PHẦN I: Tính cấp thiết của đề tài
Quận Cẩm Lệ là một quận có quá trình đô thị hóa diễn ra vô cùng
nhanh chóng và mạnh mẽ,hiện tại lượng đất nông nghiệp còn lại ở
quận là rất ít.Thêm vào đó, quận Cẩm Lệ cũng là một điểm nóng bị
chịu tác động nhiều của thiên tai (đặc biệt trong đó phường Hòa
Xuân là điểm nóng về hạn hán và nhiễm mặn, điểm nóng bão và
ngập lụt tại Hòa Thọ Tây ).Quá trình đô thị hóa do quy hoạch và đô
thị hóa tự phát(Hòa Thọ Tây) tác động đến biến động sử dụng
đất(Land use) và thay đổi chất lượng đất(Soil), cùng với quá trình
BĐKH thong qua các thiên tai ( Hạn hán, lũ lụt, bão, nhiễm mặn)
làm cường hóa các biến động sử dụng đất(Land use conversion) và
thay đổi chất lượng đất( Soil quality).
PHẦN II: CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THIỂT NGHIÊN
CỨU
Câu hỏi nghiên cứu:
•
•
Tác động của đô thị hóa đối với biến động sử dụng đất như thế nào và
biến động sử dụng đất bị cường hóa như thế nào và tăng tính dễ bị tổn
thương của tài nguyên đất ra sao do biến đổi khí hậu?
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng đất thích ứng được với
biến đổi khí hậu và thiên tai?
Giả thuyết nghiên cứu:
•
Đô thị hóa tác động lên tài nguyên đất cụ thể là tác động đến biến động
sử dụng đất(Land use) và chất lượng đất (soil).Biến đổi khí hậu, thiên
tai có tác động làm cường hóa mạnh thêm tác động tiêu cực của đô thị
hóa đối với sử dụng đất đai và tài nguyên đất.
=> Cần áp dụng các giải pháp thích hợp để định hướng sử dụng đất
hợp lý và nâng cao khả năng thích ứng của tài nguyên đất đối với biến
đổi khí hậu và thiên tai.
Giải pháp chung:
- Chiến lược, chính sách: Cần phải tăng cường hành động hơn
nữa trong lĩnh vực này, các cơquan chức năng trong nước phải phối
hợp chặt chẽ với nhau, với các tổchức quốc tế đểthực hiện tốt những
biện pháp lồng ghép ứng phó với diễn biến của khí hậu, đẩy mạnh hơn
nữa công tác quản lý Nhà nước liên quan đến biến đổi khí hậu, xây
dựng, bổsung, sửa đổi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực đất đai. Rà soát hệthống pháp luật, chính sách hiện
hành, đánh giá mức độquan tâm đến yếu tốBĐKH trong các văn bản
pháp luật và chính sách đất đai của Nhà nước, từ đó xác định những
văn bản cần ban hành,cần sửa đổi bổsung và những nội dung cần
bổsung đểnâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp. Xây dựng,
bổsung, hoàn chỉnh hệthống văn bản qui phạm pháp luật về đất đai liên
quan đến thích ứng và giảm với BĐKH và các cơchếchính sách khác có
liên quan.
Tích hợp yếu tốBĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kếhoạch sử
dụng đất: là hoạt động rà soát, điều chỉnh, bổsung cho các chiến lược,
quy hoạch và kếhoạch đó, bao gồm chủtrương, chính sách, cơchế,
tổchức có liên quan đến việc thực hiện chiến lược, quy hoạch và
kếhoạch, các nhiệm vụvà sản phẩm cũng nhưcác phương tiện, điều kiện
thực hiện cho phù hợp với xu thếBĐKH, các hiện tượng khí hậu cực
đoan và những tác động trước mắt và lâu dài của chúng đối với tài
nguyên đất.
- Khoa học công nghệ: Các kết luận khoa học chính là cơsởcho việc
hoạch định các quy hoạch, chiến lược và chính sách về đất đai cho
sựphát triển bền vững. Nhà nước cần đầu tưthích đáng cho các chương
trình nghiên cứu nhằm giảm nhẹvà thích ứng với những tác động của
BĐKH đến tài nguyên đất, các chương trình nghiên cứu và đánh giá
tính tổn thương của các loại hình sửdụng đất..
- Nâng cao năng lực, giáo dục và truyền thông: Biện pháp quan trọng
khác nữa là cần nâng cao nhận thức của cộng đồng, năng lực cho các
nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách... vềkhí hậu và BĐKH đến
tài nguyên đất ở quận để có cách thích ứng với BĐKH.
- Hợp tác quốc tế: Xây dựng kếhoạch quản lý, sửdụng đất nhằm ứng
phó
với BĐKH, danh mục các chưng trình, dựán thuộc lĩnh vực BĐKH đến
tài nguyên đất ở thành phố cũng như ở quận Cẩm Lê để kêu gọi tài trợ
và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ 281 các nước phát triển.
