BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------
NGUYỄN MẠNH HÙNG
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ HÁT QUAN LÀNG
CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN YÊN SƠN
TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------
NGUYỄN MẠNH HÙNG
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ HÁT QUAN LÀNG
CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN YÊN SƠN
TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Cư
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau đại học và các
phòng ban khác của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
cho em được học tập, nghiên cứu tại quý trường. Xin chân thành cảm ơn
các thầy cô giáo khoa Triết học và khoa Giáo dục chính trị đã tận tình
giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến UBND tỉnh nhà Tuyên
Quang, các cơ quan ban ngành, trường THCS Phú Lâm huyện Yên Sơn
tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện cho em tham gia học tập nâng cao trình
độ.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến
PGS -TS. Nguyễn Văn Cư, cán bộ giảng dạy khoa Giáo dục chính trị,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Triết học
của mình.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ
và động viên tác giả luận văn trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm
2015
Tác giả
Nguyễn Mạnh Hùng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS-TS. Nguyễn Văn Cư, có kế thừa một số kết quả nghiên
cứu liên quan đã được công bố. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung
thực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văn
của mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm
2015
Tác giả
Nguyễn Mạnh Hùng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hát Quan làng là một lĩnh vực sinh hoạt văn hóa và là nền tảng sinh
hoạt tinh thần của dân tộc Tày. Hát Quan làng phản ánh trình độ phát triển
trong sinh hoạt cộng đồng và trong lễ cưới của dân tộc Tày.
Hát Quan làng có giá trị về văn hoá học, mỹ học, triết học và được hình
thành trong lịch sử lâu dài của cộng đồng dân tộc Tày. Hát Quan làng được
đúc kết từ kinh nghiệm sống và lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt
với con người tạo nên đặc thù của dân tộc Tày. Giá trị hát Quan làng thể
hiện bản sắc, làm nên diện mạo, cốt cách dân tộc Tày và cái đẹp thẩm mỹ về
con người trong lễ cưới. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn và phát huy
bản sắc hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày là cần thiết và cấp bách.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới với sự phát triển mạnh mẽ của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Sự thay đổi của cơ cấu kinh
tế - xã hội và sự chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, định
hướng XHCN, đã và đang tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần của xã hội.
Nhiều vấn đề đặt ra đối với xây dựng và giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá
trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi… Vấn đề bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc nói chung và hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc
Tày nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.
Về nguyên tắc, muốn giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc,
thì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại,
ngược lại phải biết bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc mình, vừa phải sử dụng những thành quả kinh tế, chính trị, giáo dục
và đặc biệt là áp dụng những thành quả của khoa học - công nghệ hiện đại cho
việc đẩy mạnh sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Bởi vì, chỉ có một nền văn
1
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mới đảm bảo cho một quốc gia, một dân
tộc có sự phát triển bền vững.
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có giá
trị truyền thống, bản sắc văn hóa riêng. Vì thế việc kế thừa, bảo tồn và phát
huy giá trị hát Quan làng của dân tộc Tày có ý nghĩa rất quan trọng cho sự
phát triển văn hóa của người Tày nói riêng và văn hóa chung của cả nước
cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ hội nhập với thế giới. Từ
năm 2009, Nhà nước đã quyết định lấy ngày 19 - 4 hàng năm làm "Ngày Văn
hóa các dân tộc Việt Nam" nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, ý thức về việc gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa, tôn vinh
những nét văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền trong 54 dân tộc
anh em. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã làm cho các dân tộc trong đại
gia đình Việt Nam ngày càng gần gũi, gắn kết bên nhau thành một khối đại
đoàn kết dân tộc không gì lay chuyển nổi, cùng chung sức bảo vệ và xây dựng
đất nước ngày càng giàu đẹp.
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, Đảng ta đề cao vai trò bảo
tồn và phát huy bản sắc dân tộc và coi bản sắc dân tộc là một trong những yếu
tố không thể thiếu trong việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, là nguồn
lực nội sinh quan trọng của phát triển. Chính vì thế, cùng với việc đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tại hội nghị Trung ương 4, khóa VII
(1993), Đảng ta đã xác định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội” Đảng ta luôn chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc
các dân tộc thiểu số nhất là các dân tộc sống ở các vùng xa xôi hẻo lánh, điều
kiện sinh sống gặp rất nhiều khó khăn. Nghị định 22 của Bộ Chính trị nêu rõ:
“Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc phát
huy bản sắc văn hóa của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc
khác và góp phần phát triển văn hóa chung của cả nước, tạo ra sự phong phú
2
đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” [7, tr51].
Đến Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng
định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn và phát triển
kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội...” [17, tr.75].
