Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NHỮNG THÁCH THỨC và HƯỚNG đi TRONG CÔNG tác đào tạo ở các TRƯỜNG đại học địa PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.15 KB, 5 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NHỮNG THÁCH THỨC VÀ HƯỚNG ĐI TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG
TS. Chu Thị Phương
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Nâng cấp từ trường Cao đẳng Sư phạm thành trường trường Đại học đa
ngành là tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của người học, của xã hội. Tuy nhiên, việc
nâng cấp thành trường đại học đa ngành cũng đặt các trường đại học địa phương đứng
trước những thách thức và khó khăn: đội ngũ giảng viên, chương trình, mã ngành đào
tạo, cơ sở vật chất và đặc biệt là trường đại học địa phương phải là một trường đại học
hiện đại, năng động, chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu công việc của địa phương và
của xã hội. Trường đại học địa phương phải đúng tầm một trường đại học với đúng
tên gọi của nó.
Abstract: Upgrade from Teachers College into the University multidisciplinary
field is indispensable to meet the needs of learners and society. However, the
upgrading of a multidisciplinary university also set local universities facing challenges
and difficulties: teaching staff, programs and fields of training, facilities and especially
local universities should be a modern university, dynamism, quality training to meet
the needs of local jobs and society. Local universities should properly reach a
university with its correct name.
Key words: Local universities, modern university, college applications, college
upgrades, challenges.
1.Đặt vấn đề
Không phải ngẫu nhiên mà có một giai đoạn các trường ồ ạt nâng cấp từ
trường đào tạo bậc thấp lên bậc đào tạo cao hơn (từ Trung cấp lên Cao đẳng; từ Cao
đẳng lên Đại học) và rồi Bộ Giáo dục và Đào tạo lại Ban hành các Thông tư, Nghị
định dừng việc thành lập các trường đại học mới và dừng nâng cấp các trường Cao
đẳng lên Đại học. Dưới góc nhìn của một nhà giáo, chúng ta cũng không thể không đặt
ra câu hỏi Tại sao? Vì sao lúc thì ồ ạt mở trường đại học, lúc thì lại phải dè dặt như
vậy? Sứ mệnh của các trường địa học địa phương là gì? Mục tiêu của các trường đại


học địa phương là gì? Thực tế cho thấy, việc thành lập trường đại học mới hay nâng
cấp trường đào tạo từ bậc thấp lên bậc cao hơn có lẽ xuất phát từ nhiều lí do, trong đó
có lí do nhằm đáp ứng tâm lí của người học, của phụ huynh cũng như xu hướng đại

419


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

học hóa ở mỗi người, mỗi ngành. Đó là vấn đề có tính xã hội. Song cũng từ việc xuất
hiện nhiều trường Đại học mới ra đời và nhiều trường Cao đẳng địa phương nâng cấp
lên thành trường Đại học đã đặt các trường đứng trước những khó khăn, thách thức
không nhỏ bởi một trường đại học mới ra đời (có thể mới thành lập, có thể được nâng
cấp) không đơn giản chỉ là thay đổi tên gọi mà cần được xem xét từ bên trong nội hàm
của tên gọi đó: Đại học- Đại học đa ngành.
2. Những thách thức trong quá trình đào tạo ở các trường đại học địa phương
Đại học địa phương là gì? Theo GS Đào Trọng Thi và Ngô Doãn Đãi, “ Đại học
địa phương là trường đại học công lập cấp tỉnh, của địa phương; đào tạo đa ngành, đa cấp,
đa lĩnh vực, có trình độ chủ yếu từ đại học trở xuống nhằm mục đích phục vụ nhu cầu
nhân lực đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương” (Đào Trọng Thi và Ngô Doãn
Đãi (2004), Kỉ yếu diễn đàn quốc tế về giáo dục Việt Nam – Đổi mới giáo dục đại học và
hội nhập quốc tế). Có thể nhận thấy, trường đại học địa phương là các trường đại học chịu
sự quản lí của địa phương. Đó là cơ sở giáo dục đại học mà ban đầu vốn được thành lập từ
các trường Cao đẳng Sư phạm của địa phương sau đó nâng cấp lên thành Đại học đa
ngành. Như vậy, các trường đại học địa phương ra đời là do nhu cầu của từng địa phương
và có chức năng rất rõ ràng: đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng cho sự phát triển
kinh tế, xã hội của địa phương.
Vì ra đời trên cơ sở là trường Cao đẳng Sư phạm nên các trường đại học địa