Giải pháp thích ứng:
Đối với đất đai chịu ảnh hưởng hoặc có nguy cơchịu ảnh hưởng của BĐKH,
việc sửdụng đất sẽhạn chếvà phải được quản lý chặt chẽ. Đểlàm được điều đó,
cần phải đánh giá mức độbị ảnh hưởng, khảnăng chịu ảnh hưởng, tình hình
sửdụng đất hiện tại, tính tuần hoàn của việc sửdụng đất. Đối với từng vùng
cần lưu ý các vấn đềsau:
Đểhạn chếtối đa những thiệt hại đối với kinh tếxã hội, giảm thiểu những rủi
ro cho con người và tài sản, bảo vệnguồn tài nguyên đất, ngay từbây giờ,
vùng ven biển cần được xem xét quy hoạch sửdụng đất một cách cẩn trọng có
xét đến các yếu tốBĐKH và nước biển dâng.
Hiện tượng này càng có xu hướng xảy ra mạnh mẽhơn do ảnh hưởng của
BĐKH. Do vậy, định hướng sửdụng đất của khu vực này cần chú trọng đẩy
mạnh thâm canh ởnhững nơi có khảnăng tưới, tiêu; Tăng cường nông lâm
kết hợp, khai thác hợp lý nhất nguồn tài nguyên đất theo hướng sản xuất
hàng hóa;
.
Giải pháp giảm nhẹ :
- Những giải pháp vềquản lý, sử dụng đất để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính:
+ Xây dựng chương trình sửdụng có hiệu quảdiện tích đất trống, tạo việc làm
cho người lao động, xóa đói giảm nghèo.
+ Áp dụng mô hình sửdụng đất có tiềm năng giảm thiểu hoặc xóa bỏphát
thải khí nhà kính. Hệthống thâm canh lúa cải tiến và nông nghiệp hữu cơ
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí nhà kính, gây ô nhiễm
môi trường.
- Rà soát quy hoạch, đặc biệt là các đô thị chịu ảnh hưởng của BĐKH:
Ưu tiên đất thủy lợi đểxây dựng các công trình tiêu úng; Đất giao thông
đểxây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống lụt bão; Đất ở phục vụcho việc tái
định cư, di dân. Quy hoạch sửdụng đất hợp lý tạo điều kiện cho việc định
canh, định cư.
PHẦN III- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
3.1Đô thị và đô thị hóa
3.1.1 Khái niệm về đô thị
Theo quan điểm quản lý, đô thị là một khu dân cư tập trung có đủ hai
điều kiện :
-Về phân cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền thành lập.
-Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như vùng liên
tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong
thành phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện.
Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phi
nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; kết cấu hạ tầng phục vụ
các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn quy chuẩn
thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị; quy mô dân số ít
nhất là 4.000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2.000 người/km2
Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao
động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành
hay
tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, của một
miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong huyện, trong tỉnh.
Trong thực tế, một đô thị là trung tâm tổng hợp của một hệ thống đô thị
vùng tỉnh nhưng cũng có thể chỉ là trung tâm chuyên ngành của một hệ thống
đô thị một vùng liên tỉnh hoặc của cả nước.
3.1.2 Phân loại đô thị
Ở nước ta, theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm
2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị, đô thị được
chia thành các loại sau :
a/. Đô thị loại đặc biệt
Là thủ đô hoặc đô thị rất lớn với chức năng là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông,
giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội
của cả nước; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90%
trở lên; Có cơ sở hạ tầng xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh; Quy mô
dân số từ 1,5 triệu người trở lên; Mật độ dân số bình quân từ 15.000
người/km2 trở lên .
b/. Đô thị loại I
Là đô thị rất lớn, là trung tâm trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học-kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và
quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của một vùng lãnh thổ
liên tỉnh hoặc cả nước.
Dân số đô thị có trên 50 vạn người, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ≥
85% tổng số lao động của thành phố. Mật độ dân cư bình quân từ 12.000
người/km2 trở lên. Loại đô thị này có tỷ suất hàng hóa cao, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và
hoàn chỉnh .
c/. Đô thị loại II
Là đô thị lớn, là trung tâm trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học-kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu vùng trong tỉnh,
vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội
của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.
Dân số đô thị có từ 25 vạn đến dưới 1 triệu người, tỷ lệ lao động phi
nông nghiệp ≥ 80% tổng số lao động, mật độ dân cư bình quân từ 10.000
người/km2 trở lên, sản xuất hàng hóa phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
mạng lưới công trình công cộng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối
đồng bộ và hoàn chỉnh .
d/. Đô thị loại III
Là đô thị trung bình lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học-kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên
tỉnh, là nơi sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, dịch vụ, có
vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực
đối với vùng liên tỉnh.
Dân số có từ 10 người trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 75%
trong tổng số lao động, mật độ dân cư trung bình từ 8.000 người/km2 trở lên.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng từng
mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
e/. Đô thị loại IV
Là đô thị trung bình nhỏ, là trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn
hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc
trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương
nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của một tỉnh hay một
vùng trong tỉnh.
Dân cư có từ 5 vạn người trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 70%
trong tổng số lao động. Mật độ dân cư từ 6.000 người/km2 trở lên. Các đô thị
này đã và đang đầu tư xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh từng mặt hạ tầng kỹ
thuật và các công trình công cộng .
g/. Đô thị loại V
Là những đô thị loại nhỏ, là trung tâm tổng hợp về chính trị, kinh tế,
văn hoá và dịch vụ hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công
nghiệp… có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của một huyện hoặc
một cụm xã.
