Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

THI PHÁP văn học TRUNG đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.91 KB, 16 trang )

ĐẶC TRƯNG THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
A.. Khái quát về văn học trung đại
1. Văn học Việt Nam thời trung đại phát triển suốt chiều dài mười thế kỷ xã hội
phong kiến. Đây là một thời kỳ văn học có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần
làm nên diện mạo văn chương, tư tưởng, mỹ học của dân tộc.
2. VH phản ánh cuộc sống nên cũng sẽ chịu ảnh hưởng, tác động từ cuộc sống.
VHTĐ VN phát triển trong bối cảnh xã hội phong kiến nên chịu ảnh hưởng bởi
những tư tưởng, học thuyết, quan niệm về con người, thế giới, về thiên nhiên,
thời gian và không gian của thời phong kiến. Vì thế, VHTĐ có một hệ thống thi
pháp riêng, rất đặc trưng của thời đại.
B.. Đặc trưng thi pháp văn học trung đại
I.. Hệ thống ước lệ thẩm mỹ cổ điển
1. Ước lệ trong văn học nói chung:
- Văn học nghệ thuật mọi thời, mọi dân tộc bao giờ cũng có tính ước lệ
nhất định. Bởi lẽ, văn học không phải là đời sống thực tại. Vh là ước lệ
của đời sống thực tại. Nó là một tín hiệu riêng của cộng đồng văn học. Mỗi
thời đại có một cộng đồng văn học riêng (Cộng đồng văn học thời trung đại là
những trí thức Hán học, cộng đồng văn học thời kì đầu thế kỉ XX đến 1945 là
các tầng lớp thị dân ở đô thị, thị trấn) nên sẽ có hệ thống ước lệ riêng. VH hiện
đại cũng có những ước lệ riêng. VD. Trong văn học giai đoạn 1945-1975, hình
tượng người lính thường mang những đặc điểm: có lí tưởng cao đẹp, có lòng
yêu nước, sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho tổ quốc, bất chấp mọi gian
khổ, khó khăn.
Chính Hữu: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh….nắm lấy bàn tay”
Quang Dũng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc….độc hành”
Phạm Tiến Duật: “Không có kính ừ thì có bụi….”
Lê Minh Khuê: những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường
Sơn vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm để bảo vệ cao điểm, đảm bảo thông xe..
2. Ước lệ trong văn học trung đại Việt Nam:
a. Ước lệ là một đặc trưng thi pháp của văn học trung đại.
- Trong văn học trung đại, ước lệ được nhà văn sử dụng triệt để,


nghiêm túc và phổ biến. Các nhà văn bao giờ cũng cảm thụ và diễn đạt
thế giới bằng hệ thống nghệ thuật ước lệ. Ước lệ đã trở thành một đặc
trưng thi pháp của văn học.


- Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến
và cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học.
- Vì sao VHTĐ lại có tính ước lệ đậm nét như thế? Vì: Xã hội phong kiến là
một xã hội đẳng cấp, lắm nghi thức, công thức. Xã hội bị lễ nghĩa trói buộc, nên
văn chương tất phải ước lệ. XH coi lễ nghi là sang thì văn chương coi ước lệ là
đẹp. Trong xã hội, càng quí phái càng lắm lễ nghi phức tạp thì trong văn
chương, càng lắm ước lệ cầu kì càng được coi là văn chương cao cấp.Văn
chương bình dân ít ước lệ hơn nhưng chính vì thế mà bị coi khinh và không
được xem là văn chương đích thực, văn chương chính thống
b. Ước lệ bao gồm ba tính chất:
- Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ.
- Tính sùng cổ.
- Tính phi ngã.
b1. Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ
*. Tính uyên bác
- Vì sao văn chương trung đại có tính uyên bác?
Cộng đồng văn học thời trung đại là những người trí thức Hán học tài
hoa, gọi là những bậc tao nhân mặc khách. Cả người sáng tác và người đọc
đều là những người làu thông kinh sử, uyên bác, thông thuộc những điển tích,
điển cố, có trong đầu cả một kho văn liệu, thi liệu phong phú. VD. Độc giả của
Nguyễn Khuyến chỉ có thể là Dương Lâm hay Dương Khuê, là những nhà Nho
có tài năng, học cao biết rộng. Cho nên, khi Dương Khuê mất thì Nguyễn
Khuyến chẳng muốn sáng tác làm gì nữa: “Câu thơ nghĩ đắn đo không viết /
Viết đưa ai, ai biết mà đưa” (Khóc Dương Khuê)
-. Tính uyên bác của văn học trung đại biểu hiện như thế nào?

