Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kế hoạch tuyên truyền pháp luật cho thanh thiếu niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.18 KB, 4 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG 6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________

________________________________

Số:

/KH-UBND

Phường 6, ngày

tháng 3 năm 2016

KẾ HOẠCH
Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố
Thực hiện Công văn số 1353/UBND ngày 25/3/2016 của UBND thành phố V/v tiếp
tục triển khai thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm
nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên (sau đây gọi tắt là Đề án), UBND phường 6
xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn phường trong năm 2016, như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
Nhằm tiếp tục trang bị kiến thức pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến đời sống,
học tập, công việc của thanh thiếu niên, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành
pháp luật, lối sống lành mạnh cho thanh thiếu niên. Triển khai thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Đề án.


Đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc triển
khai thực hiện Đề án. Qua đó, đề xuất những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục thực
hiện tốt hơn công tác PBGDPL cho thanh thiếu niên trong thời gian tới.
2. Yêu cầu:
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải kết hợp với giáo dục đạo đức,
lối sống có văn hóa trong thanh thiếu niên.
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên được thực hiện kết hợp
với các chương trình, đề án, phong trào trong các lĩnh vực có liên quan đang thực hiện ở
địa phương trong năm 2016.
Xác định rõ đối tượng cần ưu tiên PBGDPL, tập trung vào nhóm thanh thiếu niên
trong trường học, nhóm thanh thiếu niên vi phạm pháp luật hoặc có nguy cơ vi phạm cao.
II. Nội dung thực hiện:
1. Mục tiêu:
1.1. Tổ chức tuyên truyền, PBGDPL nhằm trang bị kiến thức pháp luật trong các lĩnh
vực liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thanh thiếu niên trong lao động, học tập, sinh
hoạt, phấn đấu đạt được kết quả:
- 100% thanh thiếu niên trong trường học được phổ biến chính sách, pháp luật trong
các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các em;
- 80% thanh thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú được tuyên truyền,
phổ biến chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến quyền, nghĩa vụ, công việc
của từng đối tượng trên từng địa bàn;


- Phấn đấu 100% thanh thiếu niên vi phạm pháp luật được tuyên truyền, phổ biến
chính sách, pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, hạn chế tái vi phạm pháp luật và
tạo điều kiện hòa nhập tốt với cộng đồng;
1.2. Hàng năm, giảm từ 10% trở lên số người vi phạm pháp luật là thanh thiếu niên, số
vụ vi phạm pháp luật có thanh thiếu niên tham gia;
1.3. Nâng cao năng lực của người làm công tác PBGDPL cho thanh thiếu niên, cán bộ
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp thực hiện PBGDPL: Phấn đấu đạt từ 70%

trở lên số người được bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức pháp luật mới và nghiệp vụ
PBGDPL.
2. Nội dung tuyên truyền, phổ biến:
Tập trung tuyên truyền, phổ biến các đạo luật mới về hình sự, dân sự, tố tụng hình sự,
góp phần bảo vệ, đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân của thanh thiếu
niên. Đồng thời, phổ biến các văn bản về hành chính, hôn nhân gia đình, lao động, văn hóa,
môi trường, xã hội, an toàn giao thông, phòng... Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật
bằng các hình thức, biện pháp phù hợp. Nâng cao tính chủ động của thanh thiếu niên trong
học tập, tìm hiểu pháp luật; trách nhiệm của gia đình, cộng đồng đối với việc giáo dục ý
thức pháp luật cho thanh thiếu niên.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng vào
hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, phát huy vai trò của các trang thông tin điện tử,
mạng xã hội trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
Tập trung triển khai thực hiện các nội dung của Đề án “Nâng cao chất lượng công tác
phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường” theo Quyết định 1928/2009/QĐ-TTg ngày
20/11/2009 của Thủ tưởng Chính phủ.
Tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp
luật trong trường học.
Tiếp tục thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên theo các hình thức
như phối kết hợp giữa công an và Đoàn phường trong công tác cảm hóa, giúp đỡ thanh
thiếu niên chậm tiến, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.
3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các nhóm thanh thiếu niên:
a) Đối với thanh thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú:
Tổ chức tuyên truyền pháp luật cho thanh thiếu niên thông qua các hoạt động trợ giúp
pháp lý, tư vấn pháp luật; hoạt động đoàn.
b) Thanh thiếu niên vi phạm pháp luật:
- Công an phường chỉ đạo lực lượng cảnh sát khu vực tổ chức thực hiện PBGDPL cho
các đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trên địa bàn phường, chú trọng các biện
pháp giúp đỡ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tái hòa nhập tốt với cộng đồng.
c) Thanh thiếu niên trong trường học:

Đoàn phường hướng dẫn các Chi đoàn trường học thông qua các hoạt động ngoại
khóa, ngoài giờ lên lớp thực hiện PBGDPL cho học sinh, sinh viên.


4. Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố tổ chức thực hiện việc xét xử lưu động các vụ
án mà bị cáo là thanh thiếu niên nhất là các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng,
các vụ án được dư luận xã hội quan tâm.
III. Tổ chức thực hiện:
1/. Mặt trận và các đoàn thể: phối hợp tuyên truyền, phổ biến, vận động không để
con em các gia đình hội viên vi phạm pháp luật; liên hệ chặt chẽ với gia đình thanh thiếu
niên vi phạm pháp luật trong việc theo dõi, hướng dẫn các thanh thiếu niên vi phạm pháp
luật tự rèn luyện bản thân, tham gia các hoạt động cộng đồng.
Mặt trận và các đoàn thể phường 6 phụ trách theo dõi, hướng dẫn, giáo dục pháp luật
cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tại địa bàn các tổ dân phố. Cụ thể:
Mặt trận tổ quốc: tổ dân phố 20, 21;
Hội Cựu chiến binh: tổ dân phố 7, 8, 9;
Hội Phụ nữ phụ trách địa bàn các tổ dân phố 18, 22;
Hội Chữ thập đỏ: tổ dân phố 1, 6, 12;
Hội Người Cao tuổi: tổ dân phố 13, 19;
Hội Khuyến học: tổ dân phố 14, 16, 17;
Hội Nông dân: Tổ dân phố 10, 11, 15;
Đoàn Thanh niên phụ trách địa bàn TDP 2, 3, 4, 5.
* Đoàn Thanh niên: Hướng dẫn lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với thực
hiện các cuộc vận động, phong trào, chương trình, kế hoạch, tháng hành động của Đoàn,
Đội; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, phát động phong trào đọc sách pháp luật; tổ chức các
hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thanh thiếu
niên. Thời gian thực hiện:
- Quý I/2016: Tổ chức tuyên truyền pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu niên trong
các chương trình chào mừng 85 năm ngày thành lập Đoàn.
- Quý II/2016: Tham gia tuyên truyền các quy định, văn bản pháp luật về bầu cử cho

thanh thiếu niên trên địa bàn phường thông qua các hoạt động sinh hoạt Đoàn.
- Quý III/2016: Phối hợp tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh, sinh
viên, đoàn viên, thanh thiếu niên pháp luật về giao thông đường bộ, vệ sinh môi trường, tệ
nạn xã hội...
- Quý IV/2016: Căn cứ chương trình hoạt động năm 2016 của Đoàn phường, tổ chức
các hoạt động chào mừng năm học mới, thông qua đó lồng ghép tuyên truyền, giáo dục
pháp luật cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.
2. Bộ phận Tư pháp: căn cứ vào nội dung công việc tại Kế hoạch này tham mưu
UBND phường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể liên quan tổ
chức triển khai thực hiện.
3. Bộ phận Văn phòng: theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch
này, tham mưu UBND phường báo cáo kết quả thực hiện Đề án về UBND thành phố theo
đúng quy định.


4. Công an phường: Chỉ đạo lực lượng cảnh sát khu vực chú trọng các biện pháp
giúp đỡ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tái hòa nhập tốt với cộng đồng; tạo điều kiện về
việc làm đối với thanh thiếu niên trở về hòa nhập cộng đồng, tổ chức tuyên truyền nếp sống
văn hóa gắn với làm theo pháp luật nhằm phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tái vi
phạm pháp luật; phòng ngừa vi phạm pháp luật trong các gia đình, các cặp vợ chồng ở độ
tuổi thanh niên.
5. Ban Chỉ huy Quân sự phường: Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho lực lượng
dân quân tự vệ trong độ tuổi thanh niên; Không để thanh niên trong lực lượng do Ban Chỉ
huy Quân sự phường quản lý vi phạm pháp luật.
6. Các trường học: Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động
ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp; hội thi, hội trại chủ đề pháp luật cho học sinh, sinh viên; ký
cam kết không vi phạm pháp luật, chấp hành nghiêm pháp luật; xây dựng câu lạc bộ pháp
luật ở trường học.
7. Các Tổ dân phố: Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Mặt trận và các tổ chức
đoàn thể trong công tác tuyên truyền pháp luật; phổ biến sâu rộng các quy định của pháp

luật trong nhân dân thông qua các buổi hội nghị, sinh hoạt chi hội, chi đoàn, hội thi văn hóa
văn nghệ. Vận động thanh thiếu niên tại khu dân cư tham gia giữ gìn an ninh trật tự, tổ
chức các hoạt động thăm hỏi, ch ăm lo, giúp đỡ đối tượng chính sách trong tổ dân phố.
Giúp đoàn viên thanh niên hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với xã hội. Từ
đó, xây dựng lối sống lành mạnh, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước, tham
gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên đây là kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tăng cường công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn
phường./.
Nơi nhận:
- UBND TP Đà Lạt;
- Phòng Tư pháp TP Đà Lạt;
- Đảng ủy – HĐND P6;
- MTTQ và các Đoàn thể P6;
- CT, 02 PCT UBND P 6;
- Công an, BCH.QS P6;
- Trường THCS Lam Sơn;
- Các TDP – P6;
- Cán bộ chuyên môn UBND P6;
- Lưu: VP.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 6
CHỦ TỊCH

Nguyễn Long An



×