Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU 2-9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.63 KB, 86 trang )

LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong chuyên đề là trung thực.
- Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện chuyên đề này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong chuyên đề này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Sinh viên

LỜI CẢM ƠN

i


Để thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân và
tập thể.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
- Tập thể cán bộ Phòng tổ chức hành chính, phòng XNK thị trường, phòng kế
toán- tài vụ; phòng kế hoạch kinh doanh tổng hợp, phòng kinh doanh cà phê nông
sản, phòng đầu tư thu mua.…Công ty TNHH MTV 2-9 đã tạo điều kiện cho tôi thu
thập số liệu để tiến hành nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề .
- Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới những bạn bè người thân yêu
trong gia đình, luôn động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần để
tôi học tập và hoàn thành tốt chuyên đề .
Sinh viên

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU...................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ............................ix


MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................2
* Mục tiêu chung...........................................................................................2

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...........................................................2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................2
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................3
ii


6. KÊT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.............................................................3
CHƯƠNG 1......................................................................................4
1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY.........................................................................4

1.1.1. Một số nét chính về công ty.................................................................4
1.1.2. Điều kiện tự nhiên...............................................................................5
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN.....................................6

1.2.1. Lịch sử hình thành ..............................................................................6
1.2.2. Quá trình phát triển..............................................................................7
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC......................................................................................................8

1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty.......................................................8

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức của công ty.............................................10
1.3.2. Tổ chức công tác kế toán của công ty................................................12
Tổ chức công tác kế toán của công ty bao gồm:..........................................13
1.4. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY...........................................................13


1.4.1. Chức năng..........................................................................................13
1.4.2. Nhiệm vụ...........................................................................................14
1.5. NGUỒN NHÂN LỰC.................................................................................................14
1.6. TÌNH HÌNH TRANG BỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT..................................15
1.7. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
...............................................................................................................................................15

1.7.1 Đặc điểm kinh doanh..........................................................................15
a) Ngành nghề kinh doanh...........................................................................15
b) Sản phẩm chủ yếu.................................................................................15
1.7.2 Môi trường kinh doanh.......................................................................18
1.8. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY..................................................18

1.8.1 Hiệu quả sử dụng vốn và cơ cấu vốn của công ty..............................18

Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty từ 2008-2012
................................................................................................................19
1.8.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty........................................20
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2012 ta thấy, từ
năm 2008 đến 2009, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty
giảm sút 28,02 tỷ tương ứng với 85,5%, tuy doanh thu thuần của công ty
giảm tương đối ít nhưng giá vốn hàng bán quá cao làm cho lợi nhuận gộp từ
bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty bị âm, nhưng rất may là doanh
thu từ hoạt động tài chính tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2008, giúp công ty
tránh được thua lỗ và có lãi. Nguyên nhân vì giá cà phê trên thị trường thế
giới giảm mạnh và lượng cung lớn hơn lượng cầu, mặt khác là do ảnh
iii


hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến toàn bộ các hoạt động

kinh tế suy giảm trong đó việc xuất khẩu của Công ty cũng không ngoại lệ.
Năm 2010, 2011 công ty đã có dấu hiệu hồi phục rõ ràng nhưng vẫn không
bằng năm 2008, đó là nhờ giá cà phê trên thị trường thế giới đã tăng mạnh
nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty khá
cao, các khoản phải trừ còn cao và dấu hiệu hồi phục từ suy giảm kinh tế
chưa rõ nét làm cho thu nhập bị giảm xuống...............................................20

Do vậy muốn nâng cao được hiệu quả HĐSXKD cần phải xem
xét và tính đến các nhân tố tác động bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp để xây dựng lộ trình cụ thể cho tất cả các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh trong đó chú trọng việc tăng doanh thu, giảm chi phí......21
Bảng 1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 - 2012
................................................................................................................21
1.9. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XNK 2-9..................................22

1.9.1. Nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh nói chung và là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển
của công ty XNK 2-9............................................................................22
1.9.2. Nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê là nhân tố góp phần
nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty..........................................23
1.9.3. Xuất khẩu cà phê có hiệu quả sẽ góp phần vào việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của Công ty thúc đẩy sản xuất phát triển............23
1.9.4. Nâng cao hiệu quả hoạt đông xuất khẩu cà phê góp phần
phát triển nền kinh tế đất nước và gia tăng lợi ích xã hội....................24
1.9.5. Xuất khẩu cà phê của công ty có hiệu quả là cơ sở để mở
rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta nói chung
và của công ty nói riêng........................................................................24
CHƯƠNG 2....................................................................................26
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA

CÔNG TY TNHH MTV XNK 2-9 ĐĂKLĂK....................................26
2.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY TNHH MTV XNK 2-9
...............................................................................................................................................26

2.1.1. Mặt hàng cà phê xuất khẩu của công ty TNHH MTV XNK 2-9.......26
2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty...........................................27

Bảng 2.2: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Công ty từ
2008-2012..............................................................................................28
.........................................................................................................29
Biểu đồ 2.1. Số lượng và kim nghạch xuất khẩu cà phê từ 20082012.......................................................................................................29
iv


.........................................................................................................30
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cà phê các tháng trong năm từ
2008- 2012.............................................................................................30
Bảng 2.3: Giá trị và tỷ trọng mặt hàng cà phê so với tổng kim
ngạch xuất khẩu của công ty SIMEXCO ĐăkLăk...............................30
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu từ 2008-2012......31
2.1.3 Thị trường xuất khẩu cà phê của công ty............................................31

Bảng 2.4. Các quốc gia nhập khẩu cà phê của công ty từ 20102012.......................................................................................................32
Bảng 2.5. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê ra thị trường thế
giới.........................................................................................................34
của công ty từ 2010-2012...............................................................34
Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng cà phê xuất khẩu tại các thị trường qua các
năm.........................................................................................................35
từ 2010-2012................................................................................35
2.1.4 Các phương thức xuất khẩu cà phê của công ty.................................36


Bảng 2.6: Lựa chọn phương thức xuất khẩu của công ty.............38
2.2 HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY TNHH MTV XNK 2-9.......41