Bảo tồn và phát huy hát giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của người
Tày nói riêng và phát triển hoàn thiện con người Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay nói chung, Nghị quyết Trung ương 9, khoá XI một lần nữa nhấn
mạnh: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc
trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học... Việc bảo tồn, phát huy giá trị
hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày có ý nghĩa rất quan trọng. Bảo
tồn và phát huy hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày không những
nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào vùng dân tộc Tày
ở tỉnh Tuyên Quang, mà còn tạo động lực mới trong quá trình phát triển kinh
tế, xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng trong bối cảnh hiện nay.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc
Việt Nam đã và đang tiếp nối những giá trị văn hoá tốt đẹp, làm nên sức sống
trường tồn đưa đất nước vượt qua bao thăng trầm, hiện nay nước ta đang ở
giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã và
đang đặt ra những thách thức và cơ hội cho phát triển văn hóa dân tộc trong
đó có bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân dân tộc
Tày. Những vấn đề nảy sinh do sự thay đổi cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội và
sự biến đổi của cơ chế quản lý, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế… đang tác động sâu sắc đến sự biến đổi văn hóa của từng vùng miền
trên cả nước nói chung, trong địa bàn có người Tày sinh sống nói riêng. Hơn
3
bao giờ hết, việc bảo tồn và phát huy hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc
Tày trong bối cảnh hiện nay được đặt ra hết sức cấp thiết.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc của đất nước, nơi có 22
dân tộc anh em cùng sinh sống. Với bề dày lịch sử hình thành và văn hóa tộc
người, hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày là một bộ phận, góp phần
làm phong phú thêm kho tàng văn hóa Việt Nam. Với số dân đứng thứ hai sau
người Kinh ở Tuyên Quang, cộng đồng dân tộc Tày có từ lâu đời với đời sống
tâm linh phong phú đã hình thành nền văn hóa chứa đựng những giá trị nhân
văn sâu sắc, nhất là hát Quan làng trong lễ cưới của người Tày. Song, những
giá trị truyền thống của dân tộc này có nguy cơ mai một do chịu sự tác động
bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, những hạn chế của việc thực hiện
chính sách định cư, quy hoạch phát triển kinh tế… Vì vậy, việc bảo tồn và
phát huy gịữ gìn hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở Huyện Yên
Sơn Tỉnh Tuyên Quang là nhiệm vụ cấp thiết nhằm góp phần bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Với nhận thức bước đầu như trên, em lựa chọn vấn đề “Bảo tồn và
phát huy giá trị hát Quan làng của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh
Tuyên Quang hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Hy
vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nâng cao nhận thức lý luận
và năng lực thực tiễn trong công tác của bản thân.
2. Tình hình nghiên cứu
Những năm trở lại đây, việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc của
các dân tộc thiểu số nói chung, bản sắc văn hoá của dân tộc Tày nói riêng
đang nhận được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý văn hóa
và các nhà khoa học trên thế giới và trong nước. Sau đây là tình hình hình
nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn:
Thứ nhất, Quan điểm của thế giới về bảo vệ các giá trị di sản văn hoá là:
vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá trong thời đại ngày nay không
4
còn là vấn đề của mỗi quốc gia, dân tộc mà nó đã trở thành vấn đề mang tính
toàn cầu. Trên thế giới, vào thời gian nửa sau thế kỷ XX, Tổ chức Văn hoá,
Giáo dục và Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã rất nỗ lực để nghiên
cứu đánh giá tiềm năng quá khứ của nhân loại, đặc biệt là về giá trị di sản văn
hoá. UNESCO chia di sản văn hoá thành hai loại: Di sản “Văn hoá vật thể” và
di sản “Văn hoá phi vật thể”; lấy ngày 18/5 hàng năm là ngày Bảo tàng Thế
giới; nhiều tổ chức phi chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá mang tính khu vực
và quốc tế đã lần lượt ra đời để cùng nhau phối hợp bảo vệ di sản văn hoá của
nhân loại. Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng các bộ Luật về di sản văn
hoá để bảo vệ, kế thừa phát triển các giá trị văn hoá dân tộc.
Thứ hai, Định hướng của Đảng chính sách của Nhà nước trong bảo tồn,
phát huy giá trị văn hoá các dân tộc trong đó có hát Quan làng trong lễ cưới
của người Tày.
- Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
đã thể chế sự đổi mới tư duy về vai trò, vị trí của văn hóa của Đảng. Điều 30
đến 34 trong Chương III đề cập đến văn hóa ở các khía cạnh: Nhà nước chủ
trương bảo tồn, phát huy giá trị nền văn hóa Việt Nam, các di sản văn hóa
dân tộc, những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam.
