Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận Quản lý nhà nước: TÌNH HUỐNG xác ĐỊNH GIÁ TRỊ TÍNH THUẾ HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU của CÔNG TY cổ PHẦN s

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.04 KB, 17 trang )

TÌNH HUỐNG
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÍNH THUẾ HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S

1


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

3

I.

Nội dung tình huống

5

II.

Phân tích và xử lý tình huống

8

II.1. Mục tiêu phân tích

8

II.2. Phân tích tình huống


8

II.3. Nguyên nhân và hậu quả

13

II.4. Đề xuất phương án xử lý tình huống

13

III.

15

Kiến nghị

III.1. Đối với Nhà nước

15

III.2. Đối với ngành Hải quan

15

Kết luận

17

Tài liệu tham khảo


18

2


MỞ ĐẦU
Thực hiện đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, kim
ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng tăng cả về số lượng và giá trị.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tháng 8/2009, kim ngạch xuất nhập
khẩu của nước ta ước đạt 12 tỷ USD. Với khối lượng hàng hóa xuất – nhập khẩu
lớn như vậy, việc thu đúng, thu đủ tiền thuế cho NSNN là một trong những thách
thức lớn với ngành Hải quan. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong
hoạt động xuất nhập khẩu, theo quy định hiện hành, 95% lô hàng được thông quan
ngay và chỉ có 5% lô làng phải kiểm tra thực tế. Việc Nhà nước cho phép doanh
nghiệp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm là để tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập
khẩu được thuận lợi. Tuy vậy, có nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng khai báo giá tính
thuế hàng hóa thấp hơn thực tế, hoặc khai không đầy đủ các yếu tố cấu thành giá
tính thuế nhằm gian lận số thuế phải nộp. Theo thống kê của Trung tâm phân tích
phân loại ngành Hải quan, qua tiếp nhận, xử lý hơn 50.000 mẫu hàng hóa xuất
nhập khẩu theo yêu cầu của các đơn vị Hải quan, kết quả phân tích phân loại đã
làm thay đổi khoảng 60% mã số hàng hóa theo khai báo của chủ hàng. Trong đó,
trung tâm đã thay đổi mã số hàng hóa theo hướng tăng thuế suất là khoảng 2530%, giảm thuế suất từ 8 – 10%, còn lại là thay đổi mã số khác, nhưng không thay
đổi thuế suất. Như vậy trên thực tế, có khoảng hơn 10.000 mặt hàng phải điều
chỉnh tăng thuế so với khai báo của chủ hàng. Đặc biệt, có những mặt hàng phải
điều chỉnh tăng thuế suất từ 0% lên 30 hoặc 40%. Đối với hoạt động kiểm tra sau
thông quan, 90% trường hợp kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp sau khi thông quan
đều có vấn đề liên quan đến giá tính thuế.
Trên đây là những vấn đề rất bức xúc trong quản lý để chống thất thu cho
Nhà Nước.
3



Với kiến thức tiếp thu được qua lớp bồi dưỡng chương trình chuyên viên
chính của Học viện hành chính, từ thực tế công tác tôi chọn tình huống “Xác định
giá trị tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần S” làm đề tài tiểu
luận cuối khóa.

4


I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
Theo quy định hiện hành, khi có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, doanh
nghiệp sẽ tự khai báo, tự xác định trị giá tính thuế và gửi cơ quan Hải quan. Lợi
dụng sự thông thoáng của quy định nêu trên, nhiều doanh nghiệp đã khai báo giá
thực tế phải trả thấp hơn so với giá trị thực tế phải thanh toán để gian lận trốn thuế.
Trước tình hình đó, để tăng cường công tác quản lý trị giá hàng tính thuế đối với
hàng hóa nhập khẩu, hạn chế gian lận thương mại qua giá nhưng vẫn đảm bảo tạo
thuận lợi trong thông quan hàng hóa, Tổng cục Hải quan đã xây dựng danh mục
các loại hành hóa với các mức thuế cụ thể. Đồng thời kiểm tra việc khai báo của
các doanh nghiệp chống khai gian trốn thuế.
Sau đây là tình huống cụ thể:
- Sau khi tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Công ty cổ phần S, Chi cục
Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan thành phố H có văn bản kết luận số
08/KTSTQ-KL, ngày 10/11/2008 kết luận về việc Công ty không cộng tiền bản
quyền và phí giấy phép vào trị giá hàng tính thuế hàng nhập khẩu. Cụ thể như
sau:
+ Khai sai về trị giá hàng hóa nhập khẩu dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
+ Không khai báo phí bản quyền vào trị giá tính thuế đối với nguyên phụ
liệu nhập khẩu.
- Ngày 27/10/2008, Công ty cổ phần S đã có công văn số 286/10/08/TD giải

