Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

skkn NGHIÊN cứu các bài tập THỂ lực CHUYÊN môn NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH ở môn NHẢY XA KIỂU ưỡn THÂN CHO NAM học SINH KHỐI 11 TRƯỜNG t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 38 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TRỊ AN
====\\//====
Mã số:……….

NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP THỂ LỰC CHUYÊN MÔN
NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH Ở MÔN NHẢY XA
KIỂU ƯỠN THÂN CHO NAM HỌC SINH KHỐI 11
TRƯỜNG THPT TRỊ AN

Người thực hiện: NGUYỄN PHÚ
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục: 
Phương pháp giáo dục bộ môn: THỂ DỤC 
Phương pháp giáo dục:

Lĩnh vực khác................................ 

Có đính kèm:
 Mô hình

 Phần mềm

 Phim ảnh

NĂM HỌC: 2012 - 2013

 Hiện vật khác


SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC



I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN PHÚ
2. Sinh ngày 02 tháng 02 năm 1978
3. Nam
4. Địa chỉ: Khu phố 2 - Vĩnh An - Vĩnh Cửu - Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0613861143 (CQ): 0613962586; ĐTDĐ: 0985422331
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ: TỔ TRƯỞNG
8. Đơn vị công tác: Trường THPT TRỊ AN
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị: CỬ NHÂN
- Năm nhận bằng: 2001
- Chuyên ngành đào tạo: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: THỂ DỤC
- Số năm có kinh nghiệm: 12 năm.
- Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây nhất.
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHO HỌC
SINH KHI HỌC MÔN THỂ DỤC”
“SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM KÍCH THÍCH HỨNG THÚ
CHO HỌC SINH KHI HỌC MÔN THỂ DỤC”
“NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP THỂ LỰC CHUYÊN MÔN NHẰM
NÂNG CAO THÀNH TÍCH Ở MÔN NHẢY XA KIỂU ƯỠN THÂN
CỦA NAM HỌC SINH KHỐI 11 TRƯỜNG THPT TRỊ AN”


Trường THPT Trị An


Đề tài nghiên cứu khoa học

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo vệ tăng cường sức khoẻ là một việc làm rất quan trọng và cần thiết
gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, với hạnh phúc
của nhân dân. Đó là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chế độ ta, là
trách nhiệm cao quý của Đảng và nhà nước trực tiếp là ngành thể thao và y tế.
Tầm quan trọng của thể dục thể thao được thể hiện rõ trong tư tưởng và
việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lời kêu gọi toàn quốc tập thể dục của
Bác Hồ năm 1946 “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới,
việc gì cũng cần có sức khoẻ thì mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt,
tức làm cho cả nước yếu một phần. Mỗi người dân khoẻ mạnh tức góp phần
làm cho cả nước khoẻ mạnh…”. Những lợi ích của việc rèn luyện sức khoẻ
qua tập luyện thể dục đã được Bác Hồ minh chứng cụ thể, kế thừa những chân
lý ấy, Đảng và nhà nước ta xem đó là một trong những mục tiêu quan trọng
trong chiến lược phát triển con người Việt Nam, mà nghị quyết TW4 – khoá
VII đã khẳng định: “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong
phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” là nhu cầu và là vốn quý để tạo ra tài
sản trí tuệ.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII nêu rõ: “Công tác thể
dục thể thao còn được coi trọng và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
trong trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo quần chúng nhân
dân tham gia rèn luyện thân thể hằng ngày nâng cao chất lượng các cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng vận động viên nâng cao thành tích thể thao”. Cùng với nghị
quyết đại hội Đảng VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công
nghệ phải thật sự trở thành quốc sách hàng đầu ”. Chính vì thế, ngành giáo
dục đào tạo đã triển khai nhiều chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác giáo dục thể chất, từng bước nâng cao và cải tiến chất lượng dạy và
học môn thể dục ở các cấp học. Nâng cao sức khoẻ cho học sinh trong cả
nước.

GV: Nguyễn Phú

Trang- 1


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

Qua đó thấy rằng, thể dục thể thao là bộ phận quan trọng trong sự
nghiệp cách mạng của dân tộc đồng thời là cầu nối để góp phần thắt chặt tình
đoàn kết của các dân tộc trên thế giới.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm thích đáng, sự chỉ đạo sát
sao của Đảng và ngành Thể Dục Thể Thao đã có những chuyển biến tích cực.
Phong trào Thể dục Thể thao từng bước được mở rộng với nhiều hình thức và
đạt được những thành tích đáng khích lệ thể hiện qua các kì Seagames
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường
phổ thông là nhằm: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ một cách toàn diện, hoàn thiện cả về thể chất
lẫn tinh thần để thực hiện tốt cuộc cách mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Vì vậy, chăm lo sức khoẻ ban đầu cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết.
Trong những năm qua có khá nhiều công trình nghiên cứu về tố chất thể lực
và các phương pháp bổ trợ trong quá trình giảng dạy. Trong đó việc lựa chọn
các bài tập bổ trợ cho từng giai đoạn là việc làm cần thiết và phải cập nhật
thường xuyên.
Xuất phát từ những ý tưởng trên, nhằm nâng cao chất lượng trong giảng
dạy, tôi mạnh dạn lựa chọn hướng nghiên cứu của mình với tên đề tài:
“Nghiên cứu các bài tập thể lực chuyên môn nhằm nâng cao
thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân của nam học sinh khối 11

trường THPT Trị An”
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu chuyên môn cần thiết cho giáo viên
giảng dạy bộ môn thể dục ở các trường. Đồng thời cũng là những kiến thức cơ
bản để áp dụng giảng dạy ở một số địa phương có điều kiện tương tự.

