Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Thực trạng thực hành quy trình tiêm tĩnh mạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.06 KB, 26 trang )

1

MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VÂN ĐỂ: ..........................................................................................................................................
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. Sơ lược về mạch máu.........................................................................................
2. Tiêm tĩnh mạch...........................................................................................
3. Sơ lược tình hình nghiên cứu......................................................................
CHƯƠNG II : ĐÔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................
2.4. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Sự phân bố về tuổi của các đối tượng nghiên cứu......................
Bảng 2: Sự phân bố về giới của các đối tượng nghiên cứu......................
Bảng 3: Thâm niên công tác của các đối tượng nghiên cứu............................
Bảng 4: Trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên cứu........................
3.2. Thực trạng thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch
Bảng 5: Chuẩn bị người bệnh......................................................................
Bảng 6: Chuẩn bị người Điều dưỡng..........................................................
Bảng 7: Chuẩn bị người dụng cụ..................................................................
Bảng 8: Tiến hành kỹ thuật.........................................................................
3.3. Kết quả đánh giá thực hành quy trình kỹ thuật
Bảng 9: Điểm Điều dưỡng đạt khi thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch...
Bảng 10: Phân loại mức độ thành đạt...........................................................
3.4. Một số yếu tố liên quan đến việc thực hành kỹ thuật


Bảng 11: Liên quan giữa trình độ với điểm thực hành kỹ thuật...............
Bảng 12: Liên quan giữa trình độ với điểm thực hành kỹ thuật...............
Bảng 13: Liên quan giữa thâm niên với điểm thực hành kỹ thuật...............
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN .........................................................................
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ............................................................................
CHƯƠNG VI: KHUYẾN NGHỊ.................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................
PHỤ LỤC....................................................................................................................

2
4
5
6
8
8
8
9
9

10
10
10
11
11
11
12
13
14
14
15

15
16
17
22
23
24
25


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm là một trong những biện pháp đưa thuốc và hoá chất vào cơ thể nhằm
mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Theo tài liệu có bốn kỹ thuật tiêm
cơ bản: Tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm bắp thịt và tiêm tĩnh mạch
Trong điều trị và chăm sóc người bệnh, tiêm là một trong những kỹ thuật
Điều dưỡng có vai trò quan trọng và được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế,
đặc biệt là những nơi có nhiều người bệnh nặng. Trong lĩnh vực phòng bệnh,
tiêm chủng đã tác động mạnh vào việc giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết đối với các
bệnh có thể phòng bằng vacxin ở trẻ em
Bên cạnh những ưu điểm trên, tiêm thuốc cũng là kỹ thuật phức tạp và có
nhiều nguy cơ tai biến xảy ra. Vì vậy đòi hỏi người thực hiện quy trình kỹ thuật
tiêm thuốc phải có độ chính xác và an toàn cao
Tiêm không đúng kỹ thuật cũng có thể gây ra những nguy cơ như: áp xe tại
vị trí tiêm, chứng liệt thần kinh, phản ứng dị ứng, sốc phản vệ và đặc biệt là
những nguy cơ lây truyền các virus qua đường máu cho cả người bệnh, nhân
viên y tế và cộng đồng
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trung bình mỗi người dân
trên trái đất được tiêm 1,5 mũi tiêm/năm, tiêm thực hiện không đúng quy trình
kỹ thuật đã trở thành phổ biến trên phạm vi nhiều nước, ước tính có tới 50% các

mũi tiêm ở các nước đang phát triển không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và
là một trong những nguyên nhân làm lây truyền các bệnh: viêm gan B, viêm gan
C và lây nhiễm HIV…nghiêm trọng hơn là vấn đề nhiễm trùng bệnh viện
Theo kết quả từ một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mũi tiêm đạt đủ các tiêu
chuẩn còn chưa cao, chỉ có 10,9% mũi tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch đạt
tối đa số điểm chuẩn. Các thao tác kỹ thuật sai sót hay gặp trong khi tiến hành
quy trình kỹ thuật tiêm, truyền là: không rửa tay trước khi tiêm 43,9%, không sát
khuẩn đầu, nắp ống thuốc khi lấy thuốc 70,7% không sát khuẩn da nơi tiêm
đúng kỹ thuật: 27,5%, dùng tay để tháo, lắp kim tiêm 14%.[7]


3

Nguyên nhân thường gây nên tình trạng tiêm không đúng quy trình kỹ thuật
là do các trang thiết bị tại cơ sở Y tế chưa đồng bộ, số lượng người bệnh thường
xuyên quá tải, trình độ chuyên môn của đội ngũ Điều dưỡng chưa đồng đều,
chưa được cập nhật, tập huấn chuyên môn thường xuyên nên đã ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng chăm sóc người bệnh
Bệnh viện A Thái Nguyên là một cơ sở khám chữa bệnh lớn tại khu vực
Trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên cho đến nay, việc thực hiện tiêm thuốc
đúng quy trình kỹ thuật cho người bệnh đang ở mức độ nào thì vẫn chưa có tài
liệu đề cập đến. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Thực trạng việc thực hành quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch của Điều
dưỡng tại các khoa Chấn thương – Ngoại – Sản Bệnh viện A Thái Nguyên”
nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng việc thực hành quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch của
Điều dưỡng tại các khoa Chấn thương – Ngoại – Sản Bệnh viện A Thái Nguyên
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến việc thực hành quy trình kỹ thuật
tiêm tĩnh mạch của Điều dưỡng



