Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đề cương ôn tập môn lịch sử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.84 KB, 32 trang )

Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Việt Nam
Câu 1: Trình bày khái niệm bầy người nguyên thuỷ, thị tộc, bộ lạc?
Trả lời:
• Bầy người nguyên thuỷ:
Trong quan hệ xh, người tối cổ sống thành từng bầy có quan hệ ruột thịt
với nhau nhưng chưa quy định xh thì gọi là bầy người nguyên thuỷ
( khoảng từ 2-3 thế hệ, 10-15 người).
Dẫn chứng xuất hiện ở VN: di tích sơ kỳ đã cũ như răng tại hang Thẩm
Khuyên, Thẩm Hai, công cụ lao động ở núi ĐỌ(T.Hoá), xuân Lộc ( Đồng
Nai), Lộc Ninh ( bình Phước)
• Thị tộc: là hình thức cộng đồng xh đầu tiên trong xã hội loài người,
bao gồm tập hợp 1 số người cùng chung huyết thống và có ràng buộc
về kinh tế (QHSX). Các QHSX ở đây bao gồm sở hữu công cộng về
các tư liệu sản xuất ( đất đai, sông ngòi, công cụ sản xuất…), các
thành viên trong thị tộc cùng lao động chung, sử dụng các công cụ lao
động chung và hưởng thụ sản phẩm làm ra như nhau.
Dẫn chứng xuất hiện ở VN: từ Hậu kỳ đá cũ đến hậu kì đá mới thể hiện
qua các nền văn hoá Sơn Vi ( Lâm Thao- Phú Thọ), Hoà Bình- Bắc Sơn,
Đa Bút, Quỳnh Văn, Bàu Tró, Hạ Long.
Ví dụ ở Hoà Bình đã tìm thấy những hiện vật là phấn hoa, bàn, chày
nghiền hạt và tách vỏ.
• Bộ lạc: Là hình thái tộc người ở thời đại nguyên thuỷ, bao gồm 1 số
thị tộc thân thuộc có chung 1 tên gọi, có địa bàn cư trú riêng.
Câu 2:Những điều kiện ra đời của Nhà nước Văn Lang? ( cư dân
Đông Sơn)
Trả lời:
- Sự phân chia giai cấp.
Những tiến bộ về công cụ lao động đã làm tăng đáng kể năng suất lao


động. Từ công cụ bằng đá phát triển lên công cụ bằng đồng.Cụ thể:
Nền văn hoá Phùng Nguyên (4000), thời sơ kỳ đồng thau, công cụ hầu
hết bằng đá, phát hiện 1 ít xỉ đồng, cục đồng nhỏ.
Nền vh ĐỒng đậu ( 3500-3000) thời kỳ đồng thau, công cụ đồ đá giảm,
loại hình công cụ bằng sắt đa dạng, tìm thấy nhiều nồi nấu và khuôn đúc
đồng.
Nền vh Gò Mun (3000-2700), hậu kỳ đồng thau, công cụ và vũ khí bằng
đồng chiếm 50%.
Nền vh Đông Sơn (2820-120), công cụ đá chiếm số lượng nhỏ, công cụ
đồng chiếm đa số, xuất hiện công cụ bằng sắt.

1


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

Nền kinh tế có những chuyển biến mạnh mẽ, lấy nông nghiệp làm nền kt
chủ đạo, sản xuất theo 2 phương pháp: đao canh thuỷ nậu và đao canh
hoả chủng.
Những chuyển biến về kinh tế đã kéo theo những chuyển biến về xã hội,
sự khác nhau về các đồ tuỳ táng trong các ngôi mộ được khai quật thể
hiện sự phân hoá giàu nghèo,mặc dù chưa sâu sắc. Từ đó, có sự phân hoá
về giai cấp.
• Nhu cầu trị thuỷ: sx nông nghiệp là sx kt chủ đạo, đòi hỏi 1 người có
kinh nghiệm,lao động thống nhất trong vấn đề thuỷ lợi. Người ấy lâu
dần trở thành người uy tín, trở thành nhà vua.
• Nhu cầu chống giặc ngoại xâm: Các bộ lạc thời kỳ này xâm lấn lãnh
thổ của nhau, bởi vậy yêu cầu đặt ra là phải liên kết, thống nhất lực
lượng giữa các bộ lạc để bảo vệ cộng đồng. Yêu cầu đó đã góp phần

thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết thống nhất cư dân giữa các bộ lạc.
 Điều kiện quan trọng nhất là sự phân hoá giai cấp.Theo Mác, “nhà
nước là công cụ thống trị của tầng lớp thống trị đối với tầng lớp bị trị.”
Câu 3: Nêu khái quát những chính sách đô hộ của các vương triều
phong kiến phương bắc đối với nhân dân Âu Lạc, những chuyển biến
về kt, vh, xh của Âu lạc thời kì Bắc thuộc?
Trả lời:
• Chính sách đô hộ của các vương triều phong kiến phương Bắc đối với
nhân dân Âu Lạc:
- Tổ chức cai trị: Biến nước ta thành quận, huyện của TQ, bộ máy hành
chính dần quản lý tới tận làng, xã cổ truyền của người Việt. ( 3 quận
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam).
Tổ chức bộ máy hành chính ( thời Hán, trước thời Đường)
Quận( quan thái thú, quan sứ)  Bộ lạc làng xã Kẻ.
Dưới triều nhà Đường:
Triều đình An Nam đô hộ phủ ( Thái thú)  Châu Thứ sử  Huyện
( huyện lệnh) Hương ( hương trưởng)  xã ( xã trưởng)
- Chính sách bóc lột:
+ Cống phẩm nặng nề
+ cướp ruộng đất, thi hành chính sách đồn điền
+ Thuế khoá nặng nề: tô (đất), dung( đầu người), điệu ( thủ công
nghiệp quy ra vải vóc).
+ độc quyền về muối và sắt
+ Bắt thanh niên trai tráng đi phu, đi lính.
+ quan lại ở Giao Châu bóc lột người dân để làm giàu.
- Chính sách đồng hoá dân tộc ( văn hoá):
+ Phá huỷ các thành tựu văn hoá của người Việt

2



Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

+Sửa đổi phong tục Việt, ép dân ta theo phong tục của người Hán
+Tuyên truyền văn hoá Hán: chữ Hán, đạo Nho ( Sĩ Nhiếp).
● Những chuyển biến của xh VN:
- Chuyển biến về kinh tế:
+ Nông nghiệp: Xuất hiện nhiều hình thức sở hữu ruộng đất mới ( trang
trại, đồn điền).
Dùng phân bón hữu cơ
Cày, cấy 2 mùa rõ rệt (vụ mùa và vụ chiêm )
Sử dụng nông cụ bằng sắt nhiều hơn
Tiếp thu kỹ thuật mới: chiết, ghép cành,…
Nuôi các loài thiên địch
Xuất hiện những cây trồng mới như ngô, chanh, hoa nhài,…
+ Thủ công nghiệp: Duy trì các nghề truyền thống: Mộc, đúc đồng,
dệt,gốm
Tiếp thu nhiều kỹ thuật mới: tráng men gốm, bật bông
Tiếp thu từ TQ nhiều ngành nghề thủ công mới: chạm bạc, nuôi trai lấy
ngọc, làm giấy, thuộc da,nấu rượu, in, nấu thuỷ tinh, khai thác vàng bạc.
+ Thương Nghiệp: mở rộng và phát triển.
- chuyển biến về xã hội
Phân hoá giai cấp sâu sắc:
XH Âu Lạc: Quý tộc người việt ( Lạc hầu, lạc tướng, bồ chính) Cư dân
ÂU lạc.
Xh ÂU lạc thời bắc thuộc: Tầng lớp thống trị ( tầng lớp thống trị ngoại
tộc, tầng lớp trên của xh người Việt) Tầng lớp bị trị (dân lđ).
- chuyển biến về văn hoá: xuất hiện mô hình văn hoá Việt- Hán.
+ Hệ tư tưởng và tôn giáo:

Nho giáo, đạo giáo, Phật giáo thay đổi hoàn toàn về hệ tư tưởng, tác
động sâu sắc đến đời sống,phong tục tập quán của con người.
+ Ngôn ngữ: chữ hán và ngôn ngữ hán, hình thành nhiều từ ngữ HánViệt.
+ Đời sống: phong tục, tập quán, lễ nghi thay đổi.
Tuy nhiên, có nhiều phong tục vẫn đc duy trì: ăn trầu, nhuộm răng,…
Câu 4: Đặc điểm chính trị của triều Lí- Trần- Lê sơ?
Trả lời:
● Bộ máy nhà nước:
- Thời Lí (1009- 1225): Vua Quan đại thần( quan văn, quan võ). Nhà
nước chia làm 24 lộ, phủ huyện, châu giáp hương, xã.
Tuyển chọn quan lại “ nhiệm tử”,”tuyển cử”, “khoa cử”.
Chế độ chính trị quân chủ quý tộc phật giáo.