Dân số có từ 4.000 người trở lên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 65%
trong tổng số lao động. Mật độ dân số bình quân 2.000 người/km2 trở lên, đang
bắt đầu xây dựng một số công trình công cộng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật .
Việc xác định quy mô dân số và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của đô
thị chỉ tiến hành trong phạm vi địa giới nội thị. Riêng miền núi, quy mô dân
số đô thị loại III có thể quy định tối thiểu từ 8 vạn người, đô thị loại IV từ 2
vạn người và đô thị loại V là 2.000 người .
3.1.3Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội
Đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa của một quốc gia, là
sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và
văn hóa.
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, có khả năng tiếp nhận các thành tựu
khoa học kỹ thuật của khu vực và trên thế giới.
Đô thị hóa
3.1.3Khái niệm về đô thị hóa
Một trong những vấn đề nổi bật của sự phát triển thế giới ngày nay là sự
gia tăng nhanh chóng số lượng và quy mô các đô thị, trong đó tập trung các
hoạt động chủ yếu của con người, nơi diễn ra cuộc sống vật chất, văn hóa và
tình thần của một bộ phận dân số. Các đô thị chiếm vị trí ngày càng to lớn
trong quá trình phát triển xã hội.
Đô thị hóa được hiểu khái quát là quá trình hình thành và phát triển của
các thành phố. Nhiều thành phố mới xuất hiện và không ít thành phố có lịch
sử hàng nghìn năm đang tồn tại và phát triển. Sự gia tăng số lượng và quy mô
các thành phố về diện tích cũng như dân số. Và do đó làm thay đổi tương quan
dân số thành thị và nông thôn; vai trò chính trị-kinh tế-văn hóa của thành phố;
môi trường sống… là những vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm .
Trên quan điểm một vùng, đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát
triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị .
Trên quan điểm kinh tế quốc dân, đô thị hóa là một quá trình biến đổi
về phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư
những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị
hiện có theo chiều sâu .
Trên quan điểm xã hội học đô thị, đô thị hóa là quá trình kinh tế-xã hội
diễn ra trong mối quan hệ qua lại mật thiết với cuộc cách mạng khoa học-kỹ
thuật, làm sản sinh ra nhiều vấn đề phức tạp của đời sống kinh tế, xã hội,
chính trị và văn hóa của xã hội, đặc biệt đưa đến những hậu quả xã hội to lớn
khác nhau trong một hệ thống xã hội thế giới cũng như mỗi nước .
Đô thị hóa là quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô
thị của các nhóm dân cư. Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điều kiện tác
động đến đô thị hóa cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiện
mới mà biểu hiện tập trung là sự thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động.
Đô thị hóa nông thôn là xu hướng bền vững có tính quy luật, là quá
trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn (cách
sống, hình thức nhà cửa, phong cách sinh hoạt…). Thực chất đó là tăng trưởng
đô thị theo hướng bền vững.
Đô thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế-xã hội của đô thị
và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,
dịch vụ… Do vậy, đô thị hóa gắn liền với sự phát triển kinh tế-xã hội.
Tóm lại, đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản
xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành phát triển các hình
thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo
chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.
Khi đánh giá về đô thị hoá người ta thường sử dụng 2 tiêu chí, đó là
mức độ đô thị hoá và tốc độ đô thị hoá :
Mức độ đô thị hoá = Dân số đô thị/Tổng dân số (%)
Tốc độ đô thị hoá = (Dân số đô thị cuối kỳ - Dân số đô thị đầu
kỳ)/(NxDân số đô thị đầu kỳ) (%/năm)
Trong đó: N là số năm giữa 2 thời kỳ
Trên quan điểm một vùng, đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát triển
các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị. Trên quan điểm kinh tế quốc
dân, đô thị hóa là một quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất
trong nền kinh tế quốc dân , bố trí dân cư những vùng không phải đô thị
thành đô thị đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu
3.1.4 Đặc trưng của đô thị hóa
Đô thị hóa là hiện tượng mang tính toàn cầu và có những đặc trưng chủ
yếu sau đây
Một là, số lượng các thành phố, kể cả các thành phố lớn tăng nhanh, đặc
biệt là thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Hai là, quy mô dân số tập trung trong mỗi thành phố ngày càng lớn, số
lượng thành phố có trên một triệu dân ngày càng nhiều.
Ba là, việc hình thành và phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa
lý, liên quan chặt chẽ với nhau do phân công lao động đã tạo nên các vùng đô
thị. Thông thường vùng đô thị bao gồm một vài thành phố lớn và xung quanh
chúng là các thành phố nhỏ vệ tinh.
Bốn là, dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh do quá trình di dân
nông thôn-thành thị, đang làm thay đổi tương quan dân số thành thị và nông
thôn, nâng cao tỷ trọng dân thành thị trong tổng dân số.
Năm là, mức độ đô thị hóa biểu thị trình độ phát triển xã hội nói chung,
song có đặc thù riêng cho mỗi nước. Đối với các nước phát triển, đô thị hóa
diễn ra chủ yếu theo chiều sâu, chất lượng cuộc sống ở các thành phố ngày
càng hoàn thiện. Trong các nước đang phát triển, tốc độ đô thị hóa rất cao, đặc
biệt trong các thập kỷ gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra theo chiều rộng
đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết như vấn đề đất đai, thất
nghiệp, nghèo đói, ô nhiễm môi trường và tệ nạn xã hội.