4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. Sơ lược về mạch máu
1.1. Các loại mạch máu: Có 3 loại mạch máu chính
- Các động mạch: mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các cơ quan
- Các tĩnh mạch: mạch máu đưa máu trở về tim
- Các mao mạch: mạch máu nối tiếp các động mạch với tĩnh mạch
1.2. Cấu tạo chung của thành mạch máu
Trừ mao mạch, thành của động mạch và tĩnh mạch được cấu tạo bằng các
thành phần cấu trúc cơ bản nhưng tỷ lệ các thành phần biến đổi theo chức năng
của mỗi loại mạch máu. Từ lòng mạch trở ra thành mạch gồm 3 lớp áo: áo trong,
áo giữa và áo ngoài [3]
1.3. Đặc điểm cấu tạo của các tĩnh mạch
Hệ thống tĩnh mạch đóng vai trò như hệ thống thu thập, đưa máu từ mạng
lưới mao mạch về tim. Các mao mạch hợp lại để tạo nên các tiểu tĩnh mạch. Các
tiểu tĩnh mạch kết hợp lại để tạo nên các tĩnh mạch lớn hơn nhưng với số lượng
nhỏ hơn. Cuối cùng các tĩnh mạch hợp thành các tĩnh mạch chủ
Thành của tĩnh mạch có 3 lớp như thành động mạch nhưng các thành phần
cơ trơn và sợi chun thì ít hơn, nói chung thành tĩnh mạch mỏng hơn và dễ phình
giãn hơn thành động mạch
Một số tĩnh mạch đặc biệt ở chi trên và chi dưới có những nếp nội mô
hướng vào lòng mạch có chức năng như những van chỉ cho phép máu chảy theo
một chiều về phía tim [3]
1.4. Hệ thống tĩnh mạch toàn cơ thể
- Các tĩnh mạch chi trên: tĩnh mạch cánh tay, tĩnh mạch nền, tĩnh mạch giữa
khuỷu. Những tĩnh mạch này thường là nơi hay thực hiện tiêm tĩnh mạch hoặc
lấy máu
- Các tĩnh mạch đầu và cổ: tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch cảnh ngoài…



5

- Các tĩnh mạch ngực: tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới…
- Các tĩnh mạch chi dưới và chậu hông: tĩnh mạch chậu chung, tĩnh mạch
chậu ngoài, tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé, tĩnh mạch khoeo… [3]
2. Tiêm tĩnh mạch
2.1. Khái niệm: Tiêm tĩnh mạch là một trong các kỹ thuật dùng bơm
kim tiêm đưa một lượng thuốc vào cơ thể theo đường tĩnh mạch [1]
2.2. Các tai biến có thể xảy ra trong và sau tiêm tĩnh mạch
Tắc kim, phồng nơi tiêm, bệnh nhân bị sốc hoặc ngất, tắc mạch, đâm nhầm
vào động mạch, gây hoại tử, nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn lây [1]
2.3. Quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch
Quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch: là một quy trình bao gồm nhiều bước mà
người Điều dưỡng phải trải qua hàng loạt các hoạt động theo một kế hoạch đã
được định trước để hướng đến một mũi tiêm tĩnh mạch đảm bảo an toàn cho
người được tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm cho người được tiêm cũng như
nhân viên y tế và cộng đồng [2]
Bảng kiểm quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch bao gồm 4 khâu: Chuẩn bị
người bệnh, chuẩn bị người Điều dưỡng, chuẩn bị dụng cụ, tiến hành kỹ thuật
Mũi tiêm tĩnh mạch không đúng quy trình là mũi tiêm không được chuẩn bị
đầy đủ hoặc chuẩn bị không đúng các phương tiện và không thực hiện đúng đủ
các bước theo quy trình
Tiêm an toàn: Mũi tiêm an toàn là mũi tiêm được thực hiện có sử dụng dụng
cụ thích hợp, không gây hại cho người được tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm
cho người được tiêm và không tạo chất thải nguy hại cho người khác. Hay nói
cách khác tiêm an toàn nhằm: “ An toàn cho người bệnh, an toàn cho cán bộ y tế
và an toàn cộng đồng” [2]
Nhiễm khuẩn bệnh viện: Là nhiễm khuẩn phát sinh trong quá trình chăm sóc

sức khỏe khi được khám hoặc điều trị tại một cơ sở y tế nào đó


6

3. Sơ lược tình hình nghiên cứu
3.1. Trên thế giới
Tiêm được ứng dụng trong điều trị từ những năm 1920 và thịnh hành từ
chiến tranh thế giới II sau khi Penicilline được phát minh và đưa vào sử dụng
rộng rãi. Tổ chức Y tế Thới giới (WHO) ước tính bình quân mỗi người dân ở
các nước đang phát triển được tiêm 1,5 mũi tiêm/năm
Theo báo cáo của WHO (2002), trong tổng số 35 triệu nhân viên y tế, mỗi
năm có tới 2 triệu người bị tiếp xúc qua da với bệnh truyền nhiễm. Trong số đó,
40% nhiễm viêm gan B, 40% nhiễm viêm gan C và 2,5 % nhiễm HIV do bị tổn
thương do kim tiêm châm. Tổn thương do kim châm thường gặp ở Điều dưỡng
và xuất hiện nhiều trong các phòng bệnh và do tiêm gây ra nhiều nhất
Trước thực tế đó, năm 1999 các tổ chức như WHO, UNICEF và UNFPA đã
phối hợp đưa ra tuyên bố chung về hệ thống Tiêm an toàn Toàn cầu (Safety
infection Global Network), viết tắt là SIGN. Mục đích của SIGN là giảm tần số
tiêm và thực hiện tiêm an toàn
3.2. Tại Việt Nam
Nhận thức về tầm quan trọng của tiêm an toàn và các nguy cơ do tiêm
không an toàn gây nên, năm 2000 Bộ Y tế đã phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt
Nam phát động, triển khai Chương trình “Tiêm an toàn” trong toàn quốc.
Chương trình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi về thực hành tiêm an toàn
và đã được sự hưởng ứng tham gia của các ban ngành nhân viên y tế trong cả
nước đặc biệt là đội ngũ Điều dưỡng. Tuy nhiên, kết quả từ một số nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ mũi tiêm đạt đủ các tiêu chuẩn tiêm an toàn còn chưa cao
Năm 2002, tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm đã “Khảo sát đánh giá ban đầu
về hiện trạng tiêm an toàn trong các cơ sở y tế khu vực Hà Nội” tại 7 bệnh viện

