Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Văn xuôi nguyễn tuân sau năm 1954 đề tài chủ đề bức tranh thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.92 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN SAU NĂM 1954:
ĐỀ TÀI - CHỦ ĐỀ - BỨC TRANH THẾ GIỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN SAU NĂM 1954:
ĐỀ TÀI - CHỦ ĐỀ - BỨC TRANH THẾ GIỚI
Chuyên nghành : Lí luận văn học
Mã số
: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2015



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian khảo cứu, sưu tầm tài liệu để chấp bút cho công trình
nghiên cứu của mình, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất tới thầy
hướng dẫn luận văn: PGS. TS La Khắc Hòa, người đã hướng dẫn chỉ bảo tận
tình và giúp đỡ tôi từ lúc chọn đề tài cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu
hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo khoa Văn học,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Trung
học phổ thông Minh Phú cùng bạn bè, đồng nghiệp gần xa và những người
thân trong gia đình đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Phương Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Những trích
dẫn tài liệu đã được sử dụng trong luận văn là đúng sự thật và được trích dẫn
nguồn gốc từ các tài liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu đã được xuất bản,
công bố. Các giải pháp nghiên cứu nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ
sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn, trong quá trình học tập và giảng dạy.
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Phương Thảo



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 4
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................ 13
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 13
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 14
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 14
7. Dự kiến đóng góp của luận văn ............................................................... 15
8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 15
NỘI DUNG ..................................................................................................... 16
Chương 1. NGUYỄN TUÂN: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN HỌC ... 16
1.1. Vài nét về tiểu sử và con người ............................................................ 16
1.1.1. Tiểu sử ............................................................................................. 16
1.1.2. Con người ....................................................................................... 18
1.2. Sự nghiệp văn họctrước năm 1945 ....................................................... 22
1.2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hóa tư tưởng ................................... 22
1.2.2. Sáng tác văn học trước năm 1945 .................................................. 24
1.3. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân sau 1945 .................................... 31
1.3.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hóa tư tưởng ................................... 31
1.3.2. Sáng tác văn học sau năm 1945 ..................................................... 33
Chương 2. HÌNH TƯỢNG TỔ QUỐC TRONG SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN TUÂN TỪ SAU NĂM 1954 ......................................................... 39
2.1. Sự biến đổi trong phạm vi đề tài, chủ đề .............................................. 39
2.2. Hình tượng Tổ quốc như một kì quan................................................... 41
2.2.1. Kì địa ............................................................................................... 41



2.2.2. Tuyệt mĩ ........................................................................................... 48
2.2.3. Vô cùng giàu có .............................................................................. 52
2.2.4. Có truyền thống cách mạng ............................................................ 58
Chương 3. HÌNH TƯỢNG KẺ THÙ .............................................................. 64
3.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của hình tượng kẻ thù ............................................ 64
3.2. Quái thú ................................................................................................. 67
3.3. Quái vật ................................................................................................. 77
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân xứng đáng ở
tầm cỡ nhà văn lớn. Nguyễn Tuân “lớn” ở cả hai thời kì, từ cuộc đời cũ đến
cuộc đời mới; vừa là cây bút nổi bật của xu hướng văn học lãng mạn trước
1945 vừa ở trong hàng ngũ những nhà văn thành tâm chào đón chân thành đi
theo cách mạng đến cùng. Bằng ngòi bút đầy tài năng của mình Nguyễn Tuân
đã có nhiều đóng góp to lớn, có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam:
Thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm
phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện
đại Việt Nam một phong cách tài hoa, độc đáo.
Theo PGS.TS. La Khắc Hòa: “mọi sự độc đáo của Nguyễn Tuân có
gốc gác ở hình tượng nghệ thuật chứ không phải ở mô típ truyện kể hay yếu tố
trò diễn”,“Hình tượng là sự vật, hoặc nhân vật được hình dung một cách cụ
thể - cảm tính”, “Chất liệu chủ yếu cần được sử dụng để mô tả hình tượng chỉ
có thể là hình dung từ. Nhà văn càng sáng tạo nhiều hình dung từ để mô tả
con người và sự vật, hình tượng nghệ thuật càng in đậm dấu ấn phong cách
cá nhân, và vì thế nó càng trở thành sức mạnh cưỡng bức, áp đặt đối với sự

tiếp nhận thẩm mĩ của độc giả”. Thay vì kết luận như nhiều người “Nguyễn
Tuân là vua tùy bút”, ông gọi Nguyễn Tuân là nhà văn của hình dung từ.
Quả thật con đường nghệ thuật của Nguyễn Tuân đã trải qua nhiều giai
đoạn, ngòi bút của ông từng thử thách với nhiều lối viết, dù là lối viết nào ông
cũng sử dụng cả một kho hình dung từ phong phú đa dạng: Trước cách mạng,
đánh dấu từ Chùa Đàn đổ về trước hình tượng trung tâm trong sáng tác của
Nguyễn Tuân là nhân vật, nhân vật chính thường là một kì nhân, sau kì nhân
là kì thú. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân ở giai đoạn này có hai đề tài
quan trọng: Thú ăn chơi tao nhã và thú xê dịch giang hồ. Thế giới nghệ thuật


2
trong các tác phẩm văn xuôi trước cách mạng được hình dung theo hướng bổ
đôi, đối lập hai thế giới: Trong này và ngoài kia. Trong này là thế giới của
khuôn viên, nhà cửa; ngoài kia là thế giới của thiên nhiên bao la xã hội rộng
lớn. Trong này là thế giới của công sở, của gia đình, cha mẹ, vợ con; ngoài
kia là thế giới của nhà hát, cao lâu, tửu quán. Mỗi thế giới có không gian
riêng, luân lí riêng. Trong này là thế giới của bổn phận, ngoài kia là thế giới
của những cuộc kì duyên kì ngộ, thế giới tri âm, tri kỉ. Điều đặc biệt, thế giới
nhân vật đông đúc của ông đều là cư dân của vùng ngoại biên, chỉ ở thế giới
bên lề mới có các bậc kì nhân, kì tài, những người chí thành chí tình, mới diễn
ra những cuộc kì duyên kì ngộ. Quan trọng hơn, chỉ khi nào phiêu dạt sang
bên lề, ra ngoại biên sáng tạo nghệ thuật mới tìm thấy sự kì thú để thăng hoa.
Năm 1945, Nguyễn Tuân viết Lột xác. Tác phẩm có thể xem là dấu
mốc đánh dấu nhiều sự khác biệt trong hai giai đoạn sáng tác của Nguyễn
Tuân. Nếu như trước cách mạng, lòng yêu nước của Nguyễn Tuân biểu hiện ở
việc phụng thờ những gì đã thuộc về quá khứ thì đến giai đoạn này ông đã tìm
thấy sự gắn bó giữa quá khứ với hiện tại và tương lai “Ông thấy cái có thật
bây giờ đẹp và cái đẹp bây giờ có thật trong cuộc đời” (Nguyễn Đình Thi).
Mặc dù vẫn kiên định và thống nhất trong cách viết, sử dụng chất liệu chủ yếu

