Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NÂNG CAO kỹ NĂNG NGHIỆP vụ CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH sư PHẠM GDTC TRƯỜNG đh THỦ đô hà nội đáp ỨNG yêu cầu đổi mới HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.38 KB, 7 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ CHO SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM GDTC TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI HIỆN NAY
ThS. Nguyễn Đức Quang
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Các học phần trong chương trình đào tạo chuyên ngành sư phạm
Giáo dục Thể chất của trường Đại học Thủ đô Hà Nội hiện nay đều hướng tới việc
góp phần đào tạo toàn diện người học, đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó đặc biệt
chú trọng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ. Các biện pháp nhằm rèn luyện nâng cao
nghiệp vụ cho sinh viên luôn luôn được xây dựng phù hợp với tình hình thực tiễn.
Từ khóa: Rèn luyện nghiệp vụ, bộ môn Giáo dục Thể chất, đổi mới
1. Mở Đầu:
Giáo dục được đặt ở vị trí "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân
tộc". Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng công tác giáo dục thể chất và hoạt động
thể dục thể thao trong trường học các cấp, và trong các văn kiện nghị quyết của Đảng
đã xác định tư tưởng chỉ đạo phát triển: "Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng con người
và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo
đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có trình độ làm chủ
tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và có sức khoẻ". "Cần coi
trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học".
Công tác GDTC và hoạt động TDTT trong các trường học là bộ phận không thể
tách rời của quá trình đào tạo. Thực tế đã chứng minh công tác GDTC cho học sinh,
sinh viên thực sự có vị trí vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục
cho thế hệ trẻ để phục vụ cho sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, giữ
vững và tăng cường sức mạnh an ninh, quốc phòng. Quán triệt được vấn đề này, nhiều
năm qua Uỷ ban TDTT và Bộ Giáo dục - Đào tạo rất quan tâm đến công tác GDTC và
phong trào TDTT trong các trường Đại học. Thường xuyên ban hành các nội dung của
công tác này như chương trình học thể dục nội khoá, tổ chức tập luyện, hoạt động
ngoại khoá, cải tiến tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, cải tiến chương trình GDTC... cho


phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới của đất nước.

431


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Với Chỉ thị 36 CT của Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác thể dục thể
thao trong giai đoạn mới đã nêu: "Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường
học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết
học sinh, sinh viên".
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được nâng cấp từ trường Cao đẳng Sư phạm Hà
Nội với bề dày truyền thống gần 60 năm xây dựng và phát triển đã và đang đào tạo ra
các thế hệ học sinh sinh viên có chuyên môn kỹ năng nghiệp vụ cao đáp ứng nhu cầu
của Thủ đô và đất nước.
Khoa Giáo dục Thể chất và Nghệ thuật của trường là một khoa đào tạo ra các
thế hệ học sinh sinh viên chuyên ngành Âm nhạc; Mỹ thuật và Giáo dục Thể chất.
Trong nhiều năm qua khoa đã góp phần xây dựng hình ảnh của nhà trường trong mắt
các trường Đại học cao đẳng trong toàn quốc qua các đợt thi Nghiệp vụ sư phạm do bộ
GDĐT tổ chức. Đồng thời hàng năm khoa cũng đã đào tạo ra rất nhiều thế hệ học sinh
sinh viên trở thành giáo viên giảng dạy các môn năng khiếu của các trường cấp I, cấp
II trong thành phố. Góp phần xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ Thể dục Thể thao
của Thủ đô.
Bộ môn Giáo dục Thể chất (GDTC) ngoài việc giảng dạy GDTC chung trong
toàn trường thì mỗi năm đào tạo khoảng hơn 30 sinh viên chuyên ngành sư phạm
GDTC đáp ứng nhu cầu về đội ngũ giáo viên thể dục cho các trường cấp I, cấp II
trong toàn thành phố. Nhiều năm qua việc đào tạo, giảng dạy và tổ chức học tập luôn
được bộ môn quan tâm xây dựng và phát triển sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn

và nhu cầu của Xã hội. Các biện phát nhằm rèn luyện nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho
sinh viên chuyên ngành Sư phạm GDTC luôn được chú trọng, đổi mới và nâng cao
nhằm góp phần đào tạo ra các thế hệ sinh viên đủ năng lực, phẩm chất và chuyên môn
nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu chung của Xã hội.
2. Nội Dung:
2.1. Khái quát về thực trạng giáo dục thể chất ở trường phổ thông:
Thực trạng giáo dục thể chất trong trường học còn bộc lộ nhiều khó khăn và tồn
tại, như Vụ giáo dục thể chất - Bộ giáo dục đào tạo đánh giá: "Nhận thức về vị trí, vai
trò của giáo dục thể chất còn nhiều hạn chế trong các cấp giáo dục và cơ sở trường.
Đặc biệt là việc đánh giá chất lượng về sức khoẻ và thể chất học sinh trong mục tiêu
chung còn chưa tương xứng". Mặc dù giáo dục thể chất từ lâu đã trở thành môn học
chính thức, bắt buộc trong chương trình các cấp học, ngành học nhưng cho đến nay
vẫn còn bị coi nhẹ. Chương trình môn học chưa hợp lý, chưa phù hợp và chưa đáp ứng

432


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

yêu cầu của tuổi trẻ học đường, cơ sở vật chất, dụng cụ và sân bãi còn nghèo nàn và
thiếu thốn, đội ngũ cán bộ giáo viên còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Cũng
như định hướng nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất của Vụ giáo dục thể
chất - Bộ giáo dục và đào tạo: "Nghiên cứu cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục
thể chất phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học trò và điều kiện đảm bảo của các nhà
trường, quan tâm tăng cường các điều kiện đảm bảo đồng bộ về giáo viên, cơ sở vật
chất, thể dục thể thao cho các nhà trường".
Hiện nay chương trình GDTC ở các trường phổ thông chủ yếu vẫn là các nội
dung thiên về thể dục cơ bản, thể dục phát triển chung và các môn Điền kinh. Thời
lượng các môn thể thao tự chọn được đưa vào là rất hạn chế. Như vậy học sinh chủ
yếu vẫn đang học tập và rèn luyện nội dung chương trình khá khô cứng ít gây được

hứng thú trong tập luyện trong khi đó xu hướng phát triển trên thế giới là xây dựng nội
dung GDTC dựa trên sở thích của các em học sinh đó là xây dựng các môn thể thao
được các em yêu thích và đưa vào tập luyện. Điều này có một ý nghĩa vô cùng to lớn
vì ngoài việc rèn luyện và phát triển thể chất các em sẽ được tập luyện các môn thể
thao từ đó các em được vui chơi, được thể hiện bản thân trong các hoạt động sở
trường, các hoạt động yêu thích không gò bó gượng ép. Việc này làm thay đổi khá lớn
nhiệm vụ của GDTC vì ngoài việc phát triển thể chất thì học sinh còn được thoải mái
về tinh thần từ đó sẽ tham gia học tập và lao động có hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc này
còn giúp sớm phát hiện ra các nhân tài thể thao cho đất nước. Cá nhân tôi thiết nghĩ
chúng ta cũng sẽ không đi ra ngoài qui luật. Hướng xây dựng nội dung chương trình
học rồi cũng sẽ đi theo xu hướng phát triển chung. Đặc biệt, trong thời gian tới khi đề
án xây dựng sách giáo khoa mới được thực hiện thì hàm lượng các môn thể thao tự
chọn chắc chắn sẽ có sự thay đổi rất lớn. Lúc bấy giờ sẽ không chỉ là Thể dục mà Thể
thao cũng sẽ được coi trọng. Nắm bắt xu hướng chung như vậy chúng ta cần xây dựng
và điều chỉnh lại nội dung và chương trình đào tạo sao cho phù hợp với thực tiễn.
2.2.

