Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hình tượng đất nước trong thơ việt nam giai đoạn 1945 1975 (LV01702)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.43 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THÚY LAN

HÌNH TƢỢNG ĐẤT NƢỚC TRONG THƠ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1945 - 1975
Chuyên ngành: Lý Luận văn học
Mã số: 60220120

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nam

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hoàn thành nhờ sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của thầy giáo
TS. Nguyễn Văn Nam, em xin gửi tới thầy lời cảm ơn chân thành, sâu sắc.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong
quá trình làm luận văn này.
Hà Nội, Ngày 10 tháng 7 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Thúy Lan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng các thông tin
trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Luận văn này chƣa từng đƣợc


công bố trong bất kì công trình nào. Nếu những lời cam đoan trên là sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, Ngày 10 tháng 7 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Thúy Lan


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
NỘI DUNG .............................................................................................................. 7
Chương 1. Cảm hứng yêu nước trong thơ Việt Nam và thơ kháng chiến ............... 7
1.1. Chủ nghĩa yêu nước ........................................................................................ 7
1.2. Hình tượng đất nước trong thơ Việt Nam qua các thời đại............................. 11
1.3. Sự phát triển về chất của thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến ...................... 16
1.3.1. Chủ nghĩa yêu nước mới, vị trí mới của nghệ sĩ và văn chương
trong chiến tranh cách mạng ................................................................................... 16
1.3.2. Tư duy nghệ thuật mới .............................................................................. 25
Chương 2. Vẻ đẹp của hình tượng đất nước trong thơ Việt Nam và
thơ kháng chiến ........................................................................................................ 32
2.1. Đất nước tươi đẹp và nhân ái .......................................................................... 32
2.2. Đất nước đau thương ....................................................................................... 37
2.3. Đất nước của một dân tộc anh hung ................................................................ 41
2.4. Đất nước của những chiến công vĩ đại ............................................................ 46
2.5. Đất nước trong chiều sâu truyền thống và tầm cao hiện đại ........................... 51

2.5.1. Sự gắn kết với truyền thống lịch sử được nhận thức sâu và rộng
chưa từng có ............................................................................................................. 51
2.5.2. Tầm vóc lớn lao của đất nước chưa từng có trong hiện tại ....................... 57
2.5.3. Vị trí của đất nước trong lòng nhân loại ................................................... 59
2.6. Nét độc đáo của hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến ......................... 63
Chương 3. Nghệ thuật biểu hiện hình tượng đất nước trong thơ Việt Nam
kháng chiến ............................................................................................................. 67


3.1. Tầm nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn .......................................................... 67
3.2. Biểu tượng thơ ................................................................................................. 71
3.3. Chất triết lí và chính luận ................................................................................ 78
3.4. Không gian và thời gian nghệ thuật ................................................................ 82
3.5. Thể thơ ............................................................................................................ 87
3.6. Ngôn từ và giọng điệu thơ............................................................................... 91
KẾT LUẬN .......................................................................................................... ..100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... ..102


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lựa chọn đề tài: “Hình tượng đất nước trong thơ Việt Nam giai đoạn 1945 1975, tôi xuất phát từ những lí do sau:
Thơ là một thể loại văn học nảy sinh từ rất sớm trong đời sống con người, là
một thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình nhưng bản chất của thơ lại rất
đa dạng với những màu sắc phong phú. Tác động đến người đọc bằng nhận thức
cuộc sống, khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc, suy nghĩ cụ
thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng, vừa theo mạch cảm nghĩ, vừa bằng rung động của
ngôn từ giàu nhạc điệu. Thơ gắn với cuộc sống khách quan và sự phong phú trong
đời sống xã hội. Thơ gắn với chiều sâu thế giới nội tâm của con người.

Thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc
lộ một cách chân tình, tự nhiên. Tình cảm trong thơ nảy sinh từ những rung động
trực tiếp của nhà thơ. Lê Quý Đôn cho rằng “Thơ phát khởi từ trong lòng ta”, “Thơ
là bút kí trung thành của trái tim” (ĐuyBelây)
Cùng với tiến trình lịch sử văn học dân tộc không ngừng tiếp diễn, thơ ca nói
chung và thơ ca viết về đất nước nói riêng trong những thời kì khác nhau vừa có sự
tiếp nối vừa mang những đặc điểm khác nhau. Xu hướng vận động, phát triển của
hình tượng đất nước cần được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan trên bình
diện những mặt tiến bộ đổi mới phát triển theo hướng tích cực.
Có thể nói đề tài về đất nước ở thời kì nào cũng có. Nó xuất hiện dưới nhiều
cách thức biểu hiện khác nhau và ở mức độ khác nhau. Từ xa xưa, đã có rất nhiều
sáng tác hay về đất nước và điều này được tiếp nối trong thơ ca Việt Nam giai đoạn
1945-1975. Thời kỳ này thơ về đất nước được phát triển một cách thực sự sâu rộng
với những tên tuổi như: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa
Điềm, Hoàng Cầm... Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, nhiều thế hệ người
cầm bút luôn hướng về quê hương đất nước. Vì thế khi đất nước có giặc ngoại xâm
họ đã hăng hái lên đường tham gia vào cuộc đấu tranh chung để giải phóng dân tộc.
Là chiến sĩ đồng thời cũng là thi sĩ các nhà thơ quan niệm rằng: thơ ca là phải phục


2
vụ cách mạng, phục vụ lý tưởng của Đảng. Cho nên mọi sự kiện, mọi vấn đề lớn
nhỏ của cách mạng thông qua trái tim nhạy cảm của các nhà thơ đều trở thành đề tài
và khơi nguồn cảm hứng sáng tác. Thuộc thế hệ những nhà thơ kháng chiến chống
Pháp, tác giả Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hoàng Cầm, Hồng Nguyên...
bằng tài năng và tâm huyết của mình đã sớm khẳng định phong cách thơ, góp phần
làm phong phú đa dạng nền thơ ca của dân tộc, khám phá sâu sắc về hình tượng đất
nước mang đậm sắc thái riêng của cái tôi thế hệ, xây dựng thành công hình tượng
đất nước Việt Nam trong lam lũ đau thương đứng lên chiến đấu và chiến thắng.
Thuộc thế hệ những nhà thơ kháng chiến chống Mỹ, tác giả Nguyễn Khoa