3


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

- Thời Trần (1226- 1400) : Chế độ quân chủ quý tộc điển hình, chuyên
chính dân chủ dòng họ, chế độ 2 vua : ng có vai trò quan trọng khác
vua là Thái Thượng Hoàng, kết hôn đồng tộc.
Vua ( Thái Thượng Hoàng) Đại Tổng quản, tể tướng, đại hành khiển.
12 lộ,phủ  huyện, châu giáp hương, xã.
- Triều Lê sơ (1427- 1527): Dưới vua là các bộ ( bộ lại, lễ. hộ, hình, binh,
công); hàn lâm viện, quốc sử viện, ngự sử đài.
13 đạo thừa tuyên Tam ty ( đô ty, thừa ty, hiến ty) phủ châu,
huyện xã.
● quân đội:
- Triều Lí: chia làm 2 bộ phận quân địa phương ( sương quân, lộ quân)

và cấm quân
Thực hiện chính sách ngụ binh ư nông.
- Triều Trần: ko độc quyền về quân đội, chia làm 3 bộ phận:
Quân địa phương( 2 vạn), cấm quân ( 8 vạn), quân của vương hầu, quý
tộc ( 20 vạn).
Chính sách quân đội là ngụ binh ư nông, các tướng lĩnh do tôn thất là
Trần nắm giữ.
- Triều lê sơ: vua nắm quyền tối cao, độc quyền về tổ chức quân đội, tổ
chức quân đội theo hướng chính quy.
● Luật pháp:
- Triều lí: năm 1042, ra bộ luật thành văn đầu tiên- luật “ hình thư”.
=> quyền lực của vua ngày càng tập quyền, quân chủ chuyên chế.
-Triều Trần: năm 1230, “quốc triều thông chế”.
-Triều Lê sơ: năm 1483 ban hành quốc triều hình luật ( hồng đức) gồm
13 chương, 722 điều.
 luật hoàn chỉnh nhất trong các triều đại pk VN.
● các chính sách ngoại giao, đối ngoại:
- Triều lí: + đv các dân tộc thiểu số: gả con gái, công chúa cho các tù
trưởng dân tộc thiểu số, biến họ thành phiên dậu chính sách ưu Việt.
+Đv TQ: mềm dẻo trên cơ sở độc lập dân tộc
+đv Chăm pa: 2 lần tiến đánh Chăm pa( 1044 và 1069), sát nhập địa lý,
ma linh, bồ chính vào lãnh thổ.
- Triều Trần: + đv các dân tộc thiểu số: cho quần thần cùng nắm giữ, điều
hành ở vùng miền núi.
+ đv TQ: Triều cống
+đv Chăm pa: mềm dẻo trên cơ sở đoàn kết, giữ vững độc lập cho 2
nước. Gả con gái ( công chúa Huyền Trân ) cho vua Trần  Vua Chăm
pa cắt lãnh thổ cho vua Trần.

4



Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

Câu 5: Nêu hoàn cảnh, diễn biến và kết quả, ý nghĩa của các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm thế kỷ X- XV?
Trả lời:
1. kháng chiến chống Tống thời Lý:
2.
Câu 6: Bối cảnh sự chia cắt Nam- Bắc triều và Đàng trong- đàng ngoài
ở VN thế kỉ XVI?
Trả lời:
● Nam triều và Bắc triều:
- Đầu thế kỉ XVI, xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, sự bùng nổ của các
cuộc khởi nghĩa, khủng hoảng nặng nề về chính trị đã làm cho nhà Lê
suy sụp.
- Sau khi vua Lê hiến Tông mất, vua Lê Uy Mục, Lê tương dực ko còn
quan tâm đến triều chính, chỉ lo ăn chơi sa đoạ. Quan lại, địa chủ thì
sách nhiễu nhân dân, nhân dân nhiều nơi đã nổi dậy đấu tranh. Trong
đó có thế lực của QUốc công thái Phó Mạc Đăng Dung ( cháu 7 đời
của Mạc Đĩnh chi, ko được đi học, làm quan sau kì thi võ). Sau khi
dẹp yên các thế lực khác, nhận thấy sự suy sụp của dòng họ Lê, năm
1527, M.Đ.D bắt vua Lê phải nhường ngôi và lập ra triều nhà Mạc.
 Vương triều phong kiến nguỵ triều, không thuận với lòng dân.
- Trong những năm đầu, nhà Mạc vẫn sử dụng mô hình nhà Lê, tổ chức
thi cử đều đặn, giải quyết vấn đề ruộng đất để ổn định đất nước. Càng
về sau, triều đình nhà Mạc càng suy thoái dần.
- Thời gian này, nhà Mạc chịu nhiều sức ép từ 2 phía : Phía Nam,1 số
cựu thần nhà Lê tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc. Phía bắc, quân

minh tiến xuống phao tin xâm chiếm nước ta. Nhà mạc lúng túng,
dâng sổ sách cho quân minh và chịu thần phụclàm mất lòng tin của
nhân dân.
- Không chấp nhận chính quyền của nhà Mạc, 1 số quan lại cũ của Nhà
Lê đứng đầu là Nguyễn kim đã họp quân nêu danh nghĩa “phù lê diệt
Mạc” nổi dậy ở Thanh Hoá. Năm 1532, Nguyễn Kim từ Lào vè đưa
Lê Duy Ninh lên ngôi, khôi phục lại nhà Lê (Lịch sử gọi là Lê Trung
Hưng), kéo dài từ Thanh Hoá đến miền nam, gọi là Nam Triều. Phía
bắc là bắc triều do nhà Mạc đứng đầu.
- Chiến tranh nam- bắc triều : giai đoạn 1( 1545-1569) Nam triều đánh
bắc triều. giai đoạn 2 ( 1570-1583) nhà Mạc 13 lần đánh nam triều.
giai đoạn 3 (1583-1592) nam triều đánh nhà Mạc, nhà mạc bị lật đổ,
vua Lê và nhà trịnh ra thăng long lập nên chính quyền vua lê chúa
trịnh.
● Đàng trong, đàng ngoài:

5


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

- Mâu thuãn vương triều Lê Trung Hưng từ khi Nguyễn Kim chết (bị
hàn tướng nhà mạc đầu độc), binh quyền giao cho con rể là Trịnh
Kiểm, các con của Nguyễn Kim là Ng Uông, N.Hoàng không phục.
Trịnh Kiểm tìm cách giết hại các con N. Kim. ( N.Uông bị đầu độc, N.
Hoàng giả vờ điên).
- 1558 N. Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hoá ( QUảng Bình, quảng trị,
Huế).
- 1570: N. Hoàng đc giao trấn thủ đất Quảng Nam ( Quảng Nam,

Quảng Ngãi, Đà Nẵng)
- 1592: N. Hoàng giúp vua Lê dẹp tàn dư nhà Mạc.
- 1600: N. Hoàng bí mật vào Thuận Hoá, lập ra chính quyền chúa
Nguyễn ở đàng trong.
• Nội chiến Trinh- Nguyễn:
Chúa Nguyễn ko chịu nộp thuế, c trịnh mang quân đánh, lấy sông gianh
(quảng bình) làm giới tuyến. Sau 7 lần đánh nhau ko phân thắng bại, lập
ra cục diện chính trị đàng trong- đàng ngoài. Thăng Long là trung tâm
Đàng Ngoài, Phú Xuân ( Huế/0 là trung tâm đàng trong.
Câu 7: hoàn cảnh, diễn biến, thành quả của phong trào nông dân
Tây Sơn?
Trả lời:
• Hoàn cảnh: Vào giữa thế kỉ XVIII, chế độ pk Đàng Ngoài khủng
hoảng sâu sắc, pt nông dân bùng lên rầm rộ, kéo dài hơn 10 năm và bị
đàn áp. Cùng th gian này, ở Đàng trong chúa nguyễn tự xưng vương,
thành lập triều đình riêng, đất nước bị chia thành 2 miềnchính
quyền mới bị suy thoái, nhân dân cực khổ.
• Diễn biến:
- Năm 1771, cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn ( Bình
Định) do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
- Lập ẤP Tây Sơn ở Gia Lai.
- 4 giai đoạn:
+ 1771- 1775: Pt nông dân Tây Nguyên và Nam Trung bộ, mở rộng pt
Tây Sơn thượng đạo—tây Sơn Hạ Đạo.
Năm 1771, nhân bị tên trưng Đằng ức hiếp, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ,
Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn, giương cao khẩu hiệu :
“Đánh đổ thần Trương Phúc Loan, ủng hộ tôn Phúc Dương” và “lấy của
nhà giàu chia cho nhà nghèo”. Nhờ sách lược khôn khéo, nghĩa quân đã
thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Thuận Quảng đang
trong tình trạng đói kém nên cuộc khởi nghĩa có điều kiện thu được thắng

lợi một cách nhanh chóng.