GV: Nguyễn Phú

Trang- 2


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

M ục đ ích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu lựa chọn hệ thống lại các bài tập có hiệu quả
nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh nam khối 11 trường THPT
Nhiệm vụ nghiên cứu:
* Nghiên cứu lựa chọn hệ thống các bài tập thể lực chuyên môn có hiệu
quả nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nam khối 11 trường
THPT
* Đánh giá hiệu quả các bài tập thể lực chuyên môn đã được lựa chọn
vào việc nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh nam
khối 11 trường THPT Trị An.

GV: Nguyễn Phú

Trang- 3



Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Ý nghĩa của giáo dục thể chất:
- Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh, là bộ phận hợp thành của nền
giáo dục phát triển toàn diện.
- Thúc đẩy học sinh phát triển thân thể khỏe mạnh, tăng cường thể chất cho
học sinh.
- Làm cho tinh thần con người khỏe mạnh, cuộc sống vui vẻ, văn minh…
1.2 Mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp:
GDTC trong trường học là yếu tố cơ bản chuẩn bị cho đội ngũ lao động
và những chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc tương lai. GDTC trước hết chuẩn bị cho các
em có một trạng thái sức khoẻ tốt, thể lực phát triển toàn diện, nâng cao hoạt
động của các hệ thống cơ thể, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo
vận động, nhất là các kỹ năng vận động thực dụng như đi, chạy, nhảy, mang,
vác,… đồng thời quan tâm giáo dục ở các em các phẩm chất ý chí cần thiết,
tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn …
Mục tiêu của GDTC trong nhà trường còn là xây dựng thói quen tập
luyện TDTT thường xuyên, tăng cường thể chất, bồi dưỡng năng lực TDTT,
phẩm chất tư tưởng và ý chí của học sinh để trở thành những người lao động
và bảo vệ Tổ quốc XHCN phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ, kỹ. Phản ánh
nhu cầu xã hội, phản ánh nhu cầu phát triển toàn diện tâm thể thanh thiếu niên
trong thời kỳ đang lớn.
1.3 Khái quát về các công trình nghiên cứu thể lực học sinh ở các trường
trung học phổ thông:
Ở nước ta trong những năm vừa qua đã có nhiều công trình nghiên cứu
về lĩnh vực giáo dục thể chất, mục đích là tìm ra những quy luật phát triển thể

chất của học sinh qua đó xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển về thể
chất của học sinh như:
GV: Nguyễn Phú

Trang- 4


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

- Từ năm 1973 đến 1975, Tổng cục TDTT và Bộ Giáo dục đã tiến hành
nghiên cứu thực nghiệm tại 10 trường cấp I, II và 9 trường cấp III với hơn
1.300 học sinh nam, nữ ở 7 thành phố khu vực phía Bắc với các tiêu chí: chạy
30 mét, chạy 60 mét, chạy 80 mét, bật xa, ném bóng trúng đích, chạy 500 mét,
1000 mét, 2000 mét.
- Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc giới tính và năng lực làm việc
của học sinh” (Phạm Khắc Học và cộng sự 1976-1980).
- Năm 1980, Phan Hồng Minh (Viện khoa học TDTT) điều tra 2 tỉnh
Thái Bình, Hậu Giang với tổng số 605 học sinh với các chỉ tiêu: chạy 30 mét,
bật xa tại chỗ, lực bóp tay thuận và không thuận, chiều cao đứng, cân nặng,
vòng ngực trung bình và các tỉnh Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Thái
Bình, Bình Trị Thiên, Thành phố Hồ Chí Minh, Hậu Giang với tổng số 6807
học sinh từ 7-17 với các test: chạy 30 mét, bắt gậy, bật xa tại chỗ, lực bóp tay
phải, trái, chạy 12 phút, dẻo gập thân, chiều cao, cân nặng, độ dài các chi, kích
thước các vòng, độ dày lớp mỡ dưới da.
- Công trình nghiên cứu về chương trình giảng dạy thể dục (Lê Văn
Lẫm, Trịnh Trung Hiếu, Vũ Đức Thu, Phạm Khắc Học, Trần Đồng Lâm,
Nguyễn Mạnh Liên và các cộng sự 1978-1985).
- Các công trình 82-82-160 điều tra về thực trang thể chất của người

Việt Nam từ 5-18 tuổi (nam và nữ) cùng bước đầu nghiên cứu các chỉ tiêu
điều tra (Nguyễn Kim Minh).
- Đánh giá trình độ phát triển thể lực của học sinh phổ thông cơ sở độ
tuổi 12-14 theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (PGS Nguyễn Xuân Sinh).
- Đặc biệt gần đây nhất GS.TS Dương Nghiệp Chí chủ nhiệm đề tài đã
bảo vệ thành công công trình nghiên cứu cấp Nhà nước năm 2002-2004 với
đề tài: “Điều tra đánh giá tình hình thể chất và xây dựng tiêu chuẩn thể lực
chung của người Việt Nam, từ 6-20 tuổi” căn cứ vào kết quả điều tra thể chất
nhân dân, đã xây dựng được tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển thể chất của
GV: Nguyễn Phú

