Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Khóa luận quản trị văn phòng: XÂY DỰNG mô HÌNH văn PHÒNG XANH tại TRUNG tâm DỊCH vụ VIỆC làm THANH NIÊN TỈNH bắc NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.09 KB, 72 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết để lựa chọn đề tài.....................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................2
3. Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................3
5. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................4
6. Mục đích nghiên cứu:......................................................................................................4
7. Cấu trúc của đề tài:..........................................................................................................4

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH VĂN PHÒNG XANH.............5
1. “Văn phòng xanh” là gì?.................................................................................................5
2. Bản chất của “Văn phòng xanh”.....................................................................................5
3. Mục đích, vai trò và ý nghĩa của Văn phòng xanh.........................................................8

Chương II: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH VĂN PHÒNG XANH TẠI
TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM THANH NIÊN TỈNH BẮC NINH..10
I. Giới thiệu Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh...............................10
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc
Ninh...................................................................................................................................10
2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên
tỉnh Bắc Ninh....................................................................................................................12
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh.. .12
2.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh.............12
II. Lý do xây dựng mô hình Văn phòng xanh tại Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên
tỉnh Bắc Ninh....................................................................................................................13
1. Xây dựng mô hình Văn phòng xanh tại Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh
Bắc Ninh...........................................................................................................................13
1.1. Xây dựng mô hình Văn phòng xanh giải pháp tiết kiệm tài nguyên năng lượng hiệu
quả.....................................................................................................................................13


1.2 Nghiên cứu các mô hình năng lượng đã có.................................................................14
1.2.1. Mô hình tiết kiệm điện của tòa nhà HITC..............................................................14
1.2.2. Mô hình tiết kiệm năng lượng điện trong ngành thủy sản......................................15
2. Thiết kế không gian xanh..............................................................................................16
2.1. Phong thủy xanh.........................................................................................................16
2.2. Không gian xanh........................................................................................................17
2.3. Trồng cây xanh...........................................................................................................18
2.3.1. Tầm quan trọng cây xanh văn phòng......................................................................18
2.3.2. Trồng cây xanh văn phòng......................................................................................19
2.3.3. Bài trí cây xanh văn phòng.....................................................................................21
2.3.4. Chăm sóc cây xanh – làm đẹp văn phòng...............................................................21
3. Quản lý Văn hóa xanh...................................................................................................21
3.1. Đồng phục xanh.........................................................................................................22
3.2. Văn hóa xanh.............................................................................................................23
4. Quy tắc xanh.................................................................................................................24
5. Quản lý rác thải.............................................................................................................26
5.1. Tác hại của rác văn phòng..........................................................................................26
5.2. Xử lý rác văn phòng...................................................................................................27


III. Xây dựng mô hình văn phòng Xanh tại Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh
Bắc Ninh...........................................................................................................................27
1. Xây dựng mô hình Văn phòng xanh theo tiêu chuẩn của Chương trình Văn phòng
xanh do tổ chức WWF cung cấp.......................................................................................27
2. Các bước xây dựng chương trình xanh tại Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh
Bắc Ninh...........................................................................................................................29
2.1. Khởi động...................................................................................................................29
2.2. Lập kế hoạch..............................................................................................................30
2.3. Đề xuất và đánh giá các phương án...........................................................................30
2.4. Thực hiện giải pháp....................................................................................................30

2.5. Kiểm tra và đánh giá..................................................................................................31
2.6. Duy trì........................................................................................................................31

Chương III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ..................................32
I. Thực trạng ứng dụng mô hình Văn phòng xanh............................................................32
1. Thực trạng ứng dụng mô hình Văn phòng xanh trên thế giới.......................................32
2. Thực trạng ứng dụng mô hình Văn phòng xanh tại Việt Nam......................................32
II. Đề xuất, kiến nghị........................................................................................................34
1. Đề xuất, kiến nghị chung..............................................................................................34
1.1. Mua sắm những vật dụng thân thiện với môi trường.................................................34
1.2. Tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải, tái chế hợp lý........................................35
1.3. Sử dụng năng lượng hiệu quả....................................................................................37
1.3.1. Sử dụng tiết kiệm điện............................................................................................37
1.3.2. Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu...........................................................................38
1.4. Giảm lượng khí thải, chất thải....................................................................................39
1.4.1. Sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm lượng khí thải từ các phương tiện di chuyển.
...........................................................................................................................................39
1.4.2. Xử lý rác thải hợp lý, giảm lượng chất thải từ các vật liệu, nguyên liệu trong hoạt
động văn phòng.................................................................................................................40
1.5. Giới thiệu về chương trình Văn phòng xanh..............................................................41
1.6. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về mô hình Văn phòng xanh................................42
2. Đề xuất, kiến nghị dối với Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh.....44
2.1. Thực trạng triển khai mô hình Văn phòng xanh tại Trung tâm dịch vụ việc làm
Thanh niên tỉnh Bắc Ninh.................................................................................................44
2.1.1. Thực trạng các chương trình về môi trường...........................................................44
2.1.2. Thực trạng các chương trình về sử dụng năng lượng hiệu quả và sử dụng tiết kiệm.
...........................................................................................................................................46
2.1.3. Thực trạng sử dụng các nguồn vật liệu...................................................................47
2.2. Đề xuất giải pháp, kiến nghị đối với Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh
Bắc Ninh...........................................................................................................................48

2.2.1. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả.......................................................48
2.2.2. Đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả...................................................49
2.2.3. Đề xuất giải pháp sử dụng các tài nguyên văn phòng hiệu quả..............................52
2.2.4. Đề xuất giải pháp xây dựng không gian văn phòng theo mô hình Văn phòng xanh.
...........................................................................................................................................53

KẾT LUẬN........................................................................................................56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................58
PHỤ LỤC...........................................................................................................60


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết để lựa chọn đề tài.
Những năm cuối thế kỉ 20 và thập niên đầu của thế kỉ 21 đã chứng kiến
nhiều biến động cả về kinh tế, chính trị cũng như trên nhiều phương diện khác
của đời sống xã hội. Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm bộc lộ những mâu
thuẫn, rủi ro khó lường của các mô hình kinh tế hiện tại và chúng đã tác động
không hề nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế bền vững. Phát triển kinh tế xanh
trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang được một số quốc gia ưu tiên lựa chọn. Với
Việt Nam, được dự báo là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng
nặng nề của biến đổi khí hậu, vấn đề xây dựng nền kinh tế xanh lại càng trở nên
cấp thiết hơn. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị đe dọa nghiêm trọng nếu
con người không biết sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả, nhất là những nguồn
năng lượng như: than đá, dầu khí, nước,… đang ngày càng trở nên ô nhiễm và
cạn kiệt. Chính vì vậy, cần đòi hỏi các nhà khoa học, những nhà nghiên cứu đề
ra một giải pháp mới tối ưu hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn trên. Trong quy
mô đề tài này, tôi xin đề cập đến những mô hình “Văn phòng xanh” thân thiện
môi trường tại một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mô hình “Văn phòng
xanh”là một mô hình đem lại lợi ích cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như
tiết kiệm chi phí tiêu hao năng lượng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tiết

kiệm trong nhân viên và nâng cao hình ảnh của cơ quan, doanh nghiệp. Đồng
thời, góp phần đem lại lợi ích cho toàn cầu trong việc tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, giảm hiệu ứng nhà kính.
Bên cạnh đó việc tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất xây dựng mô hình “Văn
phòng xanh” đối với Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh sẽ
giúp Trung tâm có những bước đi đổi mới trong công tác hiện đại hóa văn
phòng. Là một Trung tâm mới và năng động, việc áp dụng mô hình “Văn phòng
xanh” hiện đại phần nào góp phần quảng bá và xây dựng hình ảnh cho cơ quan,
giảm thiểu được những chi phí trong việc tiêu hao năng lượng tại Trung tâm.
Ngoài ra, áp dụng mô hình “văn phòng xanh” hiện đại tại Trung tâm là một
bước tiến vượt bậc, nếu áp dụng thành công sẽ trở thành một trong những tổ
1