Điềm, Lê Anh Xuân, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thanh Thảo... khi xuất hiện đã nhanh chóng
trở thành một hiện tượng trong nền thi ca Việt Nam hiện đại. Hình tượng đất nước
trong thơ ca kháng chiến chống Mỹ giữa một vị trí, vai trò đáng kể và mang vẻ đẹp
riêng của nó, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển có tính biện chứng của
thơ ca truyền thống dân tộc. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước là một hiện tượng rất đáng
chú ý của văn học hiện đại Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện trưởng thành của một
thế hệ thơ và bước phát triển của ca nền thơ kháng chiến. Trước khí thế hào hùng
sục sôi của cả dân tộc, các thế hệ văn nghệ sĩ thời kỳ này đã phát huy hết khả năng
của mình để mỗi nhà văn nghệ sĩ thực sự là một chiến sĩ, thơ ca vì thế cũng trở
thành vũ khí sắc bén tấn công kẻ thù. Đáp ứng nhu cầu của thời đại, văn học đã làm
tròn sứ mệnh của mình là phản ánh lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc và đã
giành thắng lợi to lớn, đặc biệt là ở lĩnh vực thơ ca. Thơ đã ghi lại được nhiều hình
ảnh về đất nước và con người trong những năm tháng không thể nào quên.
Chúng tôi lựa chọn sáng tác của các nhà thơ: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Hoàng
Cầm, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyên Hồng, Chính Hữu, Lê Anh
Xuân... về hình tượng đất nước trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Việc
nghiên cứu sự phát triển của hình tượng đất nước trong thơ Việt Nam giai đoạn
1945-1975 không chỉ cung cấp thêm vốn tư liệu cần thiết cho quá trình giảng dạy
mà còn giúp khám phá ra cái hay cái đẹp của hình tượng văn học, hiểu biết sâu sắc
hơn về đất nước con người Việt Nam trong những năm tháng đau thương mà rất đỗi


3
hào hùng. Qua đó, nó giúp người đọc bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, lòng
tự hào dân tộc thêm sâu sắc.
Trên bình diện lý luận, trong xu hướng nghiên cứu thi pháp học truyền thống
và thi pháp học hiện đại, vấn đề hình tượng nghệ thuật vẫn được các nhà nghiên cứu
quan tâm tìm hiểu như là một phương thức độc đáo của nghệ thuật trong tái hiện và
tiếp cận đời sống là phương diện cơ bản làm nên đặc trưng thẩm mĩ nghệ thuật với
nhiều phát hiện mới mẻ. Đây cũng là con đường đúng đắn để có thể tiếp cận các tác

phẩm nghệ thuật, từ đó giúp các nhà nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học tìm ra
được những giá trị đích thực của tác phẩm. Kế thừa và phát huy những thành tựu
đáng kể của xu hướng nghiên cứu này, người viết đi sâu nghiên cứu về: Tố Hữu,
Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hoàng Cầm, Hồng Nguyên, Nguyễn Khoa Điềm,
Chế Lan Viên...và hình tượng đất nước trong thơ họ, góp phần lí giải thế giới nghệ
thuật trong thơ, tạo cơ sở xác định vị trí và những đóng góp của một số nhà thơ giai
đoạn 1945 - 1975 nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung.
Hình tượng đất nước là một trong những hình tượng nghệ thuật thu hút được
rất nhiều sự chú ý mạnh mẽ của giới nghiên cứu, phê bình, sáng tác cũng như công
chúng yêu văn học trong và ngoài nước. Tiêu biểu trong số đó là các bài viết của
các tác giả như:
Nguyễn Duy Bắc. Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại (1945 1975), NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 1998. Sách đã tập trung miêu tả hình tượng
Tổ quốc qua các biểu trưng, mô típ được lặp lại và các hình ảnh tượng trưng khác
vừa có tính chất truyền thống vừa có tính cách tân đổi mới.
Vũ Duy Thông. Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975, NXB
Giáo Dục, 1998. Tác giả cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát về những
biểu hiện của hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến.
Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên). Lịch sử văn học Việt Nam tập 3. NXB Đại học
sư phạm, 2002. Mang đến cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về diện mạo và quy luật
phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác như:


4
Hà Minh Đức. Thơ Huy Cận trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Thực
tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca. NXB Văn học, Hà Nội 1987.
Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kị (1979), Thơ Tố Hữu, Tiếng nói đồng ý, đồng
tình, tiếng nói đồng chí của Nguyễn Văn Hạnh (1985) và Thi pháp thơ Tố Hữu của
Trần Đình Sử (1987).
Có thể nói hầu hết các khía cạnh của hình tượng thơ về đất nước ít nhiều được

“đụng chạm” đến ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên mảng thơ viết về sự phát triển
của hình tượng đất nước trong thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 còn chưa được
tìm hiểu và nghiên cứu một cách đầy đủ có hệ thống. Chọn đề tài này, chúng tôi
mong muốn nói rõ hơn về biểu hiện sự phát triển của hình tượng đất nước trong thơ
Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 cả về nội dung và hình thức.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, làm rõ cảm hứng yêu nước trong thơ Việt Nam và thơ Việt Nam
kháng chiến giai đoạn 1945 - 1975.
- Thứ hai, làm rõ vẻ đẹp đa dạng của hình tượng đất nước trong thơ Việt
Nam kháng chiến giai đoạn 1945 - 1975.
- Thứ ba, khảo sát vấn đề qua một số tác giả - tác phẩm tiêu biểu trong thời kì
kháng chiến.
- Thứ tƣ, khai thác một số đặc điểm nghệ thuật của thơ về thời kì kháng
chiến.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là đi sâu tìm hiểu thơ viết về hình tượng đất nước với
những đặc sắc riêng để thấy được đóng góp của các nhà thơ vào nền thơ ca việt
Nam hiện đại nói chung và thơ viết về hình tượng quê hương đất nước Việt Nam
nói riêng.
Khám phá những biểu hiện về nội dung và nghệ thuật xây dựng hình tượng
đất nước. Qua đó khẳng định đóng góp của thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945 -1975.
Bổ sung kiến thức về thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Vận dụng kết quả
nghiên cứu nhằm phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy.