Văn chương TĐ sử dụng nhiều điển tích, điển cố, những thi liệu được học
tập từ những áng văn bất hủ của người xưa. Văn chương càng uyên bác
thì càng có sức hấp dẫn, có tính nghệ thuật cao, được đề cao, coi trọng.
Thứ văn chương nôm na, đời thường của người bình dân không được xem là
văn chương chính thống vì nó không có tính bác học.Các trí thức Hán học cảm
thấy thú vị khi được những câu thơ của Nguyễn Du đã vận dụng tài tính những
thi liệu cũ:
VD: Công danh nam tử còn vương nợ / Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
(Phạm Ngũ Lão)


VD:Thời lai đồ điếu thành công dị / Vận khứ anh hùng ẩm hận đa (Đặng Dung)
VD: Sân Lai cách mấy năng mưa / Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Sân Lai: Sân nhà lão Lai Tử. Theo Hiếu tử truyện: Lão Lai tử người nước Sở
thời Xuân Thu rất có hiếu, tuy đã già mà còn nhảy múa ở ngoài sân cho cha mẹ
xem để mua vui cho cha mẹ. Ở đây, sân Lai chỉ sân nhà cha mẹ Thúy Kiều.
Gốc tử: gốc cây tử (cây thị), chỉ cha mẹ. Theo điển cũ nói cây dâu và cây tử là
những cây do cha mẹ trồng ở quanh nhà. Câu này ý nói cha mẹ đã già rồi.
VD: Dập dìu lá gió cành chim / Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.
Tống Ngọc, Trường Khanh: Tống Ngọc là một tác giả nổi tiếng về thể phú thời
Chiến quốc, trong đó có bài Phú Cao Đường. Trong lời tựa bài phú có nói Tổng
Ngọc kể chuyện tiên vương nước Sở chiêm bao gặp thần nữ núi Vu Sơn sáng
làm mây, chiều làm mưa. Trong văn cảnh câu thơ, “Tống Ngọc” chỉ loại khách
chơi phong lưu. Trường Khanh là tên tự của Tư Mã Tương Như, danh sĩ đời
Hán, người từng gảy khúc nhạc “Phượng cầu kì hoàng” (Chim phượng tìm
chim hoàng) để quyến rũ Trác Văn Quân, một quả phụ xinh đẹp nổi tiếng. Ở
đây, Trường Khanh cũng chỉ loại người ăn chơi, phong lưu.
*. Tính cách điệu hóa cao độ
- Vì sao văn chương TĐ có tính cách điệu hóa?
Tác giả của thơ văn TĐ là những bậc tao nhân mặc khách. Họ có ý thức

tạo cho mình một thế giới nghệ thuật riêng, khác với cái nôm na của đời
sống thực tại. Vì thế, cái có thật đi vào thế giới ấy phải được cách điệu
hóa cao độ. Người ta xem thường văn xuôi vì văn xuôi gần với đời sống thực
tại, ít được cách điệu hóa. Người ta coi trọng thơ ca vì thơ ca mới là thứ ngôn
ngữ giàu tính cách điệu. Hình tượng nghệ thuật càng cách điệu càng đẹp.
-. Tính cách điệu hóa của văn chương TĐ biểu hiện thế nào?
+ Con người trong văn chương phải đẹp một cách lý tưởng: tóc mây, mày
liễu, mặt hoa, tay tiên, gót sen, vóc hạc,... Cử chỉ, đi đứng, ăn nói tựa như đang
sống trong thế giới của nghệ thuật sân khấu:
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao
Chàng Vương quen mặt ra chào
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
(Nguyễn Du)


+ Tạo vật thiên nhiên đi vào văn chương cũng phải thật sang quý và
đẹp như mai, lan, cúc, trúc hay tùng, bách, liễu,...
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
(Bà Huyện Thanh Quan)
Hái cúc, ương lan hương bén áo
Tìm mai, đạp nguyệt tuyết xâm khăn (Nguyễn Trãi)
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then (Nguyễn Trãi)
+ Nhìn chung, văn chương thời ấy không chú ý tả thực. Tả thực nếu có,
chỉ dùng cho những nhân vật phản diện, phàm tục như Mã giám sinh, Sở
Khanh, Tú bà; Bùi Kiệm, Trịnh Hâm:
Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn chi cao lớn đẫy đà lám sao ?

(Nguyễn Du)
Con người Bùi Kiệm máu dê
Ngồi thề lê mặt như sề thịt trâu !
(Nguyễn Đình Chiểu)
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao” (Nguyễn Du)
“Thoắt trông đã thấy Sở Khanh lẻn vào” (NDu)
+ Thời bấy giờ, người ta quan niệm con người không hòan thiện,
hòan mỹ bằng tạo hóa, không tài hoa bằng hóa công. Vì thế, những gì cần lý
tưởng hóa đều phải được so sánh với thiên nhiên, thiên nhiên trở thành
chuẩn mực cho cái đẹp của con người. Còn những tiểu nhân chỉ có thể so
sánh với xác của chúng,mới tả thực.
VD. Khi tả Thúy Kiều, Thúy Vân Nguyễn Du so sánh với những vẻ đẹp của thiên
nhiên:
“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang


Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da…..
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
b2. Tính sùng cổ
- Vì sao văn chương TĐ có tính sùng cổ?
Do quan niệm thời gian tuần hoàn, thời gian không đi mất mà quay trở
lại nguồn gốc nên trong văn chương cổ của dân tộc ta, các nhà văn luôn
có xu hướng tìm về quá khứ.Họ lấy quá khứ làm chuẩn mực cho cái đẹp,
lẽ phải, đạo đức. Với họ thời đại hòang kim không có trong thực tại. Thời đại
hòang kim chỉ có vào thời Nghiêu, Thuấn; người anh hùng nghĩa sĩ lý tưởng là
Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng (Hịch tướng sĩ văn). Chân lý quá khứ là chân lý có
sức sáng tỏa muôn đời.

