Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thế giới nghệ thuật tô hoài qua các tác phẩm viết cho thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.91 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN VĂN ĐỊNH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TÔ HOÀI
QUA CÁC TÁC PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hưng

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn Thế giới nghệ thuật Tô Hoài
qua các tác phẩm viết cho thiếu nhi, tôi đã nhận được sự quan tâm, tạo điều
kiện và giúp đỡ từ rất nhiều phía.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Thành Hưng –
Khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội – người thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo đã nhiệt
tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học
tập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cũng như có những ý kiến đóng
góp sâu sắc cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.


Để hoàn thành luận văn này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – những người đã luôn ủng hộ, động viên
tôi nỗ lực hoàn thiện đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Định


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của bản
thân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Thành Hưng, chưa từng được
công bố ở bất cứ tài liệu nào khác. Những nội dung của luận văn có tham
khảo và sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các sách, báo, các trang
web, khóa luận tốt nghiệp, luận văn và luận án đã được chú thích theo danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Định


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU:……………………………………………………………….........1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………….1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………...7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………...7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………......7
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………....8
6. Đóng góp của luận văn…………………………………………………....9
7. Cấu trúc luận văn……………………………………………………......10
NỘI DUNG:………………………………………………………………....11
CHƯƠNG 1. KHÁI LƯỢC VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT, VĂN HỌC
THIẾU NHI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI................11
1.1.Khái lược về thế giới nghệ thuật............................................................11
1.2.Văn học thiếu nhi.....................................................................................12
1.2.1. Quan niệm về thiếu nhi.......................................................................12
1.2.2. Đặc trưng lứa tuổi thiếu nhi................................................................13
1.2.3. Văn học viết cho thiếu nhi...................................................................14
1.2.3.1. Khái niệm văn học thiếu nhi..........................................................14
1.2.3.2. Truyện viết cho thiếu nhi...............................................................15
1.3. Hành trình sáng tác của Tô Hoài..........................................................17
1.3.1. Sơ lược về tiểu sử...............................................................................17
1.3.2. Những chặng đường sáng tác..............................................................18
1.3.2.1. Trước Cách mạng tháng Tám.........................................................18
1.3.2.2. Sau Cách mạng tháng Tám.............................................................20
1.3.2.3. Thời kỳ đổi mới...............................................................................21
1.3.3. Những sáng tác dành cho thiếu nhi......................................................22


CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI CỦA TÂM HỒN TRẺ THƠ TRONG CÁC
TÁC PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI …………….......25
2.1. Một thế giới nhân vật cổ tích – ngụ ngôn thi vị...................................25
2.1.1. Các nhân vật từ thế giới tự nhiên.......................................................25
2.1.1.1. Nhân vật loài vật........................................................................25
2.1.1.2. Các hình tượng thiên nhiên........................................................29
2.1.2. Các nhân vật thiếu nhi.........................................................................35

2.1.2.1. Nhân vật thiếu nhi trong hồi ký..................................................35
2.1.2.2.Nhân vật thiếu nhi trong các truyện về quê hương đất nước.......38
2.1.3. Các nhân vật lịch sử............................................................................46
2.2. Những bức tranh quê thân thương, bình dị........................................ 50
2.2.1.Phong cảnh thiên nhiên.......................................................................50
2.2.2. Những bức tranh sinh hoạt nông thôn.................................................54
2.3. Những ước mơ tuổi thơ..........................................................................57
2.3.1. Khát vọng phiêu lưu,khám phá thế giới ............................................57
2.3.2.Ước mơ về cuộc sống hòa bình, hạnh phúc.........................................60
2.3.3.Mong ước về cuộc sống hài hòa cùng thế giới tự nhiên......................63
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRONG CÁC TÁC
PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI.....................................66
3.1.Ngôn ngữ và giọng điệu truyện kể cho thiếu nhi..................................66
3.1.1. Ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, giàu biểu cảm......................................66
3.1.2. Ngôn ngữ gợi mở trí tưởng tượng.......................................................68
3.1.3.Giọng điệu cổ tích, ngụ ngôn................................................................71
3.1.3.1. Giọng điệu cổ tích........................................................................71
3.1.3.2. Giọng điệu ngụ ngôn.................................................................... 76
3.2. Người kể chuyện.....................................................................................79
3.2.1.Người kể chuyện cổ tích ở ngôi thứ ba - toàn tri................................79


3.2.2.Người kể chuyện ngôi thứ nhất...........................................................82
3.3. Những không gian tự sự đặc thù...........................................................83
3.3.1.Không gian làng quê...........................................................................84
3.3.2.Không gian tổ ấm gia đình..................................................................88
3.3.3.Những không gian thử thách...............................................................89
KẾT LUẬN:...................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................96
PHỤ LỤC ....................................................................................................101



