Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

skkn tìm HIỂU và vận DỤNG NGUYÊN tắc đảm bảo TÍNH hệ THỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN tư DUY CHO học SINH TRONG dạy học địa lý 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.05 KB, 63 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU VÀ VẬN DỤNG NGUN TẮC ĐẢM
BẢO TÍNH HỆ THỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN
TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÝ 10

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ LINH
TỔ SỬ – ĐỊA - GDCD
LONG KHÁNH
THÁNG 5/2013


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng...........................................................................3
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.....................................................................3
7. Cấu trúc của đề tài..................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................5
1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................5
1.1. Hệ thống khoa học Địa lí................................................................................5
1.2. Hệ thống tri thức Địa lí trong nhà trường phổ thông.....................................8
1.3. Đảm bảo tính hệ thống trong việc dạy học môn Địa lí..................................11


1.4. Đặc điểm tâm lí và quá trình phát triển tư duy học sinh THPT.....................12
1.4.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi THPT...............................................................13
1.4.2. Quá trình phát triển tư duy của học sinh lớp 10.....................................14
1.4.3. Tìm hiểu việc đảm bảo tính hệ thống trong hoạt động dạy học Địa lí tại
một số trường THPT ở Đồng Nai hiện nay....................................................................16
2. Tìm hiểu và vận dụng nguyên tắc hệ thống bảo đảm tính hệ thống nhằm phát
triển tư duy cho học sinh trong dạy học Địa lí 10..........................................................18
2.1. Tổng quan về kiến thức trong SGK Địa lí 10................................................18
2.2. Kiến thức Địa lí tự nhiên................................................................................20
2.3. Kiến thức Địa lí kinh tế xã hội.......................................................................21
2.4. Liên hệ tính hệ thống trong chương trình THCS...........................................23
2.5. Liên hệ tính hệ thống trong chương trình Địa lí 11, 12.................................24
2.6. Bảo đảm tính hệ thống trong chương trình SGK Địa lí 10............................26
2.6.1.Tính hệ thống theo phần, chương.............................................................26
2.6.2.Tính hệ thống theo bài..............................................................................31
2.6.3. Mối quan hệ liên môn trong dạy học Địa lí 10.......................................43
3. Thực nghiệm sư phạm............................................................................................46
3.1. Giáo án thực nghiệm.......................................................................................46
3.2. Đề kiểm tra môn Địa lí...................................................................................55
3.3. Kết quả thực nghiệm.......................................................................................58
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................62

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đã từ lâu nhu cầu muốn khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh trở thành
một nhu cầu không thể thiếu của con người. Ngay từ lúc sinh ra, trẻ con cũng đã

luôn luôn tìm cách mở rộng không gian hiểu biết của mình từ cái nôi à ơi, đến
cái nhà, cái sân, mảnh vườn của mình, đến khi lớn lên, đó chính là không gian
sống, học tập, làm việc và giao tiếp. Và khoa học Địa lí cũng bắt đầu hình thành
từ khi con người biết tìm cách khám phá Trái Đất nhằm mục đích sinh sống,
chinh phục, tìm kiếm những miền đất mới. Con đường phát triển của khoa học
Địa lí không phải là một con đường trơn tru, thẳng tắp mà bao gồm những bước
thăng trầm, những thời kỳ khủng hoảng và cả các giai đoạn hưng thịnh. Khoa
họa Địa lí là một trong những khoa học cổ nhất của nhân loại, là một trong
những khoa học cơ bản mà ai cũng cần phải học và ít nhiều vận dụng trong đời
sống hằng ngày. Chính vì lẽ đó, việc dạy và học môn Địa lí một cách khoa học,
một cách có hệ thống luôn luôn được đặt ra vì để người học thấm nhuần được
những tri thức của khoa học Địa lí thông qua chương trình SGK phải có một quá
trình lâu dài từ bậc tiểu học, THCS, THPT, xa hơn nữa là bậc đại học và cả
trong thực tiễn đời sống hằng ngày. Trong suốt quá trình đó, người giáo viên
đóng vai trò cung cấp và hệ thống lại tri thức Địa lí giúp cho học sinh lĩnh hội
được những tri thức đó, đồng thời phát triển tư duy của học sinh, nhất là tư duy
logic.
Trong giai đoạn hiện nay, việc tiến hành giảng dạy một khối lượng kiến
thức lớn đến học sinh một cách có hiệu quả thì việc phân tích tính hệ thống cũng
như đảm bảo tính hệ thống về kiến thức trong SGK Địa lí 10 là một điều hết sức
cần thiết. Qua việc phân tích tính hệ thống trong SGK, giáo viên có thể tự tin
chuyển tải các kiến thức theo từng chương, từng bài, đồng thời giúp học sinh
phát triển tư duy qua hệ thống bài đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu
3


Bài viết này mong muốn đóng góp ý kiến nhỏ trong việc giảng dạy bộ
môn Địa lý ở trường THPT và cung cấp những nguyên tắc cơ bản đảm bảo tính
hệ thống nhằm phát triển tư duy cho học sinh.

3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10 một số trường THPT ở tỉnh Đồng Nai
4. Phương pháp nghiên cứu
 Sưu tầm, tổng hợp tài liệu, nghiên cứu sách giáo khoa địa lí THPT và một
số tài liệu liên quan.
 Liên hệ thực tế, tìm ra các giải pháp phát triển tư duy cho học sinh.
 Thực nghiệm: tiến hành giảng dạy, kiểm tra mức độ so sánh sự hứng thú
tiếp thu bài của học sinh.
 Trong đề tài có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, tổng hợp tài liệu,
điều tra thực tế…
5. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng
 Chương trình địa lí phổ thông nhưng trong đề tài giới hạn trong khối 10.
 Ứng dụng nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống vào các bài học trong
chương trình địa lí phổ thông và các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa trong
trường học.
 Sáng kiến chỉ dừng lại ở mức khái quát, không đi sâu vào từng bài cụ thể,
ở đây chỉ minh họa vài bài trong chương trình địa lí 10.
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu


Hướng tiếp cận: Phân tích tính hệ thống trong chương trình địa lý 10 và

mối quan hệ của nó với chương trình THCS và địa lí 11, 12.


Phân tích tác động của phương pháp giảng dạy đảm bảo nguyên tắc hệ

thống đối với việc phát triển tư duy học sinh, nhất là tư duy logic.



Đưa ra các dẫn chứng cụ thể, những ứng dụng trong việc giảng dạy môn

Địa lí nhằm đảm bảo tính hệ thống.

