Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Đồ án tìm hiểu và phân tích các quá trình công nghệ sản xuất các sản phẩm chế biến từ quả xoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.02 KB, 49 trang )

Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

MỤC LỤC
Lời mở đầu
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ XOÀI ................................................................ 2
1.1

Đặc điểm chung về cây xoài ........................................................................ 3

1.1.1 Nguồn gốc, đặc điểm và phân loại ............................................................... 3
1.1.1.1 Nguồn gốc cây xoài ................................................................................... 6
1.1.1.2 Đặc điểm sinh vật học của cây xoài ........................................................... 7
1.1.1.3 Phân loại các giống xoài ............................................................................ 7
1.1.1.4 Danh mục hình ảnh về trái xoài ....................................................................... 7
1.1.2 Thành phần hoá học có trong quả xoài ......................................................... 7
1.1.3 Giá trị sử dụng của xoài trong cuộc sống ..................................................... 7
1.1.4 Đặc tính canh tác của cây xoài .....................................................................8
1.2

Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trong nước và trên thế giới .................. 10

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài ở nước ta .............................................. 10
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới ...................................... …11
1.3

Thu hái và vận chuyển xoài ....................................................................... 11

1.4


Tồn trữ xoài ............................................................................................... 10

1.4.1 Xử lý sau thu hoạch ................................................................................... 12
1.4.2 Bao gói ...................................................................................................... 14
1.4.3 Tồn trữ....................................................................................................... 14
1.4.4 Rấm chín ................................................................................................... 14
1.5

Một số sản phẩm chế biến từ xoài .............................................................. 15

1.5.1 Xoài nước đường ....................................................................................... 15
1.5.2 Mứt xoài miếng đông ................................................................................. 16
1.5.3 Mứt xoài nhuyễn ........................................................................................ 17
1.5.4 Sử dụng phế liệu trong chế biến xoài………………………………………19
CHƯƠNG II: SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ -THIẾT BỊ TRONG CHẾ BIẾN XOÀI
............................................................................................................................ 21
2.1

Quá trình CNSX xoài nước đường .............................................................. 21

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 1


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

2.1.1 Sơ đồ dây chuyền CNSX xoài nước đường ................................................. 21

2.1.2 Thuyết minh dây chuyền CNSX xoài nước đường ...... Error! Bookmark not
defined.28
2.2

Quá trình CNSX mứt xoài miếng ..............Error! Bookmark not defined.28

2.2.1 Sơ đồ dây chuyền CNSX mứt xoài miếng Error! Bookmark not defined.29
2.2.2 Thuyết minh dây chuyền CNSX mứt xoài miếng ........ Error! Bookmark not
defined.29
2.3

Quá trình CNSX mứt xoài nhuyễn .............................................................. 30

2.3.1 Sơ đồ dây chuyền CNSX mứt xoài nhuyễn ................................................. 30
2.3.2 Thuyết minh dây chuyền CNSX mứt xoài nhuyễn ..................................... 33
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM – AN TOÀN VỆ SINH
THỰC PHẨM .................................................................................................... 39
3.1

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của xoài nước đường............................... 39

3.2

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của mứt xoài nhuyễn và mứt xoài miếng . 41

3.3

An toàn vệ sinh thực phẩm về trái xoài ...................................................... 43

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 2


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

LỜI MỞ ĐẦU
Trong khẩu phần dinh dưỡng cung cấp cho con người mỗi ngày, rau quả là
nguồn thực phẩm tự nhiên vô cùng quý giá, cung cấp và bổ sung những chất dinh
dưỡng cần thiết cho các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp cơ thể con người
phát triển toàn diện hơn.
Việt Nam là một nước nhiệt đới, khí hậu nhiệt đới gió mùa và ở một số vùng
ở nước ta lại mang sắc thái riêng rất đa dạng của khí hậu và thổ nhưỡng nên thực
vật nói chung, cây xoài nói riêng ở nước ta rất đa dạng và phong phú .
Xoài là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người
ưa thích và được xem là loại quả quý. Quả xoài có chứa nhiều vitamin A,C, đường
15,4%và các acid hữu cơ khác nên xoài được sử dụng rộng rãi cả trái chín và trái
già còn xanh. Xoài tập trung ở những vùng chuyên canh nhằm tiêu thụ tại chỗ, cung
cấp cho các thị trường khu công nghiệp hay mục đích cho xuất khẩu và chế biến
công nghiệp.
Ngoài các giá trị dinh dưỡng mà xoài đem lại trong cuộc sống, đến với đề tài
“Tìm hiểu và phân tích các quá trình công nghệ sản xuất các sản phẩm chế
biến từ quả xoài” đã giúp tôi khai thác được các quy trình công nghệ chế biến các
sản phẩm từ quả xoài. Sự dồi dào và đa dạng của quả xoài đã tạo ra nhiều sản phẩm
từ chúng, với công nghệ kỹ thuật khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu

thụ chung về mọi mặt. Do đó hiện nay trên thị trường nước ta và cả trên thế giới,
ngoài các loại quả tươi thường ngày còn có rất nhiều loại sản phẩm từ xoài khác
như : xoài nước đường, mứt xoài, nước ép xoài…đã góp phần tạo ra sự đa dạng hóa
từ quả xoài, làm tăng giá trị của chúng trong cuộc sống của chúng ta. Hơn thế nữa,
cây xoài không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế đất nước mà còn
tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Chính vì vậy, đề tài mà
tôi thực hiện có ý nghĩa thiết thực trong đời sống, nhìn thấy được những lợi ích mà
cây xoài đem lại. Bên cạnh những giá trị đó, chúng ta cần biết tích cực hơn trong
SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 3


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

trong việc tìm ra các phương pháp lai tạo giống mới cho năng suất cao hơn, chất
lượng hơn, kết hợp với các phương pháp, công nghệ tiên tiến để tạo nên những sản
phẩm có chất lượng đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng
trong nước cũng như nước ngoài .