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong số các nhà văn hiện đại Việt Nam, Tô Hoài được xem như một
nhà văn thân thuộc của nhiều thế hệ bạn đọc, nhất là bạn đọc nhỏ tuổi.
Kể từ khi tác phẩm đầu tay ra đời cho tới lúc ngừng viết, ông đã có hơn
70 năm cầm bút. Nhà văn lão thành Tô Hoài có một vị trí đặc biệt trong nền
văn học hiện đại Việt Nam. Với khối lượng sáng tác đồ sộ gồm nhiều thể loại:
truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, phóng sự, bút ký, hồi ký…trong đó có rất
nhiều tác phẩm đặc sắc, Tô Hoài xứng đáng được coi là cây bút văn xuôi lực
lưỡng bậc nhất có nhiều đóng góp quan trọng vào tiến trình văn học nước nhà.
Ông là nhà văn có bản lĩnh nghệ thuật vững vàng, nêu cao tấm gương lao
động cần mẫn, bền bỉ và giàu sáng tạo.
Trong các tác phẩm của Tô Hoài có một mảng sáng tác đặc biệt dành
cho thiếu nhi. Ông là một trong số ít nhà văn chuyên nghiệp luôn quan tâm
đến độc giả nhỏ tuổi và được coi là một trong những người có công đặt viên
gạch đầu tiên cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại. Ông cũng là một
trong những người sáng lập và giữ chức vụ Giám đốc Nhà xuất bản Kim
Đồng. Nhiều năm ông làm Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi và tham gia
bồi dưỡng những cây bút viết cho trẻ em.
Tô Hoài dành cho thiếu nhi từ những trang viết đầu tay của mình.
Trong những sáng tác của ông chứa đựng những tư tưởng, khát vọng về lối
sống cao đẹp, về lòng yêu Tổ quốc và vạn vật bao la, về tình yêu thương
những người nghèo khổ, bất hạnh; sự cảm phục những anh hùng trong chiến
đấu. Từ những câu chuyện nhỏ hàng ngày đến những cốt truyện khai thác từ
truyện cổ tích, truyền thuyết trong dân gian, từ truyện viết về những loài vật



2

gần gũi đáng yêu đến những loài cây cối xanh tươi…ông đều viết cho thiếu
nhi với tất cả ý thức trách nhiệm, niềm say mê và tâm huyết của mình. Thông
qua thế giới nhân vật mà mình kiến tạo, Tô Hoài đã giúp các em có nền tảng
tốt đẹp để cảm nhận và thẩm thấu điều hay lẽ đẹp ở đời. Ông rất hiểu tư duy
trẻ thơ, kể với chúng theo cách nghĩ của chúng, lý giải sự vật theo cách nghĩ
của trẻ. Chính vì vậy các tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông không rơi vào
tình trạng dạy dỗ cho trẻ thơ những bài học luân lý cứng nhắc, không bắt
chúng tập làm người lớn từ thuở còn bé thơ; mà với thế giới nghệ thuật của
riêng mình ông đã khiến cho độc giả nhỏ tuổi vừa hồi hộp theo dõi vừa thích
thú khám phá.
Nhà văn Tô Hoài là người có nhiều tác phẩm viết dành cho thiếu nhi.
Với một vốn sống phong phú và tài quan sát tinh tế, sắc sảo ông đã đưa thế
giới loài vật, cỏ cây thiên nhiên và cả xã hội vào trang văn bằng tâm hồn và
con mắt trẻ thơ. Những tác phẩm của ông không chỉ là niềm yêu thích của các
em nhỏ, mà ngay những người lớn tuổi, những người đã làm cha làm mẹ cũng
thích đọc những câu chuyện của ông. Các em đọc tác phẩm của Tô Hoài để
hiểu thêm về điều hay lẽ phải ở đời, về giá trị cuộc sống. Người lớn đọc để
được sống lại thời thơ ấu của chính mình, từ đó có cơ sở để hiểu và có thêm
giải pháp để giáo dục con cái mình.
Sáng tác của Tô Hoài nói chung và mảng viết cho thiếu nhi nói riêng đã
được nhiều thế hệ bạn đọc biết đến. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học
đã quan tâm đặc biệt tới những sáng tác viết cho tuổi thơ của Tô Hoài và
nhiều bài viết quan tâm đến sự nghiệp sáng tác của ông.
Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam
hiện đại (quyển IV, NXB Tân Dân, H.1944) đã viết: “Truyện của ông có tính
chất nửa tâm lý, nửa triết lý, mà các vai lại là loài vật. Mới nghe tưởng như
những truyện ngụ ngôn, nhưng thật không có tính cách ngụ ngôn chút nào:



3

ông không phải là một nhà luân lý, truyện của ông không để răn đời. Nó là
những truyện tả chân về loài vật, về cuộc sống của loài vật, tuy bề ngoài có
vẻ lặng lẽ, nhưng phần trong có lắm cái ồn ào, vui cũng có mà buồn cũng có”
[52, tr.59]. Qua phân tích Quê người và O chuột, tác giả bài viết đã phát hiện
ra “biệt tài về những cảnh nghèo nàn của dân quê” và khả năng miêu tả tinh
tế thế giới loài vật.
Trong cuốn sách Nhà văn Việt Nam 1945 – 1975 (NXB Đại học và
trung học chuyên nghiệp, H .1975) Giáo sư Phan Cự Đệ đã nói về đặc điểm
truyện đồng thoại của Tô Hoài như sau: “Trong các truyện đồng thoại (Con
mèo lười, Chim chích vào rừng, Cá đi ăn thề), Tô Hoài đã phát huy nhân tố
tưởng tượng, phần phong phú nhất trong tư duy các em nhỏ. Truyện đồng
thoại của Tô Hoài cũng là sự kết hợp giữa khả năng quan sát loài vật rất tinh
tế và một bút pháp miêu tả giàu chất trữ tình và giàu chất thơ. Thiên nhiên ở
đây giàu màu sắc rực rỡ, âm thanh náo nức và luôn chuyển động rộn ràng,
tươi vui, đúng như thị hiếu hàng ngày của tuổi thơ” [8, tr.94].
Nhà nghiên cứu Vân Thanh trong bài Tô Hoài với thiếu nhi (Tạp chí
văn học số 5 năm 1980) đã đánh giá cao những thành công của Tô Hoài trong
mảng sáng tác viết cho thiếu nhi với đề tài phong phú, thể loại đa dạng, nội
dung phù hợp với lứa tuổi. Bài viết cũng phân tích bút pháp miêu tả sinh
động, khả năng quan sát sắc sảo, yếu tố trữ tình thấm đẫm và nghệ thuật sử
dụng ngôn từ sinh động, cụ thể, phù hợp với tâm lý thiếu nhi của nhà văn Tô
Hoài.
Trong cuốn Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới (NXB Khoa
học xã hội, H.1982), tác giả Vân Thanh khẳng định: “Tô Hoài là một trong số
ít nhà văn viết đều tay nhất cho thiếu nhi. Ông viết nhiều loại truyện, nhiều đề
tài, nhiều lứa tuổi. Và điều quan trọng: có nhiều tác phẩm hay, được các em