4




Xây dựng một số giáo án nhằm ứng dụng trong thực nghiệm theo xu

hướng đảm bảo tính hệ thống trong hoạt động dạy học, bước đầu đạt được một
số kết quả.
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 3 phần
Phần mở đầu
Phần nội dung
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo

5


PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Hệ thống khoa học Địa lí
Theo GS Vũ Tự Lập ,khoa học Địa lí bắt đầu từ thời cổ đại với các công
trình của Hérodote công bố vào năm 456 TCN, mặc dù những hiểu biết về Địa lí
đã có từ hàng ngàn năm trước Công nguyên. Hérodote (485 – 425 TCN), lần
đầu tiên đã cho ra đời những tập thông tin có tổ chức về nhiều mặt, khi ông mô

tả các vùng đất và biển mà ông đã đi qua ở biển Đen, Địa Trung Hải, Ai Cập,
Tiểu Á và Lưỡng Hà. Trong thế kỷ thứ V TCN cũng đã có những khái niệm về
một Trái Đất hình tròn (trường phái Pythagore).
Vào thế kỷ II TCN Eratoxten cũng đã chú ý đến việc đo đạc Trái Đất, việc
xác định phương hướng và vị trí địa lí, đồng thời mô tả khí quyển, thạch quyển
khiến cho địa lí mang tính định lượng, sử dụng toán học, thiên văn học.
Đến đầu Công nguyên, vào khoảng năm 58 TCN đến năm 25 SCN,
Strabong lại chuyển sang nghiên cứu địa lí nhân văn, chú ý đến các dân tộc và
chiều dài của lịch sử. Vào thế kỷ thứ 2 SCN, khoa học Địa lí đã có bước thụt lùi
với các công trình của Ptoleme (90 – 168 SCN) khi ông đưa ra thuyết “Địa tâm”
– Trái đất là trung tâm của thế giới và là một vật thể tĩnh, đứng yên và không
quay. Học thuyết của ông được Giáo hội ủng hộ và trở thành kinh viện trong
suốt thời kỳ Trung cổ. Bản đồ cổ nhất thế giới được lưu giữ là một bản đồ bằng
đất nung rất nhỏ có tuổi khoảng 2500 TCN, tìm thấy khi khai quật thành phố cổ
Gasua, cách Babilon 200 dặm về phía Bắc. Hai nhà bản đồ kiêm địa lí sớm nhất
là Anaximandre (610 – 547 TCN) và He1catée (thế kỷ VI TCN). Phần lớn các
tập bản đồ thời cổ Hi Lạp được kèm theo các công trình của Hérodote và
Strabong.
Sang thời kỳ trung cổ, ảnh hưởng khắc nghiệt của Giáo hội chủ yếu diễn
ra ở Châu Âu, các công trình của nền văn minh Hi Lạp đều bị phủ định, cấm
đoán và lãng quên. Tòa án Giáo hội sẵn sàng xử phạt những nhà khoa học nói

6


những điều không phù hợp với kinh thánh, đối với Địa lí đó là sự phủ nhật Trái
đất hình cầu, coi Trái đất là mặt phẳng hay dạng cái dĩa.
Thời kì Phục hưng đánh dấu bởi các phát kiến địa lí vĩ đại của Christophe
Colomb (1451 – 1506) tìm ra châu Mỹ. Đại phát kiến địa lí thứ 2 là chuyến đi
vòng quanh châu Phi qua mũi Hảo Vọng để đến Ấn Độ do Vasco de Gama

(1469 – 1524) – một người Bồ Đào Nha thực hiện vào năm 1498. Đại phát kiến
thứ 3 là chuyến đi vòng quanh thế giới trong 3 năm (1519 – 1522) của một
người Bồ Đào Nha làm việc cho vua Tây Ban Nha, Magiellan (1470 – 1521).
Sang thời kì tiền Tư bản chủ nghĩa (thế kỷ XVII – XVIII) và thời kỳ tư
bản chủ nghĩa đánh dấu bộ môn Địa lí được đưa vào giảng dạy ngày càng nhiều
tại các trường đại học. Sự phát triển giáo dục và đào tạo Địa lí khởi đầu từ Đức ,
là ngọn cờ đầu của Địa lí thế kỷ XIX, sau đó đến Pháp và các nước châu Âu
khác, còn Anh và Mỹ thì chậm hơn một chút. Trường đại học nổi tiếng về Địa lí
là trường đại học Tổng hợp Berlin mà ở đó có Humbon – một nhà khoa học nổi
tiếng thế giới đã có nhiều công trình viết về Địa lí, đã từng giảng dạy và để lại
nhiều ấn tượng sâu sắc.
Trong thế kỷ XIX, thế mạnh thuộc về các khoa học Địa lí tự nhiên, vì thế
Địa lí được xếp chung vào khoa học tự nhiên. Điều này được lí giải vì để phát
triển kinh tế chưa biết về tự nhiên thì phải đặt việc nắm bắt các điều kiện tự
nhiên là nhiệm vụ ưu tiên. Địa lí kinh tế hình thành chậm hơn vào cuối thế kỷ
XIX. Kích thích sự ra đời của Địa lí kinh tế là sự phân công lao động trên lãnh
thổ trong sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, là sự phát triển của thống kê học
và của học thuyết về sự định vị các ngành sản xuất vì nghiên cứu phân bố không
gian và mô tả thống kê là các xu hướng chính của Địa lí kinh tế. Sự phân ngành
Địa lí dần dần bộc lộ những nhược điểm khi các công trình phát triển kinh tế xã hội hoặc cải tạo tự nhiên ở quy mô lớn. Tất cả các nhà nghiên cứu Địa lí nổi
tiếng trong thế kỷ XIX có thể tập trung theo 3 khuynh hướng chính đó là khuynh
hướng nghiên cứu vùng, nghiên cứu quan hệ con người – môi trường Địa lí và
khuynh hướng nghiên cứu cảnh quan.
7