để mô tả hình tượng là các hình dung từ, nhưng chỉ sau năm 1954 văn xuôi
Nguyễn Tuân mới thật sự Lột xác trong đề tài chủ đề. Sau hiệp định Giơ ne
vơ đất nước bị chia cắt làm hai miền, cả hai miền Nam Bắc có nhiệm vụ
chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc tiến tới hòa bình thống nhất
đất nước. Với nhãn quan của nhà văn vốn mang phong cách tài hoa, độc đáo
Nguyễn Tuân nhận thức rõ tư cách mới của ông trong giai đoạn cách mạng
mới của dân tộc. Văn xuôi Nguyễn Tuân sau 1954 hình thành rõ nét hai đề tài:
Chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội với hai hình tượng: Tổ quốc và kẻ
thù. Mỗi một tác phẩm của ông đều mở ra một bức tranh thế giới mà ở đó có


3
sự đối lập: Chúng ta - chúng nó; ta - địch; Tổ quốc - kẻ thù. Với bút lực của
một cây bút đã thực sự chuyển mình nhà văn đã làm nổi lên hình tượng Tổ
quốc Việt Nam giàu có, tuyệt vời, tuyệt đỉnh như một kì quan. Còn kẻ thù
hiện lên như bọn quái nhân, quái thú, quái vật. Đó là cả một thế giới hình
tượng đầy hấp dẫn.
1.2. Nguyễn Tuân là nhà văn có những đóng góp lớn cho nền văn học
dân tộc. Sáng tác của ông đã được giới nghiên cứu phân tích đánh giá từ rất
nhiều bình diện. Về việc nghiên cứu văn xuôi Nguyễn Tuân có thể kể đến
hàng trăm công trình khác nhau. Một phần lớn các công trình này đều đã được
in thành sách hoặc đăng trên các báo và tạp chí nổi tiếng. Tiêu biểu trong số
đó là các bài của tác giả Lã Nguyên, Trần Đăng Suyền, Phan Cự Đệ, Nguyên
Ngọc, Hà Minh Đức, Đỗ Kim Hồi, Lê Quang Trang… Hầu hết các công trình
(bài viết, tiểu luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ) nghiên cứu văn xuôi
Nguyễn Tuân chủ yếu rơi vào các sáng tác trước cách mạng tháng Tám năm
1945. Các tác phẩm văn xuôi sau năm 1954 ít nhiều cũng được đề cập đến,
tuy nhiên đó chưa phải là những công trình nghiên cứu mang tính chất bao
quát về một giai đoạn sáng tác thực sự có ý nghĩa của một nhà văn lớn.
1.3. Nguyễn Tuân là một trong những tác gia lớn được tuyển dạy trong

nhà trường THPT, với tác phẩm Chữ người tử tù (Ngữ văn 11, tập 1), Người
lái đò sông Đà (Ngữ Văn 12, Tập 1). Như vậy, ngay từ khi còn được ngồi trên
ghế nhà trường các em học sinh đã được tiếp cận với các tác phẩm văn xuôi
thuộc cả hai giai đoạn sáng tác của Nguyễn Tuân. Tuy nhiên đối với các em
dấu ấn sâu đậm khi tiếp cận với các tác phẩm của nhà văn là ở những kiểu
nhân vật nghệ sĩ tài hoa như là Huấn Cao, Người lái đò…. Nhiều em có đánh
giá thiên lệch về văn xuôi Nguyễn Tuân, cho rằng ông chỉ sáng tác về hai đề
tài: Thú ăn chơi tao nhã và thú xê dịch giang hồ. Một phần là do các em chưa
có cái nhìn bao quát, chưa hiểu được vai trò mới của nhà văn, chưa tìm được


4
tiếng nói từ các tác phẩm văn xuôi sau năm 1954. Là giáo viên môn Ngữ Văn
đang trực tiếp giảng dạy ở một trường THPT, khi nghiên cứu đề tài này mong
muốn lớn của tôi là: Đào sâu thêm vốn hiểu biết về văn nghiệp của Nguyễn
Tuân, để từ đó giúp cho các học trò có cái nhìn toàn diện, bao quát và đánh
giá được đúng những đóng góp to lớn của Nguyễn Tuân trong nền văn học
dân tộc, đặc biệt là trong văn xuôi thời kì kháng chiến chống Mỹ.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Tuân là một tác gia văn học lớn, một nhà văn có phong cách
nghệ thuật độc đáo. Con đường nghệ thuật của Nguyễn Tuân có ý nghĩa điển
hình cho một lớp văn nghệ sĩ vốn nổi tiếng từ trước cách mạng, đã chuyển
mình trở thành nhà văn nghệ sĩ cách mạng. Ông đã dùng ngòi bút phục vụ Tổ
quốc và nhân dân, tiếp tục phát huy được bản sắc độc đáo của mình. Có nhiều
công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân với nhiều cấp độ, nhiều nội dung khác
nhau nhưng ở đây chúng tôi muốn nói đến những chuyên gia đã dành nhiều
tâm huyết và công sức cho Nguyễn Tuân như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh,
Phong Lê, Vương Trí Nhàn, Hà Minh Đức,… Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
khẳng định Nguyễn Tuân là “một hiện tượng văn học phức tạp”.
Trước cách mạng, bất mãn với thực tại Nguyễn Tuân sống ngông

nghênh quay lưng với thực tại. Nhưng sau cách mạng Nguyễn Tuân có nhiều
thay đổi: Không hoàn toàn đoạn tuyệt ngay với quá khứ, nhưng ông đã thấy
được ý nghĩa của cuộc sống khi hòa mình vào nhân dân. Nguyễn Tuân cùng
đi, cùng sống, cùng ở với bộ đội, nhân dân lao động. Bởi vậy giáo sư Nguyễn
Đăng Mạnh khẳng định: “Cách mạng tháng Tám đã cứu sống Nguyễn Tuân”;
Cách mạng tháng Tám là cơn bão táp may mắn giúp Nguyễn Tuân hồi sinh
trong niềm vui lớn của đất nước: “Mê say với ánh sáng trắng vừa giải phóng,
tôi đã là một dạ lữ khách không mỏi, không ngủ của một đêm phong hội
mới”. Nguyễn Tuân đã tiến hành một cuộc cách mạng trong lòng mình. Sự