4

ưa thích, làm đọng lại trong tâm trí và tình cảm các em những ấn tượng sâu”
[65, tr.138].
Giáo sư Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài (tập 1,
NXB Văn học H.1987) nhận định: "Tô Hoài đến với tuổi thơ từ trang viết đầu
tay của mình. Ở những tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông chứa đựng nhiều
tư tưởng đẹp và những chân trời rộng mở, lòng yêu cuộc sống và tạo vật bao
la, tình yêu thương những người nghèo khổ và bất hạnh, sự cảm phục những
tấm gương anh hùng trong chiến đấu…song những tư tưởng biểu hiện nhất
quán qua các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài là lòng yêu thương và
trân trọng con người. Điều đáng trân trọng ở đây là tình cảm sâu sắc đó đã
được nhà văn mang vào trong từng con chữ. Tinh thần dân tộc từ tâm hồn nhà
văn đi vào trong tác phẩm, trở nên ý nghĩa hơn, giá trị hơn khi thấm nhuần
vào tâm hồn bé bỏng của các độc giả nhỏ tuổi". Hà Minh Đức còn đánh giá
cao trách nhiệm cầm bút của Tô Hoài khi sáng tác dành cho các em: “Tô Hoài
luôn có ý thức chọn lọc một hình thức biểu hiện thích hợp với đối tượng phản
ánh. Ngay với truyện viết cho các em, ông cũng thể hiện đầy đủ trách nhiệm
đó” [9, tr.139].
Hà Minh Đức cũng bộc lộ lòng mến phục đối với nhà văn có nhiều
đóng góp cho văn học thiếu nhi nước nhà: “Ông cũng là nhà văn lớn của thiếu
nhi. Ông đến với các em bằng tâm hồn người nghệ sỹ. Ông đem đến cho các
em một niềm vui, một bài học nhỏ, một lời căn dặn. Với các em lúc nào ngòi
bút ông cũng đầm ấm tươi trẻ. Thời gian không mệt mỏi, không hằn vết trên
trang viết cho các em. Có biết bao câu chuyện bổ ích và đẹp trong cuộc đời sẽ
còn dành cho tuổi thơ, ông còn là người kể chuyện hứng thú và sáng tạo” [9,
tr.140]
Trần Hữu Tá trong cuốn Văn học Việt Nam 1945 – 1975, tập 2 (NXB

Giáo dục, 1990) cũng nói rõ ưu điểm của nhà văn: “Ở những truyện thiếu nhi


5

thành công nhất, ông đã kích thích trí tưởng tượng, lòng ham muốn vươn tới
cái đẹp, cái thiện cho trẻ nhỏ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu văn chương,
học được cách miêu tả, kể chuyện tự nhiên, duyên dáng và một vốn ngôn ngữ
phong phú” [61,tr.157]. Như vậy để trở thành nhà văn quen thuộc của các em,
nghĩa là ngòi bút nhà văn “Tô Hoài có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật
miêu tả sinh động. Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt…tất cả đều hiện
lên lung linh, sống động, nổi rõ cái thần của đối tượng và thường bàng bạc
một chất thơ” [61,tr.158].
Vũ Quần Phương – Trong bài "Tô Hoài văn và đời", (Tạp chí văn học
số 8 năm 1994) nhận xét về loại truyện tích xưa kể lại của Tô Hoài: “Trong
văn xuôi, Tô Hoài có lối đi riêng. Ông nhảy qua các chuyện thời sự mà quay
về xa xưa. Ông viết về An Tiêm, về Loa Thành, về quân cờ đen đánh Pháp.
Nhiều huyền thoại lịch sử được ông viết lại thành chuyện cho nhi đồng. Đọc
truyện ông, người ta được tắm tâm hồn mình vào không khí Việt Nam truyền
thống. Ông là người lưu giữ được nhiều nét xưa, nhiều hương vị xưa mà
không sa vào hoài cổ” [55, tr.162].
Nguyễn Đăng Điệp – Trong bài“Tô Hoài, người sinh ra để viết” (Tạp
chí văn học số 9 năm 2004) đã có những nhận định hết sức sắc nét: “Có một
lĩnh vực mà mỗi khi nhắc đến Tô Hoài ta không thể không nhắc đến là những
truyện ông viết cho con trẻ. Thực ra, nếu chỉ cần nêu ra những tên sách về đề
tài này, Tô Hoài đã đủ tồn tại với tư cách là một tác giả đáng nể. Ngoài Dế
Mèn phiêu lưu ký, lứa tuổi thiếu nhi còn say mê với Chim chích lạc rừng, Đàn
chim gáy, Con mèo lười, Chuyện ông Gióng, Đảo hoang… Yếu tố quan trọng
nhất là Tô Hoài không giả giọng trẻ con để kể chuyện trẻ con như nhiều cây
bút khác từng làm. Ông rất hiểu tư duy trẻ thơ, kể với chúng theo cách nghĩ

của chúng, lý giải sự vật theo lô gic của trẻ. Hơn thế, với biệt tài miêu tả loài
vật, Tô Hoài dựng lên một thế giới gần gũi với trẻ thơ. Khi cần, ông biết đem