Bảng 2.7. Kết quả, hiệu quả xuất khẩu cà phê từ 2008-2012.......41
Nguồn: Kết quả tính toán...............................................................41
[2] Biến thiên LN xuất khẩu trên cơ sở biến động doanh thu và chi
phí: Lợi nhuận là kết quả cuối cùng sau khi đã loại bỏ các chi phí (chi
phí sản xuất: thu mua, kho bãi; khấu hao; một số chi phí biến đổi khác
và chi phí xuất khẩu). Đây cũng là kết quả liên đới có được từ kết quả
của hoạt động xuất khẩu trên cơ sở sản lượng và giá xuất khẩu. Các
mức độ biến thiên này là điều kiện xác định việc làm sao để tăng
doanh thu xuất khẩu và giảm các chi phí trong sản xuất, xuất khẩu.
Mỗi giá trị trong bảng là mối tương quan hiệu số giữa doanh thu và
chi phí tại các mức doanh thu và chi phí có hoặc không có thể xảy ra.
................................................................................................................43
Bảng 2.9. Biến thiên LN xuất khẩu trên cơ sở biến động doanh thu
và chi phí...............................................................................................44
Sơ đồ 2.1. Ra quyết định xuất khẩu của công ty..........................45
2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HUỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ CỦA CÔNG TY TNHH MTV XNK 2-9..................................................................46

2.3.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.........................................................46
2.3.1.1 Cầu và thị trường nước nhập khẩu.......................................................................46
2.3.1.2 Giá cả và chất lượng...............................................................................................46
v


2.3.1.3 Kênh và dịch vụ phân phối....................................................................................47
Sơ đồ 2.2: Hoạt động Marketing của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ra thị trường thế

giới........................................................................................................................................48
...............................................................................................................................................48

Sơ đồ 2.3: Ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp cà phê...48
2.3.1.4 Môi trường cạnh tranh...........................................................................................48
2.3.1.5 Yếu tố về sản xuất chế biến....................................................................................49

2.3.2. Yếu tố nội tại của doanh nghiệp........................................................51
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY
TNHH MTV XNK 2-9........................................................................................................52

2.4.1. Những kết quả đạt được.....................................................................52
2.4.2. Những hạn chế, rủi ro và nguyên nhân..............................................53
2.4.3. Phân tích SWOT................................................................................56

Bảng 2.11. Các điểm mạnh, điểm yếu,cơ hội, thách thức trong
xuất khẩu cà phê ...................................................................................56
Bảng 2.12. Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách
thức trong xuất khẩu cà phê của công ty..............................................57
CHƯƠNG 3....................................................................................58
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XNK 2-9...58
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
XNK 2-9 ĐẾN NĂM 2020..................................................................................................58

3.1.1. Căn cứ định hướng............................................................................58
Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng và nhà nước với những thuận lợi
cơ bản về định hướng chiến lược phát triển kinh tế. Nghị quyết đảng bộ tỉnh
ĐăkLăk lần thứ XV “ Cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế tác động lên tất cả các
lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt tác động trực tiếp và nhanh nhất đến

thương mại quốc tế và đầu tư, từ đó lan tỏa đến sản xuất trong nước”........58
3.1.2. Định hướng về thị trường xuất khẩu cà phê......................................59
Với vị trí là quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, Việt Nam hoàn
toàn có thể tác động tới thị trường cà phê toàn cầu, nhưng do sự hạn chế về
năng lực thương mại đã khiến Việt Nam phụ thuộc vào việc định giá của
nước ngoài. Thành công của xuất khẩu cà phê năm 2012 là nhờ các doanh
nghiệp trong nước điều tiết thị trường tốt. Trong quá trình hội nhập Công ty
cần phải có sự năng động, tận dụng mọi nguồn lực sẵn có, điều kiện thuận
lợi của môi trường kinh doanh, các chính sách phát triển của địa phương, để
đưa hoạt động của Công ty ngày một đi lên.................................................59
Muốn phát triển một cách bền vững, công ty luôn phải nhạy bén trước thị
trường, phải tìm ra khe hở thị trường và lấp kín nó. Để làm được điều đó,
vi


công ty luôn phải dự báo thị trường, lấy việc dự báo làm nhiệm vụ quan
trọng. Hiện ở trong nước đang có các nguồn dự báo thị trường cà phê như:
Dự báo của Trung tâm Thông tin nông nghiệp (Agroinfo) dựa trên năng suất
vườn cây, khảo sát các hộ trồng cà phê và DN. Vicofa dự báo căn cứ trên
diễn biến sản lượng và giá xuất khẩu. Còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn dự báo dựa trên số liệu báo cáo từ các địa phương... Tuy nhiên,
hầu hết những nguồn tin này đều chậm hơn so với diễn biến trên thị trường.
Công ty phải tiến hành dự báo sớm, chính xác về mức giá, tình hình thị
trường... là tiền đề quan trọng để công ty chủ động nguồn hàng cũng như
chọn thời điểm "đẩy hàng" khi xuất khẩu cà phê.........................................59
3.1.3. Định hướng về mặt hàng cà phê xuất khẩu.......................................60
3.1.4. Mục tiêu phát triển.............................................................................61
3.1.5. Những vấn đề đặt ra với công ty TNHH Một thành viên XNK 2-9. .62
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XNK 2-9..........................................................63


3.2.1. Giải pháp về thị trường xuất khẩu cà phê..........................................63
3.2.2. Giải pháp về chất lượng.....................................................................65

3.2.3.Tổ chức tốt công tác mua hàng xuất khẩu............................66
3.2.4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại.............................67
3.2.5. Giải pháp về phương thức xuất khẩu..................................68
3.2.6. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên ............69
3.2.7. Quản lý hàng tồn kho...........................................................70
3.2.7. Các chính sách hỗ trợ từ nhà nước......................................70
- Nhà nước phải có chính sách khuyến khích các chủ thể trực tiếp tham gia
sản xuất cà phê, chuyển mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế
nông nghiệp hàng hóa và những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao, phù
hợp với xu hướng thị trường. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến cà phê.
Triển khai các chương trình ứng dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học công
nghệ vào sản xuất cà phê nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm. Đẩy mạnh việc triển khai các chương trình giống, công
nghệ sinh học, đổi mới thiết bị, công nghệ sau thu hoạch............................71
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC.................................................................72

KẾT LUẬN....................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................77
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..........................79
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..........Error: Reference source not
found

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU


Thứ tự
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.