chức đầu tiên áp dụng thành công mô hình hiện đại này tại Việt Nam và cũng là
tổ chức đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh đi tiên phong với mô hình này.
Có thể nói, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của Văn phòng
là một trong những công tác gây nhiều tranh luận và tốn nhiều chi phí nhất của
mỗi cơ quan, tổ chức. Đã đến lúc sự ra đời của mô hình “Văn phòng xanh” hiện
đại phát huy vai trò của mình là Xây dựng văn phòng tương lai: Hiệu quả - Tiết
kiệm – Thân thiện – Bền vững.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: Văn phòng Trung Tâm Tư vấn việc làm Thanh niên Tỉnh Bắc
Ninh
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các mô hình văn phòng
xanh được xây dựng từ năm 1997 đến nay, cùng một số thông tin tham khảo.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Tình hình nghiên cứu trên thế giới: Mô hình “Văn phòng xanh” đã được
triển khai tại nhiều nước trên thế giới như Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh,
Úc, Singapore bởi những lợi ích mà nó đem lại cho các cơ quan, tổ chức.

Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam: Tại Việt Nam hiện nay
mô hình “Văn phòng xanh” vẫn là vấn đề khá mới mẻ. Một phần bởi Văn phòng
xanh chưa được sự quan tâm thỏa đáng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Hiện nay, các mô hình “văn phòng xanh” tại Việt Nam mới chủ yếu xuất hiện từ
các doanh nghiệp liên doanh, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như: Công ty
Conforama IHTM, Công ty Toyota Motor Việt Nam, Đại sứ quán Anh, Đại sứ
quán Phần Lan, Công ty TANNER, Công ty Unilever, Công ty Tường Phát,
Công ty TRG International, Công ty Honda Việt Nam, Tập đoàn FPT… Do đó,
việc giới thiệu những giải pháp về mô hình “Văn phòng xanh”, quảng bá chúng
tới các cơ quan, tổ chức, tới cộng đồng là việc làm vô cùng cần thiết.
Nhiều chương trình, giải thưởng khuyến khích các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp trở nên “xanh” hơn, như “Giải thưởng Doanh nghiệp Xanh”; Cuộc
thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” và Cuộc thi “Quản lý năng lượng trong công
nghiệp và tòa nhà” đã được tổ chức trên cả nước với mục tiêu thúc đẩy thực hiện
2


các biện pháp quản lý năng lượng một cách sáng tạo nhằm sử dụng năng lượng
tiết kiệm, tăng hiệu quả kinh doanh và hướng tới một nền kinh tế xanh, thân
thiện với môi trường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
Cũng đã có một số nghiên cứu được đưa ra và nhắc đến mô hình “Văn
phòng xanh” như:
1. Nguyễn Mạnh Cường (2013). Chương trình văn phòng xanh – một xu
hướng mới của các văn phòng hiện đại tại Việt Nam. Tạp chí Tổ chức Nhà
nước,1.
2. L.B.N (2013). Tổng quan về văn phòng xanh. Thông tin khoa học và
công nghệ tỉnh Sóc Trăng,1,18-20.
3. Công ty Taner (2012). Dịch vụ tư vấn “Văn phòng xanh”. Thành phố
Hồ Chí Minh.
4. Đại sứ quán Phần Lan (2008). Chương trình “Văn phòng xanh” ở Đại

xứ quán Phần Lan. Hà Nội, tháng 3 năm 2008.
Cùng một số tài liệu tham khảo khác..
Trên thực tế mô hình “Văn phòng xanh” ở Việt Nam còn khá là mới mẻ,
do vậy chưa có nhiều công trình nghiên cứu mang tầm cỡ. Do đó, đây là một
trong những lĩnh vực nghiên cứu mới nhằm đánh giá về cơ sở lý luận, cũng như
quá trình triển khai, từ đó đưa ra các giải pháp để thực hiện có hiệu quả mô hình
“Văn phòng xanh” tại Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập thông tin;
Phương pháp xử lý thông tin:
Phương pháp khảo sát thực tế nhằm khảo sát tình hình áp dụng của mô
hình để thấy được tính cấp thiết của đề tài.
Phương pháp thống kê nhằm liệt kê những cải tiến trong mô hình văn
phòng xanh, liệt kê các số liệu mức độ hiệu quả của một số văn phòng sau khi
mô hình văn phòng xanh được áp dụng.
Phương pháp so sánh nhằm chỉ ra những khác biệt của một văn phòng
trước và sau khi áp dụng mô hình.
3


Phương pháp phân tích nhằm chỉ rõ vai trò của mô hình xanh đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam, cũng như trong công tác bảo vệ môi
trường.
Phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp, đánh giá và đưa ra giải pháp xây
dựng hiệu quả mô hình Văn phòng xanh tại Việt Nam nói chung và tại Trung
Tâm dịch vụ việc làm Thanh Niên tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
5. Mục tiêu nghiên cứu.
- Mục tiêu chung:
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về mô hình văn phòng xanh;
+ Đánh giá tình hình thực tiễn về văn phòng tại cơ quan;

+ Nghiên cứu đề xuất xây dựng một mô hình văn phòng xanh hiệu quả tại
cơ quan TT Tư vấn việc làm Thanh Niên – Tỉnh đoàn Bắc Ninh;
- Mục tiêu riêng:
+ Hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp
+ Hoàn thiện khả năng hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm trong công tác Văn
phòng cơ quan;
6. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài này, ngoài mục đích tìm hiểu về cơ sở lý luận về mô hình “Văn
phòng xanh”, đề tài sẽ giới thiệu và quảng bá Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh
niên tỉnh Bắc Ninh đến với độc giả.
Đồng thời, trên cơ sở những nhận thức có được để đưa những giải pháp
kiến nghị, đề xuất phù hợp nhằm xây dựng một Trung tâm hiện đại, văn minh,
lịch sự.
7. Cấu trúc của đề tài:
MỞ ĐẦU
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH VĂN PHÒNG XANH
Chương II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH VĂN PHÒNG XANH TẠI
TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM THANH NIÊN TỈNH BẮC NINH
Chương III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
4


Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH VĂN PHÒNG XANH
1. “Văn phòng xanh” là gì?
Ngày nay có nhiều thuật ngữ được sử dụng để nói về văn phòng hiện đại
như: “E- office” (Văn phòng điện tử), “Văn phòng chia sẻ”, “Văn phòng ảo”,
“Văn phòng mở”, “Văn phòng không bút” vv. Mỗi thuật ngữ đều phản ánh các
phương pháp, phương tiện, mục đích khác nhau để nhằm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của văn phòng. Gần đây, xuất hiện thêm một thuật ngữ “Chương

