Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận môn luật cạnh tranh đề tài hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác và thực tiễn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.51 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA LUẬT KINH TẾ


TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
HÀNH VI GÂY RỐI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
KHÁC VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn :

TS. Trần Thăng Long

Sinh viên thực hiện

Trương Công Luật

:

Nguyễn Đức Anh
Lớp

:

ALA 01

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 09 năm 2015


GVHD : TS. Trần Thăng Long



Lời mở đầu :
Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường.
Đảm bảo cạnh tranh tự do và công bằng thường được coi là giải pháp quan trọng nhằm
đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh. Tuy nhiên, cạnh tranh bao giờ cũng là
thứ áp lực rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp trên thị trường. Để chống lại đối thủ cạnh
tranh, duy trì sự tồn tại, mở rộng thị trường, thu nhiều lợi nhuận, doanh nghiệp đôi khi sử
dụng các phương pháp cạnh tranh không lành mạnh, có thể ảnh hưởng, gây thiệt hại cho
người tiêu dùng, cho doanh nghiệp khác và môi trường cạnh tranh lành mạnh. Do đó, yêu
cầu tất yếu là sự ra đời hệ thống pháp luật cạnh tranh nói chung và các quy định về xử lí
hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói riêng để có thể xử phạt nghiêm khắc và tiến tới
xóa bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng,
công bằng, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nắm được tầm quan trọng của
vấn đề này, nhóm em xin lựa chọn đề bài: “Hành vi gây rối hoạt dộng kinh doanh của
các doanh nghiệp khác và thực tiễn tại Việt Nam ” để trình bày những hiểu biết của
nhóm em về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu, khó tránh khỏi sai sót, kính mong nhận
được sự góp ý của thầy để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm
ơn.

Trang 2


GVHD : TS. Trần Thăng Long

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC......................................................................................................................................................3
I. CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH..........................................................................................................4
1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh:.................................................................................4
2. Một số quy định về pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới:...........................................5
Các Quy định về Cạnh tranh không lành mạnh tại Nhật. ........................................................................5

II. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp khác..........................................................6
1. Khái niệm:............................................................................................................................................6
2. Phân biệt hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác và hành vi cạnh tranh thông
thường :...................................................................................................................................................6
3. Hành thức xử lý:...................................................................................................................................6
III. THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM.......................................................................................................................7
1. Thực trạng xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta hiện nay........................................7
2. Một số kiến nghị và giải pháp ...........................................................................................................10

Trang 3


GVHD : TS. Trần Thăng Long

HÀNH VI GÂY RỐI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
KHÁC VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM

I. CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh trạnh của doanh nghiệp trong quá
trình kinh doanh trái với các chuẩn muwcjthoong thường về đạo đức kinh doanh gây thiệt
hại hoặc có thể gây thiệt hại đén lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp khác hoặc người tiêu dùng (Theo khoản 4 , Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004).
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có những đực điểm sau:
-Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh
trên thị trường thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận.
-Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi có tính chất đối lập, đi ngược lại
các thông lệ tốt, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh, có thể hiểu là các quy tắc xử sự
chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường.
-Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích

Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Điều 39 Luật canh tranh 2004 bao gồm ::
1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;
3. ép buộc trong kinh doanh;
4. Gièm pha doanh nghiệp khác;
5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

Trang 4


GVHD : TS. Trần Thăng Long
6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
8. Phân biệt đối xử của hiệp hội;
9. Bán hàng đa cấp bất chính;
10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều
3 của Luật cạnh tranh 2004 do Chính phủ quy định.
2. Một số quy định về pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới:
• Quy định chung về pháp luật cạnh tranh không lành mạnh tại Hoa Kỳ.
Hầu hết các hành vi được xem là “cạnh tranh không lành mạnh” theo qui định của Luật
Cạnh tranh Việt Nam rơi vào 4 loại hành vi sau của hệ thống pháp luật Mỹ gồm: hành vi
cản trở hoạt động kinh doanh thông thường (thuộc sự điều chỉnh của các Luật của các
bang khác nhau); hành vi xâm phạm nhãn hiệu hoặc bản quyền (thuộc sự điều chỉnh của
Đạo Luật giảm chất lượng thương hiệu liên bang 1996 (Federal Trademark Dilution Act)
và Đạo Luật Lanham), và quảng cáo so sánh gian dối hoặc gây nhầm lẫn (Thuộc sự điều
chỉnh của Đạo Luật Lanham); và hành vi quảng cáo hoặc marketing thông thường gian
dối hoặc gây nhầm lẫn gây thiệt hại cho tiêu dùng nói chung.
.