Ký hiệu
TNHH
MTV
XNK
CBCNV
HĐTV
BQ
DT
ĐVT
HQKT

KD
SXKD
LNBQ
TNBQ
HQ
LN
LNXK
ROE

Giải nghĩa
Trách nhiệm hữu hạn
Một thành viên
Xuất nhập khẩu
Cán bộ công nhân viên
Hội đồng thành viên
Bình Quân
Doanh thu
Đơn vị tính
Hiệu quả kinh tế
Kinh doanh
Sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận bình quân
Thu nhập bình quân
Hiệu quả
Lợi nhuận
Lợi nhuận xuất khẩu
Thu nhập trên vốn chủ sở hữu

viii



18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.

ROA
SL
TB
tr.đ
VNĐ
QĐ-UB
BNN
TSCĐ
XDCB
TNDN
KNXK
TCVN
4C
SWOT


Hệ số thu nhập trên tổng tài sản
Số lượng
Trung bình
Triệu đồng
Việt Nam đồng
Quyết định-Ủy ban
Bộ nông nghiệp
Tài sản cố định
Xây dựng cơ bản
Thu nhập doanh nghiệp
Kim ngạch xuất khẩu
Tiêu chuẩn Việt Nam
Common Code for the Coffee Communit
Strengths, Weakneeses, Opportunities, Threats

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU...................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ............................ix
MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................2
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...........................................................2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................2
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................3
6. KÊT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.............................................................3

CHƯƠNG 1......................................................................................4
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức của công ty.............................................10
Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty từ 2008-2012
................................................................................................................19
Do vậy muốn nâng cao được hiệu quả HĐSXKD cần phải xem
xét và tính đến các nhân tố tác động bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp để xây dựng lộ trình cụ thể cho tất cả các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh trong đó chú trọng việc tăng doanh thu, giảm chi phí......21
ix


Bảng 1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 - 2012
................................................................................................................21
1.9.1. Nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh nói chung và là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển
của công ty XNK 2-9............................................................................22
1.9.2. Nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê là nhân tố góp phần
nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty..........................................23
1.9.3. Xuất khẩu cà phê có hiệu quả sẽ góp phần vào việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của Công ty thúc đẩy sản xuất phát triển............23
1.9.4. Nâng cao hiệu quả hoạt đông xuất khẩu cà phê góp phần
phát triển nền kinh tế đất nước và gia tăng lợi ích xã hội....................24
1.9.5. Xuất khẩu cà phê của công ty có hiệu quả là cơ sở để mở
rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta nói chung
và của công ty nói riêng........................................................................24
CHƯƠNG 2....................................................................................26
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA
CÔNG TY TNHH MTV XNK 2-9 ĐĂKLĂK....................................26
Bảng 2.2: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Công ty từ
2008-2012..............................................................................................28

.........................................................................................................29
Biểu đồ 2.1. Số lượng và kim nghạch xuất khẩu cà phê từ 20082012.......................................................................................................29
.........................................................................................................30
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cà phê các tháng trong năm từ
2008- 2012.............................................................................................30
Bảng 2.3: Giá trị và tỷ trọng mặt hàng cà phê so với tổng kim
ngạch xuất khẩu của công ty SIMEXCO ĐăkLăk...............................30
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu từ 2008-2012......31
Bảng 2.4. Các quốc gia nhập khẩu cà phê của công ty từ 20102012.......................................................................................................32
Bảng 2.5. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê ra thị trường thế
giới.........................................................................................................34
của công ty từ 2010-2012...............................................................34
Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng cà phê xuất khẩu tại các thị trường qua các
năm.........................................................................................................35
từ 2010-2012................................................................................35
Bảng 2.6: Lựa chọn phương thức xuất khẩu của công ty.............38
Bảng 2.7. Kết quả, hiệu quả xuất khẩu cà phê từ 2008-2012.......41
x


Nguồn: Kết quả tính toán...............................................................41
[2] Biến thiên LN xuất khẩu trên cơ sở biến động doanh thu và chi
phí: Lợi nhuận là kết quả cuối cùng sau khi đã loại bỏ các chi phí (chi
phí sản xuất: thu mua, kho bãi; khấu hao; một số chi phí biến đổi khác
và chi phí xuất khẩu). Đây cũng là kết quả liên đới có được từ kết quả
của hoạt động xuất khẩu trên cơ sở sản lượng và giá xuất khẩu. Các
mức độ biến thiên này là điều kiện xác định việc làm sao để tăng
doanh thu xuất khẩu và giảm các chi phí trong sản xuất, xuất khẩu.
Mỗi giá trị trong bảng là mối tương quan hiệu số giữa doanh thu và
chi phí tại các mức doanh thu và chi phí có hoặc không có thể xảy ra.

................................................................................................................43
Bảng 2.9. Biến thiên LN xuất khẩu trên cơ sở biến động doanh thu
và chi phí...............................................................................................44
Sơ đồ 2.1. Ra quyết định xuất khẩu của công ty..........................45
Sơ đồ 2.3: Ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp cà phê...48
Bảng 2.11. Các điểm mạnh, điểm yếu,cơ hội, thách thức trong
xuất khẩu cà phê ...................................................................................56
Bảng 2.12. Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách
thức trong xuất khẩu cà phê của công ty..............................................57
CHƯƠNG 3....................................................................................58
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XNK 2-9...58
3.2.3.Tổ chức tốt công tác mua hàng xuất khẩu............................66
3.2.4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại.............................67
3.2.5. Giải pháp về phương thức xuất khẩu..................................68
3.2.6. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên ............69
3.2.7. Quản lý hàng tồn kho...........................................................70
3.2.7. Các chính sách hỗ trợ từ nhà nước......................................70
KẾT LUẬN....................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................77
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..........................79

xi


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động
thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất
khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động, tạo

nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là
tạo công ăn, việc làm cho người lao động. Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu
thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền
đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế thì Việt Nam mới có điều kiện thực hiện
thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân.
Ngành cà phê Việt Nam là một ngành sản xuất có truyền thống lâu đời. Trải qua
hơn một trăm năm hình thành và phát triển, ngành cà phê đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn và đang trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn mang tính chiến lược trong cơ cấu
các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong thời gian qua cùng với tình trạng chung
của cả nước, việc sản xuất và xuất khẩu cà phê của tỉnh ĐăkLăk còn mang nhiều tính
tự phát, không ổn định, sản phẩm thiếu cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế vì chất
lượng thấp, chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô, chưa qua công nghệ chế biến chuyên
sâu ra sản phẩm cuối cùng. Làm thế nào để phát triển ngành cà phê ổn định và bền
vững, người sản xuất không phải canh cánh lo âu với điệp khúc “được mùa, mất mùa”,
nâng cao được chất lượng và giá cả trên thị trường thế giới? Đó là vấn đề thiết yếu cần
giải quyết trong tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê hiện nay.
Trong điều kiện nền kinh tế mở, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu ngày càng thể hiện vai trò của mình trong sự tăng trưởng của nền kinh tế
quốc dân. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH một thành viên
xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk nói riêng khi chuyển sang hoạt động trong cơ chế mới
cùng với việc mở ra nhiều cơ hội tốt, thuận lợi cho kinh doanh đã gặp không ít những
khó khăn thử thách đó là: sự biến động tiêu cực về giá trên thị trường thế giới và
trong nước cùng với những bất cập trong khâu tổ chức và tiêu thụ; vấn đề vốn,
chất lượng cà phê là những thử thách hết sức gay gắt trong hoạt động sản xuất kinh
doanh xuất khẩu của công ty. Vì vậy, nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê là một việc
làm cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực cà phê hiện nay và
công ty TNHH MTV XNK 2-9 không là ngoại lệ. Tuy nhiên để làm được điều này,
Công ty cần tập trung nghiên cứu và tìm cách giải quyết các vướng mắc, cản trở hoạt
động xuất khẩu cà phê, tìm ra các giải pháp căn bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà

phê.
1


Nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu cà phê trong giai đoạn hiện nay
của nước ta, vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả xuất khẩu cà phê tại Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu 2-9
ĐăkLăk” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
* Mục tiêu chung
Trên cơ sở thực trạng xuất khẩu cà phê và phân tích những yếu tố ảnh hưởng từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê tại Công ty TNHH
một thành viên xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk.
* Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng hiệu quả xuất khẩu cà phê của Công ty TNHH một thành
viên xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk những năm qua.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả xuất khẩu cà phê của Công ty TNHH
một thành viên xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk.
Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của của Công
ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk trong các năm tới.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nội dung và các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả xuất khẩu cà phê xuất khẩu cà phê
của Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk là gì?.
Thực trạng xuất khẩu cà phê của Công ty TNHH một thành viên xuất nhập
khẩu 2-9 ĐăkLăk những năm qua như thế nào?.
Kết quả, hiệu quả kinh tế xuất khẩu cà phê của Công ty TNHH một thành viên
xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk ra sao?.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu trong xuất khẩu cà phê
của Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk?.
Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của Công ty TNHH một thành viên xuất

nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk phải làm như thế nào?
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Phạm vi về không gian:
Đề tài thực hiện tại công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk,
số 23 Đường Ngô Quyền, phường Thắng Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐăkLăk
* Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn thực trạng xuất khẩu cà phê, các nhân tố
ảnh hưởng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của của Công ty
TNHH một thành viên xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk.
* Phạm vi về thời gian:
2


Dữ liệu phục vụ đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê: Thu thập từ năm 20082012.
Các giải pháp đề xuất áp dụng: Từ năm 2013-2020.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xử lý tổng hợp thông tin
Thống kê mô tả
Phân tích SWOT
Phương pháp so sánh
Dãy số biến động theo thời gian
Phân tích độ nhạy
6. KÊT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Kết cấu đề tài của chuyên đề được chia làm ba chương:
- Chương 1: Khái quát chung về công ty TNHH một thành viên xuất nhập
khẩu 2-9 Đăk Lăk.
- Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê tại công ty TNHH một thành
viên xuất nhập khẩu 2-9 Đăk Lăk.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê
tại công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu 2-9 Đăk Lăk.


3


CHƯƠNG 1

1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
1.1.1. Một số nét chính về công ty
Tên công ty: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU 29 ĐĂKLĂK
Tên tiếng Anh: DakLak September 2nd Import – Export Limited Company
Tên công ty viết tắt: Simexco DakLak
Địa chỉ trụ sở chính: Số 23 Ngô Quyền, phường Thắng Lợi, thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh ĐăkLăk
Điện thoại: 84500 3950017
Fax: 84500 3950015
Email:
Website: www.simexcodl.com.vn
Vốn điều lệ: 71.018.482.642 Đồng (Bảy mươi mốt tỉ không trăm mười tám
triệu bốn trăm tám mươi hai nghìn sáu trăm bốn mươi hai đồng).
Phương châm hoạt động của công ty
- Uy tín: Thực hiện mọi cam kết với khách hàng, đối tác kinh doanh, và toàn thể
nhân viên.
- Chất lượng: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng
mọi nhu cầu của khách hàng và mong muốn của toàn thể nhân viên. Quản lý điều hành
theo hệ thống chất lượng ISO 9001:2000.
- Hiệu quả: Uy Tín và Chất Lượng mang đến Hiệu Quả vượt bậc trong hoạt động
doanh nghiệp: Khách Hàng Tín Nhiệm, Nguồn Nhân Lực Trung Thành Đóng Góp
Xây Dựng Doanh Nghiệp.
Những thành tựu đã đạt được của công ty:
Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2007, 2008 (VNR 500)

Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Thương mại tặng năm 2004, 2005, 2006,
2007, 2008 .
Năm 2007 giải thưởng hàng Nông lâm sản Việt Nam chất lượng cao & Uy tín
thương mại do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tặng.
Năm 2007 Công ty được Cục đo lường chất lượng Việt Nam trao cúp & giải
thưởng chất lượng Việt Nam.
Giải thưởng Doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu xuất sắc năm 2006 do Ủy ban
quốc gia về Hợp tác quốc tế trao tặng.
4