Khái quát hoạt động Rèn luyện nghiệp vụ của sinh viên chuyên ngành
sư phạm GDTC của trường Đại học Thủ đô Hà Nội:

Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ ( RLNV) là hoạt động chuyên biệt mang tính
đặc thù và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đào tạo và giáo dục. Hoạt động RLNV
cho sinh viên còn góp phần tích cực vào việc thực hiện nguyên lý “ Học đi đôi với
hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”. Các trường sư phạm cần có sự quan tâm và đầu
tư đúng mức cho hoạt động này và coi đó là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện, thực

433


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

hiện thường xuyên và luôn được đổi mới sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn, phù
hợp với yêu cầu của xã hội.
Sinh viên chuyên ngành sư phạm GDTC trường ĐH Thủ đô Hà Nội cũng như
rất nhiều các mã ngành khác ngoài việc thực hiện công tác RLNV ở trường thì các em
sẽ được tổ chức thực tập sư phạm vào kỳ học thứ 4 với bốn tuần xuống trường phổ
thông và kỳ học thứ 6 với 8 tuần xuống trường phổ thông. Ở kỳ học thứ 4 với bốn tuần
thực tập các em chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ là tìm hiểu thực tế trường phổ thông,
thực hiện công tác chủ nhiệm và thực hành công tác giảng dạy với thời lượng 1 tiết
học. Ở kì học thứ 6 với tám tuần xuống trường thì nhiệm vụ và thời lượng của các em
cũng có sự thay đổi lớn. Ngoài việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu thực tế
trường phổ thông và thực hiện công tác chủ nhiệm thì thời gian chủ yếu các em sẽ
nghiên cứu chương trình đào tạo, xây dựng giáo án và thực hiện giảng dạy đánh giá 6
tiết học.
Một số biện pháp nâng cao khả năng rèn luyện nghiệp vụ cho Sinh viên
chuyên ngành Sư phạm GDTC:
2.3.1. Về phía nhà trường:
2.3.

- Nhà trường là đơn vị chủ quản có nhiệm vụ xây dựng định hướng phát triển tất
cả các mã ngành học. Chỉ đạo các phòng chức năng, các đơn vị đào tạo xây dựng nội
dung chương trình sao cho phù hợp đồng thời chịu trách nhiệm chính về chất lượng
của sinh viên khi ra trường.
- Hàng năm nhà trường cần tiếp tục duy trì các cuộc thi RLNV đồng thời cần
liên tục đổi mới nội dung thi, hình thức thi sao cho phong phú đa dạng phù hợp với
thực tiễn yêu cầu của xã hội, gắn liền với các hoạt động của sinh viên.
- Trong năm học nhà trường cần chỉ đạo cho các phòng chức năng yêu cầu các
khoa, tổ bộ môn tăng cường giao lưu học hỏi với các trường phổ thông, như việc mời

các thầy cô có uy tín, có trình độ hoặc các thầy cô đạt giải cao trong các cuộc thi
chuyên ngành do sở giáo dục hay bộ giáo dục tổ chức về trường để thực hiện các tiết
chuyên đề hay chia sẻ kinh nghiệm của mình cho sinh viên. Tổ chức cho sinh viên trực
tiếp liên tục xuống các trường phổ thông quan sát giờ dạy mẫu ngay từ năm học thứ
nhất để có sự định hướng về phương pháp, tiếp cận với thực tế từ đó dần xây dựng cho
mình kỹ năng sư phạm áp dụng vào việc học tập các môn chuyên ngành tại trường sao
cho có hiệu quả nhất.
- Ngoài ra, cá nhân tôi cũng đề xuất nhà trường cần chỉ đạo để thay đổi hình
thức thực tập như hiện nay sao cho hợp lý hơn phát huy hiệu quả tối đa khi đưa sinh

