụng mảnh đất nhỏ
cạnh trường khoản 16 mét vuông để làm vườn sinh học. Vườn sinh
học có ý nghĩa rất quan trọng đối với bộ môn sinh học: Nó là kết quả
việc sưu tầm của học sinh qua từng bài học, là nơi học sinh tiến
hành học bài mới, thí nghiệm thực hành, tham quan ….
Khi giảng dạy chương sinh sản sinh dưỡng học sinh nắm
vững được lý thuyết ở lớp qua một số vật mẫu: Cành mì, cành chiết
(ổi, mận)….Nhưng ghép cây thì học sinh không thể nào chuẩn bị
được. Do đó khi dạy mục này ở trong lớp tôi chỉ có thể minh họa
trên tranh hoặc trên vật mẫu cây nhưng không có tính thực tế,
không thuyết phục học sinh. Khi giảng dạy chương này tôi đã tổ
chức cho học sinh thực hành ngay sau tiết học:
Đầu tiên tôi sẽ chia nhóm học sinh: Phân công nhiệm vụ và
công việc phải làm .

Học sinh :Mỗi nhóm giâm một cành, chọn một cây để chiết,
chọn một một cây để ghép sau đó các nhóm các nhóm ghi lại bảng
tên của lớp mình ở vườn sinh học.

17


Giáo viên : Sẽ làm nhiệm vụ nhắc nhở sửa chữa và cuối cùng
sẽ chấm điểm, so sánh chung cho cả lớp sau đó ghi điểm vào cột
điểm thực hành ở học kì I.

9. Tham quan mô hình chiết cành, ghép cây ở địa
phương:
Ngoài việc giảng dạy bộ môn sinh họclớp 6 tôi còn nhận thêm
một nhịêm vụ nữa là chủ nhiệm lớp. Có lần tôi đến thăm gia đình
học sinh, tôi quan sát thấy nhà của Bác Tám ở ấp An thủy có trồng
rất nhiều cây mãng cầu gai người ta thường gọi là mãng cầu sim,
tôi thấy trái rất to có quả nặng khoảng 3-4 kg, hỏi ra mới biết đó là
cây ghép giữa gốc bình bát với mắt ghép của cây mãng cầu, vì thế
quả rất to, hiệu quả kinh tế cao so với trồng bằng hạt. Ngoài ra bác
còn trồng xoài cốc hay còn gọi là xoài cà lâm sau đó bác ghép với
mắt xoài cát Hòa Lộc cho ra nhiều nhánh xoài cát Hòa Lộc thật tươi
tốt trên thân và cành xoài cốc để tận dụng sức sống tốt thích nghi
điều kiện môi trường, khả năng tạo nhiều quả của xòai cốc . . . từ
những yếu tố đó từ gốc xoài cốc cho nhiều quả mỗi quả xoài cát
Hòa lộc rất to mỗi quả to từ 0,5 1 kg. Từ những gì tôi quan sát
được tôi điều vận dụng vào giảng
dạy để khẳng định cho các em

18



một lần nữa những việc làm của bác nông dân đó cũng đi từ lý
thuyết như các em đã học. Khi giảng dạy tôi không chỉ dừng lại ở lý
thuyết mà tôi hướng dẫn cho các em thực hành trên cây thật, thì
hiệu quả trên 70% các em làm được .Các em rất phấn khởi báo cáo
với tôi là việc làm của các em đã thành công .

Phần III : KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã nhận thấy các em
học sinh lớp 6 Trường THCS An Ninh, học và thực hành chương
sinh sản sinh dưỡng có sự chuyển biến rõ rệt. Lý thuyết các em
nắm chắc chắn, thực hành thành thạo, đồng thời những việc giáo
viên yêu cầu thực hành đa số đều thành công. Kết quả học tập xong
chương sinh sản sinh dưỡng qua bài kiểm tra và thực hành các em
ở lớp thí điểm đạt được kết quả như sau:

Năm học

2015

Lớp

- 6/1

Tổng số
học sinh
43

Trung bình trở

lên

Dưới trung bình

SL

TL

SL

TL

42

97,7%

2

2,3%

2016
Điều này khẳng định lại một lần nữa học môn Sinh học ngoài
việc học lý thuyết phải có thực hành. Chính việc tự bản thân các em
thực hành được áp dụng lý thuyết vào thực tế thì các em sẽ tin

19


tưởng hơn, sẽ say mê hơn trong học tập, nhất là thành công của
các em đã khẳng định: Lý thuyết các em học không phải là lý thuyết

suông.

