Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen trên động vật thực nghiệm của cao sắn dây củ tròn di thực tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 74 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

MAI THỊ NGOAN
Mã sinh viên: 1101362

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG TĂNG CƢỜNG
HOẠT TÍNH ESTROGEN
TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
CỦA CAO SẮN DÂY CỦ TRÒN
DI THỰC TẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

MAI THỊ NGOAN
Mã sinh viên: 1101362

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG TĂNG CƢỜNG
HOẠT TÍNH ESTROGEN
TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
CỦA CAO SẮN DÂY CỦ TRÒN
DI THỰC TẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Đào Thị Vui
2. DS. Đặng Thị Vân Anh


Nơi thực hiện:
Bộ môn Dƣợc lực

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
PGS.TS. Đào Thị Vui - Bộ môn Dược lực-Trường Đại học dược Hà Nội
DS. Đặng Thị Vân Anh - Trường Đại học Y khoa Vinh.
Những người cô đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận. Các cô đã
dành nhiều thời gian và tâm huyết tận tình chỉ bảo, quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận. Các cô còn là tấm gương về tác phong làm việc và lối sống đạo đức cho
tôi noi theo.
Xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thu Hằng và các thầy cô, anh chị kỹ thuật
viên trong bộ môn Dược Lực trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ, hướng dẫn
tôi về điều kiện cũng như kỹ thuật để tôi có thể hoàn thành được nghiên cứu thực
nghiệm tại bộ môn.
Nhân dịp nà tôi cũng in gửi lời cảm ơn đến an giám hiệu c ng toàn thể các
thầ cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạ d và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong thời gian tôi học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự êu thương và biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn
bè đã luôn bên tôi, ủng hộ tôi và là ch dựa tinh thần của tôi khi gặp khó khăn trong
học tập cũng như trong cuộc sống.
Do thời gian làm thực nghiệm cũng như kiến thức của bản thân có hạn, khóa
luận nà c n có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp

của các thầ cô,

bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Mai Thị Ngoan


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN......................................................................................... 3
1.1. Estrogen và sự thiếu hụt estrogen ............................................................................. 3
1.1.1. Estrogen ................................................................................................................ 3
1.1.2. Sự thiếu hụt estrogen ............................................................................................. 5
1.2. Một số mô hình dược l nghiên cứu tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen ........ 10
1.2.1. In vitro ................................................................................................................. 11
1.2.2. In vivo .................................................................................................................. 13
1.3. Tổng quan về câ sắn dâ củ tr n ........................................................................... 16
1.3.1. Tên gọi ................................................................................................................. 16
1.3.2. Đặc điểm thực vật ............................................................................................... 17
1.3.3. Phân bố ............................................................................................................... 17
1.3.4. Bộ phận dùng ...................................................................................................... 17
1.3.5. Thành phần hóa học ............................................................................................ 18
1.3.6. Các nghiên cứu về cây sắn dây củ tròn............................................................... 18
CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 23
2.1. Đối tượng ................................................................................................................ 23
2.1.1. Nguyên liệu .......................................................................................................... 23
2.1.2. Liều sử dụng trong nghiên cứu ........................................................................... 24
2.1.3. Động vật th nghiệm ............................................................................................ 24

2.1.4.

ụng cụ, h

ch t nghi n cứu ............................................................................ 24

2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 25
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 25
2.2.2. Phương pháp nghi n cứu .................................................................................... 26
2.3. Xử l số liệu ............................................................................................................ 32


CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................ 33
3.1. Tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen của sắn dâ củ tr n trên chuột cống cái
non 33
3.1.1. Trên sự tăng trưởng tử cung ............................................................................... 33
3.1.2. Trên sự tăng trưởng buồng trứng........................................................................ 35
3.1.3. Trên sự tăng trưởng âm đạo................................................................................ 37
3.2. Tác dụng estrogen của sắn dâ củ tr n trên chuột cống cái trưởng thành cắt
buồng trứng .................................................................................................................... 40
3.2.1. Kiểm tra việc cắt buồng trứng............................................................................. 40
3.2.2. Tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen trên sự tăng trưởng tế bào biểu mô âm
đạo.......... ........................................................................................................................ 41
3.2.3. Tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen trên sự tăng trưởng khối lượng cơ
quan sinh dục phụ .......................................................................................................... 47
3.2.4. Tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen trên nồng độ estradiol máu ................ 53
3.3. àn luận .................................................................................................................. 54
3.3.1. Về tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen của cao sắn dây củ tròn trên chuột
cống cái non ................................................................................................................... 55
3.3.2. Về tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen của cao sắn dây củ tròn trên chuột

cống cái trưởng thành cắt buồng trứng ......................................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................................... 61
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 61
ĐỀ XUẤT ...................................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC

Bạch cầu

DMSO Dimethylsulfoxid
ER

Thụ thể estrogen (Estrogen receptor)

ERT

Liệu pháp thay thế estrogen (Estrogen replacement therapy)

EtOH

Ethanol

HPG

Trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục (Hypothalamic - pituitary gonadal)

KL


Khối lượng

MTT

3-[4,5-dimethylthiazol-2-yl]-2,5-diphenyltetrazolium bromide

NR

Thụ thể nhân (Nuclear receptor)

ONP

O-nitrophenol

ONPG

O-nitrophenyl-β-D-galactopyranoside

PM

Pueraria mirifica

PRT

Liệu pháp thay thế phytoestrogen (Phytoestrogen replacement therapy)

SD

Sinh dục


SDCT

Sắn dây củ tròn

YES

Mô hình sàng lọc estrogen trên các tế bào nấm men tái tổ hợp (Yeast
estrogen screening of recombinant yeast cells)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của cao sắn dây củ tròn lên sự tăng trưởng khối lượng tử cung
chuột cống cái non ....................................................................................................33
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của cao sắn dây củ tròn lên sự tăng trưởng khối lượng buồng
trứng chuột cống cái non ...........................................................................................36
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của cao sắn dây củ tròn lên sự tăng trưởng khối lượng âm đạo
chuột cống cái non ....................................................................................................38
Bảng 3.4: Ngà đầu tiên xuất hiện tế bào sừng trên các lô chuột thí nghiệm...........42
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của cao sắn dây củ tròn trên sự tăng trưởng tế bào biểu mô
âm đạo của chuột cống cái trưởng thành cắt buồng trứng ........................................43
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của cao sắn dây củ tròn trên phần trăm tế bào sừng âm đạo
của chuột cống cái trưởng thành cắt buồng trứng .....................................................46
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của cao sắn dây củ tròn lên sự tăng trưởng khối lượng tử cung
chuột cống cái trưởng thành cắt buồng trứng. ..........................................................48
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của cao sắn dây củ tròn lên sự tăng trưởng khối lượng âm đạo
chuột cống cái trưởng thành cắt buồng trứng. ..........................................................52
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của cao sắn dây củ tròn lên nồng độ estradiol máu của chuột
cái trưởng thành cắt buồng trứng sau 14 ngà điều trị..............................................53



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sự tha đổi nồng độ hormon trong chu kì kinh nguyệt. .............................4
Hình 1.2: Pueraria mirifica Airy Shaw & Suvat.; họ Đậu-Fabaceae ........................17
Hình 1.3: Cấu trúc hóa học của (a) miroestrol, (b) genistein, (c) puerarin và (d)
estradiol. ....................................................................................................................18
Hình 2.1: Cao bán thành phẩm Sắn dây củ tròn........................................................23
Hình 2.2: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu..........................................................................26
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình nghiên cứu tác dụng estrogen trên chuột cống cái non ...28
Hình 2.4: Sơ đồ quy trình nghiên cứu tác dụng estrogen trên chuột cống cái trưởng
thành cắt buồng trứng ................................................................................................31
Hình 3.1: Hình ảnh tử cung sau khi bóc tách trên chuột cống cái non. ....................34
Hình 3.2: Kiểm tra dịch tiết âm đạo trên chuột cắt buồng trứng. .............................41
Hình 3.4: Ảnh hưởng của cao sắn dây củ tròn trên sự tăng trưởng tế bào biểu mô âm
đạo trên chuột cống cái trưởng thành cắt buồng trứng .............................................45
Hình 3.4: Ảnh hưởng của cao sắn dây củ tròn trên phần trăm tế bào sừng âm đạo
của chuột cống cái trưởng thành cắt buồng trứng. ....................................................47
Hình 3.5: Ảnh hưởng của cao sắn dây củ tròn lên sự tăng trưởng khối lượng tử cung
chuột cống cái trưởng thành cắt buồng trứng. ..........................................................49
Hình 3.6: Hình ảnh tử cung sau khi bóc tách trên chuột cống cái trưởng thành cắt
buồng trứng. ..............................................................................................................50
Hình 3.7: Ảnh hưởng của cao sắn dây củ tròn lên nồng độ estradiol máu chuột cống
cái trưởng thành cắt buồng trứng. .............................................................................54