Trong nửa đầu thế kỷ XX, khoa học Địa lí không nổi bật như trong thế kỷ
XIX. Bước vào thế kỷ XX, hầu như mọi nơi trên Trái đất đều đã được tìm hiểu,
không còn sự thu hút của các đại phát kiến địa lý. Bản thân khoa học Địa lí vẫn
thiên về khoa học tự nhiên tuy có chú ý đến tự nhiên và xã hội con người. Trong

khi đó vào thế kỷ XX, các nhà khoa học xã hội lại phát triển mạnh, đáp ứng các
nhu cầu thực tiễn ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh chóng của xã hội, còn
các yếu tố tự nhiên thì ít thay đổi, cho nên các nhà Địa lí buộc phải tìm hiểu và
vận dụng các thành tựu mới của khoa học xã hội nhân văn như kinh tế học, xã
hội học, dân tộc học. Trong sự lúng túng chung ấy thì giải pháp tình thế là xây
dựng các trường phái theo quốc gia, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và nhu cầu
riêng trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi nước mà tìm hướng cho thích
hợp.
Trường phái Địa lí Pháp được hình thành sớm nhất lấy sự phân hóa theo
không gian theo vùng làm nền tảng. Người thầy vĩ đại của Địa lí Pháp là Vidal
de la Blache. Trường phái Địa lí Đức hình thành muộn hơn, trong số các bộ môn
thì cảnh quan học độc đáo hơn cả, có ảnh hưởng sâu rộng đến cả trong và ngoài
nước, vì vậy có thể coi trường phái cảnh quan là đặc trưng cơ bản trường phái
này.
Trường phái Địa lí Nga cũng là một trường phái mạnh ngay từ cuối thế kỷ
với khuynh hướng cảnh quan là chính và Địa lí Nga cũng du nhập thuật ngữ
cảnh quan (landschaft) của trường phái Địa lí Đức. Tuy nhiên, trường phái Nga
cũng có những tính cách riêng đó là sự phân biệt rõ giữa Địa lí tự nhiên và Địa lí
kinh tế, thiên về Địa lí tổng hợp, nghiên cứu các tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên
và các tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất, có chỉ tiêu và ranh giới coi như rõ rệt.
Khác với phần lớn các nước Tây Âu và Bắc Mỹ theo trường phái địa lí thống
nhất tự nhiên và kinh tế xã hội. Về Địa lí tự nhiên nổi tiếng có Docudaep (1846
– 1903), về Địa lí kinh tế có N.N Baranxki (1881 – 1963) và Kolosopki (1891 –
1954).

8


Trường phái Địa lí Mỹ, do hoàn cảnh lịch sử hình thành rất muộn nhưng
lại phát triển rất nhanh, nổi tiếng qua các nhà Địa lí tiêu biểu: R. Hartshorene,

O.E Backer, C.D Sauer…Ngoài các trường phái kể trên không quốc gia nào có
trường phái Địa lí rõ rệt. Đa số đều chịu ảnh hưởng của các trường phái Địa lí
trên.
Vì vậy, Địa lí từ một khoa học thiên về tự nhiên trong nhiều thế kỷ (thế kỷ
XVII – nửa đầu thế kỷ XX) đã trở thành một khoa học thiên về khoa học xã hội.
Sự biến đổi ấy đã làm cho Địa lí cuối thế kỷ XX thâm nhập vào cuộc sống của
mọi người, được mọi người cần đến, từ những nhà chiến lược toàn cầu, khu vực
quốc gia đến địa phương cho tới nhà doanh nghiệp hay một người muốn đi du
lịch, nghỉ ngơi, giải trí.
Lịch sử khoa học Địa lí là một quá trình với những phát kiến vĩ đại, thăng
trầm. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn đều chứa đựng những di sản quý báu của quá
khứ, làm cho Địa lí học được củng cố, giữ vững vị trí của mình trong toàn bộ hệ
thống các ngành khoa học phong phú và đa dạng.
Như vậy, có rất nhiều trường phái địa lí đã được đặt ra. Quan điểm nào
đúng, quan điểm nào sai đến nay chúng ta vẫn chưa có câu trả lời. Tuy nhiên, ở
Việt Nam xét về hệ thống khoa học Địa lí đến nay chúng ta vẫn kế thừa tư tưởng
hệ thống khoa học Địa lí theo trường phái Nga bao gồm 2 nhóm: Địa lí tự nhiên
và Địa lí kinh tế xã hội. Nhưng trong chương trình địa lí phổ thông, các tư tưởng
Địa lí được đan xen, kết hợp với nhau bao gồm cả trường phái Nga và trường
phái phương Tây.
1.2. Hệ thống tri thức Địa lí trong nhà trường phổ thông
Các tri thức Địa lí trong nhà trường phổ thông bao gồm một hệ thống kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo Địa lí được lựa chọn trong hệ thống tri thức khoa học Địa
lí và được sắp xếp theo một trình tự nhất định nhằm cung cấp nội dung học vấn
và giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông.
Hệ thống tri thức Địa lí được lựa chọn để đưa vào chương trình học trong
nhà trường phổ thông phải là những vấn đề cơ bản nhất, được hiểu là những tri
9



thức thuộc khoa học Địa lí quan trọng nhất, cần thiết nhất giúp cho người học
sinh có thể tiếp tục học tập và tham gia vào cuộc sống hiện tại và tương lai.


Các kiến thức Địa lí: Là thành phần chủ yếu của nội dung học vấn Địa lí,

phân thành 2 nhóm: các kiến thức thực tiễn (kinh nghiệm) và các lý thuyết.
- Các kiến thức thực tiễn (kinh nghiệm): Là những kiến thức phản ánh
những đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng Địa lí mà học sinh có thể
nhận thức được một cách dễ dàng bằng con đường kinh nghiệm, bao gồm: số
liệu, sự kiện, biểu tượng và các mô hình sáng tạo Địa lí.
+ Các số liệu và sự kiện trong Địa lí: đa dạng và phong phú. Đó là những
kiến thức phản ánh thông tin về các đặc điểm của các sự vật, hiện tượng Địa lí.
Chẳng hạn như: Các số liệu về dân cư, về độ dài của các con sông, bảng thống
kê sản phẩm của các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… Vai trò chủ
yếu của các số liệu và sự kiện Địa lí là làm cơ sở để minh họa, dẫn chứng để
khái quát các kiến thức Địa lí lý thuyết.
+ Các biểu tượng Địa lí: Là những hình ảnh về các sự vật, hiện tượng Địa lí
được tri giác, phản ánh vào trong ý thức được giữ lại trong trí nhớ và có khả
năng tái tạo theo ý muốn. Chẳng hạn như: một con sông ở đầu làng, một bãi
biển quê hương, chúng cũng có thể phản ánh những đối tượng Địa lí và lãnh
thổ mà các em chưa bao giờ thấy: dãy núi An pơ ở Châu Âu, hoang mạc
Sahara ở Châu Phi…
+ Mô hình sáng tạo: Là những mẫu vật cụ thể của việc vận dụng các tri thức
Địa lí vào thực tiễn (nghiên cứu, học tập, đời sống). Vai trò của mô hình sáng
tạo có ý nghĩa trực quan và thực tiễn giúp cho học sinh hiểu được cách làm,
vận dụng tri thức, mặt khác cũng khơi gợi cho học sinh tư duy sáng tạo…


