Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Xây dựng Đảng trong thời kỳ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.81 KB, 6 trang )

1 Những điểm tương đồng cơ bản giữa tư tưởng CT Plato và Aristotle?
2 Dấu ấn Plato và Aristotle trong tư tưởng CT trung cổ
TRẢ LỜI
Câu 2 Những điểm tường đồng cơ bản giữa tư tưởng chính trị Plato và Aristotle.
Platon và Aristotle đều là những nhà triết học, chính trị thời cổ đại Hy Lạp, là
những tên tuổi lớn của thế giới cổ đại, đã suy nghĩ trình về trình độ cao của sự phát
triển xã hội, về hệ thống phân loại các hình thức tổ chức đời sống cộng đồng, quản
lý xã hội.
Với cùng những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định, sẽ không khó để bắt
gặp những điểm tương đồng trong tư tưởng của các nhà tư tưởng lớn, bởi vì tư
tưởng về bản chất là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Cùng
đứng trước những mầm móng sự mâu thuẫn trong lòng chế độ dân chủ chủ nô: nền
dân chủ Athens từ nửa sau thế kỷ V TCN đã có dấu hiệu khủng hoảng, trước sự bế
tắc trong việc xây dựng hệ thống tổ chức xã hội đương thời đã xuất hiện nhiều
khuynh hướng triết học khác nhau, vừa như phản ánh trước thực tại, vừa như mong
muốn giải đáp nghiêm túc những vấn đề của tồn tại và nhận thức. Trong số những
nhà tư tưởng lớn nối lên Plato và Aristotle, với những nét tương đồng trong quan
điểm về triết học, chính trị.
Sự tương đồng giữa Plato và Aristotle thể hiện trước hết ở thái độ phê phán của hai
ông đối với nền dân chủ chủ nô. Cả hai ông đều đứng trên lập trường của tầng lớp
quý tộc để đánh giá nền dân chủ chủ nô. Hai ông gọi nền dân chủ chủ nô là một
chính thể pha tạp, chứa đựng nhiều bất cập lẫn thái quá. Tinh thần phê phán của
hai ông xuất phát từ nhận thức thực tế xã hội lúc bấy giờ. Nền dân chủ chủ nô đã
mang trong mình nó những hạn chế ngay trong khi nó còn hưng thịnh. Nền dân
chủ Athens, dù tạo ra sự khởi sắc nhất định trong đời sống xã hội, vẫn chỉ là hệ
thống chính trị hạn chế, chật hẹp và khép kín, chỉ dành cho các công dân, những
người “tự do”- khoảng một phần mười dân số. Nô lệ là giai cấp bị khinh rẻ và có
cuộc sống thấp hèn nhất. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra với sự tham gia của nhiều giai
tầng trong xã hội: nô lệ, nông dân, thợ thủ công,..đã đánh dấu sự mâu thuẫn, bất
bình đảng xã hội dần đi đến cao trào. Phê phán nền dân chủ chủ nô, Plato đã vạch