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Estrogen là hormon sinh dục được bài tiết chủ yếu từ buồng trứng trong chu kì
kinh nguyệt, đóng vai tr quan trọng đối với sự phát triển nữ giới. Estrogen làm

xuất hiện và duy trì các đặc tính nữ như phát triển về tầm vóc, dáng mềm mại, vai
hẹp, hông nở, giọng nói trong, phát triển tử cung, vòi trứng, âm đạo, tuyến vú [3].
Việc suy giảm nồng độ estrogen có thể gây ra rối loạn trên nhiều cơ quan trong cơ
thể như rối loạn kinh nguyệt, rối loạn vận mạch, rối loạn tiết niệu- sinh dục, rối loạn
tâm lý và nhận thức [5]. Do vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các thuốc mới có tác
dụng tăng cường hoạt tính estrogen có

nghĩa quan trọng giúp cải thiện các triệu

chứng liên quan đến việc suy giảm nội tiết tố nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn
kinh, cũng như cải thiện chức năng sinh dục ở các đối tượng có suy giảm hoạt động
và chức năng buồng trứng. Bên cạnh các hợp chất estrogen tổng hợp, gần đâ việc
tìm ra các phytoestrogen đang là hướng đi mới trong các liệu pháp bổ sung
estrogen. Người ta đã phát hiện các loài cây giàu phytoestrogen, trong đó nổi bật là
cây sắn dây củ tròn.
Sắn dây củ tròn tên khoa học là Pueraria mirifica phân bố ở vùng cao phía bắc
Thái Lan, Mianma. Ở Thái Lan, sắn dây củ tr n đã được sử dụng từ rất lâu với mục
đích làm thuốc bổ và làm đẹp cho phụ nữ. Từ thế kỷ 20, các nhà khoa học Thái Lan,
Nhật Bản, Anh đã tiến hành nghiên cứu các tác dụng cũng như thành phần của cao
chiết xuất từ củ sắn dây củ tròn. Cao sắn dây củ tr n được ác định có chứa các
phytoestrogen có tác dụng tương tự nội tiết tố nữ estrogen: kích thích sự phát triển
của các tuyến ngực và mô ngực do đó giúp ngực nở và săn chắc, chống lão hóa như
kích thích mọc tóc, chống bạc tóc sớm, giảm nếp nhăn và tàn nhang; giúp vóc dáng
eo thon, giảm ngu cơ béo phì và ung thư….[29].
Với tác dụng tốt và giá trị kinh tế cao, sắn dâ củ tr n được trồng di thực tại
Việt Nam. Tu nhiên, cũng như các loài câ thực vật khác, hoạt chất dược liệu phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu, dinh dưỡng, thổ nhưỡng, thời gian trồng, …. Liệu câ
trồng ở Việt Nam có giữ được tác dụng như ở bản địa, mức độ tác dụng như thế
nào? Để trả lời câu hỏi được đặt ra, đề tài thực hiện với 2 mục tiêu:



2

1. Đánh giá tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen trên chuột cống non
của sắn dây củ tròn.
2. Đánh giá tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen trên chuột cống cái
trưởng thành cắt buồng trứng của sắn dây củ tròn.


3

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN
Estrogen và sự thiếu hụt estrogen
1.1.1. Estrogen
1.1.1.1. Giới thiệu
Estrogen trong cơ thể gồm các chất: Estradiol, estron và estriol là các estrogen
được nhau thai và buồng trứng tiết ra, trong đó estradiol có hoạt tính mạnh nhất và
là sản phẩm bài tiết chính của buồng trứng. Ngoài ra tuyến thượng thận, gan, não,
mô mỡ và tinh hoàn tiết ra 1 lượng nhỏ. Estron và estradiol có thể được tổng hợp từ
estradiol và testosteron. Estradiol còn có trong thực vật hoặc được tổng hợp [2], [3].
1.1.1.2. Sự điều hò estrogen thông qu trục dưới đồi-tuyến y n-tuyến sinh dục
Các hormon sinh dục được điều hòa thông qua hệ thống trục v ng dưới đồi tuyến yên - tuyến sinh dục (HPG). Trước dậ thì, v ng dưới đồi tiết ít GnRH.
Tuyến ên cũng tiết ít hormon hướng sinh dục (FSH, LH), tăng tiết dần dần theo
thời gian khiến buồng trứng cũng dần dần tăng tiết estrogen. Khi v ng dưới đồi phát
triển hoàn thiện, tiết đầ đủ hormon GnRH, kích thích tuyến yên tiết FSH, LH và
cuối cùng buồng trứng cũng tiết đầ đủ các hormon sinh dục nữ làm tha đổi rõ rệt
niêm mạc tử cung dẫn đến kinh nguyệt, bắt đầu tuổi dậy thì [1].
Chu kì kinh nguyệt gồm có 4 pha: Pha nang trứng, pha rụng trứng, pha hoàng
thể, pha kinh nguyệt. Pha nang trứng (14 ngà đầu chu kì kinh nguyệt) bắt đầu khi
progesteron và estrogen ở mức thấp, gâ feedback âm tính lên v ng dưới đồi và