phương có thuận lợi hơn các trường mới thành lập: cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên,
cơ cấu tổ chức, phòng ban, mã ngành... Song bên cạnh những thuận lợi, thực tế cho
thấy, các trường đại học địa phương lại đứng trước những khó khăn, thách thức: đội ngũ
giảng viên, chương trình, mô hình đào tạo, cơ sở vật chất... Tất cả những yếu tố này vốn
tốt cho quá trình đào tạo Cao đẳng nhưng cũng có yếu tố chưa phù hợp với bậc đào tạo
đại học. Bởi đại học là thuật ngữ có nhiều điểm khác thuật ngữ Cao đẳng và sự khác biệt
lớn nhất là mục đích đào tạo. Đại học là gì? Theo Từ điển Tiếng Việt, “ đại học là bậc
học trên trung học trong hệ thống giáo dục (Từ điển Tiếng Việt (1997), Hoàng Phê ( chủ
biên), NXB Đà Nẵng, Trang 270). Nếu hiểu đại học là bậc giáo dục sau phổ thông với
chương trình đào tạo thường là 4 năm hoặc hơn 4 năm tùy theo từng ngành nghề thì các
trường đại học địa phương ít gặp nhiều khó khăn hơn đối với ngành sư phạm (vì thay vì
đào tạo 3 năm ở Cao đẳng thì bây giờ đào tạo 4 năm ở đại học) nhưng lại gặp nhiều khó
khăn cho việc đào tạo các mã ngành khác ngoài sư phạm (đội ngũ giảng viên, chương
trình đào tào, cơ sở vật chất...). Nếu đại học được hiểu là nơi đào tạo nhân lực có kĩ
năng và tri thức, nơi sinh viên nghiên cứu, nơi phát hiện và đào tạo nhân tài, một trung

420


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

tâm văn hóa, trung tâm tri thức của nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau... thì lại
đặt các trường đại học địa phương đứng trước những thách thức, khó khăn, trong đó khó
khăn lớn nhất là đội ngũ, đặc biệt là giảng viên giỏi và giáo sư giỏi của các ngành nghề.
Nòng cốt trong đào tạo của các trường đại học địa phương là đào tạo giáo
viên Tiểu học, Mầm non, Trung học cơ sở. Sau khi nâng cấp lên đại học, các trường
đại học địa phương đã hướng tới mở rộng ngành nghề đào tạo với chức năng, nhiệm
vụ mới phù hợp với xu thế chung. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ đào tạo đơn ngành
sang đa ngành bên cạnh những thuận lợi thì cũng không ít những khó khăn. Thuận
lợi là có thể tiếp thu được những thành tựu của các trường trung ương đã có nhiều

kinh nghiệm trong đào tạo các ngành nghề cùng với ngành nghề nhà trường đề xuất
đào tạo: tham khảo nội dung chương trình đào tạo, giao lưu về đội ngũ giảng viên
hoặc rút được kinh nghiệm về cái được và chưa được của các trường đã đi trước.
Nhưng khó khăn ở chỗ, nếu các trường đại học địa phương không có bước đột phá,
không tự làm mới mình thì không thể cạnh tranh được với các trường trung ương khi
cùng đào tạo các mã ngành giống nhau. Ví dụ, cùng đào tạo mã ngành môi trường,
trường Đại học Môi trường hoặc Khoa Môi trường của Đại học Quốc gia sẽ có nhiều
kinh nghiệm hơn, xã hội biết đến nhiều hơn, người sử dụng biết rõ về nơi đào tạo
hơn so với Khoa Môi trường ở một trường Đại học địa phương. Chỉ riêng điều này
đã khiến cho nhà trường phải cạnh tranh (vì nếu không sẽ không có sinh viên đăng kí
nhập học hoặc học xong cũng khó khăn trong việc tham gia tuyển dụng).
3. Hướng đi của các trường đại học địa phương
Có lẽ điều chúng tôi trăn trở hơn cả là đừng làm cho trường đại học chỉ khác
trường cao đẳng bằng cái tên gọi hoặc cố gắng làm cho bộ máy hoạt động giống với
đại học theo kiểu bình mới rượu cũ. Vì một trường đại học mạnh là lợi thế cạnh tranh
rất lớn của địa phương. Sự cạnh tranh ấy phải xuất phát từ nhu cầu thực mới đem lại
nguồn lực thực sự cho một trường đại học. Chỉ khi nào người học không còn phân vân
học ở trường đại học tỉnh (thành phố) hay học ở trường đại học trung ương trước một
ngành nghề thì khi ấy trường đại học địa phương mới thể hiện được sự cạnh tranh. Các
trường đại học địa phương hãy tự vận động để có thể trở thành một trường đại học
mạnh theo đúng nghĩa của nó.
Một số đề xuất đối với các trường đại học đa ngành địa phương:
Thứ nhất, trường đại học địa phương cần có sự liên kết chặt chẽ với thành phố /
tỉnh, sở giáo dục đào tạo của thành phố/ tỉnh và với các cơ quan, doanh nghiệp đóng
tại thành phố/ tỉnh. Việc liên kết này giúp cho nhà trường có định hướng cụ thể trong