5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Hình tượng đất nước trong thơ Việt Nam giai đoạn
1945 - 1975.
b.Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chi đi sâu nghiên cứu, phân tích sự phát triển

của hình tượng đất nước của một số tác giả như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chính
Hữu, Hoàng Cầm, Hồng Nguyên, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh
Xuân...trong một số tác phẩm thơ tiêu biểu giai đoạn 1945 - 1975
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số bài thơ tiêu biểu viết về hình tượng
đất nước của các tác giả khác nhau trong giai đoạn 1945 - 1975. Luận văn tiến hành
phân tích những đặc trưng thơ tiêu biểu viết về hình tượng đất nước của các thi
nhân. Đồng thời tổng hợp, khái quát hóa các kết quả phân tích để rút ra các kết luận
cần thiết.
5.2. Phương pháp so sánh
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu các sáng tác của các tác
giả: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Hồng Nguyên...qua các thời kì, sáng tác của một số nhà
thơ thời kì kháng chiến chống Pháp với một số tác giả thời kì kháng chiến chống Mĩ
để thấy rõ nét độc đáo, đặc sắc và đóng góp của họ trong thơ ca dân tộc.
5.3. Phương pháp hệ thống tư liệu
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, tiến hành phân loại sắp xếp những
tác phẩm thơ theo từng phạm vi biểu hiện của hình tượng đất nước. Lựa chọn tác
giả, những bài, đoạn thơ hay phù hợp để làm dẫn chứng cho những nhận định
nghiên cứu
Ngoài các phương pháp trên chúng tôi còn kết hợp một số phương pháp khác
như: Phương pháp thi pháp học, phương pháp nghiên cứu văn hóa...
6. Đóng góp của luận văn
Hình tượng đất nước rất quen thuộc trong thơ ca dân tộc. Nhưng hình tượng
này được thơ ca kháng chiến thể hiện một cách tập trung với nhều nét mới. Nó


6
không còn là hình tượng mang tính trừu tượng ước lệ như thời quá khứ mà hiện lên
rất cụ thể, rõ nét, phản ánh đúng tính chất của cuộc kháng chiến cùng những chiến

công hiển hách
Luận văn nghiên cứu mảng thơ về sự phát triển của hình tượng đất nước trong
thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 ở cả hai phương diện nội dung và hình thức.
Từ đó ghi nhận sự đóng góp của một số tác giả tiêu biểu trong thơ ca kháng chiến
vào nền thơ Việt Nam hiện đại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Cảm hứng yêu nước trong thơ Việt Nam và thơ kháng chiến 1945 - 1975.
Chƣơng 2. Vẻ đẹp của hình tượng đất nước trong thơ Việt Nam kháng chiến
Chƣơng 3. Nghệ thuật biểu hiện hình tượng đất nước


7
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. CẢM HỨNG YÊU NƢỚC TRONG THƠ VIỆT NAM
VÀ THƠ KHÁNG CHIẾN
1.1. Chủ nghĩa yêu nƣớc
Tinh thần yêu nước là một giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam, là
một thành tố rất quan trọng có vai trò quyết định trong sức mạnh dựng nước và giữ
nước của nhân dân ta. Tinh thần yêu nước là biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Chủ nghĩa yêu nước là sự phát triển ở
trình độ cao của tinh thần yêu nước, là sự kết hợp chặt chẽ giữa lí trí và tình cảm, là
tinh thần yêu nước đã đạt tới trình độ tự giác và độ bền vững cao. Giáo sư Trần Văn
Giàu viết: “Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam hẳn không phải là một
truyền thuyết thâm viễn, cũng không phải là một tín ngưỡng huyền diệu, nó là một
hệ thống tư tưởng nhận thức và ứng xử đơn giản nhưng vừa đủ để cho dân tộc Việt
Nam tồn tại và tồn tại trong danh dự”.
Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình phát triển của văn
học Việt Nam. Các cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân ta chống các tập đoàn

phong kiến phương Bắc xâm lược hùng mạnh, hung hãn: Tống, Nguyên Mông,
Minh... đã tạo ra niềm phấn khởi và ý thức tự hào dân tộc. Các nhà văn, nhà thơ ở
thế kỉ XIII đến XV như Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ, Nguyễn Trãi
đều là những người đứng ở vị trí chỉ huy cuộc kháng chiến. Họ vừa là những anh
hùng, vừa là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, tác giả những áng thơ văn yêu nước
chống xâm lược
Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng “trung
quân ái quốc”. Tuy nhiên, tư tưởng yêu nước có tính đặc thù này không tách rời
truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện rất
phong phú, đa dạng: Đó là âm điệu hào hùng khi đất nước chống giặc ngoại xâm,
giọng điệu thiết tha khi đất nước trong cảnh thái bình thịnh trị. Nhìn chung, chủ
nghĩa yêu nước được thể hiện tập trung ở một số phương diện: Ý thức độc lập tự
chủ, tự cường, tự hào dân tộc (Đại cáo bình Ngô), lòng căm thù giặc, tinh thần


8
quyết chiến, quyết thắng kẻ thù (Hịch tướng sĩ), tự hào trước chiến công thời đại
(Phò giá về kinh): Chƣơng Dƣơng cƣớp giáo giặc / Hàm Tử bắt quân thù / Thái
bình nên gắng sức / Non nƣớc ấy nghìn thu (Phò giá về kinh - Trần Quang Khải)
Biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước (Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc), tình yêu thiên nhiên đất nước (những bài thơ viết về thiên nhiên trong văn
học Lí - Trần, trong sáng tác của Nguyễn Trăi, Nguyễn Khuyến...)
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, chúng ta đã có ba bản
tuyên ngôn độc lập. Bài thơ thần tương truyền của Lý Thường Kiệt chính là bản
tuyên ngôn độc lập thứ nhất của dân tộc. Năm 1428, sau cuộc chiến tranh giải
phóng khỏi ách đô hộ của nhà Minh, Nguyễn Trãi đã viết “Đại cáo bình Ngô” - bản
tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ ba do Chủ
tịch Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa. Tất cả các bản tuyên ngôn đều khẳng định quyền dân tộc tự quyết của Việt
Nam, ý chí quyết tâm giữ độc lập dân tộc, giữ vững bản sắc văn hóa Việt Nam trong

sự nghiệp xây dựng đất nước ta độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Từ tình yêu quê
hương xứ sở nâng lên thành ý thức bảo vệ non sông đất nước là bước trưởng thành
của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống. Thế kỉ XV, Lê Thánh Tông đã
khẳng định: “Một thước núi, một tấc sông của ta không thể vất bỏ... Ai dám đem
một thước núi, một tấc sông của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì tội phải tru
di”. Mỗi lần tổ quốc bị xâm lăng thì mọi tầng lớp nhân dân luôn đặt lợi ích đất nước
lên trên hết và sẵn sàng gạt bỏ mọi lợi ích riêng, chấp nhận mọi gian nan thử thách,
hi sinh vì độc lập dân tộc. Chính trên tinh thần đó về sau Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khái quát: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Cảm hứng yêu nước vẫn được tiếp nối và phát huy ở nền văn học thời cận
đại và hiện đại. Con người Việt Nam, văn học Việt Nam luôn lấy tiêu chí yêu nước
làm đầu. Nuôi chí diệt thù cứu nước ngay từ thửa ấu thơ, cậu bé Phan Văn San từng
xúc động sâu sắc trước những chuyện “ông Trương Định vì Nam Kì mà tuẫn tiết,
ông Nguyễn Tri Phương vì Hà Nội mà tuẫn tiết”, từng “vung tay đấm ngực tự than
thở cho mình thua sức hai ông đó” (Phan Bội Châu niên biểu). Càng lớn lên nỗi đau
mất nước càng vò xé tâm can ông:


9
Hồn cố quốc vẩn vơ vơ vẩn
Khôn tìm đƣờng dò nhắn hỏi han
Bâng khuâng đỉnh núi chân ngàn
Khói tuôn khí uất, sóng cồn trận đau
(Hải ngoại huyết thƣ - Phan Bội Châu)
Từ hiện thực đau thương, Phan Bội Châu kích động ý thức trách nhiệm của
mỗi người dân “Xúm tay vào kéo lại non sông”. Chữ trung quân giờ đây đã trở nên
vô nghĩa, bởi vua đã là “tượng gỗ”, còn quan thì “Suốt một lũ trong vòng cung thất /
Của ăn chơi cao huyết muôn người”. Phan Bội Châu khẳng định quyền làm chủ của
dân: Nghìn muôn ức triệu ngƣời trong nƣớc / Xây dựng nên cơ nghiệp nƣớc nhà /
Ngƣời dân ta, của dân ta, / Dân là dân nƣớc, nƣớc là nƣớc dân /... Nếu không dân

cũng là không có gì (Hải ngoại huyết thƣ - Phan Bội Châu). Phan Bội Châu đã lí
giải về lòng yêu nước theo cách của ông: “Nước còn thì nhà còn, nước mất thì nhà
mất. Nước vốn là đầu não của mình ta, nền tảng của nhà ta vậy... Người biết có
mình thì ắt yêu mình. Yêu nước tức là cái hình ảnh yêu mình phóng đại ra vậy.
Người đã có mình, có nhà thì đều có trách nhiệm yêu nước”. Tầm nhìn mới mẻ
mang dấu ấn thời đại ấy quả đã có sức mạnh thôi thúc không nhỏ.
Thơ mới cũng không nằm ngoài quy luật này. Các nhà thơ mới trong hoàn
cảnh đất nước lầm than luôn trĩu nặng nỗi niềm ưu tư chua xót. Khát vọng tự do đến
sớm với phong trào thơ mới qua “Những vần thơ” của Thế Lữ. “Nhớ rừng” mang
một khát vọng đớn đau được trở về cội nguồn, trong ý nghĩa sâu xa, con hổ nhớ
rừng là biểu tượng của khát vọng tự do mang tâm sự yêu nước thầm kín của thi
nhân. Gần gũi với hình ảnh trên là hình tượng “Con voi già” của Huy Thông. “Con
voi già là biểu tượng về cuộc đời cách mạng của Phan Bội Châu. Huy Thông đã
đem vào thơ một giọng thơ hùng tráng, một cảm hứng lịch sử hùng mạnh và thiết
tha: Có hay đâu gió xuyên sơn lừng lẫy / Đã than lại lời than đau đớn ấy / Đã khiến
cho ở chốn mịt mùng xa / Tấm lòng ta thổn thức, hỡi voi già! (Huy Thông)
Ông muốn có đôi cánh vô ngần to rộng để ôm ghì cả vũ trụ vào lòng, muốn
sống mạnh mẽ không chịu tự hủy hoại một cách tầm thường. Cảm hứng ấy được
nuôi dưỡng bằng tình yêu quê hương đất nước


10
Trong thơ ca Xô viết Nghệ Tĩnh cũng thể hiện rất rõ khát vọng đấu tranh để
chặt đứt gông xiềng, giành lại non sông:
Đốt cho tiêu kiếp tù đày
Cho bừng lửa hận biết tay anh hùn.
Có về không? Có về không?
Bƣớc mau mau bƣớc non sông đợi chờ
(Lấy củi - Sóng Hồng)
Phản ánh hoàn cảnh hết sức điển hình trong cuộc đấu tranh giải phóng của

một nước thuộc địa, bộ phận thơ ca trong tù đã kết tinh vẻ đẹp rực rỡ của những con
người mới với những tình cảm mới tiêu biểu cho một thời đại cách mạng. “Tôi chỉ
một giữa muôn ngƣời chiến đấu / Vẫn đứng thẳng trên đƣờng đầy lửa máu / Chân
kiêu căng không thoái bộ bao giờ” (Tố Hữu - Tâm tư trong tù). Thơ ca trong tù đã
thể hiện sinh động cuộc đấu tranh phức tạp, gay go của những người cộng sản luôn
thắng địch và thắng cả chính mình để giữ vững lí tưởng, sự trong sáng của lương
tâm. Thơ ca vô sản trong tù thời kì 1932 - 1935, thời kì 1940 - 1945 đã tiếp nối và
phát huy trên tầm cao tư tưởng mới những Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh,
Cảm tác ở nhà ngục Quảng Đông của Phan Bội Châu ở thời kì trước.
Văn học Việt Nam 1945 - 1975 đã phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước
trong truyền thống lịch sử của văn học dân tộc. Truyền thống yêu nước được khơi
dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết và là nguồn cảm hứng lớn nhất của văn học dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước là một nguồn thơ không bao giờ vơi cạn trong văn
học nước ta. Đó là cảm hứng chủ đạo của thơ kháng chiến chống Pháp. Cảm hứng
ấy được nói đến thiết tha và sâu lắng trong nhiều bài thơ mà tiêu biểu là Bên kia
sông Đuống của Hoàng Cầm và Việt Bắc của Tố Hữu, Đất nước của Nguyễn Đình
Thi... Chủ nghĩa yêu nước là một trong những nguồn cảm hứng lớn nhất của văn
học dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhân
dân ta làm nên hai chiến thắng vĩ đại: Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và đại
thắng mùa xuân 1975. Và chủ nghĩa yêu nước mãi tồn tại bất diệt và được tiếp nối
nâng cao qua mọi thế hệ. Thơ kháng chiến chống Mỹ thực sự là vũ khí tinh thần có


11
sức mạnh to lớn trong việc khơi dậy lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, ý chí chiến đấu, niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của mỗi người cũng như
toàn dân tộc Việt Nam. Các nhà thơ trẻ xuất hiện từ đầu những năm 60 đặc biệt
đông đảo trong thời kì chiến tranh chống Mỹ đã đem đến cho thơ sức sáng tạo mới,
trong đó không ít tài năng đã được chú ý và sớm khẳng định: Xuân Quỳnh, Bằng
Việt, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh

Thảo...Trong đội ngũ đông đảo hàng vạn thanh niên cầm súng đi vào các chiến
trường tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam đã nảy nở nhiều tài năng thơ như
một niềm tự ý thức và tự biểu hiện của thế hệ trẻ. Những trang thơ thời chống Mỹ
đã làm trỗi dậy trong chúng ta những cảm xúc tự hào về Tổ quốc và nhân dân anh
hùng, càng thêm mến phục những con người quả cảm không tiếc xương máu hi sinh
thân mình cho đất nước được hồi sinh.
1.2. Hình tƣợng đất nƣớc trong thơ Việt Nam qua các thời đại
Có nhiều cách định nghĩa khái niệm hình tượng nghệ thuật song căn cứ vào
Từ điển thuật ngữ văn học do La Bá Hán chủ biên và 150 thuật ngữ văn học do Lại
Nguyên Ân chủ biên, ta có thể hiểu khái niệm hình tượng nghệ thuật “là sản phẩm
của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của nghệ
thuật” [12, tr.122], “là phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt, vốn
có và chỉ có ở nghệ thuật” [4, tr.141].
Như vậy, hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sỹ tái
tạo một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Nó làm cho người ta có thể
ngắm nghía, thưởng ngoạn đó có thể một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay
một hiện tượng xã hội được cảm nhận. Nhưng nói về hình tượng nghệ thuật người
ta thường nghĩ tới hình tượng nhân vật bao gồm hình tượng một con người hoặc cả
một tập thể người (như hình tượng nhân dân hoặc hình tượng đất nước) với những
chi tiết biểu hiện cảm tính, phong phú. Trong thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
nổi bật là hình tượng đất nước...
Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật thường được xác định trong quan hệ
với hai lĩnh vực hiện thực và quá trình tư duy. Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời


12
sống nhưng không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật, mà tái hiện có
chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các
hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc làm cho nghệ sỹ cũng như người đọc
phải day dứt trăn trở. Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ

thể, cá biệt không lặp lại, vừa có khả năng khái quát làm bộc lộ bản chất con người
hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sỹ. Bởi vậy hình tượng nghệ
thuật không chỉ phản ánh mà còn khái quát hiện thực, khám phá cái cốt lõi, cái bất
biến, cái vĩnh cửu trong cái đơn lẻ, nhất thời, ngẫu nhiên. Nhưng khác với các khái
niệm trừu tượng, hình tượng mang lại tính biểu hiện, nó bảo lưu tính chỉnh thể, tính
độc đáo không lặp lại của các hiện tượng.
Vì những lẽ trên, cấu trúc của hình tượng nghệ thuật là phương thức chiếm
lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt vốn có và chỉ có ở nghệ thuật.
Hình tượng nghệ thuật thể hiện bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật; cũng có
thẩ gọi đó là hình tượng ngôn từ. Chất liệu của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ không
phải là thực thể vật thể mà là một hệ thống kí hiệu ngôn ngữ, hình tượng ngôn ngữ,
do đó ít tính biểu hiện thị giác so với hình tượng nghệ thuật tạo hình. Ngay khi sử
dụng đậm đặc các từ tạo hình cụ thể cái mà nhà thơ tạo ra không phải là một diện
mạo thị giác về sự vật mà chỉ là những liên hệ, liên tưởng về ngữ nghĩa gợi ra ảo
giác về diện mạo ấy.
Hình tượng ngôn từ có sự khúc xạ của một yếu tố này trong yếu tố khác, có
sự xuyên thấm lẫn nhau về ngữ nghĩa nhưng ở đó không có sự sáng rõ, độ phân giải
về nét như ở hội họa. Do mang tính ước lệ, hình tượng ngôn từ không thể biến
thành kí hiệu, ngược lại nó khắc phục tính kí hiệu của bản thân ngôn từ. Đặc điểm
nổi bật của hình tượng văn học là sự thống nhất giữa khách thể và chủ thể sáng tạo
hình tượng, giữa hiện thực và lí tưởng, giữa khái quát và cụ thể... Do đó hình tượng
văn học mang tính biểu cảm cao.
Viết về đất nước là đề tài quen thuộc trong thơ ca. Hình tượng đất nước xuất
hiện rất sớm, gắn với sự thành bại của các vương triều qua nhiều thời kì dựng nước
và giữ nước. Trong mọi thời kì văn học, hình tượng đất nước là tượng đài cao đẹp,


13
hùng vĩ nhất, luôn có vị trí đặc biệt trang trọng và thiêng liêng. Đất nước lưu danh
cùng tên tuổi các vị anh hùng dân tộc và để lại dấu ấn đặc biệt trên văn đàn. Trong

văn học trung đại, hình tượng đất nước được tô đậm bởi tên tuổi của Lý Thường
Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi... Bị quy định bởi đặc trưng thẩm mĩ của văn
học trung đại và ý thức hệ phong kiến, cha ông ta đã gắn Tổ quốc với vua, thượng
đế, thiên thư:
Nam quốc sơn hà Nam đế cƣ
Tiệt nhiên định phận tại thiên thƣ
(Lý Thường Kiệt)
Nguyễn Trãi lại lập luận bằng những lí lẽ sắc bén về các triều vua: Đinh, Lý, Trần
bao đời gây nền độc lập để khẳng định thế đứng của Tổ quốc:
Nhƣ nƣớc Đại Việt ta từ trƣớc,
Vốn xƣng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đƣờng, Tống, Nguyên mỗi bên xƣng đế một phƣơng.
(Nguyễn Trãi)
Cách viết của Lí Thường Kiệt cũng cho người đọc cảm nhận rất rõ về tình
yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của ông. Lí Thường Kiệt đã dùng từ Nam đế
trước cả Nguyễn Trãi. Nhưng tới Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo, tư tưởng về
dân tộc trong mối quan hệ với các triều đại khác của Trung Hoa đã được thể hiện rõ
hơn, nhấn mạnh hơn. Rằng: dân tộc chúng ta tuy nhỏ nhưng có các triều đại sánh
ngang với các triều đại của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Điều đó thể hiện quan
niệm bình đẳng của người cầm bút về vấn đề dân tộc.
Thơ ca cổ điển thường mang đến cho người đọc những cảnh vật mĩ lệ hoặc
đơn sơ nhưng đẹp của nước non.
Đầu thế kỉ XX, quan niệm về hình tượng đất nước có những đổi mới khá căn
bản, hình tượng đất nước được đặt lên hàng đầu trong thơ của nhiều sĩ phu. Phan


