Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

YÊU cầu NĂNG lực GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG SONG NGỮ, QUỐC tế góc NHÌN từ TRƯỜNG PHỔ THÔNG SONG NGỮ LIÊN cấp WELLSPRING hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.34 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

YÊU CẦU NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG SONG NGỮ, QUỐC
TẾ: GÓC NHÌN TỪ TRƯỜNG PHỔ THÔNG SONG NGỮ LIÊN CẤP
WELLSPRING HÀ NỘI

ThS. Lê Tuệ Minh
Trường phổ thông liên cấp Wellspring Hà Nội
Tóm tắt: Mục tiêu của các môi trường giáo dục tiên tiến hiện này là đào tạo ra
những người trẻ tuổi có tri thức, khả năng tư duy độc lập, tự tin, có đủ năng lực thích
ứng trong nhiều môi trường khác nhau. Để đáp ứng được mục tiêu đào tạo như vậy,
đòi hỏi đội ngũ giáo viên giảng dạy trong nhà trường phải được đào tạo bài bản, được
trang bị những kĩ năng thiết yếu nhất để có thể thành công trong công việc. Với góc
nhìn từ trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring, bài tham luận phân tích đề
cập tới những yêu cầu về năng lực của giáo viên trong trường Song ngữ, Quốc tế.
Abstract: The aim of modern education is to train intelligent, independent,
confident students who has the ability to fit in different environments. To meet the
training goal, the teachers have to be well-trained, equipped with necessary skills to
succeed in their occupation. From Wellspring’s point of view, this presentation discuss
the qualification requirements of teachers in Bilingual and International schools.
1. Đặt vấn đề
Một trong những quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết hội nghị Trung ương 8
khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã được chỉ ra là: chủ động,
tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào
tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
Trên nhiều diễn đàn giáo dục gần đây, đã có những ý kiến rất đáng chú ý nói về
hội nhập giáo dục quốc tế của Việt Nam: Giáo dục nước nhà còn có những yếu điểm,
khiếm khuyết …. là thách thức với quá trình hội nhập quốc tế. Nhưng nếu ngồi chờ
“đủ chuẩn” mới nghĩ đến hội nhập thì khiếm khuyết càng sâu sắc. Các mô hình giáo


dục song ngữ có thể vẫn cần được tiếp tục tìm những giải pháp để hoàn thiện, cần thời
gian để minh chứng cho sự thành công, song thực sự đây sẽ là một trong những con
đường ngắn nhất để chúng ta có thể hội nhập với giáo dục quốc tế. Hay nói như giáo
sư Hoàng Tuỵ “Muốn hay không cũng phải hội nhập hóa”.
Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring cũng như các mô hình giáo dục
có yếu tố nước ngoài tương tự khác tại các Thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ

356


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Chí Minh ra đời những năm gần đây chính là việc hiện thực hoá chính sách của Đảng
và Chính phủ về chủ trương xã hội hoá giáo dục, hội nhập giáo dục quốc tế, góp phần
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển của đất nước.
2. Những yêu cầu về năng lực giáo viên tại các trường song ngữ
Mục tiêu của những trường như Wellspring chúng tôi là đào tạo ra những người
trẻ tuổi có tri thức, năng tư duy độc lập, tự tin, có đủ năng lực thích ứng trong nhiều
môi trường khác nhau. Để đáp ứng được mục tiêu đào tạo như vậy, đòi hỏi đội ngũ
giáo viên giảng dạy trong nhà trường phải được đào tạo bài bản, được trang bị những
kĩ năng thiết yếu nhất để có thể thành công trong công việc. Với góc nhìn từ
Wellspring, bài tham luận này phân tích đề cập tới những yêu cầu về năng lực của
giáo viên trong trường Song ngữ, Quốc tế bằng cách liên hệ, minh họa trên những giá
trị cốt lõi của trường Wellspring: RCCCP (Respect – Sự tôn trọng; Confidence – Tự
tin; Challenge – Thách thức; Creativity – Sáng tạo; Passion – Đam mê).
R = RESPECT – SỰ TÔN TRỌNG
Để làm tốt công việc trong bất kỳ một tổ chức nào, điều đầu tiên cần có chính là
sự tôn trọng môi trường làm việc.
Tôn trọng môi trường làm việc chính là việc tuân thủ đúng các quy định, nội quy
đã được đề ra. Với những trường quốc tế, song ngữ như Wellspring, việc thực hiện