• Các Quy định về Cạnh tranh không lành mạnh tại Nhật.
Theo Luật Cạnh tranh Việt Nam, 9 hành vi bị xác định là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh được quy định trong Luật Cạnh tranh từ diều 39 đến điều 48. Tương tự với các
hành vi được quy định trong pháp luật Việt Nam, tại Nhật, các hành vi dạng đó không chỉ
được quy định trong Luật cạnh tranh mà được quy định rải rác trong nhiều Luật khác
nhau. Theo các tiêu chí xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam, các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Nhật được quy định chủ yếu trong Luật Cạnh
tranh, Luật cấm cạnh tranh không lành mạnh, Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt
và Luật cấm bán hàng đa cấp dạng hình tháp. Ngoài ra, liên quan đến các quy định về chỉ
dẫn gây nhầm lẫn, có rất nhiều bộ luật khác tại Nhật có liên quan, ví dụ như Luật Thương
hiệu, Luật Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản…

Trang 5


GVHD : TS. Trần Thăng Long
II. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp khác
1. Khái niệm:
Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bị cấm là
hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đó.
Ví dụ : Một số doanh nghiệp vận tải hành khách tại tỉnh X chặn đầu không cho xe
khách của 1 đối thủ cạnh tranh xuất bến dẫn đến tình trạng hành khách không được vận
chuyển, ảnh hưởng đến trật tự công cộng và tắc nghẽn giao thông. Hành vi trên bị coi là
gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác .
2. Phân biệt hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác và hành
vi cạnh tranh thông thường :
-

Trên thực tế, hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác được


thể dưới nhiều hình thức thủ đoạn khác nhau. Tuy nhiên, các hành vi này đều mang tính
chất đi ngược lại thông lệ, đạo đức kinh doanh hoặc vi phạm pháp luật. Các hành vi cạnh
tranh thông thường như giảm giá, tăng sản lượng …. mặc dù cũng ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp cạnh tranh khác nhưng không bị coi là Gây rối hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp khác.
- Hành vi giữ hàng tồn kho và bán hàng với giá thấp là hành vi gây rối hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp khác.
3. Hành thức xử lý:
-

Doanh nghiệp có hành vi gây rối trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp khác sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000

-

đồng.
Trong trường hợp hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác làm cho
doanh nghiệp bị gây rối không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình
thường, doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Trang 6


GVHD : TS. Trần Thăng Long
-

Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số

-


hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả

-

tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Buộc cải chính công khai.
III. THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
1. Thực trạng xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta hiện nay
Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường.
Đảm bảo cạnh tranh tự do và công bằng thường được coi là giải pháp quan trọng nhằm
đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế
chung của đất nước. Tuy nhiên, cạnh tranh bao giờ cũng là thứ áp lực rất lớn đối với mỗi
doanh nghiệp trên thị trường. Để chống lại đối thủ cạnh tranh, duy trì sự tồn tại, mở rộng
thị trường, thu nhiều lợi nhuận, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sử dụng phương
pháp cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Thay vào đó, nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẵn
sàng sử dụng cả các thủ đoạn cạnh tranh bị coi là “xấu”, là “không đẹp” hay nói cách
khác là “không lành mạnh”. Thậm chí tình trạng làm hàng giả cũng diễn ra một cách hết
sức phức tạp .
Kể từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhất là khi áp lực cạnh tranh trên thị
trường ngày một lớn, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến sự tồn tại của nhiều loại
hành vi cạnh tranh được coi là không lành mạnh. Trong số các hành vi đó phải kể đến các
dạng hành vi như: “gây nhầm lẫn cho khách hàng” (bằng cách nhái nhãn mác, ăn theo
các thương hiệu nổi tiếng: chẳng hạn Lavie và La Ville, Lavier, Lavige v.v.; xe máy
WAVE và WAKE UP, WASE, WAYTHAI ; DREAM và DEALIM, DLEAM; thuốc
cảm cúm Decolgen, Decoagen v.v.); “quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh” (vụ dây cáp điện CADIVI và CADISUN); “Hành vi gièm pha, gây rối hoạt
động kinh doanh đối thủ cạnh tranh” (chẳng hạn tin đồn rằng ăn bột ngọt (mì chính) của
hãng bột ngọt Ajinomoto là “gây ung thư”. Ăn nước mắm Chinsu“gây ung thư”, trong