- Nghị quyết Trung ương 5 khoá XIII về Xây dựng phát triển nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khẳng định nền văn hóa Việt Nam là
nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Một trong mười nhiệm vụ quan trọng đó là xây dựng văn hoá các dân tộc
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Nhà nước ban hành Luật Di sản văn hóa, có sửa đổi bổ sung từ năm
2001 đến nay. Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17/06/2003 phê duyệt
Đề án Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số. Những nhiệm vụ trọng tâm được
đặt ra trong Chiến lược phát triển văn hóa từ nay đến 2020, trong đó có bảo
5
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc và bảo tồn và phát huy những
giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số.
Trong định hướng phát triển đất nước, Đảng ta đề cao vai trò của văn
hoá: Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là
động lực phát triển kinh tế - xã hội. Văn hoá là nguồn lực nội sinh quan trọng
của phát triển.
Thứ ba, Trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các
quan niệm mới về văn hóa của phương Tây mà điểm cốt lõi là đề cao nhân tố
văn hóa trong phát triển, phát huy những giá trị văn hóa, coi trọng việc bảo vệ
bản sắc dân tộc, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc
ở rất nhiều góc độ khác nhau. Một số công trình tiêu biểu:
Tác giả Phạm Duy Đức, chủ biên: Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về văn hóa, (2008) (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội), các tác giả đã
bàn luận quan điểm của các nhà triết học mác xít về xây dựng nền văn hóa xã
hội chủ nghĩa và một số lĩnh vực cơ bản như văn hóa chính trị, vấn đề xây
dựng con người, đạo đức, lối sống, tín ngưỡng.
Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1999. “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, Phan
Ngọc, Nxb Văn học, 2006. “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), "Bản sắc
văn hóa dân tộc", Hồ Bá Thâm, Nxb Văn hóa Thông tin, 2003. Những tác
phẩm trên chủ yếu nghiên cứu liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam, về đặc điểm, vai trò, bản sắc văn hóa Việt Nam trong đời sống hiện nay,
đặc biệt là đời sống văn hóa trong thời kỳ đất nước đang trong giai đoạn
chuyển mình với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, đi cùng
với sự phát triển kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hội nhập với thế giới.
6
Giáo trình “Văn hóa học”, do Nguyễn Thị Thường chủ biên (Nxb Đại
học sư phạm Hà Nội, năm 2008), lại giúp cho chúng ta nắm được những nét
cơ bản của văn hóa về khái niệm, vai trò, bản chất, chức năng, các quy luật và
sự phát triển của văn hóa và nắm được những mốc lịch sử phát triển của văn
hóa Việt Nam, lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cở sở phương pháp luận, lấy
lịch sử văn hóa Việt Nam và lịch sử văn hóa thế giới làm điểm tựa.
Trong cuốn Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu
hóa, (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 2002), các tác giả Nguyễn Trọng
Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên đã phân tích về thực chất của toàn cầu hoá nhìn
từ góc độ triết học, giá trị học, quan hệ của toàn cầu hoá với việc giữ gìn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, những giải pháp và dự báo về vị trí,
vai trò, khả năng của giá trị truyền thống trong sự phát triển nền văn hoá nước
ta hiện nay.
Tác giả Nguyễn Khoa Điềm trong cuốn Xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm
2001), đã tiếp cận những yếu tố cấu thành nền văn hóa, những tiền đề lý luận
và thực tiễn hoạt động văn hóa do Đảng ta lãnh đạo để nêu những nét chính
về tính tiên tiến của nền văn hóa mà nhân dân ta đang xây dựng, về bản sắc
văn hóa dân tộc, qua đó đề xuất một số biện pháp cơ bản và kiến nghị để xây
dựng, phát triển văn hóa.
Trong cuốn Cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam, do Đỗ
Huy chủ biên (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, năm 2002), các tác giả đề cập
đến những khía cạnh phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh liên quan mật thiết đến nền tảng tư tưởng và tư duy triết
học của sự phát triển văn hóa nghệ thuật nói chung, sự phát triển của các mô
thức văn hóa nghệ thuật Việt Nam nói riêng.
Thứ tư, một số luận văn, luận án nghiên cứu về bảo tồn, giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hoá dân tộc, đặc biệt là hát Quan làng trong lễ cưới của
7
dân tộc Tày. Các nghiên cứu này đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc nói chung và hát
Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày nói riêng. Nghiên cứu vấn đề kế
thừa, phát huy hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày thường gắn với
không gian, địa bàn cụ thể.
Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy:
Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển văn hoá,
bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá dân tộc trong đó có hát Quan làng trong
lễ cưới của dân tộc Tày. Nhiều công trình nghiên cứu đã góp phần làm rõ cơ
sở lý luận và thực tiễn của vấn đề. Các nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của việc
bảo tồn, phát huy hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày trong giai đoạn
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa chủ động hội nhập với xu thế toàn
cầu hóa.