đúng nội quy từ những vấn đề như trang phục, giờ giấc làm việc... cho đến những điều
“quy ước”: cách ứng xử với đồng nghiệp, sắp xếp góc làm việc ngăn nắp, văn hóa xếp
hàng ở canteen... không những thể hiện sự tôn trọng mà còn thể hiện tác phong văn
minh của mỗi người. Bên cạnh đó, tôn trọng môi trường làm việc còn thể hiện ở khía
cạnh tôn trọng cơ sở vật chất của Nhà trường, giữ gìn môi trường Nhà trường luôn
sạch-gọn-đẹp. Môi trường làm việc tốt sẽ tạo nền tảng để phát huy được những thế
mạnh của trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân với nhiều cá tính với những quan điểm, sở
thích, thói quen khác nhau. Với học sinh, mỗi em lại có một thế mạnh trong một lĩnh
vực nhất định. Nghiên cứu của Howard Gardner chỉ ra 7 loại thông minh khác nhau
của con người: ngôn ngữ, giao tiếp, logic, không gian, âm nhạc, vận động, nội tâm...
Nghĩa là, mỗi em học sinh sẽ có năng khiếu ở mỗi môn học khác nhau: Toán, Văn, Thể
thao, Nhạc... và có ưu điểm ở khía cạnh khác nhau: sự thân thiện, tinh thần cố gắng, ý
chí quyết tâm, tính cần cù... Nên bất kỳ một thành quả nào của học sinh, của đồng
nghiệp dù nhỏ đều đáng được ghi nhận, trân trọng và khích lệ phát huy.

357


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Trên nền tảng những quy tắc, tiêu chí chung, mỗi giáo viên sẽ phải luôn nỗ lực để
thúc đẩy một nền văn hóa tôn trọng, một nền văn hóa đề cao sự đa dạng tôn trọng sự
khác biệt của từng cá nhân.
C = CONFIDENCE – TỰ TIN
Có thể nói, điều này liên quan nhiều nhất tới quá trình giáo viên được đào tạo
trong các trường Sư phạm. Tự tin với năng lực chuyên môn chuẩn - đây là năng lực
quan trọng, cần thiết nhất của bất cứ người giáo viên nào. Nền tảng kiến thức chuẩn,

thành thục thao tác sư phạm, sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp giảng dạy bộ
môn là những yếu tố căn bản để người giáo viên thực hiện đúng chức năng của mình.
Từ thực thế giảng dạy tại Wellspring, một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
các giáo viên thường sử dụng bao gồm:
 Dạy học dự án
 Thảo luận nhóm (hợp tác nhóm nhỏ)
 Phương pháp đóng vai
 Các kĩ thuật dạy học quan sát, xử lí tình huống, nghiên cứu trường hợp
điển hình.
 Dạy học đảo ngược …
Bên cạnh đó, để làm việc trong các môi trường quốc tế, song ngữ, giáo viên phải
tự tin với khả năng giao tiếp tiếng Anh, sử dụng tài liệu chuyên môn bằng tiếng
Anh và khả năng ứng dụng công nghệ trong công việc. Việc sử dụng tốt ngoại ngữ
và kỹ năng công nghệ là công cụ vô cùng hữu ích để giáo tiếp với giáo viên Quốc tế;
tiếp cận với nguồn tài liệu, kiến thức phong phú, giá trị; giúp giáo viên mở ra những
kênh thông tin đa dạng, làm giàu thêm ý tưởng dạy học, thiết kế bài dạy một cách sinh
động, hiệu quả. Hơn nữa, Tiếng Anh và Tin học chính là một trong những những tiêu
chí “bắt buộc” để mỗi giáo viên phát triển, hoàn thiện bản thân trong công việc. Đặc
biệt, quyết định số 72/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ quy định về việc dạy và
học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường cho phép các trường phổ thông được dạy
và học một phần hoặc hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài (ưu tiên với các lĩnh vực toán,
khoa học tự nhiên, công nghệ và sinh học) càng đỏi hỏi năng lực sử dụng tiếng Anh
của người giáo viên.
Wellspring là trường Việt Nam đầu tiên được công nhận là trường đạt chuẩn bởi
Hội đồng Khảo thí chương trình phổ thông Quốc tế Đại học Cambridge từ năm 2011
(VN229). Chúng tôi sử dụng khung tham chiếu trình độ tiếng Anh chung Châu Âu
để đánh giá năng lực tiếng Anh của giáo viên trong quá trình tuyển dụng cũng như đào

358



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

tạo ở trường. Các giáo viên tuyển dụng vào Wellspring được yêu cầu, kì vọng có thể
sử dụng tiếng Anh ở mức độ độc lập (Independent user – B1, B2). Riêng đối với giáo
viên dạy tiếng Anh (hoặc các môn Toán, Khoa học, Công nghệ thông tin bằng tiếng
Anh), bên cạnh yêu cầu về bằng cấp chuẩn, nhà trường đòi hỏi ở giáo viên khả năng
phát âm, giao tiếp ở mức độ thành thạo (Proficient user – C1, C2).