bia BIGI (Tiền Giang) có ruồi, trong chai bia Tiger có gián, băng vệ sinh P&G có chất
amiăng gây hại cho người sử dụng v.v.); “Bán hàng đa cấp bất chính” (công ty TGM).
Tuy nhiên, hiện tại việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh kể trên nói
chung còn hết sức khiêm tốn. Điều này có nguyên nhân cả từ trong sự chưa hoàn thiện
của hệ thống pháp luật cũng như sự thiếu kinh nghiệm trong công tác đấu tranh chống
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Ví dụ thực tiễn đang xảy ra : Từ cuối năm 2003, thực hiện Quyết định số 3508/QĐ-UB,
ngày 18-12-2003 của UBND tỉnh Nam Định, huyện Nam Trực đã thu hồi 142.735 m 2
đất hai vụ lúa tại xứ đồng Trì Hoàng, xã Nam Hồng (bao gồm 4.614 m 2 đất công do xã
Trang 7


GVHD : TS. Trần Thăng Long
quản lý và 138.121 m 2 đất đã giao ổn định cho 167 hộ dân ở xóm Đông Trung Thắng sử
dụng theo quy định của Luật Đất đai năm 2003) để giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơ bản huyện Nam Trực tiến hành xây dựng cụm công nghiệp (CCN) Nam
Hồng, đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc thu hồi đất, chi trả tiền đền bù cho các hộ dân được thực hiện theo hình thức chi trả
trực tiếp, có lập phiếu chi, giấy biên nhận và cam kết "sau khi nhận tiền bồi thường sẽ
bàn giao mặt bằng cho Ban quản lý dự án". Vì vậy, việc nhận tiền bồi thường, bàn giao
đất thực hiện suôn sẻ.
Huyện Nam Trực bàn giao mặt bằng và các giá trị hạng mục đầu tư ở CCN Nam Hồng
cho Công ty CP tàu thủy Hoàng Anh (thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VINASHIN
trước đây). Công ty CP Hoàng Anh đã nộp vào ngân sách nhà nước gần 32 tỷ đồng tiền
sử dụng đất. Do VINASHIN gặp khó khăn nghiêm trọng, phải cơ cấu lại, Công ty Hoàng
Anh không có khả năng đầu tư, sử dụng hết diện tích đất được giao cho nên chủ động tìm
đối tác, báo cáo UBND tỉnh Nam Định cho phép chuyển nhượng một phần dự án cho
Công ty TNHH YAMANI là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài (Đài Loan), chuyên
sản xuất sản phẩm đồ da xuất khẩu.
Theo đó, UBND tỉnh Nam Định đã thu hồi 78.147 m 2 đất trong tổng số 130.845 m 2 đất