Các kiến thức lí thuyết: Là những kiến thức được khái quát hóa, phản


ánh bản chất của sự vật, hiện tượng Địa lí với các đặc điểm và mối quan hệ bên
trong chúng, bao gồm: các khái niệm Địa lí, các mối quan hệ nhân quả, các quy
luật, các thuyết, các tư tưởng, các vấn đề phương pháp luận của Địa lí học, các
kiến thức về phương pháp học tập và nghiên cứu Địa lí…
10


- Các khái niệm Địa lí: Là sự phản ánh trong tư duy những sự vật, hiện tượng
Địa lí đã được trừu tượng hóa và khái quát hóa, dựa vào các dấu hiệu bản chất
sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp), gồm 3
nhóm: Khái niệm Địa lí chung, khái niệm Địa lí riêng và khái niệm Địa lí tập
hợp.
+ Các khái niệm Địa lí chung: Là những khái niệm được hình thành để chỉ
toàn bộ các sự vật hiện tượng Địa lí cùng loại, có những thuộc tính giống nhau:
sông, biển, núi…
+ Các khái niệm Địa lí riêng: Là khái niệm chỉ những sự vật, hiện tượng
Địa lí riêng biệt, ví dụ: Sông Hồng, núi Chứa Chan, Thành phố Biên Hòa…
+ Các khái niệm Địa lí tập hợp: Là những khái niệm Địa lí trung gian giữa
các khái niệm Địa lí chung và Địa lí riêng. Ví dụ: “sông” là khái niệm Địa lí
chung, sông Hồng là khái niệm Địa lí riêng, “sông Châu Âu”, “sông Châu Á”
là khái niệm Địa lí tập hợp.
- Các mối nhân quả Địa lí: Là những mối quan hệ biểu hiện tương quan phụ
thuộc một chiều giữa các sự vật hiện tượng và quá trình Địa lí. Các mối quan
hệ nhân quả có thể chia ra:
 Các mối quan hệ nhân quả đơn giản và mối quan hệ nhân quả phức tạp.
 Các mối quan hệ trực tiếp và mối quan hệ nhân quả gián tiếp.
- Các quy luật Địa lí: Là những kiến thức được khái quát hóa biểu hiện các mối
quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình Địa lí có bản chất cố định. Ví
dụ: quy luật địa đới, phi địa đới…

- Các thuyết, tư tưởng và quan điểm địa lý: Là những kiến thức hoặc hệ thống
kiến thức có liên quan đến Địa lí được tập hợp và sắp xếp theo một cách nhìn,
cách suy nghĩ nhất định. Ví dụ: Quan điểm địa sinh thái, quan điểm kinh tế,
thuyết kiến tạo mảng…
- Các kiến thức về phương pháp học tập và nghiên cứu Địa lí: Là một bộ
phận không thể thiếu trong nội dung môn học Địa lí ở nhà trường phổ thông.
Chúng là cơ sở để hình thành kỹ năng. Nếu như không có kiến thức này thì học
11


sinh không có khả năng tự học cũng như vận dụng tri thức vào việc tìm tòi,
nghiên cứu các vấn đề.


Các kỹ năng, kỹ sảo Địa lý: Là phương thức thực hiện một hành động

nào đó thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động. Kỹ năng, kỹ sảo
Địa lí thực chất là những hành động thực tiễn mà học sinh hoàn thành một cách
có ý thức trên cơ sở kiến thức Địa lí của họ.
Kỹ năng được lặp lại nhiều lần trở thành kỹ sảo, gồm 4 hướng sau:
- Kỹ năng làm việc với bản đồ, khai thác kiến thức Địa lí từ bản đồ: xác định
tọa độ Địa lí, xác định vị trí đối tượng trên bản đồ, đọc bản đồ và sử dụng bản
đồ.
- Kỹ năng khảo sát các đối tượng Địa lí ngoài thực địa: gồm kỹ năng quan
sát, phân tích hiện tượng, đo đạc với các dụng cụ quan trắc đơn giản về thời tiết
và thổ nhưỡng…
- Kỹ năng nghiên cứu và làm việc với các tài liệu Địa lí: Lập các biểu đồ,
phân tích số liệu thống kê, mô hình, lát cắt…
- Kỹ năng học tập, nghiên cứu Địa lí: làm việc với SGK Địa lí, tài liệu tham
khảo, viết và trình bày những vấn đề Địa lí…

1.3. Đảm bảo tính hệ thống trong việc dạy học môn Địa lí
trong nhà trường phổ thông
Tính hệ thống là dấu hiệu đặc trưng của tri thức khoa học, khi xét đến
nguyên tắc này, ta thấy nó yêu cầu đảm bảo không chỉ đối với nội dung dạy học
mà còn có ý nghĩa đối với việc lĩnh hội tri thức của học sinh. Tất nhiên, hệ thống
tri thức này không nhất thiết phải phản ánh hoàn toàn đúng thực tế của hệ thống
khoa học Địa lí, bởi vì chương trình học cũng giống như SGK ở trường phổ
thông còn phụ thuộc vào một số yêu cầu nữa về mặt Sư Phạm, nhưng về cơ bản
nó vẫn phù hợp với logic của khoa học Địa lí. Chẳng hạn như: Địa lí đại cương
được học trước Địa lí khu vực, Địa lí tự nhiên được học trước Địa lí kinh tế xã
hội…

12


Giáo viên cần phải quan tâm đến việc nghiên cứu chương trình và SGK
không chỉ ở lớp mình, cấp mình đang dạy mà cả ở những cấp, những lớp khác
có liên quan. Có như vậy mới thấy được vị trí của giáo trình mình phụ trách
trong toàn bộ hệ thống tri thức ở nhà trường phổ thông, mới thấy hết mối liên hệ
của nó với các giáo trình khác.
Ngoài ra, giáo viên Địa lí cũng còn phải chú ý tìm hiểu các mối quan hệ
liên môn, bởi vì trong khi xây dựng chương trình những mối quan hệ liên môn
cũng đã được cân nhắc để quy định thứ tự sắp xếp các môn học trong kế hoạch
dạy học ở trường phổ thông. Điều đó có nghĩa là mỗi môn học đều có những
quan hệ về mặt tri thức với các môn học khác, dựa vào các môn đó và phục vụ
cho các môn đó. Địa lí là môn học có nhiều tri thức liên quan đến các môn toán,
sinh, lý, lịch sử, kinh tế…Do đó, việc nghiên cứu hệ thống tri thức của môn Địa
lí không thể tách rời khỏi việc nghiên cứu các mối quan hệ liên môn này.
1.4. Đặc điểm tâm lí và quá trình phát triển tư duy học sinh
THPT