-. Biểu hiện của tính sùng cổ?
+Văn chương thường lấy tiền đề là lý lẽ và kinh nghiệm của cổ nhân, của
lịch sử xa xưa
VD. Mở đầu bức thư gửi Vương Thông, Nguyễn Trãi đưa ra lí lẽ của người
xưa: “Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu thời thế. Được thời và có thế thì biến
mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu,
yên lại thành nguy, sự thay đổi ấy chỉ trong trở bàn tay” (Trích “Thư lại dụ
Vương Thông” – Nguyễn Trãi)
VD: Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời
Thành Vương ba lần dời đô. Há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự
tiện di dời. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho
con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện
thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. (Thiên đô chiếu)
VD: “Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng
trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho
thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài ma fkhoong được
đời dùng, thì đó chưa phải là ý trời sinh ra người hiền vậy” (Chiếu cầu hiền –
Ngô Thị Nhậm).
+ Văn học đầy rẫy những điển tích, điển cố. Mẫu mực của văn chương cũng
như vậy. Thơ ca không ai có thể vượt qua những thi thánh, thi thần như Lý
Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...Các nhà văn đời sau thường “tập cổ” vay mượn
văn liệu, thi tứ, hình ảnh nghệ thuật của các nhà thơ, nhà văn đời trước


mà không bị đanh giá là “Đạo văn”. Ngược lại, họ được đánh giá là một cây
bút đạo đức, sang trọng; tác phẩm của họ rất giàu gía trị.
VD: “Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn” (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
Giường kia…hờ: Câu thơ nhắc điển Trần Phồn thời Hậu Hán sắm chiếc giường
dành riêng cho người bạn thân là Từ Trĩ, khi bạn đến thì đem giường xuống,

khi bạn về thì treo cất đi.
Đàn kia…tiếng đàn: Cả câu nhắc đến điển Bá Nha – Chung Tử Kì, hai người
bạn tri âm. Bá Nha rất giỏi đàn. Chung Tử Kì chỉ nghe tiếng đàn của Bá Nha
mà như nhìn thấu cõi lòng người chơi. Khi Chung Tử Kì mất, Bá Nha đập đàn
không gảy nữa vì cho rằng thế là thiên hạ đã hết người hiểu được tiếng đàn
của mình.
VD: Sầu đong càng lắc càng đầy / Ba thu dồn lại một ngày dài ghê” (Nguyễn
Du)
Kinh Thi (TQ) có câu: Nhất nhật bất kiến như tam thu hề (một ngày không
thấy nhau như ba năm xa cách).
b3. Tính phi ngã
-. Vì sao văn chương TĐ có tính phi ngã?
Trong thời phong kiến, ý thức cá nhân, cá thể chưa có điều kiện phát
triển. Sự khinh trọng đối với một cá nhân không căn cứ vào phẩm giá
của chính cá nhân ấy mà căn cứ vào cá nhân ấy thuộc dòng họ nào, đẳng
cấp nào, có địa vị gì trong xã hội. Chưa có tình yêu tự do. Hôn nhân được
xây dựng dựa trên mỗi tương quan giữa những người cùng đẳng cấp (môn
đăng hộ đối), phải có dự nhất trí của cha mẹ (cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy).
Người có văn hóa, có giáo dục là người biết thu nhỏ, hạ thấp “cái tôi” cá
nhân của mình xuống (VD: Kẻ ngu này trộm nghĩ, Mời đại huynh đến thăm tệ
xá).--> NHững đặc điểm xã hội đó đã đẻ ra hệ thống ước lệ nghệ thuật có tính
chất phi ngã.
-. Biểu hiện của tính phi ngã trong VHTĐ
+ Nhà văn cảm thụ và diễn tả thiên nhiên không bằng con mắt quan sát
của cá nhân mình, không bằng hình ảnh ngôn từ, nhịp điệu, tình tiết do
cá nhân mình sáng tạo ra mà bằng những ước lệ của cộng đồng.
+ Tranh vẽ, thơ vịnh đều có sự quy định theo một công thức nhất định: tứ
quý (mai, lan, cúc, trúc), tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ thú (giai thì, mỹ
cảnh, thắng sự, lương bằng),... Tạo vật thì phải là xuân lan, thu cúc, hoa điểu,