của Công ty CP Hoàng Anh để Công ty TNHH YAMANI thuê lại với hình thức không
phải trả tiền thuê đất cho địa phương (thực chất là YAMANI thuê lại của Công ty Hoàng
Anh).
Hiện nay, Công ty TNHH YAMANI đã đi vào hoạt động, tạo việc làm và thu nhập ổn
định (3 triệu đến 4 triệu đồng/người/ tháng) cho 2.800 lao động (chủ yếu là người trong
khu vực); dự kiến sẽ tuyển thêm 600 lao động trong thời gian tới.
Tuy nhiên, sự việc phát sinh phức tạp khi ngày 19-1-2014, các hộ dân xóm Đông Trung
Thắng có đơn kiến nghị, sau năm 2013, Nhà nước tiếp tục đền bù, hỗ trợ đối với số diện
tích đất đã thu hồi trước đó. Vì họ cho rằng "đất chỉ cho thuê đến hết năm 2013".
Huyện Nam Trực cùng các ngành chức năng của tỉnh Nam Định tổ chức ba cuộc đối
thoại với đại diện các hộ dân xóm Đông Trung Thắng. Sau khi nghe ý kiến phát biểu của
đại diện các hộ dân, các phòng, ban chuyên môn của huyện, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ
tịch UBND huyện Nam Trực Vũ Đức Hạnh kết luận: Việc thu hồi đất để xây dựng CCN
Nam Hồng được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đến nay, các khiếu nại về việc
đền bù, thu hồi đất ở CCN này không còn thời hiệu xem xét giải quyết. Xét điều kiện
kinh tế -xã hội cụ thể của xóm Đông Trung Thắng hiện nay, huyện quyết định hỗ trợ an
Trang 8


GVHD : TS. Trần Thăng Long
sinh (học nghề, ngoài độ tuổi lao động) cho 78 hộ gồm 255 khẩu, với tổng số tiền hơn
một tỷ đồng; giao UBND xã Nam Hồng xây dựng phương án hỗ trợ xóm Đông Trung
Thắng cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng với kinh phí dự trù ban đầu là 4,5 tỷ
đồng.
Tuy vậy, đại diện các hộ dân không nhất trí với phương án giải quyết của huyện; tiến
hành họp để thống nhất việc tổ chức tụ tập tại doanh nghiệp YAMANI, nhằm gây sức ép
với tỉnh, huyện phải đáp ứng những yêu cầu không chính đáng của họ. Huyện Nam Trực
thành lập tổ công tác trực tiếp xuống các hộ dân giải thích, tuyên truyền, vận động người
dân hiểu đúng bản chất của sự việc, nghiêm túc chấp hành các quy định của Nhà nước,
không nghe các phần tử quá khích làm mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Công an tỉnh Nam Định tăng cường lực lượng cùng công an, quân sự huyện Nam Trực và
xã Nam Hồng liên tục ngày đêm có mặt tại doanh nghiệp để ổn định tình hình, bảo đảm
cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất. Cơ quan chức năng đã bắt, tạm giữ hành chính bảy
đối tượng để đấu tranh, phân loại. Thực tế cho thấy, có hơn 50% số hộ dân trong xóm
nhất trí với chủ trương giải quyết của tỉnh, huyện, không muốn đi khiếu kiện tập trung
đông người nhưng do một số người cầm đầu xúi giục, khống chế bằng "luật" của xóm
"nếu ai không đi khiếu kiện thì đến khi gia đình có việc vui, buồn, dân làng sẽ không
đến", cho nên liên tục từ ngày 11-6 đến nay (cứ vào khoảng đầu giờ làm việc buổi sáng
và cuối giờ làm việc buổi chiều) hằng ngày, thường có khoảng 100 người dân Đông
Trung Thắng tụ tập trước cổng Nhà máy YAMANI, ngăn cản không cho công nhân vào
làm việc. Thậm chí nhóm người quá khích này còn tuần hành trên một số tuyến đường
của xã, nhắn tin qua điện thoại đe dọa công nhân, làm mất trật tự an ninh trên địa bàn,
ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường đầu tư của địa phương.
Tại buổi gặp mặt với đại diện các cơ quan báo chí trung ương, địa phương mới đây, lãnh
đạo huyện Nam Trực khẳng định: Quá trình đền bù, thu hồi đất để xây dựng CCN Nam
Hồng được thực hiện đúng quy định của pháp luật; không có chuyện bồi thường lần hai
vì yêu cầu của các hộ dân trái với quy định của pháp luật, đây chỉ là cái cớ để một số hộ
dân ở xóm Đông Trung Thắng đưa ra những yêu sách không chính đáng. Những hành vi
tụ tập đông người, gây rối trước cổng doanh nghiệp YAMANI trong gần ba tuần qua là
sai trái. Huyện Nam Trực quyết liệt triển khai đồng bộ, bảo đảm tuyệt đối an toàn để
doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường; tiếp tục tuyên truyền
vận động người dân xóm Đông Trung Thắng hiểu rõ bản chất vấn đề không để kẻ xấu lợi
dụng lôi kéo đi khiếu kiện đông người bất hợp pháp. Đồng thời, kiên quyết xử lý những
Trang 9