trình và kiến nghị với Đoàn kiểm tra về vấn đề trên. Theo đó Công ty không
đồng ý với kết luận của Đoàn kiểm tra cho rằng: Công ty đã và đang thanh toán
một khoản phí kỳ vụ tương đương 5% của doanh thu tịnh từ sản phẩm cho
Công ty TNHH A, Đài loan, theo hợp đồng chuyển giao công nghệ và cung cấp
dịch vụ đã được Bộ khoa học và Công nghệ chứng nhận tại quyết định số
5


673/QĐ-BKHCN, ngày 06/11/2002 cho việc sử dụng bí quyết kỹ thuật để sản
xuất các sản phẩm mang thương hiệu A tại Việt Nam. Khoản phí này không
phải trả cho bản thanh toán các nguyên phụ liệu may mặc nhập khẩu hoặc
thành phẩm từ các nhà cung cấp khác và cũng không phải điều kiện để các nhà
cung cấp đó bán nguyên phụ liệu cho Công ty. Vì vậy, theo quy định của pháp
luật, khoản phí này không phải cộng vào trị giá tính thuế của nguyên phụ liệ
may mặc nhập khẩu (loại hình kinh doanh) như Đoàn kiểm tra đã yêu cầu.
- Ngày 14/11/2008, Cục Hải quan thành phố H có công văn số 2274/HQHPTGTT trả lời Công ty cổ phần S, khẳng định khoản tiền trên phải cộng vào trị
giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu. Sau khi nhận được công văn này, Công
ty đã có văn bản số 328/11/08/AP với nội dung không đồng ý với kết luật của
Cục Hải quan thành phố H. Công ty cho rằng, khoản tiền 5% Công ty thanh
toán cho Công ty A là khoản tiền phí kỳ vụ thanh toán cho việc chuyển giao bí
quyết kỹ thuật sản xuất mà không phải cho quyền sở hữu trí tuệ. Và trong
trường hợp này, bí quyết kỹ thuật không gắn liền với các đối tượng sở hữu
công nghiệp.
Mặt khác, doanh nghiệp cho rằng phí kỳ vụ không phải cộng vào trị giá tính
thuế do không có liên quan trực tiếp đến lô hàng nhập khẩu. Phí kỳ vụ chỉ trả cho
việc sử dụng bí quyết kỹ thuật có liên quan đến việc doanh số bán hàng của Công
ty, nhưng điều đó lại không có nghĩa là việc trả phí kỳ vụ là để sử dụng quyền sở
hữu trí tuệ trong các thành phẩm. Thay vào đó, việc thanh toán phí kỳ vụ chỉ dành
cho việc sử dụng bí quyết kỹ thuật để sản xuất.
Trên căn cứ đó, Công ty khẳng định việc cộng khoản phí trên vào vị giá tính

thuế hàng nhập khẩu là không đúng theo quy định do không đáp ứng đủ 3 điều
kiện phải cộng theo quy định tại điểm 1, điều 2, Mục IV, thông tư 40/2008/TTBTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài Chính.
6


II. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống
Mục tiêu cần đạt được của cơ quan Hải quan, với tư cách là cơ quan quản lý
nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, là đảm bảo lợi ích quốc gia thông qua
việc đảm bảo sự tuân thủ về chính sách thuế và chính sách đối với mặt hàng nhập
khẩu là nguyên liệu nhập khẩu dùng để sản xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu A,
đồng thời khẳng định việc xử lý phục vụ mục đích quản lý nhà nước của mình là
đúng. Như vậy mục tiêu xử lý tình huống cụ thể là:
Một là, xác định đúng, đủ các khoản phí phải cộng vào trị giá tính thuế hàng
nhập khẩu
Hai là, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo pháp luật được thực
thi công bằng và nghiêm minh, đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp
Ba là, tạo sự tin tưởng về sự công bằng trong hoạt động quản lý nhà nước
của các doanh nghiệp đối với cơ quan Hải quan và tăng cường sự tuân thủ pháp
luật của các doanh nghiệp.
2.2. Phân tích tình huống
Quá trình nghiên cứu tình huống dựa trên các quy định hiện hành của pháp
luật cho thấy những vấn đề sau:
Thứ nhất, điều kiện phải cộng vào trị giá tính thuế
Các điều kiện phải cộng vào trị giá tính thuế theo quy định tại Thông tư
40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ tài chính gồm
- Điều kiện 1: “Tiền bản quyền hoặc phí giấy phép phải được trả cho quyền sở
hữu trí tuệ, liên quan trực tiếp đến hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị
7



giá. Trường hợp tiền bản quyền không liên quan đến hàng hóa nhập khẩu thì
không phải công vào khi xác định trị giá tính thuế”
Theo quy định trên thì việc Công ty cổ phần S phải trả 5% doanh thu tịnh từ
sản phẩm là đển được sử dụng nhãn hiệu, giấy phép sản xuất, nhãn hiệu thương
mại, bằng sáng chế, bản quyền thiết kế… là có liên quan trực tiếp đến hàng hóa
nhập khẩu vì nếu không được sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ như trên thì công ty
không thể biết được các thông tin liên quan đến nguyên liệu và nguồn cung cấp các
nguyên liệu đó, nguồn cung cấp các máy móc thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ
thuật của A để nhập khẩu số nguyên liệu về sản xuất ra hàng hóa mang nhãn hiệu
A của Công ty, hoặc nếu có biết được các yếu tố trên thì cũng không thể có bí
quyết, phương pháp, bản quyền, thương hiệu để sản xuất hàng đạt chất lượng và
được sử dụng nhãn hiệu A như công ty đã và đang sử dụng. Điều này đáp ứng điều
kiện đầu tiên là khoản phí có liên quan trực tiếp đến hàng hóa xuất nhập khẩu của
công ty.
- Điều kiện 2: “Tiền bản quyền và phí giấy phép phải do người mua trả trực tiếp
hay gián tiếp. Việc trả tiền bản quyền và phí giấy phép phải là một điều kiện
của việc mua bán hàng hóa nhập khẩu. Người mua hàng đồng ý trả tiền bản
quyền, phí giấy phép như một phần trong hoạt động mua bán nhằm mua được
hành hóa nhập khẩu”
Theo quy định tại Hợp đồng chuyển giao công nghệ, định kỳ 6 tháng một
lần, công ty cổ phần S phải thanh toán một khoản phí bằng 5% trên doanh thu tịnh
từ sản phẩm cho công ty TNHH A. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm
3.01, 3.02 của Hợp đồng chuyển giao công nghệ thì Triumph sẽ chuyển giao cho
Công ty các thông tin, kỹ thuật và bí quyết kỹ thuật liên quan đến sản phẩm, đồng
thời Công ty A sẽ cung cấp cho Công ty các thông tin liên quan đến nguyên liệu và
nguồn cung cấp nguyên liệu đó, nhằm giúp Công ty có khả năng sản xuất các sản
8