6


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

+(1776-1782) Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng trong.
Năm 1772, nghĩa quân Tây Sơn mở rộng căn cứ xuống vùng đồng bằng,
thanh thế lan rộng nhanh chóng. Đến giữa năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn
lên tới hàng vạn người, nghĩa quân bắt đầu tiến đánh thành Quy Nhơn và
giành thắng lợi lớn. Cuối năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát một
vùng rộng lớn kéo dài từ phía nam Quảng Ngãi đến Khánh Hòa. Đến năm
1776, quân Tây Sơn do Nguyễn Lữ làm tiết chế đánh chiếm được thành Gia
Định (Sài Gòn). Nhưng sau khi nghĩa quân rút về Quy Nhơn, quân Nguyễn
chiếm lại Gia Định.
Tháng 3 năm 1776, Nguyễn Nhạc tự xưng Vương (Tây sơn Vương), phong
Huệ làm Phụ chính, Lữ làm Thiếu phó
Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ tiến đánh
quân Nguyễn tại Gia Định lần thứ hai. Quân Nguyễn bị đánh bại hoàn toàn,
chúa Nguyễn là Thái thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân chính
Vương Nguyễn Phúc Dương bị bắt và bị giết. Kể từ đây, nền thống trị của
chúa Nguyễn ở Đường trong bị sụp đổ hoàn toàn.
+1785: Đánh thắng liên quân Xiêm- Nguyễn.
Từ năm 1776 đến 1783, quân Tây sơn liên tục mở các cuộc tấn công vào
vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lương
cát cứ của chúa Nguyễn. Nguyễn Ánh chạy sang cầu cứu vua Xiêm. Lợi
dụng cơ hội này, vua Xiêm tổ chức các đạo quân thuỷ – bộ gồm 5 vạn quân
đánh chiếm Gia Định, trong đó đạo quân chủ lực gồm 2 vạn và 300 chiến

thuyền do tàn quân Nguyễn dẫn đường tiến đến đóng tại Trà Tân (bờ bắc
sông
Tiền).
Đầu 1/1785, Nguyễn Huệ từ Qui Nhơn vượt biển vào Gia Định và đóng đại
bản doanh tại Mĩ Tho. Nguyễn Huệ chủ trương nhử địch ra khỏi căn cứ, tổ
chức lực lượng mai phục ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài
Mút để tiêu diệt chúng. Trận đánh đã diễn ra ác liệt và kết thúc nhanh chóng
trong ngày 19/1/1785, đúng như dự tính của Nguyễn Huệ. Trên đà thắng lợi,
quân Tây sơng tấn công quét sạch quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, đập
tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực nam của nước ta.
Trong khi quân Tây sơn đánh đổ chính quyền Nguyễn và đánh tan hoàn
toàn 5 vạn quân Xiêm thì Đàng Ngoài ngày càng khó khăn. Mất mùa đói
kém liên tiếp xảy ra. Năm 1782, Trịnh Sâm chết, Trịnh Khải làm đảo chính,
quân sĩ nhân cơ hội đó gây nên “loạn kiêu binh”

7


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

21/7/1786, Nguyễn Huệ kéo đại quân vào Thăng Long. Chính quyền họ
Trịnh bị lật đổ. Nguyễn Huệ trao lại quyền hành cho vua Lê Hiển Tông và
được vua phong tước Uy quốc công,… Sau khi hoàn tất mọi việc, Nguyễn
Huệ rút quân về nam.
cuối 1787, Nguyễn Huệ cử Ngô Văn Sở và Vũ Văn Nhậm đem quân ra diệt
Chỉnh. trước sự tấn công của quân Tây sơn Nguyễn Hữu Chỉnh và Lê Chiêu
Thống rủ nhau chạy lên phía bắc, lên tới Yên Thế Hữu Chỉnh bị bắt và giết.
Lê Chiêu Thống trốn thoát sang Quảng Tây. Nhà Lê sụp đổ.
Sau 15 năm khởi nghĩa, đánh nam, dẹp bắc, quân Tây sơn ngày càng lớn

mạnh đã hoàn thành một sự nghiệp to lớn : đánh đổ 3 tập đoàn phong kiến
thống trị Nguyễn, Trịnh, Lê, làm chủ đất nước.
+1785-1789: chống quân xâm lược Mãn Thanh.
Thoát sang được Quảng Tây, vua tôi Lê Chiêu Thống vội đến cầu cứu tuần
phủ Quảng Châu là Tôn Vĩnh Thanh và viết thư cho Tôn Sĩ Nghị. cả hai mặc
dầu có ý sợ quân Tây Sơn “một phen ra tay đã đánh đổ được cả triều đình
300 năm”, vẫn tỏ thái độ sẵn sàng giúp vua Lê “phục tồn” để nhân đó “đặc
thú binh giữ lấy An Nam”, làm 1 việc mà được 2 công. Tôn Sĩ Nghị đã dâng
sớ lên vua Càn Long, vua Càn Long đã đồng ý hạ lịnh cho tất cả 29 vạn
người do Tôn sĩ Nghị làm tổng chỉ huy, chia làm 4 đạo tiến sang nước ta.
Tháng 11 năm 1788, quân Thanh ồ ạt tiến vào nước ta. Ngô Văn Sở họp các
tướng bàn cách đối phó.
Được sự dẫn đường và nội ứng của tàn quân Lê Chiêu Thống, ngày
17/12/1788, quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị kéo vào chiếm đóng Thăng Long.
Để phòng thủ Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho đạo quân của Sầm Nghi Đống
đóng ở Khương Thượng (Đống Đa – Hà Nội), đại quân của Ô Đại Kinh
đóng ở Tây Sơn, lập nhiều đồn luỹ ở Thanh Quyết, Ngọc Hồi…., còn mình
thì đóng tại bản doanh ở cung Tây Long (bờ sông Hồng thuộc Hà Nội)
Nhận được tin cấp báo, ngày 22/12/1788 (25/11 mậu thân) Nguyễn Huệ sai
người lập đànở phía nam núi Ngự Bình (Huế), tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng
đế lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức ra quân.
Sau khi nghiên cứu kĩ tình hình địch và nhận được tin về 2 đạo quân của đô
đốc Đông và đại đô đốc Bảo, Quang Trung đặt kế hoạch tác chiến và cho
quân chuẩn bị đầy đủ vũ khí và quân trang, quân dụng. ngày mồng 5 tết Kỉ
Dậu (30/1/1789) lúc trời còn chưa sáng, Quang Trung bất thần tiến nhanh về
Ngọc Hồi.

8



Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

Vào lúc canh tư sáng ngày mồng 5 tết, Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng, không còn
biết xử trí ra sao nữa, đành nhảy lên “ngựa chưa kịp đóng yên, người không
kịp mặc áo giáp”, vượt sông hồng lên mạn bắc. tàn quân của Tôn Sĩ Nghị
chạy đến Phượng Nhãn thì bị đạo quân của đô đốc Lộc đổ ra đánh giết, phải
chui
lủi
theo
đường
rừng
chạy
về
Bắc.
Trưa mồng 5 tết Kỉ Dậu, vua Quang Trung ngồi trên lưng vua, áo bào xạm
đen khói súng, đi đầu đại quân tiến vào Thăng Long giữa cảnh mừng vui
khôn xiết của nhân dân.
 NV dân tộc: chống giặc ngoại xâm: quân xiêm và quân Mãn Thanh,
thống nhất Đàng trong đàng ngoài.
NV dân chủ: đánh đổ 3 thế lực pk: chúa nguyễn vua lê chúa trịnh.
Câu 8: quá trình pháp xâm lược Việt Nam 1858- 1884?
Trả lời:
• Tình hình VN trước khi bị Pháp xâm lược:
- chế độ phong kiến Vn bị khủng hoảng nặng nề.
+ nhiều cuộc khai khẩn đất hoang đc tổ chức song đất khai hoang lại rơi vào
tay địa chủ, cường hào.Dân lưu tán trở nên phổ biến, đê điều không được
chăm sócđói kém,mất mùa.
+ Công thương nghiệp bị đình đốn, xu hướng độc quyenf công thương ngiệp
đã hạn chế sự phát triển của sx và thương mại. Chính sách bế quan toả cảng

của nhà Nguyễn đã cô lập đất nước với thế giới bên ngoài.
+Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoaijsai lầm, vụ “ cấm đạo”, đuổi “giáo
sĩ” phương Tây đã gây ra mâu thuẫn rạn nứt…
Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra chống triều đình: Phan Bá Vành ( Nam địnhthái bình) năm 1821, nông dân Nông Văn Vân ( Tuyên quang, cao Bằng ) từ
1833- 1835)…
● Quá trình xâm lược của Pháp:
- Ng p. Tây đầu tiên là lái buôn TBN, BĐN đã biết đến VN từ tk XVI.
Đến thế kỉ XVII người Anh đã định chiếm đảo Côn Lôn nhưng ko
thành.
- Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng
việc truyền đạo thiên chúa để c,bị tiến hành xâm lược.
- Cuối tk XVIII, phong trào Tây Sơn nổ ra, Nguyễn Ánh đã cầu cứu các
thế lực nước ngoài để khôi phục lại quyền lực. Giám mục Bá Đa Lộc
đã nắm được thời cơ đó, tạo đk để tư bản Pháp can thiệp vào VN.
- 28/11/1787 Nguyễn Ánh kí với Pháp hiệp ước Véc xai.

