Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.61 KB, 38 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ UEL NĂM 2016

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế học phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 05 / Năm 2016


TÓM TẮT
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia, bao gồm cả Việt
Nam. Điều này còn trở nên quan trọng hơn khi quy mô kinh tế Việt Nam còn nhỏ, hiệu
quả tăng trưởng chưa cao so với nhiều nước khác và đang trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng hơn bao giờ hết. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định các
yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng như mức độ ảnh hưởng của
chúng. Chúng tôi sử dụng phương pháp mô hình kinh tế lượng, hồi quy tuyến tính. Bài
nghiên cứu đã chỉ ra rằng: có 4 yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là lao động,
năng suất các yếu tố tổng hợp, vốn và tài nguyên thiên nhiên. Kết quả có được từ
nghiên cứu đưa ra các kiến nghị và giải pháp để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Việt Nam trong thời kì hội nhập: nâng cao năng suất lao động, tập trung phát triển
khoa học công nghệ, thu hút và sử dụng hiệu quả đồng vốn và cuối cùng là: sử dụng
tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.



MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 : Tóm tắt tình hình kinh tế Việt Nam qua các thời kỳ
Bảng 5.1 Kết quả kiểm định nghiệm tínhdừng của các biến
Bảng 5.2 Kết quả chạy OLS
Bảng 5.3 Kết quả kiểm định thiếu biến
Bảng 5.4 Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 1
Bảng 5.5 Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 2
Bảng 5.6 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi
Bảng 5.7 Kết quả chạy mô hình khắc phục phương sai thay đổi
Bảng 5.8 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của mô hình
Bảng 5.9 Kết quả chạy mô hình hồi quy của NR với L, K, TFP
Bảng 5.10 Kết quả chạy mô hình hồi quy của L với NR, K, TFP
Bảng 5.11 Kết quả chạy mô hình hồi quy của K với NR, K, TFP
Bảng 5.12 Kết quả chạy mô hình hồi quy của TFP với L, K, NR


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1986-2014
Hình 3.2: Vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước phân theo nguồn vốn
Hình 3.3: ICOR của một số nước trong khu vực
Hình 3.4 Tốc độ tăng TFP và đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP Việt Nam và một
số nước (2010-2013)
Hình 5.1: Đồ thị chuỗi thời gian của GDP
Hình 5.2: Đồ thị chuỗi thời gian của vốn
Hình 5.3: Đồ thị chuỗi thời gian của lao động

Hình 5.4: Đồ thị chuỗi thời gian của tài nguyên thiên nhiên
Hình 5.5: Đồ thị chuỗi thời gian của TFP


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

XHCN : xã hội chủ nghĩa
KHCN : khoa học công nghệ
TFP: Năng suất yếu tố tổng hợp
TNTN/NR: Tài nguyên thiên nhiên
GS: Giáo sư
VN: Việt Nam
ĐNA: Đông Nam Á
GDP: Tổng sản phẩm trong nước
APO: tổ chức năng suất Châu A
L: lao động
K: vốn
GDP: tổng sản phẩm quốc dân


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Bối cảnh và tính cần thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao là mục tiêu của hầu hết các quốc gia, nhất là đối
với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nhờ vào những cải cách kinh tế
toàn diện, sự chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường và
thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong
kinh tế phát triển. Hai thập kỷ qua, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã thể
hiện đúng quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đạt được những tiến bộ ấn tượng về tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó
cũng còn rất nhiều hạn chế cần được khắc phục. Nếu như trước khi gia nhập WTO,

Việt Nam được kì vọng sẽ trở thành một con hổ mới của Châu Á, tiếp bước được con
đường phát triển của Hàn Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Singapore. Thực tế tăng
trưởng kinh tế Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO chỉ đạt ở mức trung bình 6.5%,
ngay khi vừa mở cửa lại chịu tác động tiêu của suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu. Không đạt được kì vọng như mong đợi, Việt Nam còn cơ nguy cơ
bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình như Philippine đã từng mắc phải.
Từ năm 2014 trở lại đây, kinh tế Việt Nam đã có xu hướng phục hồi và tăng trở lại.
Bên cạnh đó, việc kí kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do với EU, Chile, Hàn
Quốc,…trở thành thành viên chính thức của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) (2010)
và mới đây nhất là kí kết thành công hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
(2/2016) giúp cánh cửa hội nhập kinh tế thế giới và khu vực lại ngày càng mở rộng
thêm đối với Việt Nam, đi kèm theo đó là hàng loạt cơ hội và thách thức. Việc tận
dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đón đầu cơ hội cũng như phòng
ngừa, hạn chế, khắc phục khó khăn để đẩy mạnh, phát triển nền kinh tế nước ta là quan
trọng hơn bao giờ hết. Do đó, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Các yếu tố
tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kì hội nhập” làm đề tài nghiên
cứu. Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng, thứ tự mức độ ảnh hưởng cũng
như đề ra các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời kì hội nhập.

1.2 Mục tiêu/ Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Mục tiêu chung: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam, thứ tự ảnh hưởng của chúng từ đó để ra giải pháp để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng
kinh tế.
Mục tiêu cụ thể:

- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ lúc mở cửa
nền kinh tế đến nay.