phẩm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của Công ty A. Trên thực tế, Công ty đã trả cho
Công ty A số tiền như đã xác nhận trong phụ lục Biên bản kiểm tra sau thông quan.
Như vậy đây là một điều kiện của việc ký kết hợp đồng mua bán. Do đó, điều này
đã đáp ứng được điều kiện thứ 2 nêu trên.
- Điều kiện 3: “Tiền bản quyền và phí giấy phép chưa được tính trong giá của
hàng hóa đang được xác định trị giá tính thuế”
Theo quy định trên thì Công ty phải khai báo với cơ quan Hải quan khoản
phí để công vào trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thực
tế, Công ty đã không khai báo khoản phí đó.
Do đã thỏa mãn cả 3 ràng buộc cần, nên việc cộng khoản phí 5% mà công ty
đã trả cho công ty A vào trị giá tính thuế hàng nhập khẩu là hoàn toàn đúng quy
định.
Thứ hai, vấn đề bí quyết kỹ thuật
Theo khiếu nại Công ty đã thanh toán một khoản kỳ vụ tương đương 5% của
doanh thu tịnh từ sản phẩm cho Công ty A theo hợp đồng chuyển giao công nghệ
và cung cấp dịch vụ đã được Bộ khoa học và Công nghệ chứng nhận tại quyết định
số 673/QĐ-BKHCN ngày 6/11/2002 cho việc sử dụng bí quyết kỹ thuật để sản
xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu A tại Việt Nam. Do đó Công ty khẳng định đây
không phải khoản tiền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Tại điểm 1.06 của Hợp đồng chuyển giao công nghệ và dịch vụ giữa Công ty
và Công ty A định nghĩa “Bí quyết kỹ thuật” như sau: “Bí quyết kỹ thuật” được
hiểu là các kiến thức kỹ thuật do Công ty A nắm giữ và kiểm soát tính đến ngày có
hiệu lực, cũng như trong suốt thời gian của Hợp đồng… và còn là những kiến thức
liên quan đến thiết kế, sản xuất, làm mẫu, may, sử dụng và bảo dưỡng sản phẩm,
bao gồm cả những kiến thức kỹ thuật gắn với việc kiểm tra và quản lý chất lượng.
9


Theo quy định tại điểm 5, mục IV, phần I, Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày
21/5/2008 của Bộ tài chính thì “tiền bản quyền và phí giấy phép” là khoản tiền mà

người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ
hoặc người được chủ sở hữu trí tuệ ủy quyền hoặc người cấp phép để sử dụng các
quyền sở hữu trí tuệ, ví dụ tiền trả cho bằng sáng chế, bản quyền thiết kế, nhãn
hiệu thương mại, quyền sử dụng nhãn hiệu, bản quyền tác giả, giấy phép sản xuất.
Đối chiếu giữa định nghĩa tại điểm 1.06 của Hợp đồng chuyển giao công
nghệ và quy định tại Thông tư 40/2008/TT-BTC thì “bí quyết kỹ thuật” mà công ty
A chuyển giao cho Công ty bao gồm cả bản quyền thiết kế phù hợp với quy định
tại Thông tư 40/2008/TT-BTC. Vì vậy, khoản phí 5% nêu trên là khoản phải cộng
vào trị giá tính thuế.
Thứ ba, các căn cứ khác có liên quan đến việc phải cộng khoản phí 5%
- Theo quy định tại điểm e, khoản 2, mục VII, phần II, thông tư 40/2008/TTBTC thì phải cộng vào trị giá tính thuế đối với các khoản tiền mà người nhập
khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hóa
nhập khẩu được chuyển cho người bán dưới mọi hình thức. Trong Thông tư
cũng dẫn ví dụ sau: “người nhập khẩu phải trả khoản tiền theo tỉ lệ nhất định
tính trên doanh thu bán hàng, tiền cho thuê hàng hóa sau khi nhập khẩu”. Như
vậy, theo quy định trên thì khoản phí 5% trên doanh thu tịnh từ sản phẩm mà
Công ty thanh toán cho công ty A là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế của
hàng hóa nhập khẩu bất kể đây là hình thức gì.
- Điểm 4.01 Hợp đồng chuyển giao công nghệ quy định: Công ty sẽ thanh toán
cho Công ty A một khoản phí kỳ vụ tương đương với 5% của doanh thu tịnh từ
sản phẩm, mỗi lần sẽ được thực hiện trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc mỗi
kỳ thanh toán. Đối chiếu quy định này với 4 điều kiện để xác định trị giá tính
thuế theo trị giá giao dịch thì Công ty đã không thỏa mãn điều kiện thứ 3 (Sau
10


khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, người mua
không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt
hàng hóa nhập khẩu mang lại, không kể khoản phải cộng quy định tại điểm e,
khoản 2, mục VII, phần II, Thông tư 40/2008/TT-BTC). Do đó, theo quy định