9


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

- Lấy lí do bảo vệ giáo sĩ và người dân Pháp, ngày 1/9/1858, Pháp nổ
súng xâm lược Bán đảo Sơn Trà,Đà Nẵng, đến 2/2/1859 chiếm được
đồ An Hải và Điện Hải.
- 17/2/1859- 1862, Đánh 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ
+17/2/1859: tấn công Gia Định.
+24/2/1861: tấn công Chí Hoà- Đại Đồn.
+25/2/1861: Pháp chiếm đại đồn, rút về cố thủ.
- 23/3/1862 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ.

- 20/4/1867 – 24/4/1867 : đánh 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ.
+ 20/4/1867: Tấn công thành Vĩnh Long.
+ 20 24/04/1867 : Pháp chiếm Vĩnh Long An Giang và Hà Tiên, chiếm
trọn 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ.
- 20/11/1873 : Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần 1
+5/11/1873: tàu chiến của Pháp đến HN.
+ 16/11/187: sau khi có thêm viện binh, Giác- ni-ê tuyên bố mở cửa Sông
Hồng.
19/11: hắn gửi tối hậu thư đòi Nguyễn Tri Phương giải tán quân đội, nộp
khí giới.
20/11: Pháp nổ súng đánh thành HN và chiếm các tỉnh khác ở Bắc kỳ
những ngày sau đó.
- Sau khi bị nd ta chống đối quyết liệt và bị thua ở trận Cầu giấy
( Nguyễn Tri Phương) td Pháp đã thương lượng với triều đình và kí 1
hiệp ước mới( hiệp ước Giáp Tuất) vào năm 1874 tại Sài Gòn,theo đó,
nhà Nguyễn đã dâng toàn bộ Nam kỳ cho Pháp.
- 25/4/1882 : Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần 2.
+1882: Pháp lấy cớ nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874 nên đã kéo quân
ra Bắc.
3/4/1882: Quân Pháp do đại tá Ri Vi e chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên HN.
25/4 gửi tối hậu thư yêu cầu tống đốc Hoàng Diệu hạ lệnh hạ vũ khí, giao
thành trong 3 giờ chưa hết hạn chúng đã đổ bộ chiếm thành.
- 18/8/1883: Tấn công Huế.
- 20/8/1883: Pháp đổ bộ lên bờ, tối cùng ngày, làm chủ cửa biển Thuận
An.
Đến 25/8/1883: tr đình kí với Pháp hiệp ước Hác Măng.
- 6/6/1884: kí hiệp ước Pa tơ nốt
 Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam.
● Pháp đánh Đà Nẵng đầu tiên: Thuận lợi về cảng sâu, dễ dàng di
chuyển, lại là vùng kí hiệp ước Véc xai, gần với kinh thành Huế.

Đánh Gia Đinh,Nam kỳ: do ở miền Bắc đang có gió mùa đông Bắc, đi lại
khó khăn, vấn đề lương thực…

10


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

Đánh Bắc kỳ: theo đường sông Hồng do khu vực có nhiều khoáng sản,
âm mưu xâm lược toàn VN.
Đánh Kinh thành huế: Âm mưu xâm lược hoàn toàn Vn, chủ trương đánh
nhanh thắng nhanh.
Câu 9: Phong trào chống Pháp xâm lược 1858-1884?
Trả lời:
● Nguyên nhân:
Pháp tiến hành xâm lược nc ta trong 1 tgian dài,chia lực lượng đánh chiếm
nhiều nơi,nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra.
● Các cuộc kháng chiến:
1. K/c ở Đà Nẵng:
- Khi Pháp xâm lược, nd Đà Nẵng đã đứng lên kc chống lại với
nhiều hình thức : Kết hợp với quân đội triều đình, tự động tổ
chức chiến đấu.
- Ng đứng đầu là Nguyễn Tri Phương-thay mặt cho tđ cho xây
dựng phòng tuyến Liên Trì để ngăn chặn giặc.
- Quân ta anh dũng chống trả, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của
địch, tiến hành “ vườn không nhà trống” gây cho Pháp nhiều
khó khăn, liên quân Pháp-TBN bị cầm chân suốt 5 tháng dài ở
bán đảo Sơn Trà. Quân TBN rút khỏi cuộc xâm lược, khí thế
k.c sôi sục trong nhân dân cả nước.

- Tại Đà Nẵng, nhân dân tổ chức thành đội ngũ, chủ động tìm
địch mà đánh.

 Kết quả: cuộc k.c bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh
của địch.
2. K/c ở lục tỉnh Nam Kỳ:
- Tại Gia Định, không bị động đối phó như quân đội triều đình,
hàng nghìn nghĩa dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung
phong đánh đồn chợ Rẫy (7/1860).
- Pháp từ gia định đánh ra, cuộc k/c càng phát triển mạnh mẽ.
Các nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính,…đã chiến
đấu anh dũng,lập nhiều chiến công. 10/12/1861, đội quân của
Nguyễn Trung Trực đã dánh chìm tàu chiến Ét pê răng của địch
ở Vàm cỏ đông.
- Sau khi kí h.ư 1862,tđ hạ lệnh giải tán nghĩa quân chống Pháp ở
các tỉnh Nam kỳ, định tường, Biên Hoà.Tuy nhiên phong trào

11


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

chống Pháp ở 3 tỉnh miền đông NK vẫn tiếp diễn.Các nghĩa phu
yêu nước vẫn bám đất, bám dân cổ vũ k/c.
Tđ hạ lệnh cho trương định giải binh. Đc sự ủng hộ của nd,ông đã
chống lại triều đình,quyết tâm k.c, phát cao ngọn cờ “ Bình Tây đại
nguyên soái”.hđ của Nghĩa quân đã củng cố niềm tin từ nd, nghĩa
quân tranh thủ tgian xd công sự, rèn đúc vũ khí, liên kết lực lượng,
đẩy mạch k/c ở nhiều nơi.

- 28/2/1863: Pháp tấn công căn cứ của phong trào tại Tân Hoàng,
nghĩa quân anh dũng chiến đấu 3 ngày 3 đêm sau đó rút lui bảo
toàn lực lượng.
- 20/8/1864: nhờ có tay sai dẫn đường, Pháp tìm ra nơi ở của
Trương Định, ông trúng đạn và bị thương, rồi rút gươm tự sát
để bảo toàn khí tiết năm 44 tuổi.
 Phong trào thất bại.
3. K/c ở 3 tỉnh miền Tây:
- Sau khi 3 tỉnh miền Tây rơi vào tay Pháp, phong trào kc trong
nhân dân vẫn dâng cao. 1 số văn thân, sĩ phu yêu nước bất hợp
tác với giặc pháp, tìm cách vượt biển ra vùng Bình Thuận nhằm
âm mưu cuộc k/c lâu dài,1 số khác ở lại bám đất, bám dân tiếp
tục tiến hành chống Pháp.
- Con trai trương Định là Trương Quyền đưa 1 bộ phận nghĩa
binh lên Tây Ninh lập căn cứ mới.
- 1867 tại vùng dọc theo sông Cửu Long có căn cứ Ba Tri ( Bến
Tre) do 2 anh em Phan Tôn và Phan Liêm ( con của Phan
Thanh Giản) lãnh đạo
- Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông ( Rạch giá). Ngoài
ra còn có các căn cứ khác của Phan Tòng, Đỗ Thừa Long, Đỗ
Thừa Tự…

 do tương quan về lực lượng ngày 1 chênh lệch ko có lợi cho ta, vũ khí thô
sơ, các pt đều thất bại.
4. Pt k/c ở Trung và Bắc Kỳ:
- Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần 1:
+Giác Ni ê đến HN, nd ta đã có thái độ bất hợp tác, các giếng nước
bị bỏ thuốc độc, kho thuốc súng của Pháp nhiều lần bị đốt cháy…
+ Khi Pháp nổ súng đánh thành Hnm 100 binh sĩ tđ dưới sự chỉ
huy của 1 viên chương cơ đã chiến đấu và hi sinh đến người cuối

cùng ở Ô Thanh Hà ( Ô quan Chưởng).