7



- Nghiên cứu, mức độ tác động của 4 nhân tố vốn, lao động, tài nguyên thiên
nhiên, tổng năng suất nhân tố đến mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

- Xác định kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng theo chiều ngang hay chiều sâu, so
sánh với các thời kì trước đó.

- Đưa ra những khuyến nghị phù hợp, mang tính khả thi cao phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện tại và trong tương lai khi mà tiến trình hội
nhập kinh tế toàn cầu diễn ra mạnh mẽ.

1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu sơ bộ, nguồn dữ liệu
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu
Nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển là rất rộng và phức tạp, do vậy đề tài chỉ tập
trung vào nghiên cứu các nguồn lực kinh tế chủ yếu: vốn , lao động, năng suất các yếu
tố tổng hợp, tài nguyên thiên nhiên.
Thời gian nghiên cứu: chủ yếu từ năm 1990 - 2013.
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu sơ bộ
Phương pháp định tính: phân tích mô tả, so sánh và đưa ra các nhận định sơ bộ.
Phương pháp định lượng: dùng kinh tế lượng chạy mô hình hồi quy tuyến tính đánh
giá về tác động của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
1.3.3 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu từ bài nghiên cứu được lấy từ cơ sở dữ liệu Thompson Reuters, Trung tâm
nghiên cứu kinh tế tài chính, Trường Đại học Kinh tế Luật.

8


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ


2.1 Khái niệm liên quan
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Theo Simon Kurnetz, tăng trưởng là sự gia tăng bền vững về sản lượng bìnhquân đầu
người hay sản lượng trên mỗi công nhân.
Theo Douglas North và Robert Paul Thomas, tăng trưởng xảy ra khi sản lượng
gia tăng nhanh hơn gia tăng dân số.
Tóm lại, tăng trưởng kinh tế dưới dạng khái quát là sự gia tăng của tổng sản phẩm
quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP), là quá trình làm gia tăng sản
lượng thực bình quân đầu người (tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số hay còn gọi
là GDP đầu người) trong một khoảng thời gian nhất định, trong đó, sản lượng bao gồm
cả hàng hóa và dịch vụ, giúp gia tăng phúc lợi xã hội của con người.
2.1.2 Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường và đánh giá tăng trưởng kinh tế, ta dựa vào các chỉ tiêu:

2.1.2.1

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Tổng sản phẩm quốc nội là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong năm trên
phạm vi lãnh thổ quốc gia, thường được tiếp cận theo các cách khác nhau:

- Về phương diện sản xuất, GDP được xác định bằng toàn bộ giá trị gia tăng của
các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước.

- Về phương diện tiêu dùng, được biểu hiện ở toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối
cùng tính theo giá hiện hành của thị trường được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ
hàng năm

- Về phương diện tiêu dùng, tổng sản phẩm trong nước là toàn bộ giá trị mà hộ
gia đình, doanh nghiệp và tổ chức nhà nước thu được do giá trị gia tăng đem

lại
Tổng sản phẩm trong nước chủ yếu phản ánh khả năng sản xuất của một nền kinh tế.

2.1.2.2

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

Tổng sản phẩm quốc dân là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ta bởi
công dân trong một nước trong năm, không phân biệt sản xuất được thực hiện trong
hay ngoài nước. Là thước đo sản lượng gia tăng mà người dân của một nước thực sự
thu nhập được.
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ nước ngoài

2.1.2.3

Thu nhập bình quân đầu người

9


Thu nhập bình quân đầu người là thương số giữa toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối
cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra trong năm với tổng số dân.
Thu nhập bình quân đầu người tỷ lệ thuận với quy mô sản lượng và tốc độ tăng trưởng
và tỷ lệ nghịch với dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế tự nhiên hằng năm. Vì vậy,
mặc dù thu nhập bình quân đầu người phản ánh sự tăng trưởng và phát triển, nó vẫn
chưa nói lên bản chất mà tăng trưởng kinh tế mang lại.

2.1.2.4

Tốc độ tăng trưởng kinh tế


Trong đó:
y: Tốc độ tăng trưởng của Y
Y: GDP thực hoặc GNP thực hoặc GDP thực bình quân đầu người
2.1.3 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
Từ lý thuyết và thực nghiệm của các trường phái kinh tế khác nhau về tăng trưởng
kinh tế, nhận thấy ở các nền kinh tế khác nhau, các yếu tố chính quyết định đến tăng
trưởng kinh tế đều bao gồm vốn, lao động, công nghệ. Bên cạnh đó, yếu tố tài nguyên,
thể chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế.

2.1.3.1

Nguồn vốn

Nguồn vốn có được từ sự tích lũy từ giai đoạn trước đó, huy động từ nhiều nguồn vốn
khác nhau từ trong và ngoài nước, từ các tổ chức nhà nước hay tư nhân.Nguồn vốn
này sẽ dùng vào việc đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất như máy móc thiết bị, cơ sở hạ
tầng, chuyển giao công nghệ để tạo ra sản phẩm có giá trị cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, vốn (vốn vật chất, máy móc thiết bị, vv) còn được tạo ra bằng cách tiết
kiệm và đầu tư. Các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ tiết kiệm thu nhập của
họ từ vay mượn của người khác để đầu tư. Đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi. Do
đó những thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đến tổng cầu do đó tác động đến
sản lượng và việc làm. Khi đầu tư tăng lên thì nhu cầu chi tiêu mua sắm thiết bị cũng
tăng. Khi có nhiều nhà máy, phương tiện vận tải được đưa vào sản xuất sẽ làm tăng
khả năng sản xuất của nền kinh tế và từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển
kinh tế.

