Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

câu hỏi và đáp án xử lý tình huống thi Cán bộ công đoàn cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.33 KB, 7 trang )

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH KHỐI DNTW
BCH TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2013

***

TÌNH HUỐNG VÀ KỸ NĂNG
“Hội thi cán bô đoàn giỏi Tổng công ty Sông Đà năm 2013”
Tình huống 1: Đại hội Đoàn cơ sở triệu tập 90 đại biểu. Đến giờ khai mạc chỉ có
55 đồng chí có mặt. Trong trường hợp này có tiến hành khai mạc Đại hội được
không?
Trả lời: Mục 1, điều 9, chương II, Điều lệ Đoàn quy định: “Đại hội, hội nghị đại
biểu và các hội nghị của Đoàn chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu
được triệu tập thay mặt cho ít nhất hai phần ba số đơn vị trực thuộc tham dự”; vì
vậy, trong trường hợp này Đại hội chưa thể khai mạc được vì 55 đồng chí có mặt
chưa đảm bảo nguyên tắc “có ít nhất hai phần ba số đại biểu được triệu tập” có mặt
tại Đại hội (phải có ít nhất 60 đại biểu có mặt). Trong trường hợp nếu 60 đại biểu
có mặt (thỏa mãn 1 điều kiện) đến dự, nhưng nếu chưa đại diện “cho ít nhất hai
phần ba số đơn vị trực thuộc” thì Đại hội cũng không thể tiến hành được./.
Tình huống 2: Những đoàn viên không có hoặc mất Thẻ đoàn viên thì có đủ tư
cách tham dự Đại hội Đoàn các cấp không?
Trả lời: Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn quy định: “Thẻ đoàn viên có giá trị
chứng nhận tư cách đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung
ương Đoàn thống nhất phát hành…Thẻ Đoàn viên được dùng để đăng ký tham gia
sinh hoạt Đoàn tạm thời và xuất trình khi cần”.
Quy định như vậy không có nghĩa là những đoàn viên không có thẻ thì
“không đủ tư cách đoàn viên”. Mục 5, điều 7, chương II, Điều lệ Đoàn quy định:
“Đại biểu dự Đại hội phải được đại hội biểu quyết công nhận về tư cách đại biểu.
Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do cấp
dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên mà chưa được


quyết định công nhận tiến bộ”; vì vậy, nếu đoàn viên không có thẻ đoàn viên
nhưng được Đại hội công nhận đủ tư cách đại biểu thì vẫn được tham dự Đại hội./.
Tình huống 3: Tại Đại hội đơn vị A có nhiều ý kiến trong Đại hội thắc mắc về
trường hợp một đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành đoàn đã chuyển khỏi công tác
Đoàn nhưng vẫn là đại biểu Đại hội. Giài thích vấn đề này như thế nào?
Trả lời: Mặc dù chuyển khỏi công tác Đoàn, nhưng nếu đồng chí đó chưa rút tên
khỏi Ban Chấp hành Huyện đoàn thì đồng chí đó vẫn là đại biểu đương nhiên của
Đại hội./.