Năm 2006 Công ty được Cục đo lường chất lượng Việt Nam trao cúp và giải
thưởng chất lượng Việt Nam.
Đơn vị có thành tích xuất sắc về xuất khẩu hồ tiêu năm 2006 do Bộ Nông nghiệp
& Phát triển Nông thôn tặng.
Đơn vị có thành tích xuất sắc về xuất khẩu hồ tiêu năm 2006 do Hiệp hội hồ tiêu
Việt Nam VFA tặng.
Giải thưởng Doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc năm 2005 do Thời báo kinh tế
Việt Nam trao tặng.
Năm 2005 tại Festival cà phê Buôn Ma Thuột Công ty được Bộ trưởng Bộ Khoa
học–Công nghệ tặng 2 cúp vàng cho sản phẩm cà phê nhân Rđb + R1 và cà phê bột .
Năm 2005 Công ty đón nhận Huân chương lao động hạng 2.
Năm 2000, Công ty vinh dự được đón tiếp Đ/c Nguyễn Thị Bình – Phó Chủ tịch
nước thăm và khen ngợi lãnh đạo và tập thể CBCNV toàn Công ty vì đã có thành tích
xuất sắc, góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Vị trí địa lý
Theo tài liệu báo cáo của phòng tổ chức hành chính công ty XNK 2-9 thì công
ty nằm ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột dọc theo quốc lộ 14, điều này tạo
nhiều điều kiện thuận lợi trong hoạt động trao đổi thu mua cà phê giữa huyện và các

tỉnh lân cận.
1.1.2.2. Khí hậu
Công ty TNHH 1 thành viên xuất nhập khẩu 2-9 Đăk Lăk nằm trong vùng nhiệt
đới gió mùa, đặc điểm của khí hậu này chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình: 23,4oC
- Nhiệt độ cao nhất: 29,5oC
- Nhiệt độ thấp nhất: 17,5oC
* Lượng mưa:
- Lượng mưa bình quân/năm: 1712 mm
- Lượng mưa cao nhất: 2234m
- Lượng mưa thấp nhất: 1145mm
* Độ ẩm không khí:
Cao nhất ở các tháng mùa mưa, trung bình 81-82%. Trong tháng 8,9 xen kẽ
những đợt mưa kéo dài là những ngày nắng nhiều, nhiệt độ tăng cao dễ sinh nấm mốc
sâu bệnh hại, vì vậy cần chú ý biện pháp trứ tốt.
5


1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
1.2.1. Lịch sử hình thành
Căn cứ vào tình hình cụ thể của Đảng theo chỉ thị số 12 của ban bí thư và quyết
định của hội đồng bộ trưởng cho phép thành lập doanh ngiệp của Đảng theo nghị định
số 338 ngày 20/11/1991. Công ty XNK 2-9 là doanh ngiệp thuộc tồ chức Đảng, trực
truộc văn phòng tỉnh ủy Đăk Lăk được thành lập theo quyết định số 404/QĐ-UB ngày
8/6/1993, ngày 1/11/1994, tại Quyết định số 1062/QĐUB của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Đắk Lăk “V/v Bổ sung tên giao dịch cho công ty 2-9 “, công ty có tên mới là : Công ty
xuất nhập khẩu 2-9 Đắk lăk. Ngày 24/3/2006, tại Quyết định số 146/QĐ-TU tỉnh uỷ
Đắk Lăk về phê duyệt phương án chuyển Công ty XNK 2-9 Đắk Lăk thành Công ty

TNHH MTV XNK 2-9 Đắk Lăk
Khi mới thành lập tổng số cán bộ, nhân viên có 31 người làm việc tại bộ phận
văn phòng và 02 đơn vị trực thuộc là xưởng sản xuất nước giải khát Hương Bia và xí
nghiệp chế biến lâm sản; có 01 Chi bộ, tổng số 06 Đảng viên trực thuộc Đảng bộ cơ sở
Ban tài chính- Quản trị Tỉnh ủy ĐăkLăk; tổ chức Công đoàn có 31 Đoàn viên trực
thuộc Liên đoàn lao động Tỉnh ĐăLăk.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Chế biến gỗ, sản xuất nước giải khát Hương
bia và kinh doanh dịch vụ Thương mại đơn thuần.
Nguồn vốn kinh doanh: 542.000.000 đồng; trong đó vốn cố định 349.000.000
đồng, vốn lưu động 193.000.000 đồng.
Khi đó Công ty gặp rất nhiều khó khăn: Lực lượng lao động ít, chủ yếu là lao
động phổ thông; cơ sở vật chất thiếu thốn, quy mô nhỏ, trang thiết bị kỹ thuật thô sơ;
nguồn vốn phục vụ cho kinh doanh không có, chủ yếu là vốn vay ngân hàng.
Theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lần thứ X, Công ty được giao nhiệm
vụ thu mua cà phê, nông sản xuất khẩu, khai thác và chế biến gỗ. Công ty đã hoàn
thành nhiệm vụ nhờ vào sự nổ lực của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn
Công ty đã không ngừng cố gắng vươn lên, chủ động sáng tạo trong sản xuất và trong
kinh doanh. Kết quả sau mười tám năm hoạt động từ một công ty không có hạng nay
đã được Bộ lao động tài chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh ĐăkLăk công nhận là doanh
nghiệp hạng I. Đến nay Công ty đã trở thành một đầu mối xuất khẩu cà phê lớn tại
ĐăkLăk và trong cả nước. Quy mô kinh doanh được mở rộng với hơn 379 cán bộ công
nhân viên ( trong đó nam 243 người; nữ 136 người; 12 người dân tộc thiểu số); Đảng
bộ có 07 chi bộ trực thuộc với 99 đảng viên; Công đoàn cơ sở có 12 tổ công đoàn với
351 đoàn viên; hội CCB có 02 chi hội với 30 hội viên; Đoàn thanh niên có 04 chi đoàn
với 101 đoàn viên; mô hình tổ chức gồm hội đồng thành viên 05 người, ban Tổng
giám đốc gồm 03 người: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc và 02 Phó
6


tổng giám đốc; 08 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 08 chi nhánh trong và ngoài tỉnh,