6

vào chất du kí khiến cho độc giả nhỏ tuổi vừa hồi hộp theo dõi, vừa thích thú
khám phá. Truyện thiếu nhi của Tô Hoài không rơi vào tình trạng dạy dỗ cho
con trẻ những bài học luân lý cứng nhắc, không bắt chúng tập làm người lớn
từ thuở còn bé thơ. Từng bước một, lũ trẻ sẽ hiểu dần được đời sống từ những
bài học đường đời đầu tiên” [7, tr.162].
Các sáng tác viết cho lứa tuổi thiếu nhi của Tô Hoài đều thể hiện tính
nhân văn sâu sắc và thế giới nghệ thuật rất riêng, rất đặc sắc. Cho tới nay đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài nói chung và
mảng viết cho thiếu nhi của ông nói riêng. Có nhiều ý kiến nhận xét đánh giá
khác về mảng sáng tác dành cho thiếu nhi của Tô Hoài cũng như một số luận
văn, tiểu luận về đề tài này như: Truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài Nguyễn Thị Thu Hiền; Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài –
Phạm Thị Thu Hà; Thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm viết về loài vật
dành cho thiếu nhi của Tô Hoài – Đinh Anh Dũng ; Ngôn ngữ nghệ thuật
truyện viết về loài vật của Tô Hoài – Nguyễn Thị Phương Anh; Thế giới nhân
vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài (Qua một số sáng tác về đề tài
lịch sử) – Vũ Thị Phương… Nhưng chưa có công trình nào chỉ ra thế giới
nghệ thuật riêng của tác giả một cách đầy đủ ở mảng sáng tác quan trọng này.
Đặc biệt đi sâu tìm hiểu để thấy rõ thế giới nghệ thuật qua các tác phẩm viết
cho thiếu nhi của nhà văn thì còn chưa thật thấu đáo. Chính vì vậy, chúng tôi
chọn đề tài Thế giới nghệ thuật Tô Hoài qua các tác phẩm viết cho thiếu
nhi với mong muốn tìm hiểu, khám phá nhiều hơn nữa mảng sáng tác quan
trọng này của nhà văn. Với đề tài này chúng tôi cố gắng kế thừa những người
đi trước, tìm hiểu những tài liệu liên quan nhằm khám phá rõ hơn thế giới
nghệ thuật qua các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài – một thành công

nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông. Qua đó không chỉ khẳng định một
lần nữa nét đặc sắc và độc đáo của tài năng nghệ thuật Tô Hoài mà còn hi


7

vọng góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu và giảng dạy văn học thiếu nhi
nói chung và sáng tác viết cho thiếu nhi của Tô Hoài nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới mục đích tìm ra những đặc sắc trong thế giới nghệ
thuật của nhà văn Tô Hoài từ quan điểm lý luận và các thao tác phân tích về
thế giới nghệ thuật. Để từ đó làm nổi bật một thế giới nghệ thuật rất riêng qua
các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài trong dòng chảy của văn học
thiếu nhi hiện đại Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát các tác phẩm tiêu
biểu viết cho thiếu nhi của Tô Hoài từ khi ông tham gia viết văn. Đó là quá
trình sáng tác của nhà văn từ năm 1941 (Dế Mèn Phiêu lưu ký, O chuột...) cho
đến những truyện viết trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ (Con mèo
lười, Đàn chim gáy, chim chích lạc rừng, Cá đi ăn thề, Nhà Chử, Đảo
hoang...) đến cuốn Một trăm truyện cổ tích kể lại để chỉ ra nét độc đáo riêng
trong thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài so
với các tác giả viết cho thiếu nhi cùng thời.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn sẽ hướng trọng tâm vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tác
phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài qua các phương diện chủ yếu: Thế giới
nhân vật, ý nghĩa nhân văn, khát vọng tuổi thơ và một số đặc trưng thi pháp
trong quá trình sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung khảo sát các sáng tác tiêu biểu viết cho thiếu nhi
của Tô Hoài ở bốn loại sau:
- Truyện viết về loài vật.
- Truyện viết về quê hương đất nước.


8

- Hồi ký.
- Truyện Tích xưa kể lại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi tiến hành một số phương
pháp chủ yếu sau:
5.1. Phương pháp so sánh - đối chiếu
So sánh – đối chiếu là một phương pháp khá phổ biến trong nghiên cứu
văn học. Trong đó, ta có thể so sánh một hiện tượng văn học với các hiện
tượng cùng loại, nhưng cũng có thể so sánh với các hiện tượng đối lập để làm
nổi bật bản chất của hiện tượng được đem ra so sánh. Việc so sánh như thế
còn giúp ta xác định được vị trí của hiện tượng trong một hệ thống và đánh
giá được ý nghĩa của nó trong hệ thống đó.
Trong đề tài này, chúng tôi vận dụng phương pháp so sánh – đối chiếu
để khu biệt những đặc điểm phong cách và thi pháp truyện kể thiếu nhi Tô
Hoài qua mỗi tác phẩm và trong mối liên hệ với các sáng tác của các nhà văn
khác cùng đề tài, cùng thời đại như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Võ
Quảng, Phạm Hổ...
5.2. Phương pháp hệ thống
Hệ thống là một tập hợp gồm nhiều yếu tố, nhiều đơn vị cùng loại,
cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ chặt chẽ với nhau làm thành một thể
thống nhất.
Phương pháp hệ thống là phương pháp xác định vị trí, ý nghĩa của các

yếu tố, các đơn vị cấu thành đối tượng trong các mối quan hệ bản chất của nó.
Vận dụng phương pháp hệ thống vào lĩnh vực nghiên cứu văn học, chúng ta
có thể xem một tác phẩm cụ thể, toàn bộ sự nghiệp sáng tác của một nhà văn,
một đề tài, một thể loại, lớn hơn là một nền văn học, là những hệ thống hay
những đơn vị của một hệ thống.


