BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
ThS. Vũ Thúy Ngọc
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Bài viết phản ánh thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên
trường Đại học Thủ đô Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục. Đa số sinh viên đều đã có kỹ năng giao tiếp, tuy nhiên các kỹ năng
này mới chỉ ở mức độ trung bình và trên trung bình, còn mức độ khá, cao thì rất ít. Có
nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên thực trạng trên, trong đó chủ yếu
là nguyên nhân chủ quan như ý thức tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh
viên chưa cao, vốn kinh nghiệm sống, kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp của sinh
viên còn ít. Để giúp sinh viên sư phạm trường Đại học Thủ đô nâng cao kỹ năng giao
tiếp sư phạm cần phải có những biện pháp rèn luyện phù hợp.
Từ khóa: Giao tiếp sư phạm, kỹ năng giao tiếp sư phạm
Summary: Posts reflect the real situation communication skills of students
Pedagogical Ha Noi Metropolitan University oriented development capabilities meet
the requirements of education reform. Most students have their communication skills,
but these skills are only at moderate and on average, while the level is quite high, then
very little. There are many causes of subjective and objective causes this situation,
which is mainly subjective reasons such as sense of self-discipline communication
skills of the student teacher is not high, capital life experience, experience acting
career has less students. To help student Pedagogical Ha Noi Metropolitan University
improve communication skills required pedagogical training methods accordingly.
Key word: Pedagogical communication, Pedagogical communication skills
1. Đặt vấn đề
Giao tiếp là điều kiện tất yếu không thể thiếu được trong hoạt động của con
người. Giao tiếp là một điều kiện quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
cách con người nói chung cũng như việc hình thành, phát triển nhân cách nghề nghiệp
nói riêng. Có thể nói, nhờ giao tiếp con người hình thành được nhân cách của mình với
tư cách là chủ thể xã hội – lịch sử.
398
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Đối với ngành sư phạm, giao tiếp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nhân cách người thầy giáo, mà nó còn là một bộ phận cấu
thành của hoạt động sư phạm, một thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực của
người thầy giáo.
Hiện nay, chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi đổi mới và cải cách giáo dục
trên phạm vi cả nước. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã chỉ rõ: “Cần đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội. Với
mục tiêu chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học, chuyển từ cách
tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận năng lực, coi trọng chuẩn đầu ra”. Với mục tiêu
này, giáo dục không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng các môn học mà còn
nhằm phát triển con người một cách toàn diện về nhân cách, gắn giáo dục với thực tiễn
cuộc sống, lý thuyết với thực hành, phát triển động cơ, hứng thú học tập, phát huy tính
tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh
Để thực hiện tốt mục tiêu này trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên đáp ứng yêu cầu của cải cách, đổi mới giáo dục. Người giáo viên không chỉ có
năng lực dạy học, năng lực giáo dục mà cần phải có nhiều năng lực khác như: năng lực
định hướng sự phát triển của học sinh, năng lực phát triển cộng đồng, năng lực phát
triển cá nhân (trong đó có năng lực giao tiếp). Chính vì vậy, ngay từ khi học nghề, các
thầy cô giáo tương lai phải được rèn luyện và chuẩn bị chu đáo tất cả những năng lực
trên nhất là về năng lực giao tiếp sư phạm để khi ra trường họ có thể bắt tay ngay vào
việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ có kết quả.
Sinh viên sư phạm trường Đại học Thủ đô Hà Nội khi đi thực tập và ra trường
được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy cũng như các kỹ năng nghề nghiệp. Tuy
nhiên, vẫn có một số sinh viên còn hạn chế trong giao tiếp sư phạm, mặc dù các em đã
được chuẩn bị về tri thức lẫn rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm. các em thường gặp
khó khăn trong khi tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ với giáo viên, đồng nghiệp, học
sinh, ít kinh nghiệm và linh hoạt khi giải quyết các tình huống giao tiếp trong dạy học
và giáo dục.