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
- Quá trình hình thành quận Cẩm Lệ
Quận Cẩm Lệ được thành lập vào ngày 5/8/2005 theo Nghị định số
102/2005/NĐ-CP của Chính phủ gồm có 6 phường: Khuê Trung, Hoà Thọ Tây,
Hoà Thọ Đông, Hoà Phát, Hoà An, Hoà Xuân với diện tích tự nhiên là 3.330 ha, dân
số 71.400 người. Trước khi hình thành quận Cẩm lệ, 5 phường bao gồm Hoà Thọ
Tây, Hoà Thọ Đông, Hoà Phát, Hoà An, Hoà Xuân là các xó ven đô thị thuộc huyện
Hòa Vang và phường Khuê Trung thuộc quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng. Đây là
những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh trong nhiều năm, từ khi Đà Nẵng
trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
- Vị trí địa lý:
Địa giới hành chính của quận như sau: Phía Bắc giáp quận Hải Châu,
Liên Chiểu. Phía Đông giáp quận Hải Châu, Thanh Khê và quận Ngũ Hành
Sơn. Phía Tây và phía Nam giáp huyện Hoà Vang. Quận Cẩm Lệ ở vị trí cửa
ngõ phía Tây Nam thành phố Đà Nẵng, trên địa bàn có nhiều trục lộ giao thông
chính như: QL 1A, quốc lộ 14B, đây là các tuyến giao thông đường bộ quan
trọng nối giáp với các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Huế và Kon Tum. Ngoài ra,
với thành phố Đà Nẵng cũng là điểm cuối trên tuyến hành lang Đông –Tây nối
từ Thái Lan, Lào đến cảng Tiên Sa của Việt Nam. Đồng thời một số tuyến
đường chính của quận là đường vào của cảng biển Tiên Sa và là cửa ra của
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Do đặc điểm là vùng đất mới, nằm trong vùng kinh tế động lực của miền
Trung với những thuận lợi về cơ bản về địa lý để dàng tiếp cận với các địa
phương khác của miền trung và cả nước cũng như cửa ngõ giao lưu với quốc tế
là thuận lợi cơ bản trong việc phát triển kinh tế của quận .
Bản đồ địa lý quận Cẩm Lệ
1.1.2 Đặc điểm sông ngòi
Có hai nhánh sông bao bọc phía Đông Nam của quận và chảy giữa 3 phường
Hoà Xuân, Hoà Thọ Đông và Hoà Thọ Tây với chiều dài: 16km, có các bãi bồi
tự nhiên có thể kết hợp thuỷ thổ trong việc khai thác đầu tư các công trình,
dự án dịch vụ, sinh thái, du lịch như: Đồng Nò, Đảo Nổi, bãi La Hường gắn kết
với với đường sông Cẩm Lệ - Làng sinh thái Hoà Xuân - Các dịch vụ dọc tuyến
Sông Hàn - Đảo Xanh - Tuyên Sơn - Cẩm Lệ - Túy Loan.
Mực nước sông Cẩm Lệ thường cao nhât vào tháng 10 và 11 và thấp nhất
vào tháng 6và tháng 7.
Mực nước sông vào tháng 6,7,10,11 vào 3 năm 2010. 2011, 2012 :
Đvt: Cm
Tháng
2010
2011
2012
6
-12
-8
-2
7
-14
-12
-7
10
41
48
35
11
51
58
22
(Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ 2012)
1.1.3 Khí hậu
Quận Cẩm Lệ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ
cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8
đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt
rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Bão lụt xảy ra thường niên,
xác suất rủi ro tăng cao trong đầu tư phát triển nếu không có giải pháp khả thi
khắc phục
- Lượng mưa trung bình qua các năm ( 2010-2011-2012)
Đvt: mm
2010
22 368
2011
3647,8
2012
1696,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Quận Cẩm Lệ năm 2012)
Biểu đồ lượng mưa qua các tháng năm 2012:
- Nhiệt độ trung bình năm tương đối cao là 26,5 ºC (2012) , 26,3ºC (2010) ,
25,2ºC (2011).Nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6 và tháng 7 và thấp
nhất vào tháng 12 và tháng 1.
Nhiệt độ trung bình theo các tháng từ tháng 11 đến tháng 12 trong năm
2012:
- Độ ẩm trung bình năm của quận Cẩm Lệ khá cao : 81% vào năm 2012 và
81% vào năm 2010 và 2011.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
1.2.1 Tình hình chung kinh tế xã hội
Công nghiệp
* Ước tính quí I/2013, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp quí I/2013 tăng
8,29% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ bằng
76,41%; công nghiệp chế biến tăng 8,39%; công nghiệp sản xuất và phân phối
điện tăng 11,91% và sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 0,8% so với cùng kỳ
năm trước.
Trong quí I/2013, ngành công nghiệp cấp 2 có 18 ngành công nghiệp chủ yếu
thì 11 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng và 7 ngành có chỉ số sản xuất
công nghiệp giảm so với cùng kỳ năm 2012. Một số ngành có tốc độ tăng khá
so với cùng kỳ là: SX lưới tăng 47,25%, SX giày dép tăng 137,12%, SX sản
phẩm điện tử tăng 71,16%...Song bên cạnh đó cũng có một số ngành SX giảm
sút như: Khai thác đá giảm 23,59%, ngành khoáng phi kim loại giảm 26,19%,
SX phụ tùng xe có động cơ giảm 43,79% so với cùng kỳ năm trước.