9

Vận dụng phương pháp hệ thống sẽ giúp chúng tôi nhìn nhận rõ hơn
những đặc điểm xuyên suốt, nhất quán trong sáng tác Tô Hoài và những nét
tương đồng của sáng tác Tô Hoài với các cây bút khác trong đề tài thiếu nhi.
5.3. Phương pháp tiểu sử
Phương pháp tiểu sử là phương pháp dựa trên những kết quả khảo sát,
phân tích, tìm ra mối liên hệ giữa cuộc đời nhà văn với sáng tạo của họ nhằm
giải thích chính xác hơn những chi tiết nghệ thuật trong từng tác phẩm cụ thể
cũng như toàn bộ sáng tác của nhà văn.
Với việc sử dụng phương pháp tiểu sử, luận văn sẽ tập trung lý giải
những yếu tố tự thuật trong truyện của Tô Hoài xuất phát từ các cứ liệu trong
lý lịch, hoàn cảnh xuất thân và cuộc sống của cây bút miền sông Tô, đất Hoài
này.
5.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đây là các thao tác tư duy có tính phương pháp quen thuộc trong
nghiên cứu văn học. Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau
bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối
tượng. Còn tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được
phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ, sâu sắc và khái quát về
đối tượng.
Trong đề tài luận văn, chúng tôi vận dụng phương pháp này vừa đi sâu
phân tích các dẫn chứng để làm rõ các khía cạnh về thế giới nghệ thuật trong

các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, vừa hệ thống, tổng hợp các kết
quả để minh chứng cho các luận điểm của luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Với công trình nghiên cứu Thế giới nghệ thuật Tô Hoài qua các tác
phẩm viết cho thiếu nhi – Người viết hi vọng sẽ góp một cái nhìn mới về thế
giới nghệ thuật qua các sáng tác viết cho thiếu nhi nói chung và cái nhìn tổng


10

thể, đầy đủ về thế giới nghệ thuật trong sáng tác dành cho thiếu nhi của Tô
Hoài nói riêng.
Từ kết quả nghiên cứu nói trên, luận văn góp phần vào việc giảng dạy
tác phẩm của Tô Hoài trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, ở đề tài này luận văn được
triển khai với ba chương:
Chương 1. Khái lược về thế giới nghệ thuật, văn học thiếu nhi và hành
trình sáng tác của Tô Hoài
Chương 2. Thế giới của tâm hồn trẻ thơ trong các tác phẩm viết cho
thiếu nhi của Tô Hoài
Chương 3. Một số đặc điểm thi pháp trong các tác phẩm viết cho thiếu
nhi của Tô Hoài


11

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI LƯỢC VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT,
VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI


1.1. Khái lược về thế giới nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật là cụm từ đang được sử dụng nhiều trong cả đời
sống và học thuật. Nó được dùng khi con người có nhu cầu diễn đạt ý niệm về
cái chỉnh thể bên trong của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình
tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Bêlinxki đã từng nhận
xét: "Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một hệ thống riêng mà khi đi vào nó thì
ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó". Nhà
văn Sedrin cũng đã từng nói: "Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi
sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó".
Đến nay, chúng ta có thể thấy có nhiều cách lý giải khác nhau về thế
giới nghệ thuật. Trong cuốn Lý luận văn học (Trần Đình Sử chủ biên) có
viết: Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người trên cơ sở tưởng
tượng, hư cấu nghệ thuật. Nó có cấu trúc, có ý nghĩa riêng, chịu sự chi phối
của của quan niệm nghệ thuật của tác giả. Trong thế giới ấy, có các nhân vật
trong không gian và thời gian đa chiều, trong đó có sự vật và hiện tượng, có
chi tiết, bộ phận gắn bó trong chỉnh thể. Như vậy thế giới nghệ thuật khác với
thế giới tự nhiên hoặc thực tại xã hội. Nó chỉ mang tính chất ước lệ, là phương
thức phản ánh thế giới thực tại mà thôi. Thế giới nghệ thuật có cấu trúc riêng,


12

có quy luật riêng, thể hiện đặc điểm con người, xã hội, đặc điểm không gian,
thời gian theo quan niệm của tác giả. Thế giới nghệ thuật không chỉ là thế giới
được miêu tả mà còn là thế giới của con người miêu tả, kể chuyện (hình tượng
cái tôi, hình tượng người kể chuyện).
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cũng nêu lên định nghĩa về thế
giới nghệ thuật như sau: "Thế giới nghệ thuật chỉ tính chỉnh thể của sáng tác
nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một

thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới
thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của con người, mặc dù nó phản ánh thế
giới ấy"[15,tr.302].
Như vậy có thể hiểu: Thế giới nghệ thuật là toàn bộ các phương diện
nội dung và hình thức nằm trong chỉnh thể thẩm mĩ , được xây dựng bằng một
hệ thống nguyên tắc tư tưởng – nghệ thuật, vừa bị chi phối bởi cá tính sáng
tạo của người nghệ sĩ; vừa bắt nguồn từ thế giới quan, đặc điểm văn hóa và
cảm hứng thời đại ấy.
Quan điểm trên về thế giới nghệ thuật cũng là cơ sở để chúng tôi đi vào
khảo sát, tìm hiểu qua những sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài
trong đề tài này.
1.2. Văn học thiếu nhi
1.2.1. Quan niệm về thiếu nhi
Thiếu nhi là khái niệm chỉ "trẻ em thuộc lứa tuổi thiếu niên nhi đồng”
[42,tr.994], đó là những em nhỏ đang ở lứa tuổi sống trong sự dìu dắt nâng
niu của gia đình và xã hội. Lứa tuổi này còn có nhiều tên gọi khác nhau nữa
như : các em, tuổi thơ, măng non, trẻ thơ, tuổi Kim Đồng...Trong những tên
gọi trên, khái niệm thiếu nhi được sử dụng nhiều, được dùng nhiều lần trong
giao tiếp hàng ngày, dùng rộng rãi trong các văn bản liên quan đến trẻ em và
trong các sáng tác thơ văn dành cho lứa tuổi này.