14

Bội Châu đặt Tổ quốc trong sự gắn bó sâu sắc giữa dân với nước. Khi nói về đất
nước, các nhà Nho xưa thường có những lúng túng do họ còn bị câu nệ bởi những
quan niệm cũ, quan niệm “xã tắc” siêu hình. Phan Bội Châu tuy còn chịu ảnh hưởng
ít nhiều của quan niệm phong kiến nhưng ông đã biết phá bỏ những cái lạc hậu.
Tình yêu quê hương đất nước ở ông được thể hiện bằng những tình cảm bình
thường, gần gũi nhưng rất sâu sắc. Đó là tình cảm của con người trước cái đẹp của
quê hương, đất nước: Nay ta hát một thiên ái quốc / Yêu gì hơn yêu nƣớc nhà ta /
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà / Ông cha để lại cho ta lọ vàng / Trải mấy lớp tiền
vƣơng dựng mở / Bốn ngàn năm giãi gió dầm mƣa / Biết bao công của ngƣời xƣa /
Gang sông, tấc núi, dạ dƣa, ruột tằm. (Ái quốc - Phan Bội Châu). Hình tượng đất
nước trong thơ Phan Bội Châu ít nhiều còn mang tính trừu tượng, ước lệ: bởi hồn
nước chưa được thức tỉnh nên lòng dân còn phân tán, chưa đồng tâm để cùng tuốt
gươm ra. Cần đánh thức hồn quốc dân để cùng chung tay cứu nước: Hồn mê mẩn,
tỉnh chƣa, chƣa tỉnh / Anh em ta phải tính sao đây (Để tỉnh quốc dân ca - Phan Bội
Châu). Sau Phan Bội Châu, trong các tác phẩm thuộc bộ phận văn học hợp pháp,
hình tượng Tổ quốc thưa thớt dần. Hình tượng Tổ quốc đã hiện lên trong thơ qua
cách nói bóng gió xa xôi bởi những biểu tượng: non - nước, sông núi hay lời thề...:
Nƣớc non nặng một lời thề / Nƣớc đi đi mãi không về cùng non / Nhớ lời nguyện
nƣớc thề non / Nƣớc đi chƣa lại non còn đứng không / Non cao những ngóng cùng
trông / Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày (Thề non nƣớc - Tản Đà)
Hình ảnh Tổ quốc đã xuất hiện thấp thoáng trong thơ Tản Đà. Nhưng với tư
tưởng thoát ly, yếm thế của nhà thơ, hình ảnh Tổ quốc lúc này có khi chỉ còn là bức
thư đồ rách: Nọ bức dƣ đồ thử đứng coi / Sông sông núi núi khéo bia cƣời / Biết bao
lúc mới công vờn vẽ / Sao đến bây giờ rách tả tơi / Ấy trƣớc ông cha mua để lại /
Mà sau con cháu lấy làm chơi / Thôi thôi có trách chi đoàn trẻ / Thôi để rồi ta sẽ
liệu bồi (Bức dƣ đồ rách - Tản Đà). Qua bài thơ thể hiện tấm lòng thiết tha gắn bó
của Tản Đà với giang sơn đất nước.
Đến thời kì cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, thơ ca cách mạng đặt vấn đề giải
phóng dân tộc như một nhiệm vụ cấp thiết: Xiềng xích chặt kì hết / Gông cùm đập



15
cho tan / Tiêu trừ quân cƣớp nƣớc / Đừng tha lũ Việt gian (Sóng Hồng). Cùng với
thơ ca Xô Viết Nghệ Tĩnh, dòng thơ yêu nước cách mạng được lưu hành bí mật với
các tác giả tiêu biểu như Hồ Chí Minh, Tố Hữu... Họ đặt vận nước gắn liền với sự
nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng nhân dân thoát khỏi áp bức bóc lột, xây
dựng chế độ mới.
Trong văn học cách mạng 1930 - 1945, đất nước tồn tại cùng sự nghiệp giải
phóng dân tộc:
Quyết hi sinh phá tan hết gông xiềng
Cho Tổ quốc muôn năm độc lập
(Tố Hữu)
Trong cảm nhận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thiên nhiên chính là một phần của đất
nước tươi đẹp, một phần của cuộc sống bình dị mà bất diệt. Một tâm hồn hòa cùng
thiên nhiên đẹp tươi, giang sơn hùng vĩ kết hợp với tấm lòng ưu ái, tinh thần chiến
đấu vì dân vì nước đã tạo nên những vần thơ tuyệt đẹp: Tiếng suối trong nhƣ tiếng
hát xa / Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa / Cảnh khuya nhƣ vẽ, ngƣời chƣa ngủ /
Chƣa ngủ vì lo nỗi nƣớc nhà (Cảnh khuya). Tiếng gọi của “nỗi nước nhà” luôn thao
thức trong lòng Người đã bắt gặp tiếng suối trong như tiếng hát của núi rừng thiên
nhiên và hai âm thanh đó hòa hợp, ngân dài, vang sâu suốt cả bài thơ.
Chủ tịch Hồ Chí minh nhìn ngắm thiên nhiên không phải bằng thái độ hưởng thụ
hoàn toàn chiêm ngưỡng mà với tinh thần làm chủ, cải tạo thế giới, với niềm tin
hướng về phía ánh sáng, phía tương lai:
Non xa xa, nƣớc xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lênin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
(Hồ Chí Minh)
Trong Pác Pó hùng vĩ này, biểu tượng đặc trưng của truyền thống thơ ca dân tộc
(non non, nước nước) hòa làm một với tinh thần mới của thời đại vô sản. Từ cảm

hứng đến hình tượng, hồn non nước thiêng liêng mà gần gũi, thân thiết hòa quyện
với khí thế mới, vững chắc đi lên của phong trào cách mạng.