tùng hạc, con người thì ngư, tiều, canh, mục. Buổi chiều phải có chim bay về tổ,
mục đồng thổi sáo réo rắt ngồi trên mình trâu về thôn xa, người lữ thứ bước
vội trên đường, chùa xa chuông ngân tiếng âm trầm giục giã khách giang hồ
(VD: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi / Dặm liễu sương sa khách bước dồn;
Lom khom dưới núi tiều vài chú / Lác đác bên sông chợ mấy nhà),... Cảnh trăng
khuya thì có thuyền gối bãi, thuyền chở trăng
(VD: Cỏ xuân như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi)
đêm thì có tiếng dế nỉ non, tiếng gà gáy văng vẳng, giọt ba tiêu thánh thót rơi
buồn,.tiếng trống canh..
(VD: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ TRơ cái hồng nhan với nước non)
VD: Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm (Hồ Xuân Hương)
+ Truyện luôn có nhân vật giai nhân tài tử(Thúy Kiều – Kim Trọng), trai
anh hùng gặp gái thuyền quyên(VD: Truyện Kiều: Trai anh hùng, gái thuyền
quyên / Phỉ quyền sáng phượng đẹp duyên cưỡi rồng Thúy Kiều – Từ Hải).
Gái đẹp luôn được miêu tả: mặt hoa da phấn, “làn thu thủy nét xuân sơn”, lưng
ong, gót sen; anh hùng thì râu hùm hàm én; đấng trượng phu, bậc quân tử
được ví như cây tùng, cây bách nơi chốn lâm tuyền, sẽ làm rường cột cho quốc
gia,... Cốt truyện thì theo một công thức định sẵn như: gặp gỡ, ly tán, đòan
viên,. (VD: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên)..
+ Thơ phải cách luật. Luật phối thanh bằng trắc của thơ phú cũng quy
định nghiêm ngặt, chặt chẽ, khiến cho người làm thơ phải diễn tả thế
giới bằng thính giác có tinh “phi ngã” của cộng đồng tao nhân mặc
khách. Bố cục thơ cũng định sẵn, bất di bất dịch. Ngay cả tiêu đề thơ cũng
quanh quẩn: ngôn hòai, thuật hoài, ngôn chí. VD: Thuật hoài của Phạm Ngũ
Lão, Cảm hoài của Đặng Dung.

+ Người viết văn làm thơ có một kho điển cố, kho thi liệu, văn liệu
chung. Tất cả đều là những hình ảnh, những ngôn từ ước lệ phi ngã. Nói
chuyện tri âm, tri kỉ thì “mắt xanh chẳng để ai vào”, nói tình yêu lỡ dỡ thì có
chuyện Thôi Oanh Oanh, Trương Quân Thụy. Nói người phụ nữ tài hoa thì ví
như nàng Ban (Ban Chiêu, người thông minh, giỏi thơ ca khi mới 13 tuổi, biên
soạn Hán thư còn bỏ dở của Cha và anh), ả Tạ (Tạ Đạo Uẩn). Cha mẹ là huyên


đường, vợ chồng là tao khang. Nhớ quê hương thì trông áng mây Tần xa xa...
Tất cả đều có nguồn gốc ở trong văn chương cổ Trung Hoa mà người viết văn,
làm thơ cũng như người đọc văn, đọc thơ phải thông thạo.
- Lưu ý:Tuy nhiên, nói văn học trung đại có tính phi ngã không có nghĩa
trong tác phẩm văn chương không có dấu ấn bản ngã của người nghệ sĩ. Bởi
lao động nghệ thuật là một họat động sáng tạo; văn học chân chính không
chấp nhận công thức, sáo mòn. Trong văn học thời trung đại của dân tộc ta,
các cây bút lớn đều khẳng định tư tưởng, cá tính và tài nghệ độc đáo của họ.
Tiến trình văn học đã khẳng định điều đó. Chúng ta không thể phủ nhận cá tính
sáng tạo của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,
Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tản Đà,... Chỉ có điều, do tính qui phạm nghệ
thuật; nên sự khác biệt trong tư tưởng và phong cách nghệ thuật của các cây
bút ấy chỉ là những biến thức khác nhau của sự vận dụng những chuẩn mực
chung của cộng đồng văn học bấy giờ mà thôi.
II. Thiên nhiên trong văn thơ trung đại
1.. Vai trò của thiên nhiên trong văn thơ trung đại
- Trong văn chương Trung đại, thiên nhiên có vai trò rất quan trọng, làm
nên diện mạo, linh hồn của tác phẩm, biểu hiện những quan niệm, tư
tưởng của tác giả về cuộc đời, về cái đẹp\. Bởi vậy, thiên nhiên dường
như không thể vắng bóng trong TP.
- Vì sao? Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp thô sơ
của thời trung đại. Thời ấy con người sống giữa thiên nhiên. Con người trực

