Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Các bài hát về nhà giáo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.22 KB, 2 trang )

YÊU NGƯỜI BAO NHIÊU, TA CÀNG YÊU NGHỀ BẤY
NHIÊU
Chủ nhật, 31/10/2010
Hoàng Lân
Nửa thế kỷ qua, cùng với dòng chảy âm nhạc cách mạng, đã có hàng ngàn bài hát cho
thanh thiếu niên, hàng trăm bài hát về thầy cô giáo của nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam
sáng tác, nhiều bài còn đọng lại đến ngày hôm nay. Và càng vui mừng hơn nữa khi môn
học âm nhạc được đưa vào chương trình chính thức ở trường phổ thông với việc đào tạo
hàng loạt giáo viên âm nhạc ở các vùng miền đất nước. Từ năm 1954, hoà bình lập lại trên
đất Bắc, việc chăm lo cho giáo dục đã được nhà nước quan tâm, đặc biệt là miền núi. Sự ra
đời của một số bài hát lúc đó đã cổ vũ các thầy cô giáo đem ánh sáng văn hoá lên các vùng
Tây Bắc, Việt Bắc. Phải kể đến những bài như Cô giáo về bản (Trương Hùng Cường), Cô
giáo vùng cao (Hoàng Long - Hoàng Lân), Người Mèo có chữ rồi (Huyền Tuân) và Cô giáo
bản Mèo (Thế Cường).... Ca ngợi cô giáo Tô Tị Rỉnh, một trong các chiến sĩ thi đua xuất sắc
của ngành giáo dục những năm đó, là sáng tác của nhạc sĩ Văn Ký với hình tượng đầy chất
thơ: Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi Bài hát được rất nhiều người biết đến và yêu thích .
Những năm 60, phong trào thi đua “2 tốt” của ngành giáo dục nở rộ đã có những điển hình
như Bắc Lý, Cẩm Bình, Xuân Đỉnh. Đó là những ngọn cờ đầu sáng chói một thời. Bài hát
Quà tháng năm dâng Người nhạc của Hồng Đăng, lời Thế Bảo xuất hiện vào thời điểm này,
đúng như ý nguyện của những người làm công tác giáo dục muốn gửi gắm tình cảm của
mình vào dịp sinh nhật Bác. Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, không chỉ có Giáo dục
phổ thông mở rộng mà Giáo dục Đại học của ta vẫn phát triển rất mạnh. Bài hát Em đứng
giữa giảng đường hôm nay của Tân Huyền, nói về một cô gái nghèo được học hành đến nơi
đến chốn, đã trở thành cán bộ giảng dạy Đại học đầy tự hào, xúc động. Sau năm 1964, chiến
tranh chống Mỹ cứu nước ngày càng ác liệt hơn. Nhiều thầy giáo đã tình nguyện nhập ngũ
cầm súng đánh giặc, có thầy cô giáo đã hy sinh anh dũng trong chiến đấu hoặc ngay dưới
mái trường, bảo vệ các em nhỏ. Đặc biệt phải kể đến Hành khúc ngày và đêm của Phan
Huỳnh Điểu, thơ Bùi Công Minh. Tác phẩm như một bức tượng tạc vào thời gian và năm
tháng qua hình ảnh người chồng bộ đội anh dũng và người vợ cô giáo yêu nghề, mến trẻ,
không rời trang giáo án dưới hầm sâu. Âm điệu trữ tình hào hùng ấy còn lay động mãi đến
hôm nay. Hình ảnh người giáo viên trẻ trung, phơi phới yêu đời, yêu nghề được nhạc sĩ


