Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

1.Pháp luật về thuế xuất nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.77 KB, 77 trang )


Chuyên đề tốt nghiệp

2

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy cô trong suốt thời
gian bốn năm Đại học vừa qua đã luôn luôn nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức của các môn học cũng như kinh nghiệm sống đến với em. Từ những kiến
thức và kinh nghiệm đã được học, hôm nay với một sinh viên Đại học năm thứ tư
được trang bị những kiến thức và kinh nghiệm sống của các thầy cô đã giúp em
trưởng thành lên rất nhiều. Đó sẽ là hành trang hết sức hữu ích và hiệu quả để giúp
em có thể thành công trong sự nghiệp và cuộc sống sau này.
Tiếp đến em xin gửi lời cảm ơn đến cô, là giáo viên hướng dẫn thực tập cho em.
Với sự hướng dẫn khoa học, tận tình trong suốt thời gian thực tập vừa qua, đã giúp
em hoàn thành chuyên đề một cách hết sức thuận lợi.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cán bộ trong Công ty TNHH
Một thành viên Xuất nhập khẩu 2/9 ĐăkLăk, trong quá trình thực tập tại công ty đã
giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề và học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc.
Trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề không tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để chuyên đề ngày càng hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn


Chuyên đề tốt nghiệp

3

MỤC LỤC



4

Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC VIẾT TẮT
GATT: Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (tiếng Anh: General
Agreement on Tariffs and Trade, viết tắt là GATT) là một hiệp ước được ký kết vào
năm 1947 nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết.
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization)
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
XNK: Xuất nhập khẩu
L/C: Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C)
CEPT: Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung ( Common Effective
Preferential Tariff)
USD: Đồng Đô la Mỹ
VNĐ: Việt Nam đồng
SEV: Hội đồng Tương trợ Kinh tế ( tiếng Anh: Council of Mutual Economic
Assistance)
EU: Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (European Union)


Chuyên đề tốt nghiệp

5

LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình học tập tại trường đại học là quá trình mà mỗi sinh viên tích luỹ cho
mình lượng kiến thức nhất định về các lĩnh vực khác nhau được giảng dạy trong nhà
trường. Tuy nhiên, những kiến thức đó là chưa đủ. Đặc biệt là đối với sinh viên

ngành luật, chuyên ngành luật kinh doanh, kiến thức học được ở trường, trên sách
vở là cơ sở, nền tảng cho sinh viên, song thực tế áp dụng vẫn là những điều mới mẻ
và đa dạng. Chính vì vậy, thực tập có một vai trò quan trọng đó là: giúp cho sinh
viên có cái nhìn thực tế hơn về các vấn đề đã được tiếp thu trong quá trình học tập.
Đối với sinh viên chuyên ngành luật kinh doanh, thực tập giúp sinh viên có điều
kiện tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường
vào thực tiễn, củng cố những kiến thức đã học, đi sâu tìm hiểu và nắm bắt cách thức
tổ chức hoạt động trong doanh nghiệp cụ thể. Từ đó, sinh viên có một cái nhìn tổng
thể, toàn diện cả trên khía cạnh lý luận và khía cạnh thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó,
sinh viên còn được học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc, ứng xử trong các mối
quan hệ tại cơ quan giúp cho sinh viên hội nhập môi trường làm việc doanh nghiệp
tốt hơn sau khi ra trường và đi làm. Chính vì vậy, em nhận thấy, quá trình thực tập
của em tại Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco
Daklak) là một cơ hội tốt cho em nâng cao tầm hiểu biết và có thêm những kinh
nghiệm thực tế quý báu làm hành trang cho mình sau khi ra trường. Qua quá trình
thực tập, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này của em chính là sự đúc kết những trải
nghiệm, những điều đã thấy, đã tìm hiểu, thu thập và học hỏi được trong quá trình
tiếp xúc với thực tiễn hoạt động tại doanh nghiệp giúp cho em có được cảm quan
toàn diện về kiến thức đã học và thực tiễn áp dụng.
Thuế là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn
tài chính quốc gia hình thành quỹ Ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động
kinh tế - xã hội. Theo hình thức thu sẽ gồm hai loại là thuế trực thu và thuế gián
thu.Trong đó thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không
cùng là một, người nộp thuế có thể chuyển dịch số thuế phải nộp sang cho người mua
hàng hóa và dịch vụ bằng cách cộng số thuế vào giá bán hàng hóa và dịch vụ. Do đó,
người chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ.
So với thuế trực thu thì thuế gián thu dễ thu hơn vì tránh được quan hệ giữa
người chịu thuế với cơ quan thuế đồng thời dễ điều chỉnh tăng hơn thuế trực thu vì
người chịu thuế không cảm nhận đầy đủ gánh nặng của các loại thuế này. Tuy nhiên
thuế gián thu mang tính luỹ thoái vì đánh như nhau trên cùng một loại hàng hóa và



Chuyên đề tốt nghiệp

6

dịch vụ nên người giàu và người nghèo nếu tiêu dùng cùng một hàng hóa và dịch vụ
như nhau thì chịu thuế như nhau. Do đó người giàu sẽ chịu thuế thấp hơn người
nghèo, người có thu nhập càng cao thì tỷ lệ nộp thuế càng thấp. Thuế xuất nhập khẩu
là loại thuế gián thu đóng góp một phần không nhỏ trong việc thực hiện chức năng
hướng dẫn sản xuất và điều tiết tiêu dùng xã hội của Nhà nước. Qua loại thuế này,
Nhà nước hạn chế việc nhập khẩu các hàng hóa có ảnh hưởng tới đời sống, môi
trường, đạo đức xã hội và hạn chế sản xuất, kinh doanh, lưu thông, tiêu dùng một số
hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ cũng như khuyến khích việc xuất khẩu và
tiêu dùng các hàng hóa thiết yếu cho xã hội. Tuy nhiên quá trình và thủ tục Đăng ký,
kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế xuất nhập khẩu, không phải doanh nghiệp nào
cũng nắm rõ để từ đó có thể thực hiện việc nộp thuế xuất nhập khẩu được đúng, đủ.
Vì vậy, em đã chọn Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk
(Simexco Daklak), và tìm hiểu vấn đề “Pháp luật về thuế xuất nhập khẩu và thực
tiễn áp dụng tại công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk
(Simexco Daklak)”.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật thuế xuất nhập khẩu tại Công ty
TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đăk Lăk
Chương 3: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập
khẩu tại Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đăk Lăk
Em xin chân thành cảm ơn TS. Dương Nguyệt Nga đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực tập, cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, các anh
chị Phòng Hành Chính-Tổng Hợp của công ty TNHH một thành viên Xuất nhập