Tình huống 4: Trong Đại hội đại biểu của một Đoàn cơ sở, Đoàn Chủ tịch Đại hội
nhận được đơn của một đoàn viên (hiện đang sinh hoạt tại một Chi đoàn thuộc
Đoàn cơ sở đó) xin ứng cử vào Ban Chấp hành khóa mới. Xử lý vấn đề này như
thế nào?
Trả lời: Theo mục 2, điều 3, chương I, Điều lệ Đoàn quy định: Đoàn viên có
quyền được “Ứng cử, đề cử và bầu cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn”;
mục III, Phần thứ nhất, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn quy định: “Đoàn viên
có quyền ứng cử để bầu vào Ban Chấp hành các cấp của Đoàn, dù đoàn viên đó là
đại biểu hay không là đại biểu của Đại hội. Đoàn viên không phải là đại biểu của
Đại hội, ứng cử vào Ban Chấp hành từ cấp huyện và tương đương trở lên phải gửi
đến Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội đơn xin ứng cử, sơ yếu lý lịch và nhận xét
của Ban Chấp hành cơ sở Đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt, chậm nhất 15 ngày
trước khi Đại hội”. Như vậy, đồng chí trên hoàn toàn có quyền ứng cử vào Ban
Chấp hành Đoàn cơ sở khóa mới, việc có đưa đồng chí đó vào danh sách bầu cử
vào Ban Chấp hành khóa mới hay không là do Đại hội quyết định./.
Tình huống 5: Có ý kiến cho rằng, trong Đại hội Đoàn các cấp, Đoàn Chủ tịch Đại
hội có quyền quyết định chốt danh sách bầu cử, điều này có đúng không?
Trả lời: Không đúng. Việc chốt danh sách bầu cử là do Đại hội, Hội nghị quyết
định, khoản 1, điều 8, Điều lệ Đoàn quy định rõ: “Danh sách bầu cử phải được Đại
hội, hội nghị đại biểu thảo luận và thông qua bằng biểu quyết”. Thẩm quyền của

Đoàn Chủ tịch Đại hội được quy định như sau: “Đoàn Chủ tịch hoặc Chủ tọa có
quyền xem xét, kết luận cuối cùng về việc cho rút tên hay không cho rút tên trong
danh sách bầu cử” (Khoản 3, điều 9, Điều lệ Đoàn).
Như vậy, Đoàn Chủ tịch không có quyền quyết định chốt danh sách bầu cử,
sau khi quyết định việc cho rút hay không cho rút tên trong danh sách bầu cử,
Đoàn Chủ tịch phải xin biểu quyết của Đại hội để chốt danh sách bầu cử./.
Tình huống 6: Tại Đại hội Đoàn cơ sở đến phần bầu cử có 80 đại biểu có mặt, số
phiếu phát ra là 80; số phiếu thu vào là 78, số phiếu hợp lệ là 76, số phiếu không
hợp lệ là 2. Người trúng cử vào Ban Chấp hành khóa mới phải có số phiếu quá nữa
của 80? của 78 hay của 76?
Trả lời: Khoản 2, điều 9, chương II, Điều lệ Đoàn quy định: “Khi bầu cử hoặc
biểu quyết phải có trên một phần hai số người có mặt tán thành thì người được bầu
mới trúng cử và nghị quyết mới có giá trị”, vì vậy, trong trường hợp này người
trúng cử phải có ít nhất là 41 phiếu đồng ý (quá nửa của 80 đại biểu có mặt tại Đại
hội và cũng là số phiếu phát ra).


Lưu ý: Thu vào thiếu 2 phiếu có thể do nhiều lý do: Đánh mất phiếu nhưng không
báo cáo hoặc thực hiện sai nên hủy phiếu không bỏ… nhưng do số phiếu phát ra là
80 phiếu, vì vậy kết quả vẫn phải tính trên tổng số phiếu phát ra./.
Tình huống 7: Đoàn viên chi đoàn phàn nàn “vào Đoàn chẳng được lợi ích gì, chỉ
mất thời gian đi họp, đóng đoàn phí”. Là Bí thư Đoàn, đồng chí sẽ giải thích như
thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Gặp đồng chí đó tìm hiểu nguyên nhân, lý do, tuỳ trường hợp cụ thể mà động
viên, giải thích.
- Có biện pháp đưa hoạt động Đoàn ngày càng thiết thực hơn với ĐVTN.
- Đổi mới nội dung sinh hoạt của Đoàn thiết thực, bổ ích hơn mà không mất nhiều
thời gian hội họp của đoàn viên. Chăm lo thiết thực hơn nữa quyền lợi của đoàn
viên.