ra những bất cập trong nền dân chủ chủ nô tại Athens, đó là, thứ nhất, sự phân tầng
xã hội đưa đến sự song song tồn tại hai nhà nước- nhà nước của người giàu và nhà
nước của người nghèo; do đó tạo nên những mâu thuẫn mới trong xã hội, gay gắt
hơn trước: người giàu không chịu đứng chung với những người nghèo, đồng thời
người nghèo không muốn đứng chung với bọn nhà giàu trong khi cùng nhau đứng
ra xây dựng chính quyền, vậy nên tạo ra tính thiếu hiệu quả trong tổ chức bộ máy
nhà nước; thứ hai, quyền lực tập trung vào tay “nhần dân”, tuy nhiên, “nhân dân”
ấy trên thực tế chỉ là một số đông thất học và thường xuyên bị dục vọng chi phối,
tạo ra tính chất man rợ hóa nhà nước; thứ ba, sự đa nguyên ý kiến trong cơ quan
quyền lực khiến cho các quyết định nêu ra thiếu chắc chắn, vì ai cũng có quyền
bày tỏ ý kiến, thu vén điều lợi cho mình, từ đó luật không thể tập trung, không tạo
ra tính nhất quán của định chế luật pháp; thứ tư, từ khao khát dân chủ đến lạm
dụng dân chủ là con đường của chế độ dân chủ chủ nô, các nhà chính trị biến dân
chủ thành trò chơi chính trị, khiến mọi thứ trở nên hình thức và thái quá. Từ sự phê
phán đó, hai ông chủ trương thay thế nền dân chủ bằng hình thức nhà nước khác,
nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Về mục tiêu chính trị hai ông thể
hiện mình như những nhà tư tưởng khai sáng, mong muốn thiết lập một không
gian chính trị - xã hội lý tưởng, nơi cái thiện và lợi ích thống nhất với nhau. Tuy
nhiên, với nền dân chủ Athens, - sự thể nghiệm đầu tiên của một nền dân chủ, việc
tồn tại những bất cập, những hạn chế là điều không thể tránh khỏi; cả Aristotle và
Plato đều chỉ nhìn thấy sự bất cập của nền dân chủ trong sự thể hiện ban đầu của
nó, ở biểu hiện mà không phải là bản chất, điều đó đã đưa cả hai ông đến tinh thần
phê phán nền dân chủ trên lập trường quý tộc chủ nô.
Nét tương đồng thứ hai, cũng như Plato, Aristotle đề cao vai trò của giáo dục trong
nhà nước lý tưởng. Giáo dục thế hệ trẻ phải trở thành vấn đề hàng đầu của một
quốc gia. Giáo dục mang tính chất bắt buộc, kết hợp giữa giáo dục thể chất, giáo
dục học vấn, đạo đức, thẩm mỹ, nghệ thuật. Plato trong khi xây dựng nhà nước tập
trung trại lính hà khắc đã nhấn mạnh: trẻ em là tài sản quốc gia, được giáo dục theo
những tiêu chí vướn tới Công bằng và cái Thiện. Cả hai ông đều chủ trương xây

dựng một khoa học về đứng hạnh, nhấn mạnh tính thống nhất giữa cái thiện và lợi
ích trong hoạt động của con người.
Điểm tương đồng thứ ba là cả Plato và Aristotle đều chưa phân biệt được khái
niệm nhà nước và khái niệm xã hội. Theo Aristotle, ý tưởng nhà nước đã hình hành
ngay trong con người từ buổi ban sơ của lịch sử. Mối quan hệ nhà nước và các


cộng đồng dân cư là quan hệ giữa chủng loại và tiểu loại, những tiểu loại gồm gia
đình, làng xã xuất hiện trước nhà nước. Nhà nước là sự phát triển từ gia đình thông
qua cộng đồng, làng xã, cái lúc đầu hình thành vì sự thỏa mãn những nhu cầu tự
nhiên, từ đó, ông cho rằng quyền lực nhà nước là sự tiếp nối và triển khai ở phạm
vi rộng hơn quyền lực của người chủ gia đình. Nhà nước được hình thành từ những
cá thể, những gia đình và những cụm dân cư. Trên nghĩa đó, Aristotle mô tả nhà
nước như phương thức tồn tại tự nhiên và tất yếu của con người, nghĩa là vẫn chưa
phân biệt được nhà nước và xã hội. Quan điểm về nhà nước của Plato tuy có chút
ưu thế khi xem xét nguồn gốc tự nhiên, vật chất của sự ra đời nhà nước nhưng vẫn
chưa thoát khỏi sự mập mở giữa nhà nước và xã hội. Nguyên nhân hình thành nhà
nước theo Plato là sự đa dạng các nhu cầu vật chất của con người và sự không thể
thỏa mãn các nhu cầu ấy trong cuộc sống cố độc tách biệt, nhà nước ra đời trước
hết là nhằm điều tiết các quan hệ xã hội, đưa các quan hệ đó vào trật tự, khác phục
tính trạng hỗn loạn do điều kiện sống của con người gây ra.
3 Dấu ấn Plato và Aristotle trong tư tuởng chính trị thời Trung cổ
Tư tưởng chính trị thời Trung cổ được bao trùm lên bởi hệ thống triết học chính trị
Kytô giáo. Vì thời đó, tư tưởng Kytô giáo chiếm vị trí độc tôn trong sinh hoạt tinh
thần, chi phối các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Có thể gọi nền chính trị trong
thời Trung cổ là nền thống trị của thần quyền Kytô giáo, quyền lực nhà thờ lớn hơn
quyền lực nhà nước. Vậy nên, nói đến tư tưởng chính trị thời Trung cổ chính là nói
đến tư tưởng thống trị của thần quyền Kyto giáo. Kyto giáo ra đời lúc sơ khởi là
một liệu pháp tinh thần, là nới nương tựa và là sự thể hiện của tinh thần phản
kháng của những con người nghèo khổ. Sự ra đời của Kyto giáo là một cách mạng