So với cùng kỳ năm trước, quí I/2013 có một số sản phẩm ước sản lượng tăng
khá như: tôm đông lạnh tăng 33,31%, lưới đánh cá tăng 47,25%, giày, dép tăng
137,12%, giấy in tăng 86,03%, sản phẩm điện tử tăng 71,16%... và cũng còn
một số sản phẩm bị giảm sút như: đá xây dựng giảm 23,59%, xi măng giảm
18,44%, bê tông tươi giảm 29,66%, cấu kiện nhà lắp sẵn giảm 33,33%, bộ dây
đánh lửa cho xe ô tô giảm 43,79%...
Nhìn chung sản xuất công nghiệp quí I/2013 so với cùng kỳ đã có sự phục hồi,
tốc độ tăng trưởng khá hơn cùng kỳ năm trước. Những doanh nghiệp lớn đã có
đơn hàng của quí II/2013 (chủ yếu là may mặc, giày thể thao, thủy sản…) song
bên cạnh đó cũng còn nhiều doanh nghiệp chưa tìm được được đầu ra một cách
vững chắc, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất có phần
giảm sút do nhận được ít đơn hàng, sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào công ty
mẹ ở nước ngoài. Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp khai thác đá, xi
măng, bê tông, sắt thép là những ngành phục vụ cho xây dựng cũng gặp khó
khăn, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm do sản xuất vật liệu xây dựng giảm, đã
ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khai thác đá, xi măng, bê tông, sắt thép.
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Trồng trọt: Tình hình thực hiện diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm vụ
Đông Xuân năm 2013 đến tháng 3/2013 trên toàn địa bàn thành phố ước thực
hiện và so với cùng kỳ như sau: Cây lúa 2.958 ha, bằng 93,50%, Cây ngô 264
ha, bằng 93,46%, Khoai lang 201 ha, bằng 98,67%, Rau 423 ha, bằng 96,62
%, Mía 145 ha, bằng 97,32%... Nhìn chung các loại cây trồng đều phát triển
tốt.
Chăn nuôi: Trong tháng 3/2013, tình hình dịch bệnh heo tai xanh ở các tỉnh giáp
ranh diễn biến phức tạp. Công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng và
giám sát tình hình dịch bệnh đến tận thôn, tổ, hộ gia đình chăn nuôi, đặc biệt là
ở nhưng vùng giáp ranh với các tỉnh lân cận. Đến nay tình hình chăn nuôi trên
địa bàn thành phố vẫn ổn định, không có dịch bệnh xảy ra, tất cả các loại vật
nuôi trên địa bàn đều phát triển bình thường. Ước tính tháng 3 năm 2013, trên
toàn địa bàn đã kiểm soát giết mổ hơn 72 nghìn con heo; 3.600 trâu, bò và 120
nghìn gia cầm.
Lâm nghiệp: Tháng 3/2013, thời tiết tại Đà Nẵng có mưa vừa và nắng nhẹ
nên không xảy ra cháy rừng. Trong 3 tháng đầu năm 2013, các đơn vị trực thuộc
đã tổ chức được 52 đợt truy quét, đã lập biên bản 22 vụ vi phạm hành chính và
đã xử lý 17 vụ vi phạm hành chính, phạt tiền 76 triệu đồng và thu giữ các lâm
sản có nhiều giá trị khác.
Thuỷ sản: Hoạt động khai thác thuỷ sản trong tháng 3/2013 có nhiều thuận lợi
về thời tiết. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2013 sản lượng khai thác ước đạt 8.309
tấn, đạt 22,76% so với kế hoạch năm 2013 và tăng 19,14% so với cùng kỳ năm
2012. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn cũng khá thuận lợi, sản lượng
3 tháng đầu năm 2013 ước đạt 79,1 tấn cá, 19,1 tấn tôm. Nhìn chung sản lượng
nuôi trồng tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2012.
Thực hiện vốn đầu tư trên địa bàn:
Dự kiến trong quý I năm 2013 vốn đầu tư phát triển trên toàn địa bàn thành phố
Đà Nẵng ước đạt 4.395 tỷ đồng, bằng 88,51% so cùng kỳ năm 2012. Trong đó:
vốn nhà nước 2.269 tỷ đồng, chiếm 51,63%, vốn ngoài nhà nước 1.569 tỷ đồng,
chiếm 35,71%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 556 tỷ đồng, chiếm 12,66% so
với tổng số. Trong tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn quí I năm 2013: ước
đầu tư vào xây dựng cơ bản 2.871 tỷ đồng, chiếm 65,34%; đầu tư mua sắm
TSCĐ không qua XDCB 703 tỷ đồng, chiếm 16,02%; đầu tư sửa chữa lớn nâng
cấp TSCĐ 24,96 tỷ đồng chiếm 0,57%; bổ sung vốn lưu động 690 tỷ đồng,
chiếm 15,71%, đầu tư khác 103 tỷ đồng, chiếm 2.36% so với tổng vốn đầu tư.
