Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG Ở MIỀN TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.82 KB, 3 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG Ở MIỀN TRUNG
PGS-TS. Nguyễn Đức Vượng
Trường Đại học Quảng Bình

I. Đặt vấn Đề
Hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) ở các trường Đại
học địa phương (ĐHĐP) công lập ở miền trung đã phát triển nhanh từ khi chúng
ta bước vào thời kỳ đổi mới với mục tiêu KH&CN phải trở thành động lực phát
triển của kinh tế - xã hội. Sự phát triển nhanh về các số lượng các tổ chức
KH&CN trong Nhà trường cũng như đội ngũ của cán bộ KH&CN làm việc
trong các tổ chức này đặt ra một vấn đề là phải đánh giá được hiệu quả hoạt
động của các trường, các trung tâm nghiên cứu thuộc trường. Trên cơ sở đó, có
các giải pháp đầu tư, tăng cường tiềm lực, phát huy tính sáng tạo của đội ngũ
cán bộ KH&CN, đồng thời huy động được sự đầu tư của toàn xã hội cho sự phát
triển của KH&CN là vấn đề cần thiết.
II. Thực trạng và giải pháp về nghiên cứu KH&CN
1. Thực trạng về nghiên cứu KH&CN
Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất, các
trung tâm nghiên cứu thuộc nhà trường còn được bao cấp một thời gian dài, đã
tạo sức ỳ trong đội ngũ lảnh đạo và cán bộ KH&CN khi phải chuyển sang
phương thức hoạt động mới như cơ chế hoạt động doanh nghiệp.
Số lượng các trung tâm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu KH&CN được đầu
tư các trang thiết bị còn thiếu và chưa đồng bộ nên các trung tâm này hay trông
chờ vào sự bao cấp thiết bị phục vụ nghiên cứu của Nhà trường.
Một số văn bản pháp lý cần thiết và cơ chế chính sách để tạo môi trường
cho các trung tâm nghiên cứu KH&CN vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Thị
trường công nghệ mới bước vào giai đoạn hình thành (còn rất yếu), các trường
chưa có môi trường thuận lợi để thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu của
mình, mà chủ yếu phục vụ giảng dạy còn rất khiêm tốn.
Hoạt động nghiên cứu KH&CN trong các trường đại học cho đến nay,


chúng ta vẫn chưa có được những tiêu chí để đánh giá hiệu quả của hoạt động
KH&CN, nghiên cứu khoa học (NCKH) thậm chí chỉ sử dụng ngân sách nhà
trường. Ở đây trong bài viết này chúng tôi muốn trao đổi thêm một vài thực
trạng trong hoạt động NCKH của các trường đại học địa phương ở miền trung:
- Đa số các trường đại học, đa số các giảng viên chủ yếu giảng dạy và tham
gia các phục vụ giảng dạy hoặc phát triển công nghệ gắn liền với hoạt động tư
vấn. Trong hoạt động KH&CN, mới chỉ đánh giá theo số bài báo được đăng tải
và số đề tài NCKH chưa xét kỹ hơn về mặt chất lượng và hiệu quả nên có những
tồn tại trong NCKH ở các trường đại học vẫn chưa giải quyết được.
1
- Tỷ lệ sinh viên/giảng viên hiện nay khoảng 30/1, có trường lên đến 70/1,
80/1. Trên thế giới, tỷ lệ này tuỳ thuộc loại trường đại học nhưng nhìn chung từ
10/1 đến 20/1. Các con số này cũng có thể dùng để phán đoán chất lượng của
hoạt động NCKH ở các trường đại học.
- Hoạt động KH&CN và tư vấn của các trường đại học trong những năm
gần đây đóng góp vào thu nhập của các trường bình quân rât thấp gần như
không có.
Việc lựa chọn chiến lược KH&CN, xây dựng chính sách KH&CN, xây
dựng cơ chế tổ chức còn chưa ổn. Nếu như công nghệ có 4 thành phần là: (1)
Thiết bị kỹ thuật, (2) Nhân lực, (3) Thông tin và (4) Tổ chức/quản lý thì chúng
ta rất chú trọng thành phần (1), có quan tâm thành phần (2), chưa khai thác
nhiều thành phần (3) và còn có rất nhiều hạn chế thành phần (4).
2. Đề xuất một số giải pháp về nghiên cứu KH&CN
Trước yêu cầu của hội nhập và đổi mới công nghệ (đặc biệt là công nghệ
trong doanh nghiệp): công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, công nghệ điều
hành các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm và của cả
nền kinh tế. Một giải pháp tốt là gắn kết các trường đại học với các cơ sở nghiên
cứu KH&CN trên địa bàn với các doanh nghiệp vào đời sống, sản xuất kinh
doanh.
Các trường nên tạo mối quan hệ mật thiết với sở khoa học công nghệ trên

