BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI II
TRẦN ĐÌNH TAM
TỰ SỰ LỊCH SỬ QUA TIỂU THUYẾT
SÔNG CÔN MÙA LŨ CỦA NGUYỄN MỘNG GIÁC
Chuyên ngành: Lí Luận văn học
Mã số: 60.22.01.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KHOA NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:TS. Lê Trà My
Hà Nội 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm
bảo độ tin cậy, chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy
đủ theo quy định. Những kết luận mới về khoa học của luận
văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa
học nào.
TÁC GIẢ
TRẦN ĐÌNH TAM
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: VẤN ĐỀ TỰ SỰ LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT SÔNG CÔN
MÙA LŨ ......................................................................................................... 12
1.1. Tiểu thuyết lịch sử và tư duy về những cái khả nhiên của lịch sử ........... 12
1.2. Tự sự lịch sử như là diễn ngôn về lịch sử .................................................. 16
1.3. Sông côn mùa lũ và dòng chảy tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. 21
CHƢƠNG 2: SỰ KIỆN LỊCH SỬ VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG
TIỂU THUYẾT SÔNG CÔN MÙA LŨ...................................................... 30
2.1. Các sự kiện lịch sử trong Sông Côn mùa lũ .............................................. 30
2.2. Nhân vật lịch sử trong Sông Côn mùa lũ ................................................... 45
CHƢƠNG 3: CÁC THỦ PHÁP TỰ SỰ LỊCH SỬ TRONG SÔNG CÔN
MÙA LŨ ......................................................................................................... 63
3.1. Không gian tự sự ......................................................................................... 63
3.2. Thời gian tự sự ............................................................................................. 68
3.3. Điểm nhìn tự sự trong Sông Côn mùa lũ ................................................... 73
3.4. Giọng điệu tự sự .......................................................................................... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................. 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 112
1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là ngôi nhà của hữu thể, ngôn ngữ mang tính chất kiến tạo, là
sự kiến tạo hữu thể. Chúng ta không bao giờ chạm được vào hiện thực, chúng
ta chỉ có thể tiếp cận hiện thực thông qua các văn bản. Với cách nhìn như vậy
tiểu thuyết lịch sử được coi là văn bản của sự kiến tạo lịch sử.
Tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn gần đây có sự phát triển nở rộ, thể
tài này đã dành được sự quan tâm của đông đảo độc giả và các nhà nghiên
cứu . Có thể kể ra đây các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử như: Vằng vặc Sao
Khuê (Hoàng Công Khanh), Đất trời,Gió lửa (Nam Dao), Giàn thiêu (Võ Thị
Hảo), Mảnh trăng Tô Lịch (Siêu Hải), Đô đốc Bùi Thị Xuân (Quỳnh Cư), Hồ
Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh)…và không thể không nhắc đến Sông Côn mùa
lũ của Nguyễn Mộng Giác.
Mỗi tác giả có một lối viết, một phong cách, một kĩ thuật tự sự khác
nhau nhưng tựu chung họ đều hướng tới cái đích thể hiện lịch sử dân tộc
thông qua thể tài tiểu thuyết lịch sử. Mặc dù quan niệm về tiểu thuyết lịch sử
đến nay vẫn còn nhiều ý kiến, nhiều quan niệm khác nhau, nó chưa có sự
thống nhất nhưng ở lối viết nào, phong cách nào, ý định, mục tiêu nào thì tất
cả các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử đều có một điểm chung là có chứa yếu tố
lịch sử từ sử liệu. Hàm lượng của yếu tố lịch sử trong mỗi tác phẩm ít hay
nhiều, nó được tạo dựng như thế nào? Điều đó phụ thuộc vào tư tưởng, khả
năng và kỹ thuật diễn ngôn, kỹ thuật tự sự của mỗi nhà văn. Đọc Tây Sơn bi
hùng truyện (Lê Đình Danh) ta thấy được sự tái hiện cả một giai đoạn bi hùng
2
đầy thăng trầm của lịch sử dân tộc, thấy được tên tuổi của những con người
đã được lịch sử ghi danh như Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Trần
Quang Diệu, Bùi Thị Xuân…thấy được các trận đánh, các sự kiện, các dấu
mốc lịch sử được khắc hoạ khá rõ nét. Lê Đình Danh có xu hướng để người
đọc có ấn tượng về các sự kiện lịch sử vượt trội lên hẳn ấn tượng về sự kiện
lịch sử, về con người.
Trái lại đọc Đô đốc Bùi Thị Xuân (Quỳnh Cư) ta lại thấy tác giả có ý
tập trung khắc hoạ yếu tố con người nhiều hơn yếu tố yếu tố sự kiện. Ở Đô
đốc Bùi Thị Xuân tác giả đã đi sâu khắc họa vẻ đẹp bi tráng của nữ tướng tài
danh trong triều đại Tây Sơn. Cuộc đời của nữ tướng gắn liền với những võ
công oanh liệt, là người trợ thủ đắc lực của Quang Trung, bà cùng Quang
Trung đánh dẹp nội phản, ngoại xâm thống nhất đất nước. Ngay cả khi Quang
Trung đã qua đời bà vẫn một lòng một dạ tận tâm, tận trung với việc nước.
Khi bị bắt và đưa ra hành hình bà vẫn bình thản, cái chết của vị nữ đô đốc đã
được nâng lên tầm vóc sử thi. Quỳnh Cư đã chú trọng khai thác về nhân vật
lịch sử hơn là sự kiện lịch sử, tác giả đã tạo cho nhân vật trong tác phẩm của
mình một vẻ đẹp toàn bích, gây được ấn tượng, cảm xúc kiêu hãnh, tự hào về
nhân vật với độc giả.
Bên cạnh đó lại có nhóm tác giả lấy con người, nhân vật làm trung tâm
cho tác phẩm. Con người, các nhân vật trong tác phẩm của nhóm tác giả kiểu
này luôn làm chủ các sự kiện, các biến cố lịch sử. Với các tác giả có quan
niệm này họ cho rằng tiểu thuyết lịch sử là những câu chuyện tâm hồn, yếu tố
chính sử được giảm bớt, yếu tố dã sử được gia tăng, họ kết hợp linh hoạt hai
yếu tố tiểu thuyết và lịch sử. Vì vậy nhóm tác giả này luôn tạo ra cho người
đọc những cảm nhận tác phẩm của mình với nhiều trạng thái vui, buồn,
sướng, khổ khác nhau. Họ muốn lý giải tình cảm, những thôi thúc nội tâm,
những suy tưởng, những quan hệ ứng xử giữa con người với con người qua
3
lịch sử và những biến cố của nó. Điển hình cho nhóm tác giả này phải kể đến
Nam Dao với Gió lửa, Võ Thị Hảo với Giàn thiêu…và sẽ là một thiếu sót lớn
nếu không kể đến Nguyễn Mộng Giác với bộ tiểu thuyết quy mô có tên Sông
Côn mùa lũ.