12


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

+ Nguyễn Tri Phương cùng nhiều quân sĩ đã chiến đấu dũng cảm,
Khi bị thương nặng, ông khước từ sự trốn chạy Pháp, nhịn ăn.con
trai là Nguyễn Lâm cũng anh dũng hi sinh.
+ sau khi HN bị giặc chiếm,quân triều đình tan rã song nd vẫn nuôi
tư tưởng chiến đấu, các văn thân sĩ phu đã lập Nghĩa hội, bí mật
chống Pháp. Nổi bật nhất là trận phục kích tại Cầu Giấy (21-121873).
Giác- ni- ê đánh Nam Định, việc canh phòng ở Hn có chút sơ hở,
quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy ( có sự phối hợp của quân cờ
đen Lưu Vĩnh Phúc) từ Sơn Tây vê HN, hình thành trận tuyến bao
vây địch.Giác ni ê đưa quân về HN,quân ta kéo sát đến thành HN
khiêu khích, giặc đuổi theo bị rơi vào phóng tuyến phcuj kích tại
Cầu Giấy.
Quân Pháp và Giác ni ê đều bị tiêu diệt. Quân ta dành thắng lợi.
- Pháp tấn công Bắc Kỳ lần 2( 2/1882)
+ 25/4 : Pháp mở cuộc tấn công thành, Hoàng Diệu đã lên mặt thành
chỉ huy quân sĩ chống cự song vẫn ko giữ đc thành, Hoàng Diệu tự tử
trong vườn Võ Miếu để không rơi vào tay giặc.
+ Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây,
Bắc Ninh, hình thành 2 gọng kìm áp sát HN. Rivie phải đem quân từ
Nam định về ứng cứu.
19/5/1883: 1 toán quân Pháp do rivie chỉ huy tiến ra Hn theo đường đi
Sơn Tây đến cầu giấy bị quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu VĨnh Phúc

tập kích,nhiều tên giặc bị tiêu diệt trong đó có rivie.
5. Phong trào cần vương
- Vs 2 h.ư 1883, 1884, Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược VN,
chúng bắt đầu xúc tiến việc thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy
cai trị nước ta song bị vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhân
dân ta. Nổi bật là pt Cần Vương,đứng đầu là vua Hàm Nghi và
Tôn Thất Thuyết, pt phát triển qua 2 giai đoạn:
+ 1885- 1888: Có hàng trăm cuộc k/n lớn nhỏ đã nổ ra trên phạm
vi rộng lớn nhất là ở Bắc Kỳ và Trung Kì. Đi theo HN có T.T.T và
nhiều văn thân sĩ phu yêu nước.
Cuối năm 1888, Hn bị bắt và bị đày sang An giê ri
+ 1888-1896: ko có sự lãnh đạo của vua nhưng pt vẫn nổ ra hết sức
mạnh mẽ và ngày càng lan rộng. Song, do sự càn quét dữ dội của
Pháp, pt bị thu hẹp và chuyển lên hành động ở các tỉnh vùng trung
du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc k/ Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân
và Cao Điền lãnh đạo ở vùng rừng núi phía tây T.Hoá, k.n Hương

13


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo ở vùng rừng núi
phía tây tỉnh Hà Tĩnh…
 Tiếng súng im lặng ở vùng rừng núi Vụ Quang ( Hương Khê- Hà Tĩnh),
pt cần vương coi như chấm dứt.( 1896).
Câu 10: Nêu bối cảnh l/sử và n/dung các điều ước tđ Nguyễn kí vs
Pháp?
Trả lời:

1. Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862 h/ư hoà bình và hữu nghị)
- Bối cảnh: Do mang nặng tư tưởng thất bại và có chủ nghĩa sợ địch ngay từ
đầu,ko lợi dụng đc chỗ đứng của chúng để chiến thắng mà chỉ nhìn thấy ưu
thế và kĩ thuật vũ khí,mặt khác, muốn bắt tay vs Pháp để dập tắt các phong
đào của nhân dân, H.ư Nhâm Tuất đc kí kết vào ngày 5/6/1862.Trong khi
Pháp đang sa lầy ở 2 chiến trường Đà Nẵng và Gia Định.
- Nội dung: Gồm 12 điều khoản, trongđó có:
+ Nhượng 3 tỉnh miền Đông NK cho Pháp gồm : Gia ĐỊnh, Biên Hoà, Định
Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp.( lấy Côn Lôn do đây là địa điểm lý tưởng
để khai thác đg biển).
Cắt 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt ( Thái Bình- Nam Định), quảng Yên
( Quảng Ninh) cho chúng.
+Bồi thường 280 vạn lạng vàng cho Pháp trong 10 năm
+trao Vĩnh Long cho Pháp nếu dẹp yên pt nông dân.
2. Hiệp ước 1874 (giáp tuất): hiệp ước hoà bình và liên minh
- Bối cảnh: Chiến thắng cầu giấy lần 1 ( 21/12/1873) làm cho thực dân Pháp
ở HN lo sợ, Pháp ở NK hốt hoảng. Được tin Giác-ni-e chết, h/ư ms đc kí kết
ở Sài Gòn (15/3/1874).
- Nội dung: gồm 22 điều khoản, trong đó:
+ Cắt thêm An Giang. Hà Tiên, Vĩnh Long ( 3 tỉnh miền tây NK ) cho Pháp,
công nhận quyền đi lại, buôn bán và điều tra tình hình của chúng ở VN.-->
nô dịch.
+ mở thêm các cửa biển Thị Nại ( Quy Nhơn), Ninh Hải(Hải Phòng), Sông
Hồng cho Pháp.
3. Hiệp ước Hác Măng ( quý mùi- 25/8/1883) Hiệp ước hoà bình
- Bối cảnh: Nghe tin Pháp đánh Thuận An, tđ Huế xin đình chiến. Vua Tự
đức qua đời (17/7/1883), Pháp quyết định đánh thắng Huế, buộc tđ phải đầu
hàng.
25/8/1883: tđ Huế kí với Pháp bản h/ư Hác Măng do Pháp thảo sẵn.
- Nội dung:

+ Nhà Nguyễn phải thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn lãnh thổ VN.

14


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

+Chính trị: Pháp chia nước ta thành 3 kỳ: NK ( cả Bình thuận) là thuộc địa
của P- trực trị. TK ( Đèo Ngang- Khánh Hoà) duy trì chế độ pk. BK là xứ
bảo hộ
+ Kinh tế: P nắm giữ toàn bộ các nguồn lợi trong nước
+ Ngoại giao: ngoại giao của VN đv nước ngoài đều do P nắm giữ…
4. Hiệp ước Pa- tơ- nốt (6/6/1884: đc kí kết nhằm mua chuộc triều đình và
xoa dịu mâu thuẫn trong quần chúng nhân dân.
- Bối cảnh: để chấm dứt chiến sự,tháng 12/1883 quân P tiến hành cuộc hành
binh nhằm tiêu diệt các ổ đề kháng còn sót lại. Chúng đưa quân lên chiếm
Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang và tiến hành thương lượng để loại trừ sự
can thiệp của tđ Mãn Thanh bằng bản quy ước thiên tân (11/5/1884). Tiếp
đó, P cử Pa- tơ-nốt sang Vn, kí vs tđ bản h/ư mới 1884.--> bản h/ư cuối cùng
tđ Huế kí với Pháp tại Huế.
- Nội dung: gồm 19 điều khoản.
+ Giống với h/ư 1883, tuy nhiên có bổ sung thêm những điều mới:
Chia VN làm 3 xứ vs 3 chế độ khác nhau.
Trả các tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh trước thuộc Bắc Kỳ, nay thuộc Trung kỳ.
Pháp trả cửa biển Thuận An thuộc NK hoàn lại cho Trung Kỳ…
Câu 11: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến 1 số cuộc k.n tiêu biểu của phong
trào Cần Vương?
Trả Lời:
* Hoàn cảnh:

- diễn ra dưới hoàn cảnh mất nước ( sau hiệp ước Patonot) , triều đình pk đầu
hàng td Pháp, Pháp về cơ bản đã hoàn thành xâm lược Vn.
- Sự phân hoá trong nội bộ vua quan nhà Nguyễn : đầu hàng, về quê ở ẩn,
quyết tâm kháng chiến ( phe chủ chiến, đại diện là TTT).
1885, quan quân triều đình đã nổi dậy tấn công Pháp ở Huế nhưng bị thất
bại. TTT đưa HN lên ngôi vua
* Diễn biến:
Phong trào diễn ra qua 2 giai đoạn:
- 1885- 1888 : Có vua lãnh đạo
+ TTT hạ lệnh tấn công toà Khâm Sứ và đồn Mang cá ( phản biến kinh
thành Huế). Lúc đầu dành thắng lợi sau thua cuộc. TTT phải đưa vua HN
chạy ra Tân Sở( Quảng Trị). Tại đây TTT lấy danh nghĩa vua HN ra chiếu
Cần Vương ( giúp vua cứu nước), kêu gọi văn thân sĩ phu, nd đứnglên vì vua
mà kháng chiến. Trước lời kêu gọi đó, các phong trào đấu tranh dấy lên
mạnh mẽ, kéo dài tới 10 năm mới chấm dứt.
Địa bàn diễn ra pt rộng lớn, khắp Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Nam Kỳ, nổ ra nhiều
nhất là TK ( do nơi đây gần với kinh thành Huế và là nơi ra chiếu Cần
VƯơng).