th

trước tuyến ên. V ng dưới đồi tiết GnRH, kích thích th

trước tuyến yên bài

tiết FSH và LH, kích thích nang phát triển. Tế bào nang trứng lớn lên, giải phóng
estrogen, làm dầy lên niêm mạc tử cung. Khi nồng độ estrogen tăng, gâ feedback
dương tính lên v ng dưới đồi và tuyến ên làm tăng tiết LH. Giữa chu kì (pha trứng
rụng), LH đạt đỉnh, kích thích trứng rụng, estrogen đạt đỉnh. Nang trứng vỡ, giải
phóng trứng vào vòi trứng. Sau đó, tu ến yên vẫn tiếp tục bài tiết FSH và LH. Dưới
tác dụng của LH, một ít tế bào hạt còn lại ở vỏ nang trứng vỡ được biến đổi thành
hoàng thể (pha hoàng thể). Hoàng thể tiếp tục bài tiết progesteron và estrogen. Dưới
tác dụng của estrogen, lớp niêm mạc tử cung tiếp tục được tăng sinh. Dưới tác dụng


4

của progesteron, niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị bởi estrogen ở giai đoạn trước
dày lên nhanh chóng và bài tiết dịch. Nếu trứng không được thụ tinh, hoàng thể tiêu
biến, nồng độ estrogen và progesteron đột ngột giảm xuống mức thấp, niêm mạc tử
cung bong ra, gây ra hiện tượng kinh nguyệt (pha kinh nguyệt). Mô, máu, trứng
không thụ tinh ra theo máu kinh. Giai đoạn này kéo dài 3 - 7 ngày [3] [47]. Đến thời
kì mãn kinh, buồng trứng đã su kiệt, đã quá giảm nhạy cảm trước sự kích thích của
FSH, LH, nên không còn tiết đủ các hormon sinh dục estrogen, progesteron và
không còn chu kì kinh nguyệt [1].

Hình 1.1: Sự thay đổi nồng độ hormon trong chu kì kinh nguyệt.

1.1.1.3. Tác dụng củ estrogen

Trên chức năng sinh dục, estrogen có vai trò quan trọng trong chu kì kinh
nguyệt. Ở nồng độ sinh lý, estrogen có tác dụng làm phát triển giới tính và cơ quan
sinh dục nữ như âm đạo, vòi trứng, nội mạc tử cung …; tạo nên các đặc tính thứ