địa bàn để góp phần nghiên cứu chính sánh đẩy nhanh quá trình đổi mới khoa
học công nghệ. Sở Khoa học và Công nghệ là đơn vị quản lý và chăm lo phát
triển khoa học của tỉnh nhà, thông qua đơn vị này Nhà trường có thể liên kết
nghiên cứu khoa học với các đơn vị khác trên địa bàn và khu vực.
Trường nên hình thành một tổ chức chăm lo phát triển công nghệ và đưa
nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Các cán bộ và tổ chức KH&CN trường
cần chủ động tìm đến các doanh nghiệp để phát hiện các nhu cầu của doanh
nghiệp, đi vào giải quyết những vấn đề KH&CN đáp ứng nhu cầu đó. Trường
mạnh dạn đưa cán bộ giỏi ra nước ngoài học tập, tìm hiểu công nghệ, chuyển
giao về trường, có chính sánh thu hút chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là người
Việt Nam định cư tại nước ngoài tham gia các hoạt động phát triển KH&CN của
trường và tham gia thành viên Hội đông khoa học đào tạo của trường.
Các cán bộ KH&CN của Nhà trường phải đem hết tâm huyết để tư vấn,
hiến kế cho các cấp lảnh đạo trung tâm nghiên cứu của mình để có những quyết
định nhanh chóng, đúng đắn và kịp thời nhằm tháo gỡ những vướng mắc, rào
cản để KH&CN trở thành động lực phát triển của Nhà trường, của địa phương.
Các cán bộ KH&CN ở trường cần có tư duy năng động để khắc phục tình trạng
thiếu gắn kết giữa đào tạo - nghiên cứu - sản xuất, kinh doanh.
Nhà trường đào tạo các cán bộ đầu ngành, thành lập các nhóm nghiên cứu
theo các chuyên ngành hẹp để hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, hướng
dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh. Ưu tiên xét duyệt đề tài cấp cơ sở cho
các ngành có thành lập nhóm nghiên cứu, có chế tài thưởng phạt cho các nhóm
2
thực hiện đề tài, khuyến khích các nhóm nghuieen cứu sử dụng số liệu nghiên
cứu được viết báo khoa học tham gia Hội thảo khoa học,…
Hiện nay các doanh nghiệp của chúng ta thường chạy theo những công
nghệ mới từ nước ngoài mà ít chú ý tới những công nghệ mới được tạo ra từ
trong nước. Do vậy, các cấp lảnh đạo nên khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
cho KH&CN từ nguồn kinh phí của mình, khuyến khích các doanh nghiệp đặt
hàng với các nhà khoa học, các trường để nhanh chóng đổi mới, cải tiến công

nghệ, tìm kiếm bí quyết, sáng tạo công nghệ mới mang thương hiệu Việt Nam.
Đẩy lùi và khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động KH&CN,
các biểu hiện như mất đoàn kết, kém hợp tác, thiếu trung thực… trong cán bộ
KH&CN hiện nay trong Nhà trường.
Ban Giám Hiệu Nhà trường, các trung tâm nghiên cứu trực thuộc trường,
các nhóm nghiên cứu trực thuộc khoa… phải thực hiện nghiêm túc Nghị định
115/2005/NĐ-CP qui định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức
KH&CN công lập. một số nhà khoa học cho rằng Nghị định là cơ chế khoán 10
trong lĩnh vực KH&CN. Với quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao và điều kiện
làm việc, điều kiện thu nhập tốt hơn, các nhà khoa học sẽ sáng tạo và cống hiến
nhiều hơn, làm ra nhiều sản phẩm khoa học có giá trị ngang tầm khu vực và thế
giới, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước.
III. Kết luận
Trên đây là vấn đề về nghiên cứu KH&CN mà chúng cảm nhận được ở các
trường đại học địa phương ở các tỉnh miền trung và đề xuất trao đổi với các nhà
quản lý, các nhà khoa học không ngoài mục đích tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý
và chính sách, đi đôi với việc kiện toàn hệ thống tổ chức hoạt động KH&CN
nhằm khuyến khích và tạo động lực cho đội ngũ cán bộ KH&CN phấn đấu vươn
lên giải đáp tốt nhất những yêu cầu bức thiết , mới mẽ của cuộc sống đặt ra, làm
cho khoa học thực sự là động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của
Nhà trường của đất nước với mục tiêu góp phần đưa đất nước ra khỏi tình trạng
kém phát triển,, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại hoá.
Tài liệu tham khảo:
1. Tạp chí Hoạt động Khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ số 10/2005 năm
thứ 47.
2. Nghị định 115/2005/NĐ-CP qui định sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
các tổ chức KH&CN công lập.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1996.

3

×