Trang- 5


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

người Việt Nam từ 6-20 tuổi. Cho thấy sự phát triển thể chất của người Việt
Nam đã có sự tiến bộ rõ rệt nhất về chiều cao và cân nặng, sự khác biệt về thể
chất giữa thành thị và nông thôn.
- Đề tài của Thạc sĩ Nguyễn Văn Bình (2005) “Nghiên cứu thực trang
thể chất của học sinh tuổi 15-17 trong các trường phổ thông trung học tỉnh
Đồng Nai – 2003”
1.4 Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất đối với học sinh phổ thông:
1.4.1 Đặc điểm phát triển hình thái, tâm sinh lý.
1.4.1.1.Đặc điểm phát triển hình thái:
* Hệ xương:
Ở lứa tuổi này hệ xương tiếp tục cốt hóa và phát triển mạnh, cột sống
tương đối đã ổn định, hình dáng, xương chi trên, xương chi dưới, xương hông,

… vẫn chưa được cốt hóa hoàn toàn nên dễ bị biến dạng. Xương chậu của nữ
to và yếu hơn của nam, vì vậy không nên cho nữ tập luyện với khối lượng và
cường độ lớn như nam.
* Hệ cơ:
Ở lứa tuổi này do hệ xương và cơ phát triển mạnh nên năng lực vận
động được nâng cao. Do hệ cơ phát triển mạnh nên các em rất hiếu động,
thích dùng các hoạt động về lực và dùng sức chứ không thích các hoạt động tỉ
mỉ, khéo léo,… Cơ bắp và các nhóm cơ lớn phát triển tương đối nhanh như cơ
đùi, cơ cánh tay,… các cơ nhỏ như cơ bàn tay phát triển chậm hơn. Ở nữ dưới
lớp da phát triển mỡ nên phần nào ảnh hưởng đến sức mạnh.
1.4.1.2.Đặc điểm tâm lý- sinh lý:
Ở lứa tuổi học sinh THPT (từ 15 đến 17 tuổi), hoạt động học tập là hoạt
động cơ bản thu hút nhiều thời gian và công sức. Do các môn học có nội dung
kiến thức ngày càng nâng cao, phương thức giảng dạy học tập của thầy và trò
có nhiều thay đổi, mỗi giáo viên đều có những nét riêng về trình độ chuyên
môn và cách xử thế, nên đòi hỏi các em phải cố gắng nỗ lực tập trung nhiều
GV: Nguyễn Phú

Trang- 6


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

công sức, thời gian và trí tuệ. Thời kỳ này là thời kỳ quá độ để trở thành người
lớn, các em rất thích tò mò, ham học hỏi, trí nhớ có nhiều biến đổi căn bản,
năng lực ghi nhớ có chủ định tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến,
hiệu xuất ghi nhớ cũng được tăng lên. Tính hệ thống trong việc thu lượm tri
thức được tăng lên nhờ việc thiết lập những mối liên tưởng ngày càng phức

tạp và sâu sắc.
Sự phát triển của các em ở giai đoạn này là rất phức tạp, đời sống tâm lí
có nhiều mâu thuẫn, nhiều thay đổi đột ngột khiến cha mẹ và thầy cô đôi lúc
phải ngạc nhiên và cảm thấy khó xử, vì thế cần phải có thái độ tế nhị và khéo
léo. Tình cảm của các em sâu sắc và phức tạp, dễ xúc động, dễ bị kích thích
nhiều do bị ảnh hưởng của quá trình phát dục và thay đổi một số cơ quan nội
tạng, nhiều khi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, các quá trình
hưng phấn quá mạnh đã khiến các em không tự kiềm chế được. Các em rất
nhạy cảm với những đánh giá của những người xung quanh về bản thân các
em. Vì vậy, đôi khi chỉ một thành công ngẫu nhiên mà được mọi người chú ý
cũng có thể làm cho các em tự đánh giá cao về mình sinh ra tự kiêu, tự mãn,
ngược lại cũng có thể gây cho các em có tính tự ti, nhút nhát,…
Trong quá trình học tập cũng như trong tập luyện nếu thầy cô hay cha
mẹ có những nhận xét đánh giá không đúng, không công bằng, các em dễ có
những phản ứng mãnh liệt. Nói chung sự phát triển của các em trong giai đoạn
này có nhiều biến đổi về tâm sinh lý cần hướng dẫn giúp các em có những
nhận xét đúng về bản thân, cần có những biện pháp thích hợp để động viên
khuyến khích các em trong học tập cũng như tập luyện TDTT …
1.4.2.Đặc điểm phát triển tố chất thể lực của thiếu niên:
Tố chất thể lực là tổng hòa thể lực cơ thể biểu hiện trong điều kiện cụ
thể. Thể hiện ở khả năng vận động có liên quan đến sự phát triển của lứa tuổi.
Năng lực vận động cơ bản của con người thể hiện qua các tố chất sức nhanh,
sức mạnh, sức bền và khả năng phối hợp vận động. Sự phát triển các tố chất
GV: Nguyễn Phú