434


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

viên đi thực tập. Cụ thể vẫn thời lượng thực tập cho cả khóa học 3 năm là 12 tuần
chúng ta cần cho sinh viên xuống trường thực tập ngay từ năm học đầu tiên khoảng 2
tuần chỉ để tìm hiểu thực tế trường phổ thông, dự một số tiết dạy và khi kết thúc chỉ
cần các em viết bài thu hoạch. Năm thứ 2 vẫn giữ nguyên 4 tuần và năm thứ 3 cần điều
chỉnh xuống 6 tuần nội dung yêu cầu giữ nguyên như hiện nay là đảm bảo. Việc thay
đổi hình thức thực tập như vậy sẽ giúp các em sinh viên sớm tiếp cận với thực tế hơn
có ý thức RLNV ngay từ năm học đầu tiên.
2.3.2. Về phía khoa và các giáo viên trực tiếp giảng dạy:
Khoa và tổ bộ môn là những người sẽ trực tiếp xây dựng nội dung chương
trình. Các giảng viên dưới sự quản lý trực tiếp của khoa và tổ chuyên môn sẽ truyền
thụ các tri thức kỹ năng, kỹ sảo cho sinh viên. Đối với chuyên ngành sư phạm GDTC
do đặc thù các môn chuyên ngành chủ yếu là các hoạt động ngoài trời vì vậy cần luôn
luôn đổi mới phù hợp với sự thay đổi của các môn học. Các môn học chủ yếu là các
môn thể thao sự thay đổi về kỹ thuật, chiến thuật và luật thi đấu là không ngừng cùng
với sự phát triển của chính môn thể thao đó. Vì vậy người giảng viên cần không ngừng

cập nhật kiến thức hoặc cần trực tiếp tham gia vào các hoạt động của các môn thể thao
đó như tham gia công tác trọng tài, công tác tổ chức thi đấu. Đồng thời hàng năm cần
đề xuất với nhà trường tổ chức các giải thi đấu để cho các em sinh viên chuyên ngành
sư phạm GDTC trực tiếp tham gia tổ chức điều hành nhằm tăng cường quá trình
RLNV. Người giảng viên cũng cần trực tiếp xuống các trường phổ thông để tìm hiểu
học tập và trao đổi kinh nghiệm như việc dự các tiết chuyên đề để có thể tiếp cận
thường xuyên với sự thay đổi về hình thức dạy và học dưới trường phổ thông. Từ đó
cập nhật và thay đổi về cách dạy, cách truyền đạt các kiến thức chuyên ngành cho sinh
viên tránh việc chủ quan hay thực hiện theo nếp cũ mà không cập nhật với tình hình
thực tiễn.
Cùng với sự thay đổi liên tục về nội dung phương pháp khoa, tổ bộ môn cũng
cần có những đề xuất về cơ sở vật chất sao cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu tối
thiểu cho việc RLNV của sinh viên vì trong chuyên ngành sư phạm GDTC thì việc có
được một điều kiện học tập và rèn luyện tốt sẽ thu được hiệu quả tương ứng. Hiện nay
cơ sở vật chất của nhà trường là rất hạn chế nhưng lại còn rất nhiều vị trí, các điều kiện
cơ sở vật chất không tận dụng được, để lãng phí như là sân bãi hay các dụng cụ được
cấp theo dự án của trường. Vì vậy hàng năm khoa cần kết hợp với tổ bộ môn rà soát và
đánh giá lại toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng với ngành học rồi
đưa ra các giải pháp xây dựng các đề xuất sao pho phù hợp và hiệu quả.

435


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Khoa, tổ bộ môn cần thúc đẩy giảng viên mạnh dạn ứng dụng công nghệ hiện
đại vào công tác giảng dạy như cho học sinh xem video, clip giới thiệu kỹ thuật. Các
hình ảnh 3D thậm trí là quay lại chính các kỹ thuật động tác của sinh viên để phân tích