khẩu 2-9 Đăk Lăk.
Do sự hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập ngắn nên trong quá trình
hoàn thành chuyên đề em không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự
góp ý của các thầy, các cô và của các cô chú, anh chị tại nơi thực tập để em có kết
tốt hơn trong những bài viết sau.
Em mong rằng những giải pháp mà em đưa ra sẽ giúp công ty TNHH
một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đăk Lăk hoạt động có hiệu quả cao hơn.


Chuyên đề tốt nghiệp

7

CHƯƠNG I
PHÁP LUẬT VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
I. KHÁI NIỆM THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU:
1. Khái niệm:
Pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là danh từ dùng để chỉ tập hợp các
quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp sinh
trong quá trình đăng ký ,kê khai,nộp thuế, tính thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế,
miễn giảm thuế và xử lý các vi phạm , tranh chấp về thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu, phát sinh giữa Nhà nước và người nộp thuế.
Xét từ phương diện hình thức, pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao
gồm các văn bản quy phạm pháp luật như văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội,
nghị định và nghị quyết của Chính phủ; quyết định và chỉ thị của Thủ tướng Chinh
phủ; quyết định,chỉ thị và thông tư của các bộ...Còn xét về phương diện nội dung
pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu lại bao gồm những vấn đề sau : phạm
vi áp dụng ( được thể hiện thông qua các quy định về chủ thể nộp thuế và đối tượng
chịu thuế, đối tượng không chịu thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu); căn cứ tính thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thủ tục thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; chế độ miễn

giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; xử lý
vi phạm và giải quyết tranh chấp về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu...
Ngày nay, trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế đang trở
thành xu hướng mang tính chất toàn cầu thì việc hình thành và thực hiện các điều
ước quốc tế có liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là điều tất nhiên. Nên,
có quan điểm cho rằng nội hàm của khái niệm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu không chỉ là các quy định trong luật quốc gia mà còn bao hàm cả những
quy định của luật pháp quốc tế có liên quan trực tiếp đến vấn đề thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu, ví dụ như Hiệp định CEPT (Common Effective Preferental Tariff –
Ưu đãi thuế quan có hiệu lưc chung); Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và
Hiệp định GATT hay Hiệp định WTO hiện hành. Quan điểm này dựa trên lập luận
cho rằng các hiệp định về/hoặc có liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sau
khi có hiệu lực sẽ được áp dụng trưc tiếp các quan hệ về thuế xuất khẩu thuế nhập
khẩu giữa nhà nước với người nộp thuế chứ không nhất thiết phải có giai đoạn
“chuyển hóa” từ các quy định của hiệp định thành nội luật. Đương nhiên, trong
trường hợp các hiệp định có liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ quy


Chuyên đề tốt nghiệp

8

định nhưng nguyên tắc chung thì viêc thực hiện các nguyên tắc đó cần được tiến
hành thông qua quá trình nội lực hóa tại các nước thành viên hiệp định nhằm bảo
đảm tính khả thi và tính hiện thực cho các quy định của hiệp định nhằm bảo đảm
tính khả thi và tính hiên thực cho các quy định của hiệp định.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nhà nước ta ban hành vào năm 1951,
thời điểm này thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện
chức năng quản lý việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá giữa vùng tự do và vùng bị
tạm chiếm, bảo vệ và phát triễn kinh tế vùng tự do, xúc tiến việc giao lưu các loại

hàng hoá là nhu yếu phẩm cần thiết cho quân đội và nhân dân. Phương châm đấu
tranh kinh tế với địch là đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu các loại hàng hoá
cần thiết cho kháng chiến, sản xuất và đời sống nhân dân. Do đó, nhà nước miễn
thuế xuất khẩu cho tất cả các loại hàng hoá của vùng tự do. Mặt khác, hạn chế nhập
khẩu hàng hoá từ vùng địch. Thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu là từ 30
% trở lên.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch được Quốc hội nước ta
ban hành ngày 29 -12 -1987. Ðạo luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát
sinh từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch. Do đó có sự phân biệt trong áp
dụng chế độ thu thuế giữa hàng hoá mậu dịch với các loại hàng hoá phi mậu dịch khác.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 26 -12
-1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
đã được Quốc hội thông qua ngày 5 -7- 1993. Luật này được Quốc hội thông qua
ngày 20 -5-1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 -1- 1999.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 được thông qua vào ngày
14- 6-2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Luật này thay thế cho Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu 1998, được đánh giá là hoàn chỉnh nhất so với các luật trước
và đã đáp ứng được yêu cầu khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành có phạm vi điều chỉnh rộng
hơn so với Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hoá mậu dịch ban hành năm
1987. Theo đó, Nhà nước thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không phân biệt tính
chất hàng hoá là xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch hay phi mậu dịch.
Ðối tượng điều chỉnh của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là quan hệ
thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân


Chuyên đề tốt nghiệp

9


có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể
cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa
ra thị trường trong nước.
Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu đối với hàng hoá mậu dịch mang tính chất gián thu.
Còn đối với các loại hàng hoá khác thì tùy theo từng trường hợp mà thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu có tính chất gián thu hoặc tính chất trực thu.
Thuế xuất, nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào các hàng hóa xuất, nhập
khẩu qua biên giới cửa khẩu Việt Nam kể cả hàng từ thị trường Việt Nam vào phi
thuế quan và từ khu phi thuế quan ra thị trường Việt Nam theo quy định.
Mục đích:
- Quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu.
-Góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất, nhập khẩu.
- Góp phần phát triển và bảo vệ sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước.
- Huy động nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
- Góp phần bảo hộ ngành công nghiệp nội địa.
2. Tính chất của thuế xuất nhập khẩu:
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ rất quan trọng để nhà nước thự
chiện chính sách kinh tế của mình, quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu. Căn cứ vào từng giai đoạn lịch sử và điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi nước
mà thuế quan được sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, ở góc độ
chung nhất có thể nhận thấy rằng tính chất của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được
thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà
nước. Mục tiêu chung của các quốc gia là sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ðồng thời thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu là loại thuế dễ thu nhất, ít bị phản ứng từ phía trong nước, thậm chí có khi còn

được sự ủng hộ của nhiều người. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cấu thành trong
giá cả hàng hoá, làm tăng giá hàng hoá, do đó có tác dụng điều tiết xuất khẩu, nhập
khẩu và hướng dẫn tiêu dùng; bởi vì lượng hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu phụ
thuộc vào sức tiêu thụ hàng hoá, yếu tố này lại phụ thuộc vào giá cả. Giá cả hàng


Chuyên đề tốt nghiệp

10

hoá cao hay thấp sẽ quyết định việc giảm hoặc tăng sức cạnh tranh của hàng hoá đó
trên thị trường. Thông qua thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhà nước điều tiết việc
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá . Hơn nữa, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ hạn
chế việc tiêu dùng hàng hoá xa xỉ hoặc các loại hàng hoá không được khuyến khích
sử dụng như thuốc lá, rượu, bia…
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Việc đánh thuế cao vào hàng hoá nhập khẩu sẽ giúp các nhà sảnxuất trong nước có
thể cạnh tranh được với hàng hoá nhập khẩu. Ðặc biệt thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành còn non trẻ trong
nước có thời gian trưởng thành và sinh lời để từ đó có thể cạnh tranh với hàng hoá
nhập khẩu. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp vì
việc đánh thuế nhập khẩu cao thì hàng hoá nhập khẩu sẽ giảm; để bù vào lượng
hàng hoá nhập khẩu đó nhà nước ta phải mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất, tạo ra
nhiều công ăn việc làm cho người lao động từ đó góp phần giải quyết nạn thất
nghiệp trong nước. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực
hiện chính sách phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại đối với các nước
Chẳng hạn Mỹ đòi EU phải giảm từ 30 – 50% trợ cấp cho nông nghiệp, nếu
không Mỹ sẽ tăng mức thuế đánh vào hàng hoá nông sản của EU nhập khẩu vào thị
trường Mỹ.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngọai

giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Luật thuế xuất khẩu,
nhập khẩu là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và nâng
cao hiệu qủa hoạt động xuất nhập khẩu trong cả nước.
3.Mã số thuế:
Danh mục mặt hàng chịu thuế cuả biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu
hiện hành, về cơ bản được xây dựng dựa trên cơ sở bảng danh mục hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới (Hamorid System), đồng
thời có biến đổi một số phần cụ thể cho phù hợp với hoạt động xuất, nhập khẩu cuả
Việt Nam. Hàng hoá trong bảng danh mục biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu
hiện hành được chia thành 21 phần, 97 chương ( trừ chương 77 được để trống để dự
phòng). Trong mỗi chương cuả biểu thuế chia ra các nhóm hàng (cấp độ 4 chử số),
trong mỗi nhóm hàng có thể phân chia thành các phân nhóm hàng ( cấp độ 6 chử
số), và trong mỗi phân nhóm hàng có thể phân chia thành các mặt hàng ( cấp độ 8


Chuyên đề tốt nghiệp

11

chử số) .Tuỳ theo đặc điểm, tính chất cấu tạo cuả từng chương, nhóm, phân nhóm
và mặt hàng mà một chương có thể được chia thành một hay nhiều nhóm hàng, một
nhóm hàng có thể không chia hoặc được chia thành nhiều phân nhóm hàng, một
phân nhóm hàng có thể không chia hoặc chia thành nhiều mặt hàng khác nhau.
Ðể thuận tiện trong việc tra cứu biểu thuế và làm thủ tục hải quan đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, về cơ bản tất cả các nhóm hàng, phân nhóm hàng,
mặt hàng đều được mã hoá theo số thứ tự cuả mặt hàng đó trong chương, nhóm và
phân nhóm. Trong đó:
- Mỗi nhóm hàng trong chương được xác định bằng 4 chử số. Ví dụ nhóm trâu,
bò sống được mã hoá bằng mã hiệu 0102, trong đó 2 chử số đầu (01) là mã hiệu cuả
chương (chương 1), hai chử số sau (02) là mã hiệu xác định vị trí cuả nhóm đó