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 4


Đồ án công nghệ thực phẩm II

CHƯƠNG I :

1.1

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

GIỚI THIỆU VỀ XOÀI

Đặc điểm chung về cây xoài

1.1.1 Nguồn gốc, đặc diểm và phân loại
1.1.1.1 Nguồn gốc
Xoài - Mangifera indica L.
Thuộc họ Ðào lộn hột - Anacardiaceae.
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc cây xoài ở miền Đông Ấn Độ và các vùng
giáp ranh như Miến Điện, Việt Nam, Malaysia.
1.1.1.2 Đặc điểm sinh vật học của cây xoài
- Mô tả: Cây gỗ lớn, cao 10-20m, có tán rậm. Lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá
hình thuôn mũi mác, nhẵn, thơm. Hoa họp thành chùm kép ở ngọn cành. Hoa nhỏ,
màu vàng, có 5 lá đài nhỏ, có lông ở mặt ngoài, 5 cánh hoa có tuyến mật, 5 nhị
nhưng chỉ có 1-2 nhị sinh sản. Bầu trên, thường chỉ có một lá noãn chứa 1 noãn.
Quả hạch chín màu vàng, thịt vàng, ngọt, thơm, nhân có xơ. Hạt rất to.
- Rễ: Phần lớn rễ phân bố ở tầng đất 0 – 50 cm ở những vùng có mực nước ngầm
thấp hay đất cát rễ có thể ăn rất sâu (6 – 8m). Tuy nhiên, phần lớn rễ tập trung trong
phạm vi cách gốc khoảng 2m.
- Thân, tán cây: Xoài là loại cây ăn quả thân gỗ mọc rất khỏe. Ở những nơi trảng,
chiều cao cây và tán cây có đường kính tương đương. Tán cây lớn hoặc nhỏ tùy
theo giống.
- Lá và cành: Một năm xoài có thể ra 3 – 4 đợt chồi tùy theo giống, tùy vào tuổi
cây, thời tiết khí hậu và tình hình dinh dưỡng; cây con ra nhiều đợt chồi hơn so với
cây đang cho quả; cây già rất khó ra chồi. Lá non sau 35 ngày mới chuyển xanh
hoàn toàn, mỗi lần ra lá, cành xoài dài thêm 20 – 30 cm.

- Hoa: Hoa ra từng chùm ở ngọn cành, chùm hoa dài khoảng 30 cm, có 200 – 400
hoa. Mỗi chùm thường có 2 loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đực. Tỉ lệ hoa đực và
hoa lưỡng tính trên cây phụ thuộc vào giống và điều kiện khí hậu ở địa điểm trồng.
Thường thì hoa lưỡng tính chiếm từ 1 – 36%. Xoài là cây thụ phấn chéo, thụ phấn

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 5


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

nhờ côn trùng là chủ yếu. Thời gian tiếp nhận hạt phấn của nhụy rất ngắn, chỉ sau
vài giờ. Ở xoài nhụy thường chín trước, thời gian tốt nhất để nhụy tiếp nhận hạt
phấn là lúc mặt trời mọc, trong khi đó nhụy đựctung phấn chỉ vào khoảng 8 – 10 giờ
sáng. Sự không trùng hợp này là nguyên nhân cản trở sự thụ phấn và thụ tinh của
xoài.
- Quả: xoài chín có màu vàng hấp dẫn, có vị chua ngọt, mùi thơm ngon . Xoài chín
được ăn tươi, đóng hộp, làm nước trái cây, mứt kẹo, kem, sấy khô để tiêu thụ nội
địa hay xuất khẩu.
1.1.1.3 Phân loại
 Xoài Cát :
 Cát Chu : Phẩm chất trái ngon, thịt thơm ngọt có vị hơi chua, dạng trái hơi tròn,
trọng lượng trái trung bình 250 – 350gr, vỏ trái mỏng. Đây là giống xoài ra hoa rất
tập trung và dễ đậu trái, năng suất rất cao.
 Cát Hòa Lộc : Xuất phát từ Cái Bè (Tiền Giang), xoài có trái to, trọng lượng
trái 400 – 600gr, thịt trái vàng, dẽ, thơm, ngọt, hạt dẹp, được coi là giống xoài có
phẩm chất ngon. Thời gian từ trổ bông đến chín trung bình 3,5 – 4 tháng.

 Xoài Tứ Quí : Tán thưa, lá to bản, mép gợn sóng. Trái nặng trung bình 320gr,
hình bầu dục, đầu trái nhọn, vỏ mỏng láng, màu vàng đẹp, ngọt, thơm, hạt nhỏ. Từ
khi nở hoa đến thu hoạch 115 ngày.
 Xoài Xiêm : Phẩm chất tương đối ngon, cơm vàng, thịt dẽo, mịn, hạt nhỏ, vỏ
trái dày. Đây là giống dễ đậu trái, năng suất cao.
 Xoài Tượng : Là giống xoài ăn còn xanh chấm mắm đường rất được ưa chuộng
,, vỏ màu xanh nhạt, cơm xoài nhai giòn rau ráu, mùi thơm và vị chỉ chua thoang
thoảng.Loại này trồng rất nhiều ở các vùng miền trung .
 Xoài Thanh Ca : Là giống xoài ăn xanh, cây phát triển mạnh, lá thon dài,
đầuhơi nhọn, trái dài hơi cong, nặng trung bình 300gr.
 Xoài Voi : Quả to ,vị ngọt vừa , ít chua là phẩm chất của giống xoài này.
 Xoài Hồng : Quả to màu hồng ,dài ,sử dụng cả lúc sông và chín đều thích hợp,
tán thưa, lá to bản, mép gợn sóng. Trái nặng trung bình 320gr, hình bầu dục, đầu
SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 6


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

trái nhọn, vỏ mỏng láng, màu vàng đẹp, ngọt, thơm, hạt nhỏ. Từ khi nở hoa đến thu
hoạch 115 ngày.
1.1.1.4 Danh mục hình ảnh về trái xoài

Hình 1 : Xoài tứ quý

Hình 2 : Xoài Cát Hòa Lộc ở Tiền Giang


Hình 3 : Xoài già gọt vỏ

Hình 4 :Xoài Thanh Ca

Hình 5 : Xoài Tượng

Hình 6 : Xoài Xiêm

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 7


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

Hình 7 : Xoài Cát Chu

Hình 8 : Xoài Cát Hoà Lộc

1.1.2 Thành phần hóa học có trong quả xoài
Quả xoài có giá trị dinh dưỡng cao, thịt quả có hàm lượng vitamin B, C
chiếm từ 2 - 3%, đường chiếm 20% (là loại đường đơn được hấp thu hoàn toàn),
Axitsitric, Caroten (tiền sinh tố A) 15%.
Quả chứa nhiều caroten và vitamin B1, B2 và C. Hạch quả chứa nhiều tinh bột, dầu
và tanin. Lá chứa tanin và một hợp nhất flavonoid là mangiferin. Vỏ thân chứa 3%
tanin và mangiferin.
Bảng 1.1.2: Thành phần hoá học có trong quả xoài
Giống xoài