trình Văn phòng xanh” (Green Office) do tổ chức WWF phát động.
Mặc dù đã được triển khai thành công ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới
nhưng mô hình “Văn phòng xanh” vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Trong bối
cảnh mà vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu đang trở nên bức thiết, mô hình
“văn phòng xanh” là một mô hình đáng để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Việt lưu tâm. Bà Trần Minh Hiền, giám đốc WWF Chương trình Việt Nam cho
biết: “Sự quan tâm ngày càng nhiều tới môi trường đã thay đổi cách nhìn của
các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp đối với thế giới. Cùng với khách hàng, đối
tác, nhân viên và gia đình của mình, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận
ra rằng bảo vệ môi trường là mối quan tâm của mỗi người, và là trách nhiệm của
tất cả mọi người phải hành động để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên quý
giá và cũng là để bảo vệ trái đất, cho sự tồn tại của chúng ta và các thế hệ mai
sau”.
2. Bản chất của “Văn phòng xanh”.
Để tìm được một định nghĩa chính xác cho mô hình “Văn phòng xanh”
không phải là một điều dễ dàng. Văn phòng xanh là sáng kiến về một mô hình
văn phòng vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm chi phí vận hành,
tránh lãng phí cho doanh nghiệp, ở đó doanh nghiệp và xã hội cùng chia sẻ lợi
ích, cùng chung tay bảo vệ môi trường sống.
Từ những thay đổi rất đỗi giản đơn trong văn phòng như: giảm tiêu thụ
năng lượng (điện) và các nguồn tài nguyên (nước, giấy); thiết kế nội thất văn
phòng để lợi dụng ánh sáng tự nhiên và đảm bảo lưu thông không khí; lựa chọn
5


các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu khi đi làm và giao dịch hàng ngày; chọn
mua các sản phẩm và thực phẩm thân thiện với môi trường tới việc xây dựng hệ
thống tái chế và tái sử dụng; sử dụng các nguồn năng lượng xanh, xây dựng ý
thức xanh cho toàn bộ nhân viên. Việc tiết kiệm năng lượng trong các văn phòng
sẽ giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ, giảm lượng phát thải nhà kính do việc

sản xuất điện, cứu những cánh rừng … và giảm chi phí vận hành cho các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cũng cần phần biệt giữa “Văn phòng xanh”, “Doanh nghiệp
xanh” và “Công trình xanh”. Mỗi khái niệm hướng tới một mục tiêu khác nhau
trong việc tiết kiệm các nguồn lực và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Văn
phòng xanh không đơn thuần là văn phòng sơn màu xanh mà mô hình Văn
phòng xanh hướng đền cách thức vận hành văn phòng hiệu quả, tiết kiệm;
Doanh nghiệp xanh hướng đến cải tiến các quy trình sản xuất, cải tiến công
nghệ, cách thức sản xuất ra những sản phẩm thân thiện với môi trường; Còn
Công trình xanh lại hướng đến những thay đổi trong thiết kế, xây dựng, vận
hành và bảo trì, để các tòa nhà đạt được các mục tiêu về năng lượng, tài nguyên
tối ưu. Tuy nhiên nói một cách chung nhất thì mô hình Văn phòng xanh là sáng
kiến để giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, thay đổi nhằm cải tiến cách
thức vận hành và quản lý văn phòng để giảm tác động tiêu cực lên môi trường,
đồng thời giúp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giảm chi phí do lãng phí.
Mô hình Văn phòng xanh (Green Office) được phát triển vào năm 1997
tại Phần Lan do tổ chức World Wide Fund for nature (WWF) – Tổ chức Quỹ
Quốc tế bảo vệ thiên nhiên là một tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới về bảo
vệ thiên nhiên. Tên cũ là Quỹ động vật hoang dã thế giới hoặc Quỹ Bảo vệ Đời
sống Thiên nhiên Thế giới (World Wildlife Fund). Được thành lập ngày 11
tháng 9 năm 1961 tại Thụy Sĩ, hiện nay tổ chức WWF đã có chi nhánh tại 59
quốc gia trên thế giới. Mục đích hoạt động của tổ chức nhằm làm giảm bớt sự
tàn phá, hủy hoại thiên nhiên do con người gây ra trên toàn cầu, xây dựng một
môi trường, trong đó con người bảo vệ, chăm sóc và sống hòa đồng cùng thiên
nhiên. WWF đã tài trợ cho khoảng 12.000 dự án trên 153 quốc gia để chuyển
6


một triệu rưỡi kilomet vuông diện tích thành vườn quốc gia. Trên thế giới hiện
có khảng 4000 nhân viên thuộc trên 100 quốc gia đang hoạt động trong khoảng

300 khu vực địa lý được bảo vệ. Năm 2006, hơn 5 triệu người trên thế giới đã
ủng hộ tài chính, với số tiền quyên góp lên đến 374 triệu Euro, sử dụng cho các
mục đích bảo vệ thiên nhiên. Nhờ đó, năm 2006 đã triển khai 2000 dự án bảo vệ
thiên nhiên và môi trường. Năm 2007, tổ chức WWF tổ chức phát động xây
dựng mô hình văn phòng xanh tại Việt Nam. Mô hình văn phòng xanh là một
mô hình gọn nhẹ áp dụng cho mọi loại hình văn phòng. Chưa có định nghĩa rõ
ràng về mô hình văn phòng xanh, nhưng nếu hiểu theo mục tiêu hoạt động thì
mô hình này được xây dựng để giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể
tham gia như một phần giải pháp cho việc bảo vệ môi trường. Các thành viên
Văn phòng xanh sẽ có khả năng tiết kiệm chi phí cho việc sử dụng vật liệu và
năng lượng, giảm thiểu sự lãng phí để tăng thêm lợi nhuận thông qua cách quản
lý các hoạt động trọng văn phòng. Ngoài ra cũng giúp cắt giảm việc thải ra khí
cacbon dioxide gây hiệu ứng nhà kính. Song song với việc chung tay bảo vệ môi
trường, tham gia vào mô hình văn phòng xanh cũng giúp các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp nâng cao nhận thức của từng nhân viên trong việc tiết kiệm nguồn
tài nguyên tự nhiên, để không chỉ áp dụng ngay tại văn phòng mà còn áp dụng
trong cuộc sống hằng ngày của nhân viên.
Lợi ích đem lại từ việc tham gia vào mạng lưới Văn phòng xanh không
chỉ nằm ở việc góp phần bảo vệ môi trường và thể hiện trách nhiệm đối với xã
hội, mà còn có những lợi ích nhất định được WWF cung cấp cho các thành viên
Văn phòng xanh. Theo thông tin từ Website chính thức của WWF, các thành
viên sẽ nhận được sự hỗ trợ trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, có khá nhiều lợi
ích về phía cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như: Sẽ tiết kiệm được chi phí từ
việc sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu; quảng bá hình ảnh của doanh
nghiệp; có cơ hội được hợp tác với một trong những tổ chức nổi tiếng để thể hiện
trách nhiệm với môi trường. Chứng nhận Văn phòng xanh sẽ được cấp chỉ với
những yêu cầu đơn giản, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vẫn sử dụng hệ thống
quản trị môi trường (EMS) của mình và thỏa mãn những kiểm định của WWF,
7