trong đời sống tinh thần của con người: nó xóa bỏ đi bất bình đẳng giữa con người,
đề cao tinh thần tự do, bình đẳng. Tuy nhiên, Kyto giáo dần trở nên “tha hóa” với
chính nó từ khi nó tham gia vào đời sống chính trị, mang mầu sắc chính trị. Năm
311, 313 Kyto giáo được hợp pháp hóa, được xem là một tôn giáo bình đẳng trong
hệ thống tôn giáo đa thần truyền thống. Năm 324 Kyto giáo được công nhận không
chính thức là tôn giáo của nhà nước đang đi dần vào quỹ đạo phong kiến. Đến năm
529, hoàng đế Justinian ra lệnh đóng của Hàn lâm viện Platon tại Athens- trường
phái triết học cuối cùng của thế giới cổ đại, cũng là nới cố thủ hợp pháp cuối cùng
của đa thần giáo. Việc đóng của Hàn lầm viện cũng đồng nghĩa với sự đoạn tuyệt
vĩnh viễn với quá khứ. Russell đã viết: “thế kỷ của bóng đêm đã đên”. Năm 392


Kyto giáo được chính thức công nhân là quốc giáo trên toàn lãnh thổ thuộc đế quốc
La Mã, các tôn giáo đa thần giáo được xem là tà giáo.
Với sự bắt đầu nền thống trị thần quyền Kyto giáo, hầu hết các giá trị cổ xưa đều bị
đoạn tuyệt. Nói như vậy vì, dưới sự thống trị của thần quyền Kyto giáo, nền phong
kiến Tây Âu không phải hoàn toàn phá hủy, chà đạp và loại bỏ mọi giá trị thời cổ
đại. Nền thống trị thần quyền Kyto giáo loại bỏ những giá trị cổ xưa mang tính
sinh động, tiến bộ đồng thời chỉ tiếp thu lấy những giá trị cổ xưa mang tính bảo
thủ, trì trệ- phù hợp với giáo lý Kyto, với nền thống trị thần quyền như tư tư tưởng
chính trị của phải Khuyển nho, chủ nghĩa Khắc kỷ,..Các nhà tư tưởng lớn của thời
cổ đại như Plato và Aristotle được nền thống trị Kyto giáo tiếp thu, cải biến tạo
thành một giá đỡ nhằm phục vụ cho việc củng cố nền thống trị thần quyền.
Trước hết, tư tưởng chính trị của Plato và Aristotle đã để lại dấu ấn khi Kyto giáo
dùng tư tưởng của hai ông như những lời kêu gọi đồng minh. Kyto giáo lấy tư
tưởng “nhất thần” của Plato và Aristotle mà khởi đầu là Socrate để làm giá đỡ, làm
hậu thuẫn cho sự tồn tại của mình, chống lại tư tưởng đa thần. Với lý do, Plato và
Aristotle là những là tư tưởng một thần nhưng họ lại được thể giới ca tụng, được
tôn vinh như những bậc thánh thì tại sao Kyto giáo cũng như vậy, cũng chỉ thờ một
đáng tối cao lại bị ruồng bỏ, bị bỏ rơi,.chính với lý do này đã góp phần tạo ra sự

thay đổi trong cách nhìn đối với Kyto giáo lúc còn sơ khởi, tạo đà hợp thức hóa
Kyto giáo. Vậy nên, có thể nói, dấu ấn của Plato và Aristotle đã được hình thành
ngay từ khi Kyto giáo xuất hiện và muốn dùng một tư tưởng chính thống làm giá
đỡ.
Sau khi trở thành quốc giáo, tạo ra một nền thống trị thần quyền Kyto giáo tiếp tục
sử dụng tư tưởng của Plato và Aristotle với hình thức Plato hóa, Aristotle hóa
nhằm tiếp tục củng cố đại vị thống trị.
Ngay vào thời kỳ đầu của tư tưởng chính trị Kyto giáo- thời kỳ giáo phụ, đã xuất
hiện dấu ấn của Platon. Giáo phụ Augustine là người Platon hóa tư tưởng Kyto
giáo. Platon hóa tức là nhìn mọi thứ theo mô típ có sẵn, điển mẫu. Theo cách nhìn
của Platon, ý niệm là khuôn mẫu của thế giới, ý niệm là bất biến còn sự vật chỉ là
sự thể hiện của ý niệm. Ý niệm về con người là vình viễn còn con người cụ thể chỉ
là sự thể hiện của ý niệm, con người cụ thể là hữu hạn còn ý niệm về con người thì
vô hạn, vĩnh cửu. Tư tưởng chính trị Kyto giáo đã dùng quan niệm của Platon để