13

Tìm hiểu về khái niệm thiếu nhi, có thể hiểu trẻ em theo nhiều cách
khác nhau. Một đứa trẻ có nhiều đặc điểm không giống với người lớn như về
cơ thể, tư tưởng, tình cảm...Vì sự khác biệt này mà có quan niệm cho rằng trẻ
em là người lớn thu nhỏ, nghĩa là trẻ em chỉ khác người lớn về tầm cỡ kích
thước. Tuy nhiên, từ thế kỷ XVIII nhà giáo dục lỗi lạc G.G.Rutxo đã đưa ra ý
kiến: "Trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận của riêng nó.

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, và người lớn không phải lúc nào
cũng có thể thấu hiểu được nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ thơ".
Cũng theo những nhà nghiên cứu tâm lý học thuộc trường phái duy vật
biện chứng thì “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Sự khác nhau
giữa trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất. Trẻ em là trẻ em, nó vận
động và phát triển theo quy luật của trẻ em. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào
đời, đứa trẻ đã là một con người, một thành viên của xã hội" [42, tr.19].
Như vậy có thể hiểu thiếu nhi là một thành viên xã hội, một con người
có tâm hồn phong phú và tính cách đặc biệt. Lứa tuổi thiếu nhi suy nghĩ,
tưởng tượng không giống như người lớn. Để thấu hiểu thế giới rộng lớn ngây
thơ của các em, người lớn phải nhạy cảm và nắm bắt được ngôn ngữ đặc biệt.
Như thế mới có dịp gần gũi và hòa nhập tâm lý lứa tuổi thiếu nhi.
1.2.2. Đặc trưng lứa tuổi thiếu nhi
Thiếu nhi là lứa tuổi cần sự chở che, bao bọc của gia đình và xã hội.
Lứa tuổi bé bỏng ngây thơ nên trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà
tâm lý học, giáo dục học. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, tác giả Đạm
Phương đã có những nghiên cứu về tâm lý trẻ thơ. Trong cuốn sách Giáo dục
nhi đồng, bà Đạm Phương cho rằng: “Thân thể và tâm hồn trẻ thơ có một tính
chất tạm thời, chờ một sự phát triển, chờ một sự chuyển biến, một sự đào
luyện. Thân thể trẻ em có sự mong manh, tạm thời giống như mầm non mới
chớm nở, dễ héo tàn. Muốn gây dựng cái mầm non ấy cần phải săn sóc rất


14

công kĩ chuyên cần”[53, tr.24]. Như vậy, tác giả Đạm Phương đã đề cập đến
sự mong manh non nớt của trẻ thơ. Đặc điểm của các em là không chỉ ngây
thơ về trí tuệ mà còn bé bỏng về cơ thể. Điều dễ nhận thấy ở trẻ em là các em
không thể sống tách rời người lớn, các em rất cần sự chăm sóc của gia đình và
xã hội.

Tâm hồn và thể chất của trẻ gắn bó với nhau chặt chẽ. Các em cần được
nuôi dưỡng bằng những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, đồng thời cũng cần được
sưởi ấm tâm hồn bằng những lời ru, những câu chuyện bổ ích lý thú. “Nhờ có
tâm hồn, thân thể mới hoạt động. Nhờ có tâm hồn, người mới suy nghĩ, cảm
giác phân biệt, ham muốn, thương yêu và giận ghét. Thân thể ảnh hưởng đến
tâm hồn mà tâm hồn cũng ảnh hưởng đến thân thể”[53,tr.25], tác giả Đạm
Phương khẳng định.
Tóm lại, thiếu nhi là lứa tuổi có những biểu hiện tâm lý rất nhạy cảm, là
thời kỳ hình thành ở các em nhiều sở thích, tình cảm và suy nghĩ. Tác phẩm
văn học thiếu nhi vì thế mà có tác động mạnh mẽ vào lứa tuổi các em.
1.2.3. Văn học viết cho thiếu nhi
1.2.3.1. Khái niệm văn học thiếu nhi
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi): “Văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập
khoa học dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy khái niệm văn học thiếu nhi cũng
thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường
(cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi” [15, tr.412].
Văn học thiếu nhi có nhiệm vụ chính yếu, đó là giáo dục trẻ em trở
thành người tốt. Văn học thiếu nhi thông qua thế giới hình tượng hấp dẫn,
giàu cảm xúc phải thực hiện chức năng giáo dục, nhiệm vụ ''tải đạo''. Nhưng
dĩ nhiên ở đây không phải là những lời giáo huấn khô khan, giá lạnh, hoặc
ngược lại, đây cũng không phải là những chuyện bạo lực, giật gân để làm cho


15

thiếu nhi bị thu hút. Văn học thiếu nhi được gọi là hay, là tốt, thường có bên
trong một sức mạnh. Đó là sức mạnh của cái đẹp, sức mạnh của văn chương
nghệ thuật.
Từ lâu đã có một bộ phận sáng tác văn học dành riêng cho thiếu nhi.