GVHD : TS. Trần Thăng Long
đối tượng quá khích cầm đầu, những hành vi gây rối, cản trở hoạt động của doanh nghiệp
nước ngoài để giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, giữ vững sự ổn định an ninh chính trị
trên địa bàn, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động, góp phần phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Một số kiến nghị và giải pháp .
Trong thời gian qua, để triển khai Luật Cạnh tranh cũng như các quy định xử lý hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Nghị
định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24-08-2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; Nghị
định 116/2005/NĐ-CP ngày 15-09-2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Cạnh tranh; Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30-09-2005 quy định về xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị định 05/2006/NĐ-CP ngày 09-01-2006 về việc
thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng
cạnh tranh; Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.
Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả các quy định về cạnh tranh không lành mạnh, vẫn
còn nhiều vấn đề về mặt pháp lý cần phải được hoàn thiện như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại
Luật Cạnh tranh tuy có quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng chỉ mới
điều chỉnh các hành vi này bằng mệnh lệnh hành chính. Vấn đề bồi thường thiệt hại do
hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra không được quy định cụ thể mà Luật lại dẫn
chiếu đến pháp luật dân sự (Điều 117 Luật Cạnh tranh).
Như vậy, vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành
mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ
luật dân sự năm 2005.
Để cho các quy định về bồi thường thiệt hại liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành
mạnh triển khai được trong thực tế rất nhiều vấn đề pháp lý được đặt ra cần có sự hướng
dẫn, giải thích từ các cơ quan có thẩm quyền (nhất là từ phía Tòa án nhân dân tối cao,
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Thương mại). Trong các vấn đề ấy, cần quan tâm
giải quyết các vấn đề sau:
- Xác định rõ chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh
tranh không lành mạnh gây ra?
Theo thông lệ chung của các nước, đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chủ thể
tiến hành khởi kiện chủ yếu là các đối thủ cạnh tranh. Vậy nên chăng, pháp luật nước ta

quy định rõ về vấn đề này.
- Những loại chế tài dân sự nào có thể áp dụng cho chủ thể có hành vi cạnh tranh không
lành mạnh.
Trang 10


GVHD : TS. Trần Thăng Long
Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật dân sự năm 2005, khi quyền dân sự của một chủ thể bị
xâm phạm, chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (trong đó có Tòa
án) áp dụng một trong các hình thức sau: a) công nhận quyền dân sự; b) buộc chấm dứt
hành vi vi phạm; c) buộc xin lỗi, cải chính công khai; d) buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
đ) buộc bồi thường thiệt hại.
Bởi vậy, cần xác định rõ những loại chế tài nào sẽ được áp dụng cho các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh.
- Về mức bồi thường thiệt hại và xác định mức bồi thường thiệt hại.
Vấn đề xác định mức bồi thường thiệt hại thực tế do hành vi cạnh tranh không lành mạnh
gây ra luôn là vấn đề phức tạp.
Để đơn giản hóa, pháp luật một số quốc gia đã đưa ra quy tắc, lợi nhuận thu được của chủ
thể có hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ đương nhiên thuộc về chủ thể bị cạnh tranh
không lành mạnh. Đây cũng là kinh nghiệm tốt mà Việt Nam nên tham khảo và có chính
sách rõ ràng về vấn đề này.
Chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới, Nhà nước cần ban hành văn bản quy định rõ về
vấn đề này.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật hình sự để xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Kinh nghiệm xây dựng pháp luật của một số quốc gia công nghiệp phát triển cho thấy
một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây nguy hại không chỉ cho đối thủ cạnh
tranh mà còn gây thiệt hại tới người tiêu dùng và trật tự quản lý kinh tế trong xã hội.
Chính vì thế, việc xử lý hình sự đối với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh là
cần thiết.
Hiện tại Bộ luật hình sự năm 1999 của Việt Nam đã bước đầu có quy định việc xử lý hình