hơn 40 điểm thu mua, chế biến phân tán khắp trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Gia
Lai, Lâm Đồng, ĐăkNông, Bình Phước…
1.2.2. Quá trình phát triển
Kể từ khi thành lập ngày 08/06/1993 theo Quyết định 404/QĐ-UB của Uỷ ban
nhân dân tỉnh ĐăkLăk về việc thành lập doanh nghiệp, công ty có tên là Công ty 2-9.
Tại thời điểm mới thành lập này công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 31 người
và 02 đơn vị trực thuộc.
Sau gần một năm hoạt động, ngày 17/09/1994 Xí nghiệp sản xuất kinh doanh
3/2 CưJút được sáp nhập vào công ty. Đây là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh cây
cao su như: trồng, chăm sóc cây cao su và khai thác mủ cao su
Ngày 01/11/1994 tại Quyết định số 1062/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh
ĐăkLăk “V/v bổ sung tên giao dịch cho công ty 2-9”; công ty có tên mới là: Công ty
xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk.
Ngày 20/03/1996 Chi nhánh KrôngPăk thuộc công ty Lâm sản Buôn Ma Thuột
được chuyển giao cho công ty. Đây là đơn vị sản xuất kinh doanh chuyên trồng và
chăm sóc rừng, khai thác gỗ.
Ngày 24/03/2006 tại Quyết định số 146 QĐ/TU của Tỉnh Uỷ ĐăkLăk về việc
phê duyệt phương án chuyển Công ty xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk thành Công ty
TNHH một thành viên xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk.
Ngày 06/05/2008 Công ty TNHH một thành viên Du lịch và Khách sạn Biệt
Điện được sáp nhập vào công ty và trở thành Chi nhánh Du lịch và Khách sạn- Công
ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu 2-9 ĐăkLăk. Chi nhánh Du lịch và Khách
sạn chuyên kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống; dịch vụ du lịch lữ hành
nội địa, du lịch sinh thái; dịch vụ massage, karaoke…
Đến nay, qua 18 năm hình thành và phát triển. Công ty đã khẳng định là một
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam. Hàng năm doanh số, kim ngạch
xuất khẩu, khối lượng hàng hoá thu mua, chế biến, xuất khẩu đều tăng vượt bậc. Từ
năm 1994 đến 2011 xuất khẩu 1,3 triệu tấn cà phê (18,9 triệu bao),tổng kim ngạch
XNK trên 1 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2012 công ty đã xuất khẩu 85 ngàn tấn cà
phê kim ngoạch đạt 190 triệu USD. 20.000 tấn tiêu đến 64 Quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng với tổng diện tích gần 40.000m2 và vốn điều lệ
hiện nay lên tới 71 tỷ VNĐ.
Trong chiến lược kinh doanh, Simexco Đăk Lăk xem trọng việc nâng cao và
chia sẽ lợi ích cho tất cả các khâu trong chuỗi giá trị và đặc biệt là người nông dân. Do
7


đó, Simexco Đăk Lăk đã triển khai dự án Cà phê bền vững từ năm 2009 và phát triển
được vùng nguyên liệu bền vững lên đến 951 gia đình, 1.300 ha cà phê do Utz
Certified cấp chứng nhận.
Simexco Đăk Lăk đã tạo được thương hiệu uy tín trên thị trường xuất khẩu
hàng cà phê và nông sản. Với những thành công và bước đi ngày càng vững chắc
Simexco Đăk Lăk vươn lên tầm cao mới để sớm trở thành tập đoàn kinh doanh đa
ngành nghề.

1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Trước năm 2006, bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo hình thức trực
tuyến chức năng, nghĩa là Giám đốc công ty được hỗ trợ của Phó giám đốc và các
phòng ban chuyên môn, chức năng là tư vấn trong công việc, tìm kiếm, lựa chọn
phương pháp kinh doanh tối ưu, xử lý nhanh chóng, kịp thời các vấn đề nảy sinh trong
quá trình kinh doanh. Quyền quyết định tối cao trong mọi hoạt động của công ty là
Giám đốc.
Tuy nhiên, sau năm 2006, để phù hợp với xu thế hội nhập, lãnh đạo công ty đã
thực hiện chuyển đổi hình thức hoạt động của công ty theo mô hình công ty TNHH
một thành viên. Tức là tùy theo mức độ và nhu cầu sản xuất kinh doanh, lãnh đạo thiết
lập lại bộ máy tổ chức sản xuất cho phù hợp.
Tỉnh ủy tỉnh Đăk lăk là chủ sở hữu công ty, công ty hoạt động theo mô hình hội
đồng thành viên, tổng giám đốc.
Hội đồng thành viên 5 người, ban tổng giám đốc 3 người. Cơ cấu Ban lãnh đạo

của công ty như sau:
Ông LÊ ĐỨC THỐNG: Chủ Tịch HĐTV - Tổng Giám Đốc
Ông LÊ TIẾN HÙNG: Phó Chủ tịch HĐTV - Phó Tổng Giám Đốc
Ông ĐỖ QUYỆT: Uỷ Viên HĐTV - Phó Tổng Giám Đốc
Ông ĐẶNG NGỌC THẢO: Uỷ Viên HĐTV
Ông ĐỖ VĂN HÙNG: Uỷ Viên HĐTV
Ban kiểm soát: 03 thành viên
Ban giám đốc: 03 thành viên
Công ty có 08 phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm: phòng Tổ chức- Hành chính;
phòng Kế toán- Tài vụ; phòng Đầu tư- Thu mua; phòng Kinh doanh Cà phê- Nông sản;
phòng Kế hoạch kinh doanh tổng hợp; phòng Xuất nhập khẩu & Thị trường; phòng Dự
án cà phê bền vững; phòng Kiểm nghiệm- Giao nhận- Vận tải.
8


Công ty gồm có 08 chi nhánh trong tỉnh và các tỉnh lân cận đó là: Chi nhánh Du
lịch và Khách sạn; chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh; chi nhánh CưJút; chi nhánh
Lâm sản và Xây dựng công trình; chi nhánh Gia Lai; chi nhánh Hòa Phú; Xưởng gia
công chế biến Cà phê- Nông sản; chi nhánh ĐăkNông
Nhận xét: Với cách thức sắp xếp bộ máy quản lý như vậy, nó vừa đảm bảo cho
lãnh đạo có toàn quyền quản lý các hoạt động của công ty vừa phát huy được tính độc
lập, sáng tạo, khả năng chuyên môn của từng đơn vị, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ, phối
hợp tổ chức quản lý- sản xuất nhịp nhàng giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty
nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất trong tình hình kinh doanh hiện nay của
Công ty.