Một trong hai quá trình của nhận thức lý tính là tư duy. Tư duy là quá
trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên trong thuộc về bản chất, những
liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong thực tại khách
quan, dẫn tới tri thức mới.
Trong cuộc sống con người phải giải quyết nhiều vấn đề có nội dung và
giá trị khác nhau. Tương ứng với những hoạt động đó tư duy của con người có
thể là tư duy hành động trực quan hay tư duy hình ảnh trực quan hoặc tư duy
logic trừu tượng.
Người trưởng thành thường sử dụng cùng lúc các loại tư duy khác nhau,
trong hoạt động thực tế, cả 3 dạng tư duy liên hệ tương hỗ và bổ sung cho nhau.
Tuy nhiên, các đặc tính riêng của cá nhân, sự phát triển của ngôn ngữ, trí tưởng
tượng, mức độ nắm vững các thao tác tư duy… đều ảnh hưởng tới việc cá nhân
đó thiên về loại tư duy nào hơn.

13


1.4.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi THPT
Trong tâm lí học, lứa tuổi người ta định nghĩa tuổi thanh niên là giai đoạn
phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc vào tuổi người lớn. Đối với đa số
thanh niên thì tuổi thanh niên là thời kỳ từ 14 – 15 tuổi đến 25 tuổi, chia làm 2
thời kỳ:
- Từ 14 – 15 tuổi đến 17 – 18 tuổi: giai đoạn đầu tuổi thanh niên (thanh
niên mới lớn, học sinh).
- Từ 17 – 18 tuổi đến 25 tuổi: Giai đoạn hai của tuổi thanh niên.
Như vậy lứa tuổi THPT thuộc giai đoạn đầu của tuổi thanh niên. Về đặc
điểm cơ thể, đây là thời kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý. Các em gái
đạt được sự tăng trưởng của mình trung bình vào khoảng 16 – 17 tuổi, các em
trai khoảng 17 – 18 tuổi. Sự phát triển thần kinh có thay đổi quan trọng do cấu
trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Nhìn

chung, đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, khỏe, đẹp. Đa số các
em có thể đạt được những khả năng phát triển về cơ thể như người lớn. Vai trò
xã hội và hứng thú của thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi
mà còn biến đổi cả về chất lượng. Ở gia đình, thanh niên đã có những quyền lợi
và trách nhiệm của người lớn.


Đặc điểm hoạt động học tập

Sự khác nhau cơ bản ở chỗ là không phải nội dung học tập ngày càng sâu
sắc hơn mà ở chỗ hoạt động của thanh niên và học sinh đòi hỏi tính năng động
và tính độc lập ở mức độ cao hơn, muốn nắm vững chương trình một cách sâu
sắc thì cần phải phát triển tư duy lí luận.
Học sinh càng trưởng thành, kinh nghiệm càng phong phú, các em càng ý
thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng của cuộc đời. Do vậy, thái độ ý
thức của các em ngày càng phát triển.
Thái độ của học sinh đối với môn học trở nên có sự lựa chọn hơn, các em
đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp.

14


Lúc này động cơ thúc đẩy học tập là động cơ thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn của các
môn học đối với cá nhân, khả năng tiếp thu môn học của các em).


Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ

Ở tuổi thanh niên, học sinh ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong
hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa

ngày càng tăng lên rõ rệt, đặc biệt các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong
ghi nhớ. Các em biết tài liệu nào cần ghi nhớ từng câu, từng chữ, cái gì cần hiểu
mà không cần nhớ…Nhưng một số em còn ghi nhớ máy móc, chung chung và
còn đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu.
Do cấu trúc của não khá phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự
phát triển của quá trình nhận thức và ảnh hưởng của các hoạt động học tập mà
hoạt động tư duy của thanh niên và học sinh có sự thay đổi quan trọng. Đó chính
là khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo đối
với những đối tượng quen biết đã được học hoặc chưa được học ở trường. Tư
duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê
phán của tư duy cũng phát triển. Những đặc điểm đó điều kiện cho các em thực
hiện các thao tác tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái
niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và trong xã
hội. Đó chính là cơ sở để hình thành thế giới quan. Tuy nhiên hiện nay số học
sinh THPT đạt được mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như đã nêu trên còn
chưa nhiều. Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ
quan trọng của giáo viên.
Như vậy, ở tuổi thanh niên mới lớn, những đặc điểm chung của con người
về mặt trí tuệ thông thường đã được hình thành và chúng vẫn còn tiếp tục hoàn
thiện.
1.4.2. Quá trình phát triển tư duy của học sinh lớp 10
Lớp 10 là giai đoạn chuyển tiếp từ lứa tuổi thiếu niên (độ tuổi 11, 12 đến
14, 15 tuổi) sang lứa tuổi thanh niên (14, 15 đến 17, 18 tuổi). Đây là giai đoạn
đánh dấu sự chuyển biến về sự phát triển nhân cách. Nhân cách đang trong giai
15


đoạn được định hình: sự phát triển trong đới sống nội tâm, ý thức rõ rệt hơn về
cái tôi.
Lớp 10 là lớp đầu tiên của bậc học THPT, đây là năm xây dựng các kiến

thức nền cơ bản cho bậc học sau này, nhưng đồng thời cũng ôn lại các kiến thức
đã được giảng dạy trong bậc học THCS. Chính vì vậy, các kiến thức được được
giảng dạy trong lớp 10 đa số là kiến thức chung. Trong độ tuổi này, các em cũng
đang phát triển về tư duy, trí não phát triển giúp quá trình tư duy của các em
được nâng lên nhiều.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này việc hình thành thế giới quan, hệ thống
quan điểm về xã hội, về tự nhiên, về các quy tắc cư xử dần dần xuất hiện. Trong
giai đoạn này, nhân cách được phát triển tương đối cao thì các em mới có xuất
hiện những nhu cầu đưa các tiêu chuẩn, nguyên tắc đó vào một hệ thống hoàn
chỉnh. Và khi đó đã đưa vào một hệ thống quan điểm riêng thì độ tuổi này không
chỉ hiểu về thế giới quan mà còn đánh giá được nó, xác định được thái độ của
mình với nó nữa.
Một nhu cầu nữa ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của học sinh của lứa
tuổi này chính là nhu cầu giao tiếp. Từ lớp 9 chuyển sang lớp 10, thay đổi về
môi trường học, thay đổi về bạn bè, nhu cầu giao tiếp trong đám bạn là điều
đáng quan tâm. Đây là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất. Điều quan trọng đối
với các em là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi. Chính vì vậy, trong công
tác giáo dục cũng cần phải chú ý ảnh hưởng của nhóm, hội trong nhà trường.
Trong độ tuổi này, giáo viên phải biết cách xây dựng các hoạt động đa
dạng, phong phú, hấp dẫn lôi cuốn thanh niên tham gia để phát triển nhân cách
một cách lành mạnh, đúng đắn. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
tác động đến ý thức của học sinh. Và điều cần thiết nhất trong lứa tuổi này là
trong tiết dạy của mình, giáo viên phải biết phát huy khả năng sáng tạo của học
sinh, phát triển tư duy lí luận và tư duy trừu tượng. Làm được điều đó, bài học
mới đảm bảo các yêu cầu và mục tiêu đề ra.