sau đó khi thành viên của Văn phòng xanh có toàn quyền sử dụng logo Green
Office cho bất kì hoạt động Marketing nào để chứng tỏ với khách hàng về “sự
xanh” của công ty, từ đó tạo sự tin tưởng, uy tín đối với khách hàng mục tiêu.
Sau 18 năm hoạt động, hiện nay chương trình mô hình Văn phòng xanh
đang được áp dụng trên hơn 100 nước, ngay tại Phần Lan hiện đã có 185 tổ chức
tham gia và có 532 văn phòng đạt tiêu chuẩn chứng nhận mô hình Văn phòng
xanh (Green Office) – (theo số liệu thống kê ngày 17 tháng 10 năm 2013 từ
Website World Wide Fund Finland.). Mô hình Văn phòng xanh được đưa vào
Việt Nam thực hiện bởi WWF từ năm 2007, thành viên đầu tiên là Đại sứ quán
Phần Lan (Được WWF cấp chứng chỉ vào ngày 13/3/2008 – tham gia từ tháng
9/2007), tiếp theo là công ty Conforama IHTM, Công ty Toyota Motor Việt
Nam, Đại sứ quán Anh, Công ty OUT-2 Design,.. Cho đến nay, đã có hơn 10
thành viên chính thức. Theo bà Nguyễn Thanh Thúy, điều phối viên chương
trình Văn phòng xanh tại Việt Nam: “để trở thành thành viên của chương trình,
không có điều kiện nhất định nào cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, chỉ cần
điền thông tin vào phiếu đăng kí và đóng phí theo quy mô nhân viên. Nhưng để
được cấp chứng chỉ hằng năm thì các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải tuân
thủ 8 tiêu chí được đề cập trên Website của WWF và WWF sẽ tổ chức kiểm tra
thường xuyên để đảm bảo việc thực hiện của thành viên Green Office”.
3. Mục đích, vai trò và ý nghĩa của Văn phòng xanh.
Năm 2007, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) đưa mô hình Văn
phòng xanh thí điểm ứng dụng tại Việt Nam, tuy nhiên chưa được các cơ quan,
tổ chức và doanh nghiệp quan tâm nhiều. Tuy nhiên với mục đích ban đầu đó là
vấn đề môi trường; sau đó mới đến vấn đề tài chính và thương hiệu. Gắn liền với
các chương trình hành động của mình… mô hình văn phòng xanh đang dần
chứng tỏ sự ưu việt của mình đối với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Mô hình “Văn phòng xanh” nếu được triển khai sẽ giúp cho các cơ quan,
tổ chức những lợi ích trước mắt và lâu dài:
- Một là, góp phần làm giảm tối đa những tác động tiêu cực đối với môi

trường.
8


Với những nội dung quy định cụ thể và những hành động thiết thực tại
các cơ quan, văn phòng sẽ làm giảm việc tiêu hao năng lượng điện, xăng dầu,
tiết kiệm giấy, mực, văn phòng phẩm, túi nilon, giảm dần lượng rác thải từ công
sở ..v.v góp phần đáng kể những tác động tiêu cực tới môi trường.
- Hai là, góp phần giúp các cơ quan tiết kiệm được đáng kể những chi
phí do lãng phí bằng những hành động cụ thể.
Một minh chứng cụ thể cho việc tham gia vào mô hình Văn phòng xanh
từ công ty Tanner Việt Nam cho thấy những kết quả rất đáng khả quan:
+ Giảm thiểu lượng tiêu thụ điện đạt 16%
+ Giảm tiêu thụ nước đạt 12%
+ Giảm tiêu thụ giấy đạt 50%
+ Sử dụng các phương tiện công cộng tăng 21%
+ Xây dựng và thực hiện đánh giá thành tích thi đua cá nhân, có sự tham
gia đầy đủ của tất cả các nhân viên công ty.
- Ba là, triển khai chương trình sẽ tạo dựng một hình ảnh xanh - sạch đẹp của cơ quan, tổ chức và nâng cao uy tín đối với cộng đồng. Bởi vì Chương
trình này đề ra nhiều quy tắc cam kết của cơ quan, tổ chức thực hiện tính bền
vững nhằm giảm thiểu những tác động tới môi trường. Điển hình cho sự thành
công này là các cơ quan thuộc khối doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ:
Công ty Honda Việt Nam, Tập đoàn FPT, Trung tâm Phát triển Nông thôn bền
vững SRD.
- Bốn là, triển khai chương trình góp phần nâng cao ý thức của toàn thể
đội ngũ cán bộ, nhân viên bảo vệ môi trường từ những cuộc vận động và những
việc làm hiệu quả, thiết thực.

9



Chương II: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH VĂN PHÒNG XANH TẠI
TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM THANH NIÊN TỈNH BẮC NINH
I. Giới thiệu Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm dịch vụ việc làm
Thanh niên tỉnh Bắc Ninh.
Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh
Địa chỉ: Đường Lý Thái Tổ - phường Ninh Xá - thành phố Bắc Ninh
Điện thoại: (0241) 3 854 777
Email:
Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh được thành lập
theo Quyết định số 429/QĐ-UBND ngày 08/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Ninh. Kể từ cuối năm 2006, mô hình Sàn giao dịch việc làm đã được áp
dụng ở Bắc Ninh – một trong những địa phương có tốc độ công nghiệp hóa
nhanh. Vì thế, Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh sớm khẳng
định được vị thế và vai trò của mình trong những ngày đầu thành lập. Với mô
hình mới, Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh được Bộ Lao
động thương binh & Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh quan tâm. Trung
tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh được thành lập và trở thành địa
chỉ đáng tin cậy của các doanh nghiệp và người lao động địa phương trong lĩnh
vực lao động và việc làm.
Từ năm 2008 đến nay, Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên đã nỗ lực
đẩy mạnh tiếp xúc với các doanh nghiệp đang đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhằm
tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên. Đã có trên 60
doanh nghiệp thông báo tuyển dụng lao động mới với tổng số đơn đặt hàng lên
đến trên 300 lao động/năm. Điển hình như Công ty TNHH Samsung Việt Nam,
Công ty TNHH Dreamtech, Công ty TNHH Nokia Việt Nam, Công ty GIC
LAND, ……
Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên đã tổ chức “Hành trình Tư vấn,
định hướng nghề nghiệp” cho hơn 50.000 Đoàn viên thanh niên khối THPT tại

10


các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh. Cung cấp các thông tin mới nhất về
khuynh hướng thị trường lao động trong và ngoài nước, định hướng cách chọn
nghề nghiệp trong tương lai. Trung tâm thường xuyên tổ chức tư vấn cho người
lao động tại Văn phòng tư vấn Trung tâm và tư vấn trên Website của Trung tâm.
Ngoài ra, Trung tâm phối hợp với tổ chức Đoàn các xã, phường, thị trấn triển
khai thông tin về nghề nghiệp việc làm và tuyển dụng lao động tới hàng trăm
các thôn, khu phố toàn tỉnh. Qua đó, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên và
người lao động đến với Trung tâm.
Đến cuối năm 2013, Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh Bắc
Ninh đã tổ chức tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho trên 45.000 thanh niên và
người lao động.
Bên cạnh nhiệm vụ tư vấn nghề nghiệp Trung tâm cũng chú trọng đẩy
mạnh công tác giới thiệu việc làm cho người lao động.
Đón đầu những cơ hội trong bước phát triển mới của kinh tế tỉnh nhà,
Trung tâm đã chủ động liên hệ với những doanh nghiệp lớn mới đi vào hoạt
động như công ty TNHH Nokia Việt nam,... và ký kết được hơn 3.000 đơn đặt
hàng tuyển dụng lao động.
Đặc biệt, hoạt động tư vấn giới thiệu lao động đi làm việc tại nước ngoài
đã đạt được những dấu ấn quan trọng, khẳng định những bước trưởng thành
quan trọng vượt bậc của Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh.
Chỉ trong năm 2013 Trung tâm đã triển khai hoạt động tuyên truyền xuất khẩu
lao động cho hơn 500 Đoàn viên thanh niên trong toàn tỉnh và các tỉnh lân cận,
trong đó có hơn 100 bạn trúng tuyển, đã và đang làm các thủ tục xuất cảnh.
Những thành công đó đã dần tạo nên uy tín và thương hiệu của Trung tâm dịch
vụ việc làm thanh niên tỉnh đối với người lao động.
Đặc biệt, Trung tâm ký hợp đồng với Sở Lao động Thương binh và Xã
hội, Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh mở 160 lớp nghề cho 5000

