Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
PHẦN I:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1 lý do chọn đề tài:
Trên thế giới, các nước đều coi môn Lịch sử là một trong những môn học cơ bản
trong chương trình giáo dục phổ thông. Nước ta trên con đường công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế. Môn Lịch sử, trước hết là môn quốc sử, càng giữ vai trò
quan trọng nhằm trang bị kiến thức cơ sở, giáo dục các giá trị truyền thống, góp phần
xác lập bản lĩnh con người để thế hệ trẻ cùng với nền tảng giáo dục phổ thông, có thể
bước vào đời, thực hiện trách nhiệm công dân đối với xã hội.
Nhưng hiện nay, môn Lịch sử ở trường phổ thông thường được học sinh xem đó
là môn học phụ, chỉ là những sự kiện, con số khô khan, rất khó hình dung. Ngoài ra,
một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh cho rằng học lịch sử sẽ không có nhiều
cơ hội lựa chọn ngành nghề cho tương lai, vì vậy học sinh không mặn mà lắm với môn
học lịch sử, chỉ cần nghe và học thuộc bài một cách đối phó dẫn đến tình trạng hẫng
hụt trong kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới, để lại những hệ quả rất đáng lo
ngại.
Lịch sử là khoa học nghiên cứu, tái hiện lại quá khứ của loài người. Do đó,
chúng ta không thể làm thí nghiệm đối với lịch sử giống các môn học khác, như vật lý,
hóa học, sinh học để học sinh quan sát nhưng chúng ta hoàn toàn có thể gây hứng thú
học tập lịch sử đối với học sinh bằng việc sử dụng đồ dùng trực quan (bao gồm: hình
ảnh, bản đồ, sơ đồ, hiện vật…). Có thể nói hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực
quan trong dạy học lịch sử là rất lớn. Do đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
việc đổi mới phương pháp dạy học là sử dụng đồ dùng trực quan, là chống dạy chay
trong dạy học lịch sử. Vì vậy, hiện nay các nhà trường đã được trang bị một số lượng
thiết bị khá lớn bao gồm những tranh ảnh, lược đồ, bản đồ bao gồm cả bằng giấy và
dưới dạng những phần mềm để trình chiếu trên máy chiếu. Tuy nhiên, số lượng trang
thiết đó vẫn chưa đáp ứng hết được cho nhu cầu cần thiết của từng tiết dạy. Thứ nhất:
số lượng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ còn quá ít so với nhu cầu thực tế của bộ môn. Thứ
hai: những thiết bị dưới dạng phần mềm được sử dụng để trình chiếu cũng rất ít, lại
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
1
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
phụ thuộc vào điện năng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu sử dụng đồ dùng trực quan trong
dạy học lịch sử, giáo viên phải tự thiết kế, tự làm rất nhiều. Nếu giáo viên làm được
điều này bài giảng sẽ trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn.
Hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học
tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối
với giáo viên là phải đổi mới cách dạy: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, điều khiển
học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy
học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện các kiến thức mới một cách
linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự dẫn dắt điều khiển của giáo
viên trong tiết dạy. Muốn phát huy được tính tích cực của học sinh thì phải khơi dậy ở
các em hứng thú, động cơ học tập, với đặc trưng của môn Lịch sử, người giáo viên
hoàn toàn có thể làm được thông qua việc khai thác các tài liệu tham khảo, khai thác
kênh hình và tạo đồ dùng trực quan trong dạy học.
Do vậy, việc lựa chọn phương pháp dạy học, thiết kế đồ dùng trực quan như thế
nào, làm sao cho phù hợp với từng kiểu bài và phát huy được sự yêu thích môn học đối
với học sinh là một vấn đề rất quan trọng, đó cũng là một thủ thuật sư phạm của người
giáo viên.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về
“Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công đến công nghệ thông tin trong
dạy học môn Lịch sử”. Đây cũng là lý do tôi quyết định chọn đề tài này.
2 . Lịch sử vấn đề.
Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng
không còn là vấn đề mới mẻ, thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan theo ý đồ của mình
có lẽ cũng đã có nhiều người đã và đang làm. Song đúc rút các việc làm trên thành đề
tài hoàn chỉnh thì có thể nói là chưa có. Ở đề tài này, với mục đích là muốn đóng góp
một số ý kiến kinh nghiệm của cá nhân để cùng các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo,
góp phần nâng cao chất lượng dạy, học môn Lịch sử trong trường THPT hiện nay.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
2
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
PHẦN II:
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I/. Nội dung: Với đề tài của mình, tôi sẽ đưa ra một số đóng góp nhỏ về một số
mặt sau:
1. Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan bằng thủ công.
2. Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trên máy tính.
II/. Phương pháp:
Đây là phương pháp chắc chắn đã có rất nhiều người làm vì không phải bài học
nào cũng có sẵn thiết bị. Theo tôi phương pháp này có 2 dạng:
Thứ nhất: Phóng to những lược đồ, sơ đồ đã có sẵn trong sách giáo khoa nhưng
chưa có thiết bị. Ví dụ: Hình 12 . Lược đồ thuộc địa của các nước đế quốc ở châu Phi
đầu thế kỷ XX . Đây là dạng lược đồ đã có sẵn chúng ta chỉ việc vẽ lại hoặc hiện đại và
chính xác hơn thì dùng máy Scan để scan lại hình ảnh. Đối với dạng lược đồ này thì
việc tự làm của chúng ta khá đơn giản.
Thứ hai: Những bài học chưa có sẵn thiết bị dạng được cấp và không có cả hình
ảnh thể hiện trong sách nhưng yêu cầu của bài dạy là phải có, đối với loại này chúng ta
phải tự thiết kế để trình bày theo nội dung của bài và theo ý đồ của chúng ta. Ví dụ:
Muốn cho học sinh thấy vị trí và vai trò của kênh đào Xuyê trong bài 5 “Châu Phi và
khu vực Mĩ la tinh”, (phần lịch sử 11 cơ bản), sự phân chia Nam - Bắc triều và Đàng
Trong - Đàng Ngoài … đương nhiên giáo viên phải tự làm.
Đối với cả hai dạng này chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế phục vụ cho việc
trình chiếu.
III/. Cách thức thực hiện:
Việc thiết kế các dạng đồ dùng trực quan như đã nêu trên hầu như bài nào giáo
viên cũng phải làm. Song trong đề tài này tôi chỉ giới hạn trong việc trình bày kinh
nghiệm của bản thân về vấn đề thiết kế đồ dùng trực quan nói chung và một số bài cụ
thể như ví dụ ở trên.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
3
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
1. Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan bằng thủ công.
a./ Sơ đồ, bảng biểu.
Sơ đồ, bảng biểu là dạng đồ dùng trực quan rất quen thuộc đối với chúng ta đó
thực ra chỉ là kiến thức được chuyển từ dạng kênh chữ sang dạng bảng biểu (bao gồm:
niên biểu, bảng thống kê ...) và sơ đồ. Đây là dạng đồ dùng trực quan khá đơn giản và
dễ làm và chắc chắn có rất nhiều người đã từng làm.
Trên cơ sở kiến thức trong sách giáo khoa hoặc giáo viên sưu tầm từ các tài liệu
liên quan (các giáo trình) trình bày thành bảng biểu hoặc sơ đồ.
* Sơ đồ:
+ Dạng sơ đồ thể hiện sự biến chuyển. Ví dụ: Để trình bày quá trình hình thành
xã hội phong kiến ở Trung Quốc (bài 5 “Trung Quốc thời Tần – Hán”), giáo viên có
thể chuẩn bị trước ra giấy A0 sơ đồ sau. (đã có trong sách giáo viên)
Quí tộc
Quan lại
địa chủ
Nông dân giàu
Nông dân
công xã
Nông dân tự canh
Nông dân
lĩnh canh
Nông dân nghèo
Với sơ đồ này học sinh sẽ hiểu rất nhanh và rõ về sự phân hóa, chuyển biến từ
xã hội cổ đại lên xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
Ngoài sơ đồ cụ thể này ra còn rất nhiều bài có nội dung có thể trình bày ở dạng
sơ đồ này như: về sự tiến hóa của loài người, ở bài 1: “Sự xuất hiện loài người và bầy
người nguyên thủy”. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu, bài 10, lớp
10 cơ bản….
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
4
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
+ Dạng sơ đồ thể hiện tổ chức bộ máy nhà nước: Ví dụ: để trình bày chức bộ
máy nhà nước phong kiến thời nhà Nguyễn (cụ thể là thời Minh Mạng), giáo viên trên
cơ sở nghiên cứu tư liệu và kiến thức trong sách giáo khoa chuẩn bị trước sơ đồ sau:
Kèm theo sơ đồ này giáo viên có thể thuyết minh về sơ đồ như sau:
Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền tối cao.
Dưới vua là các cơ quan bao gồm:
- Nội các: giúp vua giải quyết giấy tờ, văn thư và ghi chép.