2.1.3.2

Lao động


Lao động là một nguồn lực lượng sản xuất chính, là yếu tố khác tạo đầu ra cho nền
kinh tế, vì lao động cần thiết để làm việc với nguồn vốn đã có sẵn và không thể thiếu
được trong các hoạt đông kinh tế và lao động còn là một bộ phận của dân số, là người
được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Mọi quốc gia điều nhấn mạnh đến mục
tiêu “phát triển vì con người và coi đó là động lực của sự phát triển”. Vì vậy, lao động

10


có vai trò là động lực của sự phát triển, là động lực quan trọng trong tăng trưởng kinh
tế. Vốn và lao động sẽ làm việc với nhau để tạo ra một mức GDP bình quân đầu
người, được gọi là trạng thái ổn định.

2.1.3.3

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố của tự nhiên mà con người có thể khai thác,
chế biến và sử dụng để tạo ra các sản phẩm vật chất .
* Theo công dụng bao gồm: các nguồn năng lượng, khoáng sản, rừng, đất đai, nguồn
nước, biển và thủy sản, khí hậu.
* Theo khả năng tái sinh, bao gồm: tài nguyên có khả năng tái sinh thông qua hoạt
động của con người (nguồn tài nguyên rừng và các loại động thực vật), tài nguyên có
khả năng tái sinh vô tận trong thiên nhiên (nguồn năng lượng mặt trời, thuỷ triều, sức
gió, thuỷ năng sông ngòi và các nguồn nước, không khí) và tài nguyên không có khả
năng tái sinh bao gồm những tài nguyên có qui mô không đổi như đất đai và những tài
nguyên khi sử dụng hết dần như các loại khoáng sản, dầu khí.
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.Trong giai đoạn đầu của các nước đang phát triển thường quan tâm đến

việc xuất khẩu sản phẩm thô, đó là những sản phẩm có được từ nguồn tài nguyên chưa
qua sơ chế hoặc ở dạng sơ chế.Bên cạnh đó, tài nguyên thiên nhiên còn là yếu tố quan
trọng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích luỹ vốn và phát triển ổn định. Việc tích
luỹ vốn đối với hầu hết các nước đòi hỏi phải trải qua một quá trình lâu dài, liên quan
chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên với
những nước đã được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên lớn, đa dạng có thể rút ngắn
quá trình tích luỹ vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng
hoá nền kinh tế tạo nguồn vốn tích ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước. Sự giàu có về tài nguyên, là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế. Vì
vậy những nước có nguồn tài nguyên phong phú có thể tăng trưởng trong những điều
kiện ổn định.

2.1.3.4

Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)

TFP phản ảnh tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, của giáo dục và đào tạo,
qua đó gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của đầu vào của
các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng
cao trình độ lao động của công nhân… mà còn vào cả chất lượng của các yếu tố đầu
vào là vốn và lao động.
Nếu vốn và lao động được xem như là các yếu tố vật chất có thể lượng hóa được mức
độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và là những nhân tố tăng trưởng theo chiều
rộng thì TFP được coi là yếu tố chất lượng của tăng trưởng hay tăng trưởng theo chiều
sâu. Việc tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải

11


tiến phương thức quản lý và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động…

Trong đó, khoa học – công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế
tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Việc sử dụng những tiến
bộ công nghệ làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất, tăng giá trị sản
phẩm, rút ngắn thời gian tạo sản phẩm, nâng cao chất lượng và tạo giá trị gia tăng cao
hơn.

2.1.3.5

Thể chế

Thể chế được hiểu là các ràng buộc do con người tạo ra nhằm quy định cấu trúc tương
tác giữa người với người. Các thể chế chính trị – xã hội được thừa nhận có tác động
đến quá trình phát triển đất nước, đặc biệt thông qua việc tạo dựng hành lang pháp lý
và môi trường đầu tư. Đây cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng
và phát triển kinh tế. Nó thể hiện như một lực lượng đại diện ý chí của một cộng đồng,
nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội theo lợi ích của cộng đồng
đặt ra. Thể chế được thông qua các mục tiêu phát triển dự kiến, các nguyên tắc quản lí
kinh tế - xã hội, các luật pháp, các chế độ, chính sách, các công cụ và bộ máy tổ chức
thực hiện.
Một thể chế chính trị xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện đổi mới liên tục cơ
cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng
trưởng và phát triển nhanh chóng. Ngược lại một thể chế không phù hợp, sẽ gây ra
những cản trở, mất ổn định thậm chí đi đến chỗ phá vỡ những quan hệ kinh tế cơ bản
làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng trầm trọng hoặc gây ra
xung đột chính trị, xã hội.
Thể chế tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng, tức là tạo ra những điều kiện thuận lợi
để hướng các hoạt động theo hướng có lợi và hạn chế các mặt bất lợi.