16


1.4.3. Tìm hiểu việc đảm bảo tính hệ thống trong hoạt

động dạy học Địa lí tại một số trường THPT ở Đồng Nai hiện nay
Bắt đầu từ năm học 2006 – 2007 là năm đầu tiên bộ sách giáo khoa Địa lí
10 được đưa vào giảng dạy chính thức, và đã thực hiện được 6 năm. Tất cả các
trường đều thực hiện đúng phân phối chương trình của Bộ giáo dục đào tạo đề ra
là 2 tiết/tuần ở học kỳ I và 1 tiết/tuần ở học kỳ II. Các phương pháp dạy học tích
cực đều được đưa vào áp dụng tại các trường và mang lại nhiều hiệu quả nhất
định. Vấn đề đảm bảo tính hệ thống trong hoạt động dạy và học cũng được đặt
ra bởi chương trình mới như thế cùng với phương pháp mới liệu giáo viên có
đảm bảo được tính hệ thống không?
Do điều kiện có hạn, việc khảo sát thực trạng trên chỉ được thực hiện tại 3
trường của Đồng Nai: THPT Long Khánh, THPT DL Văn Hiến và THPT TT
Trương Vĩnh Ký.
Qua tìm hiểu, có một số vấn đề về hoạt động dạy và học đảm bảo tính hệ
thống cần lưu tâm như sau:


Trường THPT Long Khánh

Đây là ngôi trường lớn trong tỉnh Đồng Nai, nhiều năm liền đào tạo được
đội ngũ học sinh có chất lượng cao. Học sinh chia làm hai ban cơ bản là A và
D tương ứng với hai khối thi đại học chủ yếu. Khi bước vào lớp 10, học sinh đã
bắt đầu học các môn theo khối thi đại học và thời lượng các môn tùy thuộc vào
từng khối thi. Tất cả các em đều học sách Địa lí 10 cơ bản.
- Về phương pháp: Các thầy cô trong tổ bộ môn rất chú trọng dạy học
theo phương pháp mới - lấy học sinh làm trung tâm, phát triển tư duy cho học
sinh là vấn đề các thầy cô trong tổ bộ môn quan tâm.
- Về hình thức tổ chức hoạt động trên lớp: Học sinh đóng vai trò trung
tâm, giáo viên là người hướng dẫn khai thác thi thức, việc sử dụng kênh hình,
hệ thống câu hỏi trong bài học được giáo viên sử dụng triệt để. Hoạt động


17


nhóm các em thực hiện khá tốt, qua hoạt động này các em phát huy được tính
đồng đội rất cao.
- Về thái độ họ tập của học sinh: Các em nhiệt tình tham gia hoạt động
trên lớp học, đối với các câu hỏi khó, cần yêu cầu tư duy thì các em đều chịu
khó tìm hiểu và chủ động phát biểu. Trong các hoạt động giao việc về nhà sưu
tầm tài liệu, làm bài thuyết trình trước lớp cũng được các em tích cực hưởng
ứng.


Trường THPT DL Văn Hiến

Đây là ngôi trường dân lập thành lập đầu tiên ở tỉnh Đồng Nai, chất lượng
khá tốt, trường không thực hiện chia lớp theo phân ban như trường THPT Long
Khánh, các em đều học chương trình cơ bản.
- Về phương pháp: Các thầy cô trong tổ bộ môn vận dụng cả phương
pháp truyền thống và phương pháp tích cực. Nội dung bám sát sách giáo khoa.
- Về hình thức tổ chức hoạt động trên lớp: Hoạt động theo cá nhân,
nhóm/cặp được học sinh thực hiện nhằm khai thác tri thức trong bài học. Tuy
nhiên, hoạt động thảo luận nhóm vẫn chưa thật sự đạt nhiều hiệu quả. Hệ thống
kênh hình, sơ đồ vẫn chưa khai thác triệt để.
- Về thái độ họ tập của học sinh: Các em tích cực trong giờ lên lớp, tích
cực xây dựng bài. Nhưng hoạt động tìm hiểu và thuyết trình trước lớp thì chưa
nhiều.


Trường THPT TT Trương Vĩnh Ký


Đây là ngôi trường tư thục thành lập cách đây 11 năm, hiện nay số lượng
lớp cũng khá lớn: 40 lớp, các em đều học chương trình cơ bản.
- Về phương pháp: Phương pháp học tập theo hướng tích cực cũng được
thực hiện , hệ thống câu hỏi, kênh hình, kênh chữ được giáo viên quan tâm.
Tuy nhiên, do đặc thù của học sinh trường là đầu vào không cao lắm nên
phương pháp giáo viên thực hiện chủ yếu là diễn giảng. Các phương pháp mới
là cặp/nhóm rất khó thực hiện.
18


- Về hình thức tổ chức hoạt động trên lớp: Giáo viên hầu như vẫn giữ
vai trò trung tâm, học sinh ít tham gia phát biểu trong giờ học. Hệ thống theo
bài và theo chương khó thực hiện, các hoạt động tự học và dạy học theo nhóm
rất ít.
- Về thái độ họ tập của học sinh: Các em ít tham gia vào bài học, chỉ
vài cá nhân tham gia xây dựng bài, như vậy việc nắm bắt kiến thức có hệ thống
rất khó thực hiện.
Trên đây là vài nhận định về hoạt động dạy và học đảm bảo tính hệ thống
tại 3 trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhận định trên chỉ là bước đầu
đưa ra các thuận lợi và khó khăn của các trường. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện
từng trường mà việc dạy và học có sự khác biệt.
Vấn đề nêu ra là một chương trình mới và người giáo viên cần phải thực
hiện những gì để đảm bảo hoạt động dạy học theo tính hệ thống?
2. Tìm hiểu và vận dụng nguyên tắc hệ thống bảo đảm tính
hệ thống nhằm phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học Địa
lí 10
2.1. Tổng quan về kiến thức trong SGK Địa lí 10
Chương trình THPT môn Địa lí được Bộ trưởng Bộ giáo dục ban hành là
một bộ phận quan trọng trong tổng thể chương trình môn Địa lí ở trường phổ
thông. Chương trình Địa lí ở trường phổ thông được thiết kế theo kiểu đồng