Có thể khẳng định rằng, cho đến nay chưa có công trình nào đã công bố
mà trùng với hướng tiếp cận và nội dung đề tài về bảo tồn và phát huy giá trị
hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Quang. Điểm mới của đề tài luận văn ở chỗ, vận dụng quan điểm biện chứng
của chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật vận động, phát triển, phát huy, kế thừa,
giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số, tiếp cận nghiên cứu vấn đề hát
Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang,
đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của địa phương.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích
Trên cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa về
hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày trong quá trình phát triển, đề tài
khảo sát đánh giá thực trạng hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở
tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của
8
dân tộc Tày đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội hiện nay.
- Đối tượng nghiên cứu: Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình
bày ở trên, luận văn xác định đối tượng: nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giá
trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở Huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên
Quang đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hát Quan làng
trong lễ cưới của dân tộc Tày huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang và thực trạng
hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày trong khoảng thời gian từ năm
1986 đến nay. Đây là quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII
“Về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” của
địa phương.
4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
- Những luận điểm cơ bản:
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận của hát Quan làng trong lễ cưới của dân
tộc Tày (những khái niệm cơ bản, quan điểm nội dung, nguyên tắc bảo tồn và
phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày); giới thiệu khái
quát về dân tộc Tày ở Tuyên Quang và hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc
Tày
- Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ
cưới của dân tộc Tày trong thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của bảo tồn
và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày đáp ứng yêu
cầu phát triển.
- Những đóng góp mới của luận văn:
Về phương diện lý luận, luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về hát
Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày trong quá trình phát triển. Trên cơ
sở vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát
huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn
tỉnh Tuyên Quang luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản và thiết thực
nhằm kế thừa và phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa về hát Quan làng trong lễ
9
cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn
hiện nay.
Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng
làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các môn như Triết
học, Văn hoá học... có thể làm căn cứ đề xuất các giải pháp trong công tác
lãnh đạo, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của
dân tộc Tày ở địa phương.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và chính sách dân tộc đối
với các dân tộc thiểu số. Luận văn vận dụng quan điểm biện chứng để nghiên
cứu vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân
tộc Tày
Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứngvà chủ nghĩa
duy vật lịch sử, luận văn sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu của
các khoa học liên/đa ngành, như: lô gic – lịch sử, phân tích – tổng hợp, khái
quát hoá... kết hợp với các phương pháp khảo sát, thống kê ... để thực hiện các
yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 2 chương 4 tiết
10
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ HÁT QUAN LÀNG CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN
YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
Hát Quan làng là một hình thức văn hoá dân gian đặc sắc của dân tộc
Tày,trong đó có dân tộc Tày ở Huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Nó là
sản phẩm của quá khứ, hiện tại và vẫn còn khả năng phát triển trong tương
lai. Hát Quan làng là cái bóng, là sự khúc xạ hiện thực cuộc sống. Sự vận
động, phát triển của Hát Quan làng phụ thuộc vào sự phát triển của đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Nghiên cứu về Hát Quan làng , trước tiên phải
tìm hiểu những khái niệm có liên quan và cuộc sống của người Tày ở địa
phương. Đây là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu luận văn.
1.1. Cơ sở thực tiễn
1.1.1. Môi trường tự nhiên của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
"Con người sống dựa vào thiên nhiên, như thế nghĩa là tự nhiên là thân
thể của con người. Để tồn tại và phát triển con người phải ở trong quá trình
trao đổi với cơ thể đó"[3, tr.27]. Tự nhiên không những là môi trường sống,
mà còn là đối tượng để con người tác động, cải tạo sản xuất ra của cải vật
chất, phục vụ cho nhu cầu con người, phát triển xã hội và hình thành nên đời
sống văn hóa của mình. Như vậy, tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
văn hóa tinh thần của con người.
Yên Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, nằm
trong khoảng tọa độ địa lý: Từ 210 40’ đến 220 10’ Vĩ độ Bắc và 1050 10’ đến
1050 40’ Kinh độ Đông.
Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hóa;
11
- Phía Tây giáp huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái;
- Phía Nam giáp huyện Sơn Dương và huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ);
- Phía Đông giáp huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu thống kê đất đai tính đến
ngày 01/01/2012 là 113.242,26 ha. Trong đó:
Đất nông nghiệp:
102.595,71 ha;
Đất phi nông nghiệp:
9.041,85 ha;
Đất chưa sử dụng:
1.604,70 ha.