Đến cuối tháng 3/2013 một số công trình trọng điểm của thành phố khánh thành
vào ngày kỷ niệm Giải phóng thành phố 29/3 như: Cầu Rồng, Cầu Trần Thị Lý
(Vốn NSNN) và Cáp treo Bà Nà (vốn Doanh nghiệp).
Vận tải đường bộ, đường sông và đường biển
Ước tính doanh thu hàng hóa, hành khách, dịch vụ đại lý vận tải trên địa bàn
thành phố quý 1 năm 2013 đạt 1.226 tỷ đồng tăng 2,33% so cùng kỳ 2012.
Trong đó, ngành đường bộ đạt 1.069 tỷ đồng tăng 2,96%, đường biển đạt 156 tỷ
đồng bằng 97,83% so cùng kỳ năm 2012.
* Sản lượng vận tải hàng hoá quý I/2013, ước đạt 11.833 nghìn tấn, tăng 0,99%
so với quý I/2011 và luân chuyển đạt 1.199 triệu T.km, bằng 98,53% so với quý
I/2012.
* Sản lượng hành khách vận chuyển 3 tháng đầu 2011 ước đạt 9.535 nghìn lượt
người, bằng 98,62% so với cùng kỳ năm 2012 và luân chuyển đạt 648 triệu
người.km, tăng 9,75% so với cùng kỳ năm 2012.
* Hàng hoá thông qua cảng: Ước tính sản lượng hàng hóa thông qua cảng quý
1/2013 là 961.416 Tấn, bằng 92,1% so cùng kỳ năm 2012.
Thương mại
a) Lưu chuyển hàng hoá: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ quý I/2013 ước
đạt 14.505 tỷ đồng, tăng 20,26% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế nhà
nước bằng 97,63% so cùng kỳ; Kinh tế tư nhân tăng 28,66% so cùng kỳ; Kinh
tế cá thể tăng 14,57% so cùng kỳ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng
39,05% so cùng kỳ. Trong tổng mức bán lẻ quý I/2013: Thương nghiệp (chiếm
73,29% so tổng mức tăng 21,29% so cùng kỳ. Khách sạn, nhà hàng (chiếm
11,13% tổng mức) tăng 24,35% so cùng kỳ; Du lịch (chiếm 0,78% tổng mức)
tăng 7,29% so cùng kỳ; Dịch vụ (chiếm 14,16%, trong đó chủ yếu là dịch vụ
chuyên môn, KHCN và dịch vụ tư vấn) tăng 13,06% so cùng kỳ.
b) Về ngoại thương:
* Dự ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa quý I/2013, đạt 203,31 triệu USD, tăng
10,1% so cùng kỳ năm trước. Hàng thủy hải sản ước đạt 21,02 triệu USD,
bằng 10,34% so tổng kim ngạch xuất khẩu của TP Đà Nẵng, tăng 7,35% so
cùng kỳ. Hàng CN-TTCN ước đạt 182,28 triệu USD, bằng 89,66% so tổng kim
ngạch xuất khẩu của TP ĐN, tăng 11,31% so cùng kỳ.
* Ước kim ngạch nhập khẩu của quý I/2013 là 202,35 triệu USD, tăng 17,35%
so cùng kỳ năm trước. Trong kim ngạch nhập khẩu, khu vực kinh tế tư nhân đạt
73,903 triệu USD, chiếm 36,52% và tăng 11,9% so cùng kỳ, kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài đạt kim ngạch 83,245 triệu USD, chiếm 41,14% so tổng kim
ngạch nhập khẩu trên địa bàn và tăng 28,83%, kim ngạch nhập khẩu khu vực
kinh tế nhà nước đạt 45,197 triệu USD, chiếm 22,34% kim ngạch, tăng 8,21%
cùng kỳ.
Về giá cả thị trường:
* Chỉ số chung giá tiêu dùng tháng 3/2013 so tháng 02/2013 tăng 0,13%. Trong
đó: khu vực thành thị tăng 0,15%, khu vực nông thôn giảm 0,2%. Chỉ số giá
tiêu dùng so tháng 12 năm trước tăng 5,09%, so tháng 3 năm trước tăng 9,01%
và so bình quân cùng kỳ năm trước tăng 9,12%.
Giá lương thực tháng 3 tăng nhẹ 0,11% so với tháng trước; Giá thực phẩm
giảm 0,34% so với tháng trước, trong đó giá thịt heo giảm mạnh (-3,27%) là do
dịch heo tai xanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bùng phát nên ảnh hưởng đến
tâm lý người tiêu dùng.
Ăn uống ngoài gia đình tăng 1,08% so với tháng trước nguyên nhân tăng chủ
yếu là do giá tiền lương nhân công tăng.
Đồ uống và thuốc lá giảm 0,16% so với tháng trước là do sau Tết, chỉ số của
nhóm bia các loại giảm 1,3% so tháng trước.
May mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,54% so với tháng trước cũng do giá tiền
lương nhân công tăng.
Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0,22% so với tháng trước; cụ thể:
nước sinh hoạt giảm: 0,61%, điện giảm: 1,91% so với tháng, giá gas giảm
3.000đ/bình 12kg so với tháng trước.
Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,27% so với tháng trước, tăng chủ yếu là do
chi phí vận chuyển và chi phí nhân công, thuê người giúp việc tăng.
Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,27% so với tháng trước. Nhóm này tăng nhẹ do
một số loại thuốc tăng, như nhóm thuốc kháng sinh tăng 1,23%, thuốc vitamin
tăng 1,76% và dụng cụ y tế tăng 1,07% so với tháng trước.
Giao thông tăng 0,15% so với tháng trước là do tác động của nhóm phụ tùng xe
máy, xe đap tăng 1,08% (lốp, săm xe máy tăng 1,72%; phụ tùng khác của xe
máy tăng 0,99%), nhóm bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 1,76% ( do chi phí
nhân công tăng).
Bưu chính viễn thông tăng 0,03%, Giáo dục tăng 0,04% so với tháng trước.
Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,36% so với tháng trước do tác động tăng của
nhóm vật phẩm văn hóa tăng 1,34%, bưu ảnh tăng 1,38%; nhóm thể thao và giải
trí khác tăng 1,72% .
Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,72% là do tác động tăng giá của các nhóm
hàng hóa dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 1,31% (cắt tóc, gội đầu tăng 1,39%),
nhóm hiếu hỉ tăng 1,41%.
Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ: Về giá vàng, do tác động giảm giá của giá vàng
thế giới nên giá vàng tháng 3/2013 giảm 6,4% so tháng trước. Giá đô la Mỹ
tăng 0,4% so tháng trước.
* Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tháng 3 năm 2013 so với tháng 12 năm 2012
tăng 5,09%. Những nhóm hàng tăng khá cao như: Nhóm hàng thuốc và dịch vụ
y tế tăng 64,8%, thực phẩm tăng 4,08%, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng
3,32% nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,41%. Riêng nhóm hàng nhóm
bưu chính viễn thông giảm 0,08% so cùng kỳ.
Giá vàng giảm so tháng 12/2012 là 9,91%, giá Đô la Mỹ tăng 0,36% so với
tháng 12 năm trước.
Văn hóa, xã hội và đời sống
Giải quyết việc làm: Các đơn vị kinh tế trên toàn địa bàn thành phố trong quý
I/2013 đã tạo việc làm cho 4.596 lao động đạt 14,83% so với kế hoạch năm,
giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Tình hình giao thông: Trong đợt cao điểm phục vụ Tết ngành giao thông vận tải
đã huy động 14.039 lượt phương tiện, chuyên chở 388.866 hành khách; Đã xử
lý 13 trường hợp xe khách vi phạm nghiêm trọng buộc phải chuyển tải; Công an
thành phố xử lý 125 trường hợp xe khách chở quá số người quy định; Trên địa
bàn thành phố không xảy ra vụ tai nạn nào do xe khách gây ra. Số vụ tai nạn
giao thông trên địa bàn thành phố cơ bản giảm so cùng kỳ năm trước: Tai nạn
giao thông đường bộ quý I/2013 đã xảy ra 35 vụ, làm chết 27 người, bị thương
20 người, thiệt hại 725,5 triệu đồng. Tai nạn giao thông đường sắt quý 1/2013
xảy ra 02 vụ, chết 02 người.
Công tác Xóa đói giám nghèo: Cuối năm 2012, thành phố Đà Nẵng đã tiến hành
khảo sát và thống kê lại số hộ nghèo theo chuẩn mới của Thành Phố (thành thị:
800.000đ/tháng và nông thôn: 600.000đ/tháng). Tỷ lệ hộ nghèo đầu năm 2013
là 9,1% gồm 22.045 hộ và 89.403 nhân khẩu. Trong đó huyện Hòa Vang, Ngũ
Hành Sơn, Liên Chiểu là khu vực mang nhiều dấu ấn nông thôn có tỷ lệ hộ
nghèo khá cao (Hòa Vang là 16,04 %; Ngũ Hành Sơn là 11,92% và Liên Chiểu
10,3%). Các chính sách cho hộ nghèo được tiếp tục thực hiện với tinh thần trách
nhiệm cao của các cơ quan chức năng. Bao gồm các chính sách hỗ trợ về
BHYT, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ nhà ở và điện nước sinh hoạt, cải thiện điều kiện
vệ sinh, khám bệnh cho trẻ em và phụ nữ nghèo, cấp thuốc miễn phí, miễn giảm
học phí, trợ giúp pháp lý, dạy nghề và giải quyết việc làm, hướng dẫn cách làm
ăn. Các chính sách, chương trình hỗ trợ được lấy từ Ngân sách Nhà nước và một
phần không nhỏ huy động từ các nguồn lực vận động xã hội hóa.
1.2.2 Cơ cấu kinh tế
Ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng lớn trên 70%, tiếp theo là ngành
thương mại dịch vụ và cuối cùng là ngành Nông lâm thủy sản chiếm tỉ trọng
nhỏ nhất .Ngành công nghiệp xây dựng biến chuyển không nhiều, trong khi
đó ngành nông lâm thủy sản giảm tới 3,7% ( từ 4,3% xuống còn 0,6%) ,
ngành thương mại dịch vụ tăng 4% sau 5 năm (2005-2010) đạt mức phát
triển cao nhất vào năm 2010 nhưng sau đó giảm vào 2 năm tiếp theo còn
dưới 26%.