và Trung tâm y tế. Kết quả cho thấy: chỉ có 10% mũi tiêm bắp, dưới da, trong da
đạt 100% tiêu chuẩn và khoảng 7% mũi tiêm bắp chỉ đạt dưới 50% điểm chuẩn.
Có 1% mũi tiêm tĩnh mạch và truyền đạt 100% tiêu chuẩn và gần 21% chỉ đạt ít
hơn 50% tiêu chuẩn qui định [7]


7

Tại Bình Định, tháng 7 năm 2005, tác giả Nguyễn Thị Như Tú đã tiến hành
nghiên cứu cắt ngang “Thực trạng tiêm an toàn tại tỉnh Bình Định sau 5 năm
hưởng ứng cuộc vận động” tại 7 bệnh viện với việc quan sát 200 mũi tiêm và
phỏng vấn 120 điều dưỡng, nữ hộ sinh và y sỹ. Kết quả quan sát thực hành tiêm
cho thấy: 94% người tiêm không rửa tay hoặc sát khuẩn trước khi đưa kim qua
da; 17% kim lấy thuốc không đảm bảo vô khuẩn; 3% kim tiêm thuốc không đảm
bảo vô khuẩn trước khi đưa qua da; 1% không đúng vị trí; 3% còn dùng 2 tay
đậy nắp kim; 1% không có hộp chống sốc khi đi tiêm [8]
Nghiên cứu khảo sát về tiêm an toàn tại bệnh viện Việt Đức năm 2009 của
Phan Thị Dung và cộng sự qua đánh giá 984 mũi tiêm tại 12 khoa lâm sàng cho
kết quả như sau: vị trí tiêm tĩnh mạch chiếm tỷ lệ cao nhất 91,7%, trong đó tiêm
qua chạc ba là 67,6%; 100% người bệnh được sử dụng bơm tiêm vô khuẩn;
97,7% chuẩn bị đầy đủ cơ số chống sốc tại xe tiêm; 95% cô lập vật sắc nhọn vào
hộp kháng thủng ngay sau khi tiêm, sát khuẩn đúng vị trí, góc kim và độ sâu
thích hợp. Tuy nhiên cũng còn 51% chưa sát khuẩn tay trước tiêm; 33,4% chưa
sát khuẩn nắp lọ thuốc, vỏ thuốc trước khi lấy thuốc; 3,4% trường hợp kim
nhiễm bẩn trước khi tiêm; 26,8% chạc ba bị nhiễm bẩn khi tiêm; 45,7% dùng hai
tay đậy nắp kim; 38,6% không sát khuẩn tay sau khi tiêm [5]


8


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
 Tiêu chuẩn lựa chọn
Điều dưỡng tại các khoa Chấn thương – Ngoại – Sản, bệnh viện A tỉnh Thái
Nguyên, hàng ngày thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cho người bệnh
 Tiêu chuẩn loại trừ
- Điều dưỡng chưa được ký hợp đồng làm việc chính thức tại khoa
- Điều dưỡng về học tập nâng cao trình độ
- Điều dưỡng Trưởng, Điều dưỡng hành chính
- Học sinh, sinh viên Điều dưỡng
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
 Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016
 Tại các khoa Chấn thương – Ngoại – Sản
3. Phương pháp nghiên cứu
 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang
 Cỡ mẫu: Lấy toàn bộ 46 Điều dưỡng hàng ngày thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnh
mạch cho người bệnh, đang làm việc tại các khoa Chấn thương – Ngoại – Sản,
bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên
 Chỉ tiêu nghiên cứu
- Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:
+ Tuổi, giới
+ Thâm niên công tác
+ Trình độ chuyên môn: Đại học, Cao đẳng, Trung cấp…
- Thực hiện quy trình kỹ thuật
+ Xem hồ sơ và chuẩn bị người bệnh: thực hiện 5 đúng, giải thích động viên
người bệnh, hỏi tiền sử dị ứng
+ Chuẩn bị người điều dưỡng: Trang phục, rửa tay thường quy
+ Chuẩn bị dụng cụ: các dụng cụ theo bảng kiểm
+ Tiến hành kỹ thuật: Các bước theo bảng kiểm



9

- Mức độ đạt điểm thực hành và phân loại mức độ đạt điểm thực hành quy trình
kỹ thuật tiêm tĩnh mạch của Điều dưỡng
- Mối liên quan giữa mức độ đạt điểm thực hành với yếu tố nhân xã hội học
 Phương pháp đánh giá:
- Bảng kiểm quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch: chúng tôi áp dụng theo bảng
kiểm đang sử dụng để giảng dạy cho Sinh viên của Bộ môn Điều Dưỡng –
Trường Cao đẳng Y Tế Thái Nguyên
- Cho điểm từng bước trong toàn bộ quy trình: mỗi bước trong quy trình chia
làm 3 mức độ:
+ Mức 1: Không làm hoặc làm sai là 0 điểm (cho mỗi bước)
+ Mức 2: Làm thiếu hoặc chưa thành thạo đạt 1điểm (cho mỗi bước)
+ Mức 3: Làm đúng, làm đủ đạt 2 điểm (cho mỗi bước)
- Tổng điểm tối đa cho toàn bộ quy trình: cả 4 khâu là 80 điểm
+ Từ < 50% tổng số điểm (< 40 điểm) đạt mức: Kém
+ Từ 50% - 69% tổng số điểm (40 – 55 điểm) đạt mức: Trung bình
+ Từ 70% - 89 tổng số điểm (56 – 71 điểm) đạt mức: Khá
+ Từ > 90% tổng số điểm (≥ 72 điểm) đạt mức: Giỏi
4. Phương pháp thu thập số liệu
Dùng bảng kiểm đã được xây dựng theo thang điểm chuẩn, người thu thập
số liệu tiến hành quan sát trực tiếp, kín đáo từng Điều dưỡng thực hiện kỹ thuật
tiêm tĩnh mạch cho người bệnh tại khoa và đánh dấu vào bảng kiểm trong phiếu
điều tra
5. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học trên phần mềm SPSS 18.0