Những cuốn sách đầu tiên thuộc loại này là những cuốn sách có nội dung giáo
khoa và đạo lý ở sách học vần, sách bách khoa, sách về các quy tắc ứng xử
trong xã hội, xuất hiện ở Châu Âu các thế kỷ XIV – XVI và đặc biệt phát triển
vào thời kỳ Khai sáng. Tính giáo huấn được người ta coi là những đặc điểm
quan trọng của văn học thiếu nhi. Bởi vậy, cho đến thế kỷ XIX, những tác
phẩm viết dành riêng cho thiếu nhi vẫn nằm ngoài phạm vi của văn học, trong
khi đó những tác phẩm văn học viết cho người lớn lại đi vào phạm vi đọc của
trẻ em, nhất là các loại truyện viết theo các motip folklore, loại cổ tích và một
số tiểu thuyết và truyện thuộc thể loại phiêu lưu.
Vào thế kỷ XX, văn học thiếu nhi phát triển khá đa dạng và pha tạp.
Tại nhiều nước phát triển, nó ít nhiều còn bị chi phối bởi xu hướng thương
mại, bị pha trộn với sự bành trướng của văn học đại chúng.
Ở Việt Nam, hầu như đến thế kỷ XX mới xuất hiện văn học thiếu nhi.
Đến nay đã có sự phát triển phân nhánh của thơ cho thiếu nhi (bên cạnh thơ
cho người lớn), hoặc trong văn xuôi cho thiếu nhi đã hình thành các loại
truyện: truyện sinh hoạt, truyện cổ tích (sáng tác hiện đại theo lối cổ tích),
truyện loài vật, truyện dã sử...
1.2.3.2. Truyện viết cho thiếu nhi
Truyện viết cho thiếu nhi không giống như truyện viết cho người lớn.
Độc giả lứa tuổi này bé nhỏ, mong manh, nên cần có những tác phẩm văn học
phù hợp với tâm sinh lý các em.
Truyện viết cho thiếu nhi phải gần gũi với cuộc sống, gần gũi với suy
nghĩ các em. Theo tác giả Vân Thanh: “Chân thật trong từng chữ từng câu,


16

trong cảm xúc, suy nghĩ, hành động của nhân vật và quan trọng hơn là chân
thật nghiêm túc trong những vấn đề của thực tại, trong những quy luật chi
phối cuộc sống hàng ngày” [65, tr.107].

Truyện viết cho thiếu nhi cần có nội dung trong sáng, phong phú và
toàn vẹn. Các em chưa trưởng thành để hiểu những mâu thuẫn sâu sắc của
thời đại, của tâm hồn con người. Nhưng các em có nhu cầu khám phá cuộc
sống, tìm hiểu quá khứ hiện tại và tương lai. Với các em "cuộc sống mở ra
trên từng trang sách; đọc sách các em sẽ biết được nhiều điều mới mẻ, nhiều
tấm gương, nhiều lời khuyên nhủ. Chúng tôi muốn cuộc sống trong sách cho
các em là cuộc sống không bị cắt xén, một cuộc sống toàn vẹn phong phú, đa
dạng trong đó có người lớn và trẻ em, có ngày hôm qua, ngày hôm nay và cả
ngày mai" [65, tr.106].
Truyện viết cho thiếu nhi không dễ, nhà văn khi sáng tác phải thật sự
trẻ hóa chính mình, biết đứng ở vị trí các em để hiểu tâm lý các em, hiểu
những nhu cầu của các em. Theo Lã Thị Bắc Lý "Văn học thiếu nhi có nhiều
cái khó so với văn học cho người lớn. Ngoài tất cả những yêu cầu của sáng
tác văn học nói chung, nhà văn viết cho thiếu nhi phải đặc biệt thấu hiểu đối
tượng. Hiểu những đặc điểm tâm sinh lý, những suy nghĩ và hành động của
trẻ để chiếm lĩnh, khám phá và thể hiện. Hiểu để viết cho sát với nhu cầu và
nhận thức của các em. Người viết càng nắm được đặc diểm tâm sinh lý các
em, hiểu sâu sắc từng lứa tuổi thì càng có cơ hội cho tác phẩm của họ có thể
trở thành tác phẩm hay" [42, tr.51].
Nhà văn viết cho thiếu nhi là người thấu hiểu được tâm hồn trẻ thơ.
"Một tác phẩm viết cho trẻ em không chỉ để cho trẻ em thích thú mà còn phải
kích thích ở các em những khát vọng và niềm tin. Vì thế, không chỉ là tưởng
tượng thuần túy, tưởng tượng trong tư duy hiện thực, gắn bó sâu sắc với hiện
thực, dựa trên sự chiêm nghiệm của nhà văn về cuộc sống mà còn là tưởng


17

tượng có tính chất dự cảm, dự báo về tương lai. Văn học viết cho trẻ em phải
đánh thức được khả năng rung động sâu sắc của tâm hồn trẻ thơ, hình thành ở

các em niềm tin gắn với những giá trị thẩm mỹ và vẻ đẹp, để từ vấn đề này trẻ
em có thể nâng lên tầm tư tưởng, có ý nghĩa nhân sinh, nhân loại" [42, tr.165].
Truyện viết cho thiếu nhi cần thực sự gần gũi với cuộc sống, gần gũi
với tâm lý, suy nghĩ, tình cảm của em. Đó là suy ngẫm về quá khứ, là niềm tin
ở hiện tại, là lý tưởng hoài bão trong tương lai. Giá trị văn học mang lại cho
các em cách nhìn nhận, tiếp cận cuộc sống toàn diện hơn, sâu sắc hơn.
1.3. Hành trình sáng tác của Tô Hoài
1.3.1. Sơ lược về tiểu sử
Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen. Ông sinh ngày 27 tháng 9
năm 1920 (tức ngày 16 tháng 8 năm Canh Thân), mất ngày 06 tháng 7 năm
2014 (tức 10 tháng 6 năm Giáp Ngọ). Quê nội của ông ở thôn Cát Động, thị
trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông lớn lên ở
quê ngoại: làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ, nay là phường
Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh
sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức quê hương ông. Ông còn có các bút danh khác
nữa là Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa, Phạm Hòa, Vũ Đột
Kích.
Tô Hoài xuất thân trong một gia đình làm nghề thủ công dệt lụa. Sau
khi học hết bậc Tiểu học, Tô Hoài vừa tự học, vừa đi làm để kiếm sống.
Trước khi cầm bút viết văn, ông đã từng làm rất nhiều nghề : thợ thủ công,
dạy học tư, bán hàng, kế toán hiệu buôn...
Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã tham gia các phong trào do
mặt trận Dân chủ khởi xướng ngay ở quê hương ông. Cũng trong thời gian đó,
ông viết những sáng tác đầu tiên. Năm 1943, ông gia nhập Hội văn hóa cứu
quốc.