- Viện cơ mật: lo việc quân quốc trọng sự.
- Tôn nhân phủ: phụ trách các việc của Hoàng gia.
Bên dưới nữa là các cơ quan:
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
5
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
- Hàn lâm viện: phụ trách sắc dụ, công văn.
- Đô sát viện: phụ trách việc thanh tra quan lại.
- Ngũ quân đô thống: phụ trách quân đội.
- 6 bộ (Lễ, Binh, Hình, Công, Lại, Hộ): chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc
chung của nhà nước.
- Phủ nội vụ: phụ trách kho tàng.
- 5 tự: phụ trách một số công tác, sự vụ.
- Quốc tử giám: phụ trách giáo dục.
Hoặc như dạy bài 17, lịch sử lớp 10: Quá trình hình thành và phát triển của nhà
nước phong kiến (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) giáo viên có thể sơ đồ hóa bộ máy nhà
nước qua các thời kì:
Bộ máy Nhà nước Thời Đinh – Tiền Lê
Bộ máy Nhà nước Thời Ngô
Vua
Vua
Ban văn
Ban võ
Ban văn
Ban võ
Tăng ban
Đạo (Lộ)
Phủ
Châu
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
6
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
Bộ máy Nhà nước Thời Lý – Trần
– Hồ
Bộ máy Nhà nước Thời Lê
sơ
Vua
Tể tướng
Sảnh
Môn
hạ
sảnh
Đại thần
Viện
Thượng
thư
sảnh
Vua
Hàn
lâm
viện
6 bộ
Lại
Đài
Quốc
sử
viện
Ngự
sử
đài
Lộ
Ngư sử đài
Lễ
Binh
Hàn lâm viện
Hình
Công
Hộ
Đạo
Đô ti
Phủ
Thừa ti
Huyện
Hiến ti
Châu
Trấn
Xã
Phủ
Huyện
Châu
Xã
Thông qua các sơ đồ bộ máy Nhà nước các thời kì, học sinh sẽ nhận xét được:
Bộ máy Nhà nước được cải tiến và hoàn chỉnh dần qua các thời kì, hoàn thiện nhất là
thời Lê sơ.
Rõ ràng với sự cụ thể hóa bộ máy nhà nước thành sơ đồ như trên giúp học sinh
thuận tiện hơn trong việc tiếp thu kiến thức và giáo viên tiết kiệm được thời gian.
Ngoài các sơ đồ cụ thể này, trong chương trình sử 10 cơ bản và nâng cao còn có rất
nhiều bài đề cập đến nội dung nhà nước phong kiến như: Thời Tần, Hán, Đường,
Tống, Minh, Thanh ở Trung Quốc …. Giáo viên có thể diễn giải ở dạng như trên.
* Bảng biểu, sơ đồ hóa:
Bảng biểu là hình thức tổng hợp, khái quát nội dung kiến thức cơ bản của một
bài, một chương hoặc của một vấn đề nào đó như diễn biến của các cuộc chiến tranh,
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
7
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
các cuộc cách mạng hay một cuộc cách mạng cụ thể …Với việc chuẩn bị trước các
bảng biểu này giáo viên hoàn toàn có thể chủ động hơn về mặt thời gian, kiến thức trên
lớp. Sau đây tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể về các giai đoạn phát triển của thời
nguyên thủy trên đất nước ta (bài 13: “Việt Nam thời nguyên thủy”. Đối với vấn đề
này giáo viên có thể sử dụng bảng thống kê sau:
Các giai
đoạn
Thời
gian
Địa bàn
Công cụ lao
động
cư trú
Người tối cổ 30 đến Lạng Sơn, Thanh Đồ đá cũ
ở Việt Nam
40 vạn Hóa, Đồng Nai,
năm
Bình Phước
Tổ chức
kinh tế
xã hội
Săn bắt,
lượm
hái Sống
thành
bầy đàn
Đá cuội được ghè Săn bắt,
đẽo ở rìa cạnh lượm.
tạo thành lưỡi
sắc.
hái Sống
thành
các Thị tộc.
Người
Vi
Sơn 15 đến Sơn La, Lai Châu,
20 vạn Lào Cai, Yên Bái,
năm.
Bắc Giang, Thanh
Hoá, Nghệ An,
Quãng Trị .
Người
Bình,
Sơn
Hoà 6000 đến Hoà Bình, Sơn La,
Đá được ghè đẽo
Bắc 12000
Lai Châu, Hà Giang, hai mặt, xương
năm.