Bao gồm 31 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 30 xã). Trên địa
bàn huyện có các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 2;
Quốc lộ 2C; Quốc lộ 37 và tuyến đường thủy (Sông Lô - Sông Gâm - Sông
Phó Đáy). Yên Sơn là huyện nằm bao bọc thành phố Tuyên Quang (trung tâm
kinh tế - Văn hóa - Chính trị lớn nhất trong toàn tỉnh) nên các tuyến giao
thông chính thành phố Tuyên Quang đều đi qua địa bàn huyện. Đây là điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện tại và trong
những năm tới.
1.1.2.Địa hình, địa mạo của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
Địa hình của huyện Yên Sơn khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống
sông suối, đồi núi, thung lũng thành các kiểu địa hình khác nhau. Dạng địa
hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất là đỉnh Núi Là (xã Kim Phú và xã
Chân Sơn) có độ cao 550 m, độ dốc trung bình từ 20 - 25 0. Căn cứ vào điều
kiện địa hình, thủy văn ... huyện Yên Sơn được chia thành 3 vùng như sau:
- Vùng Thượng huyện: Gồm 6 xã: Quý Quân, Lực Hành, Xuân Vân,
Trung Trực, Kiến Thiết và Phúc Ninh;
12
- Vùng An toàn khu (ATK): Gồm 7 xã: Phú Thịnh, Đạo Viện, Trung
Sơn, Kim Quan, Trung Minh, Hùng Lợi và Công Đa;
- Vùng Trung và Hạ huyện: Gồm 18 xã, thị trấn: Chiêu Yên, Tân Tiến,
Tứ Quận, Tân Long, Thắng Quân, Lang Quán, Trung Môn, Chân Sơn, Thái
Bình, Kim Phú, Tiến Bộ, Mỹ Bằng, Phú Lâm, Hoàng Khai, Nhữ Hán, Nhữ
Khê, Đội Bình và Thị trấn Tân Bình.
Huyện Yên Sơn có dạng địa mạo như sau:
- Dạng địa mạo thung lũng gồm các xã ven sông Lô, sông Gâm và sông Phó
Đáy. Dọc các sông này có những thung lũng, bãi bồi không liên tục chịu ảnh hưởng
của phù sa và dốc theo chiều dòng sông. Vào mùa mưa thường bị ngập nước.
- Dạng địa mạo núi cao trên 500 m (khu vực Núi Là, Núi Nghiêm). Đất
đai vùng này chủ yếu để phát triển rừng phòng hộ bảo vệ đầu nguồn.
- Dạng địa mạo vùng đồi thấp dưới 300 m, phân bố ở phía Nam huyện.
Đất đai vùng này có nhiều đồi núi xen kẽ với các thung lũng hình lòng máng
phù hợp với nhiều loài cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lương thực.
Huyện Yên Sơn mang đầy đủ đặc điểm tự nhiên, thiên nhiên huyện
Yên Sơn là khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuần hoàn theo bốn mùa rõ rệt. Mùa hạ
nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô hanh giá lạnh. Độ ẩm trung bình trong
năm cao, nguồn nước dồi dào, lượng mưa lớn, mật độ sông suối tương đối
dày. tất cả tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ động, thực vật.
Thực vật nơi đây đa dạng phong phú với nhiều loại cây lấy gỗ, cây dược liệu.
Động vật ở đây có nhiều loại thú quý, nhiều loài được ghi vào sách đỏ Việt
Nam như gà lôi trắng, khỉ mặt khoang.... Tiếc rằng do nhiều nguyên nhân mà
nguồn tài nguyên đã bị suy giảm nghiêm trọng. Đến nay việc trồng, bảo vệ
rừng đã và đang được các cấp chính quyền quan tâm theo chính sách của
Đảng, Nhà nước đề ra.
Môi trường núi rừng tự nhiên đã giúp cho huyện Yên sơn tỉnh Tuyên
Quang có cái nôi vật chất nuôi sống đồng bào, đồng thời là đất mẹ sản sinh ra
13
một nền văn hóa miền núi đặc trưng, trong đó có hát Quan làng trong lễ cưới
của dân tộc Tày.
1.1.3. Môi trường xã hội của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
Xét trên bình diện khảo cổ học – lịch sử, với các bằng chứng khảo cổ
tìm được cho tới nay, tuy mới chỉ là bước đầu và còn ít ỏi, nhưng đã khẳng
định có mặt rất sớm của của dân tộc Tày cổ ở Tuyên Quang cũng như ở khu
vực Tây Bắc với nhiều câu chuyện dân gian được truyền miệng. Như chuyện
“Ông khổng lồ ở luỗng trò”. Xa xưa kể rằng Ông đã chọn vùng đất này để
làm ruộng. Những mỏm đá to lô nhô nằm ở giữa con suối, ở phía Đông của xã
Trung Trực huyện Yên Sơn là đàn châu của người khổng lồ ở đó. Như vậy
chính những người Tày cổ cùng với sự phát triển lịch sử, đã lao động cần cù
và đấu tranh không ngừng với thiên nhiên để sáng tạo ra nền văn hóa giàu sức
sống và đậm sắc thái bản địa, cũng như đóng góp trực tiếp vào nền văn minh
Đông Sơn – Văn Lang trong lịch sử Việt Nam.