Thành
phần

1

2

3

4

5

Chất khô

18.80

16.76

22.30

12.67

20.07

Đường khử

3.72


3.56

3.27

-

3.16

Sacaroza

8.81

10.06

12.6

-

12.09

Axit

1.44

0.39

0.27

-


0.42

Protein

-

0.43

0.73

0.69

0.71

Lipit

-

-

-

0.08

0.15

Xenluloza

-


-

-

0.93

0.59

0.32

0.47

0.86

0.83

0.39

%

Tro

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 8


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư


1.1.3 Giá trị sử dụng của xoài trong cuộc sống
Trong 100g phần ăn được của xoài chín có chứa các chất dinh dưỡng
(FAO,1976): nước 86,5g; glucid 15,9g; protein 0,6g; lipid 0,3g; tro 0,6g; các chất
khoáng: Ca 10mg,P 15mg, Fe 0,3mg; các vitamin: A 1880 microgam, B1 0,06mg,
C 36mg; cung cấp 62 calo, 78% nhu cầu vitamin A mỗi ngày, rất tốt cho sự phát
triển của trẻ em, làn da và thị lực; 46% nhu cầu vitamin C .Quả xoài xanh thái
mỏng, phơi khô hoặc sấy khô là nguồn vitamin C thiên nhiên dồi dào.
a) Tác dụng của xoài chín
- Xoài chín có tác dụng bổ não, có lợi cho người làm việc trí óc, suy nhược thần
kinh. Ăn ít xoài chín thì nhuận trường, ăn nhiều sẽ bị tiêu chảy,người nóng bứt rứt,
rôm sảy, mụn nhọt. Mỗi ngày không nên ăn nhiều hơn 2 quả xoài. Không ăn lúc đói
hoặc sau ăn no. Người đang bị sốt, có vết thương mưng mủ, nội tạng lở loét, phong
thấp, dị ứng da mẩn ngứa, dạ dày thiểu toan (ít dịch vị), không nên ăn xoài chín.
Người bị đái tháo đường cũng vậy.
- Xoài chín giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm, phòng ngừa ung thư,
giảm béo, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp hạ cholesterol máu, hạ huyết áp, phòng bệnh
mạch vành, ngừa ung thư ruột kết (do làm tăng nhu động ruột, chống táo bón).
Theo đông y, quả xoài chín có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng ích dạ dày, tiêu
tích trệ, làm hết nôn mửa, thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận phế, tiêu đàm.
Thường dùng trong các trường hợp ho do nhiệt, đàm vàng đặc, tiêu hóa kém, bệnh
hoại huyết, suy nhược thần kinh, cao huyết áp, mỡ trong máu cao, táo bón,dễ bị
chuột rút… Thịt quả xoài chín thái lát mỏng hoặc giã nhuyễn, đắp chống bỏng, bảo
vệ da chống lại sự tấn công của ánh nắng. Vỏ quả xoài chín có tác dụng chữa ho ra
máu, cầm máu ở tử cung, chảy máu ruột. Thường dùng dưới dạng cao lỏng. Cho
10g cao lỏng vỏ quả xoài vào 120ml nước rồi uống,cách 1-2 giờ một muỗng cà-phê.
Vỏ xoài còn dùng làm giấm ăn.
b) Tác dụng của xoài xanh

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP


Trang 9


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

- Xoài xanh có nhiều vitamin C, có nhiều chất chát, có thể gây táo bón, không
nên ăn vào lúc đói bụng.
- Hạch của quả xoài (nhân xoài) chứa nhiều tinh bột, dầu, tanin, acid galic tự do,
có vị đắng chát.Tác dụng làm hết ho, mạnh dạ dày, trợ tiêu hóa. Dùng chữa ho, kiết
lỵ, tiêu chảy, trừ giun sán. Hạt xoài phơi khô, bỏ nhân, đem sao sơ, tán bột mịn.
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-5g với nước sôi để nguội.
c) Tác dụng của lá xoài
- Lá xoài chứa chất tanin và một hợp chất flavonoid là mangiferin.Tác dụng
hành khí, lợi tiểu, tiêu độc tiêu tích trệ. Dùng chữa bệnh đường hô hấp trên: ho,
viêm phế quản cấp và mãn tính; chữa thủy thũng. Dùng ngoài chữa viêm da ngứa
da. Có thể lấy lá nấu nước để rửa hoặc xông.
Lưu ý: lá xoài có độc, thận trọng khi dùng. Không dùng cho trẻ em và phụ nữ có
thai.
d) Tác dụng của vỏ thân cây xoài
- Vỏ thân cây xoài chứa tanin và mangiferin 3%.Tác dụng làm se niêm mạc, thu
liễm, sát trùng. Dùng chữa ho, đau sưng cổ họng, đau răng. Vỏ tươi 50-60g (khô 2030g) rửa sạch, sắc đặc, hòa với ít rượu hoặc muối. Ngày ngậm 4-5 lần, ngậm
khoảng 10 phút, súc miệng rồi nhổ bỏ. Ngậm sau bữa ăn và trước khi ngủ.
1.1.4 Đặc tính canh tác của cây xoài
a) Khí hậu
Xoài có thể trồng được ở cả khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới từ độ cao 1400m
so với mặt nước biển, những nơi độ ẩm không cao, mưa nhiều hoặc lạnh giá ở cả
giai đoạn ra hoa.Những vùng có mưa rào hay nắng khô đều thích hợp cho việc trồng

loại trái cây này. Nên tránh trồng ở các vùng có gió mạnh và lốc xoáy vì có thể làm
rụng và gẫy cành cây.
b) Đất đai
Cây xoài có thể trồng được tại các vùng đất bồi phù sa đến các vùng đất đá ong
với độ sâu ít nhất là 6 feet và hệ thống dẫn nước tốt. Đất trồng mang tính axit (độ
pH 5.5 đến 7.5 ) là thích hợp cho việc trồng loại cây này.