16
Sau cách mạng tháng Tám, đất nước được nhận thức sâu sắc hơn nhờ sự kế
thừa và phát triển có tính biện chứng của thơ ca truyền thống. Có thể nói, chưa bao
giờ hình tượng đất nước lại được nhận thức một cách đầy đủ, đa diện, vừa mang
tính khái quát, vừa rất cụ thể. Mỗi nhà thơ có cái nhìn và có cách nói riêng về cảm
xúc của mình nhưng đều có nét chung trong cảm hứng về quê hương đất nước.
Là những người công dân mới của một đất nước đã có chủ quyền, các nhà
thơ kháng chiến luôn có ý thức làm chủ đối với đất nước. Đất nước được nhìn từ
phương diện lịch sử là chiến công hiển hách ngàn đời nay cha ông ta để lại. Trong
thẳm sâu thăng trầm lịch sử với những huyền thoại xa xưa, trong tiếng ngựa hí
Thánh Gióng nhổ tre ngà đánh giặc, sâu thẳm trong linh thiêng cõi lòng là âm thanh
tiếng thơ thần vang lên bên bờ sông Như Nguyệt, lay gọi tâm thức mọi thế hệ vẫn là
lời thề giết giặc “Sát thát”, là trống trận Hùng Vương. Tất cả như còn nguyên, lắng
lại và đi vào cõi nhớ, vang mãi một thời không thể nào quên. Đất nước - hai tiếng
thiêng liêng đó mang đầy đủ phẩm chất được hun đúc từ hình ảnh tướng sĩ một lòng
phụ tử, cùng nhau căm giặc nước thề không cùng sống, từ người lính áo vải theo
Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa, từ người nông dân : “Hỏa mai đánh bằng rơm con
cúi” trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu rồi anh vệ quốc quân trong thơ chống Pháp
cô đến anh giải phóng quân - con người đẹp nhất của thế kỉ XX. Hiểu được ý nghĩa
sâu sa của hình tượng đất nước, các nhà thơ giai đoạn 1945 - 1975 cũng bộc lộ một
cách nhìn vừa đa dạng, giản dị mà vẫn không kém phần thiêng liêng cao cả. Bằng
cảm xúc chân thành tha thiết trong chiều sâu suy nghĩ, thơ Việt Nam 1945 - 1975 đã
thể hiện thật phong phú nhiều bình diện về hình tượng đất nước.
1.3. Sự phát triển về chất của thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến
1.3.1. Chủ nghĩa yêu nƣớc mới, vị trí mới của nghệ sĩ và văn chƣơng trong
chiến tranh cách mạng

Chủ nghĩa yêu nước là nguồn động lực tinh thần lớn nhất của nhân dân ta
trong cuộc kháng chiến cũng là nguồn cảm hứng lớn bao trùm và thấm sâu trong
mọi tác phẩm thơ ca. Nó đã trở thành truyền thống sáng ngời trong lịch sử tồn tại và
phát triển lâu dài của văn học dân tộc Việt Nam. Thơ kháng chiến đã phát huy cao


17
độ những truyền thống tinh thần cơ bản của dân tộc - cũng là nét nổi bật trong phẩm
chất con người Việt Nam của thời đại ấy: “Có thể nói chưa có thời kì văn học nào
mà tinh thần dân tộc, ý thức cộng đồng, tình cảm quê hương đất nước, tình nghĩa
đồng bào, đồng chí lại được thấm nhuần sâu rộng và biểu hiện thật phong phú,
nhiều vẻ như trong văn học giai đoạn 1945 - 1975. Lòng yêu nước thường được thể
hiện trong tình quê hương, làng xóm, trong tình đồng bào, đồng chí, tình quân dân
“cá nước”. Chủ nghĩa yêu nước thường gắn liền với chủ nghĩa anh hùng trong thời
kì diễn ra những cuộc đấu tranh giành độc lập và giữ gìn đất nước. Tinh thần yêu
nước vừa là một truyền thống sâu xa, lại vừa là nét nổi bật trong tinh thần của thời
đại cách mạng, được thể hiện trong niềm tự hào và ý thức làm chủ của quần chúng,
trong tư tưởng đất nước gắn liền với nhân dân, trong lí tưởng độc lập tự do gắn với
chủ nghĩa xã hội” [17, tr.23].
Khi nền thơ ca hiện đại chào đời từ đầu thế kỉ XX, quan niệm về thơ khá
phong phú, thoát dần quan niệm” Thi dĩ ngôn chí” của Nho học đồng thời tiếp thu
những quan niệm của thơ hiện đại phương Tây nên quan niệm về thơ đi gần với đặc
trưng thơ hơn. Thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống
được bộc lộ một cách chân tình tự nhiên. Belinxki cũng cho rằng: Tất cả những gì
làm cho ta phải quan tâm, gây xúc động với niềm vui, nỗi buồn thú say mê, sự đau
khổ, nỗi lo lắng, niềm an tâm... tóm lại tất cả những gì tạo nên trong cuộc sống tinh
thần của chủ thể hòa nhập và nảy sinh trong tác giả. “J.Bêsơ (Đức) khẳng định thơ
là “hành vi của quần chúng là bước đi của hàng triệu con người, là đấu tranh và ca
hát thống nhất với nhau”. P.Eluya (Pháp) thì nói: “Thơ phải là phương tiện hành
động, phương tiện để tiến lên”... Tố Hữu nói uyển chuyển hơn nhưng cũng cùng

một tinh thần như thế: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”” [23,
tr.85]. Đến giai đoạn kháng chiến chống pháp và chống Mỹ, văn học đi từ cái tôi cá
nhân của thơ ca lãng mạn sang cái tôi cộng đồng thời chiến, cũng đã có nhiều quan
niệm thơ gắn chặt hơn giữa thơ ca và cuộc sống. Ta có thể tóm tắt những quan niệm
ấy như sau: “Nghĩ cho kĩ thì thơ là nhận những “lượng thông tin” của sự vật mà
phát hiện những phản ánh và sáng tạo kì diệu trong tâm hồn người... Quy luật lớn


18
của thơ là cảm xúc và suy nghĩ... suy nghĩ cũng phải đến mức cao hơn suy nghĩ, tức
là suy nghĩ trở thành cảm xúc... Thơ là một sản phẩm của tâm hồn trí tuệ con người
mà tâm hồn và trí tuệ đó có một tác động trở lại vào thực tại...Thơ phải xuất phát từ
thực tại, từ đời sống nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đã đi qua
như vậy, tâm hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc
đáo, càng hay, thơ là tiếng goi đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu
của những con người” (Xuân Diệu) [20, tr. 8 - 33]. Phan Ngọc trong bài thơ là gì?
Phát biểu “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận
phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này”.
Từ đó ông đưa đến định nghĩa thơ bằng ba ý chính: - Có giá trị phổ quát; - Mang
tính hình thức giúp người ta nhận diện được thơ không cần phải có kinh nghiệm và
hiểu biết nghệ thuật; Giúp người ta nắm được thực chất của thơ để làm thơ, đọc thơ,
giảng thơ có kết quả [15, tr.11-12]. Mã Giang Lân bằng cái nhìn khái quát tổng hợp
đã đưa ra định nghĩa rằng: “Thơ là một thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp bốn yếu
tố: Ý - Tình - Hình - Nhạc” [15, tr.14].
Chế Lan viên quan niệm sáng tạo thơ là một nghề cao quý trong xã hội, nhà
thơ phải có vị trí, sứ mệnh cao cả với đời. Nhà thơ cần phải nhìn, nghe và suy ngẫm
để góp phần lí giải khám phá những vấn đề trong đời sống. “Thơ là cái nhụy của
cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho đươc cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho
cuộc đời mình cũng có nhụy” (Phạm Văn Đồng). Tố Hữu là nhà thơ đã chọn con
đường cách mạng từ thời thanh niên, thơ của ông là tiêu biểu của quan niệm nghệ

thuật cách mạng. Ông quan niệm: “Muốn có thơ hay trước hết phải tạo lấy tình. Nhà
thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu tu dưỡng về lập trường tư tưởng, xác
định thật rõ ràng về tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu
cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân.. Ngoài ra,
thơ cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những
biểu hiện lệch lạc, với cái xấu, cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người
chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng”. Ở Tố Hữu có sự thống nhất
đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Chặng đường thơ của các nhà