15


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

- 1888- 1896: không có vua lãnh đạo:
+ Cuối năm 1888, dưới sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc, vua HN rơi
vào tay giặc, nhà vua cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp và đã bị đày sang Angiê-ri. Mặc dù không có sự lđ của nhà vua nhưng pt vẫn phát triển, quy tụ
thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.
+ Trước những cuộc hành quân càn quét của giặc Pháp, pt ở đồng bằng dần

bị thu hẹp và chuyển lên hđ ở vùng núi và trung du. Tiêu biểu là cuộc k/n
Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và Cầm Bá Thước chỉ huy ở vùng Nông CốngThanh Hoá., k/n Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lđ ở vùng
rừng núi phía Tây Hà Tĩnh, k.n Ba Đình ở Nga Sơn Thanh hoá do Phạm
Bành và Đinh Công Tráng lđ, k.n Bãi Sậy ở Khoái Châu, hưng Yên do Đinh
Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật lđ.
* Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
1. K/ N Bãi Sậy ( 1883-1885)
- Đến năm 1885, vai trò lđ thuộc về Nguyên Thiện Thuật.
- Từ năm 1885- 1887: nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp ở
Văn Giang Khoái Châu Hưng Yên và vùng căn cứ 2 sông ( Kinh Môn).
- Từ năm 1888 nghĩa quân bước vào gđoạn chiến đấu quyết liệt. Pháp cho
tăng cường binh lực, xd hệ thống đồn bốt và cô lập nghĩa quân ở Bãi Sậy.
Các chiến sĩ đã chiến đấu rất anh dũng, NTT phải lánh sang TQ 7/1889
và mất năm 1926.
Cuộc khởi nghĩa thất bại.
2. K/n Ba Đình ( 1886- 1887)
- Địa bàn: 3 làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê.
- Nghĩa quân có khoảng 300 người ( Kinh, Thái Mường).
- 12/1886: Pháp tập trung 2500 quân dưới sự chỉ đạo của đại tá Brit- xô
có pháo binh yểm trợ bao vây căn cứ, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Với
đặc thế về địa hình có nhiều luỹ tre dày bao quanh, giữa là các hào sông
ngăn cách, bước đầu cuộc k.n dành thắng lợi.
- Pháp sai quân cho đốt trụi luỹ tre dày, cho quân tiến công vào tiêu diệt
hầu hết lực lượng của ta.
Cuộc khởi nghĩa thất bại do tương quan về lực lượng.
3. K.n Hương Khê ( 1885-1896):
- 1885- 1888: Giai đoạn chuẩn bị lực lượng và xd cơ sở chiến đấu.
- 1888-1896: Nghĩa quân bước vào gđoạn chiến đấu ác liệt.
+ Sau 1 tgian dài ra Bắc tìm cách liên lạc với các sĩ phu văn thân yêu
nước, Phan Đình Phùng đã trở về Hà Tĩnh, cùng Cao Thắng trực tiếp lđ

cuộc kháng chiến,
+ Từ 1889, nghĩa quân đẩy mạnh hđ và liên tục mở các cuộc tập kích ,
đẩy lùi nhiều cuộc hành quân, càn quét của quân địch.

16


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

+ Nhiều trận đánh đã diễn ra : trận tấn công đồn Trường Lưu ( 5/1890),
trận tập kích thị xã Hà Tĩnh ( 8/1892) giải phóng 700 tù chính trị…
Trong trận tấn công đồn Nu ( Thanh Chương), trên đường tiến quân lên
Nghệ An, Cao Thắng bị trúng đạn và hi sinh khi 29 tuổi.
Trong trận quyết chiến, PĐP đã bị thương nặng và hi sinh ngày
28/12/1895. Đến năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng bị rơi vào tay giặc
Pháp.
 K/n thất bại sau 10 năm kháng chiến.
Câu 12: Tóm tắt phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư
sản ở Vn đầu tk XX?
Trả lời:
Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ pk đã tỏ ra lỗi thời, trào lưu dân chủ tư sản bắt đầu
dội vào VN qua Nhật Bản ( Duy Tân Minh trị ), Trung Quốc và Pháp. Đang
giữa lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước VN đã hồ hởi đón nhận
những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ xuý cho “ văn mình tân
học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực như kt, chính trị, tư
tưởng, vh…
Tuy nhiên do tầm nhìn hạn hẹp, và có nhiều trở ngại ko thể vượt qua, cuối
cùng cuộc vận động này đã bị thất bại. Những cố gắng đáng khâm phục của
họ chỉ mới tạo ra đc 1 cuộc vận động theo khuynh hướng dân chủ tư sản,

chứ chưa có khả năng làm bùng nổ 1 cuộc c/m tư sản thực sự ở nước ta.
*Một số phong trào tiêu biểu theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở VN tk
XX:
1. Phong trào Đông Du
- Người đứng đầu là Phan Bội Châu ( 1867- 1940) - chủ trương dùng bạo lực
để giành độc lập.
- Nội dung: PBC cùng các đc của mình thành lập hội Duy Tân, chủ trương
đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập 1 chính thể quân chủ lập hiến ở
VN. Để chuẩn bị, hội Duy Tân đã tổ chức pt Đông Du, đưa thanh niên sang
học tập tại các trường của Nhật Bản.
+8/ 1908 NB cấu kết vs Pháp ở Đông Dương, trục xuất lưu hs VN, kể cả
PBC.--> phong trào Đông du bị tan rã.
2. Phong trào Duy Tân:
- Người đứng đầu là Phan Chu Trinh( 1872- 1926) : muốn dựa vào Pháp để
đánh đổ ngôi vua và bọn pk/
- 1906: PCT cùng nhóm sĩ phu tiến bộ Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp
mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ.
+ L/vực kinh tế: cổ động chấn hưng thực phẩm, lập các hội kinh doanh, chú
ý phát triển nghề làm vườn và nghề thủ công.

17


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

+ Giáo dục: mở trường dạy học theo lối mới, dạy chữ quốc ngữ, dạy môn
học mới,…
+ VH: cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn,…
 Pt duy tân là 1 cuộc vđ yêu nước chủ yếu là cải cách về vh- xh, gắn liền

với việc giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho d/tộc thoát khỏi ách thống trị
ngoại xâm. P/t đang phát triển sâu rộng thì bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội.
Năm 1908 PCT bị bắt vào tù 3 năm ở Côn Đảo sau đó bị đưa sang Pháp.
Trong thời gian ở Paris ông vẫn theo đường lối cải cách, kêu gọi thực hiện
dân quyền và cải thiện dân sinh.
3. Phòng trào Đông Kinh Nghĩa Thục:
- Lãnh đạo: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
- Hình thức: mở trường học tư lấy tên là ĐKNT bắt đầu hoạt động tù 3/
1907.
- Nội dung:
+ học các môn lịch sử, địa lý, cách trí, vệ sinh,… trường tổ chức dịch thuật
nhiều sách báo thấm đượm tinh thân duy tân và yêu nước.
+ Ngoài giảng dạy, trường còn tổ chức các buổi diễn thuyết để cổ động học
chữ quốc ngữ, lên án mê tín, hủ tục,…
- Không bó hẹp trong phạm vi 1 trường học, hđ của tr đã vươn ra
ngoài xh khiến td Pháo lo ngại. 11/ 1907 chúng ra lệnh đóng
cửa trường hấu hết các giáo viên bị bắt, sách báo bị cấm hoặc bị
tịch thu, các tổ chứ có liên quan đến nhà trường đều bị giải
tán pt tan rã
Câu 13: Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức
từ năm 1919- 1925:
Trả lời:
• Pt đấu tranh của tư sản dân tộc:
- Đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế:
+ Chống tư sản Hoa Kiều:
Năm 1919, pt chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá : “tẩy chay khách trú”
ở các tp như HN, Sài Gòn,…
+ Chống tư sản Pháp: ( Nam kỳ):
Chống độc quyền xuất cảng lúa gạo, chống độc quyền sử dụng càng SG ở
VN.