Trong Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác đã tái hiện lại lịch sử dân
tộc cuối thế kỷ XVIII, các sự kiện lịch sử cũng được nhà văn nhắc đến song
dường như yếu tố này chỉ giữ vai trò thứ yếu. Mục tiêu cốt yếu mà tác giả
muốn gửi đến bạn đọc là cảm nhận được những lý giải về tình cảm con người
- nhân vật trong tác phẩm - về quan hệ ứng xử của họ, thấy được họ đã làm
chủ các sự kiện lịch sử. Qua đó độc giả có cái nhìn đa diện, đa chiều về nhân
vật lịch sử. Để đạt được mục tiêu đó Nguyễn Mộng Giác đã thể hiện tất cả
khả năng văn chương của mình từ việc xây dựng kết cấu tác phẩm, xây dựng
tuyến nhân vật, nghệ thuật tự sự, ngôn ngữ thể hiện và hình thức, cách thức
diễn ngôn cho tác phẩm của mình.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề tự sự lịch sử trong
tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử
Tiểu thuyết lịch sử là một thể tài văn học mang tính đặc thù với những
quy luật sáng tạo riêng của nó, một thể loại văn học mà người viết vừa phải
dựa vào những điều đã xảy ra trong quá khứ và được ghi chép lại từ những
người thuộc chuyên ngành khác (lịch sử) vừa phải tìm hiểu, sáng tạo và vận
dụng tố chất văn chương của mình để sáng tác. Tác giả tiểu thuyết lịch sử vừa
phải làm thế nào để tác phẩm của họ vừa chứa đựng yếu tố lịch sử có trong sử
liệu vừa phải đảm bảo tính nghệ thuật và có đủ màu sắc văn chương của tiểu
thuyết, vừa tái hiện khơi gợi được không khí thời đại trong quá khứ lại vừa
soi rọi được các vấn đề cho hiện tại giúp cho độc giả nói chung và các nhà
4
nghiên cứu nói riêng thấy được sự sáng tạo cụ thể của tư duy lịch sử.
Văn học Việt Nam đương đại nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng,
đã và đang đứng trước xu hướng đổi mới trong tư duy nghệ thuật. Hàng loạt
các tác giả đã thay đổi lối tư duy trong sáng tác của mình và họ đã đạt được
rất nhiều thành công trong việc miêu tả và tái hiện thế giới đời sống, đặc biệt
là đời sống lịch sử trong quá khứ. Với cách nhìn đa diện, đa chiều, do ảnh
hưởng và tác động của chủ nghĩa hậu hiện đại nên các tác giả tiểu thuyết lịch
sử cũng có những thay đổi quan niệm về nghệ thuật, hình thức diễn ngôn, kỹ
thuật tự sự trong sáng tác của mình. Các tác giả tiểu thuyết lịch sử đã làm
phong phú sinh động cả về nội dung và hình thức các tác phẩm, việc cách tân
lối viết, lối tư duy như khoác cho thể loại này một tấm áo mới với đầy đủ màu
sắc mới, diện mạo mới. Sự phong phú, sinh động của các tác phẩm tiểu thuyết
lịch sử đã trở thành động cơ thôi thúc các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình
văn học phải xắn tay vào cuộc với nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích… Điều đó
đồng nghĩa với việc họ cho ra đời hàng loạt các công trình nghiên cứu, khảo
chứng, đánh giá về tiểu thuyết lịch sử.
Nhìn lại chặng đường hơn sáu mươi năm mà các nhà nghiên cứu đã dày
công thực hiện, thành quả mà các bậc tiền bối để lại cho thế hệ đi sau là
những kinh nghiệm nhận diện, cách nhìn vấn đề thuộc bản chất và quy luật
phát triển của nó để lớp hậu thế chúng ta càng nhận thức rõ bước đi của tiểu
thuyết lịch sử trong giai đoạn hiện nay. Hàng loạt các công trình nghiên cứu
về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam điển hình như : công trình “Tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam đương đại với quan niệm nghệ thuật về con người” (Nguyễn
Thị Kim Tiến, tạp chí Sông Hương 6/2010), bài “Một số khuynh hướng tiểu
thuyết ở nước ta thời kỳ đổi mới đến nay” (Gs-Ts Nguyễn Thị
Bình,16/10/2013), công trình “Mã hoá và mã hoá văn hoá trong tiểu thuyết
lịch sử sau 1986” (Nguyễn Văn Hùng, 9/11/2013). Công trình “Tư tưởng cấp
tiến và thủ pháp hư cấu trong kịch và tiểu thuyết” (Yến Nhi, 12/3/2008).
5
Công trình “Tiểu thuyết lịch sử trong vòng văn hoá dân tộc” (Thái Vũ),
công trình “Lịch sử có quyền được biết đến một cách giản dị” (Đan Thành),
công trình “Lịch sử phải là những bài học soi sáng đương đại” (Hoàng
Quốc Hải), công trình “Lại bàn về chuyện đọc sử và đọc văn” (Nguyễn Hoà),
công trình “Tiểu thuyết lịch sử của Hella S.Haasse” (Phan Cự Đệ), công
trình “Bàn về tiểu thuyết lịch sử” (Hoài Nam), công trình “Mấy ý kiến về tiểu
thuyết lịch sử nhân đọc Quận He khởi nghĩa” (Tiêu Dương), công trình
“Đọc tổ quốc kêu gọi, suy nghĩ về vấn đề khám phá và sáng tạo trong tiểu
thuyết lịch sử” (Đoàn Thị Hương), công trình “Vài ý kiến về sự thực và hư
cấu nghệ thuật trong truyện lịch sử phục vụ các em” (Hà Ân), công trình
“Ngòi bút tái hiện lịch sử của Hà Ân trong tiểu thuyết Người Thăng Long”
(Nguyễn Phương Chi), bài “Đến với Nguyễn Trãi qua Vằng vặc Sao Khuê”
(Trần Cư), bài “Hồ Quý Ly và những giải pháp mới cho văn học nước nhà”
(Trung Trung Đỉnh), Bài “Hồ Quý Ly cách tân hay bạo chúa” (Đỗ Ngọc
Hà), bài “Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly” (Hồ Anh Thái)…vv.
Nói chung dù được khai thác, tìm hiểu, nghiên cứu ở nhiều khía cạnh
khác nhau, mặc dù đã chỉ ra ít nhiều quy luật sáng tạo, sự vận động của tư duy
tự sự lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử, chỉ ra những đóng góp đáng ghi nhận
của thể loại tiểu thuyết lịch sử cho nền văn học nước nhà nhưng đến nay vẫn
chưa có một công trình chuyên biệt, triệt để nào nghiên cứu toàn diện thấu
đáo về thể loại tiểu thuyết lịch sử. Ở đâu đó trên cánh đồng tiểu thuyết lịch sử
này vẫn còn những “thửa ruộng hoang” cần đến bàn tay, khối óc của thế hệ kế
cận cày xới, chăm sóc và tiếp tục khai hoá.