tâm với ba khối kiến thức cơ bản chủ yếu về địa lí đại cương (tự nhiên và kinh
tế xã hội đại cương), Địa lí thế giới (khu vực và các nước), Địa lí tổ quốc (tự
nhiên và kinh tế xã hội). Các kiến thức này bắt đầu được đưa vào từ bậc tiểu
học (chủ yếu trong môn tự nhiên và xã hội) dưới dạng đơn giản rồi trở thành
môn độc lập ở bậc THCS và được hoàn thiện ở bậc THPT. Do đó, chương trình
Địa lí 10 là một phần của chương trình Địa lí THPT, một mặt có sự kế thừa,
nâng cao các kiến thức đã có ở bậc THCS, mặt khác là tiền đề để trang bị các
kiến thức tiếp theo ở lớp 11, 12.
19


Chương trình Địa lí 10 bao gồm chương trình cơ bản và chương trình
nâng cao. Giữa hai chương trình này có sự chênh lệch về thời lượng kiến thức
nhưng không đáng kể như chương trình phân ban và được triển khai vào thập
niên 90 của thế kỷ XX.
 Về kiến thức: Chương trình Địa lí 10 cơ bản được cấu tạo bởi hai phần
kiến thức: Địa lí tự nhiên đại cương và kinh tế xã hội đại cương.
* Phần tự nhiên đại cương: chiếm ½ thời lượng chương trình. Bộ khung
kiến thức cốt lõi được thiết kế bao gồm:
- Bản đồ
- Vũ trụ - Hệ quả chuyển động của Trái đất.
- Cấu trúc của Trái đất – các quyển của lớp vỏ địa lí.
- Một số qui luật của lớp vỏ địa lí.
* Phần địa lí kinh tế xã hội đại cương: chiếm ½ thời lượng chương trình.
Bộ khung kiến thức cốt lõi được thiết kế bao gồm:
- Địa lí dân cư
- Cơ cấu nền kinh tế
- Địa lí nông nghiệp
- Địa lí công nghiệp
- Địa lí dịch vụ

- Môi trường và sự phát triển bền vững.
 Về mặt trình tự thực hiện: trước hết là phần Địa lí tự nhiên đại cương
sau đó đến địa lí kinh tế xã hội.
 Về nội dung chương trình: So với chương trình Địa lí 10 đại trà (từ năm
2005 -2006 trở về trước), chương trình này hoàn thiện hơn, khoa học hơn, cập
nhật hơn. Thể hiện ở các vấn đề sau:

20


- Bổ sung toàn bộ kiến thức về Địa lí tự nhiên đại cương và Địa lí kinh tế xã hội
đại cương, đây có thể xem là kiến thức mới tương đối khó đối với giáo viên và
học sinh.
- Ngay cả trong bản thân phần Địa lí kinh tế xã hội đại cương, mặc dù đã có sự
kế thừa của chương trình đại trà, nhưng được bổ sung, cập nhật để chương trình
hoàn thiện và khoa học hơn.
2.2. Kiến thức Địa lí tự nhiên
 Về lí thuyết: phần này tập trung vào 4 nội dung:
2.2.1. Bản đồ
Để giúp học sinh học tốt môn Địa lí, các kiến thức tối thiểu về bản đồ có ý
nghĩa quan trọng. Các kiến thức này không chỉ được sử dụng ở lớp 10 mà còn cả
11, 12. Kế thừa các kiến thức về bản đồ từ bậc THCS, chương trình này làm nổi
bật các phép chiếu hình bản đồ cơ bản, một số phương pháp biểu hiện các đồi
tượng trên bản đồ và việc sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
2.2.2. Vũ trụ - Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
Các mội dung chính được đưa vào là Vũ tru, Hệ mặt trời, Trái đất và hệ quả
tự quay quanh trục và quay quanh Mặt trời của Trái đất.
2.2.3. Cấu trúc của Trái đất – Các quyển của lớp vỏ địa lí
- Cấu trúc của Trái đất – Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng
- Tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

2.2.3.1. Khí quyển
Các nội dung chính bao gồm: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí, sự
phân bố khí áp, một số loại gió chính, ngưng đọng hơi nước và mưa.
2.2.3.2. Thủy quyển
Các nội dung chính bao gồm: tuần hoàn của nước trên Trái đất, một số nhân
tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông, một số sông lớn trên thế giới, sóng, thủy
triều và dòng biển.
21


2.2.3.3. Thổ nhưỡng quyển và sinh quyển
Các nội dung chính bao gồm: Khái niệm thổ nhưỡng và sinh quyển, các nhân
tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thổ nhưỡng và sinh quyển.
2.2.4. Một số quy luật của lớp vỏ địa lí
Khái quát lớp vỏ địa lí, ba quy luật: thống nhất và hoàn chỉnh cảu lớp vỏ địa
lí, quy luật địa đới và phi địa đới.
 Về mặt thực hành: các nội dung đều tập trung vào việc làm rõ lý thuyết,
rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích bản đồ qua các thành phần tự nhiên, số liệu
thống kê, phân tích biểu đồ.
 Nội dung mới và khó: Bản thân kiến thức là tương đối trừu tượng, đòi
hỏi phải tư duy nhiều hơn. GV trước năm học 2005 - 2006 không phải dạy phần
Địa lí tự nhiên, do đó, khi dạy phần này nhiều GV thấy lúng túng. HS phải kế
thừa những kiến thức từ lớp 6 và 7 thì mới tiếp thu được nội dung này. Hơn nữa
về mặt tâm lí, môn Địa lí lâu nay được xếp vào các môn xã hội, đối với các học
sinh học không tốt các môn tự nhiên, học sinh ở vùng sâu vùng xa sẽ gặp nhiều
khó khăn.
2.3. Kiến thức Địa lí kinh tế xã hội
 Về lí thuyết: phần này tập trung vào 6 nội dung:
2.3.1. Địa lí dân cư
Các nội dung cơ bản về Địa lí dân cư: dân số, sự gia tăng dân số, cơ cấu

dân số, phân bố dân cư, các loại hình quần cư và đô thị hóa.
2.3.2. Cơ cấu nền kinh tế
Các nội dung cơ bản được đưa vào là: nguồn lực phát triển kinh tế xã hội
và cơ cấu nền kinh tế.
2.3.3. Địa lí nông nghiệp