Khung tham chiếu trình độ tiếng Anh chung Châu Âu được Wellspring sử dụng
Bên cạnh yêu cầu về chuyên môn, giáo viên cần phải tự tin với các kĩ năng:
quản lí lớp học, làm việc nhóm, làm việc độc lập, kĩ năng giao tiếp, ứng xử và xử lí
tình huống sư phạm. Dạy học trong các trường song ngữ, quốc tế hiện nay không chỉ
chú trọng vào việc dạy chữ. Các trường này luôn có nhiều sự kiện, dự án học tập,
ngoại khóa chuyên môn … đòi hỏi các tổ nhóm chuyên môn phải xây dựng kế hoạch
tổ chức và triển khai một cách đa dạng nên để hoàn thành tốt công việc, mỗi cá nhân
cần phải có tinh thần hợp tác, sẵn sàng giúp đỡ nhau thực hiện mục tiêu chung. Ngoài
ra, một môi trường đề cao tối đa sự tôn trọng sẽ ẩn chứa rất nhiều vấn đề nảy sinh
trong mối quan hệ với học sinh, phụ huynh. Khi đó, giáo viên phải đảm bảo đồng thời
nhiều vai trò: vừa nắm vững nội quy của nhà trường vừa nắm bắt được tâm lý, kỳ vọng
của phụ huynh, vừa phải thấu hiểu những “nổi loạn” của học sinh ở lứa tuổi dậy thì...
để giải quyết vấn đề một cách khéo léo và phù hợp nhất.
Qua thực tế vận hành trường, chúng tôi nhận thấy các giáo viên (đặc biệt là
những giáo viên trẻ) còn khá yếu về những kĩ năng quản lí lớp học, ứng xử và giải

359


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

quyết tình huống sư phạm. Một số kĩ năng cụ thể mà chúng tôi cho rằng các giáo viên
cần phải được chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi bước vào nghề cũng như đào tạo thường
xuyên trong quá trình làm việc.
 Kĩ năng xây dựng và áp dụng một kế hoạch quản lí lớp học phù hợp
 Kĩ năng tạo động lực cho học sinh
 Kĩ năng xử lí vấn đề bắt nạt học đường (bullying)
 Kĩ năng xử lí các tình huống học sinh thiếu tôn trọng giáo viên
 Kĩ năng giao tiếp, ứng xử trước những thắc mắc của Phụ huynh học sinh
 Kĩ năng hỗ trợ học sinh yếu kém trong học tập ….
C = CHALLENGE – THÁCH THỨC
Không giống môi trường công lập – giáo viên có vị trí tương đối ổn định, ở mô
hình trường quốc tế, song ngữ, sự biến động luôn xảy ra và tính cạnh tranh là rất lớn.
Do môi trường làm việc tiên tiến với mức độ đãi ngộ tốt, các trường này thường thu
hút được sự quan tâm của đông đảo giáo viên có trình độ cao, sinh viên mới ra trường trong đó có nhiều thủ khoa, á khoa, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, lớp tài năng... Vì
vậy, do những áp lực trong công việc (ví dụ tại Wellspring: soạn giáo án, dạy trung
bình 20 tiết/tuần; nhận xét chi tiết về học tập từng môn học cho từng học sinh 4
lần/năm, tham gia vào các công tác sự kiện-ngoại khóa, công tác chủ nhiệm, thực hiện
các dự án dạy học...), áp lực việc không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, áp lực
của việc trau dồi bản thân, giáo viên phải được trang bị khả năng sẵn sàng chấp nhận
những khó khăn, thách thức tại những thời điểm nhất định; dám đổi mới, học hỏi
để hướng tới những giá trị mới.
Nền giáo dục ngày càng phát triển với nhiều mô hình đào tạo, nhiều phân khúc
khác nhau, bất kỳ một môi trường tư thục nào cũng đứng trước áp lực cạnh tranh lớn
và không tránh khỏi những biến động về học sinh, về nhân sự, về chế độ... Khi đó, sự
kiên trì và bền bỉ của người giáo viên luôn được đánh giá cao. Có những mục tiêu cụ
thể, xây dựng một kế hoạch thực hiện rõ ràng và kiên trì để thực hiện dù có thử thách –
đó chính là chìa khóa để mỗi giáo viên thành công.
C = CREATIVITY – SÁNG TẠO