9


TỔNG GIÁM ĐỐC


PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng
Tổ chức
Hành
chính

Phòng
Kế toán
Tài vụ

Phòng
kế
hoạch
KD
tổng
hợp

Phòng
XNK
và Thị
trường

Chi
nhánh
du lịch
&

khách
sạn

Chi
nhánh
Lâm sản
& Xây
dựng
công
trình

Chi
nhánh
Gia Lai

Chi
nhánh
thành
phố Hồ
Chí
Minh

Phòng
KD Cà
phê
Nông
sản

Chi
nhánh

Cư Jút

Phòng
Đầu tư
Thu
mua

Chi
nhánh
Hoà
Phú

Phòng
Dự án
cà phê
bền
vững

Phòng
Kiểm
nghiệm,
Giao
nhận
vận tải

Xưởng
Gia
công,
chế biến
cà phê Nông

sản

Chi
nhánh
Đăk
Nông

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức của công ty
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
 Ban Tổng Giám đốc
a. Tổng giám đốc: Kiêm chủ tịch Hội đồng thành viên, là người đại diện theo
pháp luật của công ty, có quyền hành cao nhất tại công ty, thực hiện chức năng quản
lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của công ty, chịu trách
nhiệm trước Nhà nước và cơ quan cấp trên về tổ chức điều hành công ty, thực hiện
nghĩa vụ với Nhà nước và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tổng giám đốc chỉ
đạo các phòng, ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực hiện hoạt động sản xuất kinh
doanh theo đúng mục tiêu, kế hoạch đã đề ra; có quyền quyết định các vấn đề dân sự,

10


bổ nhiệm cán bộ ở các phòng ban; quyết định mọi vấn đề chung về sản xuất kinh
doanh, lựa chọn thị trường, quyết định giá cả, tiền lương ….
b. Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: là người giúp việc cho Tổng giám
đốc, có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho giám đốc trong quản lý điều hành mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các

công việc liên quan đến các công việc của công ty khi được Tổng giám đốc ủy quyền,
được phép ký thay Tổng giám đốc, chỉ đạo các vấn đề cụ thể đã được Tổng giám đốc
thông qua, quyết định một số vấn đề đã được Tổng giám đốc giao phó và chịu trách
nhiệm về các quyết định của mình trước Tổng giám đốc và trước pháp luật.
c. Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất: chịu trách nhiệm về khâu sản xuất, quản
lý đầu tư, chăm sóc cà phê, cao su, theo dõi khai thác gỗ, xây dựng công trình.
 Các phòng chức năng
Các phòng chức năng có trách nhiệm cho Ban Tổng giám đốc trong những lĩnh
vực cụ thể. Phối hợp thực hiện kế hoạch được giao và giám sát, hướng dẫn heo chức
năng hoạt động của các chi nhánh, trạm điểm trực thuộc.
a. Phòng Tổ chức - Hành chính: quản lý công tác văn phòng, quản lý chính sách
lao động tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và công tác hành chính. Tham mưu cho Ban
giám đốc về tình hình nhân sự, điều hoà tuyển chọn và đào tạo cán bộ công nhân viên.
b. Phòng Kế toán - Tài vụ: tham mưu và xây dựng kế hoạch tài chính, tiến hành tổ
chức công tác kế toán và các chuẩn mực kế toán hiện hành, quản lý sử dụng vốn, tài sản,
thu chi tài chính. Lập và giới hạn định mức chi phí cho mỗi loại hình kinh doanh. Chịu
trách nhiệm về số liệu báo cáo với các cơ quan ban ngành, phân phối thu nhập và tích lũy
tiền tệ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh tái mở rộng.
c. Phòng Kế hoạch - Kinh doanh tổng hợp: tham mưu và xây dựng về lưu chuyển
hàng hoá, phát triển thị trường, quản lý các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, lấp
và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế nội - ngoại thương.
d. Phòng Kinh doanh Cà phê - Nông sản: chịu trách nhiệm thu mua hàng hoá tại
các điểm trực thuộc công ty, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, thực hiện theo dõi
lập các hợp đồng kinh tế, mua, bán, đôn đốc hàng hoá theo đúng tiến độ giao hàng của
công ty.
e. Phòng Đầu tư - Thu mua: chịu trách nhiệm thu mua hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện công tác đầu tư thu
nợ.
f. Phòng Kiểm nghiệm - Giao nhận - Vận tải: tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm
nghiệm, giao nhận hàng hoá và vận chuyển hàng hoá.


11


g. Phòng Xuất nhập khẩu và Thị trường: tổ chức về khảo sát, khai thác, phát triển
thị trường xuất nhập khẩu. Theo dõi mua bán với các hợp đồng ngoại.
h. Phòng Dự án cà phê bền vững: Phụ trách thu mua hàng hoá theo tiêu chuẩn
Utz Certified.
Chức danh
Các phòng Trưởng phòng
ban

Phòng
Tổ chức-Hành chính
Đầu tư thu mua
KD-cà phê nông sản
Kiểm ngiệm giao nhận
vận tải
XNK thị trường
Kế toán-tài vụ
Kế hoạch KD tổng hợp
Dự án cà phê bền vững

Họ và tên
Đặng Ngọc Thảo
Nguyễn Tiến
Bùi Thị Thu Hòai
Lương Văn Khánh
Đỗ Văn Hùng
Nguyễn Văn Cửu

Tôn Thất Hùng
Nguyễn Tiến Dũng

 Các chi nhánh
a. Chi nhánh Du lịch và Khách sạn: kinh doanh dịch vụ khách sạn; Nhà hàng ăn
uống; Kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch lữ hành…
b. Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: làm thủ tục chứng từ xuất nhập khẩu,
thanh toán quốc tế, tổ chức xuất nhập khẩu hàng hoá, thanh toán nghiệp vụ ngoại
thương.
c. Chi nhánh Cư Jút: trồng, chăm sóc, khai thác cao su.
d. Chi nhánh Lâm sản và Xây dựng công trình: khai thác và chế biến gỗ các loại,
xây dựng các công trình dân dụng, thủy lợi, san lấp mặt bằng…
e. Chi nhánh Gia Lai: Thu mua cà phê, nông sản.
f. Chi nhánh Đắc Nông: Thu mua cà phê, nông sản.
g. Chi nhánh Hoà Phú: nhận hàng của các bộ phận để chế biến hàng hoá theo
từng chủng loại quy định của công ty làm hàng xuất khẩu.
h. Xưởng Gia công, chế biến Cà phê - Nông sản: Chế biến cà phê bột; nhận hàng
của các bộ phận để chế biến hàng hoá theo từng chủng loại quy định của công ty làm
hàng xuất khẩu.