Đoàn viên Thanh niên và người lao động.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh những kiến
thức và những kỹ năng quản trị doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các giải pháp
11


phát triển doanh nghiệp theo hướng bền vững; Trung tâm giới thiệu việc làm
thanh niên tỉnh tổ chức được 10 lớp bồi dưỡng “Quản trị nhân sự”, “Khởi sự
doanh nghiệp” cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, Trung
tâm liên tục mở các lớp đào tạo tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn tại trung tâm.
2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc
làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh.
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên
tỉnh Bắc Ninh.
Căn cứ Quyết định số 429/QĐ-UBND ngày 08/10/2014 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Ninh về việc Thành lập Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên
tỉnh Bắc Ninh. Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh có chức
năng, nhiệm vụ sau:
a. Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao
động theo quy định của pháp luật,
b. Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động
theo yêu cầu của người sử dụng lao động
c. Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động bao
gồm: nhu cầu tuyển dụng lao động, nhu cầu việc làm tiêu chuẩn lao động, tiền
lương, tiền công trên địa bàn hoạt động của vùng và nhà nước.
d. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào
tạo kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật.
e. Hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển từ nghề này sang nghề
khác, di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, di chuyển ra nước
ngoài làm việc và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.

f. Thực hiện các chương trình dự án về việc làm.
g. Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
h. Thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh
Bắc Ninh.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Trung tâm, tổ chức bộ máy, biên chế như sau:
12


STT

Tổ chức bộ máy

Biên chế

Lao động
hợp đồng

Tổng số

1

Giám đốc

01

0

01


2

Phó giám đốc

02

0

02

3

Phòng hành chính - quản trị

08

02

08

4
5

Phòng hợp tác quốc tế
Phòng đào tạo (bao gồm cả giáo viên)

03
07

01

05

04
12

6

Phòng tư vấn lao động

02

03

05

7

Phòng dịch vụ việc làm

05

03

08

Tổng cộng

26

14


40

II. Lý do xây dựng mô hình Văn phòng xanh tại Trung tâm dịch vụ
việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh.
1. Xây dựng mô hình Văn phòng xanh tại Trung tâm dịch vụ việc làm
Thanh niên tỉnh Bắc Ninh.
1.1. Xây dựng mô hình Văn phòng xanh giải pháp tiết kiệm tài nguyên
năng lượng hiệu quả.
Hiện nay, theo Viện Khoa học Công nghệ, trong toàn bộ các hệ thống kỹ
thuật sử dụng năng lượng phục vụ cho hoạt động của các tòa nhà công sở, tổ hợp
văn phòng, điện chiếu sáng là một trong những hệ thống chiếm tỷ lệ sử dụng lớn
trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng điện trong các tòa nhà. Theo đó sản lượng điện
cần cung cấp cho các tòa nhà gần 13.924 tỷ kWh, tương đương với 48% cơ cấu
điện thương phẩm. Như vậy, việc sử dụng năng lượng điện cho văn phòng
không hợp lý sẽ gây ra tình trạng lãng phí rất lớn. Theo các nghiên cứu gần đây,
nguyên nhân chính dẫn đến việc tổn thất năng lượng trong chiếu sáng tại các tòa
nhà văn phòng chính là việc người sử dụng hoặc chủ thiết kế đầu tư chưa tận
dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên; mật độ chiếu sáng của ánh đèn điện thì dày
đặc tại các hành lang, sảnh, khu vệ sinh, đèn quảng cáo; trong khi nguồn ánh
sáng thiên nhiên từ mặt trời rất nhiều, bên cạnh đó việc sử dụng các biện pháp
làm mát như điều hòa, sử dụng quạt điện khá nhiều; trong khi chưa tận dụng
13


được nguồn gió từ tự nhiên, những luồng không khí mát để giảm thiểu việc sử
dụng năng lượng điện. Tiết kiệm năng lượng còn là vấn đề kinh tế không hề nhỏ
cho các văn phòng. Ví dụ như: Sau ba tháng thực hiện xây dựng mô hình Văn
phòng xanh do tổ chức WWF phát động, Đại sứ quán Anh đã đạt được những
kết quả đáng kế: Tiết kiệm được 16% lượng điện tiêu thụ thông qua việc tận

dụng các nguồn năng lượng hiện có.
Việc tiết kiệm năng lượng không chỉ làm giảm thiểu chi phí mà còn là
một hình thức gián tiếp vào việc bảo vệ môi trường. Ví như, thay vì phải lắp hai
bóng đèn ở lối hành lang ta có thể lắp một bóng đèn và mở một cửa sổ để tận
dụng ánh sáng thiên nhiên chiếu sáng lối hành lang. Một ví dụ nhỏ cho trường
hợp tiết kiệm năng lượng nữa như: Trong giờ cao điểm, giá điện cao, gấp 166%
lần giá điện bình thường và 277% giờ thấp điểm. Vậy tại sao không bỏ ra 1 phần
chi phí rất nhỏ cho việc đầu tư những thiết bị tiết kiệm điện, chú ý đến những
biện pháp tiết kiệm năng lượng hàng ngày để trước hết là tiết kiệm kinh phí 1
khoản không nhỏ, kéo dài tuổi thọ cho hệ thống chiếu sáng, máy móc, cải thiện
năng suất, chất lượng và sau là bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính,
giảm nhập khẩu năng lượng cho quốc gia. Có thể nói, việc ra đời của mô hình
Văn phòng xanh là hoàn toàn khả thi để các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp
xem đó là phương pháp hữu hiệu trong việc tiết kiệm năng lượng cho chính cơ
quan, tổ chức và doanh nghiệp của mình.
1.2 Nghiên cứu các mô hình năng lượng đã có.
1.2.1. Mô hình tiết kiệm điện của tòa nhà HITC.
Tòa nhà HITC được thiết kế và xây dựng bởi Tập đoàn Xây dựng
Shimizu, Nhật Bản là một trong những tòa nhà đi tiên phong về kiến trúc văn
phòng xanh. Tòa nhà có hệ thống cung cấp điện tiết kiệm năng lượng: Điện
thành phố cung cấp cho HITC qua một đường dây cáp cao thế riêng biệt (được
HITC đầu tư, sau đó đã được chuyển giao cho Điện lực thành phố). Điện cao thế
được chuyển đổi xuống điện tiêu thụ 220 - 380V qua thiết bị biến thế của tòa
nhà. Thiết bị này là thiết bị có một không hai ở Việt Nam. Nó có khả năng điều
chỉnh tự động điện áp đầu ra ổn định. Nhờ sự ổn định này mà các thiết bị dùng
14


điện ở HITC làm việc rất tin cậy, tiết kiệm năng lượng và rất ít khi có hỏng hóc.
Ngoài ra, tòa nhà còn có hệ thống chiếu sáng sử dụng đèn huỳnh quang đạt mức