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 10


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

c) Giống
Các giống xoài hiện được trồng tại Việt Nam gồm: Xoài Cát (Hòa Lộc), Xoài
Thơm, xoải Bưởi (Ghép). Xoài có thể được trồng bằng hạt hay ghép.
d) Trồng xoài
Nên trồng đầu mùa mưa, từ tháng 5 – 7 dương lịch. Với cây tháp nên tháp trước 4 –
6 tháng. Khoảng cách trồng 8 – 9 m, trồng hình vuông hay nanh sấu.
e) Xử lý ra hoa
Trong tự nhiên ở các vùng có 2 mùa mưa, nắng, xoài rất dễ ra hoa, tuy nhiên để
điều khiển thời gian ra hoa và cho trái thích hợp, thường dùng các biện pháp xử lý
như:
Xông khói : Un khói vào đầu mùa khô (thời gian un khói kéo dài 1 – 2 tuần đến khi
cây ra mấm hoa). Trường hợp cây không ra hoa phải lập lại sau 1 tháng (phương
pháp này ít tốn kém nhưng hiệu quả không cao).
Phun Ethephon (Ethrel): Dùng ở nồng độ 500 ppm (0,5 cc/lít) phun lên các đầu

cành để ức chế sinh trưởng, tạo mấm hoa.
Phun KNO3 : Dùng ở nồng độ 1 – 1,25% phun lên các lá ở đầu canh (lượng 35 –
50 lít/cây)
Tăng đậu trái : Tại Thái Lan, người ta dùng 2,4D ở nồng độ 20 – 40 ppm, phun lên
cây lúc ra hoa để giúp cho trục phát hoa và cuống trái dày hơn, làm trái ít rụng và
chín tốt hơn. Với trái xoài non (2 – 7 tuần sau khi trổ hoa) người ta xử lý bằng cách
phun NAA (50 ppm) 3 lần vào lúc trổ hoa, 3 và 6 tuần sau trổ sẽ giúp giảm rụng trái
non, đồng thời cũng giúp tăng trọng lượng trái.
Côn trùng phá hại : Gây hại cho cây xoài gồm: ruồi đục trái (Dacus dorsalis), rầy
xanh (Idioscopus elypealia và I. nivesparsus), bọ dục cành (Niphonolea i và
Niphonoclea capito), sâu ăn bông, rệp sáp (Icerya seycheltarum và Planococous
lilacinus), rệp dính (Cocus viridia, C. mangiferae và Pulvanaria psidii).
f) Bệnh hại xoài
Bệnh Thán thư nấm (Colletotrichum gloeosporioides), Bệnh Thối trái-khô đọt
(Diplodia natalensis), Bệnh Cháy lá (Macrophoma mangiferae), Bệnh Đốm lá

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 11


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

(Pestalotia mangiferae), Bệnh Bồ hóng (Capnodium mangiferae), Bệnh Phấn trắng
(Oidium mangiferae), Bệnh Đốm vi khuẩn (Pseudomonas mangiferae - indica).
h) Thu hoạch
Khoảng 3 – 4 tháng sau khi trổ hoa thì trái đã đủ già và chín. Năng suất tăng dần
từ năm cho trái đầu tiên đến sau 5 năm thì ổn định. Trái được hái khi đã già, da

láng, lúc đó trái hơi nặng hơn nước. Có thể quan sát bằng kinh nghiệm trên mỗi
giống để ấn định thời gian thu hoạch.
1.2

Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trong nước và trên thế giới

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trong nước
Việt Nam có khoảng 10 loại xoài với hơn 30 tên gọi khác nhau, phân bố từ
Nam ra Bắc, đặc biệt là các tỉnh phía nam Khánh Hòa có tới 20.000 ha trồng xoài.
Xoài được trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xoài tập trung là từ Bình Định trở vào
nhiều nhất là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Tiền Giang (trên 6.000ha,
trong đó đang cho trái 4.000ha), Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, ... .
Phát triển cây xoài là định hướng đúng đắn, nhất là khi xoài được đưa vào danh mục
chương trình phát triển cây ăn quả quốc gia (cùng với nhãn, vải, dứa, thanh long),
nếu khẩu vị của người Việt là chuộng xoài da mỏng, vị ngọt thì kết quả điều tra thị
trường, các chuyên gia tiếp thị cho biết - khẩu vị của nhóm khách hàng ở thị trường
mà ta hướng tới (chủ yếu là EU) lại là - da vừa phải, vị pha ngọt lẫn chua. Và phần
lớn diện tích xoài của chúng ta trồng đã sử dụng loại giống cho quả theo khẩu vị
này. Phát triển cây xoài không chỉ là phát triển một loại cây cho sản phẩm có giá trị
kinh tế cao mà thực tế với cây xoài cùng một lúc nông dân có thể thực hiện mô hình
kinh tế trang trại vườn rừng, sử dụng vốn trồng rừng 327 để đầu tư cho xoài và với
cây xoài người ta còn có thể trồng kết hợp nhiều loại cây khác khi xoài chưa khép
tán. Và ngay cả khi cây đã khép tán ổn định vẫn có thể thả dứa bên dưới, điều mà ở
các loại cây khác không thể làm được, hoặc làm được nhưng có hiệu quả không cao
(bạch đàn, keo tai tượng, đào lộn hột...). Đối với các tỉnh miền Nam Trung Bộ cây
xoài còn có thêm một lợi điểm nữa là yếu tố cho quả trái vụ. Khu vực trọng điểm
mà chương trình phát triển cây ăn quả quốc gia quy hoạch không có tên tỉnh Bình

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP


Trang 12


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

Định, nhưng với mùa thu hoạch trái vụ so với vùng trọng điểm cây ăn trái miền
Nam chắc chắn sản phẩm sẽ ít phải cạnh tranh với vùng trọng điểm.
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có 87 nước trồng xoài với diện tích khoảng 1,8 – 2,2
triệu hécta, có khoảng 40 loại xoài phân bố chủ yếu ở châu Á.Vùng Châu Á chiếm
2/3 diện tích trồng xoài trên thế giới, trong đó đứng đầu là Ấn Độ (chiếm gần 70%
sản lượng xoài thế giới với 9,3 triệu tấn), Thái Lan, Pakistan, Philippin, và Miền
Nam Trung Quốc, Zimbabuê, Ghinê, Cônggô, Nam Phi, Keynia, Modămbích, Mali,
Ai Cập, Brazin, Mêhicô, Hoa kỳ. Ngoài ra, xoài còn được trồng ở vùng ven biển
nước Úc.
1.3

Thu hái và vận chuyển xoài
1. Thu hoạch:
- Thu hoạch lúc trái đã đạt kích thước tối đa, no trái, vỏ trái chuyển sang

màu vàng, xung quanh trái có lớp phấn mỏng. Có thể kiểm tra độ trưởng thành của
xoài bằng cách dùng kim ghim vào đuôi xoài, nếu kim không qua được là hạt xoài
đã cứng, trái đủ già, hái được.
- Tốt nhất nên thu hoạch xoài từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, vì lúc này xoài ít
mủ nhất.
- Hái xoài bằng tay hoặc bằng lồng, khi hái chừa cuống khoảng 2 – 5 cm cho
trái ít chảy mủ. Hái từng quả một.