thì cơ quan Hải quan sẽ không chấp nhận trị giá khai báo của Công ty và sẽ xác
định lại trị giá tính thuế theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá
tính thuế theo quy định.
- Theo điểm đ.1.2, Điều 2, mục VII, thông tư 40/2008/TT-BTC nêu trên, người
khai hải quan phải nộp cho cơ quan Hải quan bản sao có đóng dấu sao y bản
chính chứng từ, tài liệu thể hiện việc trả bản quyền, phí giấy phép và văn bản
cấp phép do người giữ bản quyền hoặc người giữ quyền cấp phép phát hành,
nhưng Công ty không khai báo và xuất trình các yêu cầu nêu trên khi làm thủ
tục hải quan cũng như chưa khai báo với cơ quan Hải quan các khoản chi phí
để cộng vào trị giá tính thuế như: chi phí bản quyền, phí giấy phép, các khoản
người mua phải trả để được sử dụng các quyền về sở hữu trí tuệ…
- Do công ty không kê khai đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho
việc tính thuế và cơ quan Hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá
không đúng với trị giá giao dịch thực tế, nên cơ quan Hải quan có thể bác bỏ trị
giá khai báo và ấn định thuế theo quy định tại điều 39, luật quản lý thuế
- Trên thực tế, việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu A là phải trả tiền
bản quyền, nhưng Công ty đã không đề cập tới trong công văn giải trình.
- Theo khoản 3, điều 17 Luật chuyển giao công nghệ, trường hợp công nghệ là
đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền
sử dụng công nghệ phải được thực hiện với việc chuyển giao quyền sở hữu
công nghiệp theo quy định của Pháp luật về sở hữu trí tuệ.
11


Như vậy việc Công ty S không cộng vào để tính thuế là sai, vi phạm luật
thuế làm thất thu cho nhà nước.
2.3. Nguyên nhân – hậu quả
Một là, nguyên nhân
- Doanh nghiệp không khai báo đầy đủ các yếu tố cấu thành trị giá tính thuế
hàng nhập khẩu

- Hiệp định trị giá GATT/WTO là một hiệp định mang tính kỹ thuật cao, có thể
gây một số tranh chấp trong quá trình thực hiện
Hai là, hậu quả
- Giải quyết tình huống không tốt có thể gay ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ
quan Hải quan
- Có thể dẫn đến tình trạng trốn thuế trong các trường hợp tương tự, làm cho tình
trạng gian lận qua giá trở nên trầm trọng hơn
- Không đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật, đồng thời bảo vệ
quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp
2.4. Đề xuất phương án xử lý tình huống
Để giải quyết tình huống trên có cơ sở pháp lý, phương án xử lý cụ thể là
- Báo cáo Bộ Tài chính, xin chỉ đạo cụ thể
- Khẳng định khoản phí 5% trên doanh thu tịnh từ sản phẩm mà công ty đã thanh
toán cho Công ty A là khoản tiền phải cộng vào trị giá tính thuế
- Rà soát các trường hợp phát sinh tương tự như của Công ty cổ phần S đã phân
tích ở trên
Xử lý theo phương pháp này có các ưu điểm như sau
12


- Có thể làm tình huống mẫu cho các trường hợp tương tự
- Tạo được môi trường hoạt động công bằng minh bạch, tạo lòng tin của doanh
nghiệp
Đi kèm đó là nhược điểm tốn kém và mất thời gian
Ngày 24/12/2008, Cục Hải quan thành phố H đã có văn bản số 2659/HQHPTGTT, báo cáo Tổng cục Hải quan (vụ KTTT) xin ý kiến chỉ đạo, trong đó nêu rõ
quan điểm khẳng định khoản phí 5% nêu trên phải được cộng vào trị giá tính thuế
hàng nhập khẩu. Điều đó đã được Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan phê chuẩn