5
chuyển biến thực sự của ngòi bút Nguyễn Tuân sau cách mạng, có thể xem
như bắt đầu từ Đường vui. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết
“Nguyễn Tuân một phong cách độc đáo và tài hoa”, in trong “Nguyễn Đăng
Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại - Chân dung và phong cách, Nxb
Văn học, Hà Nội” cũng nhận định về phong cách sáng tác Nguyễn Tuân:
“Vốn từ ngữ trước cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với
đời; hoặc đưa ra những cách nói năng oái oăm kỳ cục cốt để trêu ghẹo thiên
hạ, hoặc đổ tràn ra mặt giấy để phô tài khoe chữ”; “Sau cách mạng tháng
Tám, ông dùng vốn từ ngữ ấy để ngợi ca Tổ quốc, ngợi ca nhân dân và để
đánh địch. Nói chung, vốn từ ngữ của Nguyễn Tuân thường bộc lộ đầy đủ trữ
lượng của nó trong hai trường hợp: Một là khi ông tập trung đi sâu vào một
điểm mà mô tả, nhu cầu tránh trùng lặp buộc ông phải tung ra tất cả những từ
đồng nghĩa có trong vốn liếng của mình. Hai là có hiện tượng mới lạ, độc đáo
và thú vị đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ của ông, cảm hứng được khơi dậy
mãnh liệt - nhiều khi bốc lên say sưa chếnh choáng - ông bèn quyết ném ra
bằng hết vốn từ ngữ của mình để chạy đua với tạo vật muôn màu muôn vẻ.
Những cuộc chạy đua căng thẳng mà rất hào hứng như thế thường tạo ra
những trang tài hoa nhất của Nguyễn Tuân” [33].

Giáo sư Phong Lê trong bài viết “Nguyễn Tuân trong tùy bút, tác gia
văn xuôi Việt Nam hiện đại” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội) cho rằng: “Tên
tuổi của Nguyễn Tuân gắn với trào lưu văn học lãng mạn trong văn học Việt
Nam sau đại chiến thế giới thứ hai”. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân “thất
vọng trước hiện tại, nhà văn quay lại với quá khứ, nhấm nháp những Vang
bóng một thời, những thú chơi được xem là thanh lịch như ướp hương bưởi,
thả thơ, đánh thơ,… đó là cả một sự bế tắc nằm trong sự bế tắc chung của nền
văn học công khai, dưới ách thống trị của thực dân trong xã hội cũ. Cách
mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân chính là một trong số các nhà văn


6
lãng mạn hiếm hoi ngay từ đầu đã có cái may mắn tiếp nhận được ánh sáng
mới để tìm ra con đường giải thoát cho cuộc sống và nghệ thuật của mình.
Nhà văn hồ hởi đi theo cách mạng và có lúc chan hòa vào dòng người, vui cái
vui xuống đường trong những ngày đầu sau khởi nghĩa. Nhưng phải đến
kháng chiến chống Pháp, sống trong đời sống của nhân dân, trong ngọn lửa
chiến đấu con người và nghệ thuật của Nguyễn Tuân mới có điều kiện gột rửa
dần những tiêu cực để bước vào quỹ đạo của văn nghệ cách mạng. Cuộc
kháng chiến đã đem lại cho Nguyễn Tuân tình cảm mới mà ông gọi là“nếp
tình cảm mới”. Tình cảm đó không có trong các trang viết trước đây của
Nguyễn Tuân. Những mối “tình đơn vị”, “tình chiến dịch” hoặc cái “nỗi nhớ
miên man” nó gắn bó con người với nhau. Sau cách mạng đã hết rồi cái say
sưa tự nhấm nháp mình, Nguyễn Tuân còn phấn đấu đi xa hơn thế. Trong
sáng tác của ông đã dần dần xuất hiện những con người kháng chiến mà ông
yêu mến khâm phục: Anh giao thông, anh tự vệ thủ đô, anh du kích xã,…
Trong cái cố gắng không viết tùy sang bút, có lúc ông đã bước sang địa hạt
của truyện ngắn để dựng hẳn chân dung quần chúng cách mạng hoặc một
khung cảnh chiến thắng với nhiều tâm trạng nhiều khuôn mặt khác nhau của
quân dân vùng địch hậu. Có thể nói con đường đi của Nguyễn Tuân trong ba

mươi năm qua là con đường có nhiều bước thăng trầm. Ông đi vào đời sống,
xuất phát từ đời sống, gắn bó chan hòa với quần chúng, tin ở cách mạng và
rèn luyện mình theo quan điểm lập trường của Đảng” [26].
Nhà nghiên cứu phê bình văn học Vương Trí Nhàn trong bài viết “Nhà
văn Nguyễn Tuân” in trong “Tạp chí sông Hương, số 31, tháng 5,6 ” đã viết:
“Nên hiểu sự khinh bạc lộ liễu của Nguyễn Tuân trước cách mạng cũng là
một cách nhà văn tự mài sắc mình để làm nghề cho thật đắt, chúng ta sẽ
không quá thành kiến với nó và có thể hiểu tại sao nó lại tồn tại với những
phẩm chất ngược lại như tinh thần phục thiện và một tấm lòng biết thông cảm.