12



2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.2.1 Nước ngoài

• Raymond J. Saulnier, “ Các nhân tố trong phát triển kinh tế Mỹ”
Ông cho rằng nước Mĩ thay vì đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn thì
hãy làm sao để đạt được một hiệu suất kinh tế tối ưu. Ông xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua các yếu tố tăng trưởng GNP. Tác giả phân
các yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế làm 2 loại: các yếu tố quyết định thời gian
làm việc của người lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến đầu ra cho mỗi giờ làm
việc.
Năng suất lao động bị ảnh hưởng bởi số lượng và chất lượng của nguồn lực con
người hoặc vốn; chất lượng lao động cho sản lượng cao phụ thuộc: kỹ năng, sự cần
cù, trách nhiệm. Vai trò của khoa học công nghệ tất nhiên rất quan trọng trong việc đạt
được năng suất cao, nhưng không quên bỏ qua nghệ thuật quản lý kinh doanh. Rõ
ràng, chỉ có thể đạt được hiệu suất tối ưu chỉ khi năng lực sản xuất của nguồn nhân lực
và vật chất được sử dụng tối đa.
Nghiên cứu đã sớm đề cập đến tầm quan trọng của năng suất lao động trong việc
phát triển kinh tế, đặc biệt là vai trò của công nghệ đã làm nền tảng cho các nghiên cứu
sau này. Tuy nhiên tác giả vẫn chưa đề xuất được mô hình chứng minh cho những lập
luận của mình và dường như nghiên cứu này chỉ phù hợp cho các nền kinh tế phát tiển
như Mỹ, chưa thật sự phù hợp với nền kinh tế nước ta.



Parash Upreti, “Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang

phát triển”.
Với nguồn dữ liệu lấy từ Worldbank 2015, nghiên cứu này nổ lực tìm ra những
yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển và so sánh các yếu

tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các nước phát triển có như nhau không.
Ông dùng mô hình hồi quy OLS (bình phương nhỏ nhất) để chạy số liệu thu thập được
từ 76 nước đang phát triển trong 4 năm 1995, 2000, 2005 và 2010
growth= f( initialgdp,export,debt, resource,aid, life, invest, fdi)
Kết quả cho thấy sản lượng xuất khẩu và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng tích cực
lên tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tuổi thọ cao hơn và tỷ lệ đầu tư cao cũng tác
động tốt lên kinh tế của các nước đang phát triển.
Kei Stuart (2006) "Vietnam as an Emerging Economy"

13


Cho rằng nền kinh tế Việt Nam đạt được những thành tích đầy ngoạn mục là do những
thay đổi của Chính phủ trong chính sách vĩ mô. Tác giả cho rằng nguyên nhân bên trong
của sự tăng trưởng này là do sự thay đổi trong quá trình ra quyết định "new blood". Kei
Stuart cho rằng chính sự điều chỉnh cần thiết về hành chính, kinh tế, đối ngoại và việc áp
dụng các công cụ của nền kinh tế thị trường đã giúp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng
cao và cũng chắc trong khi vẫn duy trì mối quan hệ tốt với các nước trong khu vực và láng
giềng.

• James Riedel (2005) và một số tác giả khác : Finfact Team
Các tác giả đã đề cập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trên nhiều góc độ tiếp cận khác
nhau. Tuy nhiên, các tác giả đều đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam
trong việc duy trì một nền kinh tế ổn định, một môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi cho
các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.
2.2.2 Trong nước
Hiện tay tại Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động tới tăng trưởng
kinh tế qua các thời kì. Điển hình như bài nghiên cứu của:

• Lê Xuân Bá (2006) sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas cho nền kinh tế Việt

Nam giai đoạn 1990-2004 cho thấy hơn 90% tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
được giải thích bởi sự đóng góp của yếu tố vốn, vốn con người và số lượng lao
động. TFP chỉ đóng góp dưới 10% tốc độ tăng trưởng trong cả giai đoạn.

• Nguyễn Thị Cành_Nguyễn Anh Phong_Trần Hùng Sơn (2009) đã xác định tỷ
phần thu nhập của vốn và lao động thông qua ước lượng hệ số mũ của hàm sản
xuất Cobb-Douglas. Kết quả tính toán với số liệu từ năm 1990 - 2009 cho thấy
trong 1% tăng lên của GDP thì đóng góp của vốn là 73%, của lao động là 2,5%
và của tổng năng suất yếu tố là 24,5%.

• Cù Chí Lợi (2008) đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để xem xét mối
tương quan giữa gia tăng về vốn, lao động và tăng trưởng đầu ra. Kết quả của
nghiên cứu này cho thấy vai trò của yếu tố tổng năng suất yếu tố trong tăng
trưởng kinh tế ởViệt Nam giai đoạn vừa qua là khá thấp (khoảng 6% giai đoạn
1990-2006 và 9,6% giai đoạn 2001-2006). Và việc gia tăng về vốn và lao động
là những động lực chủyếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

• Nguyễn Xuân Thành (2002) sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng để
tính toán đóng góp của vốn (đo lường bằng trữ lượng vốn trong nền kinh tế với
tỷ lệ khấu hao là %), lao động (đo lường bằng số lượng lao động đang làm việc

14


trong nền kinh tế) và tổng năng suất yếu tố(TFP) vào tốc độ tăng trưởng GDP.
Nghiên cứu cho thấy đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP của Việt Nam là
vốn.