Xét về nguồn gốc lịch sử, người Tày Tuyên Quang gồm 3 bộ phận là:
Bộ phận người tày cổ bản địa, bộ phận người tày gốc kinh ở miền xuôi lên
được bổ nhiệm làm quan, làm binh lính được điều lên đồn trú, hay lên làm
ăn..., bộ phận từ Quảng Tây Trung Quốc đến lập nghiệp (39,tr.14). Huyện
Yên Sơn Tuyên Quang có dân số là 83.784.000người ( năm 2010) [13, tr.10].
nơi đây có số lượng người tày cư trú đông ( ở các xã ATK, và thượng huyện)
chủ yếu thuộc người Tày cổ bản địa. Họ đã sáng tạo ra nghề nông nghiệp lúa
nước và xây dựng lên nền văn hóa truyền thống địa phương. Họ sống theo
gia đình. Các gia đình lại sống quần tụ với nhau tạo nên làng bản ở ven núi,
ven sông, ven suối. Bản có ít hoặc nhiều hộ gia đình, địa giới có thể dài, rộng
hàng cây số do địa hình chia cắt.
Xã hội phát triển do sự cộng cư và giao lưu văn hóa, giờ đây cư dân ở
huyện Yên sơn tỉnh Tuyên Quang còn có người Kinh, Dao, Sán Cháy, H
14
Mông, Nùng, Thái, Sán Dùi.... cùng sống. Trong đó có một bộ phận nhỏ khác
tộc đã chuyển hóa thành người Tày. Họ sống đoàn kết, thương yêu, tiếp thu
văn hóa của nhau và tạo nên đại gia đình các dân tộc anh em trên mảnh đất
thân yêu này.
Kinh tế huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang vẫn lấy nông nghiệp làm
chủ đạo, do địa hình thuộc vùng kinh tế còn khó khăn nên khả năng phát triển
về công nghiệp và dịch vụ còn nhiều hạn chế. Người Tày ở huyện Yên Sơn
tỉnh Tuyên Quang sống chủ yếu nhờ trồng trọt thu hái nông sản, sau nữa là
chăn nuôi, làm thủ công gia đình. Họ sống bằng nghề nông nhưng thạo một
nghề thủ công truyền thống như: đan lát, đan lưới, cất riệu....
Nếu trước đây, kinh tế của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh
Tuyên Quang là tự cung, tự cấp, thì ngày nay, họ sản xuất không những đáp ứng
đủ nhu cầu mà còn để trao đổi, mua bán. Những buổi chợ phiên được tổ chức
cách nhau 5 ngày thường thu hút rất đông người. Đồng bào đến chợ không chỉ
vì mục đích kinh tế mà còn đi chơi chợ, nhiều đôi trai gái đã nên vợ chồng sau
những buổi chợ phiên. Chợ phiên là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng
bào miền núi Tây Bắc nói chung và ở Tuyên Quang nói riêng.
Trong những năn gần đây từ năm 2010 tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng
phát triển kinh tế tại huyện Yên Sơn, trong đó kêu gọi các nhà đầu tư trực
tiếp vào huyện như tiến hành thăm dò khai thác các nguồn lợi khoáng sản
nhất là quặng sắt, thiếc.., đầu tư về chế biến nông lâm sản... nên nền kinh tế
huyện Yên Sơn có bước tiến vượt bậc, góp phần phát triển chung của tỉnh
Tuyên Quang.
Chính sự phát triển của môi trường xã hội, mà người dân tộc Tày ở
huyện Yên Sơn đã tiếp cận được những tinh hoa văn hóa của các dân tộc
khác dựa trên nền văn hóa truyền thống lâu đời để hình thành, củng cố, phát
triển văn hóa xã hội của dân tộc Tày nói chung, hát Quan làng nói riêng.
15
1.1.4. Đời sống văn hóa của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Người dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang có một đời
sống văn hóa vật chất khá đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. Về nhà ở, nhà sàn là
kiểu nhà truyền thống của dân tộc Tày. Ngày nay, một bộ phận người Tày ở
gần chợ và dọc trục đường giao thông còn xây dựng nhà đất, nhà sàn cải tiến
như nhà sàn bằng bê tông cốt thép. Nhưng nhìn chung, nhà sàn truyền thống
vẫn được ưa chuộng. Nhà sàn đã gắn với đời sống, nghi lễ, phong tục của
đồng bào dân tộc Tày.