10


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Sự phân bố về tuổi của các đối tượng nghiên cứu
Đối tượng NC

n

%

< 30 tuổi

27

58,7

30 – 40 tuổi

12

26,1

41 – 50 tuổi

3

6,5

> 50 tuổi


4

8,7

46

100

Nhóm tuổi

Tổng

Nhận xét: Nhóm tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ cao nhất 58,7% và thấp nhất là
nhóm tuổi từ 41 – 50 chiếm 6,5%
Bảng 2: Sự phân bố về giới của các đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Giới
Nam
Nữ
Tổng
Nhận xét: Do đặc thù nghề nghiệp là chăm

n

%

4
8,7
42
91,3

46
100
sóc vì vậy nữ chiếm tỷ lệ cao

hơn là 91,3%, nam chiếm 8,7%
Bảng 3: Thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Thâm niên công tác

n

< 5 năm
19
5 – 10 năm
10
11 – 15 năm
12
> 15 năm
5
Tổng
46
Nhận xét: Nhóm có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tỷ

%
41,3
21,7
26,1
10,9
100
lệ cao nhất là


41,3% và nhóm có thâm niên trên 15 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 10,9%


11

Bảng 4: Trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Trình độ chuyên môn
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học

n
24

%
52,2

19

41,3

3

6,5

46
100
Tổng

Nhận xét: Điều dưỡng trình độ Trung cấp chiếm 52,2%, Cao đẳng 41,3%,
Đại học 6,5%, cho đến thời điểm nghiên cứu chưa có trình độ sau Đại học
2. Thực trạng thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch
Bảng 5: Chuẩn bị người bệnh
Kết quả
Nội dung

Mức 1
n
%

Mức 2
n
%

Mức 3
n
%

Xem hồ sơ (5 đúng)

0

0

2

4,3

44


95,7

Giải thích động viên

0

0

28

60,9
0

18

39,1

Hỏi tiền sử dị ứng
9
19,6
0
37
80,4
Nhận xét: Có 95,7% Điều dưỡng thực hiện đúng, đủ việc xem hồ sơ y lệnh
trước khi tiêm; 80,4% Điều dưỡng khai thác tiền sử dị ứng của người bệnh trước
khi tiêm; có 39,1% Điều dưỡng giải thích động viên đầy đủ cho người bệnh
trước khi tiêm
Bảng 6: Chuẩn bị người Điều dưỡng
Kết quả

Nội dung

Mức 1
n
%

Mức 2
n
%

Mức 3
n
%

Trang phục: mũ, áo, khẩu trang

0

28

18

0

60,9

39,1

Rửa tay thường quy
33

71,7
13
28,3
0
0
Nhận xét: 60,9% Điều dưỡng khi tiêm không có đầy đủ trang phục theo quy
định, sai sót hay gặp là không đủ khẩu trang và mũ; 71,7% Điều dưỡng không
rửa tay thường quy theo quy định


12

Bảng 7: Chuẩn bị dụng cụ
Kết quả

Mức 1

TT

Mức 2

Mức 3

Nội dung

n

%

n


%

n

%

1

Xe tiêm

0

0

0

0

46

100

2

Huyết áp, ống nghe

34

73,9


2

4,3

10

21,8

3

Hộp chống sốc

3

6,5

0

0

43

93,5

4

Dây garô

0


0

0

0

46

100

5

Gối kê tay

46

100

0

0

0

0

6

2 xô đựng rác thải


0

0

2

4,3

44

95,7

7

Hộp đựng vật sắc nhọn

0

0

0

0

46

100

8


Sổ ghi y lệnh/phiếu thuốc

3

6,5

6

13,1

37

80,4

9

Bơm kim tiêm

0

0

0

0

46

100


10

Thuốc theo y lệnh

0

0

0

0

46

100

11

Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

4

8,7

0

0

42


91,3

12

Hộp bông cồn

0

0

0

0

46

100

13

Trụ cắm 2 kìm Kocher

0

0

1

2,2


45

97,8

14

Găng tay vô khuẩn

30

65,2

16

34,8

0

0

15

Khay chữ nhật vô khuẩn

0

0

0


0

46

100

Nhận xét: Có 73,9% không chuẩn bị huyết áp, ống nghe; 100% không chuẩn
bị gối kê tay; không có Điều dưỡng nào chuẩn bị găng tay vô khuẩn
Bảng 8: Tiến hành kỹ thuật
Kết quả
TT Nội dung