1.3.2. Tổ chức công tác kế toán của công ty
Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung thuộc về tổ chức quản lý
trong doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán một cách thích ứng với điều kiện về qui
mô, về đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như gắn với những yêu cầu quản lý
12


cụ thể tại doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng và to lớn trong việc nâng cao
hiệu quả quản lý tại doanh nghiệp.
Với chức năng thông tin và kiểm tra tình hình và kết quả hoạt động của doanh

nghiệp một cách thường xuyên, nhanh nhạy và có hệ thống nên tổ chức công tác kế
toán là một trong các mặt quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm. Tổ chức công
tác kế toán không đơn thuần là tổ chức một bộ phận quản lý trong doanh nghiệp, mà
nó còn bao hàm cả tính nghệ thuật trong việc xác lập các yếu tố, điều kiện cũng như
các mối liên hệ qua lại các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kế toán, bảo
đảm cho kế toán phát huy tối đa các chức năng vốn có của mình.
Tổ chức công tác kế toán của công ty bao gồm:
· Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ thể lệ về kế toán được qui định, các
qui tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận.
· Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán.
· Tổ chức vận dụng các công việc kế toán để tập hợp phân loại, xử lí và tổng
hợp các thông tin cần thiết.
· Tổ chức bộ máy kế toán.
· Tổ chức trang bị các phương tiện, thiết bị tính toán.
· Tổ chức kiểm tra kế toán( hoặc kiểm toán).
· Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán.
Năm 2012 thực hiện nghiệp vụ vay vốn với tổng doanh số 4.030 tỷ VNĐ, bình
quân đạt 16,12 tỷ VNĐ/ngày, thực hiện nghiệp vụ thanh toán 4.031 tỷ VNĐ, lượng
tiền luân chuyển khoảng 100 tỷ/ngày. Việc tham mưu và xử lý nghiệp vụ theo quy
định của pháp luật được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Không ngừng cập nhật
thông tin báo cáo và xử lý thông tin theo hướng dẫn mới của Nhà nước.
1.4. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
1.4.1. Chức năng
Là một doanh nghiệp đóng trên địa bàn, công ty TNHH một thành viên xuất
nhập khẩu 2/9 Đăk Lăk có các chức năng sau:
Quản lý và sử dụng đúng đắn vốn và tài sản nhà nước cấp. Quản lý tài chính
doanh nghiệp, chủ động sử dụng vốn và các quỹ phục vụ kịp thời nhu cầu kinh doanh,
góp vốn đầu tư, liên doanh liên kết.
Tự chủ trong sản xuất kinh doanh, chủ động tổ chức bộ máy kinh doanh về
nhân lực, vật lực, tổ chức hoạt động kinh doanh theo nghành nghề phù hợp với mục

tiêu nhiệm vụ nhà nước giao.
Phân phối lợi nhuận cho người lao động sau khi thực hiện đúng nghĩa vụ theo
luật quy định.
13


1.4.2. Nhiệm vụ
Tổ chức, quản lý thực hiện nghành nghề kinh doanh chủ yếu do nhà nước cho
phép thu mua, chế biến cà phê nông sản, gỗ các loại để xuất khẩu, trồng và đầu tư
chăm sóc cà phê, cao su, đồng thời nhập một số hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất
và tiêu dùng của nhân dân địa phương. Tự chủ sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực
hiện tốt các nguyên tắc quản lý kinh tế, tài chính, các chủ trương chính sách và đường
lối của đảng và nhà nước.
Bảo toàn và sử dụng có hiệu quả đồng vốn nhà nước, hoàn thành chỉ tiêu kế
hoạch được giao. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với cơ quan chủ quản và đảm bảo
hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
Thực hiện nghiêm túc các chế độ quản lý lao động, giải quyết đúng đắn hài hòa
quan hệ lợi ích xã hội, lợi ích công ty và lợi ích của người lao động.
Khẳng định vị trí và giữ vững uy tín trên thị trường. Phát huy thế mạnh của
kinh tế địa phương.
Nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cũng như giáo dục về nhận
thức chính trị tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, ý thức trách nhiệm của họ đối với
xã hội, với công ty và với bản thân.
Bảo quản và sử dụng hợp lý tài nguyên góp phần bảo vệ an ninh chính trị địa
phương cũng như môi trường sinh thái.
Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Thực hiện nhiều mặt công tác
xã hội khác như đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ tài năng trẻ…
1.5. NGUỒN NHÂN LỰC
* Cơ cấu lao động theo tính chất tham gia công việc của công ty bao gồm:
Lao động gián tiếp của công ty chiếm tỉ trọng lớn hơn lao động trực tiếp, cụ thể

năm 2009 số lao động gián tiếp 198 người chiếm 72% còn lao động trực tiếp chỉ chiếm
28%. Năm 2010 lao động gián tiếp giảm xuống còn 68,7%, lao động trực tiếp tăng
chiếm 31,3% trong tổng số lao động toàn công ty. Đến năm 2011 thì tỉ lệ giữa lao
động gián tiếp và lao động trực tiếp được rút ngắn hơn lao động gián tiếp chiếm 64%
và lao động trực tiếp chiếm 36%. Và hiện nay thì tỉ lệ lao động gián tiếp là 232 người,
chiếm 61,21% còn lạo động trực tiếp là 147 người, chiếm 38,79%. Sở dĩ số lao động
trực tiếp của công ty ít hơn so với lao động gián tiếp vì đây là lực lượng lao động nằm
trong biên chế của công ty trực thuộc chi nhánh, trạm điểm, số lao động được hưởng
lương khoán.
* Cơ cấu lao động theo giới tính:
Số lao động nữ chiếm tỉ trọng thấp hơn trong số lao động của công ty, còn lao
động nam chiếm tỉ trọng cao hơn. Nguyên nhân vì đặc thù của công việc tại các chi
14


×