trong chương (nhóm thứ 2 cuả chương).
- Mỗi phân nhóm hàng trong nhóm được xác định bằng 6 chử số. Có hai cách phân
loại và mã hiệu cho các phân nhóm hàng, gọi l;à phân nhóm cấp 1 và phân nhóm cấp 2.
- Một số nhóm hàng không được phân chia thành nhiều phân nhóm hàng khác
nhau thì sẽ được thêm hai chử số 00 vào sau cùng.
- Một số phân nhóm hàng trong biểu thuế được phân chia tiếp thành nhiều mặt
hàng khác nhau. Mỗi mặt hàng trong phân nhóm được xác định bằng 8 chử số.
- Tuy nhiên cũng có một số trường hợp các phân nhóm hàng được phân chia
tiếp thành nhiều mặt hàng khác nhau nhưng không xác định mã số cho chúng.
Theo cách sắp xếp danh mục và mã số cuả nhóm hàng, phân nhóm hàng, mặt
hàng nói trên thì biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành được phân thành 3
cột, trong đó:
- Cột thứ nhất là cột mã số của nhóm hàng, phân nhóm hàng và mặt hàng.
- Cột thứ hai là cột mô tả tên nhóm hàng, phân nhóm hàng và mặt hàng.
- Cột thứ 3 là cột quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho
nhóm hàng; hoặc cho phân nhóm hàng; hoặc cho mặt hàng. Do đó khi tra cứu mã số
và mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cuả một mặt hàng cụ thể nào đó
cần xem nhóm hàng và mặt hàng này nằm trong đó được chia chi tiết đến mức độ
nào: Nhóm , phân nhóm cấp 1, phân nhóm cấp 2 hay mặt hàng để xác định chính
xác mức thuế cuả mặt hàng này trong biểu thuế.


Chuyên đề tốt nghiệp

12

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU:
1.Lịch sử luật thuế xuất nhập khẩu qua các lần ban hành:
1.1.Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch 1987:

Luật có hiệu lực thi hành từ 01/2/1988. Trong luật quy định hàng hóa bị đánh
thuế là hàng mậu dịch.
- Thuế được áp dụng với tất cả hàng hoá mua bán, trao đổi với nước ngoài khi
xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới Việt Nam (trừ hàng hoá xuất, nhập khẩu có sự
thoả thuận riêng về thuế xuất nhập khẩu giữa Chính phủ Việt Nam với các nước khác).
- Tất cả các tổ chức kinh tế được phép xuất nhập khẩu hàng hoá đều phải nộp
thuế xuất, nhập khẩu hàng mậu dịch.
- Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu đi, theo hợp
đồng; đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu đến, kể cả phí vận tải, phí
bảo hiểm theo hợp đồng. Trong trường hợp mua hoặc bán theo các phương thức
khác thì căn cứ vào giá ghi trên các chứng từ hợp lệ. Tỷ giá giữa đồng Việt nam với
tiền nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố.
- Thuế suất đối với hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu được áp dụng theo hai mức
ghi trong hai cột: thuế suất tối thiểu và thuế suất phổ thông
- Thuế suất tối thiểu áp dụng với hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu liên quan đến
các nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với Việt Nam và những
trường hợp khác do Hội đồng Bộ trưởng quy định. Thuế suất phổ thông áp dụng với
hàng hoá xuất nhập khẩu qua các nước khác, ngoài những trường hợp ghi trên đây.
1.2. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991:
- Danh mục các nhóm hàng, mặt hàng trong biểu thuế Xuất nhập khẩu được
xây dựng dựa trên hệ thống danh mục hàng hoá và mã hoá thống nhất của Hội đồng
hợp tác Hải quan quốc tế (ký tại Bruxelles ngày 19-6-1983) gồm 97 chương và hơn
hai nghìn nhóm ngành hàng. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho ta từng bước hoà
nhập vào quá trình hợp tác quốc tế về thuế quan và mậu dịch, khắc phục những tồn
tại đã gặp khi áp dụng danh mục cũ theo khối SEV quá đơn giản.
- Biểu thuế gồm 2 cột: thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi, tương tự
như cột thuế suất phổ thông và cột thuế suất tối thiểu trong biểu thuế Xuất nhập
khẩu mậu dịch cũ. Tuy nhiên, có điểm khác là ở luật cũ, 2 loại thuế suất này đều
được ghi trong biểu thuế; ở Luật mới, trong biểu thuế chỉ ghi thuế suất thông



Chuyên đề tốt nghiệp

13

thường, còn thuế suất ưu đãi là thuế suất áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu đối với các nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ mua bán với Việt
nam và những trường hợp khác do Hội đồng Bộ trưởng quyết định (Ví dụ trường
hợp không có ký kết nhưng Chính phủ ta đơn phương cho một nước nào đó được
hưởng mức thuế ưu đãi này trong quan hệ buôn bán với ta). Theo Nghị định số 110HĐBT ngày 31/3/1992 thì thuế suất ưu đãi được áp dụng thống nhất bằng 70% thuế
suất thông thường ghi trong biểu thuế. Các trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi
khác với quy định trên sẽ do Hội đồng Bộ trưởng quyết định cụ thể theo đề nghị của
Bộ Tài chính và các Bộ có liên quan.
1.3. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1993:
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1993 không có những thay đổi lớn về mặt
chính sách mà chỉ có những sửa đổi bổ sung một số điều.
1.4. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1998:
Việc áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng (bắt đầu từ 1/1/1999) cả đối với hàng
nhập khẩu đòi hỏi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (thuế XNK) phải được sửa
đổi, bổ sung để bảo đảm tính đồng bộ trong các chính sách thuế áp dụng đối với
hàng nhập khẩu, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp. Đồng thời phải phát huy tác dụng của thuế xuất khẩu, nhập khẩu
khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu, bảo hộ hợp lý
sản xuất trong nước theo tinh thần bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn,
phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.
Mặt khác, Việt nam đã là thành viên của ASEAN, tham gia vào khu vực mậu
dịch tự do của ASEAN (AFTA), đã ký Hiệp định thương mại với Liên hiệp Châu
âu, chuẩn bị trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình
Dương (APEC) và chuẩn bị điều kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO)- Hoàn cảnh đó đòi hỏi Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu của ta phải có những

sửa đổi, bổ sung để tạo ra những cơ sở pháp lý cần thiết cho việc thực hiện những
cam kết quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia.
- Thuế suất mới đối với hàng nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế
suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt:
+ Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước
không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt nam:


Chuyên đề tốt nghiệp

14

Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu
đãi của từng mặt hàng tương ứng, do Chính phủ quy định;
+ Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước có
thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội quy định biểu thuế theo danh mục, nhóm hàng chịu thuế và
khung thuế suất đối với từng nhóm hàng. Căn cứ vào Biểu thuế do Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội ban hành, Chính phủ quy định Biểu thuế theo danh mục mặt hàng và
thuế suất cụ thể đối với từng mặt hàng;
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ
nước mà Việt nam và nước đó đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu.
Chính phủ quy định thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với từng mặt hàng theo thoả thuận
đã được ký kết với các nước.
Ngoài việc nộp thuế theo quy định trên, đơn vị có hàng hoá được nhập khẩu
vào Việt nam trong các trường hợp sau đây còn phải nộp thêm thuế nhập khẩu bổ
sung theo tỷ lệ do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định:
+ Giá bán của hàng đó quá thấp so với giá thông thường do bán phá giá, gây
khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự của Việt nam;
+ Giá bán của hàng đó quá thấp so với giá thông thường do có sự trợ cấp của

nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự
của Việt nam;
+ Có xuất xứ từ nước có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những
biện pháp phân biệt đôí xử khác đối với hàng hoá của Việt nam.
- Luật sửa đổi, bổ sung về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu còn quy định thêm
một số nguyên tắc, thẩm quyền của cơ quan thuế về kiểm tra, truy thu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu nếu phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn trong việc
tính thuế để có căn cứ pháp lý giải quyết trường hợp sau khi thu, nộp thuế xong mới
phát hiện khai man, trốn thuế, nhầm lẫn về thuế, một vướng mắc thường phát sinh
vì chưa có qui định rõ ràng, đầy đủ trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu trước
đây.
1.5. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005:
Một trong những nội dung quan trọng nằm trong dự án sửa đổi lần này là về
thời hạn nộp thuế. Tại Khoản 3, Điều 17 của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện
hành quy định cho phép doanh nghiệp được hưởng một thời gian ân hạn thuế nhất


Chuyên đề tốt nghiệp

15

định là 15 ngày, 30 ngày hoặc 275 ngày sau khi xuất, nhập khẩu hàng hóa, tùy theo
tính chất vào loại hình xuất, nhập khẩu. Chỉ riêng đối với loại hàng tiêu dùng nhập
khẩu thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Các quy định trên đã có tác dụng
tích cực, giảm bớt khó khăn về vốn, giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất nhập
khẩu và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Đối với quy định về thông báo thuế, dự án Luật sửa đổi đề nghị bỏ thông báo
thuế, thay vào đó đối tượng nộp thuế sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế của mình trên cơ sở
căn cứ vào tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo hướng này, thời điểm tính
thuế là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu với cơ quan Hải quan. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng đồng thời
được xem như tờ khai thuế. Đối với những trường hợp phải có kiểm tra, giám định
thì đối tượng nộp thuế vẫn phải nộp thuế theo như khai báo tại tờ khai hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu. Sau khi có kết qủa kiểm tra, giám định nếu có thay đổi về số
thuế phải nộp, cơ quan Hải quan ra thông báo về số thuế phải nộp thêm hoặc số thuế
phải hoàn lại. Quy định như vậy cũng phù hợp với việc tiến tới thống nhất cơ chế tự
tính, tự khai, tự nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thống nhất quy định về ưu đãi thuế:
Theo Luật thuế xuất khẩu (XK), thuế nhập khẩu (NK) (sửa đổi) được Quốc hội
khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 7, có hiệu lực từ 1-1-2006, có một nội dung quan
trọng đang được giới doanh nghiệp trông đợi, đó là việc quy định thống nhất về ưu
đãi thuế giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời trong Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi đã thống nhất các quy định về ưu đãi thuế XK,
thuếNK tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu (sửa đổi) đã thống nhất các quy định về
ưu đãi thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu mà trước đây đã được quy định rải rác tại
các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Điều này cũng có nghĩa là từ 1-1-2006,
các quy định về ưu đãi, miễn, giảm thuế đang được quy định tại các Luật chuyên
ngành khác bị bãi bỏ. Bên cạnh đó, Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu (sửa đổi)
cũng quy định thống nhất chính sách ưu đãi giữa các doanh nghiệp trong nước và
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xoá bỏ sự phân biệt, dành ưu đãi cao
hơn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Luật hiện hành. Vấn đề
đặt ra khi triển khai thực hiện Luật mới thì cơ quan chức năng cần xây dựng các
Phụ lục về địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; địa bàn có điều kiện kinh
tế-xã hội đặc biệt khó khãn; Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư; Danh mục


Chuyên đề tốt nghiệp

16


lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; Danh mục các nhóm trang thiết bị chỉ được
miễn thuế Nhập khẩu một lần.
Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu hiện hành quy định việc miễn thuế nhập
khẩu đối với đầu tư nước ngoài theo Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư tại
các Phụ lục hành kèm theo Nghị định (NĐ) số 35/2002/NĐ-CP ngày 29-3-2002 của
Chính phủ. Nhiều ý kiến cho rằng, quy định về miễn thuế NK được áp dụng theo
các Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư
chung (đã được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 8 vừa qua) là phương án tối ưu
nhất. Tuy nhiên, Luật đầu tư chung lại có hiệu lực thi hành kể từ sau ngày 1-7-2006,
vì vậy, Bộ Tài chính đã chủ động dự thảo các Phụ lục về Danh mục lĩnh vực và địa
bàn ưu đãi đầu tư để ban hành kèm theo Nghị định hướng dẫn Luật Thuế Xuất
khẩu, thuế Nhập khẩu sửa đổi. Và sau này khi Luật Đầu tư chung có hiệu lực, việc
ban hành các Phụ lục mới cần được nghiên cứu để khớp các Phụ lục về một đầu
mối. Việc xây dựng các Phụ lục về Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư hiện
tại có 2 loại ý kiến: Phần lớn ý kiến cho rằng việc xây dựng các Phụ lục trên nên
dựa theo tinh thần của Luật mới tức là lấy mức ưu đãi cao nhất của Luật đầu tư.
nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước, do đó các Phụ lục nêu trên sẽ
được tổng hợp dựa trên các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 24, Nghị định
số 27 (Đầu tư nước ngoài) và Nghị định số 35 (Đầu tư trong nước) theo hướng lấy
quy định cao nhất hoặc rộng hơn tại các Phụ lục, vì vậy chủ yếu sẽ dựa trên nền
tảng là Nghị định 24 và Nghị định 27, bởi vì quy định tại 2 Nghị định này rộng mở
hơn so với Nghị định 35.
Một số ý kiến khác cho rằng có thể dựa trên nền tảng là các Phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo ý kiến này, điểm thuận lợi
là có thể sử dụng được ngay bởi vì các Phụ lục này đã được xây dựng để áp dụng
thống nhất cho cả đầu tư trong nước và tư nước ngoài. Tuy nhiên, về bản chất giữa
thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu có những điểm
khác nhau, do vậy nếu sử dụng các Phụ lục này để áp dụng cho thuế Xuất khẩu,