2.2. Các công trình đã nghiên cứu về bộ tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ
Từ khi bộ tiểu thuyết xuất hiện trên văn đàn sau một thời gian chờ đợi
sự phản hồi từ công chúng và giới chuyên môn thì cuối cùng vào những năm
đầu của thế kỷ XXI bộ tiểu thuyết và tác giả của nó đã bắt đầu nhận được
những ý kiến phản hồi có giá trị. Và cũng bắt đầu từ đó các nhận xét đánh giá
của cả độc giả, của giới chuyên môn đã lần lượt xuất hiện. Có thể kể đến
6
những công trình nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến bộ tiểu thuyết này như:
Chuyên luận “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1945” của tiến sĩ Nguyễn
Thị Tuyết Minh (NXB Công an nhân dân 2012), các bài nghiên cứu: “Suy
nghĩ về tiểu thuyết lịch sử”, (25/10/2012- Diễn đàn Gác nhỏ cho người yêu
sách) của giáo sư Trần Đình Sử. Một số công trình trực tiếp nghiên cứu về bộ
tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ như: “Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng
Giác: Sự khám phá nhân cách văn hoá Việt” của (Đỗ Minh Tuấn,
13/07/2012, Văn hoá Nghệ An); công trình “Tiểu thuyết lịch sử nhân đọc
Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Vy Khanh (18/09/2000); công trình “Cấu
trúc hình tượng không gian trong Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Thị Kim
Oanh; công trình “Sông Côn mùa lũ - bộ tiểu thuyết công phu” của Nguyễn
Khắc Phê (Tạp chí Sông Hương, số 134, tháng 10/1999).
Nhiều luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về Sông Côn mùa lũ như: Nguyễn
Thị Thanh Phương (2005,ĐHSP Hà Nội) với công trình Luận văn thạc sĩ có tên
“Đổi mới thể tài tự sự lịch sử qua tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ”, Lê Anh
Tuấn (2007, ĐHSP Vinh) với luận văn “Những đóng góp về nghệ thuật trong
tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ”, Trần Thị Hương Giang (ĐHSP Hà Nội,
2008) với đề tài “Đổi mới thể loại tiểu thuyết lịch sử qua tiểu thuyết Sông Côn
mùa lũ”, hay Phạm Thị Kim Chi (ĐHSP Hà Nội, 2010) với đề tài “Thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ”, hay Luận văn “Hình
tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam” của
Nguyễn Văn Sang (ĐHKHXH & NV, 2012); Luận văn “Sông Côn mùa lũ của
Nguyễn Mộng Giác dưới góc nhìn liên văn bản”, của Trần Vân Trang (ĐH
Đà Nẵng, 2014), Luận án “Con người trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời
kỳ đổi mới” của Nguyễn Thị Kim Tiến (ĐHKHXH & NV, 2012) v.v…
Đi sâu tìm hiểu các công trình nghiên cứu của cả giới chuyên môn và
những tác giả luận văn mới tập nghiên cứu về Sông Côn mùa lũ ta mới thấy
sức lan toả lớn của tác phẩm với những thành công của nó. Giáo sư Mai Quốc
Liên -Giám đốc trung tâm nghiên cứu Quốc học- nhận xét : “Tác phẩm rất
7
hấp dẫn, trước hết là chất văn học của nó…sự phong phú của nó, vẻ đẹp của
nó lôi cuốn ta, lôi cuốn những người yêu lịch sử dân tộc, yêu con người Việt
Nam quả cảm và nhân ái”, “Sự thành công trong Sông Côn mùa lũ là cách xây
dựng nhân vật đặc biệt là nhân vật Nguyễn Huệ”. Anh hùng đến mức thiên
tài, xuất sắc nhưng không phải anh hùng một cách đơn giản, tự nhiên nhi
nhiên, mà có sự trăn trở, sự suy tưởng, có hàm lượng trí tuệ, triết học lịch sử
cao”. “Tôi ít đọc được trong tiểu thuyết mình một nhân vật nữ nào quyến rũ,
thương mến, Việt Nam như An” “ tác giả đã gởi An vào rất nhiều những thể
nghiệm, những suy tưởng…về con người phụ nữ Việt Nam - người gánh lịch
sử đất nước…chồng con trên đôi vai bé nhỏ yếu đuối của mình” … “Càng
đọc tôi càng bị cuốn hút”… “Sông Côn mùa lũ là một nỗ lực tổng hợp với
một quan niệm mới cả về tiểu thuyết và về lịch sử”. (Tết Quý Mùi 2003-trong
Lời giới thiệu của tập tiểu thuyết) [12].
Xuất phát từ một người yêu lịch sử dân tộc, tự hào về lịch sử dân tộc,
là người am hiểu lịch sử và văn hoá dân tộc, Mai Quốc Liên xót xa khi lịch sử
của dân tộc trong con người Việt nam ngày bị lãng quên, bị xem nhẹ, bị bỏ
rơi. Ông cảm thấy việc bỏ mặc lịch sử tổ tiên, lịch sử dân tộc, việc hành động
khiêm tốn, nhút nhát, rụt rè không xứng đáng với lịch sử, với những gì cha
ông ta đã làm khi trước. Ông “quí cuốn tiểu thuyết này” (Sông Côn mùa lũ)
và ghi nhận: “một tác phẩm văn học rất cần có trong hành trang văn hoá của
mỗi con người Việt Nam chúng ta ngày nay”…Cuốn sách có ý nghĩa thức dậy
“tình cảm cội nguồn với quê hương, đất nước, tổ tiên…”
Nguyến Vi Khanh trong bài viết “Về tiểu thuyết lịch sử” (18/09/2002) đã
nhận xét về Sông Côn mùa lũ và Gió lửa của Nam Dao là: “có cố gắng nghệ
thuật và các tác giả đều có liên hệ đến những trôi nổi của các biến cố và chế độ
trong bốn, năm thập niên qua”. Tác giả còn nhắc đến mặt mạnh của Sông Côn
mùa lũ đó là Nguyễn Mộng Giác đã thành công trong việc xây dựng nhân vật
Nguyễn Huệ. Theo Nguyễn Vi Khanh “Sông Côn mùa lũ đại diện cho khuynh
hướng tiểu thuyết lịch sử muốn trình bày trung thực một thời đại bằng cách tiểu
8
thuyết hoá những tình tiết, những thái độ, trình độ tri thức, tâm tính, với những
nhân vật có thật bên cạnh vài nhân vật tiểu thuyết có thể có thật, như một giả
thuyết, một thể nghiệm văn chương cho đề tài lịch sử đã chọn”.
Nguyễn Hưng Quốc trong bài “Phê bình phê bình” (30/04/2001) có
những phát hiện mới mẻ, đặc sắc về Sông Côn mùa lũ: “đặc sắc của Sông Côn
mùa lũ không nằm trên cái cấu trúc vĩ mô gắn liền với các biến động lớn lao
của lịch sử, tức những mùa nước lũ, mà nằm trong những chi tiết nho nhỏ có
vẻ như thứ yếu, liên quan đến những đám bèo trôi dạt theo dòng nước lũ ấy.
Mất chúng bộ tiểu thuyết dường như mất tất cả”. Khác với những nhà tiểu
thuyết khác, Nguyễn Mộng Giác :“say mê đối với những chuyển động xã hội
dẫn đến những cảm hứng nhân đạo và niềm đam mê đối với những chuyển
động lịch sử sẽ dẫn đến cái nhìn đầy bi kịch”. Đây là một nghịch lý [35]. Kết
luận trên của Nguyễn Hưng Quốc mang tính phát hiện và ông đã chứng minh
lý giải cho kết luận của mình. Từ đam mê những chuyển động lịch sử đến tính
chất nghịch lý trong những chuyển động ấy và cuối cùng là sự lựa chọn chi
tiết như là một phong cách sáng tác của Nguyễn Mộng Giác.