tiếp khai thác thiên nhiên bằng bàn tay lao động của mình. Thiên nhiên là
nguồn nuôi dưỡng tinh thần và vật chất cho con người. Thiên nhiên có mặt
trong cuộc sống gia đình, xã hội của cư dân của nền văn hóa thảo mộc, nền văn
minh lúa nước. Thiên nhiên là thức ăn, thức uống, là người chứng kiến mọi
sinh hoạt của con người, là nơi trai gái hò hẹn, bạn bè gặp gỡ hoặc chia tay, là
nơi con người sinh ra và lớn lên, sinh con đẻ cái, cũng là nơi gửi gắm nắm
xương tàn khi từ giã cõi đời…
2. Thiên nhiên trong văn thơ trung đại được thể hiện thế nào?
- Thiên nhiên được cảm nhận như là một chủ thể. Con người đã gán cho
thiên nhiên những phẩm chất, thuộc tính của chính mình. Thiên nhiên
chưa được khám phá với những giá trị tự thân, chưa thực sự là đối
tượng hiện thực của văn học. Người ta tìm đến với thiên nhiên và xem
thiên nhiên như là một tư liệu để để ngụ tình hay giáo huấn đạo đức một
cách không tự giác.
VD

Thu ăn măng trúc đông ăn giá


Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Những hình ảnh thiên nhiên (thu, đông, xuân, hạ, măng trúc, giá, hồ , ao)
được nhắc đến trong câu thơ không nhằm mục đích vịnh cảnh, miêu tả vẻ đẹp
vốn có mà nhằm mục đích thể hiện lối sông thanh cao, đạm bạc của một nhà
Nho đã cáo quan về ở ẩn.
VD: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then (Nguyễn Trãi)
“Hái cúc ương lan hương bén áo
Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn”



Tình yêu thiên nhiên, sự nâng niu, gắn bó với thiên nhiên của Nguyễn
Trãi.

(Điều này khác với văn chương hiện đại. Văn chương hiện đại tôn trọng sự
sống riêng của tạo vật thiên nhiên. Thiên nhiên được miêu tả như là một khách
thể với những đặc điểm vốn có của nó. VD: Tre xanh, xanh tự bao giờ?/ Chuyện
ngày xưa đã có bờ tre xanh / Thân gầy guộc, lá mong manh / Mà sao nên lũy
nên thành tre ơi)
- Từ tư tưỏng và quan niệm trên, văn chương trung đại đã miêu tả thiên
nhiên theo một bút pháp đặc biệt: không tả hình xác của tạo vật mà gợi
tả linh hồn của thiên nhiên. Thiên nhiên trở thành những hình ảnh
tượng trưng, chứa đựng những cảm giác, tư tưởng của con người.
VD:

Xuân đến trăm hoa nở
Xuân đi trăm hoa rụng
...
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai
(Mãn Giác Thiền sư)

 Bài thơ của Mãn Giác Thiền sư có nhắc đến thiên nhiên qua các từ xuân,
hoa nở, hoa rụng, nhành mai nhưng tác giả không miêu tả đặc điểm của hoa
mà chỉ thông qua hình ảnh hoa nở, hoa rụng, nhành mai để diễn đạt một tư
tưởng triết lí: Theo quy luật tự nhiên, khi xuân đến thì hoa nở, xuân đi thì hoa
tàn, thời gian vũ trụ vận động tuần hoàn, xuân đi rồi xuân sẽ trở lại nhưng thời
gian của đời người thì hữu hạn. Việc đời cứ dài dằng dặc mà tuổi già đã đến.



Dẫu vậy, ta vẫn có một niềm lạc quan, tin tưởng. Xuân qua nhưng hoa chưa
rụng hết. Đêm qua vẫn có một nhành mai nở trước sân. Ta tin vẫn còn có thể
cống hiến cho đời.
- Thiên nhiên có linh hồn nên cũng có sang- hèn, quân tử- tiểu nhân
như con người. Các nhà thơ xưa không chấp nhận cái thấp hèn, những sự vật
tầm thường nên thiên nhiên trong thơ họ luôn là những tạo vật cao sang. Các
nhà thơ bầu bạn hay tri âm tri kỷ với thiên tao nhã, sang trọng như: “Sơn
thủy yên hoa tuyết nguyệt phong” (Hồ Chí Minh). Họ tự ví mình như cốt cách
phong độ của “Mai, lan, cúc, trúc” hay “Tùng, cúc, trúc, mai”.
Quét trúc bước qua lòng suối
Thưởng mai về đạp bóng trăng
(Nguyễn Trãi)
Hay:
Nghêu ngao vui thú yên hà
Mai là bạn cũ hạc là người thân
(Nguyễn Du)
VD: Núi láng giềng, chim bầu bạn
Mây khách khứa, nguyệt anh tam (Nguyễn Trãi)
VD: Cao Bá Quát: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
+ Họ đối lập thiên nhiên tao nhã với thiên nhiên phàm tục, tầm thường
cũng là để đối lập họ (người quân tử) với những kẻ tiểu nhân, phàm phu đắc
thế:
Phượng những tiếc cao diều hãy lượn
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi
Hoặc:
Đến trường đào mận ngạt chăn thông
Quê cũ ưa làm chủ trúc thông
(Nguyễn Trãi)
Do cảm thụ thiên nhiên như vậy, nên văn thơ có hai đặc tính:
- Thiên nhiên được cảm nhận và tái hiện một cách tinh vi như muốn khám phá

linh hồn ẩn kín, bí mật của tạo vật.