- Phân công đoàn viên tích cực, nòng cốt gần gũi để giúp đỡ, động viện; giới thiệu
các gương điển hình trong sinh hoạt Đoàn và các mô hình hoạt động hiệu quả để
đoàn viên tham khảo, giúp đoàn viên có cách nhìn tích cực hơn về Đoàn.
Tình huống 8: Có một đoàn viên muốn xin ra khỏi tổ chức Đoàn. Là Bí thư Đoàn,
đồng chí sẽ làm gì?
Gợi ý trả lời:
- Gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân vì sao đoàn viên muốn xin ra khỏi tổ chức.
+ Nếu nguyên nhân đoàn viên chưa thấy, chưa hiểu được quyền lợi thì của mình
thì phải giải thích cho đoàn viên biết những quyền lợi trước mắt cũng như quyền
lợi lâu dài của đoàn viên khi ở trong tổ chức.
+ Nếu nguyên nhân nội dung sinh hoạt không phù hợp chưa đáp ứng được yêu cầu,
nguyện vọng thiết thực của đoàn viên, hội viên có pháp tích cực cải tiến nội dung
hoạt động cho phù hợp với từng nhóm đối tượng.
- Phân công đoàn viên, hội viên nòng cốt, tích cực gần gũi giúp đỡ đoàn viên yên
tâm tham gia sinh hoạt đoàn thể; giới thiệu các gương điển hình trong sinh hoạt
Đoàn – Hội và các mô hình hoạt động hiệu quả để đoàn viên, hội viên tham khảo
giúp cho đoàn viên, hội viên có cái nhìn tích cực về tổ chức của mình mà yên tâm
tham gia.
Tình huống 9: Trong khu nhà trọ có hai công nhân bàn với nhau về việc có nên
tham gia vào CLB thanh niên nhà trọ không. Một người bảo “nên vì tham gia có


biểu diễn văn nghệ rất vui”, người kia bảo “không nên vì tham gia chỉ tốn thời gian
mà không được lợi ích gì”. Là Cán bộ Đoàn – Hội ở cơ sở, đồng chí sẽ làm gì và
góp ý với hai công nhân trên như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Giải thích với hai công nhân trên về những lợi ích của việc tham gia CLB thanh
niên nhà trọ như:
+ Là thanh niên thì nên tham gia vào một tổ chức của thanh niên.
+ Khi tham gia sinh hoạt thì không chỉ có biểu diễn, giao lưu văn nghệ, thể dục thể

thao mà còn được học tập, tìm hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước;
+ Tham gia CLB mọi người được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và kiến thức với
nhiều bạn bè, được chăm lo, bảo vệ quyền và lợi chính đáng, hợp pháp,...
- Có kế hoạch phối hợp với chính quyền, các đoàn thể tạo điều kiện thuận lợi để
CLB thanh niên nhà trọ hoạt động ngày càng tốt hơn, tổ chức nội dung sinh hoạt
của các CLB thiết thực, bổ ích và phù hợp với sở thích, điều kiện lao động, sinh
hoạt của thanh niên mà không mất nhiều thời gian hội họp của hội viên, đồng thời
có các hình thức chăm lo thiết thực hơn về vật chất, tinh thần cho hội viên.
- Phân công những thành viên tích cực, nòng cốt gần gũi để tuyên truyền, hướng
dẫn hai công nhân trên tham gia hoạt động của CLB.
Tình huống 10: Tham dự một buổi sinh hoạt chi đoàn, tuyên truyền về tài liệu của
Đoàn cấp trên trong đó có nhắc đến việc cảnh giác các thế lực thù địch đang triển
khai thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, nhất là trong thanh niên. Có một
đoàn viên đứng lên hỏi “Diễn biến hoà bình” là gì, tại sao các thế lực thù địch lại
nhằm đối tượng thanh niên để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”. Là Bí thư
Đoàn cơ sở, đồng chí sẽ trả lời như thế nào?
Gợi ý trả lời:
“Diễn biến hoà bình” là “cuộc chiến tranh không khói lửa” tức là chiến tranh tiến
công của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động vào các nước XHCN và các
Đảng cộng sản trên mọi lĩnh vực, chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối
ngoại, an ninh,… bằng tất cả các phương tiện, thủ đoạn nhằm thẩm thấu các nhân
tố chống CNXH vào trong lòng chế độ XHCN, từng bước chuyển hóa, đẩy lùi và
đi đến xóa bỏ chế độ XHCN.
Hiện nay các thế lực thù địch thực hiện “Diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo loạn
lật đổ, can thiệp vũ trang.