Bên cạnh những nhận xét mang tính khen ngợi tán thành nói trên còn
phải kể đến những nhận xét của Trần Hữu Thục với tiểu luận: “Nhân vật
Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ” (18/01/2013- 05/04/2014) . Trần Hữu
Thục cũng tìm các tác phẩm văn chương có xây dựng và mô tả về hình tượng
người anh hùng Nguyễn Huệ như “Phẩm tiết” của Nguyễn Huy Thiệp, “Gió
lửa” của Nam Dao, “Mùa mưa gai sắc” của Trần Vũ, “Mảnh trăng Tô Lịch”
của Siêu Hải..vv. Theo Trần Hữu Thục, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng
Giác đã thể hiện được một Nguyễn Huệ “cũ, không gây sốc”, một Nguyễn
Huệ như còn đang thăm dò những khía cạnh khác về người anh hùng, muốn
được xem xét như một con người bình dị khác, một Nguyễn Huệ rất riêng,
một Nguyễn Huệ có học, có tầm nhìn và tư tưởng vượt xa thời đại [53]. Hay
Yến Nhi trong bài viết “Tư tưởng cấp tiến và thủ pháp hư cấu trong kịch và
9
tiểu thuyết lịch sử” (2008) tác giả đã lấy tác phẩm của Nguyễn Mộng Giác để
làm bằng chứng cho khả năng mở rộng biên độ tưởng tượng và hư cấu của thể
loại tiểu thuyết lịch sử. Tác giả đã nhận xét về lối viết, cách xây dựng nhân
vật của Nguyễn Mộng Giác trong tác phẩm của mình rằng: tác giả đã thay đổi
điểm nhìn, cách nhìn về nhân vật, nhân vật đã được “phóng tác trên hai bình
diện tâm lý và hành động”, “nhân vật không minh hoạ cho một khái niệm có
sẵn mà là một con người “đa tính cách, sống đích thực”. Một Nguyễn Huệ
được “thoát thai từ lịch sử” nhưng “bình dị trong đời thường”, một Nguyễn
Huệ rất “anh hùng mà không khô cứng, đơn giản mà là con người có những
suy tưởng, trăn trở đầy trí tuệ, vượt nên khỏi giới hạn “khởi nghĩa nông dân”
để trở thành người anh hùng dân tộc chân chính” [33].
Ngoài những thành công trong việc xây dựng nhân vật chính - Nguyễn
Huệ - thì Nguyễn Mộng Giác cũng mang đến cho người đọc những nét mới
mẻ trong việc xây dựng các nhân vật khác như: Nhân vật giáo Hiến -nho sĩ trí
thức thời loạn- một giáo Hiến hiểu mình, hiểu người, không rũ áo quay lưng
về với thú lâm tuyền mà sẵn sàng nhập cuộc vào bàn nhân thế sự. Hay các
nhân vật An, Thọ Hương, Ngọc Hân -những người phụ nữ trong xã hội phong
kiến- họ trở thành những nạn nhân thương tâm nhất, bị cơn bão thời đại cuốn
đi, bị ném vào vòng lửa chính trị, vòng xoáy của uy quyền và ma lực cám dỗ
của nó đã lôi kéo những người thân thiết của họ lao vào. Số phận và nỗi niềm
có họ hiện lên thật ám ảnh, da diết. Họ phải chứng kiến những toan tính,
những thành, bại, nhục, vinh của những con người mang trong mình giấc
mộng quyền lực.vv…
Mặc dù tác giả các công trình nghiên cứu, khai thác tác phẩm ở các
khía cạnh khác nhau nhưng nói một cách khách quan ta cũng thấy được sức
lan toả và sự tác động nhất định của tác phẩm đã ít nhiều chiếm được cảm
tình và sự quan tâm của độc giả và của giới chuyên môn. Sự xuất hiện của
Sông Côn mùa lũ như một ngôi sao mới lấp lánh góp phần toả ánh hào quang
10
trên bầu trời tiểu thuyết lịch sử của văn học nước nhà, sức ảnh hưởng của bộ
tiểu thuyết vẫn là mảnh đất màu mỡ còn nhiều điểm cho các nhà nghiên cứu,
tìm hiểu, khai thác và bình luận.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phương cách tự sự trong bộ tiểu thuyết lịch sử
Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, tìm hiểu sự truyền tải dữ liệu lịch
sử bằng hình thức diễn ngôn tự sự của văn học thông qua thể loại tiểu thuyết.
Phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu về phương pháp, phong cách sáng tác,
nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, ngôn từ tự sự, cách diễn ngôn của tác
giả trong bộ tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ.(có sự tham chiếu với các tác phẩm
khác cùng thể loại).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu cũng chính là tên đề tài “Tự sự lịch sử trong tiểu
thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác” nên mục đích nghiên cứu
của tôi sẽ hướng vào nghiên cứu mục đích sáng tác, tư tưởng của tác giả,
phương pháp sáng tác, hình thức diễn ngôn, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ,
giọng điệu của nhân vật, không gian, thời gian và tác động của tác phẩm với
bạn đọc. Nhiệm vụ mà tôi phải thực hiện trong luận văn là tìm ra những thủ
pháp tự sự mới trong tác phẩm mà các công trình nghiên cứu trước chưa có.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Là luận văn nghiên cứu một khía cạnh nhỏ trong sáng tác của thể tài
tiểu thuyết lịch sử - khía cạnh tự sự lịch sử, xúc cảm sử liệu thành tác phẩm
văn chương - nên tôi vận dụng một số phương pháp như: mĩ học tiếp nhận,
phương pháp khảo chứng, phương pháp phân tích, so sánh …qua đó để thấy
được sử sự sau khi có xúc cảm và cách diễn ngôn của nhà văn trở thành tác
phẩm văn học nó được biểu hiện sinh động và gần gũi với độc giả như thế
nào.
6. Đóng góp mới
Mục đích chính của luận văn này là đưa ra cách nhìn về tiểu thuyết lịch
11
sử. Tiểu thuyết lịch sử là lịch sử được “viết lại”, là hình thức diễn ngôn về
lịch sử. Nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử thực chất là thông qua tự sự lịch sử để
đưa ra những khả năng của lịch sử. Do đó tiểu thuyết lịch sử không phải là sử
liệu, không nên đối sánh một cách máy móc các hình tượng văn học trong tiểu
thuyết lịch sử với sử liệu.
12
Chƣơng 1
VẤN ĐỀ TỰ SỰ LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT SÔNG CÔN MÙA LŨ
1.1. TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ TƢ DUY VỀ NHỮNG CÁI KHẢ NHIÊN
CỦA LỊCH SỬ
1.1.1. Quan điểm về tiểu thuyết lịch sử
Trong học thuật nghiên cứu văn hoá nói chung và văn hoá dân gian nói
riêng giai đoạn gần đây đều có sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ. Qua hai
cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, nghiên cứu văn hoá dân tộc thể hiện ở
lĩnh vực văn học các tác giả chủ yếu quan tâm các vấn đề chính trị, thế giới
quan lập trường giai cấp. Hiện nay, trong giai đoạn hoà bình, hội nhập quốc
tế, kinh tế thị trường, văn hoá xuống cấp, vấn đề văn hoá trở nên nổi bật, gay
gắt.
