HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THCS TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TS. Phạm Ngọc Sơn, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
ThS. Nguyễn Thị Tuyết, Trường ĐH Tân Trào – Tuyên Quang
Tóm tắt: Hiện nay, đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông đang được khẩn trương thực hiện. Theo đó, Chương trình mới, sách giáo khoa
mới được xây dựng, biên soạn theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và
phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên.
Việc đổi mới chương trình muốn đạt được hiệu quả, chất lượng cao nhất thì
phải bắt đầu từ các trường sư phạm. Hiện nay, các trường sư phạm đều vẫn đang đào
tạo giáo viên với các chuyên ngành riêng rẽ, chưa có chương trình đào tạo giáo viên
dạy tích hợp (cả về nội dung đào tạo lẫn phương pháp giảng dạy). Điều này đặt ra yêu
cầu cấp thiết các cơ sở đào tạo giáo viên phải có những nghiên cứu nhằm đưa ra được
phương án đào tạo đội ngũ giáo viên đáp yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mới.
Từ khóa: Khoa học tự nhiên, tích hợp, THCS, đào tạo giáo viên.
Abstract: Currently, the national project on revising and building new curricula
and course books for pre-tertiary education has been quyckly implemented.
Accordingly, new curricula have been re-designed and course books have been rewritten in the way that subjects are integrated at the lower level and separated at the
higher level. This project, in order to be effective, must start from teacher training
institutions. At the moment, teacher training institutions are training pre-service
teachers to teach separate subjects and those teachers are not prepared (in terms of
knowledge and teaching methods) for teaching the subjects in an integrated way. This
reality puts forward a demand that teacher training institutions need to work out new
teacher training programs in order to meet the requyrements of the renovation in
education.
Key words: Natural sciences, integrated, secondary, teacher training.
1. Mở đầu
Quá trình đổi mới giáo dục đào tạo muốn đạt kết quả như mong muốn cần phải
được tiến hành một cách đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát triển đội ngũ giáo
viên là một giải pháp hàng đầu. Thực tế hiện nay, việc đào tạo giáo viên tại các cơ sở
đào tạo sư phạm còn nhiều bất cập, khó có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo
461
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
dục phổ thông, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới, các cơ sở đào tạo sư phạm cấp bách
nhất cần thực hiện hai nhiệm vụ: xây dựng chương trình đào tạo và đổi mới phương
pháp giảng dạy cho sinh viên.
Hiện nay, việc đào tạo giáo viên Trung học cơ sở (THCS) chủ yếu dựa vào các
trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) và một số trường Đại học Sư phạm (ĐHSP), ở đó
trình độ đào tạo vẫn là cử nhân cao đẳng và đào tạo đơn môn hoặc song môn. Việc
thực hiện đổi mới giáo dục phải được thực hiện ngay từ các cơ sở đào tạo sư phạm,
trước hết là đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy.
2. Nội dung
2.1. Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên “Khoa học tự nhiên” trình độ đại học
2.1.1. Mục tiêu và yêu cầu đào tạo
Giáo viên trường phổ thông có hai chức năng chính là dạy học và giáo dục học
sinh. Thực tế đào tạo ở các trường sư phạm có xu hướng coi trọng trình độ kiến thức
và kỹ năng dạy học môn học cụ thể hơn. Dù dạy học luôn là hoạt động cơ bản, nhưng
giáo viên cũng luôn là nhà giáo dục. Đây là định hướng chính trong việc đào tạo, sử
dụng, đánh giá giáo viên. Theo định hướng đó, nhân cách giáo viên được đào tạo gồm
hai tiêu chí có quan hệ qua lại: kiến thức khoa học và kiến thức, kỹ năng giáo dục.
Dù đào tạo theo mô hình nào, người giáo viên phải có một trình độ nhất định về
khoa học cơ bản và khoa học về nghiệp vụ sư phạm (gọi tắt là năng lực dạy học, giáo
dục). Sơ đồ diễn đạt quan hệ hai lĩnh vực thể hiện như sau [1]:
(3)
Nội dung
Nội dung
Khoa học cơ bản
Khoa học sư phạm
(4)
(1)
(2)
Năng lực
Dạy học – Giáo dục
462
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Sơ đồ bên cho thấy, năng lực dạy học của giáo viên được hình thành thông qua
bốn đại lượng. Giáo viên dạy môn “Khoa học tự nhiên” phải là người có kiến thức
vững vàng về khoa học và đồng thời phải có tri thức về phương pháp dạy – học. Do
vậy, các cơ sở giáo dục sư phạm phải thiết kế chương trình đào tạo hợp lí, sao cho bốn
đại lượng trên có trị số lớn nhất.