• Nghiên cứu của Trần Thọ Đạt (2005) cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt
Nam giai đoạn 1986-2004 (trừ năm 2003) có sự đóng góp khá cao của yếu tố

TFP. Khi so sánh kết quả nghiên cứu của hai tác giả Trần Thọ Đạt và Nguyễn
Xuân Thành ta thấy có sự khác nhau khá lớn về đóng góp của TFP vào tăng
trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn 1986 - 2000. Cụ thể là đóng góp của
TFP vào tăng trưởng GDP trong nghiên cứu của Trần Thọ Đạt luôn cao hơn
cách tính toán của Nguyễn Xuân Thành. Lý do có thể hiểu là do cách lựa chọn
các chỉ tiêu đo lường cho K trong hàm sản xuất Cobb-Douglas là khác nhau.
Nếu như nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành sử dụng trữ lượng vốn để đại
diện cho yếu tố K với tỷ lệ khấu hao là 3% thì Trần Thọ Đạt sử dụng chỉ tiêu tài
sản tích lũy với tỷ lệ khấu hao là 5%. Điều này dẫn đến tốc độ tăng trưởng cũng
như đóng góp của vốn vào tăng trưởng GDP là khác nhau ở hai nghiên cứu.
Một yếu tố nữa là nghiên cứu của Trần Thọ Đạt đã loại trừ yếu tố chu kỳ kinh
doanh khi tính toán tăng trưởng bằng cách ước lượng GDP tiềm năng của nền
kinh tế.
2.2.3 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu
Có thể nói, các tác giả trong và ngoài nước đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau
đến thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và sự đóng góp của nguồn lực đối với
tăng trưởng kinh tế cũng như có rất nhiều nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế ở các
quôc gia khác nhau. Nhiều nhà khoa học cũng chỉ ra những nhân tố tích cực góp phần
tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. Nhưng đa số
các tác giả đã tiếp cận định tính hoặc định lượng hoặc tiếp cận dưới dạng chính sách,
có nghĩa là xem xét từng nguồn lực một cách riêng lẻ, mà chưa đánh giá một cách tổng
hợp thực trạng thu hút, khai thác và sử dụng nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Bên
cạnh đó, những số liệu được sử dụng đã không còn tính cập nhật so với hiện tại đặc
biệt chỉ trong một năm đã có rất nhiều sự kiện kinh tế diễn ra. Ngoài ra, các tác giả
chưa đưa biến tài nguyên thiên nhiên vào mô hình, đối với một nước đang phát triển
và có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên như Việt Nam thì tài nguyên thiên nhiên
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Vì vậy chúng tôi sẽ thêm
biến tài nguyên thiên nhiên vào để xem sự tác động của như thế nào đến tăng trưởng
kinh tế hiện nay. Mặt khác các mô hình trước đây tính ra được TFP bằng cách chạy
mô hình hồi quy giữa GDP với Vốn và Lao động từ đó suy ra được phần trăm ảnh

hưởng của TFP đến tăng trưởng của GDP. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này chúng

15


tôi sẽ đưa TFP vào mô hình coi như là một biến độc lâp và được tính dựa theo lý
thuyết của Gollin.
Bên cạnh đó, dữ liệu chúng tôi sử dụng sẽ cập nhật đến năm 2013 sẽ phản ánh
chính xác hơn thực trạng nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây.

16


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 -2014.

3.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 1980 – 2014
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1986-2014

Nguồn 1: World Bank
Sau khi chương trình cải cách kinh tế từ năm 1986, nước ta đã trải qua một thời kỳ
tăng trưởng tương đối cao kéo dài gần 30 năm. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng thuộc
loại cao và ổn định so với các quốc gia trên thế giới và khu vực giai đoạn 1986-2014
đạt 6,71% .
Chúng ta có thể chia nhỏ các thời kỳ theo đặc điểm kinh tế xã hội như sau: thời kỳ
bình ổn kinh tế (1986-1990) , thời kỳ tăng trưởng phục hồi (1990-1997) thời kỳ tăng
trưởng hướng về xuất khẩu (1998-2007), thời kỳ suy giảm tăng trưởng (từ 2008 đến
nay) . Đặc điểm của từng thời kì được thể hiện trong bảng 3.1 sau:

17



Chỉ tiêu

Thời kỳ tăng Thời kỳ tăng Thời kỳ suy
Thời kỳ bình ổn
trưởng phục trưởng hướng giảm
tăng
kinh tế
hồi
về xuất khẩu
trưởng

Tốc độ tăng Giảm mạnh, dao
trưởng kinh động trong khoảng
tế
2,8%-5,8%

Tương quan
giữa cầu nội
địa và cầu
nước ngoài*

Chủ yếu nội địa, tỷ
lệ xuất khẩu/GDP
chỉ đạt 26,3%
(năm 1991)

Thấp do sức ì của
Hiệu quả nền hệ thống kế hoạch

kinh tế**
tập trung vẫn còn
lớn

Phục hồi và
tăng mạnh
trong khoảng
8,1%-9,5%

Tăng bền vững
trong khoảng
4,8%-8,5%

Suy giảm
trong khoảng
5%-6,8%

Cầu nước ngoài
bổ sung cầu nội
địa, tỷ lệ xuất
khẩu/GDP đạt
đến 34,2%
(năm 1997)

Cầu nước ngoài
dần chiếm ưu
thế, tỷ lệ xuất
khẩu/GDP tăng
lên 68,4% (năm
2007)


Vai trò của
cầu nước
ngoài không
giảm, tỷ lệ
XK /GDP
tăng cao hơn
80% (từ
2011)