Trước đây ta cũng viết tiểu thuyết lịch sử nhưng đó là loại tiểu thuyết
lịch sử cách mạng, lối viết phục vụ chính trị, viết về các tấm gương tranh đấu
của các lãnh tụ thời trẻ, các chiến dịch, các cuộc khởi nghĩa… trong đó các sự
kiện lịch sử diễn ra theo lối lập nhị nguyên, quy luật đấu tranh giai cấp, địch
ta, tiến bộ, phản động, nông dân với địa chủ, vô sản với tư sản, yêu nước và
bán nước, ta thường tốt địch thường xấu, ta thắng địch thua, ta tổn thất ít, địch
tổn thất nhiều, chủ yếu là ca ngợi chiến thắng, tạo thành những cuốn tiểu
thuyết lịch sử phục vụ chính trị theo quan điểm chính đảng. Loại tiểu thuyết
này thường có tính hư cấu tô hồng, điểm nhìn ý thức hệ, diễn ngôn chính trị
và các thứ đối lập khác. Tiểu thuyết lịch sử kiểu đó thường quan tâm đến
hành động chiến đấu, những biểu hiện bên ngoài, ít đi sâu vào khai thác
phương diện tâm lý, nhân tính, số phận con người thông qua nhân vật. Quan
điểm đó không tránh khỏi sự hẹp hòi về phương diện ý thức hệ chính trị, các
vấn đề phong phú của văn hoá dân tộc hầu như bị bỏ qua. Điều đó khiến cho
người đọc khó bắt gặp được những sáng tác như của Nguyễn Xuân Khánh,
13
Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo v.v…
Gần đây quan điểm sáng tác cũng như lối nghĩ, cách viết của các tiểu
thuyết gia đã có những thay đổi. Sự chuyển hướng văn hoá của các nhà tiểu
thuyết được coi là bước đột phá, một bước tiến, một hướng đi có tính phổ
biến trên thế giới. Trên thế giới xu hướng thay đổi trong sáng tác tiểu thuyết
lịch sử là tiểu thuyết lịch sử phải gắn với sự thay đổi về quan niệm lịch sử. Từ
chủ nghĩa cấu trúc đến hậu cấu trúc, từ hậu cấu trúc đến tân lịch sử người ta
nhận rõ lịch sử chỉ là trần thuật về lịch sử, mà đã là trần thuật thì khó tránh
khỏi sự chủ quan trong lựa chọn, phán đoán từ đó tạo ra sự hoài nghi đối với
tính chân thực của lịch sử. Quan điểm đó làm nảy sinh loại tiểu thuyết mới, đó
là loại tiểu thuyết trở về với văn hoá dân gian, hệ thống nhiều điểm nhìn của
người dân thường, diễn ngôn trần thuật của con người đời thường, loại bỏ
diễn ngôn của nhà viết sử. Tiểu thuyết lịch sử ngày nay thay đổi khuynh
hướng tự sự vĩ mô chủ yếu gồm vĩ nhân và quốc gia đại sự bằng tự sự mảnh
ghép, gia tộc cá nhân từ lịch đại sang đồng đại.
Chúng ta đều biết mối quan tâm hàng đầu của các cây bút viết về tiểu
thuyết lịch sử là vấn đề quan hệ giữa sự thật và hư cấu. Viết sự thật theo kiểu
sử liệu thì người đọc mất hứng thú vì nếu như thế thì đọc lịch sử còn hơn.
Nhưng nếu hư cấu mà bỏ qua, xem nhẹ sử liệu thì liệu có thu phục, cuốn hút
được người đọc? sự thật và hư cấu đúng là hai vấn đề then chốt của tiểu
thuyết lịch sử nhưng chúng không đối lập. Lịch sử xét theo nghĩa gốc bao
gồm sáu nghĩa: một là chuyện kể, hai là chuyện đã qua, ba là quá trình phát
triển, bốn là đời sống con người trong xã hội, năm là quá khứ của hiện tại đã
lùi xa, sáu là khoa học lịch sử và sử học. Qua sáu nghĩa đó thì vấn đề đặt ra là
quan hệ giữa tiểu thuyết và lịch sử hay nói cách khác là văn học và sử học.
Cũng qua mối quan hệ đó ta thấy tiểu thuyết và lịch sử có điểm chung giống
nhau đó là cả hai đều là chuyện kể. Đối tượng chung của cả hai đều là cuộc
sống con người đã lùi xa về quá khứ trong đó có sự thật lịch sử. Lukacs -nhà
14
Mac xit học Hunggari- từng nói: “tiểu thuyết lịch sử không chỉ phải đảm bảo
được “không khí lịch sử trong việc miêu tả hoàn cảnh”, mà quan trọng hơn là
“miêu tả trung thực bằng nghệ thuật một thời kỳ lịch sử cụ thể” [9]. Điều
quan trọng ở đây là không khí lịch sử của hoàn cảnh và trung thực với một
thời kỳ lịch sử cụ thể. Không thể làm thay đổi những thứ đó. Mỗi thời kỳ có
một không gian, thời gian xác định, sự kiện, tin đồn, huyền thoại, mối lo,
niềm vui, cung cách, tập quán, trang phục, lối nói..không lẫn với các thời kỳ
khác. Cái chính của tiểu thuyết lịch sử là sáng tạo nhân vật và đời sống của
một thời kỳ lịch sử cụ thể không lặp lại đó. Người đọc, hậu thế tin vào lịch sử
thực chất là tin vào sự ghi chép của văn bản, tin vào một kiểu diễn ngôn, lịch
sử khách quan vẫn có nhưng trước mắt ta chỉ có văn bản mà thôi. Sách sử chỉ
là một cách ghi, một điểm nhìn , một lối tu từ, chỉ nhìn một phía, không phải
là bản thân lịch sử hoàn chỉnh với toàn bộ giá trị của nó, do đó việc đi tìm sự
thật lịch sử là công việc của nhiều người trong đó có nhà văn. Các hình thức,
phương thức diễn đạt và sự thật lịch sử suy cho cùng cũng chỉ là thể hiện xử
sự bằng hình thức “diễn ngôn tự sự”. Với tiểu thuyết lịch sử sự thật trong đó
vẫn không phải là “sự thật” lịch sử. Vì thế mà tiểu thuyết lịch sử (kể cả kịch
lịch sử) trở thành nhu cầu của mọi xã hội để làm sống lại quá khứ.
Nhu cầu tiểu thuyết lịch sử trước hết là nhu cầu diễn ngôn, nhu cầu đối
thoại, phản biện lại với lịch sử, nhu cầu đi tìm lại những khả năng đã mất
bằng những góc nhìn mới. Tiểu thuyết lịch sử suy cho cùng là một hình thức
diễn ngôn đặc thù về sự thật lịch sử chứ không phải là bản thân sự thật lịch sử
. Nhiệm vụ của tiểu thuyết lịch sử là sáng tạo ra diễn ngôn mới về lịch sử, nêu
ra cách nói mới, góc nhìn mới, phán xét mới, gợi mở khả năng mới, do đó
người viết tiểu thuyết lịch sử cần có yếu tố hư cấu trong sáng tác của mình.
Hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử không phải là bỏ qua sự thật lịch sử mà là
tưởng tượng lại sự kiện lịch sử theo những khả năng tài liệu mách bảo, hoặc
là đặt một nhân vật hư cấu vào trong một bối cảnh lịch sử để khám phá tư
15
tưởng, tình cảm hành động. Tiểu thuyết lịch sử mang trong mình hai lần lịch
sử: lịch sử của thời đã qua và lịch sử thời người viết đang sống. Sức hấp dẫn
của tiểu thuyết lịch sử là cách diễn giải mới đối với lịch sử bằng những khả
năng diễn ngôn của nhà văn [41].
Như vậy ta có thể khẳng định tiểu thuyết lịch sử là một thể tài mang
trong mình hai dòng chảy: dòng chảy của lịch sử trong quá khứ với những
điều đã xảy ra và dòng chảy của xu hướng đổi mới trong sáng tác văn học
bằng những cách diễn ngôn, tự sự của nhà tiểu thuyết. Để tác phẩm của mình
thuyết phục được người đọc chắc chắn các nhà tiểu thuyết phải thể hiện khả
năng diễn ngôn của mình một cách tối đa, tối ưu nhất.
1.1.2 Tiểu thuyết lịch sử nhƣ là tƣ duy về những cái khả nhiên của
lịch sử
Nhà triết học Bertrand Russell trong cuốn Những vấn đề triết học
(1912) đã viết: “Mặc dù triết học không thể nói với ta một cách chắc chắn câu
trả lời chân lý đối với mối nghi ngờ do triết học gợi lên thì nó cũng có thể đề
xuất với ta nhiều khả năng, những khả năng ấy mở rộng tư tưởng của ta và
giải phóng ta khỏi sự chuyên chế của thói quen. Bằng cách đó, trong khi giảm
bớt tình cảm tin cậy của ta đối với trạng thái sự vật như chúng ta đang có, triết
học tăng cường mạnh mẽ tri thức của ta về những trạng thái mà chúng có thể
xuất hiện…nó đánh thức sự kinh ngạc của ta bằng cách cho ta thấy những vật
quen thuộc qua những bình diện khác lạ. Cần nghiên cứu triết học nhưng
không phải đưa ra những câu trả lời xác định đối với câu hỏi vì thông thường
không có câu trả lời xác định nào có thể được coi là chân lý mà là vì bản thân
các câu hỏi, bởi các câu hỏi đó mở rộng các quan niệm của ta về những gì có
thể có, chúng làm phong phú sức tưởng tượng trí tuệ của ta”. Qua đó ta thấy lí
giải của triết học cũng hoàn toàn tương đồng phù hợp với bản chất của văn
học. Ta có thể nói những cái khả nhiên do tác giả sáng tạo nhằm mở rộng hiểu
biết về cuộc sống, giải thoát con người khỏi mọi thói quen trì trệ, mọi cái nhìn
16
bề ngoài, kích thích mọi biến dị và đa dạng của cuộc đời.
Nhìn nhận văn học từ phạm trù khả nhiên giúp chúng ta có cơ sở để
nhận hiểu chức năng nhận thức đặc thù của nó, nhìn thấy cơ chế bên trong của
sự phản ánh thẩm mỹ và do đó có cơ sở đánh giá đúng đắn đối với văn học.
Tất nhiên văn học không chỉ là phản ánh các khả năng của hiện thực, làm như
thế văn học sẽ chẳng khác gì tương lai học, xã hội học, chính trị học…Ta đều
biết tư duy chẳng phải là cái gì khác mà là hành động xuyên qua hiện thực để
tiến đến các khả năng bị che giấu trong đó. Đặc điểm của văn học còn là sáng
tạo những cái khả nhiên của đời sống. Trong văn học cái khả năng đã trở
thành cái khả nhiên do nhà văn sáng tạo dưới dạng hình tượng nghệ thuật,
mọi hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học nói chung trong đó bao
hợp cả tiểu thuyết lịch sử đều có chứa khả năng này mà ta gọi đó là hư cấu
[42]. Với vai trò vừa là nhà văn vừa là nhà nghiên cứu, nhà luân chuyển tri
thức sử học các tác giả của tiểu thuyết lịch sử vừa tôn trọng, trung thành sử
liệu vừa thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình đó là đưa sử liệu đến với công
chúng bằng hình thức văn học. Bằng cách này hay cách khác hầu hết các tác
giả đều có có trong mình những tư duy nghệ thuật đáp ứng những yêu cầu
nghiêm ngặt của thể loại, họ đã vận dụng sử liệu một cách chủ động, kết hợp
với hư cấu trong một chừng mực nhất định để tạo nên hình tượng lịch sử sinh
động. Do tiếp nhận được những âm hưởng sử thi của thời đại nên nhiều tác
phẩm đã tạo dựng được bức tranh hoành tráng về lịch sử. Có thể kể ra đây
một số thành công của một số nhà văn như Hà Ân với Tổ quốc kêu gọi và
Quận He khởi nghĩa, hay Thái Vũ với Cờ nghĩa Ba Đình và cụ thể là chính
với Nguyễn Mộng Giác qua Sông Côn mùa lũ
1.2. TỰ SỰ LỊCH SỬ NHƢ LÀ DIỄN NGÔN VỀ LỊCH SỬ
1.2.1. Quan niệm về diễn ngôn
Trong giới lý luận văn học Việt Nam hiện nay có tới ít nhất năm nhóm
quan niệm về diễn ngôn: Nhóm thứ nhất sử dụng quan niệm về diễn ngôn
17
(discourse) và văn bản (text) đồng nghĩa với nhau, hoặc phân biệt hai khái
niệm này bằng cách đính kèm chúng vào một trong hai dạng tồn tại của ngôn
ngữ. Nhóm thứ hai cho rằng diễn ngôn thuộc đơn vị của ngữ nghĩa, còn văn
bản thuộc đơn vị của ngữ pháp. Nhóm thứ ba quan niệm diễn ngôn chịu sự
phán xét của dụng học, còn văn bản trở thành đối tượng của ngôn ngữ học văn
bản. Nhóm thứ tư đề nghị sử dụng tên gọi diễn ngôn để chỉ quá trình giao tiếp,
sự kiện giao tiếp có tính chỉnh thể và có mục đích, còn thuật ngữ văn bản
dùng để chỉ sản phẩm của quá trình giao tiếp sự kiện giao tiếp ấy. Nhóm thứ
năm gồm chức năng luận chủ trương đặt diễn ngôn vào ngữ cảnh văn hoá xã
hội, và cấu trúc luận thiên về mô tả cấu trúc độc lập của diễn ngôn.
Theo giáo sư Trần Đình Sử: “Diễn ngôn là cách nói năng, phương thức
biểu, đạt về con người, thế giới về các sự việc trong đời sống. Diễn ngôn biểu
hiện hình thức diễn ngôn, như các cuộc thảo luận, tranh tụng, phát biểu, diễn
thuyết, diễn đạt thành khái niệm, cụm từ, hệ thống các từ ngữ, thuật ngữ,
phạm trù từ then chốt, thể hiện hệ thống tri thức thịnh hành, chân lý phổ biến
trong xã hội” [47]. Diễn ngôn là hiện tượng tư tưởng, không phải là công cụ
diễn đạt mà là bản thể tư tưởng, bản thân tư tưởng, mọi tư tưởng đều biểu
hiện thành diễn ngôn…vv
Chức năng của diễn ngôn là kiến tạo bức tranh thế giới bằng ngôn ngữ,
là gọi tên các sự vật hiện tượng, là thực tiễn giao tiếp, diễn ngôn không phải
đi tìm bản thế thế giới, là vật chất hay tinh thần, là cấu tạo ngũ hành hay
nguyên tử. Diễn ngôn cũng không phải tiếp cận thế giới theo lối nhận thức
luận, xem con người có khả năng nhận thức chân lý như thế nào. Chức năng
của nó là kiến tạo sự thật, chân lý theo các quy tắc, cơ chế của nó ví như thẩm
quyền của chủ thể, của ngữ cảnh, của quan hệ giao tiếp của chiến lược, của
trật tự nhất định. Dựa vào quyền lực đó diễn ngôn có thể vẽ ra một bức tranh
rất xấu, rất đen tối về một đối tượng. Đồng thời nó cũng có thể vẽ ra một bức
18
tranh tươi sáng về đối tượng khác.