Vậy, làm thế nào để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên sư phạm trường
Đại học Thủ đô Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục? Đây là vấn đề mang tính
cấp bách và cần thiết trong công tác đào tạo người thầy giáo tương lai.
2. Nội dung
2.1. Giao tiếp và giao tiếp sư phạm
399
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
a. Giao tiếp
V.N.Panpherov cho rằng “giao tiếp là sự tác động qua lại của con người,
nội dung của nó là nhận thức lẫn nhau và trao đổi thông tin nhờ sự giúp đỡ của các
phương tiện khác nhau, mục đích là xây dựng mối quan hệ qua lại trong quá trình hoạt
động chung. Theo ông bản chất và mục đích của giao tiếp là hướng đến sự tái tạo, tái
“sản xuất” ra các mối quan hệ con người với con người.
Theo tác giả Bùi Văn Huệ thì giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người với
người, là hoạt động hình thành, phát triển và vận hành các quan hệ người – người.
Như vậy, giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với con người ,
trong đó diễn ra sự tiếp xúc tâm lý biểu hiện ở sự trao đổi thông tin, rung cảm lẫn
nhau, hiểu biết lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.
b. Giao tiếp sư phạm
Theo Ph.N.Gônôbolin quan niệm “Giao tiếp sư phạm là năng lực truyền
đạt một cách dễ hiểu để các em nắm vững và ghi nhớ tốt tài liệu”
Theo T.V.Trakhov thì “Giao tiếp sư phạm là năng lực tiếp xúc với học
sinh, kỹ năng tìm được cách đối xử đúng đắn với trẻ, thiết lập nên những mối quan hệ
hợp lý theo quan điểm sư phạm”.
Tác giả Ngô Công Hoàn đưa ra định nghĩa về giao tiếp sư phạm như
sau: “Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và
lĩnh hội những tri thức, vốn sống kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nghề
nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh”
Như vậy, giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý, trong đó diễn ra
sự trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động qua lại lẫn nhau, nhằm thiết lập
nên những mối quan hệ giáo dục giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo dục, giữa nhà
giáo dục với các lực lượng giáo dục, giữa các nhà giáo dục với nhau để thực hiện mục
đích giáo dục.
2.2. Năng lực, năng lực sư phạm
a. Khái niệm năng lực (Competency)
Là khả năng thực hiện thành công một hoạt động nào đó. Năng lực mang tính
cá nhân hóa, năng lực có thể được hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi
dưỡng và tự trải nghiệm qua thực tiễn. Năng lực hoạt động là khả năng thực hiện
những nhiệm vụ công việc và giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt động bảo
đảm cho một tổ chức (ở đây là nhà trường) đạt mục tiêu đề ra. Là một tổ hợp thuộc
400
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
tính tâm lí phức hợp gồm kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và nghệ thuật cũng như thái
độ của chủ thể đối với đối tượng trong quá trình hoạt động. Bao gồm năng lực chung:
Năng lực chuyên môn; Năng lực quan hệ con người; Năng lực khái quát.
b. Năng lực sư phạm
Là một năng lực chuyên biệt đặc trưng của nghề dạy học nói chung “năng lực
sư phạm là tổ hợp những đặc điểm tâm lí của nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu
của hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công của hoạt động ấy”(Quan điểm
của GS Phạm Minh Hạc).
Để đáp ứng những yêu cầu của đổi mới giáo dục thì năng lực của người giáo
viên cần có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Các trường sư phạm cần phải
quan tâm đến năng lực giáo dục của người giáo viên, các kỹ thuật dạy học mới, các
năng lực hoạt động xã hội và khả năng giao tiếp, mục tiêu đào tạo theo chuẩn giáo
viên phổ thông.
2.3. Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên sư phạm trường Đại học
Thủ đô Hà Nội.