Trước kia, họ thường xây dựng chuồng trại chăn nuôi ngay dưới gầm
nhà để dễ dàng chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. Ngày nay, do nhận thức tiến bộ
hơn, chuồng trại chăn nuôi được đồng bào tách khỏi khu ở. Đồng bào còn
xây dựng các công trình phụ khác: nhà kho, giếng nước, nhà vệ sinh tự hoại...
Về trang phục, xa xưa, người Tày mặc quần áo vải chàm, tự khâu lấy.
Ngày nay, quần áo dân tộc không còn phổ biến. Dân tộc Tày ăn mặc theo
kiểu thời trang phổ thông. Những đám cưới ăn mặc kiểu truyền thống đã dần ít
đi.
Người Tày có nghệ thuật ẩm thực khá phong phú. Bên cạnh những món
ăn truyền thống, họ còn sáng tạo thêm các món ăn hợp khẩu vị. Nhiều phụ nữ,
thầy cúng kiêng không ăn thịt trâu, bò, chó, mèo... cũng không đem những
thức ăn chế biến từ các loại thịt này cúng thánh thần, gia tiên, bởi họ coi đó là
đồ ăn uế tạp, hoặc do tâm lý không ăn thịt động vật nuôi có ích, gần gũi.
Đồ uống của người Tày cũng khá đa dạng. Ngoài nước đã đun, các loại chè
tự trồng và sao được, họ còn nấu, cất riệu để dùng trong các dịp lễ hội, tụ tập
sinh hoạt. Chè và riệu là hai thức uống phổ biến, sang trọng trong sinh hoạt
văn hoá Tày.
Người Tày rất coi trọng văn hoá tinh thần. Trong văn hoá ứng xử, đồng
bào trọng đạo nghĩa. Hầu hết mỗi dòng họ đều có gia phả, thứ bậc theo chi
16
nhánh, chứ không theo quan niệm ai sinh ra trước là anh, là chị. Con cái phải
hiếu nghĩa với cha mẹ, vợ chồng phải chung thuỷ sắt son, anh em phải thuận
hoà, đoàn kết. Hàng xóm, bạn bè cũng coi như người trong gia đình “tối lửa tắt
đèn có nhau”. Người Tày đã tiếp thu cái hay, cái đẹp trong đạo đức lễ giáo để
xây dựng văn hoá ứng xử của dân tộc mình.
Người Tày ở huyện Yên sơn tỉnh Tuyên Quang rất thích sinh hoạt tập
thể như vui chơi, ca hát. Họ hát Then, hát Lượn, hát đối đáp trong các dịp lễ hội,
văn nghệ quần chúng. Đám cưới hay đám ma đều có các bài ca nghi lễ.
Người Tày cũng có tiếng nói, từng có chữ viết riêng dùng trong giao tiếp
và sáng tác văn học nghệ thuật. Ngoài ra, Người Tày còn dùng tiếng phổ thông
"tiếng kinh" để tiện cho việc học tập, giao lưu, sản xuất hay trao đổi mua bán.
Do tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, dân tộc Tày ở huyện Yên
Sơn tỉnh Tuyên Quang đã hình thành cho cộng đồng của mình một nền văn hoá
phong phú, đậm bản sắc dân tộc. Hát Quan làng là một hình thức văn hóa tồn
tại từ bao đời nên dấu ấn của tự nhiên, xã hội, văn hóa được phản ánh khá rõ
trong các bài hát và chi phối sự tồn tại, phát triển của loại hình nghệ thuật
này. Cuộc sống hiện đại làm cho môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội có
nhiều thay đổi, Hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày cũng ít nhiều bị
biến đổi và mất dần đi các giá trị vốn có. Do đó, yêu cầu khôi phục, giáo dục ý
thức giữ gìn, phát triển bản sắc văn hoá dân tộc đang trở thành vấn đề cấp
thiết, đòi hỏi các cấp chính quyền và nhân dân địa phương phải cùng phối hợp
thực hiện.
* Nguồn gốc của hát Quan làng
Hát Quan làng là một loại hình hát đối đáp trong đám cưới của dân tộc
Tày được lưu truyền trong đời sống nhân dân qua nhiều thế hệ, qua nhiều
địa phương. Hát Quan làng không chỉ là hệ thống các bài nghi lễ đám cưới
của người Tày ở huyện Yên Sơn mà trong cả cộng đồng người dân tộc Tày. Cho
17
đến nay, khó có thể nhận định bài hát Quan làng nào có tác giả, bài nào do
sáng tác vô danh, bài nào xuất hiện ở địa phương nào đầu tiên. Vậy nên tìm
hiểu nguồn gốc hát Quan làng ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang cũng
chính là tìm hiểu thời gian, hoàn cảnh ra đời của hát Quan làng nói chung.