- Thiên về màu sắc đạm bạc, đường nét thanh tao, nhưng thiếu chất sống ngồn
ngộn, tươi rói của thiên nhiên thực tại, phồn thực.
III. Con người trong văn học trung đại
1.. Con người vũ trụ
* Tại sao văn chương trung đại có quan niệm con người vũ trụ?
Vì thời cổ, trung đại, thiên nhiên chưa được cảm thụ như một khách thể
độc lập. Con người nhìn thế giới như một khối thống nhất và mỗi con
người là một yếu tố của toàn khối vũ trụ ấy (thiên nhiên nhất thể).
*. Quan niệm con người vũ trụ biểu hiện thế nào trong văn chương TĐ?
- Thơ trung đại có một thi đề phổ biến là con người một mình đối diện
đàm tâm với thiên nhiên, vũ trụ. Lòng người có thể thấu tới trời đất nên gặp
oan khuất, người ta kêu trời, vạch đất: “Xanh kia thăm thẳm từng trên / Vì ai
gây dựng cho nên nỗi này” (Chinh phụ ngâm); Trai gái thề bồi thì viện đến núi
cao, biển rộng, trời chứng giám (Vầng trăng vằng vặc giữa trời / Đinh ninh hai
miệng một lời song song);
- Con người được so sánh với thiên nhiên, vũ trụ: Người quân tử khi xử thế
thì ẩn dật chốn lâm tuyền, lấy gió trăng làm bầu bạn (Núi láng giềng, chim bầu
bạn…anh tam – Nguyễn Trãi); Khi xuất thế nhập cuộc thì như rồng gặp mây,
“dọc ngang trời đất vẫy vùng bể khơi”; Tầm vóc và tư thế của người anh hùng
là đầu đội trời, chân đạp đất, được đo theo chiều kích vũ trụ (Hoành sóc giang
sơn kháp kỉ thu/ Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu; Vòng trời đất dọc ngang
ngang dọc / Nợ tang bồng vay trả trả vay / Chí làm trai nam, bắc, đông, tây /
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể; Đường đường một đấng anh hào / Côn
quyền hơn sức lược thao gồm tài / Đội trời đạp đất ở đời / Họ Từ tên Hải vốn
người Việt Đông); Sức mạnh của người anh hùng là sức mạnh của vũ trụ: tuôn
mây vẫy gió, nhổ núi lay thành, thậm chí “ nắm địa cầu vừa một tí con con”;
“Lùa tám cõi ném về trong một túi” (Phan Bội Châu); Người anh hùng khi thất

bại thì thẹn với trời xanh, tủi cùng sông núi; Người đẹp là người sánh ngang
với sự hoàn mĩ của vũ trụ và khiến cho trời đất cũng phải ghen tuông hay
khiếp sợ (Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
– Nguyễn Du; Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn / Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa –
Nguyễn Gia Thiều)
- Thấu hiểu quy luật thế giới biến dịch tuần hoàn nên người quân tử luôn
ung dungthanh thản, gặp tai biến không lo sợ sầu não, gặp vận may
không hí hửng đắc chí, không bi quan (bĩ cực thái lai, cùng tắc biến, biến
tắc thông). Trong thơ trung đại thường thấy hình ảnh con người sống theo
đạo trời, nhịp bước cùng tạo hóa, hòa mình vào thiên nhiên.


2. Con người đạo đức
* Vì sao con người trong văn chương trung đại là con người đạo đức?
Vì thời cổ-trung đại, Người ta chưa phân biệt được tâm và vật. người ta gán
tâm cho vật. Vạn vật khách quan đều có tính chủ thể. Thời gian, không gian
đều có xấu tốt, độc lành. Tòan bộ xã hội được nhìn nhận trong một hệ
thống tôn giáo - đạo đức nhất định tùy theo từng khu vực văn hóa.
*. Biểu hiện
- Văn chươngphản ánh xã hội không phải ở bình diện khách quan mà
chủ yếu theo quan niệm đạo đức, luân lý. Nhân loại phân hóa thành hai
cực đạo đức và phi đạo đức. Nhân vật trong tiểu thuyết cũng phân hóa
thành hai tuyến: thiện và ác, chính và tà, trung và nịnh, quân tử và tiểu
nhân. Chủ đề đạo đức, khuynh hướng giáo huấn có tính phổ biến đối với
các loại tiêu thuyết, cổ tích thời trung đại:
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.
(Nguyễn Đình Chiểu)
- Văn chương không nhằm mục đích nhận thức hiện thực mà chỉ để
chuyên chở đạo lý, đấu tranh cho đạo lý(văn dĩ tải đạo). Chức năng giáo

dục của văn học được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, các truyện Nôm đều kết thúc có
hậu. Văn chương gần như minh họa cho đạo đức, khẳng định triết lý: Ở hiền
gặp lành, ở ác gặp ác; khuyên con người tích thiện, hành thiện.
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Ai ơi lẳng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau
(Nguyễn Đình Chiểu)
Hay:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
(Nguyễn Du)
-

Văn chương ca ngợi sự giản dị về đời sống vật chất, kiêng kị tả vẻ
đẹp phồn thực của phụ nữ, hạn chế trang sức xa hoa của phụ nữ.