Để giải quyết vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 68 sinh viên sư
phạm trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Chúng tôi cho sinh viên làm trắc nghiệm khả
năng giao tiếp của V.P. Dakharov. Trắc nghiệm gồm có 80 câu, mỗi câu hỏi tình
huống có 3 mức điểm, 0, 1, 2.
+ Điểm 0: Không (không có biểu hiện)
+ Điểm 1: Đôi khi (thỉnh thoảng có biểu hiện)
+ Điểm 2: Đúng (có biểu hiện)
Sau khi tính điểm, chúng tôi chia làm 4 mức độ: Thấp, dưới TB, TB, Cao
Kết quả thu được như sau:
Dưới TB
TT Kỹ năng
SL
%
TB
SL
%
Trên TB
SL
%
Khá
SL
%
Điểm
TB
X
1
2
Kỹ năng thiết 28
lập mối quan
hệ
41.2
Kỹ năng cân 15
bằng nhu cầu
22.1
18
23
26.5 16
33.8 11
23.5 6
16.2 19
Thứ
bậc
8.8
27.9
2.00
10
2.50
2
401
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
cá nhân và đối
tượng
3
4
5
6
7
8
9
10
Kỹ năng nghe 19
đối tượng giao
tiếp
27.9
Kỹ Năng lực tự 17
chủ cảm xúc,
hành vi
25.0
Kỹ năng tự 21
kiềm chế, kiểm
tra người khác
30.9
Kỹ năng diễn 23
đạt dễ hiểu, cụ
thể
33.8
Kỹ năng kinh 11
hoạt, mềm dẻo
trong giao tiếp
16.2
Kỹ năng thuyết 14
phục đối tượng
giao tiếp
20.6
Kỹ năng chủ 18
động,
điều
khiển quá trình
giao tiếp
26.5
Kỹ năng nhạy 13
cảm trong giao
tiếp
19.1
∑(
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
402
39.7 13
27
38.2 13
26
25.0 23
17
23.5 9
16
27.9 33
19
23.5 18
16
30.9 19
21
36.8 15
25
X
)
19.1 9
19.1 12
33.8 7
13.2 20
48.5 5
26.5 20
27.9 10
22.1 15
13.2
2.18
9
2.29
7
2.24
8
2.38
5
2.47
3
2.65
1
2.31
6
2.47
3
17.6
10.3
29.4
7.4
29.4
14.7
22.1
2.35
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Sinh viên sư phạm trường Đại học Thủ đô Hà Nội đều đã có kỹ năng giao tiếp
X = 2.35, tuy nhiên, đa số các kỹ năng này còn ở mức độ trung bình và trên trung bình
và ở các mức độ khác nhau.
Trong 10 kỹ năng giao tiếp thì có một số kỹ năng giao tiếp đạt mức độ cao như:
“Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp” với X = 2.65, xếp thứ 1 và “kỹ năng cân
bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng” với X = 2.50, xếp thứ 2.
Có một số kỹ năng còn ở mức dưới trung bình như: “Kỹ năng nghe đối tượng
giao tiếp” với X = 2.18, xếp thứ 9 và “Kỹ năng thiết lập mối quan hệ” với X = 2.00,
xếp thứ 10. Hai kỹ năng này là rất quan trọng đối với giáo viên nhưng sinh viên sư
phạm của trường Đại học Thủ đô Hà Nội lại đạt điểm không cao, nếu không có những
biện pháp rèn luyện hợp lý sẽ khiến cho các em gặp khó khăn khi đi thực tập và khi ra
trường.
Kết quả trên là do sự ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan và khách quan
như: Mặc dù sinh viên sư phạm trường Đại học Thủ đô Hà Nội có được học, được rèn
luyện về kỹ năng giao tiếp song thời lượng quá ít, thời gian thực hành còn ít, chưa
được tiến hành thường xuyên và liên tục. Bên cạnh đó, do vốn kinh nghiệm sống, kinh
nghiệm hoạt động nghề nghiệp của sinh viên còn ít.