- Trải xoài trên lớp báo hoặc lá khô cho ráo mủ. Sau đó xếp xoài vào sọt có
lót giấy mềm hoặc lá khô xung quanh và dưới đáy sọt.
- Lúc đặt trái xoài vào sọt nên đeo găng tay hoặc dùng hai ngón tay cầm nhẹ
trái, tránh làm mất phấn trên trái.
- Tránh để cuống trái đâm vào các trái khác.
- Nên đặt sọt xoài nơi bóng mát, tránh để nắng rọi trực tiếp vào trái xoài.
2. Cắt tỉa:
- Tỉa bỏ hết lá trên cuống để hạn chế mất hơi nước và giữ xoài lâu hơn
- Loại bỏ hết các trái bị xây xát, hư thối.

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 13


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

3. Làm sạch:
- Dùng giấy mịn lau sạch vết bẩn, bồ hóng trên trái.
- Tránh lau mạnh tay dễ làm mất phấn trên trái.
- Dùng nước phèn chua thấm vào vải mềm để tẩy vết mủ trên trái xoài.
4. Đóng hàng:
- Với số lượng nhỏ có thể dùng giấy mềm hoặc bao xốp có lỗ bọc từng trái
trước khi cho vào thùng.
- Đóng hàng vào thùng phải nhẹ nhàng, sạch sẽ, tránh làm trái bầm dập, xây
xát.
- Không xếp xoài quá đầy thùng. Chọn nơi thoáng mát để đóng xoài vào
thùng.

- Khi sang thùng phải bốc từng trái, không nên đổ ào một lượt.
5. Vận chuyển:
- Khi vận chuyển, hạn chế trái xoài bị lay động nhiều bằng cách chọn thùng
vừa phải, chất xoài đầy thùng, không được để lưng thùng.
- Không được chất các thùng xoài chồng lên nhau. Hoặc có thể xếp chồng
chúng lên nhau khi có tấm ván ngăn giữa các tầng.
- Không chất các thùng xoài ngoài trời nắng hoặc nơi ẩm thấp.
- Vận chuyển đi xa nên chọn lúc trời mát mẻ, đậy kỹ khi gặp nắng, trong xe
phải được thông thoáng.
1.4

Tồn trữ xoài

1.4.1 Xử lý sau thu hoạch
Tổn thất do côn trùng và do thu hái xoài ở Ấn Độ chiếm 20% sản lượng .Việc
phun thuốc phòng ở vườn xoài bằng Benomyl, Captafol, Captan, Mênb đã làm giảm
được sâu rầy . Việc dùng bả độc chứa mẻcaptothin, tricifol hay protein thủy phân để
diệt ruồi quả cũng làm giảm hư hỏng sau thu hoạch do dòi của các thứ ruồi này
.Sau khi thu hái, đối với xoài xuất khẩu tươi hoặc vận chuyển đi xa, người ta phải
xử lý như sau :
a. Nhúng nước

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 14


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư


Với nước ấm có thể kiểm soát nấm than nếu nhúng trong nước ấm 5 phút ở 55
0

C ,15 phút ở 50-53 oC .Việc nhúng nước ấm làm ruột mang sáp trên bề mặt xoài và

làm sạch đất
cát, vết dính .Với các nấm khác ngoài nấm than , phải dùng
Benomyl,Thiabendazol,Captan.Ở Nam Phi người ta khuyến cáo dùng dung dịch
Bemoul 1 g/l để chống bệnh nấm than và thối mềm .
Cũng có thể cho ethrel vào nước nóng để kích thích sự chín hoặc chất kích thích
sinh trưởng hay hydraure maleic đẻ làm chậm sự chín .
b. Bọc sáp
Sau khi mất lớp sáp tự nhiên, xoài được bao bọc lớp sáp nhân tạo để làm giảm
quá trình chín, mất nước, kéo dài thời gian tồn trữ . Lớp sáp phải nhẹ, thoáng
thường được dùng là :
- Dung dịch shellac 6% hay dung dịch sáp 7% ,chứa 0.25 difenyl ,kéo dài thêm
12,5% thời gian trữ lạnh với xoài xanh và 66-100% với xoài chín sau rấm (so với
đối chứng)
- Nhũ tương S có 2,7% chất khô có o-fenylfenol tăng 50% thời hạn tồn trữ ở 2630% và độ ẩm 55-87%.
- Nhúng trong parafin nóng 80oC trong 10s,giảm cường độ hô hấp và bốc hơi ,chất
lượng tốt sau tồn trữ 42 ngày ở 10oC và độ ẩm 90%.
c. Xông hóa chất
Ở Ấn Độ người ta xông EDB (etylen dibromua) để diệt ruồi quả với liều lượng ~
28 g/m3 phòng.
Ở Nam Phi xông trong 6h với liều 16mg/l.
Ở Mỹ xông EDB ở 21oC trong 2h.
d. Chiếu xạ
Xông EDB không tác dụng đến một hạt dài –chiếu xạ có nhiều ảnh hưởng ,tùy
thuộc liều lượng :