Nhà nho coi trọng thứ hoa hữu hương vô sắc như hoa ngâu, hoa
mộc, hoa soi… với quan niệm “cái nết đánh chết cái đẹp”. Văn
chương thiên về cái đẹp phi vật chất, phi tính dục, phi thân xác.
Hình tượng văn học chủ yếu được xây dựng bằng thị giác, thính giác.
Hình tượng vị giác, nhất là xúc giác bị xem là thô tục.
3. Con người phi cá nhân:
*. Vì sao con người trong văn học trung đại là con người phi cá nhân?
Vì xã hội phong kiến, về phương diện kinh tế, không dựa trên nền tảng cá
nhân. Nên, con người chưa được nhìn nhận như một cá nhân, cá thể ý
thức. Giá trị cá nhân không được xem xét từ bản thân phẩm chất cá nhân
mà ở gia đình, tộc họ của nó có vai trò như thế nào trong bậc thang cao
thấp, sang hèn của xã hội.

* Quan niệm con người phi cá nhân được thể hiện thế nào trong VHTĐ?
- Trong văn chương, từ ứng xử đến tâm tư; từ tình yêu đôi lứa đến tình
yêu nước,... tất cả đều theo một chuẩn mực chung của đẳng cấp.
- Nhân vât trong các truyện Nôm đều là những nhân vật sắm vai, nghĩa
là họ diễn các vai trò mà xã hội giao cho với những nghi thức áp đặt bên
ngoài.Người ta hay nói đến tình nghĩa nhưng tình và nghĩa đều không có màu
sắc cá nhân: vui, buồn, yêu, ghét đều giống nhau giữa mọi thành viên trong
cộng đồng đẳng cấp
- Tình yêu cũng đầy nghi thức. Tình yêu kị sĩ, tình yêu của giai nhân tài
tử đều có những nghi thức riêng.
- Từ đó, những thủ pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong tác
phẩm cũng giống nhau. Các nhà văn thường sử dụng hành vi bên ngoài và
những dấu hiệu thân xác để diễn tả tâm tư nhân vật. Trần Hưng Đạo giận
quân xâm lược thì “nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Kiều
Nguyệt Nga thủy chung với Lục Vân Tiên thì họa hình người mình yêu mà
mang theo trên đường công Phiên. Thúy Kiều lo nghĩ, nhớ thương đến héo hon,
sầu não thì “khi vò chín khúc, khi chau đôi mày”.
- Thủ pháp thể hiện tâm lý nhân vật là thủ pháp ngoại hiện. Tiểu thuyết, vì
thế nặng về sự kiện và cốt truyện hơn là khai thác tâm lý trực tiếp. Trong
truyện không có ngôn ngữ nhân vật mà chỉ có lời phụ đề trữ tình của tác giả
hay lời của tác giả đặt vào miệng các nhân vật. Do vậy, nhân vật thiếu cá tính,
tính cách. Nhân vật nếu có tính cách thì tính cách cũng rõ ràng, đơn giản và
bất biến. VD: Từ Hải là người anh hùng, Sở Khanh là kẻ lừa lọc, Mã Giám Sinh
là con buôn, Thúc Sinh sợ vợ, Thúy Vân tính cách đơn giản, trong sáng, Thúy


Kiều đa sầu đa cảm… Tính cách của các nhân vật rõ ràng và bất biến từ đầu
đến cuối tác phẩm.( văn học hiện đại: Tính cách nhân vật biến đổi đa dạng, tâm
lý nhân vật khó nắm bắt).
IV. Thế giới nghệ thuật phi thời gian