2.4. Một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên sư
phạm trường ĐH Thủ đô Hà Nội.
Để nâng cao kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên trường Đại học Thủ đô
Hà Nội, chúng tôi đề xuất một số biện pháp như sau:
- Giới thiệu cho sinh viên đọc một số tài liệu trong và ngoài nước viết về giao
tiếp, giao tiếp sư phạm, xử lý các tình huống sư phạm. Để từ đó sinh viên có kiến thức
tổng quát về giao tiếp, giao tiếp sư phạm
- Cho sinh viên làm một số trắc nghiệm về giao tiếp như trắc nghiệm về nhu
cầu, về khả năng giao tiếp… để sinh viên biết được nhu cầu giao tiếp của mình ở mức
độ nào? mình đã có kỹ năng giao tiếp hiệu quả hay chưa…để từ đó có kế hoạch tự rèn
luyện cho phù hợp với bản thân.
- Xây dựng một số tình huống sư phạm để sinh viên luyện tập, sử dụng các
phương pháp dạy học bằng tình huống sư phạm cụ thể, phương pháp đóng vai những
tình huống sư phạm để sinh viên có cơ hội được tham gia giải quyết vấn đề.
- Tổ chức những buổi thảo luận, xemina về những chuẩn mực của giao tiếp sư
phạm cho sinh viên, qua đó các em được bày tỏ quan điểm của mình, được bình luận
403
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
về những chuẩn mực trong giao tiếp của người giáo viên nhằm nâng cao nhận thức của
sinh viên.
- Sinh viên phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp sư phạm thường xuyên, liên tục
từ năm thứ nhất đến năm thứ ba.
2.5. Kiến nghị
Từ những nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy, để nâng cao kỹ năng giao tiếp
sư phạm cho sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội theo định hướng phát triển năng
lực, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay cần phải:
* Về phía nhà trường:
- Cần xây dựng các trường thực hành để sinh viên được thường xuyên tiếp xúc
và làm quen với học sinh và giáo viên phổ thông, từ đó góp phần nâng cao kỹ năng
giao tiếp sư phạm cho sinh viên.
- Cần sắp xếp và dành nhiều thời gian hơn để sinh viên được xuống trường phổ
thông làm quen nghề chứ không chỉ là đi thực tập, kiến tập sư phạm.
* Về phía giảng viên khoa Tâm lý – giáo dục học: Nên tổ chức các buổi hội
thảo, trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn về phương pháp học tập và rèn luyện các kỹ
năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên giúp các em nhanh chóng tìm ra phương pháp
học tập và rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm phù hợp với bản thân.
* Về phía giảng viên chuyên môn: Trong quá trình giảng dạy cần quan tâm
nhiều hơn đến việc hướng dẫn và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh
viên. Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với sinh viên..
* Về phía sinh viên:
Cần ý thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm
đối với với nghề nghiệp trong tương lai. Tích cực tự học, tự rèn luyện, trao đổi kinh
nghiệm với bạn bè, thầy cô để tìm ra phương pháp rèn luyện phù hợp với bản thân để
nâng cao kỹ năng giao tiếp sư phạm.
3. Kết luận
Như vậy, rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên trường Đại học
Thủ đô Hà Nội là một việc làm có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng
đầu ra của quá trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội về nguồn nhân lực có
chất lượng, có trình độ chuyên môn, có năng lực hoạt động, năng lực hợp tác, năng lực
hành động, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, đặc biệt là năng lực giao tiếp.
Người giáo viên tương lai không chỉ nắm vững tri thức chuyên môn mà còn cần phải
hình thành cho mình các kỹ năng cần thiết trong đó có kỹ năng giao tiếp sư phạm và
sự ứng xử khéo léo, để quá trình dạy học và giáo dục đạt hiệu quả.
404