18

Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia phong trào Nam tiến rồi lên

Việt Bắc làm phóng viên báo Cứu quốc trung ương, chủ nhiệm báo Cứu
quốc Việt Bắc, thư ký tòa soạn Tạp chí Cứu quốc. Ông đi công tác nhiều nơi
và tham gia nhiều chiến dịch quan trọng ở Việt Bắc và Tây Bắc. Từ năm
1951, ông về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam. Trong Đại hội Hội Nhà văn
Việt Nam năm 1957, Tô Hoài được bầu làm Tổng thư ký của Hội. Từ năm
1958 đến năm 1980 ông tiếp tục tham gia Ban chấp hành, Phó Tổng thư ký
Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1966 đến 1996 ông là Chủ tịch Hội Văn nghệ
Hà Nội. Ngoài ra Tô Hoài còn tham gia nhiều hoạt động xã hội khác như :
Đại biểu Quốc hội khóa VII, Phó chủ tịch Ủy ban đoàn kết Á – Phi, Phó Chủ
tịch Hội hữu nghị Việt - Ấn, Ủy viên ban chấp hành Hội hữu nghị Việt – Xô,
Giám đốc nhà xuất bản Kim Đồng, ...
Với những đóng góp quan trọng cho nền văn học nước nhà, Tô Hoài
đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt
đầu tiên vào năm 1996 và nhiều giải thưởng khác.
1.3.2. Những chặng đường sáng tác
Nhà văn Tô Hoài đã có một quá trình viết bền bỉ liên tục trên rất nhiều
đề tài của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết cho thiếu nhi, viết những
chuyện xưa kể lại, viết từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi lên miền núi,
từ cách mạng đến đời thường...Quá trình viết ấy đã để lại một khối lượng sáng
tác đồ sộ, được trải đều theo các chặng đường của giai đoạn lịch sử nước nhà
và cuộc đời cầm bút của nhà văn.
1.3.2.1. Trước Cách mạng tháng Tám
Tô Hoài bắt đầu nghề viết văn với những sáng tác đăng trên báo Hà
Nội tân văn Chủ nhật và Tiểu thuyết thứ bẩy của ông bà chủ bút Vũ Ngọc
Phan và Hằng Phương (Nước lên, Bụi ô tô, Một đêm sáng giăng suông, Bệnh
già, Trê cóc, Ông Trạng Chuối, Con gà mái ri...). Những sáng tác đó bước


19


đầu đem đến cho nhà văn khoản thù lao để sau đó ông chuyển hẳn sang nghề
viết văn; đồng thời nó cũng chứng tỏ sở trường của ông khi viết về nỗi cực
khổ của người dân và niềm thích thú của những trẻ thơ trong các truyện thiếu nhi.
Rời Hà Nội tân văn, Tô Hoài bắt đầu viết cho báo Tân Dân của Vũ
Đình Long. Với đề tài dành cho đối tượng thiếu nhi, Tô Hoài đã viết Con dế
mèn rồi sau đó là Dế Mèn phiêu lưu ký (1941). Tác phẩm viết cho thiếu nhi
nhưng đã gây được ấn tượng mạnh với nhiều đối tượng độc giả và được tái
bản nhiều lần cho đến ngày nay. Từ sau tác phẩm đó, Tô Hoài viết đều, viết
khỏe, viết thành nếp. Và nhà văn đã tự thổ lộ “Tôi vào nghề văn có trong
ngoài ba năm trước Cách mạng tháng Tám 1945 mà tôi viết như chạy thi được
năm truyện dài, truyện vừa, ba tập truyện ngắn, còn truyện thiếu nhi như Dế
Mèn thì mấy chục truyện... ” [16, tr. 24].
Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu của ông với hai đề tài là viết về
thiếu nhi và người dân quê. Viết cho thiếu nhi có Dế Mèn phiêu lưu ký, O
chuột, Trê và Cóc, Võ sĩ bọ ngựa, Đám cưới chuột, Chuột thành phố, ... Trong
những tác phẩm viết về thế giới loài vật, nhà văn đã đưa vào các truyện mạch
ngầm khát vọng của tuổi trẻ, trải nghiệm của cái tuổi bồng bột, sôi nổi và thế
giới đại đồng hòa thuận của con người. Viết về cảnh và người lao động vùng
quê có Nhà nghèo, Nước lên, Giăng thề, Quê người, Đêm mưa, Xóm giềng...
Tác giả lấy bối cảnh và con người một vùng ven đô là quê ngoại để miêu tả
cảnh vật, kể chuyện người thân, kẻ sơ của chính mình. Vùng quê ấy có sự
thâm nhập của sự sống thành thị nhưng còn xa cách và biệt lập với thành thị.
Tô Hoài đã để lại dấu ấn phong tục trong những tác phẩm của mình. Và đằng
sau cái bề mặt phong tục ấy là một dòng sống luôn tuôn chảy ở phía sâu – nó
là sự phôi pha, sự tàn lụi của những số phận, những kiếp người.
Như vậy, trước năm 1945, ngòi bút Tô Hoài đã cùng lúc viết về hai đối
tượng. Một là cuộc sống xung quanh một vùng quê đang ngấm dần và mở



×