7
Chẳng qua sau cách mạng khi không thật cần thiết cho nghề nữa, thói quen
khinh bạc đó đã được gột rửa rất nhiều” [tr.30].
Trong cuộc tranh luận về nghệ thuật ở Việt Bắc tháng 7 năm 1949, khi
bàn đến Đường vui Nguyên Hồng nhận xét: “Anh yêu mình nhiều quá, dựng
mình lên nhiều quá”; còn một cán bộ văn nghệ khác thì bảo: “Tôi có cảm
tưởng là anh đi trên bờ suối, đi trên đường để ngắm cảnh”, những điều này
không phải Nguyễn Tuân không biết trái lại nó làm ông đau khổ nhiều lắm,
trong lúc lúng túng ông đã đổ tội cho thể tài. Trong một buổi họp chính
Nguyễn Tuân đã phát biểu: “Nhân nói đến tùy bút tôi có ý kiến chúng ta ghi
chép tài liệu đã nhiều. Bây giờ là thời kì viết tiểu thuyết, đừng viết tùy bút
nữa”. Một chỗ khác ông nói rõ hơn: “Người viết tiểu thuyết có điều kiện
khách quan hơn”; “Riêng tôi với thể tùy bút tôi dễ phóng túng hơn”. Rồi làm
đúng như điều mình tính một số tác phẩm ra đời sau Đường vui đều được ông
gọi là tiểu thuyết. Chỉ có điều những tiểu thuyết này không hay, với những
người tinh tường nhận ra rằng tiểu thuyết nó chỉ là cái vỏ còn hơi văn, giọng
điệu vẫn là tùy bút. Có lẽ vì nhận ra sự thực là như thế nên khi tập hợp những
gì đã viết ở Việt bắc Nguyễn Tuân gọi chúng là tùy bút: Tùy bút kháng chiến,
Tùy bút kháng chiến hòa bình.

Tác giả Hà Minh Đức với “Tùy bút Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng
Tám”, in trong sách “Văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Nxb
ĐHQG, Hà Nội” [13; tr.24] đã khẳng định: “Có nhiều nhà văn viết tùy bút
nhưng hiếm có một cây bút nào lại thủy chung gắn bó suốt một đời với nó
như Nguyễn Tuân. Ông gắn bó với thể loại tùy bút và tạo dựng cho mình một
phong cách riêng ở thể loại này, bởi nó phù hợp với sở trường và cá tính của
ông” và tùy bút Nguyễn Tuân không chỉ giàu tính hiện thực, mang tính thời
sự cao mà còn đậm đà chất trữ tình, thơ mộng. Chất tình cảm trong tùy bút
Nguyễn Tuân trước cách mạng thường là buồn, phản ánh tâm trạng bức bối


8
chán chường của tác giả trước một cuộc đời tù túng tẻ nhạt (Thiếu quê
hương). Sau cách mạng tháng Tám cảm xúc và suy nghĩ của Nguyễn Tuân có
nhiều thay đổi: Say mê, nhiệt tình và lạc quan hơn”.
Phan Cự Đệ cũng có những nhận xét và đánh giá tinh tế về nghệ thuật
độc đáo của Nguyễn Tuân. Trong “Phan Cự Đệ, Nguyễn Tuân - một phong
cách nghệ thuật độc đáo, trong sách Tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, Hà
Nội” [10], ông có sự so sánh về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
trước và sau cách mạng tháng Tám: “Giờ đây tác phẩm của Nguyễn Tuân vẫn
luôn lưu ý ta đến góc độ thẩm mĩ trong cuộc sống hàng ngày bận rộn, đề nghị
một lối sống đẹp nhã nhặn thanh lịch. Trước cách mạng trong tác phẩm của
Nguyễn Tuân hình thành một phong cách tài hoa, độc đáo… Khi thế giới
quan và phương pháp sáng tác đã chuyển về cơ bản thì phong cách nghệ thuật
cũng thay đổi theo. Tuy nhiên phong cách mới không phủ định phong cách cũ
một cách tuyệt đối mà có sự phê phán và kế thừa. Nhiều hình tượng và mô
típ, nhiều thủ pháp nghệ thuật được lặp lại và mang một ý nghĩa mới qua hình
tượng gió, con đường, sân ga, biên giới,… Có thể thấy sự lớn lên, sự trưởng
thành của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân” [tr.114].
Có thể kể đến tác giả Tôn Thảo Miên với các bài viết như: “Nguyễn

Tuân - tài hoa văn chương”, “Nguyễn Tuân, dấu ấn cá tính sáng tạo” [39].
Trong đó tác giả vừa khái quát sự nghiệp sáng tác vừa đi sâu tìm hiểu cá tính
sáng tạo nhà văn. Tác giả Tôn Thảo Miên viết: “Tìm hiểu quá trình sáng tác
của Nguyễn Tuân chúng ta sẽ thấy sự chuyển biến về mặt tư tưởng cũng như
phong cách nghệ thuật của ông giữa hai mốc lịch sử trước và sau cách mạng
tháng Tám” [tr.22]. Theo tác giả: “Nguyễn Tuân là một nhà văn đến với cách
mạng từ khá sớm, có thể nói là ngay những ngày đầu tiên, nhưng từ Lột xác
đến Chùa Đàn sự quyết tâm từ bỏ con người cũ, cuộc sống cũ cũng mới chỉ là
lý thuyết; trên thực tế Nguyễn Tuân vẫn chưa đoạn tuyệt hẳn với nó. Ngay ở


9
Đường vui một thiên tùy bút được coi là có sự chuyển biến thực sự của ngòi
bút Nguyễn Tuân sau cách mạng thì người đọc vẫn thấy thấp thoáng một
Nguyễn Tuân ham xê dịch ham đi “đi bao giờ cũng vui. Chỉ những lúc ngừng
mới là hết thú”. Tất nhiên không giống với trước cách mạng, Nguyễn chỉ đi
một mình lang thang cô độc, đi không mục đích, không phương hướng. Bây
giờ Nguyễn đi cùng với nhân dân, cùng với bộ đội và Nguyễn nhận ra: “Sức
mạnh của đất nước luôn hiện hình trên từng tấc gang đường xa”. “Đường vui”
là bài ca của một con người mang tâm trạng náo nức vui tươi, tin tưởng vào
cuộc kháng chiến. Chất nghệ sĩ, chất lãng mạn, chất công dân trong con người
Nguyễn Tuân đã tạo nên những trang viết thật sự hồn nhiên, thật sự xúc động.
Tác giả Trần Đăng Suyền trong “Nguyễn Tuân quá trình sáng tác và
phong cách nghệ thuật”, in trong sách “Tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học,
Hà Nội” chỉ rõ: “Đầu năm 1958 sau một cuộc học tập chính trị dành cho văn
nghệ sĩ, Nguyễn Tuân đi thực tế (…). Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới, con
người mới ở vùng cao của Tổ quốc đã đem đến cho nhà văn một nguồn cảm
hứng sáng tạo mới, say mê và mãnh liệt. Ngòi bút Nguyễn Tuân đầy cảm
hứng lãng mạn khi viết những bài tùy bút về Điện Biên và sông Đà, sau này
được tập hợp trong cuốn Sông Đà (….). Những bài tùy bút in trong tập Sông