Có thể nói, trong thời đại “thứ giá trị nhất chính là ý tưởng” thì sáng tạo là năng
lực vô cùng quan trọng của giáo viên làm việc trong các trường quốc tế, song ngữ. Đó

360


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

chính là tư tưởng đổi mới, sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám làm, dám đề
xuất ý tưởng. Ví dụ tại trường Wellspring: Từ cách đặt tên các tòa nhà theo các giá trị
cốt lõi (Respect, Confidence, Creativity, Challenge, Passion...) thay vì cách đặt thông
thường theo bảng chữ cái (A, B, C...); từ cách phát động cuộc thi “chuyển động cùng
Wellspring” hàng năm đã biến Ban lãnh đạo Trường thành “văn phòng tiếp nhận ý
tưởng” của toàn bộ cán bộ nhân viên; từ cách tạo ra các “tuần học tinh thần – Spirit
week” (ngày Đồ đôi, Ngày Pijamas, Ngày Tóc & mũ...) để mang lại không khí vui vẻ,
thân thiện, đầy năng lượng trong trường; từ các chuỗi sự kiện: Litter star, Sắc xuân,
Wellspring avatar, Stepup2theMic... dần biến chính học sinh thành những người làm
chủ sân chơi... Đó chính là sự sáng tạo!
Quan trọng hơn cả, năng lực của giáo viên thể hiện bằng việc kích thích và đồng
hành cùng học sinh thực hiện những ý tưởng sáng tạo trong dạy và học. Cùng một
chương trình chuẩn của Bộ giáo dục, cùng thời lượng giảng dạy theo quy định của
phân phối chương trình, song ở Wellspring, thay vì làm bào kiểm tra học kỳ 45 phút,
học sinh có thể tham gia làm bài tập lớn – làm quen với báo cáo khoa học; thay vì
những tiết ôn tập Lịch sử trung đại trên lớp, học sinh sẽ thực hiện dự án “Renaissance
city”: tái hiện lại hình ảnh của những thành phố thời Phục hưng với những công trình
kiến trúc, những bộ trang phục đặc trưng, diễn kịch về những nhân vật tiêu biểu: Côpec-ních, Sếch-xpia, Leona-de-Vanhxi... Ngoài ra, sự sáng tạo trong dạy học còn thể
hiện ở các dự án: cuộc thi Phóng tên lửa nước (Vật lý), Chế tạo xà phòng (Hóa học),
xây dựng Vườn thủy canh (Sinh học), dự án TED-WIS Talks, Tet tour (Tiếng Anh),
Triển lãm Tranh (Mỹ thuật), cuôc thi Master chef, dạy học đảo ngược (Kỹ năng
sống..).

P = PASSION - ĐAM MÊ
Với bất kỳ ngành nghề nào, đam mê là điều then chốt nhất, ngành giáo dục cũng
vậy. Đặc biệt môi trường quốc tế, song ngữ, với nhiều thử thách, áp lực trong công
việc, sự đam mê lại càng trở nên quan trọng. Sự đam mê của người giáo viên thể hiện
ở lòng yêu nghề, đam mê và sáng tạo với những công việc đang làm và đam mê
học hỏi. Sự đam mê đó sẽ lan tỏa đến từng học sinh, khiến các em luôn cảm thấy tràn
đầy năng lượng để khám phá cuộc sống.
Passion/Đam mê– là từ nhìn thấy ngay khi đặt chân vào Wellspring bởi nó được
đặt tên cho tòa nhà đầu tiên trong khuôn viên Trường. “Igniting a passion for Life –
Thắp sáng niềm say mê cuộc sống” – để làm được điều đó cho học sinh như slogan của
Trường thì chính những giáo viên đóng vai trò là “người thắp lửa”.

361


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

3. Kết luận
Để có thể trở thành một người giáo viên giỏi, vững vàng trong nghề nghiệp,
chúng tôi cho rằng còn rất nhiều những năng lực khác không được đề cập ở đây mà
mỗi nhà trường kì vọng ở những người giáo viên của mình. Tuy nhiên, để kết thúc bài
tham luận này, xin gửi tới các cơ quan quản lí giáo dục, các trường Sư phạm mong
muốn của chúng tôi với việc đào tạo giáo viên hiện nay: Cần đặc biệt chú trọng việc
tăng cường thực hành kĩ năng nghiệp vụ sư phạm; chú trọng đào tạo tiếng Anh một
cách hiệu quả, thiết thực; cập nhật những phương pháp, hình thức dạy học tiên tiến cho
sinh viên, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ trong dạy học.

362




×