Ninh Bình, Bắc
tre gỗ.
Giang, ThanhHoá,
Nghệ An , Quãng
Bình, Quãng Trị.
Người Hạ
Long, Cái
Bèo, Đa Bút,
Cầu Sắt.
Hoạt động
Săn bắn, hái Sống
trong
lượm, đánh cá, các thị tộc, bộ
chăn nuôi, bắt lạc.
đầu sản xuất
nông nghiệp.
5000 đến Lạng Sơn, Sơn La,
Đá được mài Nông
nghiệp Thị tộc,
6000
Lai Châu, Hà Giang, cưa, khoan lỗ.
lúa nước.
lạc.
năm
Hải Phòng, Quãng
Ninh, ThanhHoá,
Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quãng Bình, Quãng
Nam, Đắc Lắc,
Đồng Nai.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
8
Năm học: 2011 - 2012
bộ
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
Khi giảng về phần "Nội dung hiệp định Giơnevơ", giáo viên chuẩn bị trước ở
nhà về sơ đồ nội dung hiệp định Giơnevơ để giảng cho thuận tiện. Sơ đồ này được
trình bày như sau:
Sơ đồ nội dung hiệp định Giơnevơ
Hiệp định Giơnevơ
Các
Di chuyển
Cấm đưa
Các nước
bên
quân, tập kết
quân đội, vũ
tham dự hội
tham
ở hai vùng: Ở
khí, nhân
nghị cam
chiến
Việt Nam lấy
viên quân
kết tôn
ngừng
vĩ tuyến 17
sự của các
trọng các
bắn,
làm giới
nước ngoài
quyền dân
lập lại
tuyến quân sự
vào Đông
tộc cơ bản
hòa
tạm thời; Ở
Dương, các
của ba nước
bình
Lào tập kết ở
nước Đông
Đông
trên
Phôngxali và
Dương
Dương
toàn
Sầm nưa;
không tham
cam
kết
Đông
Campuchia
gia vào các
không can
Dương
khôngcó
liên minh
thiệp
vào
vùng tập kết
quân sự.
công việc
nội bộ của
ba nước.
Ý nghĩa sơ đồ
• Ý nghĩa giáo dưỡng: Qua sơ đồ, giúp học sinh nắm được:
Việt Nam
tiến tới
thống
nhất đất
nước
bằng
cuộc tổng
tuyển cử
tự do
trong cả
nước
được tổ
chức vào
(tháng
7/1956)
Trách
nhiệm
thi
hành
hiệp
định
thuộc
về
những
người
kí hiệp
định và
những
người
kế tục
họ
Những nội dung cơ bản của hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, lập lại
hòa bình ở Đông Dương là văn bản pháp lí chính thức chấm dứt cuộc chiến trang xâm
lược của thực dân Pháp ở Đông Dương gần một thế kỉ. Làm thất bại âm mưu của đế
quốc Mĩ trong việc kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
9
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
• Ý nghĩa giáo dục: Giúp học sinh có được niềm tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng; tinh thần yêu chuộng hòa bình; phấn đấu học tập để xây dựng quê hương đất
nước.
• Ý nghĩa phát triển: Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ, phân tích, tổng hợp....
Khi giảng về phần III: "Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954) ", ta có thể sử dụng sơ đồ nội dung về
nguyên nhân thắng lợi như sau:
(Sơ đồ chuẩn bị kĩ trước ở nhà)
Sơ đồ phản ánh nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
Nguyên nhân thắng lợi
Chủ quan
Có sự
lãnh
đạo
sáng
suốt
của
Đảng,
đứng
đầu là
chủ
tịch Hồ
Chí
Minh
Toàn
quân,
toàn
dân ta
đoàn
kết,
dũng
cảm
trong
chiến
đấu và
sản
xuất
Khách quan
Quân
đội ta
có tinh
thần
chiến
đấu
dũng
cảm và
sáng
tạo
Có hệ thống
chính quyền
dân chủ
nhân dân,
có mặt trận
dân tộc
thống nhất,
có lực
lượng vũ
trang, hậu
phương
vững chắc
Có liên
minh
chiến
đấu
của ba
nước
Đông
Dương
Có sự
đồng tình
ủng hộ
của Liên
Xô, Trung
Quốc và
các nước
XHCN,
của nhân
dân tiến
bộ trên thế
giới
*Ý nghĩa sơ đồ
-Ý nghĩa giáo dưỡng: Qua sơ đồ giúp học sinh nắm được:
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
10
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
Những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là:
Có Đảng lãnh đạo;có hậu phương vững chắc.... qua đó học sinh hiểu được nguyên
nhân nào là cơ bản nhất xuyên suốt trong cuộc kháng chống Pháp chống Mĩ và trong
cả giai đoạn xây dựng CNXH hiện nay.