thuế Nhập khẩu thì chưa thật sự hợp lý. Hơn nữa quy định tại các Phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định số 164 cũng bó hẹp và chỉ tương đương so với mức độ mở của
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 35, chứ không khuyến khích rộng như quy
định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 24 và Nghị định 27. Do vậy, theo
chúng tôi để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập


Chuyên đề tốt nghiệp

17

khẩu mới được Quốc hội thông qua thì cần khẩn trương xây dựng các Phụ lục về
Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư kèm theo Nghị định quy định chi tiết
thi hành Luật theo đúng tinh thần của Luật mới, tức là lấy mức ưu đãi cao nhất của
Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước để các doanh
nghiệp về cơ bản được hưởng ưu đãi không kém thuận lợi hơn so với trước đây.
Việc này sẽ củng cố lòng tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt
động tại Việt Nam và các nhà đầu tư tiềm năng. Đây là dấu hiệu tích cực đối với
việc cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn hơn.
Bên cạnh đó, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) cũng quy định
thống nhất chính sách ưu đãi giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xoá bỏ sự phân biệt, dành ưu đãi cao hơn cho các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Luật hiện hành. Vấn đề đặt ra khi triển
khai thực hiện Luật mới thì cơ quan chức năng cần xây dựng các Phụ lục về địa bàn
có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt
khó khãn; Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư; Danh mục lĩnh vực đặc biệt
khuyến khích đầu tư; Danh mục các nhóm trang thiết bị chỉ được miễn thuế nhập
khẩu một lần.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành quy định việc miễn thuế nhập
khẩu đối với đầu tư nước ngoài theo Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư tại

các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31-7-2000, NĐ
số 27/2003/NĐ-CP ngày 19-3-2003 của Chính phủ; việc miễn thuế nhập khẩu đối
với đầu tư trong nước theo Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư tại các Phụ
lục ban hành.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện nay được đánh giá là hoàn chỉnh
nhất và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Nó được ví như
đòn bẩy cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay.
2.Sự cần thiết sửa đổi luật thuế xuất nhập khẩu:
Có 4 mục tiêu cơ bản gồm: thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế theo hướng ổn định công khai minh bạch, không phân biệt đối xử giữa các
thành phần kinh tế; đảm bảo phù hợp với tiến trình cải cách đồng bộ hệ thống chính
sách thuế; khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu, và ổn định nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước.


Chuyên đề tốt nghiệp

18

Luật được ban hành từ năm 1991, một số quy định chưa phù hợp với với nội
dung cam kết trong đàm phán quốc tế mà chúng ta đang thực hiện. Luật sửa đổi bổ
sung đảm bảo được tính minh bạch, đồng bộ và đề cao được vai trò quản lý của Nhà
nước trong chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế, đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho Việt Nam khi gia nhập WTO.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (cũ) ban hành năm 1991, có hiệu lực thi
hành từ năm 1992. Qua 13 năm thực hiện, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã
phát huy mặt tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng: góp phần bảo hộ và thúc
đẩy sản xuất trong nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo đảm nguồn
thu quan trọng trong ngân sách nhà nước; góp phần thực hiện có kết quả đường lối

chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, có lợi cho phát triển kinh tế đất nước.
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng như trên, nhưng trước yêu cầu hội
nhập kinh tế với khu vực và thế giới, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, khuyến khích tối đa xuất khẩu, Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành đã bộc lộ một số điểm còn hạn chế cần
được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.
Một là, một số quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành
chưa phù hợp với những nội dung đã cam kết trong đàm phán quốc tế, cần được sửa
đổi, bổ sung để bảo đảm tính minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi trong đàm phán gia
nhập WTO, cụ thể như:
- Quy định về giá tính thuế nhập khẩu;
- Quy định về thuế suất và thẩm quyền ban hành biểu thuế;
- Quy định về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân
biệt đối xử;
- Quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại;
- Quy định về ưu đãi thuế nhập khẩu.
Hai là, có những quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành,
qua thực hiện đã phát huy tác dụng tốt, tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp,
nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý nhà nước trong chống gian lận thương
mại, chống thất thu ngân sách và dễ bị lợi dụng, như:
- Quy định về thời hạn nộp thuế;
- Quy định về miễn thuế nhập khẩu;
- Quy định về điều kiện xét giảm thuế nhập khẩu.