Đà vừa tập trung chụm lại trong một chủ điểm Tây Bắc, vừa mở rộng ra
phong phú về cả không gian địa lí và thời gian lịch sử với những quan sát sắc
sảo, những ấn tượng mạnh mẽ, những suy nghĩ miên man, những cảm nhận
tinh tế để tạo ra một thế giới nghệ thuật độc đáo in đậm cá tính sáng tạo và
phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. “Về phong cách nghệ thuật, Sông Đà đã
mất đi cái giọng ngông nghênh của tác giả Vang bóng một thời, Thiếu quê
hương, Chiếc lư đồng mắt cua,… nhưng vẫn kế thừa nét đặc sắc này của
phong cách cũ: Cách nhìn nghiêng về mặt mĩ thuật của sự vật và con người.
Qua tác phẩm, Tây Bắc và sông Đà hiện lên như một công trình nghệ thuật


10
thiên tạo”; và rồi “Khi đế quốc Mỹ đem không quân đánh phá miền Bắc nước
ta, Nguyễn Tuân rất kịp thời đã dùng ngòi bút sắc bén của mình tham gia vào
cuộc chiến đấu chung của toàn dân tộc. Tập Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của ông
có nhiều trang bút kí có giá trị. Bằng ngòi bút châm biếm già dặn, Nguyễn
Tuân đã vạch trần chân tướng bỉ ổi, hèn nhát của những yêng hùng không lực
Huê Kỳ, ngợi ca cách đánh giặc vừa anh dũng, mưu trí vừa đàng hoàng sang
trọng của quân dân ta - những con người sinh ra trên một đất nước có hàng
nghìn năm văn hiến” [53; tr.198 - 199].
Tác giả Lê Hồng Trung trong bài viết “Đọc một số tùy bút gần đây của
Nguyễn Tuân”, in trong “Nguyễn Tuân - Tác phẩm và lời bình” nhận định:
“Từ những ngày giặc Mỹ bắt đầu leo thang đánh phá miền Bắc nước ta, anh
chị em nhà văn nhà thơ đã hăng hái ghép thành đội ngũ, từng đoàn từng đoàn
xông xáo đi vào nơi tuyến lửa khu Bốn để sống cuộc sống của nhân dân đang
sản xuất và chiến đấu, rồi ghi chép, suy nghĩ, sáng tác. Nguyễn Tuân cũng đã
không vắng mặt trong thời gian ấy. Rồi bọn Mỹ leo thang ra Hà Nội, bắn phá
thủ đô thân yêu, trái tim của cả nước. Người ta gặp Nguyễn Tuân trên các
đường phố Hà Nội. Những ngày Hà Nội chiến đấu căng thẳng ấy anh vẫn
không rời bút, không rời sách mà anh còn hăng hơn, kịp thời hơn (…). Các

bài tùy bút đánh Mỹ mang khá nhiều dấu ấn riêng của tác giả. Đặc điểm
phong cách trong các bài viết ấy có thể tóm gọn trong mấy chữ Tùy bút
Nguyễn Tuân. Bằng giọng văn chậm rãi, đay nghiến, bằng cái nhìn hóm hỉnh
tế nhị và chữ nghĩa sắc sảo, Nguyễn Tuân dành riêng cho mình một chỗ đứng
trong văn học.” [66; tr.232 - 235]; “Trước cách mạng văn Nguyễn Tuân
thường đi vào ngao du, phá phách, nhấm nháp cái tôi. Hai mươi năm nay anh
đã cố gắng để có thể nói lên những vấn đề lớn của thời đại, của dân tộc, mặc
dù nhiều lúc anh vẫn rơi vào những nhận xét vụn vặt, tản mạn” [66; tr.235].


11
Nhà văn Nguyên Ngọc cũng đã nêu“Cảm tưởng đọc Sông Đà của
Nguyễn Tuân”: “Trong Sông Đà, Nguyễn Tuân có cái náo nức sôi nổi của
một người vừa bày ra trước mắt mình một cuộc sống mới cuồn cuộn, những
con người mới rất đẹp, ào ào đi tới, anh vội bắt quen với người này, anh theo
gót người kia, anh tâm sự với một người thứ ba, anh náo nức đi tới cùng với
họ. Rồi anh tìm hiểu họ, anh nói đến họ, anh ngợi ca họ, anh cố gắng giải
quyết những vấn đề còn vướng mắc của họ. Anh tha thiết học ở họ và anh tha
thiết muốn dạy họ những điều mà anh hiểu biết hơn. Anh muốn những dòng
anh viết ra cũng tham gia vào cuộc sống của họ, cũng đi vào cuộc đấu tranh
cho sự nghiệp mà họ đang xây dựng. Đây không phải là lần đầu tiên anh nói
đến họ với tất cả sự thoải mái của một tấm lòng cởi mở, lần đầu tiên anh nói
đến họ dễ dàng, vui vẻ đến thế và có trách nhiệm như thế. Đó là một điều rất
đáng vui mừng” [66; tr.244 - 245]. “Sông Đà có một phần khá lớn số trang
nói đến cái quá khứ phản diện và trong cái đêm dài đen tối ấy ông không quên
chỉ cho người đọc những ngọn đuốc đỏ, những người cộng sản Kinh, Thái,
Mèo,… của Tây Bắc trước đây. Cuốn sách phơi phới những trang đầy ánh
nắng của cuộc sống mới nhưng cũng nặng những suy nghĩ về những ngày đã
qua. Có lẽ ngòi bút của anh Nguyễn Tuân đặc biệt sắc sảo khi anh nói đến
những đau thương ngày trước. Tôi đọc đi đọc lại những trang Xòe và tôi nghĩ

rằng mười tám trang ấy chứa đựng tài liệu của một cuốn tiểu thuyết não nùng
điển hình biết bao cho cuộc đời cũ của các dân tộc Tây Bắc, từ những ngày
vùi dập đau thương cho đến những ngày bắt đầu chiếu rọi ánh sáng của
Đảng”; “Ở những chương khác anh Nguyễn Tuân nói đến Đèo Văn Long và
gia đình hắn. Tôi rất tán thành lối văn anh hùng ở chương đó. Đó là lối văn
của tòa án truy một tên tội phạm. Đèo Văn Long hiện lên như một nhân vật
phản diện sắc nét của tập tùy bút - tiểu thuyết. Sông Đà, hình ảnh tăm tối của
nó có cái tác dụng của những đường viền đen làm sáng rõ thêm màu sáng của
cuộc đời Tây Bắc ngày nay” [66; tr.251 - 252].