20


Phần IV: KẾT LUẬN
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn sinh học lớp 6, bản thân tôi
nhận thấy được vai trò quan trọng của giáo viên bộ môn sinh trong
việc giảng dạy và gây hứng thú học tâp của học sinh. Muốn cho
công tác giảng dạy chương sinh sản sinh dưỡng ở sinh học lớp 6
đạt hiệu quả giáo viên cần thực hiện một số biện pháp sau:
Ngay từ đầu năm học khi nhận lớp tôi thông báo cách lấy
điểm thực hành hệ số một để học sinh chuẩn bị tốt đồng thời tạo
nên tinh thần tự giác cho việc học môn sinh sau này.
Sau đó tôi liên hệ giáo viên chủ nhiệm lớp 5 để tìm hiểu thói
quen học tập môn tự nhiên xã hội, từ đó tôi dần dần hình thành cho
học sinh cách học khoa học phù hợp bộ môn. Sau khi hình thành
cách học khoa học phù hợp với bộ môn. Tôi tổ chức các tiết dạy
phù hợp sinh động và hướng dẫn học sinh học và nắm vững lý
thuyết để có khả năng vận dụng thực hành.
Tiếp theo tôi sẽ tổ chức cho học sinh các buổi thực hành trong
giờ học hoặc ngoại khóa. Thứ nhất để kiểm tra kiến thức học sinh,
thứ hai xây dựng lòng tin, kích thích sự say mê hứng thú học tập
của học sinh khi học chương sinh sản sinh dưỡng.
Một phương pháp hữu hiệu nữa là tôi liên hệ với một số gia
đình ở địa phương hoặc nơi sản xuất cây giống bằng phương pháp:
Chiết cành, ghép cây, … sau đó tôi tổ chức cho các em tham quan
học hỏi.
Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh học tốt khi học
chương sinh sản sinh dưỡng môn sinh học lớp 6 mà tôi đã áp dụng

đối với học sinh lớp 6 của trường THCS An Ninh và thu được kết
quả rất khả quan. Tôi thiết nghĩ rằng những kinh nghiệm này có thể
là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đồng nghiệp.

21


Tuy nhiên muốn thực hiện tốt điều này tôi rất cần sự quan tâm ủng
hộ của Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, chính quyền địa
phương cho phép tôi tạo nên vườn sinh học và đưa ra một số yêu
cầu của bộ môn. Một vấn đề quan trọng nữa đó là cần sự giúp đỡ
của phụ huynh học sinh để các em có thể học tập ngoại khóa, có
thời gian chuẩn bị và học tập bộ môn tốt hơn.
An Ninh Tây, ngày 25 tháng 02 năm 2016
Người viết
Nguyễn Tấn Công

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Bá Hoành: Đại cương giảng dạy sinh học.
2. Trần Bá Hoành: Hỏi và đáp thực vật học.
3. Hoàng Thị Sản: Giải phẫu hình thái học thực vật.
4. Nguyễn Quang Vinh: Đổi mới dạy học sinh học ở trường Trung
học cơ sở.
5. Tiến sĩ Bùi Văn Sơm: Hướng dẫn cán bộ quản lí trường học và
giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm.
6.Tài liệu bồi dưỡng thay sách giáo khoa lớp 6, 7, 8, 9
7.Giáo sư Trần Kiều: Đổi mơi phương pháp dạy học ở trường

THCS

23


MỤC LỤC
Trang
Phần I. Lý do chọn đề tài

1-3

Phần II. Nội dung nghiên cứu
I. Thực trạng đề tài

4–5

II. Giải pháp thực hiện
1. Lựa chọn, sử dụng và kết hợp tót các phương pháp dạy học

6

-7
2. Tạo cho cc em tinh thần tự gic, lịng say m học tập bơ mơn 7 – 8
3. Dạy cho học sinh phương pháp tự học

8

–9
4. Xy dựng kế hoạch dạy cụ thể


10 – 11

5. Hình thnh thĩi quen học khoa học
12 - 13
6. Hướng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết vo thực hnh

13 -

14
7. Kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực hóa hoạt động học sinh
14 - 15
8. Tổ chức cho học sinh thực hành ở trường
15 – 16
9. Tham quan mơ hình chiết cnh, ghp cy ở địa phương

16

Phần III. Kết quả
17
Phần IV. Kết luận
18 - 19

24



×