19
thơ kháng chiến là chặng đường lịch sử của cả dân tộc được kết tụ trong hình
tượng đất nước.
Cách mạng và kháng chiến đưa thơ trở về với hiện thực đời sống của đất
nước và nhân dân, giúp các nhà thơ tìm thấy chất thơ trong cuộc sống hàng ngày,
trong sinh hoạt, lao động và đấu tranh của quần chúng. Nhà thơ của thời đại mới
trước hết cũng là một công dân, một cán bộ hay chiến sĩ, sống với cuộc đời thực,
với mọi gian khổ, buồn vui, lo lắng, hi vọng của con người kháng chiến cùng với
đông đảo mọi người. Đời sống như vậy đã tác động và làm biến đổi cách nhìn, cách
nghĩ, điệu cảm xúc của người làm thơ. Khi Tố Hữu cảm nhận được cái thi vị đậm
đà trong cuộc gặp gỡ tình cờ của người cán bộ với anh Vệ quốc quân trên đèo Nhe
có “Bóng tre trùm mát rượi”, khi Chính Hữu nói lên một cách thấm thía cái đẹp của
tình đồng đội qua sự sẻ chia những gian lao, thiếu thốn rất thực: “Áo anh rách vai;
Quần tôi có vài mảnh vá...” thì chính là các nhà thơ đã tìm thấy chất thơ trong cái
bình dị hàng ngày, gần gũi với đời sống kháng chiến, của con người quần chúng.
Phương châm dân tộc, hiện thực và nhân dân của nền văn nghệ càng thúc đẩy
hướng đi này trong thơ. “Nếu như ở một số bài thơ trong thời kì đầu kháng chiến,
các nhà thơ còn chú trọng khai thác chất thơ trong những cái khác thường, phi
thường theo cảm hứng lãng mạn, thì hầu như phương hướng tìm kiếm phát hiện cái
đẹp và chất thơ trong phần lớn thơ ca kháng chiến lại là trong cái bình thường, giản

dị, tự nhiên của đời sống kháng chiến. Thơ kháng chiến đã đưa đến sự đổi thay quan
trọng về quan niệm thẩm mĩ, về cái đẹp trong thơ” [17, tr.36].
Về mặt thể loại, văn học 1945 - 1975 đã có sự phát triển ngày càng phong
phú và khá toàn diện, đã tạo ra sự biến đổi nhất định trong từng thể loại, phù hợp
với yêu cầu thể hiện nội dung mới và đòi hỏi của công chúng mới. Các thể loại phát
triển khá toàn diện nhưng thơ vẫn nổi trội hơn. Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã
đem đến một tiếng nói trữ tình mới mẻ, khỏe khoắn - tiếng nói trữ tình của quần
chúng. Thơ của các nhà thơ lớp trước cách mạng có nhiều thành công góp phần thúc
đẩy sự phát triển của thơ Việt Nam hiện đại (Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tế
Hanh, Huy Cận...). Các lớp nhà thơ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ


20
cũng không hiếm tài năng và có nhiều tìm tòi sáng tạo góp phần đổi mới cho thơ ca
(Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Chính Hữu, Hoàng Cầm, Hoàng Trung Thông,
Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy...).
Thơ cách mạng từ 1945 đứng trước yêu cầu mở rộng khả năng phản ánh và
phạm vi ôm chứa hiện thực rộng lớn, phong phú của đời sống cách mạng và kháng
chiến nên đã thúc đẩy mạnh mẽ những tìm tòi theo hướng tự do hóa hình thức thơ.
“Ngay từ những năm đầu cách mạng và kháng chiến, một lớp nhà thơ mới đã ý thức
được sự đòi hỏi của thời đại đối với thơ và họ đã nỗ lực tìm kiếm tiếng nói nghệ
thuật mới trong những hình thức mới, tự do hơn, đặng vượt thoát ra khỏi những
hình thức và giọng điệu của Thơ Mới. Thơ Trần Mai Ninh, Nguyễn Đình Thi và
phần nào của Quang Dũng trong Tây Tiến, Hữu Loan trong Đèo Cả, Chính Hữu
trong Đồng chí và Tháng năm ra trận,... đã là những minh chứng cho hướng tìm tòi
ấy. Xu hướng tự do hóa hình thức thơ trong những năm sau của cuộc kháng chiến
chống Pháp (từ cuối năm 1949, sau hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc) có
phần mờ nhạt đi và bị lấn át bởi xu hướng đại chúng hóa đã trở thành chủ đạo trong
thơ... Sau 1954, xu hướng tự do hóa hình thức thơ có điều kiện để tiếp tục đẩy mạnh
những tìm tòi, thể nghiệm. Thơ tự do đã xuất hiện khá phổ biến và trở nên quen

thuộc với công chúng thơ. Chế Lan Viên và Huy Cận đưa ra những thử nghiệm thơ
văn xuôi và thơ sân khấu với dung lượng mỗi bài khá lớn tới hàng trăm câu thơ”
[17, tr.65].
Văn học phục vụ chính trị nên quá trình vận động phát triển thường hòa nhịp
với từng bước đi của cách mạng, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca
ngợi cách mạng và cuộc sống mới (1945 - 1946), cổ vũ kháng chiến, theo sát từng
chiến dịch, biểu dương các chiến công, phục vụ cải cách ruộng đất (1946 - 1954), ca
ngợi thành tựu khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phục vụ
cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1965), cổ vũ cao
trào chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc
Một cách tự nhiên, mỗi con người đều cảm thấy rất gắn bó với cộng đồng, có
ý thức nhân danh cộng đồng mà suy nghĩ và hành động. Đất nước còn hay mất, độc


×