12
Tác giả Lã Nguyên trong bài tiểu luận phê bình “Nguyễn Tuân nhà văn
của hình dung từ” có một cách nhìn nhận rất mới nhưng thú vị: “Nguyễn
Tuân cũng viết truyện Vang bóng một thời (Tân Dân, 1940) là tập truyện nổi
tiếng của ông. Ngoài Vang bóng một thời ông còn có hàng loạt tập truyện
khác, ví như Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, tiểu thuyết Tóc chị
Hoài, và một loạt truyện ngắn mà ông gọi là Yêu ngôn… Thế mà người ta vẫn
gọi Nguyễn Tuân là “vua tùy bút”. Về phần mình, đọc truyện của ông tai tôi
không tìm thấy khoái cảm được tự nghe, mắt tôi không ánh lên niềm vui được
tự xem, tự nhìn, tự quan sát, tự thấy một hành động đang diễn ra để xúc động
thẩm mĩ tự nảy nở trong lòng. Mỗi lần ngồi trước trang văn của ông, mọi giác
quan của tôi tựa như bị cưỡng bức, bị áp đặt, buộc phải tiếp nhận một bức
tranh, hay một pho tượng do ông sáng tạo ra, đẹp đấy nhưng xa lạ với thế giới
thường nhật của tôi. Tôi tìm cách lí giải vì sao có cảm giác ấy. Thì ra mọi sự
độc đáo của văn Nguyễn Tuân có gốc gác ở hình tượng nghệ thuật”; “Năm
1945, Nguyễn Tuân viết Lột xác có thể xem là tuyên ngôn nghệ thuật của ông.
Trong sáng tác của Nguyễn Tuân sự lột xác này được thể hiện ở nhiều bình
diện … tôi chỉ quan tâm tới nguyên tắc tổ chức hình tượng truyện kể của nhà
văn. Như đã nói, trước Chùa Đàn sáng tác của ông là sự triển khai của hai hình

tượng truyện kể: Kì nhân và kì thú (…). Sau Chùa Đàn, sáng tác của Nguyễn
Tuân tập trung kiến tạo hai hình tượng: Chúng ta và chúng nó; Tổ quốc và kẻ
thù. Đó là hai nội dung chủ chốt của hai truyện kể: Kì quan và quái nhân.
Truyện kì nhân, kì thú là sản phẩm của ý thức hệ lãng mạn, thể hiện quan niệm
về con người cá nhân, cá thể. Truyện kể về kì quan và quái nhân là con đẻ của
tư tưởng hệ quốc gia thời chiến, gắn với hai đề tài chủ chốt của văn học miền
Bắc giai đoạn 1945 - 1975: Chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [45].
Nhìn chung những công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân, các tác giả
đều thống nhất ở việc công nhận rằng: Sau cách mạng tháng Tám Nguyễn


13
Tuân đã có những chuyển biến lớn trong đời sống và tư duy nghệ thuật.
Nhưng ta có thể thấy các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đi vào tìm hiểu
các tập tùy bút được viết ngay sau cách mạng mà chưa đi vào nghiên cứu sâu
hình tượng Tổ quốc và kẻ thù trong các trang văn từ sau năm 1954. Bài viết
của tác giả Lã Nguyên đã hé mở một hướng khai thác mới về đề tài chủ, đề
trong các sáng tác của Nguyễn Tuân sau năm 1954. Dựa trên những tư liệu
quý có sẵn ở trên, cùng với sự nỗ lực của mình, chúng tôi mong muốn đóng
góp phần nhỏ bé để lấp bớt chỗ trống trong việc nghiên cứu tác phẩm của
Nguyễn Tuân, góp phần đưa đến một cách hiểu, một cách nhìn toàn diện và
sâu sắc hơn về giá trị của những thành quả lao động nghệ thuật mà Nguyễn
Tuân đã cống hiến cho đời.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm mục đích:
- Khẳng định việc lựa chọn đề tài, chủ đề trong các tác phẩm văn xuôi
sau năm 1954 của Nguyễn Tuân đã mở ra một bức tranh thế giới có sự đối lập
rõ nét giữa: Ta - địch; Chúng ta - chúng nó; Tổ quốc - kẻ thù. Đây được xem
là nét mới nổi bật và cũng là đóng góp quan trọng về tư duy nghệ thuật của
Nguyễn Tuân đối với tiến trình văn xuôi Việt Nam hiện đại.

- Làm sáng rõ hơn cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân.
- Cải tiến việc dạy và học tác phẩm văn xuôi Nguyễn Tuân trong nhà
trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập cách hiểu về khái niệm: Đề tài - Chủ đề - Bức tranh thế giới
trong các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân sau năm 1954.
- Phân tích sự đối lập các hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm văn
xuôi của Nguyễn Tuân sau năm 1954.


14
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Văn xuôi Nguyễn Tuân sau năm
1954: Đề tài - Chủ đề - Bức tranh thế giới.
Văn xuôi Nguyễn Tuân có nhiều tập đặc sắc, nhưng trong khuôn khổ
luận văn cao học chúng tôi không có điều kiện khảo sát hết mà chỉ khảo sát ở
giai đoạn sau của sự nghiệp văn học Nguyễn Tuân: Từ năm 1954 trở về sau.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung khảo sát: Tuyển tập Nguyễn Tuân (1982), Tập 1, 2,
NXB Văn học, Hà Nội.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài việc vận dụng lý luận văn học làm cơ sở lý luận để nghiên cứu,
trong luận văn chúng tôi sử dụng đồng thời các phương pháp sau:
6.1.Phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm lịch sử
Muốn hiểu được rõ hơn tác phẩm thì phải đặt nó trong hoàn cảnh lịch
sử. Vì thế, khi nghiên cứu văn xuôi Nguyễn Tuân sau năm 1954 chúng tôi đặt
nó trong bối cảnh nền văn học miền Bắc, bởi sáng tác của ông giai đoạn này
đã đóng góp không nhỏ vào cộng cuộc tuyên truyền, cổ động nhân dân miền