chỉ ra rằng ý niệm về chúa là bất biến, là khuôn mẫu cho thế giới, cho tất cả mọi sự
vật.
Bắt đầu từ thế kỷ IX, khi thế giới trung cổ dần đi vào ổn định, xu hướng “chuẩn
hóa” trí thức mang ý nghĩa quan trọng đối với việc cũng cố trật tự chính trị - xã
hội. Với sự chuẩn hóa đã làm xuất hiện một nền triết học chính thống, được giảng
dạy ở các trường học, lấy kinh thánh làm chỗ dựa tư tưởng. “Triết học học đường”
thời trung cổ hiểu theo nghĩa rộng là chủ nghĩa kinh viện. Tri thức kinh viện đạt
đến tính hệ thống, tính loogic, tính uyên bác, nhưng mang tính bác học phòng giấy,
thiếu chất liệu sống, mang tính hình thức, sáo mòn xa rời nhu cầu thực tiễn. Vào
thời cực thịnh của triết học kinh viện đã nổi lên Thomas Aquinas, nhà thần học,
triết học. Ông là người đã sáng lập ra chủ nghĩa Thomas mà cơ sở học thuyết chính
trị của nó chính là chủ nghĩa Aristoteles. Thomas Aquinas chủ trương bảo vệ
thuyết sáng tạo và sự tồn tại của bản thế luân của thượng đế căn cứ vào các dữ kiện
vật lý học và các quy tắc logics học của Aristotle. (Quy tắc logic học của Aristotle

được sử dụng có dạng như: tôi được sinh ra từ cha, cha được sinh ra từ ông, ông
được sinh ra từ cụ, cụ được sinh ra từ kỵ,,.vậy thì sẽ có một người đầu tiên, đóng
vai trò là tổ tiên ban đầu của loài người: đó chính là Thượng đế. Từ đó khẳng định
thượng đế là tổ tiên của loài người, sản sinh ra loài người). Ở lĩnh vực chính trị,
sau Aristotle, Thomas Aquinas cũng khẳng định rằng nhà nước là thiết chế tự
nhiên, chứ không phải là thiết chế truyền thống và là nấc thang hoàn thiện của sự
phát triển xã hội, là xã hội đạt đến sự thể chế hóa, lý tưởng hóa. Nhà nước mang
tính tự nhiên vì con người là sinh vât xã hội. Nhà nước mang tính lý tưởng, vì nó
có khả năng đảm bảo cho con người đạt đến mục đích cuộc sống của mình, giảm
dần sự lệ thuộc vào tự nhiên. Nhưng tính lý tưởng là lý trí tối thượng lại xuất phát
từ Thượng đế. Mọi quyền lực trong đó có quyền lực chính trị, mọi quyền con
người trong đó có quyền sống, quyền tự do đều xuất phát từ Thượng đế, được
Thượng đế định trước. Như vậy, có thể thấy, mặc dù xuất phát từ quan điểm chính
trị - xã hội Aristoteles, song Thomas Aquinas đã Kyto hóa các luân điểm của nhà
tư tưởng cổ đại này để phục vụ cho thần học. Aristotle đặt cái toàn thể xã hội cao
hơn tất cả, nhấn mạnh cuộc sống tự do và quyền công dân của cá nhân trong sự
đồng thuận với lợi ích xã hội. Hạnh phúc của con người, theo Aristotles cần tìm
kiếm ở cuộc sống trần tục, hiện thực. Thomas thì hiểu cái toàn thể xã hội được cụ
thể hóa ở xã hôi phong kiến, với các đẳng cấp được phân biệt rõ ràng, được bổ
sung nội dung tôn giáo, thần học. Trật tự xã hội là sự phản ánh trật tự tự do


Thượng đế sắp đặt, như khuôn mẫu bất di bất dịch. Theo Thomas Aquinas, nhà
nước và nhà thờ đều là kết quả sáng tạo của Thượng đế. Kế thừa tư tưởng của
Aristotles, Thomas khẳng định rằng, quyền lực tối cao mang tính tất yếu, được
Thượng đế ban tặng thông qua toàn thể cộng đồng xã hội.




×