- Đấu tranh chính trị:
+1923, thành lập Đảng lập hiến do Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Quang
Long lđ.
Tập hợp lực lượng, đòi những quyền lợi cho tư sản VN đc tgia vào hội
đồng các viện dân biểu.
- Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí:

18


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

+ “ Diễn đàn Đông Dương” và “ tiếng vọng An Nam “ do Nguyễn Phan
Long sáng lập.
• Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản trí thức:
- Lĩnh vực chính trị:
+ Thành lập các tổ chức chính trị, trong nước có VN nghĩa đoàn ( 1925) ở
HN,sinh viên tại HN, hội Hưng Nam ở Nam Kỳ. Ngoài nước có NHóm Ngũ
Long ( tại Pháp) bao gồm: nguyễn Ái Quốc, Nguyễn AN Ninh, Phan Chu
Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền.
Thành lập các Đảng Thanh Niên ( 1926), Đảng AN Nam độc lập.
+ Ở TQ: VN quang Phục hội của Phan Bội Châu ( 1912), tổ chức tâm tâm xã
( 1923), gồm có các thành viên Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Phạm Hồng
Thái, Lê Hồng Sơn.
+ Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ : Nam Đồng thư xã ở HN, quan hải
tùng thư, đào duy anh ở Huế, Cường học thư xã trần Huy Liệu ở SG.
+ Xuất bản báo chí bằng cả tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Trung.vd: tiếng
Pháp: “ tiếng chuông rè”- Nguyễn An Ninh, An Nam Trẻ, người nhà quê của
Nguyễn Khánh Toàn,…

+ Tổ chức các buổi mít tinh biểu tình:
Biểu tình đòi thả Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Chu Trinh, Đòi tha
nguyễn An Ninh và rước đón Bùi Quang Chiêu,…
Câu 14:Phong trào công nhân VN 1925- 1929?
Trả lời:
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong lần khai thác thuộc địa lần thứ
nhất của Pháp, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày càng tăng về số
lượng. Dưới ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, phong trào công
nhân ngày càng phát triển thep phương hướng từ tự phát đến tự giác.
- 1919-1925: Đã nổ ra 25 cuộc đấu tranh, ( đấu tranh tư phát) tiêu biểu:
+ Năm 1922, có các cuộc bãi công của công nhân và viên chức các cơ
sở công thương tư nhân ở Bắc Kì và công nhân các lò nhuộm ở Sài Gòn –
Chợ Lớn.
+ Năm 1924 có các cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay
xát ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
+ Tháng 8 – 1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn bãi công, không
chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở lính
sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Lần đầu tiên
trong cuộc đấu tranh này đã xuất hiện ý thức giai cấp, ý thức chính trị và tinh
thần đoàn kết quốc tế.

19


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

+ Về tổ chức, năm 1920, có tổ chức Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng
sáng lập ở Sài Gòn.
+ Nhận xét:

Phong trào công nhân có bước phát triển mới so với trước Chiến tranh thế
giới thứ nhất: hình thức bãi công đã trở nên phổ biến hơn, qui mô lớn hơn và
thời gian dài hơn.
Tuy nhiên khẩu hiệu đấu tranh chủ yếu vẫn là kinh tế. Giai cấp công nhân
Việt Nam chưa ý thức được sứ mệnh lịch sử của mình, còn thiếu một tổ chức
lãnh đạo thống nhất và một đường lối chính trị đúng đắn. Phong trào vẫn còn
dừng ở trình độ tự phát và còn phụ thuộc vào phong trào yêu nước nói
chung.
- 1926 – 1929 đấu tranh tự giác (17 cuộc đấu tranh)
+ Tháng 6 – 1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập.
Thông qua những hoạt động của tổ chức này, phong trào công nhân ngày
càng phát triển mạnh.
+ Trong hai năm 1926 – 1927, nổ ra khoảng 20 cuộc bãi công, sôi nổi nhất
là phong trào công nhân đồn điền.
+ Năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hoá”, nhiều cán bộ của Hội Việt
Nam Cách mạng thanh niên đã đi vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng
sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng,
nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân, làm cho phong trào công
nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
+ Trong hai năm 1928 – 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân
nổ ra từ Bắc chí Nam, nhất là ở các trung tâm kinh tế, chính trị.
+ Về tổ chức: Tại nhiều nhà máy, xí nghiệp, sự lãnh đạo của tổ chức Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên hay Tân Việt cách mạng đảng được mở
rộng. Công hội Nam Kì đã bắt liên lạc với Tổng liên đoàn lao động Pháp để
tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với phong trào công nhân Việt Nam.
+ Điều đáng chú ý là trong phong trào, những khẩu hiệu kinh tế được kết
hợp chặt chẽ với các khẩu hiệu chính trị; có sự liên kết của công nhân nhiều
nhà máy, nhiều địa phương, nhiều ngành kinh tế.
+ Nhận xét:


20


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng giác ngộ về chính trị, ý thức giai
cấp ngày càng rõ rệt, đang đi dần vào cuộc đấu tranh có tổ chức.
Phong trào công nhân đang chuyển biến mạnh mẽ từ tự phát đến tự giác, có
sức quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu nước nói chung.
* Ý nghĩa:
- Phong trào công nhân ngày càng phát triển tạo cơ sở để tiếp thu ánh sáng
của thời đại, nhất là lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
- Sự phát triển của phong trào công nhân nói riêng, phong trào yêu nước nói
chung đặt ra yêu cầu phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản. Yêu cầu
đó tác động vào các tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Tân
Việt cách mạng đảng, dẫn đến cuộc đấu tranh nội bộ và sự phân hoá tích cực
trong các tổ chức này, hình thành nên ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, và
cuối cùng là sự thống nhất các tổ chức đó thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là sản phẩm của sự kết hợp
chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn
Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân
Việt Nam sục sôi trong 20 năm đầu thế kỷ XX.
Câu 15: Hoàn cảnh và nội dung của phong trào dân chủ 36-39?
Trả lời:
- Hoàn cảnh:
+ Thế giới: đầu những năm 30 TK XX chủ nghĩa phát xít ra đời ở 1 số
nước như Nhật, Italia, Đức,.. chúng ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị
cho chiến tranh thế giới thứ 2 ( nhu cầu thuộc địa, nhân công, thị
trường…)

7/ 1935: Quốc tế cộng sản họp đại hội thứ 7 tại Mát xít cơ va, xđ kẻ thù là
chủ nghĩa phát xít . Mục tiêu là dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
Hình thức đấu tranh là công khai, hợp pháp. Nhiệm vụ trước mắt của giai
cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít, giành dân chủ, bảo vệ hoà
bình và thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
6/ 1936, chính phủ mặt trận nhân dân Pháp đã cho thi hành 1 số chính
sách tiến bộ ở thuộc địa.
+ Trong nước:
Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động, trong đó có đảng cách mạng,
đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động. Các đảng tập trung cơ
hội,đẩy mạnh hoạt động, tranh giảnh ảnh hưởng trong quần chúng chỉ
có đảng Cộng sản đông dương là mạnh mẽ nhất, có hình chặt chẽ và có
chủ trương rõ ràng.

21


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

Sau cuộc khủng hoảng kt ( 1929-1933) Pháp tập trung đầu tư khai thác
thuộc địa để bù đắp những thiếu hụt cho KT chính quốc.
~ Nông nghiệp: tạo đk cho tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông
dân, làm cho 2/3 nd ko có ruộng hoặc chỉ có ít, phần lớn độc canh cày lúa
các đồn điền trông chủ yếu cà phê, cao su, chè, đay…
~ Công nghiệp: khai thác mỏ đc đẩy mạnh. Sản lượng các ngành dệt, sx
xi măng,.. tăng cao. Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ khí, gấy,
đường,…
~ Thương nghiệp: Độc quyền buôn bán thuốc phiện, muối, thu lợi nhuận
cao, hàng xuất khẩu là khoáng sản, nông sản, nhập khẩu máy móc và

hàng tiêu dùng.
 Đây là thời kì phục hồi kt của Vn tuy nhiên KT vẫn lạc hậu, lệ thuộc
vào kt Pháp. Đời sống nd gặp nhiều khó khăn do chính sách tăng thuế,
công nhân nhiều người đi làm nhưng mức lương thấp. nd ko đủ ruộng
cày, phải chịu mức tô thuế cao. Nhiều ng trong giới tiểu tư sản trí thức bị
thất nghiệp,tư sản dân tộc ít vốn, lập công ty nhỏ, bị thực dân Pháp chèn
ép.
- Nội dung của phong trào:
+ Hội nghị BCH TW Đảng CSĐD ( 7/1936) do Lê Hồng Phong chỉ đạo
họp tại Thượng Hải.
Đưa ra đường lối và phương pháp đấu tranh dựa vào nghị quyết ĐH VII
của QTCS và căn cứ vào tình hình cụ thể trong nước:
~ Xđ nhiệm vụ chiến lược của CMTS dân quyền Đông Dương là chống
đế quốc và pk.
~ xđ nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động
thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ,
cơm áo và hoà bình.
~ Phương pháp: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và
bất hợp pháp chủ trương thành lập mặt trận thống nhất nhân dân phản
đế đông dương.
~ ĐCS Đ D kêu gọi các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng và
nhân dân Đông Dương hành động đấu tranh cho dân chủ  pt quần
chúng lan rộng trong cả nước.
Sau hội nghị, Hà Huy Tập đc cử làm bí thư của ĐCS Đông Dương.
+ Hội nghị các năm 1937, 1938 đã bổ sung và phát triển nội dung cơ bản
của nghị quyết HN TW tháng 7/1936. Tại HN BCH TW 3/1938, mặt trận
thống nhất nhân dân phản đế đông dương đổi thành Mặt trận thống nhất
dân chủ đông dương, gọi tắt là m/trận dân chủ Đông Dương.
• Một số phong trào đấu tranh tiêu biểu:
- Đấu tranh đòi các quyền tự do dân sinh, dân chủ