Trang- 7


Trường THPT Trị An


Đề tài nghiên cứu khoa học

gồm hai giai đoạn: phát triển tự nhiên và phát triển dưới tác động của môi
trường.
Sự phát triển tố chất thể lực tự nhiên là sự tăng trưởng và phát dục theo
lứa tuổi. Kết thúc lúc 25 tuổi, sự phát triển phụ thuộc và đặc điểm sinh lí lứa
tuổi, phát triển nhanh nhất ở giai đoạn dậy thì. Khi kết thúc giai đoạn trưởng
thành tốc độ phát triển tố chất thể lực chậm lại hoặc dừng lại.
Sự phát triển tự nhiên chia làm 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn tăng trưởng: là giai đoạn các tố chất thể lực tăng liên tục
trong đó có lúc tăng nhanh, có lúc tăng chậm.
- Giai đoạn ổn định: là giai đoạn tố chất thể lực của nam và nữ có tốc
độ phát triển khác nhau theo đánh giá riêng rẽ theo 5 tố chất thể lực. Quá trình
tăng trưởng của nam chia làm 3 giai đoạn: tăng nhanh, tăng chậm và ổn định.
Ở nữ chia làm 4 giai đoạn: tăng nhanh, giảm xuống dừng lại, tăng chậm và ổn
định.
* Sức nhanh:
Là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian ngắn nhất.
Sức nhanh là tố chất tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: thời gian phản ứng, thời
gian của động tác riêng lẻ và tần số hoạt động. Yếu tố quyết định tốc độ của
tất cả các dạng sức nhanh là độ linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co
cơ. Sức nhanh chịu nhiều ảnh hưởng của di truyền, phát triển chủ yếu ở lứa
tuổi từ 8-13. Sau 13 tuổi sự phát triển tố chất này có sự khác biệt theo giới
tính nếu không tập luyện tốt thì đến 16-18 tuổi sẽ rất khó nâng cao. Vì vậy, ở
lứa tuổi THPT cần tăng cường sức nhanh để bổ sung và duy trì sự phát triển
đó.
Tốc độ động tác đơn lẻ biến đổi rõ rệt trong quá trình phát triển, đến 1314 tuổi xấp xỉ ở mức độ người lớn, tuy nhiên ở tuổi 16-17 lại hơi giảm xuống
và ở tuổi 20-25 lại tăng lên, nếu được tập luyện tốc độ của động tác đơn sẽ
phát triển tốt hơn.
GV: Nguyễn Phú


Trang- 8


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

Sức nhanh trong phản ứng phụ thuộc rất lớn vào hệ thống thần kinh
mang tính di truyền. Nhưng có thể phát triển lên một chừng mực nhất định
bằng các bài tập thích hợp. Cách có hiệu quả là tập chạy xuất phát, các môn
bóng và các trò chơi vận động…
Tần số động tác trong vận động có chu kỳ (chạy, bơi,…) phụ thuộc
nhiều không chỉ vào đặc tính hệ thống thần kinh mà còn cả trạng thái của các
cơ quan tham gia vận động đó. Do khả năng co duỗi của cơ trong lứa tuổi này
còn tiếp tục phát triển, nên có thể nâng cao tần số động tác và tốc độ thực hiện
phần lớn những vận động khác nhau bằng các bài tập tốc độ chuyên môn.
* Sức mạnh:
Là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ. Sức mạnh
phụ thuộc vào: số đơn vị vận động tham gia vào quá trình căng cơ, chế độ co
cơ của các đơn vị vận động đó, chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co. Tố
chất sức mạnh bao gồm: sức mạnh tuyệt đối, sức mạnh tương đối, sức mạnh
tốc độ và sức mạnh bền.
Ở lứa tuổi THPT, cùng với sự phát triển của cơ thể, tiết diện sinh lí của
cơ tăng nhanh chóng, cơ tập trung hơn nên sức mạnh cơ ở giai đoạn này tăng
lên rõ rệt. Phát triển sức mạnh ở lứa tuổi này khá thuận lợi vì các cơ dễ biến
đổi, khả năng co duỗi và thả lỏng cơ cao. Cơ quan vận động có thể chịu đựng
được những lượng vận động tĩnh hoặc động khá lớn. Nếu được tập hệ thống,
có em đã có thể tập cử được những tạ nặng hơn trọng lượng bản thân. Do đó
trong tập luyện có thể dùng khối lượng tương đối lớn các bài tập về mang

trọng lượng có sức đối kháng của đồng đội hoặc khắc phục trọng lượng bản
thân. Tuy nhiên cần thận trọng, vừa sức và có khởi động tốt. Ngoài ra vẫn cần
những bài tập phát triển trọng lượng các cơ cho nở nang, tập với tốc độ và
nhịp điệu đều, nhất là với những học sinh có thể trạng kém phát triển, không
bình thường.

GV: Nguyễn Phú

Trang- 9


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

Ở tuổi này các chức năng vận động ở nam và nữ khác nhau, do đó phải
có sự phân biệt đúng về mức độ vận động. Đồng thời trong khi rèn luyện sức
mạnh cần lưu ý dạy cách thở hợp lý trong lúc gắng sức. Cần chọn những bài
tập chuyên môn để củng cố các cơ lưng, bụng và hông.
Quá trình cốt hoá xương sống chưa hoàn tất nên tránh tập với dụng cụ
có trọng lượng quá nặng và các hoạt động gây chấn động quá mạnh. Khi tập
sức mạnh cũng phải biết cách thả lỏng cơ bắp để dần dần có khả năng dùng
sức tập trung khi cần thiết. Tiết kiệm sức và chóng hồi phục.
* Sức bền:
Là khả năng của cơ thể khắc phục sự mệt mỏi trong hoạt động với thời
gian dài, cường độ nhất định và hiệu quả. Tố chất sức bền tốt là điều kiện để
nâng cao năng lực đề kháng mệt mỏi của cơ thể khiến cho khả năng thay đổi
tiết tấu của quá trình hưng phấn và ức chế của vỏ đại não nâng cao lên, chức
năng của hệ thần kinh thực vật được phát triển, năng lực dự trữ được nâng cao
tạo điều kiện để phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh,…