Diễn ngôn còn là hiện tượng siêu văn bản, liên văn bản, nó thể hiện
trong văn bản nhưng không đồng nhất với văn bản, không giới hạn trong các
văn bản. Là hiện tượng trong xã hội, có tính chỉnh thể, tính liên tục, tính
thống nhất, tính hệ thống. Nó gắn liền với ý thức hệ xã hội người ta có thể
dùng ý thức hệ để gọi tên diễn ngôn như diễn ngôn vô sản, tư sản, diễn ngôn
Macxit, diễn ngôn hiện đại, hậu hiện đại…vv [47].
Chúng ta đã biết lịch sử là những gì đã qua, đã diễn ra trong quá và nó
là bài học cho thế hệ đi sau học tập. Tiếp xúc với lịch sử không chỉ là sự
chiêm bái, ngưỡng vọng một cách đơn thuần mà phải xem lịch sử như là một
phương tiện tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc.
Tiểu thuyết lịch sử không chỉ đem đến cho độc giả những tri thức lịch sử bằng
những số liệu khô cứng, những thắng lợi vinh quang hay thất bại đơn thuần.
Tiểu thuyết lịch sử mang đến cho độc giả những tri thức sử học bằng con
đường tình cảm, độc giả tiếp nhận lịch sử như tiếp xúc với một con người
hiện hữu, gần gũi, tiếp nhận bằng nhiều cung bậc cảm xúc: hỉ, nộ, ái, ố, bi, ai,
lạc. Hoàng Quốc Hải đã đưa ra quan điểm của mình về tiểu thuyết lịch sử:
“Tiểu thuyết lịch sử trước hết phải giúp người đọc nhận biết được gương mặt
lịch sử của thời đại mà tác giả phản ảnh, nhưng những gì mà tác phẩm đó tái
tạo đều không được trái với lịch sử. Có thể có những quan điểm của các tác
giả văn học độc lập, thậm chí trái ngược với quan điểm của các sử gia, song
nó phải đạt tới tính chân thực lịch sử mà người đọc đương đại chấp nhận”. Có
thể hiểu tiểu thuyết lịch sử là lấy việc tái hiện sự kiện lịch sử, không khí lịch
sử làm mục đích sáng tác, tất nhiên có hư cấu và vẫn chịu sự chi phối bởi cái
nhìn chủ quan của nhà văn. Cũng có khi nhà văn xem sự kiện lịch sử chỉ là
phương tiện, thậm chí là chất liệu để họ viết tiểu thuyết và chất hư cấu đậm
đặc hơn.
Như vậy ta có thể thấy trong sáng tác của mình nhà văn, nhà tiểu thuyết
chỉ “mượn” lịch sử để thể hiện quan điểm nào đó của mình hoặc để cắt nghĩa
19
vấn đề hiện thực hôm nay thông qua các hình thức diễn ngôn.
1.2.2. Các diễn ngôn về lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử
Trong cuốn Bước đầu nhận diện diễn ngôn, diễn ngôn văn học, diễn
ngôn thơ của Trần Thiện Khanh (03-2010) tác giả đã dựa trên những đặc thù
chức năng của ngôn ngữ và từ đó tác giả phân loại ra một số hình thức diễn
ngôn cụ thể. Chẳng hạn như: Diễn ngôn hành chức trong một ngữ cảnh văn
hoá xã hội cụ thể; Diễn ngôn khảo sát mối quan hệ liên nhân và các định chế,
quy ước phát ngôn; Diễn ngôn tạo lập tri thức nhất định về một thời đại, một
con người, sự kiện nào đó; Diễn ngôn có tính chỉnh thể, nó được tổ chức,
được thống nhất theo những quy tắc, trật tự nhất định; Diễn ngôn có tính quy
chiếu…vv. Tác giả đã dựa vào những đặc tính tri thức mà phân ra loại diễn
ngôn, diễn ngôn viết, diễn ngôn văn học, diễn ngôn khoa học, kinh tế, chính
trị, báo chí hành chính, đời thường, nghệ thuật, phi nghệ thuật, diễn ngôn
pháp lý, diễn ngôn quân sự..vv. Hoặc dựa vào nội dung phát ngôn để có thể
chia diễn ngôn thành các loại diễn ngôn kỳ ảo, diễn ngôn tính dục, diễn ngôn
con người, diễn ngôn phủ thuật, diễn ngôn hiện thực, hậu hiện thực. Dựa vào
thể loại mà tác giả có thể chia ra thành diễn ngôn báo chí, diễn ngôn tin tức,
diễn ngôn quảng cáo, diễn ngôn phóng sự điều tra, tường thuật. Dựa vào cấp
độ mà có thể chia ra diễn ngôn và siêu diễn ngôn. Dựa vào cấu trúc mà tác giả
xác định đó là diễn độc lập thể hay diễn ngôn phụ thuộc, diễn ngôn nguồn,
diễn ngôn phụ trợ, diễn ngôn bao chứa, diễn ngôn người kể chuyện hay diễn
ngôn của nhân vật, diễn ngôn liên tục và diễn ngôn gián đoạn…vv
Đối với diễn ngôn trong văn học đặc biệt là diễn ngôn tiểu thuyết tác
giả chỉ ra những đặc tính đặc thù của nó. Theo tác giả diễn ngôn trong văn
học tạo ra tri thức và quyền lực. Diễn ngôn văn học có tính lịch sử, cách nhìn
về thế giới của nó do nó tạo ra sự biến đổi theo thời gian, nó mang trong mình
tính quy chiếu, mô phỏng hành vi ngôn ngữ có thực, có tính hư cấu nhưng vẫn
cung cấp cho chúng ta một tri thức về hiện thực con người, môi trường trong
20
đó có con người tồn tại [20].
Qua đó khi tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử độc giả không chỉ biết kết quả
của mỗi sự kiện lịch sử, mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch, thành tích, công lao,
tài năng của mỗi nhân vật lịch sử. Đọc, nghe tiểu thuyết lịch sử độc giả còn
thấy cả bối cảnh xã hội, xu hướng của xã hội trong lịch sử, phong tục, tập
quán của nhân dân trong giai đoạn lịch sử đó. Chẳng hạn khi ta đọc các tác
phẩm văn học:Hoàng Lê Nhất Thống Chí (Ngô Gia Văn Phái), Hội Thề
(Nguyễn Quang Thân), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), ta sẽ dễ dàng hình
dung các sự kiện lịch sử ấy như đang xem một cuốn phim, thấy các nhân vật
lịch sử đó hiện ra như một con người bằng xương bằng thịt gần gũi hiện hữu
chứ không hề xa vời, lạ lẫm như ta đã nghe, đã gặp họ trong khoa học Lịch sử.