Mục tiêu của chương trình cần phải được xác định theo chuẩn nghề nghiệp.
Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành Sư phạm đào tạo giáo viên THCS, đối với
giáo viên bộ môn “Khoa học tự nhiên” cần chú ý đến năng lực dạy học tích hợp. Theo
đó, để trở thành một giáo viên dạy học bộ môn “Khoa học tự nhiên” ở trường THCS,
sinh viên cần có những yêu cầu sau đây [4]
Về kiến thức
+ Trình bày và phân tích được bản chất, xu hướng của dạy học tích hợp từ đó
nhận ra tính tất yếu của dạy học tích hợp của lĩnh vực Khoa học tự nhiên ở nhà trường;
+ Nêu được các phương pháp, hình thức dạy học tích hợp
+ Nắm chắc các yêu cầu, khả năng dạy học tích hợp của lĩnh vực Khoa học tự
nhiên;
+ Nắm vững các nguyên tắc phát triển chương trình lĩnh vực Khoa học tự nhiên
quán triệt dạy học tích hợp;
+ Biết và hiểu rõ được những điều kiện bảo đảm cho việc dạy học tích hợp lĩnh
vực Khoa học tự nhiên.
Về kĩ năng
+ Biết vận dụng kiến thức về dạy học tích hợp để nhận xét các chương trình
môn học phổ thông hiện hành
+ Biết phân tích khả năng dạy học tích hợp của một chủ đề, một phần, một
chương trong chương trình môn học
+ Biết soạn và triển khai kế hoạch dạy học tích hợp một chủ đề, một bài…
+ Biết lập ma trận thể hiện nội dung tri thức tích hợp trong chương trình môn
học ở THPT.
Những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên một phần được chuẩn
bị trong các trường sư phạm và sau đó trong tập thể nhà trường thông qua quá trình
xem xét, phân tích, suy ngẫm về hoạt động thực tiễn của bản thân với đồng nghiệp.
2.1.2. Hình thức và thời gian đào tạo
463
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Đào tạo giáo viên dạy học môn “Khoa học tự nhiên” tại trường THCS được
thực hiện theo phương thức tín chỉ, tập trung, thời gian 4 năm, cấp bằng Tốt nghiệp cử
nhân Sư phạm. Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tích hợp các bộ môn:
Vật lí, Sinh học và Hóa học, các môn này vẫn được giảng dạy riêng rẽ, bố trí xen kẽ
một số tín chỉ tích hợp liên môn vào chỗ thích hợp. Chương trình đào tạo với 140 tín
chỉ, chia làm 2 khối kiến thức:
- Khối kiến thức Giáo dục đại cương: 35 tín chỉ
- Khối kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp: 105 tín chỉ, trong đó:
+ Kiến thức nghiệp vụ: 15 tín chỉ
+ Kiến thức chuyên ngành: 70 (trong đó có ít nhất 30 tín chỉ tích hợp).
+ Khóa luận, thực tập: 20 tín chỉ
2.2. Yêu cầu cơ bản khi thực hiện chương trình đào tạo
- Đối với khối kiến thức chuyên ngành:
+ Giáo trình, các tài liệu hướng dẫn dạy và việc học giáo trình đó phải được tổ
chức công phu, thực hiện theo một tư tưởng nhất quán: hướng vào nội dung sư phạm.
+ Gắn quá trình học các môn học cơ bản, chuyên môn với việc hình thành kỹ
năng nghiệp vụ dạy – học cho sinh viên. Sinh viên học nghiệp vụ từ chính các thầy, cô
giảng dạy mình. Người giảng viên gắn ngay quá trình dạy môn khoa học cơ bản,
chuyên môn với bồi dưỡng, học tập nghiệp vụ cho sinh viên, không được có tư tưởng
coi đó là việc làm của các bộ môn rèn luyện nghiệp vụ.
+ Phân tích nội dung khoa học cơ bản, chuyên môn của bộ môn trong mối quan
hệ với các bộ môn khoa học khác, với chương trình, sách giáo khoa phổ thông.
- Khối kiến thức nghiệp vụ
+ Khai thác tối đa tiềm năng nghiệp vụ dạy học từ nội dung kiến thức khoa học
cơ bản, chuyên môn mà sinh viên đã được trang bị.
+ Dạy phương pháp dạy – học bằng chính logic của khoa học cơ bản, nghĩa là
dạy cho sinh viên tổ chức học sinh bằng hoạt động nhận thức mô phỏng hoạt động tìm
tòi khoa học.
+ Người dạy và người học phương pháp dạy học phải tạo nguồn thông tin
ngược cho đào tạo nội dung khoa học cơ bản, chuyên môn. Nguồn thông tin này giúp
cho việc đào tạo khoa học cơ bản, chuyên môn điều chỉnh, hoàn thiện nội dung,
phương pháp.