Có 2 loại sức bền là sức bền tĩnh (sức bền yếm khí) và sức bền động
(sức bền ưa khí):
- Sức bền yếm khí: Trong thời gian đầu của sự phát dục trưởng thành
của thiếu niên nhi đồng, quá trình oxy hoá của trạng thái tĩnh thịnh vượng hơn
với người trưởng thành, lượng tiêu thụ oxy lớn, hàm lượng Hemoglobin,
miogrobin tương đối ít, công năng tim, phổi tương đối ít. Do đó chất trao đổi
yếm khí tương đối thấp, khả năng chịu đựng dưỡng khí tương đối kém. Khả
năng vận động không cao, lượng vận động sức bền yếm khí chỉ đạt 40% của
người trưởng thành. Tới 15 tuổi mới có thể đạt 92% so với người trưởng
thành. Trong thời kỳ phát triển sức bền yếm khí nếu không được tập luyện,
tốc độ của nó sẽ giảm và về sau khó có thể nâng cao.
- Sức bền ưa khí: Trình độ sức bền ưa khí chủ yếu do mức độ trao đổi
chất ưa khí quyết định, trước 15 tuổi tốc độ phát triển tự nhiên sức bền ưa khí
GV: Nguyễn Phú

Trang- 10


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

chậm. Sau 15 tuổi mức độ phát triển sức bền yếm khí gần bằng người trưởng
thành (92%), khi đó mức độ phát triển sức bền ưa khí mới tăng nhanh. Sức
bền ưa khí với các em ở lứa tuổi nhỏ không phù hợp. Chỉ khi đến lứa tuổi
trung học phổ thông cơ thể phát triển tương đối hoàn thiện mới có thể tập
luyện phát triển sức bền ưa khí. Tuy nhiên cần phải tiến hành từng bước, tùy
đối tượng và phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi nhất là các em nữ. Từ 15
tuổi trở đi sức bền ưa khí phát triển nhanh, ở độ tuổi 16-17 là đạt mức cao
nhất ở từng người.

* Mềm dẻo:
Mềm dẻo là chỉ thực hiện động tác với biên độ lớn hoặc nhỏ. Nó do
năng lực cơ bắp, dây chằng cũng như cấu trúc của khớp quyết định. Ở lứa tuổi
học sinh trung học phổ thông, mềm dẻo trong các khớp giảm đi, mức phát
triển cao nhất của tố chất này có thể đạt đến ở tuổi 14-15 nhưng sau đó phải
tập luyện đều để duy trì nó, nếu không sẽ giảm sút nhanh.
Phát triển mềm dẻo bằng các bài tập kéo giãn, vươn duỗi, kéo dài tổ
chức cơ, dây chằng,… mở rộng phạm vi hoạt động của các khớp.
* Khả năng phối hợp vận động:
Đây là một năng lực mang tính tổng hợp. Là khả năng thực hiện và
hoàn thành những động tác một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm sức
của cơ thể, có quan hệ với mức độ phát triển của các tố chất vận động, tính
nhịp điệu, khả năng phản ứng, khả năng thăng bằng,…
Để nâng cao được khả năng phối hợp vận động này cần phải trải qua
một quá trình học tập và rèn luyện, vì tố chất này có mối liên hệ mật thiết với
hoạt động của xương khớp, dây chằng, sự điều khiển của hệ thần kinh với tố
chất sức mạnh và độ linh hoạt của các cơ bắp,…
1.5 Công tác GDTC trường THPT Trị An
- Tăng cường thể chất, sức khỏe cho học sinh

GV: Nguyễn Phú

Trang- 11


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

- Giúp học sinh nắm vững tri thức cơ bản và kỹ năng kỹ xảo của vận động thể

dục thể thao, tạo thói quen tự giác rèn luyện thân thể một cách khoa học.
- Truyền thụ tri thức vệ sinh cần thiết cho học sinh, bồi dưỡng thói quen vệ
sinh tốt, hướng dẫn học sinh phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ tăng cường sức
khỏe tâm sinh lý.
- Thông qua thể dục, tiến hành giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, tạo
nên phong cách đạo đức tốt đẹp, cao thượng.

GV: Nguyễn Phú

Trang- 12


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG 2:
MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP – ĐỐI TƯỢNG VÀ TỔ
CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là góp phần
nâng cao sức khỏe, phát triển tố chất thể lực, năng lực vận động, rèn luyện
tính tích cực xã hội và nhân cách cho thế hệ trẻ. Giáo dục thể chất góp phần
phát triển tố chất thể lực của học sinh nằm trong mục tiêu cơ bản của công tác
giáo dục thể chất đối với sự phát triển tố chất thể lực của học sinh.
Như vậy, mục đích chính của đối tượng nghiên cứu là xác định các bài
tập bổ trợ để nâng cao thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân của nam học
sinh khối 11 trường THPT Trị An.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ

sau đây:
2.2.1 Nhiệm vụ 1:
Đánh giá thực trạng công tác GDTC và giảng dạy môn nhảy xa tại
trường THPT Trị An.
Nhiệm vụ 2:
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập bổ trợ để nâng cao thành tích ở
môn nhảy xa kiểu ưỡn thân của nam học sinh khối 11 trường THPT
Nhiệm vụ 3:
Đánh giá hiệu quả các bài tập thể lực chuyên môn đã được lựa chọn vào
việc nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh nam khối 11
trường THPT Trị An
2.3 Các phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết được các nhiệm vụ đã đặt ra chúng tôi đưa ra các phương
pháp sau:
GV: Nguyễn Phú