sự đối với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh như tội sản xuất, buôn bán hàng
giả (Điều 156, Điều 157, Điều 158), tội lừa dối khách hàng (Điều 162), tội quảng cáo
gian dối (Điều 168).
Tuy nhiên, còn nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà pháp luật nhiều quốc gia
quy định là tội phạm mà Bộ luật hình sự của Việt Nam chưa quy định trong đó có hành vi
xâm phạm bí mật kinh doanh, hoạt động tình báo công nghiệp v.v.
Chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới, khi nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự
năm 1999, hành vi chiếm đoạt bí mật kinh doanh (nhất là hoạt động tình báo công
nghiệp) cần phải được nghiên cứu để tội phạm hóa và xử lý bằng biện pháp hình sự.
Thêm vào đó, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân áp dụng cho các doanh nghiệp
có hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng nên được nghiên cứu để thể chế hóa vào
trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Thứ ba, hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
không lành mạnh
Trang 11


GVHD : TS. Trần Thăng Long
Khoản 1 Điều 115 Luật Cạnh tranh quy định: “Trường hợp không nhất trí với quyết định
giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có liên quan có
quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc tòan bộ nội dung của quyết định
giải quyết khiếu nại ra Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm
quyền”.
Việc giải quyết đơn kiện tại Toà Hành chính đối với Quyết định giải quyết khiếu nại
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, trong đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh
được thực hiện theo pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Vấn đề đặt ra là
Toà Hành chính sẽ xem xét lại toàn bộ vụ việc từ đầu, xem xét lại cả nội dung và thủ tục
cạnh tranh đã được áp dụng bởi các cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh hay chỉ xem xét
về mặt hình thức? Giá trị pháp lý của Quyết định giải quyết khiếu nại của Toà án như thế
nào? Quyết định có giá trị chung thẩm như kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới hay

phải tuân thủ đầy đủ thủ tục từ sơ thẩm, phúc thẩm đến giám đốc thẩm? Điều này cần có
văn bản hướng dẫn cụ thể của Toà án nhân dân tối cao, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa
Cơ quan quản lý cạnh tranh với Toà án trong việc xem xét, giải quyết đơn khởi kiện.
Thứ tư, về sự phối hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với Tòa án trong việc xử lý các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Có một thực tế là ở Việt Nam, Tòa án chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý hành
vi cạnh tranh không lành mạnh, chính vì thế, việc phối kết hợp giữa Tòa án với Cơ quan
quản lý cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình xử lý các vụ kiện đòi bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra là rất cần thiết.
Liệu các kết luận về sự tồn tại của hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ phía Cơ quan
quản lý cạnh tranh có được coi là căn cứ để bên có quyền lợi bị xâm hại tiến hành khởi
kiện tại Tòa án về hành vi cạnh tranh không lành mạnh không? Liệu trước Tòa án, khi xử
lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh mà đã có quyết định chính thức của Cơ quan
quản lý cạnh tranh có hiệu lực pháp luật thì vấn đề tồn tại hay không tồn tại hành vi trái
pháp luật (hành vi cạnh tranh không lành mạnh) có cần phải đưa ra tranh tụng giữa các
bên nữa hay không?
Đến nay, Luật Cạnh tranh cũng như các quy định của pháp luật tố tụng ở nước ta chưa
quy định vấn đề này mặc dù đây là vấn đề có tính thực tiễn cao. Chúng tôi cho rằng, các
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Cơ quan quản lý cạnh tranh về việc tồn tại hành
vi cạnh tranh không lành mạnh cũng nên được Tòa án công nhận và trong trường hợp đó,
việc tranh tụng trước tòa án về việc tồn tại hay không tồn tại hành vi cạnh tranh không
lành mạnh sẽ không nên được đặt ra.
Tuy nhiên, để có cơ sở pháp lý xử lý vấn đề này, nhằm đơn giản hóa thủ tục và phạm vi
tranh tụng trong các vụ kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trước Tòa án, trong
thời gian tới, văn bản quy phạm pháp luật quy định vấn đề này cần phải được ban hành.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh
không lành mạnh.
Trang 12