ánh sáng khoảng 500 lux (trên mặt bàn ngay dưới đèn). Mỗi đèn huỳnh quang
đều có trang bị tụ bù giúp giảm thiểu năng lượng tiêu thụ đến mức thấp nhất.
1.2.2. Mô hình tiết kiệm năng lượng điện trong ngành thủy sản.
Theo Tổng cục năng lượng – Bộ Công Thương, tình trạng mất cân đối giữa
cung và cầu năng lượng tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng, trong khi việc sử
dụng năng lượng trong các ngành vẫn còn rất lãng phí. Năm 2011, để tạo ra 1000
USD GDP, Việt Nam phải tiêu tốn 576 kg dầu quy đổi, con số này cao gấp 1,4
lần so với Malaysia và gấp 2 lần so với mức bình quân chung của thế giới.
Cường độ năng lượng trong sản xuất công nghiệp ở nước ta cũng cao hơn
các nước trên thế giới. Để sản xuất cùng 1 loại giá trị đầu ra, công nghiệp Việt
Nam cần sử dụng năng lượng nhiều hơn 1,5 – 1,7 lần so với một số nước trong
khu vực. Chính vì vậy, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều dự án hỗ trợ nhằm
giúp cho doanh nghiệp phát hiện ra tiềm năng tiết kiệm năng lượng từ việc khắc
phục những lãng phí.
Dự án “Chuyển hóa carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng” do
Chính phủ Đan Mạch tài trợ cho Việt Nam được ký kết từ cuối năm 2012 và được
triển khai từ năm 2013 nhằm hỗ trợ phát triển năng lực và hỗ trợ nguồn tài chính
đầu tư giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành
gạch, gốm và chế biến thủy hải sản, trong đó đặc biệt chú trọng đến các doanh
nghiệp ngành chế biến thủy hải sản. Ngành chế biến thủy sản là ngành đóng góp
đáng kể vào GDP của cả nước với khối lượng xuất khẩu dự kiến đạt 2 triệu tấn
vào năm 2020. Đây cũng là ngành có tiềm năng lớn về tiết kiệm năng lượng.
Ông Peter Petersen – chuyên gia cấp cao Đan Mạch cho biết trong ngành
chế biến thủy hải sản, hệ thống cấp lạnh là hệ thống rất nhạy cảm với điều kiện
hoạt động của nhà máy. Vì vậy việc vận hành hệ thống đúng cách cực kỳ quan
trọng trong việc giúp doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, chỉ với 1 độ C tăng
hoặc giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến mức năng lượng tiêu thụ của nhà máy.
Cũng theo ông Peter, chỉ với những giải pháp cực kỳ đơn giản và dễ thực
15



hiện, không tốn nhiều chi phí, doanh nghiệp ngành này có thể giảm đến 15%
năng lượng tiêu thụ. Một số giải pháp đơn giản như: Tách khí (xả không khí
trong dàn ngưng) giúp tiết kiệm 5 - 15% năng lượng; lọc tách dầu và nước trong
môi trường làm lạnh giúp tiết kiệm 5 - 10% năng lượng; chỉnh nhiệt độ dàn
ngưng sang điều kiện môi trường, vận hành các quạt theo phụ tải nhiệt sẽ tiết
kiệm 5 - 10% năng lượng; thay dây đai truyền động cho các máy nén pittong
giúp tiết kiệm 10% năng lượng; không sử dụng nước đá để làm lạnh; thiết kế tủ
đông có nhiệt độ phù hợp cho từng sản phẩm cụ thể; che chắn tránh thoát nhiệt
kho lạnh… Những giải pháp này chi phí đầu tư thấp, thời gian hoàn vốn chỉ
trong vòng 3 - 6 tháng nhưng mang lại lợi ích cao cho doanh nghiệp.
2. Thiết kế không gian xanh.
2.1. Phong thủy xanh.
Theo như học giả Rosk Kowski thuộc Khoa địa lý Trường Đại học New
Zealand đã viết: “Phong thủy là một hệ thống đánh giá cảnh quan nhằm tìm một
địa điểm tốt lành cho các công trình kiến trúc. Nó là nghệ thuật lựa chọn địa
điểm và bố cục địa lý..”.
Đối với kiến trúc, phong thủy được các nhà kiến trúc sư đặc biệt quan
tâm. Một tòa nhà được lựa chọn địa điểm và bố cục hợp lý, sẽ khiến cho tòa nhà
đó trở nên thông thoáng, khô ráo, tạo cho con người sinh hoạt ở tòa nhà đó một
cảm giác dễ chịu, mát mẻ. Ngược lại, tòa nhà tối tăm, chật hẹp, tù hãm sẽ gây ức
chế tâm lý, bức bối, và làm việc, sinh hoạt kém hiệu quả cho con người sinh
sống và làm việc tại tòa nhà.
Trong phong thủy ngoài việc lựa chọn địa điểm và hướng bố cục tòa nhà,
cũng cần phải chú trọng đến các yếu tố liên quan như: màu sắc, không gian trang
trí, đồ dùng vật dụng, bàn ghế, cách bài trí sắp xếp các dụng cụ sao cho hợp lý.
Ví như: Không nên sơn trần nhà màu đen, sẽ tạo cho cán bộ, nhân viên làm việc
tại đây có một cảm giác bức bối, đè nén.. Theo quan niệm phong thủy, việc sơn
tường, trần nhà phải hợp với tuổi của người đứng đầu, song không nên quá câu
lệ vào điều này mà cần ưu tiên sử dụng nhiều màu sáng sẽ tạo nhiều dương khí.

Tuy nhiên, cũng nên tránh những gam màu chói gây cảm giác nhức mắt hoặc
16


quá nhiều màu sắc khác nhau cũng gây cảm giác tương tự.
Trung tâm tư vấn việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh được trang bị một
trụ sở khang trang, hoàn toàn mới và được thiết kế theo bản thảo xây dựng kĩ
lưỡng. Trụ sở chỉnh được xây dựng có mặt tiền hướng ra đường tỉnh lộ, sau lưng
tòa nhà là cánh đồng thoáng mát, sạch sẽ. Với địa thế trung tâm không những
thuận tiện cho việc di chuyển, mà còn rất thích hợp để xây dựng không gian hài
hòa hợp lý tạo tâm lý mát mẻ, thoải mái nhất cho cán bộ, nhân viên làm việc.
2.2. Không gian xanh.
Ngày nay, khái niệm “xanh” không chỉ đơn thuần về màu sắc. mà ở đó
còn bao hàm một sự sống sạch sẽ và bền vững. Mặt khắc còn thể hiện khía cạnh
khá sâu sắc trong việc cơ quan, doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc
chuyên nghiệp, trong sạch, cạnh tranh công bằng.. Không những thế trong một
góc nhìn nào đó của tâm linh, màu “xanh” còn là sự tượng trưng cho sự tươi trẻ,
mới mẻ,, tượng trưng cho sắc màu của sự sống, đâm chồi nảy lộc và phát triển
và sự thăng tiến trên con đường công danh, sự nghiệp.
Còn một lý do nữa để Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc
Ninh xây dựng mô hình Văn phòng xanh tại trung tâm đó là: Hiện nay, vấn đề
“Hội chứng bệnh văn phòng” rất phổ biến đối với các nhân viên văn phòng làm
việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có môi trường làm việc kém hiệu
quả. Thực chất “Hội chứng bệnh văn phòng” là tổng hợp của nhiều căn bệnh
khác nhau, mà chủ yếu là do làm việc với cường độ làm việc căng thẳng, môi
trường làm việc văn phòng bức bí, thiếu khí trời, ít vận động và chế độ dinh
dưỡng chưa hợp lý. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên trong văn phòng
thì ngoài chế độ ăn uống hợp lý và vận động thể thao thì yếu tố chính là môi
trường làm việc, không gian làm việc tại văn phòng. Trung tâm dịch vụ việc làm
Thanh niên tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng đồng bộ xong cơ sở vật chất còn thiếu

thốn, việc bài trí không gian còn chưa khoa học và chưa thật sự đảm bảo. Thêm
vào đó, do tính chất công việc mà cán bộ, nhân viên thường gắn bó 8 – 10 tiếng
mỗi ngày trong quỹ thời gian 24 tiếng của họ, chính vì vậy Trung tâm dịch vụ
việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh muốn hướng tới xây dựng môi trường làm
17