Có giai thoại về nguồn gốc hát Quan làng lưu truyền ở Cao Bằng như
sau: Lê Thế Khanh (không rõ người thời nào) là một người Tày ở Thạch Lâm Cao Bằng, khi còn trẻ đã từng về học ở Kinh đô Giao Châu. Sau này, ông mở
lớp để dạy chữ Hán ở nhiều nơi. Học trò của ông rất đông. Bên cạnh việc
dạy chữ, ông còn ghi chép lại các lời vấn đáp giữa hai nhà trong đám cưới
rồi sửa chữa, biên soạn thành thơ để dạy cho học trò. Ngoài hát đám cưới, ông
còn dạy các phong tục tập quán, nghi lễ khác. Trong các tài liệu nghiên
cứu chuyên sâu về hát Quan làng chưa chỉ ra thời gian hát Quan làng xuất
hiện. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn thế hệ cao niên sinh sống ở huyện Yên
Sơn: “Hát Quan làng xuất hiện tại địa phương từ khi nào?” Không ai đưa ra câu
trả lời có căn cứ khoa học. Các câu trả lời chúng tôi nhận được rất khái quát
chung chung: “Hát Quan làng có từ lâu lắm rồi!”
Tuy chưa thể đưa ra năm chính xác, nhưng qua nội dung và hình
thức các bài hát Quan làng , chúng tôi tán thành phỏng đoán: Hát Quan
làng chỉ ra đời vào thời kì chế độ kinh tế cá thể đã phát triển khá cao, chế
độ hôn nhân một vợ một chồng đã thịnh hành trong xã hội. Ở thời kì này,
địa bàn hôn nhân đã được mở rộng, tức là thanh niên ở các địa phương khác
nhau có thể tìm hiểu và kết hôn. Tất nhiên việc cưới xin này chủ yếu do
cha mẹ và họ hàng hai bên thỏa thuận, xếp đặt.
Theo lời ông Ma Văn Quý ở thôn Đồng Ho - xã Trung Trực huyện Yên
Sơn tỉnh Tuyên Quang phỏng đoán: Hát Quan làng ở địa phương xuất hiện
từ thế kỷ XV - XVII. Khi còn nhỏ ông đã được nhìn thấy bản ghi chép hát
Quan làng bằng tiếng Nôm Tày của ông nội mình. Nhưng do chưa có ý thức
18
bảo tồn và qua thời gian bản ghi chép này đã bị thất lạc. Ông Ma Văn Đức nguyên phó giám đốc sở văn hóa thông tin tỉnh Tuyên Quang với những tìm hiểu
của cá nhân cũng tán thành phỏng đoán này.
* Quá trình phát triển
Căn cứ vào các tài liệu nghiên cứu đầu tiên đề cập tới hát Quan
làng , tức là bài viết “Dân ca đám cưới Tày - Nùng” của nhà sưu tầm Vi
Quốc Bảo đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 3 - 1971, cuốn Dân ca
đám cưới Tày - Nùng do Nông Minh Châu sưu tầm, biên soạn, dịch thuật,
NXB Việt Bắc, ấn hành năm 1973, có thể khẳng định: Hát Quan làng đã ra
đời và phát triển cực thịnh trước thập niên 70 của thế kỷ XX. Qua tìm hiểu
trong đời sống dân gian ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang và lưu ý tới hai
sự kiện lịch sử quan trọng, đó là chiến tranh chống Pháp từ 1945 - 1954, chiến
tranh chống Mĩ từ 1954 - 1975, chúng tôi mạnh dạn đưa ra phỏng đoán cụ thể
hơn về quá trình phát triển của hát Quan làng như sau:
Trước 1945, hát Quan làng đã ra đời, tuy nhiên phạm vi, quy mô diễn
xướng còn manh mún, nhỏ lẻ. hát Quan làng chỉ có thể được diễn xướng trong
các đám cưới ở những gia đình có địa vị cao trong xã hội. Vì chỉ những gia đình
này mới có đủ điều kiện về kinh tế để tổ chức một đám cưới có hát Quan làng .
Từ 1945 đến những năm 1970, đồng bào Tày hăng hái hòa chung
với không khí chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước của đại dân tộc, hát
Quan làng ít có điều kiện diễn xướng trong đời sống. Hát Quan làng phát
triển cực thịnh, được diễn xướng phổ biến từ khoảng những năm 70 đến
nửa cuối thập niên 90 của thế kỉ XX. Đặc biệt là từ sau năm 1982, do
thấm nhuần tinh thần văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V về việc
khẳng định vị trí, vai trò của văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số trong
nền văn hóa Việt Nam, các nhà nghiên cứu văn hóa Tày tiếp tục đẩy
mạnh công cuộc sưu tầm, nghiên cứu hát Quan làng . Dân ca đám cưới
19