0,5 kGy

: diệt ruồi quả

2,5 kGy

: diệt mọt hạt

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 15


Đồ án công nghệ thực phẩm II

1.4.2

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

10-15 kGy

: làm chậm chín

12-25 kGy

: tồn trữ ở 25-30oC được 12-13 ngày

Bao gói
Trước khi bao gói ,xoài được chia làm ba cấp : cấp 1 quả hoàn hảo không có


sẹo ,chấm đen ; cấp 2 quả có thể có và sẹo và chấm đen ít . Hai cấp này để xuất
khẩu .Cấp 3 để sử dụng trong nước.
Quả chín một nửa thì vận chuyển bằng máy bay đến nơi tiêu thụ để đến tay
người tiêu dùng trong 72h .Quả xanh 8-10 ngày sau mới đến độ chín sử dụng thì
vận chuyển đường bộ .
Xoài được bao bọc PE ,đục lỗ .Giấy tẩm hóa chất tốt nhất là giấy tẩm di
fenyl (4,5-6,0g/m2). Diện tích lỗ so với diện tích túi là 0.4-0.6% là thích hợp nhất
cho xoài .
Ở Mỹ, bao bì bên ngoài thùng cattong có dung lượng 5,6kg ;6,4kg hay 1618kg. Giữa các quả xoài có chèn giấy vụn .
Ở Ấn Độ xoài xuất khẩu còn đựng trong thùng gỗ thưa có dung lượng nội
tiêu ở Ấn Độ chứa trong sọt tre .
1.4.3

Tồn trữ
Xoài nhạy cảm với lạnh .Khi xoài bị “cảm lạnh” đầu tiên trên vỏ xuất hiện

các vết nâu, rồi các vết này dần lan toàn mặt trái. Hoặc l sau tồn trữ, màu sắc, mùi
vị ruột quả không bình thường, kém chịu bệnh than .
Xoài có nhiều giống ,mỗi giống có chế độ bảo quản riêng .Giống Alphonso
là giống xoài xuất khẩu tươi chủ yếu ,chất lượng ăn tươi cao mà sản phẩm cũng tốt
,có chế độ tồn trữ như sau : Xoài già, chưa chín nếu tồn trữ ở 5-6,5 oC và 85-90%
thì giữ được 7 tuần chưa chín ; ở 7-9oC tồn trữ trong 4-6 tuần. Sau đó, xoài phải rấm
mới chín. Nếu giữ ở 25-30oC thì sau 12-15 tuần thì xoài mới chín, không cần phải
rấm khi hàm lượng CO2 là 7,5% và ở 8-10oC, xoài xanh tồn trữ 5-6 tuần .
Với xoài chín hoàn toàn, nếu bảo quản ở 4-7oC thì giữ được 2 tuần, nếu chín một
phần thì giữ được 3-4 tuần .
1.4.4

Rấm chín


SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 16


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

Ở Ấn Độ, xoài được rấm trong phòng thông thoáng, không tối hẳn, nhiệt độ
đồng đếu, độ ẩm vừa phải 98-90% .Nếu trên 26oC, xoài có chấm đen trên vỏ và
hương ít thơm, nếu độ ẩm cao hơn sẽ chín ép .
Trải một lớp rơm rạ dày 8-10 cm trên sàn khô, xếp một lớp xoài ,rồi một lớp rơm rạ
6 cm ,cứ thế khoảng 5-6 lớp xoài tất cả, trên phủ một lớp rơm dày 8-9 cm. Dung
rơm tốt hơn các loại khác : xoài không bị trầy sướt đẹp và đều. Khi quả chuyển sang
màu vàng và hơi mềm thì được .
Ở Malaixia dung CaCl2 (đất đèn) đặt trong sọt xoài ,xung quanh lót lá chuối
.Xoài chín sau 2-3 ngày, đồng loạt nhưng ít thơm. Người ta dùng cồn êtylen với
nồng độ 5/1000.
Ở Nam Phi xoài rấm 1-2 ngày ở 21-25.5oC và 85-90% thông gió 4 h/lần.
Xoài đem chế biến được dùng chất kích thích là ethrel (nồng độ 0.8/1000) hay C2H2
sinh ra từ CaC2.
Ở Việt Nam , xoài được rấm khi được xếp thành đống cao chưng 0.5 m ,rộng
1,5-2,0 m dài tùy ý ,trên sàn nhà đã lót bao tải .Cứ cách 20-40 cm đặt một gói đất
đèn, 20-30 g/gói trong giấy bao .
1.5 Các sản phẩm chế biến từ quả xoài
1.5.1 Xoài nước đường
* Sơ đồ quy trình công nghệ :
Xoài - Xử lý cơ học -Chần - Xếp hộp - Rót Nước đường – Bài khí – Ghép
nắp Thanh trùng – Làm nguội - Bao gói - Bảo quản


Hình 1.5.1 : Xoài nước đường

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 17


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

* Thuyết minh quy trình :
Sau khi lựa chọn phân loại và rửa sạch, quả đựơc gọt vỏ bỏ hạt. Sau đó, tuỳ theo
quả to hay nhỏ mà để nguyên hoặc cắt miếng, rồi chần trong nước nóng hay nước
đường loãng.
Nước đường (phụ phẩm sau chế biến xoài sấy) được phối chế với 20% bột xoài và
nước ngâm dứa, bổ sung thêm 0,3 - ,5% acid citric. Sau khi được phối chế,dung
dịch được bổ sung chất ổn định và được đồng hóa (10 phút) để tránh hiện tượng
tách lớp. Dung dịch được bài khí bằng cách đun nóng trước khi rót chai ghép nắp và
thanh trùng ở nhiệt độ 1000C trong 15 phút. Sản phẩm nước có mầu vàng tươi, mùi
thơm tự nhiên...
1.5.2 Mứt xoài miếng đông
* Sơ đồ quy trình công nghệ:
Xoài - Rửa sạch - Gọt vỏ - Thái lát - Xử lý nhiệt - Thẩm thấu qua 4 lần (- Dung
dịch đường) - Vớt, để ráo - Rửa - Sấy - Bao gói - Sản phẩm.