-Ý nghĩa giáo dục: Giáo dục cho học sinh hình thành lòng biết ơn, kính trọng
đối với nhân dân, chiến sĩ, có tinh thần đoàn kết quốc tế. Đồng thời tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng.
-Ý nghĩa phát triển: Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ, phân tích, tổng hợp....
Ví dụ khi Giảng về "Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp", ta có
thể sử dụng sơ đồ ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945-1954.
( Sơ đồ được chuẩn bị trước cho tiện sử dụng, rõ ràng, sạch đẹp.)
Sơ đồ ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp(1945-1954)
Ý nghĩa lịch sử
Đối với trong nước
Chấm dứt
chiến tranh
xâm lược,
chấm dứt
ách thống
trị của Pháp
trong gần
một thế kỉ.
Đối với thế giới
Miền Bắc được
giải phóng,
chuyển sang
giai đoạn cách
mạng XHCN,
tạo điều kiện
thuận lợi giải
phóng miền
Nam.
Giáng đòn
nặng nề vào
tham vọng xâm
lược của chủ
nghĩa thực dân
cũ của Pháp và
âm mưu can
thiệp Mĩ, Góp
phần làm tan rã
hệ thống thuộc
điạ của chúng.
Cổ vũ mạnh
mẽ phong
trào giải
phóng dân
tộc trên thế
giới, trước
hết là các
nước Á, Phi,
Mĩ latinh.
*Ý nghĩa sơ đồ
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
11
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
-Ý nghĩa giáo dưỡng: Qua sơ đồ giúp học sinh nắm được:
Ý nghĩa lịch sử to lớn và sâu sắc của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954) đối với trong nước cũng như thế giới.
-Ý nghĩa giáo dục: Giúp học sinh nêu cao tinh thần yêu nước, quí trọng nền
hòa bình của đất nước ta, có niềm tin vào con đường cách mạng XHCN do Đảng và
nhân dân ta đã lựa chọn.
-Ý nghĩa phát triển: Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ, quan sát, phân tích, nhận xét
và rút ra kết luận.
Khi dạy bài 22, Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm
lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973), tiết 2. Giáo
viên lập bảng biểu so sánh điểm giống và khác nhau giữa hiệp định Giơnever (1954)
và hiệp định Pari (1973).
GIỐNG NHAU
Hoàn cảnh
Nội dung
Đều có thắng lợi trên chiến trường
- Buộc các nước ĐQ công nhận các quyền
dân tộc cơ bản, chấm dứt chiến tranh, lập
lại hòa bình.
- Các nước ĐQ (Pháp – Mĩ) đều phải rút
quân.
Ý nghĩa
KHÁC NHAU
- Đều ghi nhận thắng lợi trên chiến
trường.
- Đều là thắng lợi của sự kết hợp đấu
tranh quân sự, chính trị, ngoại giao.
HIỆP ĐỊNH GIƠNEVER
HIỆP ĐỊNH PARI
(1954)
(1973)
Là hội nghị Quốc tế có sự chi Là hội nghị hai bên (VNDCCH
phối của các nước lớn (LX, TQ, Và Hoa Kì), rồi 4 bên
M, A, P)
(VNDCCH, Hoa Kì, VNCH,
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
12
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
CPCM lâm thời CHMNVN)
Hiệp định về 3 nước Đông Hiệp định về Việt Nam
Dương
Pháp rút quân từng bước sau 2 năm
Mĩ rút quân 1 lần sau 2 tháng
Quân đội 2 bên tập kết ở 2 miền
Quân đội 2 bên giữ nguyên tại
chỗ
Phản ánh không đầy đủ thắng Phản ánh đầy đủ thắng lợi của ta
lợi của ta trên chiến trường
trên chiến trường
Hiệp định còn hạn chế, chỉ có So sánh lực lượng có lợi cho ta
Miền Bắc được giải phóng
tạo điều kiện ta tiến lên
“đánh cho Ngụy nhào”
Sau khi thiết kế bảng so sánh, giáo viên dung giấy cắt dán, che các nội dung trên
bảng so sánh và gọi học sinh so sánh, so sánh đến đâu giáo viên gỡ bỏ giấy dán ý đó và
củng cố thêm cho học sinh.