Chúng nhằm đối tượng thanh niên vì:
- Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, có mặt trong mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực

của đời sống xã hội. Thanh niên luôn là lực lượng xung kích trong các cuộc đấu
tranh cách mạng, góp phần thúc đẩy lịch sử xã hội. Thanh niên chính là sức sống
hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Nắm và phát huy được sức mạnh
của thanh niên có ý nghĩa quyết định tới vận mệnh của dân tộc.
- Do đặc điểm tâm lý của lớp người trẻ, thanh niên thường nhanh chóng tiếp thu,
thích nghi với cái mới; mặt khác luôn có nhu cầu được thể hiện, khẳng định bản
thân nên dễ bị lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc.
- Do còn thiếu kinh nghiệm, chưa từng trải, tích lũy còn hạn chế, bản lĩnh chính trị
chưa vững vàng do chưa được tôi luyện, thử thách qua đấu tranh cách mạng nên
khả năng “tự đề kháng” chưa cao trước những âm mưu, thủ đoạn tinh vi của các
thế lực thù địch.
Tình huống 11: Đại biểu được bầu đi dự đại hội cấp trên nhưng sau đó bị kỷ luật
cảnh cáo về chuyên môn. Vậy đại biểu đó có đủ tư cách dự đại hội hay không?
Nếu vẫn được giới thiệu tham gia ban chấp hành cấp trên thì xử lý như thế nào?
Trả lời:
Đại biểu đó không đủ tư cách dự đại hội vì theo Mục 5, Điều 7, Điều lệ
Đoàn thì: Trường hợp đại biểu bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên mà chưa được quyết
định công nhận tiến bộ thì bị bác bỏ tư cách đại biểu. Về nguyên tắc Điều lệ Đoàn
không qui định trường hợp bị kỷ luật cảnh cáo không được ứng cử, đề cử ban chấp
hành đoàn các cấp, song đoàn chủ tịch cần xem xét lại ý kiến của cá nhân và tổ
chức đã đề cử đại biểu đó, có các cơ sở để giải thích và quyết định có đưa vào danh
sách bầu cử ban chấp hành khóa mới hay không?
Tình huống 12: Trong buổi tổng kết chi đoàn thông qua chương trình công tác
năm, có một đoàn viên đề nghị bỏ chỉ tiêu 1 đoàn viên giới thiệu 1 thanh niên vào
Đoàn vì cho rằng số lượng đoàn viên chi đoàn đông rồi, không cần phát triển thêm.
Là bí thư chi đoàn đồng chí sẽ giải thích như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Giải thích cho đoàn viên hiểu rằng một trong những nhiệm vụ của tổ chức
Đoàn là không ngừng củng cố, phát triển tổ chức trong đó phát triển đoàn viên mới
là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nên không thể nói lý do đoàn

viên chi đoàn đông quá rồi không cần phát triển thêm, mà việc phát triển và nâng
dần chất lượng hoạt động của đoàn viên là việc làm thường xuyên, lâu dài.