Bảng cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất ( %)
Chỉ tiêu
Nông lâm thủy sản
Công nghiệp xây dựng
Thương mại dịch vụ
2005
4,3
72,4
23,3
2010
1,3
71,4
27,3
2011
0,8
73,4
25,9
2012
0,6
74,3
25,1
(Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ 2012)
1.2.3 Cơ sở hạ tầng
Hiện nay quận Cẩm Lệ vẫn là địa phương trọng điểm trong đầu tư phát triển
đô thị với 71 dự án đang triển khai. Phần lớn các dự án đã hoàn thành tạo
cho quận Cẩm Lệ một diện mạo đô thị mới. Riêng khu vực Hòa Xuân đang
được triển khai phát triển tạo nên vệt đô thị phía nam thành phố với những
dự án khu dân cư, khu đô thị sinh thái( Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân và khu
đô thị mới Nam cầu Nguyễn Tri Phương) và là trung tâm TD-TT.
Với 70% diện tích đất nông nghiệp ngày đầu thành lập quận, nay đã được
chuyển sang thực hiện các dự án nhà ở dân cư. Trong 41 dự án khu dân cư
mới, đã có 25 dự án hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, bảo đảm nơi ở mới, nơi tái
định cư cho gần 15.000 hộ dân. Đến hôm nay, sự thay da đổi thịt của vùng đất
này khá rõ nét với nhiều khu dân cư mới có các hoạt động kinh doanh dịch vụ
- thương mại sôi động như các khu dân cư đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn
Huy Tưởng, Phong Bắc; khu phố chợ Khuê Trung… Nhiều khu phố thương
mại sầm uất như Nguyễn Hữu Thọ, Ông Ích Đường, Cách mạng Tháng Tám,
Yên Thế, Bắc Sơn… Với sự đầu tư phát triển khu đô thị sinh thái Hòa Xuân,
quận Cẩm Lệ sẽ có một khu đô thị lan tỏa về phía nam và đông nam thành
phố.
Nổi bật trong phát triển hạ tầng đô thị ở quận Cẩm Lệ còn là hạ tầng giao
thông. Từ vài tuyến đường giao thông liên vùng như quốc lộ 1A, Cách mạng
Tháng Tám thì nay quận Cẩm Lệ đã hoàn thiện 283,5km đường nội thị, ngoài
ra còn có 86km đường kiệt hẻm được bê-tông. Có 76% dân số sử dụng nước
sạch sinh hoạt. Hệ thống điện sinh hoạt đến tất cả khu dân cư thuộc địa bàn 6
phường với kinh phí đầu tư nâng cấp 123 tỷ đồng.
1.2.4 Dân số
Theo niên giám thong kê quận Cẩm Lệ năm 2012 thì tổng số dân của quận
năm 2012 là 101.506 người, trong đó 50,982 người là nữ, mật độ dân số
trung bình của quận là 2876 ng/km2.So
•
Bảng thống kê diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2012 của quận
Cẩm Lệ .
Khuê Trung
Hòa Phát
Hòa An
Hòa Thọ Tây
Hòa Thọ Đông
Hòa Xuân
Dân số TB (người)
Tổng số
Trong đó: Nữ
26386
13517
13965
7050
21420
10753
11140
5613
15133
7633
13463
6418
Diện
tích(Km2)
3,0
6,6
3,2
8,2
2,7
11,6
Mật độ dân
số(Ng/km2)
8795
2116
6694
1359
5605
1161
•
Tỷ lệ sinh, tử, và tăng tự nhiên dân số ( 2005-2012)
Tỷ lệ sinh
Tỷ lệ tử
Tỷ lệ tăng tự
nhiên
2005
17,77
3,05
14,72
2010
13,75
3,33
10,42
2011
18,38
4,65
13,74
2012
17,94
4,47
13,47
1.3 Đặc điểm tài nguyên
1.3.1 Tài nguyên đất
Quận Cẩm Lệ có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.525,27 ha, trong đó đất nông
nghiệp chiếm diện tích 258,91ha, đất lâm nghiệp chiếm 113,80 ha, đất nuôi
trồng thủy sản chiếm 7,83 ha, đất chưa sử dụng chiếm 11,39 ha .
Bảng cơ cấu sử dụng đất (%)
Tổng số
Cơ cấu (%)
Khuê Trung
Hòa Phát
Hòa An
100
8,55
18,59
8,98
Trong đó:
Đất nồng
nghiệp
Đất lâm
nghiêp
100
1,98
36,72
21,74
84,07
15,93
Đất nuôi
trồng thủy
sản
0,89
Đất chưa
sử dụng
15,15
31,73
Hòa Thọ Tây
Hòa Thọ
Đông
Hòa Xuân
23,32
7,56
27,92
6,98
33,00
4,66
99,11
37,67
3,92
11,53
(Nguồn: Niên giám Thống kê Quận Cẩm Lệ 2012)
1.3.2 Tài nguyên nước
1.3.3 Tài nguyên rừng
II-HIỆN TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ
HÓA
2.1 Thực trạng và tác
2.2 Đánh giá tác động của đô thị hóa đến tài nguyên đất (Trong thời kì)
2.3.1 Đánh giá tác động của ĐTH đến biến động sử dụng đất(Land use)
2.3.2 Đánh giá tác động của ĐTH đến chất lượng đất (Soil)