Về việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan này: Giáo viên chuẩn bị trước ở nhà
trên giấy lớn khổ A0. Trong quá trình giảng dạy, căn cứ vào nội dung bài giảng, giáo
viên yêu cầu học sinh thực hiện trước trên phiếu học tập (theo nhóm) hoặc trình bày
trực tiếp trên bảng. Sau đó giáo viên đưa bảng biểu đã chuẩn bị sẵn ra để đối so sánh là
cơ sở để học sinh tự đánh giá kết quả của mình và các học sinh khác đánh giá kết quả
của bạn.
b./ Bản đồ, lược đồ.
- Dạng bản đồ, lược đồ có sẵn trong sách giáo khoa.
Đối với dạng này giáo viên chỉ cần phóng to ra khổ giấy A0 như trong sách giáo
khoa.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
13
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
- Dạng bản đồ, lược đồ chưa có trong sách giáo khoa nhưng nội dung bài học có
liên quan đến.
Ví dụ: Bài 33 “Chiến tranh phong kiến và sự chia cắt đất nước” (phần nâng
cao). Trong nội dung bài học đề cập đến nội chiến, phạm vi ảnh hưởng của Nam – Bắc
triều, nội chiến Trịnh – Nguyễn và sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài, song trong
sách không hề có một lược đồ nào thể hiện nội dung đó. Vì vậy học sinh sẽ không nắm
được một cách cụ thể phạm vi ảnh hưởng, sự phân chia Nam – Bắc triều, Đàng Trong Đàng Ngoài. Do đó để bài giảng có hiệu quả, học sinh nắm chắc được vấn đề bắt buộc
giáo viên phải có sự chuẩn bị, phải vẽ được lược đồ thể hiện các nội dung trên.
Để làm được việc này đòi hỏi giáo viên phải có những kiến thức nhất định về
địa lý Việt Nam, nếu không thì phải có bản đồ hành chính Việt Nam.
Thực hiện cụ thể các bước như sau:
- Vẽ lại lược đồ khu vực đó (phần thô)
- Dựa vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa xác định sự phân chia, phạm
vi ảnh hưởng. Tức là hoàn thiện lược đồ theo ý đồ của mình.
Việc làm này thực ra là thao tác chuyển kiến thức từ kênh chữ cụ thể thành lược
đồ. Với việc làm này giáo viên hoàn toàn có thể chủ động được các lược đồ bản đồ mà
trong sách không có nhưng yêu cầu của bài học phải có.
2/. Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trên máy tính (sử dụng để trình chiếu)
Cũng như phần vừa trình bày ở trên chỉ khác là chuẩn bị các dạng bảng biểu, sơ
đồ, lược đồ trực tiếp trên máy tính (trong giáo án điện tử - powepoint)
a./ Bảng biểu, sơ đồ:
Thiết kế bảng biểu, sơ đồ trên Microsoft Office PowerPoint là những thao tác rất
đơn giản, những giáo viên đã soạn được giáo án điện tử hoàn toàn có thể làm được
điều đó. Ở nội dung này, tôi xin phép không diễn giải cách thiết kế.
b./ Bản đồ, lược đồ.
Như đã trình bày ở trên, bản đồ, lược đồ gồm có hai loại. Loại có sẵn trong sách
và loại chưa có nhưng nội dung bài học cần phải có. Vậy để thiết kế các loại lược đồ
này trên máy như thế nào? Sau đây là một vài kinh nghiệm rất thủ công trên máy mà
tôi đã làm thấy có hiệu quả.
* Dạng bản đồ, lược đồ có sẵn.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
14
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
+ Với dạng lược đồ này, thông thường chúng ta sử dụng phương pháp Scan từ
sách hoặc bản gốc vào máy. Tuy nhiên hạn chế của cách này là không phải nơi nào
cũng có máy quét, không có dịch vụ đó và nếu có mỗi lần quét cũng tốn một khoản
tiền nhất định. Để khắc phục hạn chế đó tôi đã từng làm phương pháp rất thủ công
nhưng hiệu quả như sau:
+ Trong trường hợp không Scan hình ảnh vào máy tính được thì có thể sử dụng
máy ảnh để chụp lược đồ, bản đồ cần dùng, sau đó chuyển vào trong máy. Hình ảnh
thu được có thể rõ hoặc mờ tuỳ vào tính năng của máy ảnh. Nếu thấy rõ thì có thể để
sử dụng. Trong trường hợp không rõ có thể làm theo cách sau:
+ Copy, paste hình ảnh đó vào 1 trang trong giáo án điện tử của bạn.