Tình huống 13: Khi đại hội chi đoàn tiến hành biểu quyết 1 chủ trương, số ý kiến
tán thành và số ý kiến không tán thành bằng nhau, trong trường hợp này, Đoàn chủ
tịch có quyền quyết định thông qua chủ trương đó không?
Trả lời:
Chủ trương chỉ có giá trị khi có quá nửa đại biểu có mặt tại đại hội biểu
quyết tán thành. Nếu tỷ lệ đồng ý và không đồng ý ngang nhau thì Đoàn chủ tịch
cần phân tích và hướng dẫn đại hội thảo luận, cân nhắc kỹ rồi biểu quyết lại.
Tình huống 14: Trong một cuộc họp xét kỷ luât 1 ĐC, trong Chi đoàn có 12 đồng
chí. Hình thức xét là bỏ phiếu kín. Kết quả thu được như sau: có 4 ĐC đồng ý cảnh
cáo, 5 đồng chí đồng ý khiển trách, 3 đồng chí đồng ý nhắc nhở. Bỏ phiếu lần 2 rồi
kết quả vẫn không thay đổi. Là chủ toạ cuộc họp đó đồng chí xử lý thế nào?
Gợi ý trả lời:
Xem xét nên lựa chọn cách khiển trách ( nếu trường xem xét đồng chí này mới vi
phạm lần đầu, trước đấy chưa có vi phạm quyết điểm gì). Cảnh cáo sẽ là nặng nhất
trong 3 cách khiển trách thì nhẹ nhàng hơn và nhắc nhở chỉ kém khiển trách chút ít
5 người có phiếu khiển trách, cộng thêm 3 phiếu nhắc nhở thì có thể áp dụng
Khiển trách trong nội bộ tiếp tục trao cơ hội cho đ/c đó sửa sai, nếu vẫn tiếp tục tái
phạm và tiếp tục phiếu bầu như trên thì dùng cảnh cáo hoặc có những hình thức kỷ
luật khác cao hơn theo mức độ tái phạm.
Tình huống 15: Đoàn viên A đến công tác tại một đơn vị mà ở đó chưa có tổ chức
Đoàn, vì thế đoàn viên A không làm thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn đến cơ sở mới,
Như vậy đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời: Như vậy là sai.
Vì theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn thì đoàn viên đến những nơi
chưa có tổ chức Đoàn vẫn phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn theo quy định.
Khi đến nơi mới, xuất trình hồ sơ và báo cáo với tổ chức Đảng, khi chuyển sinh

hoạt đi nơi khác đề nghị tổ chức Đảng nhận xét ưu, khuyết điểm và giới thiệu về
Ban Chấp hành Đoàn cơ sở nơi tiếp nhận đoàn viên. Trường hợp nơi đoàn viên đó
lao động, học tập, công tác không có tổ chức Đảng, Đoàn thì đoàn viên đó phải
sinh hoạt tại nơi cư trú.
Tình huống 16: Một đoàn viên vi phạm kỷ luật với hình thức cảnh cáo chuyển đến
sinh hoạt tại một đoàn cơ sở mới. Đoàn viên đó được bầu làm đại biểu chính thức
đi dự đại hội đại biểu đoàn cấp trên. Việc này đúng hay sai ?
Trả lời:


Điều 31, Chương VI, Điều lệ Đoàn quy định "Kể từ khi cán bộ, đoàn viên có
quyết định kỷ luật, ít nhất 3 tháng một lần, ban chấp hành nơi trực tiếp quản lý cán
bộ đoàn viên bị kỷ luật nhận xét về việc sửa chữa khuyết điểm của cán bộ, đoàn
viên đó. Nếu đã sửa chữa khuyết điểm thì đề nghị cấp ra quyết định kỷ luật công
nhận tiến bộ”.
Trong trường hợp trên nếu ban chấp hành đoàn cơ sở cũ đã xét nhưng đồng
chí đó chưa được công nhận tiến bộ thì việc bầu đồng chí đó làm đại biểu đi dự đại
hội cấp trên là không đúng. Nếu vì lý do nào đó, ban chấp hành đó không tiến hành
xem xét đề nghị xóa kỷ luật nhưng đồng chí đó có sự tiến bộ rõ rệt thì ban chấp
hành mới cần họp xem xét trao đổi với ban chấp hành đoàn cơ sở cũ để thống nhất
công nhận tiến bộ và báo cáo với đoàn cấp trên để đồng chí đó được đi dự đại hội.



×