Hoàng Vân mô tả trong Bài ca người giáo viên nhân dân tạo được tiếng vang rộng rãi cả
trong và ngoài ngành giáo dục. Năm 1975, với những khó khăn gian khổ sau chiến tranh,
người chiến sĩ trên mặt trận giáo dục vẫn bám chắc nhiệm vụ cao quý của mình. Những cô
mẫu giáo tận tuỵ với đàn trẻ nhỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý khắc hoạ một cách vô
cùng sinh động trong bài Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ ra đời vào khoảng đầu những năm 1980.
Đây là một trong những bài hát hay dành tặng các cô mẫu giáo, chưa thấy có bài nào vượt
được. Chiến tranh đi qua, để lại biết bao đau thương, mất mát. Nhạc sĩ Trần Tiến khai thác
đề tài giáo dục thật tinh tế qua bài hát Vết chân tròn trên cát kể về người thầy giáo thương
binh hàng ngày đến với những ngôi trường đơn sơ, dạy các em nhỏ học chữ, một bài hát
mang tính nhân văn vô cùng sâu sắc. Và hàng loạt các bài khác như Ước mơ xanh của Lệ
Giang, Em sẽ lớn lên dưới mái trường của Trọng Loan, Em đi trồng hoa cho đời trẻ mãi của
Tôn Thất Lập, Những ngôi sao nhỏ của Nguyễn Văn Hiên, Vì đàn em thân yêu của Phong
Nhã v.v... Mỗi bài, mỗi vẻ đã tạo nên những bức tranh sống động về các thầy cô yêu quý của
chúng ta dưới các mái trường trên mọi miền đất nước. Năm 1984, Bộ giáo dục đã phát động
một cuộc thi sáng tác bài hát về nhà giáo. Đó là thời điểm ra đời của một số bài như Cô giáo
trẻ của Xuân Giao, Ngôi trường tình yêu của tôi của Hồ Bắc, Cô giáo trên đảo mùa xuân của
Hàn Ngọc Bích, Kỷ niệm mái trường thân yêu của Hoàng Lân, Nỗi nhớ của Châu Đức
Khánh… Rồi những năm 1990 rải rác một số sáng tác như Tạm biệt mái trường, Về thăm


trường xưa của Bùi Anh Tú, Chiều thu nhớ trường của Cao Minh Khanh, Mùa hạ và những
chùm hoa nắng của Trần Thanh Tùng, Thầy cô và mái trường của Duy Quang, Câu hát xưa
của Lê Đình Chiển, Mùa xuân và cô mẫu giáo của Bùi Anh Tôn, Cô giáo miền biển quê xa
của Thế Bảo… Cùng rất nhiều bài hát của các tác giả, nhạc sĩ khác mà chúng tôi không thể
kể hết được ở đây.Vườn hoa âm nhạc trong giáo dục càng nở rộ hơn khi môn học âm nhạc
được đưa vào chương trình chính thức ở trường phổ thông với việc đào tạo hàng loạt
giáo viên âm nhạc ở các vùng miền đất nước. Tham gia vào đội ngũ sáng tác bài hát có rất
nhiều thầy cô là giáo viên âm nhạc, họ có nhiều bài hát tự biên, dự các Hội diễn của ngành
giáo dục khá thành công, được phổ biến ở từng địa phương... Tuy nhiên, số lượng và chất
lượng không đi cùng với nhau. Những bài có sức lan toả rộng rãi không nhiều, nếu không

muốn nói là còn quá ít ỏi. Thiếu hẳn những bài hát đỉnh cao như trước đây. Hiện nay trong
lĩnh vực âm nhạc, chúng ta đang đứng trước những trào lưu của thời kỳ mở cửa, thời kỳ hội
nhập. Các loại nhạc jazz, rock, rap, hip-hop đang lan tràn trong giới trẻ. Không thể phủ nhận
sự hiện diện các loại âm nhạc này, nhưng cũng không thể mặc nhiên để cho mọi người lầm
tưởng rằng âm nhạc chỉ có thế, rồi ngoảnh đi với âm nhạc cổ điển, âm nhạc dân tộc truyền
thống. Theo tờ Người đưa tin UNESCO, một nhà nghiên cứu âm nhạc người Mỹ gốc Pháp
tên là Isabelle Leymarie, đã cảnh báo: “Trong thế giới hiện đại, vừa bấp bênh, vừa tha hoá,
với vô vàn yêu cầu, có nhiều loại nhạc hơn bao giờ hết: nhạc ngoài đường phố, nhạc trong
phim ảnh, nhạc trên phát thanh- truyền hình, nhạc trên xe buýt, nhạc trong tiệm ăn, trong
hiệu làm đầu, nhạc trong siêu thị, ở sân bay, nhà ga, ở bưu điện, phòng karaoke, trên
internet, trên các quảng cáo…Vậy là âm nhạc có mặt ở khắp mọi nơi và tiêu thụ ở mọi chỗ
mà khía cạnh thương mại được đặt lên trên chất lượng và thẩm mỹ”. Tình trạng có quá nhiều
loại nhạc lan tràn trên đất nước ta hiện nay đã khiến những người làm công tác sư phạm, các
nhà giáo dục phải suy nghĩ: làm gì, tìm chọn tác phẩm như thế nào để giáo dục cái hay, cái
đẹp đích thực cho các em trên cơ sở truyền thống và hiện đại, hiện đại nhưng phải giữ được
nét truyền thống. Vấn đề sáng tác bài hát cho ngành giáo dục, viết về các thầy cô giáo, về
học sinh, sinh viên đã và đang được đặt ra. Mong đợi và hy vọng ở các nhạc sĩ, đặc biệt là
các nhạc sĩ trẻ.



×