5

phát của giới nữ như giọng nói thanh, vai nhỏ, ngực nở và điều hòa phân bố tạo
hình dáng phụ nữ, làm phát triển ương, tóc …
Ngoài ra, estrogen còn có các tác dụng khác như: tăng đồng hóa protid, ngăn
ngừa tiêu ương do ức chế tác dụng của hormon cận giáp và kích thích giải phóng
calcitonin, làm giảm LDL và tăng HDL - cholesterol nên có tác dụng ngăn ngừa ơ
vữa động mạch ở giai đoạn tiền và hậu mãn kinh, liều cao gâ tăng đông máu và
tăng kết dính tiểu cầu…[2].
1.1.1.4. Cơ chế hoạt động ở mức độ phân tử củ estrogen
Để tạo ra những tác dụng trên, estrogen hoạt động theo cơ chế gắn với
receptor trong tế bào đích. Có 2 loại thụ thể estrogen: ER-α và ER-β, cả 2 đều thuộc
thụ thể nhân (NR). ER-α được tìm thấy chủ yếu ở tinh hoàn, tế bào biểu mô tử cung,
tế bào ung thư vú,… ER-β được tìm thấy chủ yếu ở buồng trứng (tế bào hạt, tế bào
vỏ, thể vàng và noãn bào), ruột kết, não, ống Fallop, phổi, mô mỡ, thận, ương, tim,
bang quang, tuyến thượng thận, tinh hoàn và tuyến tiền liệt. Estrogen khuếch tán
qua màng tế bào để gắn với ER, tạo thành phức hợp hormon - receptor (H-R). Phức
hợp H-R sẽ gắn vào những vị trí đặc hiệu của phân tử ADN nhân, hoạt hóa sự sao
chép gen để tạo ra ARN thông tin (mARN). Sau khi được tạo thành, mARN sẽ
khuếch tán từ nhân ra bào tương và thúc đẩy quá trình dịch mã tại ribosom để tổng
hợp các protein mới, từ đó tạo ra các đáp ứng sinh học đặc biệt của hormon [3].
1.1.2. Sự thiếu hụt estrogen
1.1.2.1. Một số trường hợp thiếu hụt estrogen
Sự thiếu hụt estrogen có thể diễn ra trong nhiều giai đoạn khác nhau suốt cuộc
đời của phụ nữ. Khi bước vào tuổi dậy thì, estrogen có tác dụng làm phát triển cơ

thể, phát triển các đặc tính nữ như giọng nói thanh, ngực nở, phát triển ương,... Sự
thiếu hụt estrogen dẫn đến cơ thể chậm phát triển, chậm dậy thì, kinh nguyệt không
đều hoặc vô kinh. Sự thiếu hụt estrogen và vô kinh có thể liên quan đến suy dinh
dưỡng, thiểu năng cơ quan sinh dục (buồng trứng), thiểu năng v ng dưới đồi, thiếu
aromatase bẩm sinh (enzym chuyển hóa testosteron thành estrogen) hoặc kháng
estrogen (estrogen receptor đột biến) [48].


6

Khi người phụ nữ đến gi i đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, buồng trứng đã
suy kiệt, đã giảm nhạy cảm trước sự kích thích của FSH, LH, nên không còn tiết đủ
estrogen [1].
Dựa vào nguyên nhân gây suy giảm buồng trứng, có thể chia thành 2 loại: mãn
kinh tự nhiên và mãn kinh nhân tạo. Mãn kinh tự nhiên là sự ngừng kinh nguyệt
vĩnh viễn do buồng trứng mất khả năng tạo noãn. Mãn kinh tự nhiên được ác định
khi không còn kinh nguyệt nữa sau 12 tháng liên tiếp hoặc không do một nguyên
nhân sinh lý hay bệnh lý nào khác gây ra. Mãn kinh nhân tạo là tình trạng ngừng
kinh nguyệt sau khi cắt bỏ 2 buồng trứng, suy buồng trứng sau khi điều trị hóa chất,
phóng xạ.
1.1.2.2. Các rối loạn do sự thiếu hụt estrogen
Sự thiếu hụt estrogen có thể gây ra rối loạn trên nhiều cơ quan trong cơ thể
như rối loạn kinh nguyệt, rối loạn vận mạch, rối loạn tiết niệu - sinh dục, rối loạn
tâm lý và nhận thức.
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng thường gặp và rõ rệt nhất của phụ nữ khi
bước sang giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh [4].

ước sang giai đoạn tiền mãn


kinh, hoạt động của buồng trứng bắt đầu giảm xuống, số lượng nang noãn còn rất ít,
nồng độ estrogen bài tiết ra không đủ khă năng gâ bài tiết FSH và LH cần thiết để
phóng noãn. Không có hiện tượng phóng noãn, hoàng thể không được hình thành,
progesteron không được bài tiết trong giai đoạn sau của chu kì kinh nguyệt do vậy
không xuất hiện kinh nguyệt, chu kì kinh nguyệt không đều, kinh thưa hoặc vô
kinh.
Rối loạn vận mạch:
Rối loạn vận mạch là một trong những triệu chứng điển hình của giai đoạn tiền
mãn kinh - mãn kinh với các biểu hiện: bốc hỏa, ra mồ hôi đêm. Cơ chế của rối loạn
vận mạch được cho là có liên quan đến rối loạn chức năng điều nhiệt và mất cân
bằng các chất dẫn truyền thần kinh. Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy, thay
đổi nồng độ estrogen làm tha đổi nồng độ norepinerphrin và serotonin. Nồng độ