22


Các nội dung cơ bản về địa lí nông nghiệp là: vai trò, đặc điểm, các nhân
tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, một số hình thức tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp.
2.3.4. Địa lí công nghiệp
Các nội dung cơ bản: vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố công nghiệp, địa lí một số ngành công nghiệp chủ yếu,
một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
2.3.5. Địa lí dịch vụ
Các nội dung cơ bản: vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
2.3.6. Môi trường và sự phát triển bền vững
Hai nội dung cơ bản trong chương trình gồm môi trường và tài nguyên
thiên nhiên, môi trường và sự phát triển bền vững.
 Về thực hành: Nội dung đi vào phân tích số liệu thống kê, xây dựng biểu
đồ trên cơ sở số liệu cho trước, phân tích bản đồ dân cư, bản đồ địa lí kinh tế xã
hội.
 Nội dung mới: Nội dung SGK 10 trước năm 2005 – 2006 và SGK 10
phần địa lí kinh tế xã hội giống nhau, tuy nhiên, SGK hiện nay có một số phần
mới như sau:
- SGK Địa lí 10 trước năm 2005 – 2006 gồm 27 tiết, phân phối 1 tiết/tuần, SGK
Địa lí 10 theo chương trình chuẩn gồm 22 tiết (1,5 tiết/tuần). Như vậy, thời

lượng phần địa lí kinh tế xã hội chương trình chuẩn ít hơn 5 tiết.
- Về cấu trúc: Các chương, bài của phần địa lí kinh tế xã hội được sắp xếp trong
SGK Địa lí hiện hành hợp lí hơn, hệ thống và cập nhật hơn.
- Về nội dung: SGK chương trình chuẩn phần địa lí kinh tế xã hội thay đổi theo
một số hướng chính là:
+ Bổ sung những nội dung mới trước đây chưa đưa vào SGK

23


* Cơ cấu nền kinh tế: Các nguồn lực để phát triển kinh tế, các bộ phận hợp
thành cơ cấu nền kinh tế.
* Địa lí dịch vụ: Có thêm bài thông tin liên lạc (hiện nay đã đưa vào giảm tải).
* Môi trường và sự phát triển bền vững.
+ Trên cái nền về Địa lí kinh tế xã hội đã bổ sung thêm và nhấn mạnh đến tổ
chức lãnh thổ.
+ Hiện đại hóa và cập nhật kiến thức: Trong SGK Địa lí 10 cũ chưa có hiện đại
hóa và cập nhật hóa, chẳng hạn như trong phần Địa lí công nghiệp đã xuất hiện
khái niệm công nghiệp hóa, tách công nghiệp điện tử tin học ra khỏi ngành công
nghiệp cơ khí.
2.4. Liên hệ tính hệ thống trong chương trình THCS
Chương trình THCS gồm các lớp 6, 7, 8, 9 và được đưa vào giảng dạy từ
năm 2001 – 2002, bắt đầu từ lớp 6. Nếu SGK cũ chỉ có hai màu chủ đạo là đen
và trắng thì SGK mới được in các hình màu trên giấy khổ lớn, dễ gây sự chú ý
và hứng thú cho học sinh. Nội dung của chương trình Địa lí 6 và 7 cũng chính là
cơ sở cho Địa lí 10. Xét trong cấu trúc chương trình SGK Địa lí 6 chúng ta có
thể thấy trong hai chương của lớp 6: “Chương I – Trái đất, chương II – Các
thành phần tự nhiên của Trái đất” thì đến phần Địa lí 10, nội dung đó được đề
cập trong 3 chương (I, II và III) nhưng trình bày sâu hơn và tỉ mỉ hơn. Để nắm
được phần tự nhiên 10 thì cần phải có nền tảng từ lớp 6. Tương tự như vậy để

nắm được phần Địa lí kinh tế xã hội 10 thì phải có nền tảng từ lớp 7. Đó chính là
sự kế thừa kiến thức một cách liền mạch, đảm bảo tính hệ thống theo từng bậc
học, cấp học phù hợp với tâm sinh lí của lứa tuổi, cũng như khả năng tiếp thu
của các em trong từng độ tuổi khác nhau. Sự sắp xếp hệ thống kiến thức theo
từng cấp học như thế vừa đảm bảo tính vừa sức, tính khoa học, tính hệ thống
cũng như tu duy cho học sinh. Tư duy học sinh sẽ phát triển dần theo hệ thống
kiến thức, tư duy ghi nhớ, định hình, mô tả, phân tích tổng hợp sẽ giúp học sinh
phát triển tư duy một cách logic.
24


Chương trình Địa lí 8 và 9 đề cập nhiều đến các châu lục và Địa lí Việt
Nam, qua phần này học sinh có cái nhìn khái quát về đặc điểm tự nhiên, dân cư
và kinh tế xã hội của các châu lục dựa trên nền tảng kiến thức đại cương đã học
từ lớp 6 và 7.
Xét một cách một cách tổng thể chương trình môn Địa lí ở bậc THCS
được xây dựng theo kiểu đồng tâm với 3 khối kiến thức chính gắn với Địa lí đại
cương, Địa lí thế giới và khu vực, Địa lí Việt Nam. Các kiến thức này bắt đầu
đưa vào từ bậc tiểu học ở dạng đơn giản rồi đến THCS trở thành môn độc lập,
khi đến THPT những kiến thức này trở thành hoàn thiện tạo thành chương trình
thống nhất và logic.
2.5. Liên hệ tính hệ thống trong chương trình Địa lí 11, 12
2.5.1. Chương trình SGK Địa lí 11
 Phần thứ nhất xúc tích và ngắn gọn tập trung vào 3 nội dung:
- Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước
trên thế giới. Hiện nay có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với trình độ phát
triển kinh tế xã hội khác nhau. Dựa vào một số tiêu chí, chia làm 2 nhóm nước:
phát triển và đang phát triển.
- Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa là những xu thế tất yếu trong thời
đại hiện nay mà chương trình đã lựa chọn để đưa vào.

- Một số vấn đề mang tính toàn cầu như: bùng nổ dân số, già hóa dân số,ô
nhiễm môi trường và hậu quả của nó.


Phần thứ hai đề cập đến Địa lí khu vực và một số quốc gia trên thế giới.
- Đối với khu vực (Liên minh Châu Âu, Đông Nam Á, Tây Nam Á và

Trung Á, Châu Phi, Mỹ Latinh), các nội dung này cập nhật và khoa học hơn.
- Đối với các quốc gia gồm: Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Trung
Quốc, Australia, Đức (ban cơ bản), Ban xã hội nhân văn có thêm Ấn Độ, Brasil,
Ai cập và Pháp.

25


×