22


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

- Đấu tranh nghị trường ( tư sản, tiểu tư sản, công nhân đòi tham gia
chính trị)
- Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí: cho xuất bản nhiều tờ báo công khai :
Tiền Phong, dân chúng,lao động, tin tức,…nhiều sách chính trị, lí
luận, các tác phẩm văn học hiện thực phê phán, thơ ca cách mạng đc
xuất bản.
- Pt đông dương đại hội
- Pt chống bọn tờ rốc kít ( bọn phản động người Việt)
- Đòi phòng thủ đông dương và ủng hộ nd thế giới chống Nhật
 Đây là 1 phong trào rộng lớn, có tổ chức,dưới sự lãnh đạo của Đảng CS
Đông dương đã buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ 1 số yêu sách cụ thể,
trước mắt về dân sinh, dân chủ; quần chúng đc giác ngộ về chính trị, tgia vào
mặt trận dân tộc thống nhất, góp phần vào lực lượng chính trị hùng hậu của
c/m; đội ngũ cán bộ, Đảng viên đc tôi luyện và ngày càng trưởng thành.
Câu 16: Trình bày phong trào c/m 30-31 và pt đỉnh cao là xô viết Nghệ
Tĩnh?
Trả lời:
• Phong trào c/m 30-31:
- Bối cảnh:
+ Cuộc khủng hoảng kt diễn ra vô cùng gay gắt( 1929- 1933)
+ Sự ra đời của ĐCS VN ( 3/2/1930) đã lãnh đạo pt đấu tranh của quần
chúng công- nông rộng khắp cả nước.
+ Sự đàn áp dã man của thực dận Pháp sau k/n Yên Bái ( 2/1930).

- Diễn biến:
+ Từ 2-4/ 1930, pt đấu tranh của công nhân và nông dân diễn ra sôi sục
trên cả nước và mạnh nhất ở Bắc Kỳ. Mục tiêu đấu tranh là đòi cải thiện
cs : đòi tăng lương, giảm giờ làm đv cn, đòi giảm sưu thuế đv nd,… xuất
hiện các khẩu hiệu chính trị “ đả đảo chủ nghĩa đế quốc, đả đảo pk”, “ thả
tù chính trị”,…
+1/ 5/ 1930 lần đầu tiên cn VN biết đấu tranh để kỉ niệm ngày quốc tế lao
động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nd lđ.
+ 6-8/ 1930 diễn ra 121 cuộc đấu tranh của các giai cấp.
+ 9/1930: pt đấu tranh dâng cao nhất là ở 2 tỉnh Nghệ An- Hà tĩnh.
Những cuộc biểu tình vs hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện lị,
tỉnh lị đòi giảm sưu thuế, các cuộc đấu tranh này đc cn Vinh- Bến Thuỷ
hưởng ứng.
 hệ thống chính quyền thực dân,pk bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.
Nhiều cấp uỷ đảng ở thôn, xã đã lđ nhân dân đứng lên tự quản lí đs chính
trị, kt, vh,.. ở địa phương, làm chức năng của chính quyền gọi là Xô VIết.
● Phong trào Xô Viết- Nghệ tĩnh:

23


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

- Ra đời ở Nghệ An từ 9/1930 ở các xã thuộc huyện Thanh CHương,
Nam Đàn và 1 phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Diễn Châu. Ra đời ở Hà
Tĩnh vào cuối năm 1930- 1931 ở Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê ,…
- Chính trị: Mọi quần chúng đc tự do tham gia trong các đoàn thể c/m,tự
do hội họp. Thành lập đội tự vệ đỏ và toà án nd.
- Kinh tế: thi hành nhiều biện pháp:

+ Chia ruộng đất cho nd
+ Bãi bỏ thuế thân, thuế nợ, thuế đò, thuế muối
+ Xoá nợ cho người nghèo.
+ Tu sửa cầu cống, đường giao thông, lập các tổ chức để nhân dân giúp
đỡ nhau sản xuất.
-Vh- xh: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xoá bỏ tệ nạn xh, giữ gìn trật tự trị
an, xd nếp sống mới.
 Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của pt c/m 30-31 Tuy chỉ tồn tại đc 4,5
tháng nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân cả nước.
Những chính sách của chính quyền xô viết chứng tỏ bản chất ưu việt của
chính quyền mới là chính quyền do dân, vì dân.
Câu 17: Trình bày hoàn cảnh, nội dung chuyển hướng chỉ đạo c/m của
Đảng trong các hội nghị 6.7.8?
Trả lời:
- Hoàn cảnh triệu tập:
+ Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ ( 1/9/1939). Đức đánh bại
Pháp, Đảng cộng sản Pháp bị loại ra khỏi vòng pháp luật. Pháp tham
chiến và thi hành chính sách thống trị thời chiến ở Đông Dương, đời sống
nd trở nên khổ cực, lầm than,mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt.
+ Trong nước: ~ 4/1940: Nhật nhảy vào Đông dương đẩy d/tộc ta vào
cảnh 1 cổ 2 tròng. Mọi người dân VN đều có nguyện vọng đánh đuổi
Pháp và Nhật giành lại độc lập dân tộc.
~ 22/6/1941: Đức tấn công Liên xô, LX phát động cuộc đấu tranh vệ
quốc vĩ đại, từ đó tính chất cuộc chiến tranh thay đổi giữa lực lượng hoà
bình dân chủ với các nước phát xít.
Đảng ta phán đoán được chiều hướng phát triển của cuộc kháng chiến và
chuẩn bị mọi điều kiện để đứng lên k/n khi có thời cơ.
 Đảng quyết định chuyển hướng chỉ đạo. chuyển từ đấu tranh dân chủ
sang đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Nội dung chuyển hướng qua 3 Hội nghị : HN BCH TW 6 ( 11/1939)

họp tại Bà Điển ( Hóc Môn- Gia Định), lần 7 ( 11/1940) tại làng Đình
Bảng (Từ SƠn- Bắc Ninh) và lần 8( 5/1941):
+ Xác định tính chất và nhiệm vụ của c/m ĐÔng Dương lúc này là giải
phóng dân tộc.

24


Đề cương ôn tập Lịch sử Việt Nam
Trịnh Mai – VB2 – ĐHVH Hà Nội

Để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu này. BCH TW quyết định tạm gác
khẩu hiệu cách mạng ruộng đất bằng khẩu hiệu tịch thu ruộngđất của bọn
đế quốc, Việt gian cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức,…
+ Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực
lượng c/m nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc.
Mặt trận Việt Minh: Nhiệm vụ: giải phóng dân tộc ( cứu quốc), cơ cấu:
Công –nông, Vai trò: tuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, lôi kéo
mọi người làm cách mạng.
+ Hình thức đấu tranh là: đấu tranh công khai hợp pháp sang đấu tranh
chính trị bất hợp pháp và đấu tranh vũ trang để chuẩn bị giành chính
quyền khi có thời cơ.
Ngoài ra, BCH TW cũng xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa
ở ta, chú trọng công tác xd Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh
đạo của Đảng, đồngthời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ cho c/ và đẩy
mạnh công tác vận động quần chúng.
Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhận thức n/vụ giải
phóng d/tộc lên cao hơn hết thảy, tập hợp rộng rãi mọi người VN yêu
nước trong MT Việt Minh, xd lực lượng chính trị của quần chúng cả ở
nông thôn và thành thị, xd căn cứ địa c/m và lực lượng vũ trang, nâng coa

hơn nữa năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đnagr là tinh thần chung của
quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.
- Ý nghĩa:
+Quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được hoàn chinhrgops phần
giải quyết mục tiêu hàng đầu của CMVN là độc lập d/tộc, đưa đến những
chủ trương sự chỉ đạo đúng đắn dể thực hiện mục tiêu đó.
+ Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược giúp cho nd ta có hướng đúng đắn
để tiến lên giảnh thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi nhật giành
độc lập cho d/tộc và tự do cho nhân dân.
+ Sự chuyển hướng chiến lược của Đảng giúp công tác chuẩn bị giành
độc lập d/tộc diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trong cả nước, cổ vũ
và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào c.m của quân chúng vùng lên đấu tranh
giành chính quyền.
+ Đảng đã chỉ đạo việc vũ trang cho quần chúng C/m, từng bước xd lực
lượng vũ trang nhân dân làm cơ sở đưa tới sự ra đời của VN giải phóng
quân sau này.
+ Đảng CS Đông Dương cũng chỉ đạo việc lập các chiến khu và căn cứ
đại C, tiêu biểu là căn cứ Bắc Sơn- Vũ nhai và căn cứ Cao Bằng.
Câu 18: Thời cơ và diễn biến của Tổng khởi nghĩa trong c/m tháng 8
năm 1945?
Trả lời:

25


×