Trang- 13


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

2.3.1 Phương pháp tham khảo tài liệu:
Đọc sách và phân tích tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài nghiên
cứu. Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu, hệ thống lại các kiến thức
có liên quan đến đề tài nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, xác định các
nhiệm vụ, lựa chọn các phương pháp và các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá kết
quả nghiên cứu trong khi thực hiện đề tài cũng như tìm chọn các bài tập bổ trợ
cho giai đoạn chạy đà giậm nhảy trong môn nhảy xa làm cơ sở cho việc phỏng

vấn và thực nghiệm.
2.3.2 Phương pháp phỏng vấn:
Phương pháp này nhằm tìm hiểu và xác định các bài tập được sử dụng
trong thực tiễn huấn luyện – giảng dạy nhảy xa: Tôi đã dùng phiếu điều tra
theo phương pháp phân loại mức độ tin cậy của từng bài tập để phỏng vấn các
huấn luyện viên, giáo viên là những người có kinh nghiệm trong công tác
huấn luyện, giảng dạy môn nhảy xa về các chỉ tiêu đánh giá và các bài tập bổ
trợ cho giai đoạn chạy đà giậm nhảy ở môn nhảy xa của nam học sinh khối 11
Trường Trung Học Phổ Thông .
2.3.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Nhằm kiểm tra xác định thực trạng thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân,
đồng thời đánh giá tính hợp lý của các bài tập được lựa chọn thông qua các số
liệu kiểm tra trước và sau thực nghiệm.
• Nhảy xa có đà
- Mục đích: Đánh giá thành tích ban đầu và sau thực nghiệm của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng.
- Quy trình thực hiện: Thực hiện lần lượt từng người, sau khi nghe gọi
tên thì nhanh chóng thực hiện chạy đà, giậm nhảy và rơi xuống đất
hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân, thành tích được xác định
ở điểm rơi gần ván giậm nhảy nhất.
- Cách tính điểm: Thực hiện ba lần tính thành tích lần nhảy tốt nhất.
GV: Nguyễn Phú

Trang- 14


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học


• Bật xa tại chỗ:
- Mục đích: Đánh giá sức mạnh bột phát của chân.
- Quy trình thực hiện: Người thực hiện đứng sau vạch giậm nhảy, hai
chân rộng bằng vai, hai tay để thả lỏng, hơi khuỵu gối đồng thời hai
tay vung lên cao xuống dưới ra sau để tạo đà bật nhảy về trước và
rơi xuống đất hằng hai chân.
- Cách tính điểm: Thành tích được tính Từ điểm rơi gần nhất (Gót
chân) tới vạch giậm nhảy. Mỗi học sinh thực hiện 3 lần tính thành
tích lần nhảy tốt nhất.
• Lò cò 30m:
- Mục đích: Đánh giá sức mạnh bột phát của chân giậm nhảy.
- Quy trình thực hiện: Thực hiện mỗi lần hai học sinh đứng tư thế
chuẩn bị xuất phát cao, khi nghe hiệu lệnh xuất phát thì thực hiện lò
cò bằng chân thuận hết cự ly 30m bấm giây tính thành tích.
- Cách tính điểm: Mỗi học sinh thực hiện 2 lần lấy thành tích tốt nhất.
Thành tích được tính từ khi xuất phát đến khi về đích.
• Bật cóc:
- Mục đích: Đánh giá sức mạnh bột phát của chân.
- Quy trình thực hiện: Thực hiện mỗi lần hai học sinh đứng tư thế
chuẩn bị ngồi xổm, hai chân kiễng gót, hai tay chống hông. Khi
nghe hiệu lệnh xuất phát thì thực hiện bật cóc về trước hết cự ly 30m
bấm giây tính thành tích.
- Cách tính điểm: Mỗi học sinh thực hiện 2 lần lấy thành tích tốt nhất.
Thành tích được tính từ khi xuất phát đến khi về đích.
• Chạy 30m tốc độ cao:
- Mục đích: Đánh giá sức mạnh bột phát của chân.

GV: Nguyễn Phú

Trang- 15



Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

- Quy trình thực hiện: Thực hiện mỗi lần một học sinh đứng tư thế
chuẩn bị xuất phát cao. Khi nghe hiệu lệnh xuất phát thì nhanh
chóng chạy về trước hết cự ly 30m bấm giây tính thành tích.
- Cách tính điểm: Mỗi học sinh thực hiện 2 lần lấy thành tích tốt nhất.
Thành tích được tính từ khi phất cờ đến khi về đích.
• Chạy 60m xuất phát cao:
- Mục đích: Đánh giá sức mạnh bột phát của chân.
- Quy trình thực hiện: Thực hiện mỗi lần một học sinh đứng tư thế
chuẩn bị xuất phát cao. Khi nghe hiệu lệnh xuất phát thì nhanh
chóng chạy về trước hết cự ly 60m bấm giây tính thành tích.
- Cách tính điểm: Mỗi học sinh thực hiện 2 lần lấy thành tích tốt nhất.
Thành tích được tính từ khi xuất phát đến khi về đích.
• Nhảy dây nhanh 10 giây:
- Mục đích: Đánh giá sức mạnh bột phát của chân.
- Quy trình thực hiện: Thực hiện mỗi lần một học sinh đứng tư thế
chuẩn bị. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu nhanh chóng nhảy dây nhanh
bấm 10 giây tính số lần nhảy.
- Cách tính điểm: Mỗi học sinh thực hiện 2 lần lấy số lần nhảy cao
nhất. Thành tích được tính từ khi có hiệu lệnh nhảy đến khi hết thời
gian.
• Bật cao ôm gối 10 giây:
- Mục đích: Đánh giá sức mạnh bột phát của chân.
- Quy trình thực hiện: Thực hiện mỗi lần một học sinh đứng tư thế
chuẩn bị. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu thì nhanh chóng bật nhảy cao