và chỉnh sửa. Ngoài ra về phía khoa tổ bộ môn cũng cần nắm bắt xu hướng phát triển
trên thế giới về lĩnh vực rèn luyện thể chất cho học sinh để từ đó xây dựng nội dung
chương trình như việc đẩy mạnh các học phần tự chọn để sinh viên có thể lựa chọn các
nội dung phù hợp với sở trường của bản thân từ đó phát huy tốt kỹ năng nghiệp vụ của
mình khi ra trường.
2.3.3. Về phía sinh viên:
Người sinh viên là chủ thể, là trung tâm của quá trình giáo dục và rèn luyện. Vì
vậy, để đạt hiệu quả cao khi ra trường nhằm đáp ứng tốt tình hình thực tiễn và nhu cầu
của Thủ đô và đất nước người sinh viên cần xây dựng cho mình một động cơ học tập
đúng đắn ngay từ khi bước chân vào lựa chọn mã ngành sư phạm GDTC vì chỉ có xây
dựng một động cơ học tập đúng đắn thì mới xây dựng được ý thức học tập của bản
thân một cách đúng đắn từ đó thu được kết quả tốt trong RLNV. Động cơ học tập đúng
đắn sẽ giúp người học nâng cao nguyên tắc “ tự giác tích cực’’ một ngyên tắc rất quan
trọng cơ bản của việc nâng cao thành tích học tập.
Động cơ học tập đúng đắn, tính tự giác cao sẽ giúp sinh viên thúc đẩy khả năng
tự học tự nghiên cứu của mình, một yêu cầu tối quan trọng khi chuyển sang học theo
học chế tín chỉ. Việc tự học tự nghiên cứu ở mọi lúc mọi nơi đặc biệt là trong việc thực
hành các môn thể thao. Để hoàn thiện một kỹ năng thể thao người vận động viên phải
tập luyện cả năm và nhiều năm. Với thời lượng các học phần của chuyên ngành sư
phạm GDTC tối đa cũng chỉ từ 60 đến 120 tiết thậm trí có một số môn chỉ có 30 tiết
học. Vì vậy việc tự rèn luyện kỹ năng bản thân sau mỗi buổi học là vô cùng cần thiết.
Quá trình đi thực tập người sinh viên sư phạm GDTC ngoài việc phải tìm hiểu
các hoạt động ở trường phổ thông, tham gia công tác chủ nhiệm thì công tác chuyên
môn sâu là vô cùng quan trọng. Người sinh viên cần chủ động học hỏi các thầy cô giáo
hướng dẫn về phương pháp biên soạn giáo án, phương pháp giảng dạy. Đồng thời cũng
cần học tập bạn bè, khai thác công nghệ hiện đại để xây dựng tiết dạy của mình sinh
động và khoa học. Thêm vào đó khi xuống trường phổ thông thực tập sinh viên GDTC
cũng cần chủ động tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT ở trường. Tích cực
chủ động phát huy sở trường của mình trong việc xây dựng phong trào TDTT cho học
sinh và giáo viên trong trường. Muốn làm được như vậy thì sinh viên GDTC cần trang


436


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

bị cho mình tối thiểu 2 kỹ năng chuyên sâu phù hợp nhất với bản thân cũng như phù
hợp với nhu cầu của xã hội.
3. Kết luận
Tóm lại nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho sinh viên chuyên ngành sư phạm
GDTC trường ĐH Thủ đô Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay là nhu cầu
vô cùng cấp thiết. Việc này đòi hỏi sự thống nhất cao và đồng bộ của nhà trường,
khoa, tổ chuyên môn và chính các em sinh viên khi mà chúng ta đang là ngôi trường
đại học đầu tiên trực tiếp chịu sự quản lý của Thủ đô Hà Nội mang tên là Đại học Thủ
Đô Hà Nội. Nếu thực hiện tốt công tác đổi mới và nâng cao các biện pháp RLNV cho
sinh viên sẽ đáp ứng được nhu cầu của giáo dục hiện nay. Đặc biệt là nhu cầu của Thủ
đô Hà Nội nơi mà luôn đòi hỏi một nguồn nhân lực cao và chất lượng đáp ứng được
yêu cầu phát triển xứng đáng là trái tim của cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
D.Harre, 1996, Học thuyết huấn luyện, NXB TDTT.
Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Dúc, 2004, Lý luận dạy học Đại học, NXB ĐH Sư Phạm.
Lê Đức Ngọ, 2005, Giáo dục đại học. Phương pháp dạy và học, NXB ĐH QG
Hà Nội.
Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển, 1998, Lý luận Thể dục Thể thao, NXB TDTT.
Một số đề tài về giáo dục thể chất trong trường học.

437




×