Hình 1.5.2.1 : Mứt xoài hộp
giavithanhloc.com/E


SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Hình 1.5.2.2 : Mứt xoài gói
vatgia.com

Trang 18


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

Hình 1.5.2.3 : Mứt xoài miếng đông
honglam.vn/chi-tiet-san-pham/89.html
* Thuyết minh quy trình:
Sau khi lựa chọn phân loại và rửa sạch, quả đựơc gọt vỏ bỏ hạt. Sau đó, tuỳ theo
quả to hay nhỏ mà để nguyên hoặc cắt miếng, rồi chần trong nước nóng hay nước
đường loãng.
Chần nhằm mục đích chuyển hoá protopectin không tan thành pectin hoà tan để
tăng độ đông cho sản phẩm, và với quả sunfit hoá còn để khử SO2. Không nên chần
trong nước đường đặc, vì như vậy sẽ hạn chế việc chuyển hoá của protopectin.
Sau đó nấu quả đã chần với đường tinh thể hay nước đường đặc có nồng độ 70-75%
theo tỉ lệ quả/đường là 1/1-1/1,5 trong nồi nấu hai vỏ hoặc nồi cô chân không
Nếu mứt có thanh trùng (đóng trong bao bì kín, dung tích nhỏ) thì nấu đến độ khô
68%. Nếu mứt không thanh trùng (đóng vào bao bì lớn), nấu đến độ khô 72%.
Trước khi đóng vào thùng gỗ, cần làm mứt nguội xuống 50-60oC. Nếu đóng vào
hộp sắt hay lọ thuỷ tinh thì rót vào bao bì dưới 1 lít cần thanh trùng ở 100oC.
1.5.3 Mứt xoài nhuyễn (Jam).
* Sơ đồ quy trình công nghệ:
Xoài quả - Rửa sạch - Gọt vỏ, bỏ hạt - Đánh nhuyễn - Phối trộn (- Phụ gia) Gia nhiệt - Rót lọ - Sản phẩm


SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 19


Đồ án công nghệ thực phẩm II

Hình 1.5.3.1 : Xoài rây nhuyễn
baobinhbep.blogspot.com/2009

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

Hình 1.5.3.2 : Phối trộn phụ gia
www.amthuc365.vn/forums

Hình 1.5.3.3 : Mứt xoài nhuyễn
krfilm.net/f/viewthread.php
* Thuyết minh quy trình:
Chọn xoài chín, dày quả, không nát, không thối hỏng. Rửa sạch, để ráo nước,
gọt vỏ, thái miếng để bỏ hạt. Cho xoài vào máy xay sinh tố hoặc máy chà đánh
nhuyễn. Cho xoài, đường và axit xitric vào trộn đều, ủ khoảng 30 phút để đường tan
hoàn toàn (thịt quả xoài: 1,0kg; đường: 1,0kg; axit citric: 3,5%). Đun nhỏ lửa để
hỗn hợp sôi lăn tăn, trong quá trình gia nhiệt phải khuấy trộn để tránh bén nồi. Khi
hỗn hợp sánh, khuấy nặng tay, ta thử độ chín của sản phẩm bằng cách: nhỏ 1 giọt
hỗn hợp vào bát nước lạnh, nếu co lại thành hòn bi dẻo không tan là được.Sử dụng
lọ thủy tinh miệng rộng, thanh trùng bằng cách rửa sạch sấy trong tủ sấy 100 0C
hoặc luộc trong nước sôi, úp và để ráo. Sản phẩm được rót nóng vào lọ và nhanh
chóng đậy nắp kín.


SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 20


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

1.5.4 Sử dụng phế liệu trong chế biến xoài
Cây xoài ở nước ta được trồng nhiều nhất và tập trung nhất là ở các tỉnh
miền Tây và miền Đông Nam bộ với diện tích có thể lên tới hàng trăm ngàn ha. Từ
bao đời nay theo truyền thống, người dân trồng cây xoài chỉ với mục đích lấy quả,
vì quả xoài được xếp vào loại đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Hàng năm đã mang lại
một nguồn lợi lớn cho người đồng.
Đến nay cây xoài không chỉ là để lấy quả, mà với sự nỗ lực của các nhà khoa
học nhiều kết quả nghiên cứu được triển khai ứng dụng, đã tạo ra những giá trị kinh
tế mới từ cây xoài, điều này có thể xem như một sự kiện về khoa học – công nghệ,
nhưng rất có thể còn nhiều người trong chúng ta chưa biết đến đó là.
1.5.4.1 Sản xuất chất mangiferin từ lá xoài
Lá cây xoài giờ đây đã trở thành một loại nguyên liệu chính cho sản xuất
chất mangiferin là một loại dược liệu làm thuốc, chế phẩm dạng viên, kem trị
herpes, nấm, dời leo… phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Quy mô sản
xuất chất mangiferin nếu tính theo sản lượng thì hiện đạt ở mức từ 20-30 tấn/năm.
Như vậy nhờ vào một thành tựu mới, lá cây xoài cũng đã trở nên có giá trị, lại còn
tạo thêm được công ăn việc làm cho các vùng nông thôn có diện tích lớn trồng cây
xoài. Nhưng cũng từ đây đã phát sinh nguồn chất thải bã lá xoài trong sản xuất chất
mangiferin. Ơ mức độ như hiện nay thì bã lá xoài thải ra khoảng từ 200 – 300
tấn/năm và sẽ gia tăng theo đà sản xuất phát triển, nếu không được xử lý một cách
khoa học thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên. Vấn đề đặt ra đang

được các nhà khoa học tiếp tục quan tâm giải quyết.
1.5.4.2 Xử lý bã thải sản xuất mangiferin bằng phương pháp sinh học
Việc xử lý bã thải sản xuất mangiferin bằng phương pháp sinh học được tiến
hành trên cơ sở là một đề tài nghiên cứu ứng dụng của Bộ Y tế, do GS. Nguyễn Viết
Tựu và KS. Hồ Thị Như Liên và KS. Phạm Đăng Đức chịu trách nhiệm chính trong
quá trình triển khai từ 2001 – 2002 sẽ kết thúc. Bã thải lá xoài sau sản xuật
mangiferin còn chứa chủ yếu là xenlulo, các hợp chất tanin, một lượng nhỏ các hợp
chất hữu cơ và khoáng chất. Nếu để tự nhiên khoảng hơn 06 tháng, bã mới bắt đầu
SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 21


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

mục hoại trong điều kiện ẩm, đồng thời trong bã sẽ phát triển một số loại nấm mốc
không ăn được và có thể gây ô nhiễm môi trường.
Trong điều kiện khô ráo, độ ẩm thấp thì quá trình hoai mục chỉ xảy ra sau 10 – 12
tháng.
Ưu điểm của phương pháp sinh học là sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường; Tạo
được sản phẩm chất lượng phục vụ xã hộI; Xử lý triệt để trong thời gian ngắn, bã lá
có thể đưa đi phục vụ nông nghiệp.
Để đánh giá hiệu suất xử lý bã lá xoài sau sản xuất mangiferin bằng phương
pháp sinh học cần phải thực hiện các nghiên cứu tiếp theo trong phòng thí nghiệm
và trong sản xuất đại trà.
* Các bước thực nghiệm theo hai giai đoạn:
- Thực nghiệm trồng nấm đại trà trên bã lá xoài vá xác định quy trình sản xuất hiệu
suất cao