việc thân thiện, tạo dựng cho cán bộ, công chức viên chức làm việc tại đây có
được cảm giác như ngôi nhà thứ hai của mình. Có như vậy, mới phát huy được
hết tinh thần cống hiến, và óc sáng tạo trong công việc của mỗi người, nâng cao
hiệu quả công việc.
2.3. Trồng cây xanh.
Thiên nhiên đã ban tặng cho con người những gì quý giá nhất, nhưng trên
thực tế con người lại không biết quý trọng thiên nhiên, mà ngược lại con người
đang tàn phá thiên nhiên một cách nghiêm trọng: hàng loạt những vụ phá rừng,
hàng triệu tấn rác thải, nước thải được thải ra môi trường mỗi năm,… mà hậu
quả để lại là thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, và không ai khác con người cũng
chịu chung số phận..Trong những vấn đề cấp thiết hiện nay là cần phải trồng cây
xanh, giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường…Vấn đề thiết kế không gian xanh
tại văn phòng làm việc không chỉ chú trọng đến khâu thiết kế nội thất, thiết kế
không gian sạch sẽ thoáng đãng mà còn cần phải chú trọng đến vấn đề điều hòa
không khí bằng việc thiết thực hơn đó là trồng cây xanh thay vì dùng các máy
móc hiện đại.
Một không gian làm việc phù hợp không chỉ giúp nhân viên làm việc
thoải mái và có hiệu quả mà còn có ý nghĩa góp phần tạo nên cuộc sống hạnh
phúc. Sự phát triển của xã hội ngày nay là nguyên nhân chính khiến con người
đang xa dần với thiên nhiên. Để cân bằng không khí cũng như giúp con người
được sống trong một không gian thân thiện với môi trường thì những chậu cây
nhỏ trang trí văn phòng là một việc làm vô cùng cần thiết.
2.3.1. Tầm quan trọng cây xanh văn phòng.

Thực tế, nồng độ ozone độc hại được thải ra từ các thiết bị máy
photocopy, máy in và thiết bị điều hòa không khí gây ra nguy hại lớn cho sức
khỏe con người. Các loại khí độc này là nguyên nhân gây ra chứng phù phổi,
xuất huyết và viêm nhiễm có thể gây tử vong. Các nhà khoa học đã chứng minh,
trồng các loại cây xanh trong văn phòng có khả năng khử các chất độc hại này,
làm trong sạch môi trường văn phòng.
Việc đặt những chậu cây nhỏ trong văn phòng cũng có tác dụng “cải
18


thiện” vận thế cho không gian làm việc. Ví dụ chỗ ngồi của bạn quay lưng với
cửa ra vào, bạn có thể đặt một chậu cây cảnh nhỏ để tạo cảm giác thoải mái và tự
tin khi làm việc. Trên bàn làm việc bạn cũng nên đặt một vài chậu nhỏ xinh như
hoàng kim cát, vạn niên thanh… để tạo bầu không khí trong lành, tươi mát, dễ
chịu cho góc làm việc của bạn, bên cạnh đó việc đặt cây cũng có thể giúp giảm
bớt những nguy hại do bức xạ gây ra, an toàn hơn cho sức khỏe. Cây xanh trong
thiết kế nội thất còn được sử dụng như một yếu tố trang trí, giúp không gian nhìn
sinh động hơn hoặc đơn giản chỉ để che những khuyết điểm của không gian.
Ngoài ra những thiết kế đang được ưa chuộng hiện nay đều sử dụng cây
cảnh trong nhà để trang trí và cung cấp thêm sức sống cho không gian văn
phòng. Làm việc liên tục với máy tính, quá tập trung với ánh sáng màn hình sẽ
khiến mắt bạn nhức mỏi, vì vậy chỉ cần 3 phút ngắm nhìn màu xanh của lá cây
cũng sẽ trở nên vô cùng hữu ích. Theo nghiên cứu màu xanh giúp giải toả căng
thẳng và mệt mỏi cho thị lực, nhìn màu xanh lục khiến cho con người cảm thấy
nhẹ nhõm, dễ chịu và thư thái hơn các màu sắc khác.
Với môi trường trồng cây xanh giúp điều hòa không khí tạo cảm giác
thoáng mát, thư thái, quan trọng là tiết kiệm điện chi phí dùng cho điều hòa,
quạt và đèn sáng.
2.3.2. Trồng cây xanh văn phòng
Văn phòng là nơi làm việc chứ không phải là nơi thư giãn bonsai nên

cây xanh văn phòng được chọn là những loại cây có khả năng sống trong nhà,
có sắc màu tự nhiên, xanh tốt, dễ sống dễ trồng và đặc biệt không tốn nhiều
công chăm sóc.
Cây nhiều lá: Cây càng nhiều, càng có khả năng hấp thu lượng chất
độc lớn.
Cây trồng trong nước: Cây trồng trong nước đặt trong bình thủy tinh nhỏ,
tiết kiệm không gian dễ chăm sóc, do cây sống trong nước nên không cần phải
tưới nước hàng ngày, thích hợp cho những lúc cán bộ, công chức, viên chức đi
xa mà không lo cây xanh sẽ không được chăm sóc.
Theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố bởi NASA gần đây, cây xanh
19


đặc biệt cần thiết cho nội thất văn phòng, đặc biệt cho loại văn phòng trong các
tòa cao ốc. Ngoài yếu tố trang trí, chọn loại cây thích hợp cho có thể góp phần
tăng ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ của con người. Với quy trình "quang hợp", cây
xanh có thể góp phần làm giảm khí độc hại, khí nóng thải ra từ máy móc và con
người làm việc trong không gian đó. Tùy từng loại cây khác nhau sẽ có khả
năng hấp thụ khí độc khác nhau.
Lựa chọn hàng đầu trong danh sách của NASA cho cây xanh trong nội
thất văn phòng gồm:
1 - Cây Cọ Lá Tre (Bamboo Palm), tên khoa học là Chamaedorea
Seifritzii.
2 - Cây họ "Chinese Evergreen" hay còn gọi là cây Ngân Hậu.
3 - Cúc Đồng Tiền.
4 - Các cây thuộc họ "Dracaena" như: Cây Phát Tài.
5 - Cây Lưỡi Cọp.
6 - Lan Hoà Bình.
Ở Việt Nam, các loại cây văn phòng thường chủ yếu được dùng như: Cây
Trúc Nhật Bản, cây Đại Phú, Cây Cau Vàng, Cây Ngũ Gia Bì (Cây Bắt muỗi),

Trúc Bách Hợp, Phát Tài Khúc, Trúc Mây … Ngoài vai trò làm xanh văn phòng,
điều hòa không khí, cây xanh đối với người Việt còn là tượng trưng cho sự đơm
hoa kết trái, sự đâm chồi nảy lộc, phát tài phát lộc trên con đường công danh sự
nghiệp. Tuy nhiên, khi trồng cây xanh cần lưu ý lựa chọn các loại cây cho phù
hợp với không gian và diện tích của văn phòng.
Một loại cây cảnh phù hợp với văn phòng đó là dương xỉ, xương rồng..
Cây dương xỉ loại bỏ khí formaldehyde có từ thảm mới, xương rồng loại
trừ sóng điện từ phát ra từ màn hình máy tính...
Việc đưa cây xanh vào nội thất nhà là rất quan trọng, vì đây là yếu tố để
hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và
điều chỉnh luồng khí. Vì vậy cây xanh dành cho nội thất nên là những loại cây
xanh tốt, có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống ít có ánh sáng trực
tiếp, nên tránh các loại cây thô nhám, xù xì, gai góc.
20