Mức 1
n
%

Mức 2
n
%

Mức 3
n
%


13
1

Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 1


37

80,4

8

17,4

1

2,2

2

Kiểm tra thuốc

0

0

15

32,6

31

67,4

3


Sát khuẩn ống thuốc, bẻ ống thuốc

46

100

0

0

0

0

4

Lấy thuốc vào bơm tiêm, đuổi khí

0

0

0

0

46

100


5

Để người bệnh ở tư thế thích hợp

5

10,9

0

0

41

89,1

6

Bộc lộ, xác định vị trí tiêm

0

0

0

0

46


100

7

Kê gối mỏng dưới vị trí tiêm

39

84,8

7

15,2

0

0

8

Buộc garo cách nơi tiêm 3 -5 cm

0

0

5

10,9


41

89,1

9

Sát khuẩn vị trí tiêm 2 lần

0

0

38

82,6

8

17,4

10

Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 2, đi
găng

46

100


0

0

0

0

11

Căng da và đâm kim đúng kỹ thuật

0

0

2

4,3

44

95,7

12

Thấy máu vào đốc kim, tháo garo

0


0

0

0

46

100

13

Bơm thuốc chậm, theo dõi người bệnh

0

0

0

0

46

100

14

Rút kim, kéo chệch da nơi tiêm


0

0

0

0

46

100

15

Xử lý bơm kim tiêm đúng quy trình

2

4,3

5

10,9

39

84,8

16


Sát khuẩn lại vị trí tiêm

0

0

0

0

46

100

17

Để NB nằm nghỉ

0

0

0

0

46

100


18

Dặn dò NB những điều cần thiết.

0

0

35

76,1

11

23,9

19

Thu dọn dụng cụ

0

0

0

0

46


100

20

Ghi hồ sơ hoặc vào sổ tiêm thuốc

0

0

0

0

46

100

Nhận xét: 100% Điều dưỡng không sát khuẩn tay trước khi tiêm; 100%
không sát khuẩn ống thuốc; 84,8% Điều dưỡng không kê gối mỏng dưới vị trí
tiêm; 82,6% Điều dưỡng sát khuẩn vị trí tiêm chưa đúng, đủ
3. Kết quả đánh giá thực hành quy trình kỹ thuật


14

Bảng 9: Điểm Điều dưỡng đạt được khi thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch
Nội dung

Điểm tối thiểu


Tổng

n

Điểm tối đa

điểm

Điểm

n

%

Điểm

n

%

Chuẩn bị người bệnh

46

6

3

2


4,3

5

35

76,1

Chuẩn bị người ĐD

46

4

1

5

10,9

3

34

73,9

Chuẩn bị dụng cụ

46


30

13

2

4,3

25

7

15,2

Kỹ thuật tiến hành

46

40

28

11

23,9

38

5


10,9

Toàn bộ kỹ thuật

46

80

45

3

6,5

72

4

8,7

Nhận xét: Không có Điều dưỡng nào đạt 100% số điểm chuẩn. Tổng điểm
thực hành cao nhất đạt 72/80 chiếm 8,7%, thấp nhất đạt 45/80 chiếm 6,5%,
không có Điều dưỡng nào đạt dưới 50% số điểm chuẩn
Bảng 10: Phân loại mức độ thành đạt
Kết quả
Nội dung

Kém


Trung bình

Khá

Giỏi

< 50%
tổng số điểm

50% - 69%
tổng số điểm

70% - 89%
tổng số điểm

≥ 90%
tổng số điểm

Chuẩn bị người bệnh
(6 điểm)
Chuẩn bị người Điều
dưỡng (4 điểm)
Chuẩn bị dụng cụ
(30 điểm)
Kỹ thuật tiến hành
(40 điểm)
Toàn bộ kỹ thuật
( 80 điểm)
Nhận xét: Không có


n

%

n

%

n

%

n

%

0

0

2

4,3

23

50,0

21


45,7

5

10,9

7

15,2

34

73,9

0

0

2

4,3

6

13,1

38

82,6


0

0

0

0

0

0

40

86,9

6

13,1

0

0

3

6,5

39


84,8

4

8,7

Điều dưỡng nào đạt loại giỏi ở phần chuẩn bị dụng cụ

và chuẩn bị người Điều dưỡng. Toàn bộ kỹ thuật tiêm tĩnh mạch: có 8,7% đạt
loại giỏi, 84,8% đạt loại khá; 6,5% đạt loại trung bình
4. Một số yếu tố liên quan đến việc thực hành kỹ thuật


15

Bảng 11: Liên quan giữa trình độ với mức độ đạt điểm thực hành kỹ
thuật
Kết quả
Trình độ

Trung bình

Khá

Giỏi

50% - 69%
tổng điểm

70% - 89%

tổng điểm

≥ 90%
tổng điểm

n

%

n

%

n

%

Trung cấp

1

33,3

23

59,0

0

0


Cao đẳng

2

66,7

14

35,9

3

75

Đại học

0

0

2

5,1

1

25

P


>0,05

Tổng

3
100
39 100
4
100
Nhận xét: So sánh về mức độ thành đạt điểm thực hành kỹ thuật giữa các
nhóm trình độ chuyên môn chúng tôi thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê với P > 0,05
Bảng 12: Liên quan giữa thâm niên với mức độ đạt điểm thực hành kỹ thuật
Kết quả
Thâm niên

Trung bình

Khá

Giỏi

50% - 69%
tổng điểm

70% - 89%
tổng điểm

≥ 90%

tổng điểm

n

%

n

%

n

%

Dưới 5 năm

1

33,3

17

43,6

1

25

Từ 5 – 10 năm


0

0

7

18,0

3

75

Từ 11 – 15 năm

2

66,7

10

25,6

0

0

Trên 15 năm

0


0

5

12,8

0

0

P

>0,05

Tổng

3
100
39 100
4
100
Nhận xét: So sánh về mức độ thành đạt điểm thực hành kỹ thuật giữa các
nhóm có thâm niên công tác khác nhau chúng tôi thấy sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với P > 0,05
Bảng 13: Liên quan giữa độ tuổi với mức độ đạt điểm thực hành kỹ thuật
Kết quả
Độ tuổi
<30