- Thực nghiệm xử lý bã lá sau trồng nấm thành phân bón và theo dõi ảnh hưởng đối
với cây trồng.
Hiện nay, việc dọn vệ sinh bã thải là một công việc khó khăn, bã thải phải thuê
đổ đi nơi khác với chi phí 30.000 đồng/tấn.
Nếu làm nấm trên cơ chất là mùn cưa cao su thì phải mua với chi phí khoảng 35.000
– 40.000 đồng/tấn.
Như vậy xử lý bã lá xoài bằng phương pháp sinh học ở mức độ triệt để sẽ có tác
động giảm giá thành của sản phẩm chính là mangiferin xuống khoảng 4,5%. Trong
đó chưa tính đến giá trị sản phẩm thu được khi nuôi cấy trên bã lá xoài.

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 22


Đồ án công nghệ thực phẩm II

CHƯƠNG II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

CÁC QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC
SẢN PHẨM TỪ NGUYÊN LIỆU QUẢ XOÀI

2.1 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN XOÀI NƯỚC ĐƯỜNG
2.1.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ
Quả xoài

Xử lý cơ học


Chần

Xếp hộp

Nước đường

Rót nước đường

Bài khí - Ghép nắp

Thanh trùng - làm nguội

Bao gói

Thành phẩm

Bảng 2.1.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất xoài nước đường

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 23


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

2.1.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ chế biến xoài nước đường
2.1.2.1 Yêu cầu nguyên liệu
Để sản xuất nước quả đường chỉ sử dụng nguyên liệu tươi tốt, không khuyết

tật, có độ chín thích hợp (đạt độ chín kỹ thuật) và có kích cỡ phù hợp, quả xoài chín
quá thì mô quả sẽ mềm và bở nên khi chần hiệu suất thu hồi thấp, dịch quả không
đảm bảo chất lượng cao. Giống xoài thích hợp nhất với sản phẩm xoài nước đường
là xoài cát (phía Nam) và xoài Sơn La (phía Bắc), quả xoài cần chín đều quả nhưng
không chín quá .
2.1.2.2 Xử lý cơ học
Quá trình tác động vào nguyên liệu quả trước khi xếp hộp là xử lý nguyên
liệu . Tùy theo của nguyên liệu mà xác định các quá trình xử lý nguyên liệu khác
nhau cho phù hợp.
Đối với xoài đươc xử lý theo sơ đồ :
Lựa chọn

Rửa quả

Gọt vỏ

Cắt miếng

Xoài được chọn để loại bỏ những quả không đủ quy cách rồi được rửa sạch
bằng nước có pha clo rồi tráng lại bằng nước lã sạch. Rửa nhằm loại bỏ những chất
bẩn do nhiều nguyên nhân và ở những mức độ khác nhau, có thể do thuốc trừ sâu
hoặc hoá chất khác dùng trong kỹ thuật nông nghiệp. Đáng quan tâm nhất là những
loại vi sinh vật theo bùn đất bám vào quả. Nếu không được tẩy rửa số vi sinh vật
trên sẽ còn lại trong sản phẩm, gây khó khăn trong quá trình thanh trùng.
Sau đó xoài được gọt vỏ (bằng dao, gọt tay) cho sạch vỏ cùng với gân xanh
,gân trắng chỗ bị bầm dập.
Nói chung quy mô sản xuất không lớn thường được thực hiện bằng chủ yếu
bằng thủ công.
Trong khi chờ cắt miếng, xoài cần được ngâm trong nước có pha 2% muối
ăn để xoài khỏi bị biến màu .Tiếp theo, cắt xoài thành miếng, có hình dạng và kích

thước tùy thuộc dạng phẩm cần có .Thái miếng một mặt nhằm rút ngắn thời gian gia
nhiệt thanh trùng, mặt khác tạo ra hình dáng đẹp, thuận tiện khi sử dụng, hoặc có
thể tận dụng thể tích bao bì.

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 24


Đồ án công nghệ thực phẩm II

GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Thư

Hình 1.2.2 Máy rửa băng chuyền
www.navicom.com.vn/WebUI/indexs.
1. Máng dẫn nguyên liệu vào
2.

Băng tải

3. Ống thổi khí
4. Vòi phun nước áp lực cao
 Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
Máy được cấu tạo gồm 1 băng tải băng thép không gỉ và thùng chứa nước
rửa cớ thể tích tương đối lớn. Băng tải được chia làm 3 phần, phần nằm ngang ngập
trong nước, phần nghiêng có các ống phun nước mạnh và một phần nằm ngangg ở
phía cao. Bên dưới băng tải phần ngập trong nước có bố trí các ống thổi khí nhận
không khí từ 1 quạt đặt bên ngoài. Trong giai đoạn ngâm, nguyên liệu ở trên phần
băng nằm ngang ngập trong nước, các cặn bẩn bám trên ngoài bè mặt nguyên liệu bị
bong ra. Băng tải di chuyển sẽ mang nguyên liệu đi dần về phía băng nghiêng trên

mặt băng, làm tăng diện tích tiếp xúc của nguyên liệu và nước nên thời gian ngâm
được rút ngắn. Khi nguyên liệu di chuyển đến phần nghiêng của băng, các vòi phun
nước với áp suất cao đến 2-3at sẽ rửa sạch cặn bẩn. Ở cuối quá trình rửa, nguyên
liệu di chuyển đến phần nằm ngang phía trên để được làm ráo nước.
Tuỳ thuộc loại nguyên liệu và mức độ bẩn có thể điều chỉnh tốc độ di chuyển
của băng chuyền cho phù hợp. Nếu nguyên liệu quá bẩn, cho băng chuyền đi chậm
lại, làm tăng thời gian rửa. Ngược lại, nếu cặn bám trên ngoài nguyên liệu ít, có thể
cho băng chuyền đi nhanh hơn nhằm tăng năng suất quá trình. Nước sạch từ vòi
phun vào thùng ngâm sẽ bổ sung nước cho hệ thống, còn cặn bẩn được tháo ra liên
tục qua van xả và nước thừa theo máng chảy ra ngoài.

SVTH : Trương Thị Thu Hà - Lớp 07HTP

Trang 25


×