Tăng nhờ hiệu
ứng cải cách
kinh tế

Hiệu quả giảm
dần

Hiệu quả
chưa được cải
thiện

Tích lũy và đầu
tư tăng, đầu tư
tăng tới 46,5%
GDP (năm
2007)

Tích lũy và
đầu tư đều
giảm, tỷ lệ

đầu tư/GDP
còn khoảng
30% (năm
2012)

Bắt đầu có tích
Hầu như không có lũy, đầu tư tăng
tích lũy trong
mạnh nhờ
nước, đầu tư chiếm nguồn tiết kiệm
Tiết kiệm và
18% GDP (năm
trong nước và
đầu tư
1991) chủ yếu nhờ nước
nguồn vốn vay
ngoài,chiếm
quốc tế
35% GDP (năm
1997)

18


Nông - lâm - ngư
Sự thay đổi
nghiệp chiếm tỷ
cơ cấu sản
trọng lớn nhất
xuất

theo
chiếm 40,5% GDP
ngành
(năm 1991)

Sự thay đổi
cơ cấu sản
xuất
theo
hình thức sở
hữu

Lạm phát

Khu vực kinh tế
nhà nước chiếm tỷ
trọng lớn nhất mặc

giảm
từ
40(1986)xuống
31% GDP (1991)
Tăng cao, chỉ số
CPI trong khoảng
66,1%–875,6% (so
với tháng 12 năm
trước)

Thay đổi theo
hướng

tăng
công nghiệp xây dựng đạt
mức 32% GDP
và dịch vụ là
40%
GDP,
giảm
nông,
lâm,
ngư
nghiệp xuống
còn 28% (năm
1997)
Các khu vực
kinh tế tư nhân
và nước ngoài
tăng nhanh đạt
tỷ lệ 60% GDP
(năm 1997)

Nông - lâm ngư nghiệp tiếp
tục giảm những
tốc độ thay đổi
chậm lại, tỷ
trọng
khối Hầu
ngành này trong không
GDP còn 19%, đổi
trong khi công
nghiệp - xây

dựng và dịch vụ
là 39% và 42%
(năm 2007)

Quá trình thay
đổi chậm lại,
khu vực kinh tế
tư nhân và nước
ngoài chỉ tăng
tới 64% GDP
Tăng dần từ
Giảm mạnh, chỉ
mức giảm -0,6
số CPI trong
(năm 2000) cho
khoảng 3,6%đến 12,6% (năm
17,6%
2007)

19

như
thay

Tỷ trọng khu
vực kinh tế tư
nhân và nước
ngoài
tăng
nhẹ

Cao hơn so
với giai đoạn
1992 - 2007


Bảng 3.1

3.2 Thực trạng của các yếu tố tác động tăng trưởng kinh tế hiện nay
3.2.1 Thực trạng sử dụng vốn
Hình 3.2: Vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước phân theo nguồn vốn

Nguồn 2: Tổng Cục Thống kê
Thống kê của Viện Kinh tế Việt Nam cho thấy, tại khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, lượng tiền bỏ ra nhằm mục đích đầu tư đi vào được trong quá trình sản
xuất là nhiều nhất (bỏ ra một đồng thì xấp xỉ 83% đi vào được quá trình sản xuất), tiếp
đến là khu vực kinh tế tư nhân (bỏ ra 1 đồng có 68% đi vào sản xuất) trong khi đó khu
vực kinh tế nhà nước bỏ ra 1 đồng nhằm mục đích đầu tư chỉ có 63% là đến được quá
trình sản xuất.
Các chuyên gia Viện Kinh tế Việt Nam đã đưa ra một chỉ tiêu khác phản ảnh hiệu quả
đầu tư là sản phẩm dở dang trong nền kinh tế, hay tỷ lệ giá trị tài sản tồn kho. Khối
lượng sản phẩm dở dang trong nền kinh tế tính theo tỷ trọng so với GDP đã tăng từ
2,2% năm 2004 lên 5,1% năm 2008. Về mặt giá trị đã tăng gần gấp 4 lần. Điều này có
nghĩa là có một khối lượng vốn đầu tư ngày càng lớn chậm được đưa vào khai
thác.Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là việc đầu tư dàn trải, phân tán
vốn.
Tình trạng đầu tư dàn trải vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để: năm 2010, các Bộ,
cơ quan trung ương và địa phương phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho tổng số
16.658 dự án với số vốn bình quân phân bổ cho dự án là gần 7 tỷ đồng; vốn bình quân
phân bổ cho dự án nhóm A ở Trung ương năm 2010 xấp xỉ 115 nghìn tỷ đồng. Đến
năm 2011, quy mô trung bình một dự án đầu tư là 11 tỷ đồng/dự án; năm 2012 tăng