421


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

đào tạo, có mục tiêu đào tạo rõ ràng (đào tạo có địa chỉ), có phương pháp đào tạo hợp
lí (nhân lực đào tạo đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng) ; sinh viên ra trường có
cơ hội việc làm ... Gắn kết với các sở, ngành, các tổ chức... nhà trường có thể chủ động
dự tính và lên kế hoạch đào tạo để không đào tạo ồ ạt, không tạo ra các cơn bão lúc
thiếu, lúc thừa, lúc mạnh lúc yếu nguồn nhân lực. Như vậy, trường đại học địa phương
đã đáp ứng được nhu cầu nguồn lực xã hội cần ngay tại địa phương. Người học cũng
nhìn thấy rõ được tương lai nghề nghiệp của mình để lựa chọn cho phù hợp. Làm được
như vậy, trường đại học địa phương sẽ có cơ hội cạnh tranh với trường đại học trung
ương và đồng thời giảm tải cho trường đại học trung ương, cho các thành phố lớn đông
dân. Người tài giỏi yên tâm học tập tại địa phương, yên tâm làm việc ở địa phương mà
không cần trở về các thành phố lớn học tập và tìm việc (tránh được tình trạng hiện nay
chỗ thiếu, chỗ thừa).
Thứ hai, các trường đại học địa phương cần chú trọng về chiến lược đào tạo và
chất lượng đào tạo. Cần xác định ngay từ khi thành lập rằng: ra sau không có nghĩa là
yếu, là non; ra sau phải trẻ khỏe, hiện đại và năng động. Các trường có thể kế thừa
những ưu điểm, những tiến bộ của trường CĐSP cũ nhưng đã nâng cấp thành trường
đại học rồi thì cần sớm nghĩ đến chức năng và sứ mệnh của một trường đại học, phải
đáp ứng tiêu chí của một trường đại học hiện đại, cập nhật nội dung đào tạo, thay đổi
phương thức đào tạo.
Thứ ba, nhà trường cần có chiến lược lâu dài trong kế hoạch đào tạo. Nhạy bén
trong việc lựa chọn ngành nghề đào tạo (có thể chủ động để đáp ứng được nhu cầu sử
dụng của xã hội, một số ngành ở giai đoạn này chưa cần nhưng 4,5 năm sau xã hội
cần).
Thứ tư, cần đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho
hoạt động dạy học của nhà trường: phòng thí nghiệm, phòng nghiệp vụ, thực hành.
Thứ năm, nhà trường chủ động mở các trung tâm ứng dụng công nghệ, trường
thực hành... Đây vừa là nơi để sinh viên thực tập, trải nghiệm, ứng dụng vừa gắn kết

với các hoạt động ngoài nhà trường vừa tăng thu nhập cho nhà trường cải thiện điều
kiện sống của giảng viên và điều kiện học tập cho sinh viên. Điều này đáp ứng được
nhu cầu của người học và đúng với tư tưởng: học để biết, học để làm, học để chung
sống. Sinh viên được trải nghiệm trong chính môi trường học bằng các hoạt động cụ
thể (thiết kế, chế tạo, sản xuất, giá thành...) do mình làm ra sẽ giúp các em tự nhận
thấy giá trị của việc học và kích thích sự sáng tạo trong học tập.

422


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Trên đây là một số suy nghĩ của chúng tôi trước chặng đường mới của nhà
trường. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các đồng nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đào Trọng Thi, Ngô Doãn Đãi (2004), Các trường đại học công lập Việt Nam
trước những đòi hỏi ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế, xã hội, Kỉ yếu diễn đàn
quốc tế, Hội đồng giáo dục quốc gia, Hà Nội.
Hoàng Phê (chủ biên), (1997) Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

423



×