464
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
+ Đội ngũ những người giảng dạy môn phương pháp dạy – học có điều kiện
tiếp cận với thực tiễn giáo dục các cấp học. Trường sư phạm phải xem đây là kênh
thông tin thực tiễn quan trọng để khi xử lý cho chúng ta xác định được giải pháp phục
vụ giáo dục các cấp học, điều chỉnh nội dung, phương pháp đào tạo để đáp ứng thực
tiễn cấp học một cách cập nhật.
+ Tăng cường thực tập, thực tế, thực hành cho sinh viên, việc này cần được
thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học tập.
2.3. Một số giải pháp cơ bản để thực hiện chương trình đào tạo
- Xây dựng mục tiêu đào tạo cụ thể, chú ý nhiều hơn đến những yêu cầu mới
đặt ra cho nền giáo dục và người giáo viên, hình thành và phát triển các năng lực – đặc
biệt là năng lực sáng tạo của người giáo viên, phát triển năng lực và thói quen tự học,
tự nghiên cứu.
- Xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết đào tạo khoa học, lựa
chọn giáo trình đảm bảo chất lượng, đặc biệt là giáo trình các học phần tích hợp.
- Rà soát lại mối quan hệ giữa đào tạo về lý thuyết và thực hành: nâng cao tỉ
trọng thời lượng dành cho thực hành trong cả khoá học, nhất là về mặt tổ chức hoạt
động dạy học và giáo dục.
- Coi trọng việc tổ chức cho sinh viên sư phạm tự nghiên cứu, độc lập tìm ra
kiến thức và sớm tập dượt nghiên cứu khoa học, tăng dần tỷ lệ số sinh viên làm luận
văn tốt nghiệp và tiến tới tất cả sinh viên sư phạm được làm luận văn tốt nghiệp.
- Nâng cao nhận thức và chất lượng hoạt động dạy học của giảng viên trường
sư phạm, tăng yêu cầu dạy nghề sư phạm, nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho
giảng viên dạy khoa học cơ bản.
- Các trường ĐHSP và CĐSP phối hợp nghiên cứu phương án, xây dựng
khung chương trình và chương trình chi tiết đào tạo giáo viên dạy các môn học tích
hợp, xây dựng lộ trình cụ thể thí điểm và đào tạo đại trà giáo viên dạy môn Khoa học
tự nhiên.
3. Kết luận
Đổi mới đồng bộ giáo dục phổ thông luôn phải bắt đầu từ đổi mới đào tạo giáo
viên ở các trường sư phạm trong cả nước vì nơi đây mỗi năm sản sinh ra hàng nghìn
giáo viên ở khắp mọi miền đất nước. Hiện nay, công cuộc đổi mới chương trình, sách
giáo khoa đang được nghiên cứu triển khai đã đặt ra vấn đề làm thế nào có được đội
ngũ giáo viên có năng lực dạy học tích hợp nói chung hay năng lực dạy học tích hợp
465
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
lĩnh vực Khoa học tự nhiên nói riêng đang là vấn đề cần phải được nghiên cứu một
cách nghiêm túc.
Để đào tạo được đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay, cần
thiết có một công trình nghiên cứu nghiêm túc, với sự góp sức của nhiều nhà khoa học,
các trường sư phạm để xây dựng được chương trình đào tạo giáo viên dạy tích hợp cả
về nội dung đào tạo lẫn phương pháp giảng dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đinh Quang Báo. Định hướng phát triển của các trường sư phạm. Trường Đại học
sư phạm Hà Nội, 2013.
[2]. Nguyễn Cương. Vấn đề xây dựng môn học tích hợp "khoa học tự nhiên" (KHTN)
và việc đào tạo giáo viên dạy tích hợp môn KHTN ở các trường sư phạm. Trường
ĐHSP Hà Nội, 2013.
[3] Nguyễn Anh Dũng. Dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông. Kỷ
yếu hội thảo: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo
dục phổ thông mới. TP.Huế, 2014.
[4]. Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN– Vụ Giáo dục Đại học. Chuẩn đầu ra.
Trình độ Đại học khối ngành Sư phạm đào tạo Giáo viên THPT. NXB Văn hoá
thông tin, 2013.
[5]. Vũ Thị Sơn, 2014. Dạy học tích hợp – Những vấn đề đặt ra đối với giáo viên phổ
thông. Kỷ yếu hội thảo: Dạy học tích hợp – Dạy học phân hoá trong chương
trình giáo dục phổ thông. TP. Hồ Chí Minh, 2012.
466