Chuyên đề tốt nghiệp

19


Ba là, có những quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành
chưa phù hợp với quy định cña Luật hải quan và chưa phù hợp với yêu cầu đẩy
mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan, như:
- Quy định về thông báo thuế;
- Quy định về truy thu, truy hoàn thuế;
- Quy định về thẩm quyền ban hành biểu thuế và thuế suất;
- Một số cụm từ và việc sắp xếp thứ tự nội dung quy định trong một số
chương, điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp giữa Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật hải quan; đồng thời phù hợp
với các Luật thuế khác mới ban hành trong thời gian gần đây.
3.Những điểm khác biệt về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong luật
thuế xuất nhập khẩu 2005 so với luật thuế xuất nhập khẩu 1998:
Theo quy định của luật hiện hành về thuế nhập khẩu có một số điểm mới sau:
3.1. Về đối tượng chịu thuế:
Theo quy định tại điều 1, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm
1991, đối tượng chịu thuế nhập khẩu là hàng hoá được phép nhập khẩu
qua của khẩu biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ khu chế xuất đưa ra
thị trường trong nước. Nhưng trong thực tế, bên cạnh những khu chế xuất được
quy định trong luật, ở nước ta lại hình thành nhiều khu ưu đãi thuế quan khác
được hưởng cơ chế ưu đãi thuế quan tương tự như khu chế xuất, như khu thương
mại và phát triển kinh tế Lao Bảo, khu kinh tế mở Chu Lai,…quan hệ trao đổi
hàng hoá giữa các khu này với thị trường trong nước được xem là quan hệ
xuất nhập khẩu. Do đó, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành, đã quy định tại
điều 2, theo đó đối tượng chịu thuế nhập khẩu là hàng hoá nhập khẩu qua cửa
khẩu, biên giới Việt Nam, và hàng hoá được đưa từ khu phi thuế
quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm
trong lãnh thổ Việt Nam, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quyết
định của Thủ tướng chính phủ. Quy định như vậy sẽ bao quát hết các đối tượng
chịu thuế.
3.2. Về đối tượng không chịu thuế.

Luật hiện hành bổ sung thêm đối tượng không chịu thuế nhập khẩu gồm
hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng vào khu
phi thuế quan, hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan


Chuyên đề tốt nghiệp

20

khác. Đồng thời, chuyển đối tượng “hàng viện trợ không hoàn lại” từ đối
tượng miễn thuế sang đối tượng không chịu thuế nhập khẩu.
3.3. Về giá tính thuế.
Theo khoản 2 điều 7 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991: giá tính
thuế đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu theo hợp đồng, kể cả chi phí
vận tải, bảo hiểm. Trong trường hợp nhập khẩu theo phương thức khác, hoặc
giá trên hợp đồng quá thấp so với giá mua thực tế thì giá tính thuế là giá do
chính phủ quy định (giá tối thiểu). Tuy rằng, việc áp dụng giá tối thiểu là dễ
thực hiện và chống gian lận thương mại nhưng lại không phù hợp với thông lệ
quốc tế, nhiều trường hợp không chính xác, mang tính áp đặt của nhà nước nên
dẫn đến tình trạng lạm thu hoặc thất thu. Để thực hiện cam kết quốc tế và đảm
bảo tính công bằng minh bạch về xác định giá tính thuế với hàng nhập khẩu,
khoản 2 điều 9 Luật hiện hành quy định về giá tính thuế và tỷ giá tính thuế như
sau: "giá tính thuế với hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu
nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế”. Tỷ giá giữa đồng
Việt Nam với đồng tiền nước ngoài để xác định giá tính thuế nhập khẩu là tỷ giá
hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nma công bố tại thời điểm tính thuế.
3.4. Các biện pháp về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp,
chống
phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hoá:
Để đảm bảo tính đồng bộ trong sử dụng các biện pháp này, điều 11 quy định

việc sử dụng biện pháp về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp,
chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hoá. Theo đó, ngoài việc phải chịu
thuế nhập khẩu, hàng hoá đó còn phải áp dụng một số biện pháp về thuế sau:
- Tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt Nam
theo quy định của pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam.
- Thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá bán phá giá nhập khẩu vào Việt
Nam theo quy định của pháp luật về chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào
Việt Nam.
- Thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá được trợ cấp vào Việt Nam theo quy
định của pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.
-Thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt
Nam có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà nước đó có sự phân


Chuyên đề tốt nghiệp

21

biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có các biện pháp phân biệt đối xử khác theo
quy định của pháp luật về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương
mại quốc tế.
Vấn đề chống trợ cấp, chống bán phá giá, và tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá
được quy định trong các pháp lệnh của Uỷ ban Thường Vụ Quốc Hội và chi tiết
trong các Nghị định của chính phủ đã ban hành.
- Pháp lệnh của Uỷ ban Thường Vụ Quốc Hội số 22/2004/PL- UBTVQH11
ngày 20 tháng 8 năm 2004 về chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.
- Pháp lệnh của Uỷ ban Thường Vụ Quốc Hội số 42/2002/ PL- UBTVQH
10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam.
- Pháp lệnh của Uỷ ban Thường Vụ Quốc Hội số 20/2004/PLUBTVQH 11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 về chống bán phá giá hàng hoá nhập
khẩu vào Việt Nam.

- Nghi định số 89/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh chống trợ cấp hàng nhập khẩu vào Việt Nam.
- Nghị định số 90/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt
Nam.
3.5. Về trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc kê khai, nộp thuế.
Theo quy định cũ thì các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ thực hiện theo cơ
chế “thông báo thuế”. Theo đó, doanh nghiệp kê khai số liệu theo mẫu biểu, sau
đó nộp thuế theo thông báo thuế của cơ quan thuế, việc tính toán số thuế phải nộp
là trách nhiệm của cơ quan thuế. Để nâng cao trách nhiệm của việc chấp hành
pháp luật về thuế, luật hiện hành đã quy định đối tượng nộp thuế nhập khẩu có
trách nhiệm tự kê khai, tự nộp. Có thể nói, sửa đổi này sẽ đảm bảo quyền chủ
động và nâng cao trách nhiệm của đối tượng nộp thuế, hạn chế sự áp đặt và giảm
thiểu rủi ro cho cơ quan hải quan, phù hợp với cơ chế tự khai, tự nộp được quy
định trong Luật Hải quan.
3.6. Về miễn thuế, hoàn thuế
Việc miễn thuế, hoàn thuế tuy đã được quy định trong Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu 1991 và đã được sửa đổi, bổ sung. Nhưng, trong quá trình mở
rộng quan hệ thương mại đã phát sinh một số trường hợp phải hoàn thuế. Do vậy,
để bao quát các trường hợp phải hoàn thuế, luật hiện hành đã bố sung 3 trường