Bắc tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh đến cùng tiêu diệt mọi
loại kẻ thù.
6.2. Phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống
Sự thành công trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng
có sự thống nhất trong chỉnh thể toàn vẹn của nó. Chúng tôi xem toàn bộ sáng
tác của Nguyễn Tuân là một hệ thống, sáng tác của ông trước năm 1945 là một
hệ thống; sau năm 1945, đặc biệt từ năm 1954 trở về sau cũng là một hệ thống.
6.3 Phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm Thi pháp học hiện đại
Luận văn tiếp cận sáng tác của Nguyễn Tuân dưới ánh sáng lý thuyết
của Thi pháp học hiện đại, sử dụng các khái niệm, phạm trù của Thi pháp học.


15
Ngoài những phương pháp trên luận văn còn được sử dụng một số thao
tác: Phân tích, tổng hợp, so sánh,…
7. Dự kiến đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận
Luận văn là công trình nghiên cứu về đề tài, chủ đề trong các tác phẩm
văn xuôi Nguyễn Tuân sau năm 1954; để thấy được bức tranh thế giới do nhà
văn sáng tạo ra là có chủ đích, thực hiện trọn vẹn sứ mệnh của nhà văn trong
thời kì kháng chiến chống Mỹ tiến tới thống nhất đất nước. Đồng thời thông
qua hướng nghiên cứu này ta sẽ hiểu rõ hơn về tác phẩm, về ý đồ nhà văn gửi
gắm trong đứa con tinh thần của mình.
Về mặt thực tiễn
Luận văn góp phần làm giàu vốn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc
học tập, giảng dạy về tác giả Nguyễn Tuân nói riêng và chuyên đề về văn học
Việt Nam gia đoạn 1945 - 1975 nói chung trong các trường đại học, cao đẳng,
trung học. Từ đó giúp học sinh có điều kiện hiểu hơn vẻ đẹp văn chương
trong sáng tác của Nguyễn Tuân.
Luận văn cũng hy vọng góp thêm một phần nhỏ vào những thành tựu

nghiên cứu về Nguyễn Tuân, tiếp tục khẳng định vị trí đặc biệt của nhà văn
trong tiến trình văn học Việt Nam.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, và thư mục tham khảo, phần nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Nguyễn Tuân: Cuộc đời và sự nghiệp văn học
Chương 2. Hình tượng kì quan Tổ quốc
Chương 3. Hình tượng kẻ thù


16
NỘI DUNG
Chƣơng 1. NGUYỄN TUÂN:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1.1. Vài nét về tiểu sử và con ngƣời
1.1.1. Tiểu sử
Nguyễn Tuân sinh ngày 10/7/1910 tại phố Hàng Bạc, Hà Nội trong gia
đình có truyền thống Nho học. Nhưng lúc này Nho học đã thất thế, nhường
chỗ cho Tây học. Cả một thế hệ vốn gắn bó với cửa Khổng sân Trình bỗng
dưng trở nên lỗi thời trước xã hội giao thời Tây - Tàu nhố nhăng; sinh ra tư
tưởng bất đắc chí (trong đó có cụ tú Hải Văn, thân sinh Nguyễn Tuân). Bối
cảnh xã hội, không khí gia đình đặc biệt ấy đã ghi lại dấu ấn sâu sắc trong cá
tính, tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Là
một trí thức giàu tinh thần dân tộc, Nguyễn Tuân đã trải qua những năm tháng
khổ sở có lúc bế tắc tuyệt vọng.
Nguyễn Tuân sinh ra ở Hà Nội nhưng quãng thời gian thanh thiếu niên
đã cùng gia đình sống nhiều ở các tỉnh miền Trung, Khánh Hòa, Phú Yên,
Hội An, Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Năm 1929, khi đang học trung học ở Nam
Định vì tham gia bãi khóa chống giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam, ông
bị đuổi học, không chịu được cảnh sống nô lệ ông cùng một nhóm bạn vượt

biên sang Lào bị bắt ở Thái Lan đưa về giam ở Thanh Hóa (1930). Kể từ đây,
Nguyễn Tuân rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần sâu sắc, ông đi vào
con đường ăn chơi trụy lạc, thành kẻ “đại bất đắc chí”, như một người “hư
hỏng hoàn toàn”. Ở tù ra, Nguyễn Tuân làm thư kí nhà máy đèn, từ 1937 ở
hẳn Hà Nội sống bằng ngòi bút. Ông làm báo, viết văn và nổi tiếng từ năm
1938, 1939 với các tập “Một chuyến đi”,“Vang bóng một thời”… Ngoài văn
học, Nguyễn Tuân còn say mê diễn kịch, tham gia đóng phim, đầu năm 1938
đi Hương Cảng đóng vai phụ trong phim “Cánh đồng ma”, trở về viết một


17
loạt bút kí về chuyến đi này sau gộp lại trong tập du kí “Một chuyến đi” (Tân
Dân, Hà Nội, 1941). Năm 1940, cuốn “Vang bóng một thời” được in. Đến
năm 1941, Nguyễn Tuân bị bắt tại Hà Nội và bị đưa đi trại giam tập trung, khi
được thả Nguyễn Tuân lại bắt đầu viết và cho in một loạt các tác phẩm mới.
Cách mạng tháng Tám đã cứu sống cuộc đời và ngòi bút Nguyễn
Tuân. Ông hân hoan chào đón cuộc đời lịch sử, tự “Lột xác” và chân thành
đứng vào hàng ngũ nhà văn cách mạng. Năm 1947, ông làm trưởng đoàn
kịch tuyên truyền của khu Bốn. Năm 1950, được kết nạp Đảng. Ông được
bầu làm Tổng thư kí Hội văn nghệ toàn quốc từ năm 1948 đến năm 1956, là
ủy viên chấp hành Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam và Hội nhà
văn Việt Nam từ năm 1957 đến lúc mất. Nguyễn Tuân đi nhiều, đã đến mọi
nơi xa xôi nhất bất kì đâu dù là rừng núi hay đồng bằng, tham gia vào cả
những trận đánh của bộ đội cho ra những trang viết hết sức sống động, phản
ánh không khí sôi sục đánh giặc của quân dân.
Trong những năm 60, 70 Nguyễn Tuân còn viết phê bình văn học, ông
viết về các tác giả trong và ngoài nước, các vấn đề văn học mà ông quan tâm.
Nguyễn Tuân hoạt động nghệ thuật trên nhiều phương diện: Viết truyện kí,
phê bình văn học, dịch thuật, diễn kịch,…. hăng hái tham gia vào hai cuộc
kháng chiến. Bằng ngòi bút tài hoa của mình ông đã có công đóng góp lớn