ôm gối bấm 10 giây tính số lần nhảy.
- Cách tính điểm: Mỗi học sinh thực hiện 2 lần lấy số lần thực hiện
nhảy cao nhất. Thành tích được tính từ khi có hiệu lệnh nhảy đến khi
hết thời gian.
GV: Nguyễn Phú

Trang- 16


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

• Nâng cao đùi 20m:
- Mục đích: Đánh giá sức mạnh của chân.
- Quy trình thực hiện: Thực hiện mỗi lần hai học sinh đứng tư thế
chuẩn bị xuất phát cao, khi nghe hiệu lệnh xuất phát thì thực hiện
chạy nâng cao đùi hết cự ly 20m bấm giây tính thành tích.
- Cách tính điểm: Mỗi học sinh thực hiện 2 lần lấy thành tích tốt nhất.
Thành tích được tính từ khi xuất phát đến khi về đích.
2.3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Phương pháp này nhằm mục đích đưa các bài tập mới vào thực tiễn,
qua thực nghiệm góp phần làm sáng tỏ những yếu tố tác động trực tiếp (yếu tố
thực nghiệm) tới kết quả tập luyện của đối tượng nghiên cứu.
Để kiểm nghiệm trong thực tiễn các bài tập phát triển sức mạnh ở môn
nhảy xa cho đối tượng nam học sinh chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên hai
nhóm đối tượng theo qui ước sau:
Nhóm thực nghiệm A: Gồm 40 em được chọn ngẫu nhiên, học nhảy xa
theo các bài tập do chúng tôi biên soạn. Thời gian tập luyện mỗi tuần 1
buổi, mỗi buổi 2 tiết.

Nhóm đối chứng B: Gồm 40 em được chọn ngẫu nhiên, các em học theo
chương trình của nhà trường; thời gian tập luyện mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi
2 tiết.
Trước thực nghiệm hai nhóm đều được kiểm tra để xác định trình độ
ban đầu. Sau 12 tuần học tập chúng tôi tiến hành khảo sát các chỉ tiêu trên để
tìm hiểu mức độ phát triển sức mạnh và thành tích nhảy xa ở hai nhóm đối
tượng nghiên cứu nhằm xác định tác dụng của các bài tập bổ trợ cho giai đoạn
chạy đà giậm nhảy nhằm nâng cao thành tích ở môn nhảy xa.
2.3.5 Phương pháp thống kê:
Phương pháp này dùng để xử lý các số liệu thu được theo các công thức
toán học thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
GV: Nguyễn Phú

Trang- 17


Trường THPT Trị An

2.3.5.1

Đề tài nghiên cứu khoa học

Số trung bình cộng:

Trung bình cộng là tỷ số giữa tổng lượng trị số các cá thể với tổng số
các cá thể của đối tượng quan sát, được tính theo công thức:
n

X =


∑ xi
i =1

Trong đó:



n

- là ký hiệu tổng.

X - là giá trị trung bình
X i - là giá trị quan sát thứ i

n - là tổng cá thể được quan sát
2.3.5.2

Độ lệch chuẩn:

Độ lệch chuẩn nói lên mức độ phân tán hay tập trung của các trị số X i
xung quanh giá trị trung bình, được tính theo công thức: (khi n = 40).
n

δx =

∑ ( X1 − X )

2

i =1


Với n = 40

n

Trong đó:
δx - là độ lệch chuẩn

n – là tổng cá thể
X i - là trị số của từng cá thể
X - là giá trị trung bình các tập hợp mẫu là chỉ số dùng

GV: Nguyễn Phú

Trang- 18


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

2.3.5.3 Tính T – stusdent:
Trung bình quan sát hai mẫu độc lập (n = 40)
Với n = 40

|XA−XB |

T=

δ 2A δ 2B

+
nA
nB

Trong đó: X A - là giá trị trung bình của tập hợp mẫu thực nghiệm
X B - là giá trị trung bình của tập hợp mẫu đối chứng

2.3.5.4 Hệ số biến thiên:
Hệ số biến thiên là tỉ lệ phần trăm giữa độ lệch chuẩn và trung bình
cộng, được tính theo công thức:

Cv =

δx
X

×100%

Trong đó: Cv - là hệ số biến thiên
δ x - là độ lệch chuẩn

2.3.5.5 Sai số tương đối của giá trị trung bình: Là tham số phản ánh
tính đại diện của giá trị trung bình mẫu.

ε=

t 05 * δ X
X

Trong đó: X - là giá trị trung bình của tập hợp mẫu

t05 - là giá trị giới hạn chỉ số t-Student ứng với xác

GV: Nguyễn Phú

Trang- 19


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

xuất p=0.05
2.3.5.6 Nhịp độ tăng trưởng (w): Nhịp độ tăng trưởng của các chỉ
tiêu được tính theo công thức S.Brody

W% =

Trong đó:

(X 2 − X 1)
*100%
0.5( X 1 + X 2 )