20


lên là 17 tỷ đồng/dự án. Tình trạng đầu tư phong trào, rập khuôn của nhiều ngành, địa
phương vẫn diễn ra phổ biến và không thực sự chú trọng tới hiệu quả lợi thế so sánh
của địa phương.
Hiệu quả đầu tư vẫn còn thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR vẫn tiếp tục tăng và ở mức
cao. Hệ số ICOR trong đầu tư của Việt Nam có xu hướng tăng dần theo thời gian. Kết
quả hệ số ICOR cho thấy, trong giai đoạn 2001-2005, để tạo ra 1 đồng GDP Việt Nam
phải đầu tư 4,88 đồng giá trị tích lũy tài sản; từ 2006 - 2010 cần 6,3 đồng. Sang giai
đoạn 2011-2014, hệ số ICOR tiếp tục tăng với 6,2 đồng giá trị tích lũy tài sản tạo ra 1
đồng GDP. Sau 20 năm hệ số này tăng gần 2 lần chứng tỏ hiệu quả đầu tư ngày càng
sụt giảm. Đặc biệt, ICOR trong giai đoạn 2005 -2012 trung bình là 8.58. (Nguồn: Tạp
chí kinh tế_tính theo số liệu của Cục Thống kê)
Hình 3.3: ICOR của một số nước trong khu vực

Nguồn 3: Chuyên đề “Đánh giá phát triển kinh tế xã hội VN so với các nước trong
khu vực”
So sánh với các nước trong khu vực ICOR của Việt Nam cao hơn rất nhiều lần.Thực
trạng trên cũng là dấu hiệu cảnh báo hiệu quả đầu tư tại Việt Nam sụt giảm nghiêm
trọng.
3.2.2 Thực trạng lực lượng lao động
Về số lượng: Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, nước ta có trên 52.2 triệu người trong độ tuổi
lao động (chiếm 57,3% dân số), đứng thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Indonesia và
Philippines). Số người trong độ tuổi từ 20 đến 39 khoảng 30 triệu người, chiếm 35%
tổng dân số và chiếm 61% lực lượng lao động, đây là lực lượng có thể tham gia xuất
khẩu lao động. Sức trẻ là đặc điểm nổi trội, là tiềm năng nguồn nhân lực Việt Nam, là
yếu tố rất thuận cho việc tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Về chất lượng nguồn lao động: Trong tổng số 52.2 triệu người trong độ tuổi lao động,
chỉ có 7,8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,4% lực lượng lao động. Trong số
những người đang theo học ở các trường chuyên nghiệp trên toàn quốc thì tỷ lệ người

21


đang theo học trình độ sơ cấp là 1,7%, trung cấp 20,5%, cao đẳng 24,5% và Đại học
trở lên là 53,3%. Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta rất thấp, cụ thể là 86,7%
dân số trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, đáng
chú ý hơn là khu vực nông thôn, nơi phần lớn người lao động có nguyện vọng đi làm
việc ở nước ngoài thì tỷ lệ lao động chưa được đào tạo chiếm 92%. Như vậy, đội ngũ
lao động của ta trẻ và dồi dào nhưng chưa được trang bị chuyên môn, kỹ thuật. Hiện cả
nước có hơn 52.2 triệu lao động, chiếm 85,1% lực lượng lao động chưa được đào tạo
để đạt một trình trình độ chuyên môn, kỹ thuật nào đó.
3.2.3 Thực trạng năng suất các yếu tố tổng hợp - TFP
Giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng TFP bình quân là (-) 0,27%, TFP giảm vào năm
2008 và 2009. Từ 2011, TFP tăng ổn định với tốc độ tăng bình quân là 1,44% một
năm. Trong giai đoạn 2006 đến 2014, tốc độ tăng TFP cao nhất vào năm 2014, tăng
2,16% so với năm 2013. (Nguồn: Viện Năng suất Việt Nam). Xu hướng cho thấy TFP
đang tăng dần đều một cách ổn định. Xét về xu hướng, vốn cố định và lao động đều có
xu hướng tăng chậm dần, trong khi đó TFP có xu hướng tăng nhanh dần lên trong
những năm gần đây. Đây là sự chuyển biến theo hướng nền kinh tế tập trung vào chất
lượng tăng trưởng: như chất lượng lao động, chất lượng về vốn, nghiên cứu triển khai,
khoa học kỹ thuật và hiệu quả kinh tếthuật và hiệu quả kinh tế.
Hình 3.4 Tốc độ tăng TFP và đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP Việt Nam và
một số nước (2010-2013)Nguồn 4: Viện năng suất VN

Nguồn 4: Viện năng suất VN
Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy được đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế

và tốc đọ tăng của TFP được đánh giá là thấp nhất khu vực. Như vậy có thể khẳng
định rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nghiêng nhiều về số lượng hơn là chất
lượng, nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu.
3.2.4 Thực trạng tài nguyên thiên nhiên