Trung bình


Khá

Giỏi

50% - 69%
tổng điểm

70% - 89%
tổng điểm

≥ 90%
tổng điểm

n

%

n

%

n

%

1

33,3


23

59,0

3

75

P
>0,05


16

30 – 40

0

0

11

28,2

1

25

41 – 50


1

33,3

2

5,1

0

0

>50

1

33,3

3

7,7

0

0

Tổng

3
100

39 100
4
100
Nhận xét: So sánh về mức độ thành đạt điểm thực hành kỹ thuật giữa các
nhóm tuổi chúng tôi thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05


17

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
1. Các thông tin về đối tượng nghiên cứu
1.1. Tuổi
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy: Điều dưỡng tại các khoa Chấn
thương – Ngoại – Sản của Bệnh viện A rất trẻ, có 58,7% Điều dưỡng có độ tuổi
dưới 30. Điều này cũng phù hợp với tình hình nâng cấp phát triển và mở rộng
của Bệnh viện trong thời gian qua
1.2. Giới
Bảng 2 cho chúng ta thấy tỷ lệ Điều dưỡng nữ chiếm 91,3% trong khi đó
Điều dưỡng nam chỉ có 8,7%. Điều này cũng phù hợp do tính chất đặc thù nghề
nghiệp tạo nên. Trong nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan tỷ lệ nữ chiếm 91,5%
[6], nghiên cứu của Dương Thị Tuấn Anh tỷ lệ nữ là 80% [4]
1.3. Thâm niên
Nhóm có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,3%, yếu
tố này phù hợp với hiện trạng nhân lực trẻ tại các khoa. Tỷ lệ Điều dưỡng có
thâm niên công tác dưới 5 năm theo nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan là
23,9% [6]
1.4. Trình độ
Bảng 4 cho thấy: Điều dưỡng có trình độ Trung cấp chiếm tỷ lệ cao 52,2%,
Cao đẳng chiếm 41,3%, Đại học chiếm 6,5%, cho đến thời điểm nghiên cứu
chưa có trình độ sau Đại học

2. Thực trạng thực hành quy trình tiêm tĩnh mạch
2.1. Chuẩn bị người bệnh
Trong lĩnh vực y tế, trước khi chuẩn bị thực hiện bất kỳ thao tác kỹ thuật
hay can thiệp gì đối với người bệnh, cán bộ y tế phải chuẩn bị người bệnh cẩn
thận. Chuẩn bị người bệnh trước khi tiêm tĩnh mạch bao gồm: xem xét hồ sơ
bệnh án (5 đúng), giải thích động viên người bệnh và khai thác tiền sử dị ứng


18

Năm đúng bao gồm: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng
đường sử dụng và đúng thời gian dùng thuốc. Tất cả những quy tắc trên nhằm
đảm bảo việc sủ dụng thuốc cho người bệnh chính xác, an toàn và hiệu quả
Người bệnh khi vào viện có rất nhiều sự lo lắng, đặc biệt là những người
bệnh nặng. Chính vì vậy, họ rất cần sự giải thích tỷ mỷ, động viên ân cần tạo sự
an tâm tin tưởng và từ đó sẽ nắm bắt được những thông tin cần thiết và sự hợp
tác tốt của người bệnh. Khi có sự hợp tác, việc thực hiện các thao tác kỹ thuật
của người Điều dưỡng sẽ rất thuận lợi
Bảng 5 cho thấy, việc thực hiện quy tắc 5 đúng của Điều dưỡng rất tốt với
tỷ lệ làm đúng làm đủ là 95,7%. Tuy nhiên, việc giải thích động viên người bệnh
chưa tốt. Cụ thể, có tới 60,9% Điều dưỡng thực hiện việc này chưa thành thạo,
19,6% Điều dưỡng không khai thác tiền sử dị ứng của người bệnh. Kết quả này
tương đương với nghiên cứu của Dương Thị Tuấn Anh (60%) [8] và cao hơn
nhiều so với nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan (22,2%) [6]
Giải thích về điều này, chúng tôi cho rằng do đội ngũ Điều dưỡng còn rất
trẻ, có 58,7% Điều dưỡng có độ tuổi dưới 30, thâm niên công tác ít, kinh nghiệm
còn thiếu. Chính vì vậy để giải quyết vấn đề này, không chỉ cần nỗ lực của Điều
dưỡng còn cần sự hỗ trợ từ phía Bệnh viện trong việc đào tạo, nâng cao kỹ năng
giao tiếp
2.2. Chuẩn bị người Điều dưỡng

Việc chuẩn bị người Điều dưỡng cũng rất quan trọng, nó không chỉ giúp
phòng ngừa, hạn chế rủi ro các tai nạn nghề nghiệp mà còn giúp giảm nguy cơ
lây nhiễm đối với người bệnh.
Tuy nhiên qua bảng 6 cho thấy, việc chuẩn bị người Điều dưỡng còn rất hạn
chế. Về trang phục có 60,9% còn chuẩn bị thiếu, tỷ lệ này thấp hơn so với
nghiên cứu của Dương Thị Tuấn Anh (66,2%) [4]. Về rửa tay thường quy có tới
71,7% Điều dưỡng không thực hiện, 28,3 % thực hiện không đầy đủ. Tỷ lệ này
thấp hơn nhiều so với của Hoàng Thị Vân Lan (96,6%) [6]