vào việc ngợi ca quê hương đất nước và con người Việt Nam trong chiến đấu,
sản xuất, xây dựng. Từ sau cách mạng tháng Tám, cũng như tất cả các đồng
nghiệp khác nhà văn Nguyễn Tuân từ đó có thêm một tư cách mới: Tư cách
chiến sĩ. Nhưng đó là trên đại thể. Nhìn kĩ thì thấy cách tồn tại của Nguyễn
Tuân trong văn học vẫn có chút gì khác thường và trong việc đưa tác phẩm
của ông đến với bạn đọc, con người ông vẫn có một vai trò như không hề thấy
ở các nhà văn cùng thời. Nguyễn Tuân đã giúp rất nhiều vào việc phổ biến
những bài kí viết về phi công Mỹ và nhiều loại đề tài khác, nhờ vậy điều ông


18
viết ra (tội ác và sự kém cỏi của địch; thế mạnh, thế tất thắng của ta) lại đến
với người đọc sâu sắc hơn. Có thể nói, cho đến lúc cuối đời Nguyễn Tuân đã
làm tròn sứ mệnh của một chiến sĩ, một cán bộ viết văn mà ông đã tự nguyện
mang tất cả tài năng và tâm huyết để thực hiện.
Nguyễn Tuân mất 28/7/1987 tại Hà Nội, ông được truy tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
1.1.2. Con người
1.1.2.1. Nguyễn Tuân là trí thức rất mực tài hoa uyên bác
Nét tài hoa của Nguyễn Tuân được thể hiện trong việc dựng người,
dựng cảnh, trong việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, trong những so sánh liên
tưởng táo bạo với những hình ảnh đẹp bất ngờ; uyên bác trong việc vận dụng
những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để làm phong phú và giàu có
thêm khả năng diễn tả của nghệ thuật văn chương. Ông luôn có ý thức vận
dụng tri thức của các ngành như hội họa, điêu khắc, điện ảnh, địa lí, lịch sử,
… để miêu tả hiện thực, sáng tạo hình tượng. Văn Nguyễn Tuân thường pha
chất khảo cứu, không chỉ giàu chất thẩm mĩ mà nội dung thông tin cũng
phong phú đa dạng.
Tài hoa, uyên bác cũng là những mĩ từ đẹp dùng để chỉ phong cách
nghệ thuật của Nguyễn Tuân - nét phong cách không thể trộn lẫn với bất cứ

nhà văn nào khác. Sự độc đáo ấy có được là nhờ môi trường, hoàn cảnh sống
và cả cá tính của con người, nhưng hơn hết cả vẫn là sự nghiêm túc sáng tạo
có trách nhiệm cao trong quá trình lao động nghệ thuật. Nguyễn Tuân là một
trong số ít những nhà văn có vốn hiểu biết sâu rộng am tường cả Hán học lẫn
Tây học, đặc biệt có lòng say mê thiết tha với tiếng Việt, không quản nhọc
nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác hiện tượng phong phú bộn bề nhằm
tìm ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động người đọc
nhiều nhất. Ông là một trong những bậc thầy của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại.


19
Nguyễn Tuân có một kho từ vựng phong phú mà ông đã cần cù tích lũy với
lòng yêu say mê tiếng Việt. Mà không phải chỉ tích lũy những từ sẵn có, ông
luôn luôn có ý thức sáng tạo từ mới và rất khéo léo trong việc dùng từ mới.
Có thể so sánh vốn từ vựng với người viết văn như nước đối với cá. Từ càng
giàu có người viết càng thả sức tung hoành. Đọc Nguyễn Tuân thấy ông như
con cá vùng vẫy thoải mái giữa hồ sâu nước cả là vì thế.
Vốn từ vựng ấy, trước cách mạng tháng Tám ông thường dùng để chơi
ngông với đời, hoặc đưa ra những cách nói năng oái oăm kì cục cốt để trêu
ghẹo thiên hạ hoặc đổ tràn ra mặt giấy để phô tài khoe chữ. Sau cách mạng
tháng Tám ông dùng vốn từ ngữ ấy để ngợi ca Tổ quốc, ngợi ca nhân dân và
để đánh địch.
1.1.2.2.Nguyễn Tuân - người trí thức sống đẹp, viết đẹp
Thưở nhỏ Nguyễn Tuân được nuôi dưỡng trong nền văn hóa cổ truyền
của dân tộc với những phong tục đẹp, những nề nếp, cách ứng xử giữa người
với người đầy nghi lễ và có văn hóa, với cách ăn ở vui chơi từ một thời xa
xưa đang tàn dần do thời thế đổi thay. Chính điều đó đã để lại dấu ấn sâu đậm
trong tâm hồn Nguyễn Tuân và đến khi ông cầm bút đã tạo nên cái nhìn độc
đáo của ông đối với con người và cuộc sống. Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ
suốt đời đi tìm cái đẹp. Nguyễn Đình Thi gọi ông là “người đi tìm cái đẹp, cái

thật”. Quả thật Nguyễn Tuân rất chú ý đến lối sống đẹp, nhân cách đẹp của
người cầm bút thậm chí coi trọng cái sống hơn cả nghệ thuật. Ông quan niệm
người cầm bút phải sống có tư cách không vì đồng tiền vì quyền lực bất nghĩa
mà quỳ gối. Ông có thói quen nhìn sự vật ở mặt mĩ thuật của nó, cố tìm ra ở
đó những gì nên họa nên thơ. Đó chính là cái nhìn mới mẻ, độc đáo có tính
chất phát hiện về con người và cuộc sống của Nguyễn Tuân, là bản chất
phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.
Trước cách mạng, vì bất hòa với thực tại không tìm thấy cái đẹp trong
thực tại, ông quay về tìm kiếm vẻ đẹp của một thời đã qua nay chỉ còn vang


×