22


Ðất đai đang bị đá ong hóa tại nhiều nơi, 15% diện tích miền Ðông Nam Bộ và Tây
Nguyên đã biến thành "vùng đất chết".
Rừng vốn che phủ trên 45% diện tích đất, nay đã sa sút chỉ còn 23%. Rừng ngập mặn
nay chỉ còn 70% diện tích ngày trước.
Trong thành phố, ô nhiễm SO2 trong không khí lên tới 2 – 10 lần, bụi bặm lên tới 20 –
60 lần mức độ cho phép. Giếng UNICEF phải đào sâu đến 70 mét cũng chỉ 15% là có
nước dùng được. Rồi có khi chỉ 6 tháng sau cũng bị phèn hóa.Hàm lượng ô nhiễm
trong nước ở miền Nam, nơi xem là vựa lúa của cả nước, lên gấp 2-10 lần, có khi 50
lần.Thành phố HCM có 550.000 m3/ngày nước thải từ gia cư và 650.000-1.000.000
m3/ngày nước thải từ công nghệ.
Thủy điện tuy không nhả khói tỏa nhiệt ra trời, không có các ống khói cao vút như
nhiệt điện, nhưng không nhất thiết là nguồn điện năng có hiệu suất cao, giá thành rẻ và
trong lành nhất cho loài người. Dù thế, hơn một tá dự án thủy điện đã được đề bạt ra
tại Việt Nam. Dự án Mới và gây nhiều tranh luận nhất ở Sơn La, còn gọi là đập Ta Bu,
với ước tính phí tổn 3,5 tỉ USD, cho công suất 3.600 MW và 17 tỉ kw giờ năng lượng.
Hồ chứa nước cho đập Sơn La sẽ làm ngập hầu hết các cánh đồng lúa trên Lai châu và
Sơn La và phải tản cư ít nhất 70.000 người sắc tộc, tác động đến sinh kế của 110.000
người ở thượng nguồn.
3.2.5 Thực trạng thể chế
Những hạn chế, yếu kém còn tồn đọng trong quá trình cải cách thể chế ở nước ta:
Thể chế còn phân tán, thiếu tập trung, như việc chia tách đơn vị hành chính (năm 1986
nước ta có 40 tỉnh, 522 huyện, 9.901 xã thì đến hết năm 2013, cả nước có 63 tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương, 59 thành phố thuộc tỉnh, 49 quận, 47 thị xã và 548
huyện, 1.545 phường, 615 thị trấn và 9.001 xã).
Thể chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước chưa được thực thi một cách thống nhất, còn
bị chia cắt. Theo thống kê, chỉ riêng 1.309 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã có tới
101 đầu mối vừa thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu và thực hiện chức năng
quản lý, giám sát. Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu
thống nhất; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, trật tự, kỷ cương chưa
nghiêm. Văn bản quy phạm pháp luật ban hành nhiều nhưng vẫn thiếu đồng bộ, còn nợ
đọng; nhiều quy định không khả thi, không phù hợp, thậm chí gây bức xúc xã hội…

3.3 Nhận xét chung về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Trong 30 năm kể từ khi đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh
tế liên tục với tốc độ cao. Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) với mức tăng trưởng
GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%. Giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng

23


8,2%/năm, gấp đôi so với 5 năm trước đó. Giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế
thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Đặc biệt,
giai đoạn 2011-2015, dù chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm
2008) và khủng hoảng nợ công (năm 2010), tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
vẫn đạt 5,9%/năm. Nhìn chung tăng trưởng ổn định nhưng vẫn ởgiai đoạn dựa vào
tăng trưởng theo chiều rộng (gia tăng các nhân tố đầu vào là vốn vật chất và lao
động) hơn là tăng trưởng theo chiều sâu (dựa trên tích lũy vốn con người và tiến bộ
công nghệ ). Sự phân bổ hai yếu tố đầu vào là lao động và vốn vật chất hiện nay chưa
hợp lý, thể hiện ở sự dư thừa tương đối của lực lượng lao động tại các trung tâm kinh
tế lớn. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước kém, sức cạnh tranh của
các doanh nghiệp không cao, chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ
công nghệ thấp.Cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế đã dần được hoàn thiện.


24


CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Mô hình đề xuất
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã được nêu trên thì có 5 nhân tố chính tác động đến tăng
trưởng kinh tế là vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, năng suất tổng hợp (TFP), và
thể chế. Tuy nhiên, thể chế là yếu tố vô hình chưa thể đo lường được và hiện tại cũng
chưa ai tìm ra cách đo lường nên chúng tôi đề xuất mô hình các yếu tố tác động đến
tăng trưởng kinh tế như sau:
Log(GDP)= β0 + β1*log(K) + β2log(L) + β3*log(NR)+ β4*log(TFP) + Ui
Với :

o GDP: tổng sản phẩm quốc nội
o β0 : Hằng số
o K: Nhân tố vốn
o L: Nhân tố lao động
o NR: Tài nguyên thiên nhiên
o TFP: Nhân tố năng suất tổng hợp TFP
o Ui :là sai số ngẫu nhiên, thể hiện tác động của các yếu tố khác.
4.2 Các giả định và phương pháp phân tích dữ liệu:
4.2.1 Các giả định
Mô hình phân tích tăng trưởng được trình bày ở trên yêu cầu dữ liệu về GDP, Vốn
(K) , lao động (L), tài nguyên thiên nhiên (NR)và yếu tố năng suất tổng hợp (TFP). Dữ
liệu từThompson Reuter sẽ được sử dụng cho phân tích tăng trưởng kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn 1990 - 2013.

4.2.1.1


Tổng sản phẩm quốc nội_GDP

GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong phạm vi một lãnh thổ Việt Nam trong một năm.
Đơn vị tính: USD.

4.2.1.2

Yếu tố lao động ( L) :

Tổng số lực lượng lao động bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên đáp ứng yêu cầu
theo quy định của Tổ chức Lao động quốc tế về dân số hoạt động kinh tế: tất cả những
người cung cấp lao động cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong một giai đoạn nhất
định. Nó bao gồm cả người có việc làm và những người thất nghiệp. Trong khi điều lệ
của các quốc gia là khác nhau trong đôi xử với các nhóm như các lực lượng vũ trang
và người lao động theo mùa vụ hoặc bán thời gian, nói chung lực lượng lao động gồm

25


×