13



III. KIẾN NGHỊ
3.1. Đối với Nhà nước
- Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với cộng đồng doanh nghiệp
- Trong thời gian tới, nhằm nâng cao khả năng đấu tranh chống gian lận qua giá
nhập khẩu, Tổng cục Hải quan cần đề nghị Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ có
biện pháp trưng mua hàng nhập khẩu có giá khai báo quá thấp, kiểm soát chặt
chẽ việc thanh toán 100% qua ngân hàng.
- Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo cơ quan Tham tán thương mại
của Việt Nam tại các nước xuất khẩu, phối hợp với cơ quan Hải quan thu thập
thông tin giá hàng hóa tại các nước xuất khẩu nhằm tăng cơ sở đấu tranh chống
gian lận giá.
3.2. Đối với cơ quan Hải quan
- Ngành Hải quan cần thường xuyên tiến hành công tác điều tra cơ bản, nắm tình
hình tại các địa bàn trọng điểm để kịp thời phát hiện những đối tượng trọng điểm,
những vụ việc nổi cộm, có rủi ro cao khi áp dụng phương thức quản lý hải quan
theo quy trình mới làm cơ sở cho công tác dự báo tình hình và đề xuất các biện
pháp xử lý những sơ hở, vướng mắc trong quy trình nghiệp vụ.
- Các đơn vị trong ngành Hải quan tăng cường công tác nắm tình hình, tập trung
phát hiện và đấu tranh với các đối tượng là các chủ đầu nậu lớn chuyên mua
thu gom hàng, các đầu nậu chuyên tổ chức vận chuyển hàng lậu thuê, các
doanh nghiệp đã vi pham pháp luật về thuế, hải quan và chuyên kinh doanh
những mặt hàng nhạy cảm, có thuế suất cao.
- Cơ quan Hải quan cũng cần tập trung vào các doanh nghiệp thường xuyên hủy
tờ khai khi đã phê duyệt mức độ kiểm tra, các doanh nghiệp thường xuyên
14


đăng ký kiểm tra vào giờ cao điểm, các doanh nghiệp nhập khẩu phần mềm
khai báo giá trị nhập khẩu với trị giá lớn so với thực tế.

- Tăng cường kết hợp với các lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xử lý
những vụ buôn lậu lớn, truy tìm những doanh nghiệp nợ đọng tiền thuế xuất
nhập khẩu với số lượng lớn rồi bỏ trốn.
- Ngành Hải quan cũng xây dựng quy trình nghiệp vụ thực thi pháp luật đối với
công tác chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nghiên cứu xây
dựng kho dữ liệu về sở hữu trí tuệ, xây dựng tiêu chí quản lý rủi ro phục vụ
công tác thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ, đồng thời trao đổi thông tin, hợp
tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.
- Cần tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng xác định trị giá cho cả cơ
quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp.

15


KẾT LUẬN
Hiệp định trị giá tính thuế GATT với nguyên tắc tự khai báo giá, xóa bỏ
bảng giá tối thiểu là một trong những tiêu chí cần thiết và tiên tiến để Việt Nam
tham gia hội nhập thương mại quốc tế. Nhưng các gian lận qua trị giá tính thuế
thường xuyên xảy ra.
Theo thống kê, hình thức này diễn ra rất phổ biến đối với những nước mới
áp dụng hiệp định. Nhiều nhất trong việc nhập khẩu các mặt hàng có chủng loại đa
dạng, giá trị lớn, thuế suất lớn.
Để ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực này, cán bộ cơ quan Hải quan phải có
nghiệp vụ giỏi trên cơ sở hiểu biết sâu sắc đầy đủ quy định của Pháp luật để xử lý
các trường hợp thực tế xảy ra bảo đảm quyền lợi cho Nhà nước.
Tình huống nêu trên đã phản ánh rất rõ điều đó. Đây chỉ là 1 trong rất nhiều
sự vụ xảy ra trong thực tiễn công tác của bản thân.
Dù đã đầu tư nhiều thời gian và công sức cho nghiên cứu để hoàn thành tiểu
luận nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự thông cảm của các thầy cô
về những thiếu sót này.


16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các văn bản pháp luật về Thuế
2. Các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hóa
3. Quyết định số 673/QĐ-BKH-CN ngày 6/11/2002 của Bộ khoa học công nghệ
4. Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính
5. Tạp chí thuế các số từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2010
6. Giáo trình bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính của
Học viện hành chính.

17



×