Như vậy tiểu thuyết lịch sử đã bằng tình cảm của người sáng tác đã xúc
cảm hoá những dữ liệu lịch sử để truyền lịch sử đến bạn đọc một cách hiệu
quả và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả với nhiều cung bậc cảm xúc
khác nhau. Chính từ sự chuyển hóa dữ liệu, sử sự bằng cảm xúc của mình,
khác các hình thức diễn ngôn khác nhau mà hàng loạt các văn gia như:
Nguyễn Huy Thiệp với Kiếm sắc, Nam Dao với Gió lửa, Siêu Hải với Mảnh
trăng Tô Lịch, Võ Thị Hảo với Giàn thiêu, Nguyễn Xuân Khánh với Mẫu
thượng ngàn, Trần Vũ với Mùa mưa gai sắc, Hoàng Quốc Hải với Thăng
Long nổi giận đã đem đến cho độc giả không chỉ là những hiểu biết về lịch
sử, mà qua tác phẩm của mình các tác giả như mang đến cho độc giả những
khoảnh khắc phục hiện về xử sự. Họ như đã làm sống lại sự kiện lịch sử, xây
dựng lại nhân vật lịch sử một cách hiện hữu, gần gũi đời thường, làm cho
những nhân vật lịch sử ấy như xuất hiện bằng xương bằng thịt trước mắt độc
giả, làm cho độc giả như nghe được tiếng nói, hơi thở, nhịp đập của trái tim,
nhìn thấy diện mạo hành động, những nét sinh hoạt đời thường của nhân vật.
Cũng giống như Nguyễn Huy Thiệp, Nam Dao, Siêu Hải, Võ Thị Hảo… vv,
Nguyễn Mộng Giác với bộ trường thiên tiểu thuyết mang tên Sông Côn mùa
21
lũ cũng là một ấn phẩm đã mang lại cho bạn đọc những cảm nhận, những điều
như đã nói. Trong Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác đã “làm mới mình”
để thuyết phục bạn đọc và cũng là để chính ông theo kịp thời đại. Bởi trong
giai đoạn xã hội mới hiện nay việc tiếp cận mở rộng giao lưu nhiều nền, nhiều
kênh văn hoá, kênh thẩm mỹ, sự tác động và ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu
hiện đại với những phương thức tự sự đa dạng, mới mẻ đã làm cho độc giả
khi tiếp cận tác phẩm văn học không bị cảm giác “giáo huấn” hay lối viết
“phục vụ chính trị” đè nặng, ám ảnh. Nguyễn Mộng Giác cũng giống như các
nhà văn khác, với kỹ thuật tự sự mới mẻ thoát ly lối viết “thượng tôn phiến
diện nhân vật lịch sử” trong tác phẩm của mình. Nguyễn Mộng Giác đã làm
cho tác phẩm của mình luôn vận động, không khép kín, ông nhìn nhân vật, sự
kiện lịch sử ở nhiều toạ độ, nhìn một cách đa chiều và nhìn bằng nhiều cung
bậc tình cảm khác nhau. Hơn nữa trong lịch sử Việt Nam, triều đại Tây Sơn là
một giai đoạn lịch sử hào hùng, một mốc son chói lọi trong sử sách với ánh
hào quang là người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, sau là hoàng đế Quang
Trung cùng với các sự kiện trọng đại bốn lần vào Nam truy chúa Nguyễn, ba
lần ra Bắc diệt vương tôn, đánh tan kẻ thù xâm lược Xiêm và kì diệu nhất là
trận đại phá quân Thanh… những chiến thắng đó không thể không nhắc đến
các danh tướng kiên trung, hào kiệt dưới trướng vị lãnh tụ tài ba.
Như vậy bằng khả năng diễn ngôn theo lối nhận thức xã hội, với tư duy
đổi mới về diễn ngôn lịch sử và bằng khả năng sáng tạo của mình Nguyễn
Mộng Giác đã làm cho câu chuyện triều đại Tây Sơn đã trở thành đề tài hấp
dẫn cho các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình và lớp thế hệ đi sau tiếp nhận,
khai thác.
1.3. SÔNG CÔN MÙA LŨ VÀ DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
1.3.1. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đƣơng đại
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ khi xuất hiện cho đến nay có thể chia
22
ra làm hai giai đoạn chính là trước và sau 1945. Ở giai đoạn trước 1945 các
nhà tiểu thuyết lịch sử thường có xu hướng dùng lịch sử để khơi gợi, liên hệ
với những vấn đề hiện tại thông qua việc ca ngợi những cuộc kháng chiến
chống xâm lược, tôn vinh những vị anh hùng cứu quốc mà đánh thức tinh
thần dân tộc của thanh niên hoặc cảnh cáo bè lũ bán nước và cướp nước. Ở
giai đoạn này các tác giả tiểu thuyết lịch sử có khuynh hướng muốn dùng vinh
quang lịch sử của dân tộc để thức tỉnh con người trong đó có một bộ phận
sống cầu an hoặc bị thực dân mua chuộc, đánh lạc hướng. Điển hình như cuốn
Trùng Quang tâm sử (Phan Bội Châu). Mặc dù mới chỉ được xem như là một
cuốn tiểu thuyết luận đề hơn là cuốn tiểu thuyết lịch sử nhưng ở hoàn cảnh đó
tác giả cũng đã mang lại hiệu quả đáng ghi nhận cho dù đó không phải là
thành công của một nhà tiểu thuyết đích thực.
Ở giai đoạn sau 1945 cụ thể là từ 1945 đến 1985, đây là giai đoạn đất
nước có nhiều biến cố lớn về cả về chính trị và lịch sử, điều đó tác động
không nhỏ đến nhận thức luận, nhận thức xã hội của đội ngũ sáng tác. Trong
đó một số không ít các tác giả vẫn đi theo lối mòn xưa cũ (trước 1945) các tác
phẩm văn chương vẫn tập trung chủ yếu thể hiện nhãn quan giá trị và tư duy
nghệ thuật của nền văn học sử thi. Một số khác đã mạnh dạn cách tân lối nghĩ,
lối viết. Họ không đặt mục tiêu phục vụ chính trị lên hàng đầu như trước đặc
biệt là các sáng tác sau 1975.
Là một quốc gia có vị trí đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á nên từ
khi lập quốc đến nay, Việt Nam luôn phải đối đầu với những kẻ thù xâm lược
hùng hậu, hung hãn. Mật độ các cuộc chiến tranh tương đối dày, 2/3 thời gian
lịch sử từ khi dựng nước tới nay là thời gian chông ngoại xâm. Có thể nói lịch
sử dân tộc Việt Nam là lịch sử chống giặc ngoại xâm một cách hào hùng,
oanh liệt. Nhưng trong suốt mười thế kỉ văn học viết (từ thế kỷ X đến thể kỉ
XIX) chúng ta chưa có một tác phẩm văn học nào tương xứng với truyền
thống lịch sử hào hùng ấy, trừ một vài cuốn sử ký là những ghi chép lịch sử