2.3.3. Bài trí cây xanh văn phòng.
Vị trí đặt để cây cảnh nên là vị trí thông thoáng và hứng được nhiều ánh
nắng mặt trời nhất để giúp cây quang hợp dễ dàng. Cây xanh về nguyên tắc chỉ
có 2 cơ chế là quang hợp và hô hấp. Về đêm khi không có ánh sáng quang hợp,
cây cảnh sẽ hô hấp và thải CO2 và một số khí độc, vì thế muốn văn phòng trong
lành cũng như giúp cây phát triển tốt trước khi rời khỏi văn phòng nên mang
chậu cảnh ra ban công.
Khi chọn vị trí đặt cây cảnh, tùy thuộc vào đồ đạc và từng không gian nhỏ
trong phòng để bố trí cây cảnh và hoa hợp lý. Những cây lá to nên đặt ở góc văn
phòng để không làm vướng lối đi, cản trở việc di chuyển và che khuất tầm nhìn.
Cây xanh ưa sáng nhỏ gọn nên đặt ở cửa sổ giúp không khí thêm mát mẻ đem lại
vượng khí vào trong văn phòng. Ở góc độ khác, các chuyên gia cho hay, việc
trồng một hay vài cây chưa thể đạt được mục đích cải thiện môi trường, không
khí mà cần có mật độ riêng. Nghiên cứu về mật độ cây xanh văn phòng, Tổ

Trung tâm NASA (Mỹ) khuyên rằng, trong một ngôi nhà rộng khoảng 160
thước vuông thì nên trồng khoảng 15 - 18 cây trên trong các chậu từ có đường
kính từ 12 - 18cm. Các vi sinh vật sống xung quanh rễ các loài cây trên cũng
tham gia tiêu hủy các chất độc, do đó nên để cho mặt đất tiếp xúc với không khí
để tăng thêm khả năng trao đổi và thu hút khí độc.
2.3.4. Chăm sóc cây xanh – làm đẹp văn phòng.
Cây xanh văn phòng là những cây dễ chăm sóc nhưng cũng không nên
quá xuề xòa để cây ở tình trạng kém phát triển dẫn đến héo úa. Cây cối là thước
đo trường khí cho văn phòng, nếu để cây chết sẽ mang điều không tốt lành cho
bạn. Điều quan trọng là chú ý chăm sóc cây cảnh để cây phát triển tốt và tạo bầu
không khí trong lành thoáng mát. Cây xanh văn phòng thường nhỏ xinh nên
lượng nước cần tưới nhỏ, không cần chăm sóc quá kỹ, tưới cây nên dùng bình
phun tia nước tránh làm rơi rớt nước. Không gian ẩm ướt làm tăng khí âm gây
mất cân đối âm dương và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người. Cây
xanh nên được đặt ở vị trí có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng.
3. Quản lý Văn hóa xanh.
21


3.1. Đồng phục xanh.
Phát triển mô hình Văn phòng xanh, một khía cạnh khá đặc biệt chính là
việc thực hiện trang phục văn phòng. Trong tâm thức của người Việt Nam chúng
ta, luôn mặc định đi làm là trong phục phải đứng đắn, sang trọng phù hợp với vị
trí của mình. Quần áo, giày dép và cả phụ kiện đi làm có thể là thước đo để đánh
giá phẩm chất, năng lực, kỹ năng trong mắt mọi người và đối tác. Tuy niên,
trong những hoàn cảnh nhất định chúng ta nên thay đổi trang phục sao cho thoải
mái và hiệu quả, thân thiện hơn với môi trường. Tất nhiên là trang phục đó phải
phù hợp với những tiêu chuẩn mà Quy chế văn hóa nơi công sở đề ra, không
phản cảm, không quá lố lăng.
Với khí hậu Việt Nam là kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo,

một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng và mùa mưa; Khi làm việc tại các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhân viên thường mặc các kiểu trang phục như:
Áo vest, áo sơ mi đóng thùng đi kèm quần âu. Nó sẽ khiến cho việc đứng lên
ngồi xuống, hoặc một số nội dung công việc không được thuận tiện, gây cảm
giác không thoải mái.
Để thống nhất, Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh ban
hành Quy chế văn hóa công sở có quy định một số điều khoản: “ Ngoài những
ngày đi họp giao ban hay đi gặp gỡ đối tác, khách hàng. Nhân viên văn phòng có
thể sử dụng trang phục linh động, không gây phản cảm, mất mỹ quan, và đi trái
ngược với thuần phong mỹ tục …”
Thêm vào nữa chất liệu cấu thành nên trang phục công sở luôn là ưu tiên
hàng đầu khi chọn lựa đồng phục. Chất liệu “xanh” thường là những loại vài
chiffon, voan, vải bông thông thoáng thấm hút mồ hôi. Ngoài ra còn có thể lựa
chọn các loại vải trong suốt như vải sheer, các loại vải chất liệu mới như ren vỏ
sò, ren thêu hoa… được cấu tạo từ sợi thiên nhiên, tơ tằm có sự đàn hồi, co giãn
tốt đem lại cảm giác thoải mái cho người làm việc.
Về kiểu dáng, trong những ngày thời tiết nóng lực, đồng phục thoáng mát
sẽ là một tiêu chí để khi may mặc đồng phục, cơ quan tổ chức cần lưu ý không
nên chọn những đồng phục ôm sát, kín cổ sẽ gây cảm giác bức bí, khó thoát mồ
22


hôi. Thay vào đó là những trang phục áo phông, áo sơ mi ngắn tay có cổ, vừa
lịch sự nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng, mát mẻ thuận tiện cho công việc.
Song song với đó là những gam màu để sử dụng trong trang phục công sở
thường là mùa nóng thì hạn chế dùng các gam màu tối, hoặc quá rực rỡ làm cho
việc bắt nắng, hấp thụ nhiệt trở nên dễ dàng càng tạo cảm giác bức bách hơn.
Gam màu lạnh làm chủ đạo cho đồng phục như màu xanh lá, màu xanh biển,
hoặc màu trắng tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
Nếu chọn đồng phục sơ mi thì hoa văn nên là họa tiết hoa nhỏ vòng tròn

nhỏ hay chấm bi kết hợp màu sắc dịu mắt, là họa tiết kẻ sọc thì chọn sọc chéo
tạo sự tươi mới so với những đường sọc ngang dọc thông thường. Tuy nhiên
ngày nóng, nên chọn vải có khoảng sọc cách thưa, để tránh gây cảm giác rối,
bức bối, nóng nực.
Việc kết hợp chất liệu thoáng , kiểu dáng thoải mái và màu sắc mát mẻ sẽ
giúp nhân viên thoải mái làm việc, mỗi khi đi làm sẽ thoáng mát, vào những
ngày nóng nhẹ có thể giảm thiểu bật quạt, điều hòa…
Vào mùa đông thời tiết lạnh, rất khó để quy chuẩn một kiểu dáng chung
nhưng Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh khuyến khích cán
bộ, công chức, viên chức mặc những trang phục lịch sự, không quá riêm rúa,
đảm bảo sức khỏe tốt.
3.2. Văn hóa xanh.
Văn hóa là tiền đề để xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả, có thể
nói rằng văn hóa góp phần tạo dựng nên những nét đặc trưng cho mỗi cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp. Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh là
một cơ sở mới, với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đa phần xuất thân là
cán bộ Đoàn viên hoạt động trong một số ban ngành, đơn vị trực thuộc trong
tỉnh. Chính vì vậy, công tác xây dựng môi trường làm việc ở đây luôn luôn được
chú trọng, văn hóa công sở góp phần định hướng cho Trung tâm dịch vụ việc
làm Thanh niên tỉnh Bắc Ninh hoạt động một cách hiệu quả. Vấn đề xây dựng
văn hóa công sở cũng được chú trọng và quan tâm, nhất là định hướng công tác,
xây dựng văn hóa đạo đức người công chức, viên chức. nhân viên “xanh”. Mỗi
23


×