- Con người thời trung đại có hai nhận thức về thời gian
+ Thời gian tuyến tính. Đó là thời gian của cuộc đời trần tục, vận động mau lẹ,
đầy hình ảnh, màu sắc cụ thể và giàu chất sống, một đi không trở lại. Đó là thời
gian hữu hạn.
+ Thời gian chu kì. Đó là thời gian của cõi trời, cõi tiên, thế giới thanh cao và
bất tử. Thời gian chu kì ngưng đọng, màu sắc trừu tượng, thấm đậm tính chất
đạo lí, triết lí. Đó là thời gian vô hạn.
VD: Xuân qua trăm hoa rụng / Xuân tới trăm hoa tươi Thời gian tuần hoàn,
chu kì
Trước mắt việc đi mãi  Thời gian vô hạn
Trên đầu gìa đến rồi  Thời gian đời người, hữu hạn
V. Tư duy nguyên hợp và vấn đề “văn sử bất phân”
1.. Vì sao văn học trung đại có hiện tượng văn sử bất phân?
Tư duy của con người thời cổ, trung đại kém phát triển về khả năng phân tích
mà thiên về tổng hợp trực cảm. Vì thế, về mặt thể loại, chưa có ý thức tách
bạch dứt khoát.
2. Vấn đề văn sử bất phân trong VHTĐ như thế nào?
- Thời trung đại, khái niệm văn còn bao hàm một nghĩa rất rộng, bao
gồm cả văn học thuật và văn hành chính. Văn sử bất phân nghĩa là chưa
phân biệt rạch ròi văn kinh sử, chính luận, triết luận, báo cáo, hịch.. với
văn chương như một phạm trù nghệ thuật. VD. Bình NGô đại cáo, Hịch
tướng sĩ.
(Trong văn chương hiện đại có sự xâm nhập qua lại của các thể loại. VD. Thơ
của Chế Lan Viên giàu chất chính luận, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng giàu
chất phóng sự báo chí. Nhưng, đây không phải do tư duy nguyên hợp mà là
người viết có ý thức vận dụng khả năng của các thể văn khác để tăng thêm sức
mạnh nghệ thuật cho tác phẩm của mình.)
- Vì hiểu văn theo khái niệm rộng nên thời trung đại có sự phân chia bậc
thang giá trị của các loại văn. Cao nhất là văn học thuật (chính luận, triết
học, sử học, đạo đức học…). Đó là văn của các bậc thánh hiền đạo cao đức



trọng. Thứ đến là các thể văn nghệ thuật. Trong loại này, thơ được coi
trọng nhất, nhưng phải là thơ nói chí, thơ đạo lí (thường có tiêu đề là
ngôn chí, ngôn hoài, thuật hoài). Thơ tả tình, tả cảnh dù tuyệt tác thế nào
cũng chỉ là thứ văn chơi. Còn tiểu thuyết thì bị coi là loại văn thấp nhất,
thậm chí không đáng gọi là văn.
(so sánh: thời hiện đại có quan niệm khác hẳn. Văn phải là văn nghệ thuật và
mọi thể loại đều bình đẳng, trong đó thể loại trung tâm là tiểu thuyết. Còn văn
học thuật, văn hành chính thì bị loại hẳn khỏi địa hạt văn chương)
VI. Cuộc khủng hoảng của thi pháp văn học trung đại thế kỉ XVIII, XIX ở
nước ta
-. Từ cuối thế kỉ XVIII, xã hội phong kiến VN rơi vào thời kì khủng hoảng sâu
sắc, nhiều chân lí Nho gia không còn ý nghĩa như trước. KHởi nghĩa nông dân
nổi lên. Ý thức cá nhân trỗi dậy, không cam chịu sự trói buộc hà khắc của lễ
nghi phong kiến, muốn phá bỏ hệ thống ước lệ thẩm mỹ phong kiến. Một số tác
phẩm có tính chất phản phong xuất hiện: Cung oán ngâm, Truyện Kiều, thơ
Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ.
-.. VD: Hiện tượng Hồ Xuân Hương
Có thể đơn cử thơ Hồ Xuân Hưong để minh chứng cho điều đã nói ở trên. Hồ
Xuân Hương là nữ sĩ đã đưa cái tôi của mình vào thơ, đã trưng ra cá tính nổi
lọan trên những trang viết của mình. Hồ Xuân Hương đã làm vỡ tung hệ thống
ước lệ nghiêm ngặt của văn học trung đại.
Trong thơ Hồ Xuân Hương, những gì gọi là hiền nhân quân tử đều bị
phàm tục hóa, đời thường hóa. Họ cũng chẳng sang quý gì mà cũng mỏi gối
chồn chân, đã mỏi gối chồn chân nhưng vẫn cố trèo “Đèo Ba dội”, cũng mụ mị
ngắm nhìn “Cá giếc le te lội giữa dòng”, cũng:
Trai đu gối hạc lom khom cật
Gái uốn lưng ong ngữa ngữa lòng.
(Đánh đu)

Hồ Xuân Hương đã lên tiếng đòi hỏi hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc cho
người phụ nữ “Làm lẽ”. Nữ sĩ đã đem hạnh phúc ấy mà xô lệch cái thế giới nghệ
thuật trang nghiêm, đạo mạo của các đấng, bậc Hán học; để khẳng định một
chất nhân văn mới, một hình thức nghệ thuật mới cho thơ.
Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi


Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
(Mời trầu)
Hồ Xuân Hương đã lấy trực cảm nghệ thuật mà khám phá và tái hiện
tạo vật thế giới, xây dựng nên một vũ trụ thơ ca ngồn ngộn sắc màu, thanh âm,
đường nét sống động, tươi rói sự sống. Đấy là một thế giới bộc lộ trọn vẹn tình
cảm của nữ sĩ:
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau giận vì duyên để mỏm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá ?
Thân này đâu đã chịu già tom !
(Tự tình I)



×