19

Để việc chăm sóc người bệnh được tốt hơn thì đây là một việc cần thiết phải
thay đổi, Bệnh viện cần tăng cường và thường xuyên mở các lớp tập huấn lại về
rửa tay thường quy và nâng cao nhận thức của Điều dưỡng về tầm quan trọng
của việc rửa tay thường quy
2.3. Chuẩn bị dụng cụ
Khi thực hành các thao tác kỹ thuật trên người bệnh có thể xảy ra các tai
biến nên việc chuẩn bị đầy đủ các phương tiện là cần thiết cho quá trình thực
hành tiêm truyền được diễn ra thuận lợi, hạn chế các tai biến cho người bệnh,
nhân viên y tế và kịp thời cấp cứu, theo dõi được tình trạng người bệnh khi có
phản ứng sốc xảy ra.
Trong nội dung chuẩn bi dụng cụ và thuốc có 15 nội dung, trong đó có 3 nội
dung không được làm hoặc được làm rất ít như chuẩn bị huyết áp – ống nghe
(73,9%), gối kê tay (100%), găng tay vô khuẩn (100%). Giải thích về vấn đề
này, theo chúng tôi có lẽ do áp lực công việc đòi hỏi phải nhanh chóng, bên cạnh
đó phương tiện trang bị còn thiếu (thiếu găng tay vô khuẩn) cộng thêm tâm lý
chủ quan của người Điều dưỡng nên các nội dung này ít được quan tâm đến
Tuy nhiên, Điều dưỡng cũng có ý thức cao về việc cấp cứu những tai biến
nguy hiểm có thể xảy ra khi tiêm truyền hàng ngày như việc cấp cứu sốc phản

vệ, cụ thể có tới 93,5% Điều dưỡng chuẩn bị đầy đủ hộp chống sốc. Kết quả này
cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan (88%) [6] và của Dương Thị
Tuấn Anh (78,8%) [4]
2.4. Tiến hành kỹ thuật
Khi nhìn một Điều dưỡng tiêm tĩnh mạch, tưởng chừng rất đơn giản. Tuy
nhiên khi đứng trên góc độ chuyên môn, tiêm tĩnh mạch là một kỹ thuật khá
phức tạp nếu người Điều dưỡng thực hiện đầy đủ các thao tác kỹ thuật.
Trong nghiên cứu này, ở hầu hết các thao tác kỹ thuật, người Điều dưỡng
thực hiện rất tốt. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta có thể nhận thấy một điều là Điều
dưỡng chưa thật sự ý thức đúng mức về vấn đề vô trùng và sát trùng khi thực
hiện thao tác tiêm tĩnh mạch: 80,4% Điều dưỡng không sát khuẩn tay lần 1 trước


20

khi tiêm; 100% không sát khuẩn ống thuốc trước khi lấy thuốc; 82,6% Điều
dưỡng sát khuẩn vị trí tiêm chưa đúng, đủ; 100% Điều dưỡng không sát khuẩn
tay lần 2 và đi găng vô khuẩn
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Dương
Thị Tuấn Anh và Hoàng Thị Vân Lan [4],[6]. Đây là vấn đề cần phải suy nghĩ.
Bởi vì những thiếu sót trên của người Điều dưỡng có thể làm tăng nguy có lây
lan các bệnh truyền nhiễm trong quá trình thực hiện tiêm tĩnh mạch, trong khi đó
nhiễm trùng bệnh viện đang là vấn đề nhức nhối và nan giải.
Việc không chú ý đúng mức đến vấn đề sát trùng khi tiêm có thể liên quan
đến vấn đề ý thức của người Điều dưỡng và do áp lực công việc đòi hỏi người
Điều dưỡng cần phải làm nhanh nên một số thao tác được rút ngắn hoặc bỏ qua.
Để khắc phục vấn đề này không chỉ cần sự điều chỉnh trong ý thức của người
Điều dưỡng mà còn cần sự quan tâm của lãnh đạo trong vấn đề bố trí tổ chức
công việc phù hợp
3. Kết quả đánh giá thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Đánh giá về thực hành kỹ thuật
Theo kết quả bảng 9, không có Điều dưỡng nào đạt 100% số điểm chuẩn.
Tổng điểm thực hành cao nhất đạt 72/80 chiếm 8,7%; thấp nhất đạt 45/80 chiếm
6,5%; không có Điều dưỡng nào đạt dưới 50% số điểm chuẩn. Nghiên cứu của
tác giả Hoàng Thị Vân Lan [6] cũng cho kết quả tương tự
3.2. Đánh giá mức độ thành đạt
Với phân mức dưới 50% tổng số điểm là kém, từ 50 – 69% tổng số điểm là
trung bình, từ 70 – 89 % tổng số điểm là khá và trên 90% tổng số điểm là giỏi.
Xét trên toàn bộ kỹ thuật, chỉ có 8,7% Điều dưỡng xếp loại giỏi. Tuy nhiên
không có Điều dưỡng nào xếp loại kém. Xét trên từng khía cạnh cụ thể, việc
chuẩn bị người bệnh là tốt nhất với 45,7% đạt điểm giỏi và chuẩn bị người Điều
dưỡng là kém nhất với 10,9% dưới điểm trung bình.


21

Để nâng cao chất lượng kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cần phải nỗ lực trong tất cả
các khâu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Dương
Thị Tuấn Anh [4]
4. Một số yếu tố liên quan đến việc thực hành kỹ thuật
Để tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mức độ thành đạt của người Điều
dưỡng, chúng tôi lấy 3 nhóm có mức độ đạt điểm thực hành kỹ thuật là: Giỏi,
Khá, Trung bình (không có Điều dưỡng nào đạt điểm thực hành kỹ thuật ở mức
Kém) và tiến hành phân tích bảng chéo để kiểm định mối quan hệ giữa các
nhóm: trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, độ tuổi với mức độ đạt điểm
thực hành kỹ thuật bằng cách dùng kiểm định Chi – bình phương (Chi-square).
Kết quả nghiên cứu cho thấy theo từng nhóm có sự chênh lệch không đáng
kể và không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05. Do tiêm tĩnh mạch là kỹ thuật mà
người Điều dưỡng thường xuyên thực hành trên lâm sàng do đó không có sự
khác biệt về mức độ thành đạt của họ. Kết quả này phù hợp với quan sát của

chúng tôi trên lâm sàng. Nghiên cứu của tác giả Dương Thị Tuấn Anh cũng cho
kết quả tương tự.