Chuyên đề tốt nghiệp

22

hợp hoàn thuế nhập khẩu: Đó là hàng hoá đã nhập khẩu, đã nộp


Chuyên đề tốt nghiệp


23

thuế nhưng vì lý do khách quan phải tái xuất; hàng hoá là máy móc thiết bị,
dụng cụ phương tiện vận chuyển của các tổ chức đã được phép tạm nhập để thực
hiện các dự án đầu tư và được tái xuất khỏi Việt Nam khi hoàn thành dự án;
trường hợp hoàn thuế do nhầm lẫn trong kê khai.
Ngoài ra, nhiều nội dung của Luật được quy định dựa trên cơ sở tiếp thu có
chọn lọc một số quy định pháp luật cũ đã phát huy tích cực trong thực tế, phù hợp
cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
III.PHÁP LUẬT VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU:
1.Đối tượng chịu thuế và nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
1.1.Định nghĩa đối tượng chịu thuế:
Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam,
kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất
đưa ra thị trường trong nước, đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
1.2.Những đối tượng chịu thuế theo luật hiện hành:
Tất cả các hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới
Việt Nam trong các trường hợp sau đây đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu hoặc
thuế nhập khẩu:
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các
thành phần kinh tế được phép trao đổi, mua, bán, vay nợ với nước ngoài.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, của các hình
thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hàng hoá được phép xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam và hàng hoá của
các doanh nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt
Nam.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triễn lãm.
Hàng hoá viện trợ hoàn lại và không hoàn lại.
Hàng hoá vượt tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo người của cá

nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu, biên
giới Việt Nam.
Hàng hoá là quà biếu, quà tặng vượt qúa tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hoặc gửi về cho
các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam và ngược lại.


Chuyên đề tốt nghiệp

24

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của công dân
Việt Nam được nhà nước cử đi công tác, lao động và học tập ở nước ngoài, của các
tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và của các cá nhân
người nước ngoài làm việc tại các tổ chức nói trên hoặc tại các hình thức đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam.
Hàng hoá là tài sản di chuyển vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức,
cá nhân nước ngoài xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam do hết thời hạn cư
trú và làm việc tại Việt Nam và cuả cá nhân người Việt Nam được Chính phủ Việt
Nam cho phép xuất cảnh để định cư ở nước ngoài.
1.3. Đối tượng không chịu thuế:
Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện chịu thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu là đối tượng của nhiều loại quan hệ kinh tế - xã hội khác nhau như
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các hợp đồng giữa các tổ chức kinh tế; hàng
hoá viện trợ hoàn lại và không hoàn lại; hàng hoá là hành lý, quà biếu, quà tặng,
l tài sản di chuyển ...
Ðể động viên hợp lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước
và phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định các
hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không thuộc diện chịu thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu sau khi làm đầy đủ thủ tục hải quan trong các trường hợp sau:

Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt
Nam; hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất và hàng hoá từ khu chế
xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc hàng hoá từ khu chế xuất này đưa sang khu chế
xuất khác trong lãnh thổ Việt Nam.
Hàng hoá chuyển khẩu theo các hình thức sau:
· Hàng hoá được chuyển thẳng từ cảng nước xuất khẩu đến cảng nước nhập khẩu
không đến cảng Việt Nam.
· Hàng hoá được chở đến cảng Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam mà đi luôn đến cảng nước nhập khẩu.
· Hàng hoá đưa vào kho ngoại quan rồi chuyển đến nước khác không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng hoá viện trợ nhân đạo. Ðối với các hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu trái phép; hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thì không thuộc
phạm vi áp dụng luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà tuỳ vào mức độ vi phạm


25

Chuyên đề tốt nghiệp

của từng trường hợp cụ thể sẽ bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế hành chính ,
tư pháp theo quy định cuả pháp luật
1.4.Đối tượng nộp thuế:
Tất cả các tổ chức, cá nhân có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu thuộc
diện chịu thuế là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Ðối tượng nộp thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể là tổ chức, cá nhân trong nước thuộc mọi thành
phần kinh tế và cũng có thể là cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Trường hợp xuất nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhận ủy thác là đối tượng nộp
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2.Căn cứ tính thuế:
2.1.Căn cứ tính thuế:

a) Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%), căn cứ tính thuế là:
- Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan;
- Giá tính thuế từng mặt hàng;
- Thuế suất từng mặt hàng.
b) Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, căn cứ tính thuế là:
- Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan;
- Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa.
c) Đối với mặt hàng có sự thay đổi mục đích đã được miễn thuế, xét miễn
thuế, căn cứ tính thuế là: số lượng, giá tính thuế và thuế suất tại thời điểm có sự
thay đổi mục đích của mặt hàng đã được miễn thuế, xét miễn thuế.
* Phương pháp tính giá.
-

Hàng hoá áp dụng thuế suất tỷ lệ phần trăm

Số lượng đơn vị
từng mặt hàng
Trị giá tính
Số thuế xuất
thực tế xuất
thuế tính trên
nhập khẩu
=
x
nhập khẩu ghi
một đơn vị
phải nộp
trong tờ khai
hàng hoá
hải quan

- Hàng hoá áp dụng thuế suất tuyệt đối (Thuế đơn vị)
Số thuế
xuất, nhập khẩu
phải nộp

Số lượng đơn vị từng mặt
= hàng thực tế xuất, nhập khẩu ghi
trong tờ khai hải quan

x

Thuế suất thuế
xuất nhập khẩu
từng mặt hàng
ghi trong biểu
thuế

Mức thuế tuyệt
x đối quy định trên một
đơn vị hàng hoá


×