+ Vào nút Auto Shapes
lines
Scribble
như hình bên
khi đó chuột sẽ biến thành bút. Sử dụng bút đồ lại hình ảnh trên lược đồ với điều kiện
nét bút phải khép kín như vậy mới tô được màu. Sau khi hoàn chỉnh các nét vẽ theo ý
đồ của mình trên lược đồ, thực hiện tiếp phần tô màu. Để tô màu nháy chuột vào các
phần mới tô lại, sau đó nháy chuột vào nốt fill color trên thanh công cụ Drawing và tuỳ
chọn các màu để tô.
Sau khi tiến hành tô màu ta sẽ có một lược đồ mới hoàn toàn như ý. Sau khi làm
các cách để có hình ảnh bản đồ, lược đồ trên máy tính, chúng ta cần phải tạo hiệu ứng
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
Năm học: 2011 - 2012
15
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
cho chúng phù hợp với từng nội dung của bài học nhằm tập trung sự hứng thú và tò mò
của học sinh.
Ngoài cách trên, ta có thể vào trang để tìm kiếm bản đồ
và lược đồ theo yêu cầu của bài dạy trong sách giáo khoa và xử lý bản đồ theo yêu cầu
của bài dạy.
* Dạng bản đồ, lược đồ chưa có sẵn trong sách nhưng nội dung bài học cần
phải có.
Với dạng lược đồ này giáo viên phải tự thiết kế hoàn toàn theo cách sau:
Cách 1: Thực hiện như vừa trình bày ở trên bằng cách chụp một khuôn lược đồ
khác tương tự.
Cách 2: Trong trường hợp máy tính của bạn có khuôn lược đồ đó cũng làm
tương tự như cách 1 với điều kiện bạn phải có kiến thức về địa lý.
Ví dụ: Thiết kế lược đồ thể hiện sự phân chia Nam – Bắc triều và Đàng Trong Đàng Ngoài. (bài 21 “Những biến đổi của Nhà nước phong kiến trong các TK XVI
– XVIII” Lớp 10 cơ bản. Mục 2, Đất nước bị chia cắt.
Sử dụng bản đồ Việt Nam trong sách giáo khoa hoặc bản gốc, scan lại bản đồ
đưa vào máy tính. Khi đã có bản đồ Việt Nam trong máy, dựa vào nội dung trong sách
giáo khoa và sử dụng cách tô, vẽ như ở trên để thiết kế được lược đồ thể hiện nội chiến
Nam – Bắc triều và phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài, theo sách và theo ý đồ của
bài dạy.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
16
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
Lược đồ Việt Nam chưa xử lý
Lược đồ Việt Nam sau khi được xử lý
Lược đồ Việt Nam sau khi được xử lý
Khi dạy bài 20: “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc (1953 –
1954)” ở phần Âm mưu của Pháp – Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava.
Giáo viên scan hình bản đồ Việt Nam vào máy và sử dụng các thao tác vẽ để tạo
ra lược đồ mô tả kế hoạch Nava của Pháp – Mĩ. Sau khi đã hoàn thành, sử dụng trình
chiếu các hiệu ứng cho phù hợp với nội dung bài học. (bản đồ đã xử lý ở trang bên)
Sử dụng lược đồ để trình bày cho học sinh 2 bước của kế hoạch Nava. Bước 1
(Thu Đông 1953 và Xuân 1954) phòng ngự ở Miền Bắc, tấn công ở Miền Trung và
Miền Nam, xây dựng đội quân cơ động mạnh. Bước 2 (Thu Đông 1954) chuyển lực
lượng ra Miền Bắc, giành thắng lợi quyết định buộc ta đàm phán, kết thúc chiên tranh.
Nội dung chính là tập trung lực lượng cơ động mạnh.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
17
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
TRUNG QUỐC
TRUNG QUỐC
Phòng ngự
Sài Gòn
Sài Gòn
1953, lực lượng
của địch ở đồng
bằng Bắc Bộ lên
đến 44 tiểu đoàn
Đồng bằng Bắc Bộ
là nơi tập trung
quân thứ nhất của
TRUNG QUỐC
Đến mùa thu
TRUNG QUỐC
Tiến công chiến lược
Sài Gòn
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
Sài Gòn
18
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
Bằng cách làm trên trong năm học vừa qua tôi đã thiết kế được khá nhiều đồ
dùng phục vụ cho công việc dạy học của mình và nhận thấy cách làm đó vừa đơn giản,
hiệu quả mà hầu như không tốn kém. Hiệu quả dạy học được nâng lên rõ rệt.