22

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu việc thực hiện qui trình tiêm tĩnh mạch của 46 Điều
dưỡng đang làm việc tại các khoa Chấn thương – Ngoại – Sản, Bệnh viện A
Thái Nguyên chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1. Một số đặc điểm của Điều dưỡng: lứa tuổi < 30 chiếm tỷ lệ cao 58,7 %; tỷ lệ
nữ chiếm 91,3%; thâm niên công tác < 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 41,3%;
trình độ Đại học chiếm 6,5%, Cao đẳng 41,3%, Trung cấp chiếm 52,2%
2. Thực hành qui trình tiêm tĩnh mạch:
- Kết quả điểm thực hành đạt loại Giỏi là 8,7%, loại Khá là 84,8%, Trung bình
là 6,5% và không có trường hợp nào đạt loại kém
- Còn một số nội dung trong kỹ thuật tiêm tĩnh mạch không hoặc ít được các
Điều dưỡnng thực hiện:
+ 60,9% Điều dưỡng khi tiêm không có đầy đủ trang phục theo quy định
+ 71,7% Điều dưỡng không rửa tay thường qui theo quy định
+ 73,9% Điều dưỡng không chuẩn bị huyết áp – ống nghe
+ 100% Điều dưỡng không chuẩn bị gối kê tay
+ 100% Điều dưỡng không chuẩn bị găng tay vô khuẩn
+ 100% Điều dưỡng không sát khuẩn ống thuốc
+ 82,6% Điều dưỡng sát khuẩn vị trí tiêm chưa đúng, đủ
+ 65,2% Điều dưỡng không sát khuẩn tay lần 2 và đi găng vô khuẩn
3. Không có sự khác biệt về mức độ thành đạt giữa các nhóm tuối, thâm niêm
công tác, và trình độ điều dưỡng



23

CHƯƠNG VI: KHUYẾN NGHỊ
Từ kết quả thu được qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau:
1. Thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình
kỹ thuật chăm sóc người bệnh nói chung và kỹ thuật tiêm tĩnh mạch nói riêng để
củng cố và hoàn thiện kiến thức cho Điều dưỡng. Chú trọng kỹ năng giao tiếp
góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
2. Cần cung ứng đầy đủ các dụng cụ cần thiết. Nơi rửa tay tiện lợi và hợp lý
tại các buồng bệnh và buồng tiêm, dung dịch sát khuẩn tay tại các xe tiêm để
người Điều dưỡng có điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đúng quy trình kỹ
thuật
3. Đối với công tác giảng dạy cần:
+ Tích cực lồng ghép các tình huống giả định vào bài học nhằm tăng cường
khả năng giao tiếp của học sinh – sinh viên Điều dưỡng với người bệnh khi thực
hành nghề nghiệp
+ Nâng cao hơn nữa cho các em học sinh – sinh viên Điều dưỡng về sự nhận
thức và thái độ đúng đắn khi thực hành quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh
nói chung và kỹ thuật tiêm tĩnh mạch nói riêng


24

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều dưỡng cơ sở 1 (2015), Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tài liệu lưu
hành nội bộ
2. Điều dưỡng cơ bản tập II (2007) NXB Y học BYT
3. Sinh lý giải phẫu tập 1 (2009) NXB Y học BYT
4. Dương Thị Tuấn Anh (2011), “Đánh giá thực trạng việc thực hiện quy trình
tiêm tĩnh mạch của Điều dưỡng bệnh viện xây dựng”

5. Phan Thị Dung (2009), Nghiên cứu khảo sát về tiêm an toàn tại bệnh viện
Việt Đức năm 2009, Hà Nội
6. Hoàng Thị Vân Lan (2006), “Nhận xét việc thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnh
mạch của Điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Nam Định”
7. Nguyễn Thị Minh Tâm (2002). “Kết quả điều tra tiêm an toàn tại các bệnh
viện khu vực Hà Nội”. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu Điều dưỡng
8. Nguyễn Thị Như Tú (2005), "Thực trạng Tiêm an toàn tại tỉnh Bình Định
sau 5 năm hưởng ứng cuộc vận động", Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều
dưỡng toàn quốc lần thứ II, 2005, Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hà Nội


25

PHỤ LỤC
Bảng kiểm quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch
TT

Nội dung

Chuẩn bị người bệnh
1

Xem hồ sơ: 5 đúng

2

Giải thích, động viên người bệnh

3


Hỏi tiền sử dị ứng thuốc

Chuẩn bị người Điều dưỡng
4

Trang phục: Quần áo, mũ, khẩu trang công tác

5

Rửa tay thường quy

Chuẩn bị dụng cụ
Xe tiêm
6
7

Huyết áp, ống nghe

8

Hộp chống sốc

9

Dây garô

10

Gối kê tay


11

2 xô đựng rác thải

12

Hộp đựng vật sắc nhọn

13

Sổ ghi y lệnh/phiếu thuốc

14

Bơm kim tiêm

15

Thuốc theo y lệnh

16

Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

17

Hộp bông cồn

18


Trụ cắm 2 kìm Kocher

19
20

Găng tay vô khuẩn
Khay chữ nhật vô khuẩn

Kỹ thuật tiến hành
21

Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 1

22

Kiểm tra thuốc

Thang điểm
0

1

2


×