GVHD : TS. Trần Thăng Long
Đối tượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh chủ
yếu nên hướng tới là cộng đồng doanh nghiệp.
Nội dung tuyên truyền cần giúp các doanh nghiệp nhận diện rõ những hành vi bị coi là
cạnh tranh không lành mạnh và quyền khiếu nại, khởi kiện của doanh nghiệp bị xâm hại,
các hình thức chế tài có thể được áp dụng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm.
Các nội dung khác như trình tự, thủ tục khiếu nại, khởi kiện đối với hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, phạm vi chứng minh, kinh nghiệm xử lý hành vi cạnh tranh không lành
mạnh cũng cần được tuyên truyền, phổ biến.
Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh cũng nên được đưa thành một nội dung trong
công tác đào tạo cử nhân luật, cử nhân kinh tế, thương mại ở nước ta.
Thứ sáu, tăng cường công tác đào tạo cán bộ.
Xử lý cạnh tranh không lành mạnh là những vấn đề pháp lý rất mới ở nước ta. Chính vì
thế, trong thời gian tới, Bộ Thương mại cần có biện pháp thích hợp để đào tạo cán bộ,
nhất là các cán bộ hoạt động thực tiễn trong vấn đề này (điều tra viên). Hình thức đào tạo
cán bộ có thể đa dạng (đào tạo chính quy hoặc ngắn hạn; đào tạo trong nước hoặc đào tạo
ở nước ngoài).
Bên cạnh đó, phía Toà án nhân dân Tối cao cũng cần có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng
thẩm phán thích hợp để chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm cần thiết khi phải xử lý các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ bảy, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
Đấu tranh với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là nhiệm vụ khá mới mẻ đối với
Việt Nam nhưng lại là lĩnh vực mà nhiều quốc gia trên thế giới rất có kinh nghiệm.
Quá trình xây dựng Luật Cạnh tranh năm 2004 cho thấy các nhà lập pháp Việt Nam cũng
còn nhiều lúng túng khi phải đối mặt với lĩnh vực đầy mới mẻ này. Trong bối cảnh ấy,
việc tham khảo, học tập kinh nghiệm nước ngoài trong việc xử lý các vấn đề về cạnh
tranh trong đó có cạnh tranh không lành mạnh là rất cần thiết. Chúng tôi cho rằng, trong
thời gian tới Bộ Thương mại cần có các chương trình hợp tác nghiên cứu, học tập trao đổi
kinh nghiệm với các nước có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh
nói chung và trong việc đấu tranh chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói riêng

để tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam và các cán bộ
của cơ quan ấy có thêm kiến thức, năng lực và trình độ để xử lý các vấn đề mà thực tiễn
Việt Nam đặt ra.
Chính vì vậy, giải pháp để ngăn chặn tình trạng mạo danh tổ chức quấy rối doanh
nghiệp là cần xây dựng một hệ thống các quy định pháp luật công minh và có khả năng
điều chỉnh chi tiết cụ thể. Đi cùng nó cần phải có thái độ cũng như hành vi ứng xử của
mọi tổ chức quản lý Nhà nước và các tổ chức công theo đúng luật. Mặt khác, các cơ quan

Trang 13


GVHD : TS. Trần Thăng Long
bảo vệ pháp luật cũng cần nghiêm khắc với các tội phạm mạo danh, gây ảnh hưởng xấu
đến hoạt động doanh nghiệp.

Trang 14


GVHD : TS. Trần Thăng Long

Tài liệu tham khảo





Luật Canh tranh 2004.
Bộ Luật Dân Sự
/> /> />
Trang 15




×