PHẦN III:
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết quả đạt được:
Với việc sử dụng đồ dùng trực quan trong việc dạy học, ngoài những đồ dùng
sẵn có cộng với việc thiết kế thêm đồ dùng để đáp ứng yêu cầu dạy học, đặc biệt trong
việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế đồ dùng trực quan đã tạo nên được
những hình ảnh mới, sinh động đã đạt được những kết quả tốt hơn rất nhiều so với việc
dạy chay. Học sinh hứng thú, hăng hái và tích cực học tập, xây dựng bài và yêu thích
bộ môn hơn. Từ đó kết quả học tập cao hơn. Theo kết quả thống kê ở học kì I năm học
2011 – 2012, với những lớp tôi ứng dụng cách làm này thì thấy tỷ lệ học sinh khá, giỏi
đã tăng lên đáng kể. Qua đó, các em hứng thú hơn với giờ học lịch sử.
Lớp
Học kì
Sỉ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
10D1
Giữa HK I
39
19
17
3
0
0
HK I
39
24
15
0
0
0
Giữa HK I
42
19
11
9
3
0
HK I
42
23
15
4
0
0
12A2
2 . Bài học kinh nghiệm:
Từ kết quả thu được tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
là rất cần thiết, đặc biệt đối với môn lịch sử. Đây cũng là một trong những nội dung
quan trọng mang tính chất bắt buộc của việc đổi mới phương pháp dạy học. Điều đó,
cho thấy đổi mới phương pháp dạy học là một định hướng đúng đắn.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
19
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
Chuẩn bị tốt đồ dùng trực quan cho một giờ học giúp giáo viên cảm thấy tự tin,
chủ động, tránh được sự nhầm lẫn thiếu sót trong quá trình dạy học. Học sinh yêu thích
bộ môn, hứng thú và tích cực học tập hơn, như vậy sẽ cho kết quả cao hơn.
Giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp, giành nhiều thời gian cho việc rèn
luyện kỹ năng thực hành cho học sinh.
3. Kết luận - Kiến nghị:
Qua thái độ, kết quả học tập của học sinh tôi có thể kết luận rằng: Nếu giáo viên
biết khai thác tốt tài liệu tham khảo để từ đó có phương án lên lớp phù hợp, biết cách
khai thác kênh hình, đặc biệt là thiết kế và sử dụng tốt các đồ dung trực quan trong dạy
học, sáng tạo ra các kênh hình thì học sinh sẽ không quay lưng lại với môn Lịch sử,
các em sẽ có hứng thú học tập, động cơ học tập và từ đó chất lượng học tập của các em
sẽ được nâng lên.
Mong rằng các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất (Máy vi tính,
máy chiếu đa năng, các loại tranh ảnh, lược đồ, các tài liệu tham khảo…) để tạo điều
kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học, mở nhiều lớp tập
huấn giáo viên để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là cách khai thác
tài liệu lịch sử, sử dụng tốt kênh hình - một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy môn Lịch sử.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
20
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
Tài liệu tham khảo
1. Cuốn “Phương pháp dạy học Lịch sử” - Phan Ngọc Liên - Nhà xuất bản Giáo
dục năm 2000.
2. Cuốn “Lý luận dạy học cơ bản” - GS Trần Bá Hoành - Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm Hà Nội 2005.
3. Cuốn “Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Lịch sử” - GS Phan Ngọc Liên Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 2002.
4. Những mẫu chuyện Lịch sử thế giới …
5. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 - Nhà xuất
bản Hà Nội 2007.
6. Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử lớp 10, 12.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
21
Năm học: 2011 - 2012
Trường THPT Trấn Biên
Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan từ thủ công
đến công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
Mục lục.
NỘI DUNG
TRANG
Phần I – Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài
1
Lịch sử vấn đề
2
Phần II – Các giải pháp thực hiện
I/ Nội dung
2
II/ Phương pháp
2
III/ Cách thực hiện
2
1. Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan bằng thủ công
4
a. Sơ đồ, bảng biểu
4
b. Bản đồ, lược đồ
13
2. Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trên máy tính
14
a. Bảng biểu, sơ đồ
14
b. Bản đồ, lược đồ
14
Phần III – Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
1. Kết quả đạt được
19
2. Bài học kinh nghiệm
19
3. Kết luận – kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo.
21
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tuyền
22
Năm học: 2011 - 2012