X

1

: mức ban đầu của chỉ tiêu quan sát

X


2

: mức lần sau của chỉ tiêu quan sát

W% : nhịp độ tăng trưởng (%)
2.4 Tổ chức nghiên cứu:
2.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Sau khi xác định được nhiệm vụ nghiên cứu, căn cứ vào thời gian và
chương trình học tập của khối 11 trường THPT. Tôi chọn đối tượng học sinh
nam ở khối 11 trường THPT Trị An với số lượng nghiên cứu là 80 em học
sinh chia làm hai nhóm:
Nhóm thực nghiệm A: Gồm 40 em.
Nhóm đối chứng B : Gồm 40 em.
2.4.2 Địa điểm nghiên cứu:
Trường THPT Trị An
2.4.3 Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 09 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012
Giai đoạn 1: Từ tháng 09 đến tháng 09 năm 2012 lựa chọn đề tài đọc và phân
tích tài liệu, xây dựng đề cương.

GV: Nguyễn Phú

Trang- 20


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học


Giai đoạn 2: Từ tháng 09 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012 tìm hiểu thành
tích về nội dung nhảy xa ưỡn thân của học sinh trong giờ học thể dục. Đánh
giá thành tích học sinh ở môn nhảy xa ưỡn thân của khối 11, qua đó đưa ra
một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích nhảy xa ưỡn thân
của học sinh khối 11.
Giai đoạn 3: Tháng 11 năm 2012 viết và hoàn chỉnh đề tài.
2.4.4 Trang thiết bị:
Đường chạy, hố nhảy xa, dây nhảy, đồng hồ bấm giây, vôi bột để kẻ đường
chạy, sân bãi sạch sẽ…

GV: Nguyễn Phú

Trang- 21


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Nhiệm vụ 1: Lựa chọn và áp dụng một số bài tập thể lực chuyên môn
nhằm nâng cao thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân của nam học sinh
khối 11 trường THPT. Nghiên cứu thực trạng sử dụng các bài tập thể lực
chuyên môn nhằm nâng cao thành tích ở môn nhảy xa kiểu ưỡn thân của
nam học sinh khối 11 trường THPT.
Để có cơ sở cho việc xác định các bài tập cụ thể nhằm mục đích nâng
cao thành tích nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh nam khối 11 trường THPT
Trị An bằng phương pháp đọc, tham khảo tài liệu cũng như qua thực tế giảng
dạy; đặc biệt là qua các tài liệu của các nhà nghiên cứu khoa học, qua tham

khảo ý kiến của các huấn luyện viên – giáo viên thể dục có kinh nghiệm trong
công tác huấn luyện và giảng dạy môn nhảy xa, chúng tôi đã xác định được
hai tố chất thể lực đó là: Sức mạnh tốc độ dùng cho giai đoạn chạy đà và sức
mạnh bột phát dùng cho giai đoạn giậm nhảy, hai tố chất thể lực này có ảnh
hưởng rất lớn đến việc nâng cao thành tích nhảy xa.
Để xác định một cách khách quan, chúng tôi dùng phiếu phỏng vấn để
lấy ý kiến của các huấn luyện viên – giáo viên thể dục ở các trường THPT
những người có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện và giảng dạy môn
nhảy xa để xem xét đánh giá mức độ quan trọng của hai tố chất thể lực trên.
- Thực trạng vấn đề phỏng vấn.
Phỏng vấn chủ yếu tập trung vào hai vấn đề sau:
+ Vai trò của các tố chất với việc phát triển thành tích nhảy xa.
+ Từ cơ sở các tố chất, tiến tới xác định các bài tập thể lực thường được
sử dụng trong phát triển thành tích ở môn nhảy xa.
Các chỉ tiêu được đưa ra trong phiếu phỏng vấn là kết quả của việc nghiên
cứu các tài liệu liên quan và sự quan sát sư phạm các buổi tập của học sinh,
vận động viên dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo đứng lớp.
GV: Nguyễn Phú

Trang- 22


Trường THPT Trị An

Đề tài nghiên cứu khoa học

Phỏng vấn tiến hành một lần đối với 25 huấn luyện viên – giáo viên thể
dục ở các Trường phổ thông. Để đánh giá độ tin cậy của các bài tập thể lực để
nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân. Chúng tôi xác định được một
số bài tập sau:

1

Chạy 30m xuất phát cao.

2

Chạy 30m tốc độ cao

3

Chạy 40m xuất phát cao

4

Chạy 60m xuất phát cao

5

Chạy nâng cao đùi 20 m

6

Bật xa tại chỗ

7

Bật cao tại chỗ

8


Bật cóc 30 m

9

Lò cò 30 m tiếp sức

10

Bật cao ôm gối 10 giây

11

Nhảy xa toàn đà

12

Nhảy dây nhanh 10 giây

13

Lò cò 30 m

14

Chạy 30m xuất phát thấp

15

Tại chỗ nâng cao đùi 30 giây


16

Tại chỗ nâng cao đùi 10 giây.

Song, để xác định được các bài tập này có độ tin cậy và có giá trị sử
dụng khả thi trong thực tiễn hay không chúng tôi soạn thảo thành phiếu tiến
hành phỏng vấn các huấn luyện viên – giáo viên thể dục ở các Trường THPT
có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện, giảng dạy môn nhảy xa để đánh
giá, xác định độ tin cậy của các bài tập đã đưa ra.
Chúng tôi đưa ra hai mức để phỏng vấn:
Sử dụng: Đánh dấu “x ”
GV: Nguyễn Phú

Trang- 23


×