7

norepinerphrin và serotonin tăng lên gâ hạ thấp ngưỡng điều hòa nhiệt độ cơ thể
[49].
Rối loạn tiết niệu sinh dục:
Sự suy giảm nồng độ estrogen gây nên các biến đổi về cấu trúc, chức năng của
các cơ quan, bộ phận thuộc hệ thống tiết niệu - sinh dục, đặc biệt là các cơ quan như
âm đạo và niệu đạo. Với các biểu hiện là teo, khô, ngứa, rát, nhiễm khuẩn âm đạo.
ình thường, estrogen có tác dụng kích thích các tuyến của âm đạo phát triển, làm
biểu mô âm đạo tha đổi từ dạng khối sang dạng tầng. Cấu trúc biểu mô dạng tầng
vững chắc hơn, do vậ tăng khả năng chống đỡ của âm đạo với những chấn thương
và nhiễm trùng [3]. Khi thiếu estrogen, quá trình phân bào của các tế bào giảm, các
mô liên kết dưới biểu mô niêm mạc và các tuyến teo dần, phá vỡ cấu trúc dạng tầng
của biểu mô âm đạo. Âm đạo giảm tiết hoặc không tiết chất nhờn.
Các rối loạn tâm lý và nhận thức:
Những rối loạn tâm l như dễ cáu gắt, lo lắng, trầm cảm, khó chịu, mệt

mỏi…có thể xảy ra trong thời kì mãn kinh. Nguyên nhân của các triệu chứng này có
thể do nhiều yếu tố c ng tham gia như ảnh hưởng của rối loạn vận mạch, rối loạn
giấc ngủ, rối loạn sinh dục, tiếu niệu làm cho phụ nữ giai đoạn mãn kinh cảm thấy
mệt mỏi, dễ rơi vào trạng thái ức chế, trầm cảm.
Suy giảm trí nhớ, hay quên là những rối loạn nhận thức thường gặp ở tuổi mãn
kinh. Trên não, estrogen có tác dụng bảo vệ và dinh dưỡng tế bào thần kinh do đó
thúc đầy khả năng tăng trưởng, tự sửa chữa và tái tạo các tế bào thần kinh khi bị tổn
thương. Ngoài ra, estrogen còn hoạt động như một tác nhân chống viêm, bảo vệ
mạch máu khỏi tổn thương bởi các cytokin và các gốc tự do. Hơn thế, estrogen còn
kích thích giải phóng NO, gây giãn mạch và do đó giúp tăng tưới máu và cung cấp
dinh dưỡng cho não. Vì vậy, khi nồng độ estrogen giảm có thể làm giảm số lượng tế
bào thần kinh, giảm khối lượng não [33]. Não chủ yếu bị teo ở vùng hải mã và thùy
đỉnh là các khu vực liên quan chủ yếu tới bộ nhớ và nhận thức.


8

Rối loạn chuyển h

:

Thiếu hụt estrogen làm giảm khả năng tổng hợp protein tại các mô và cơ quan.
Da trở nên khô và nhiều nếp nhăn hơn do giảm sản xuất collagen lớp dưới da, làm
giảm độ căng chắc của da. Tóc trở nên khô, thưa và dễ rụng. Estrogen làm tích tụ
chất béo ở dưới da đ i và mông. Khi mãn kinh, nồng độ estrogen giảm xuống làm
tha đổi sự phấn bố mỡ trong cơ thể. Mỡ tập trung nhiều ở vùng bụng, tỷ lệ vòng
eo/mông tăng. Trọng lượng cơ thể một số phụ nữ tăng. Hậu quả của tăng cân có thể
dẫn tới ngu cơ đái tháo đường typ 2 [11].
1.1.2.3. Các bệnh thường gặp s u mãn kinh
Loãng xương:

Tại ương luôn diễn ra hai quá trình tạo ương và hủ

ương, được điều hòa

bởi hai loại tế bào chính: Tế bào sinh ương (tạo cốt bào – osteoblast) và các tế bào
hủ

ương (hủy cốt bào – osteoclast). Ở người trẻ tuổi, khi cơ thể đang phát triển,

hoạt động của các tạo cốt bào sẽ trội hơn hoạt động của các hủy cốt bào. Ở độ tuổi
25 - 40, tốc độ thoái hóa và hình thành ương luôn ở trạng thái cân bằng, giúp giữ
khối lượng của bộ ương ổn định. Từ 40 tuổi trở đi, cân bằng này bị phá vỡ. Ở phụ
nữ, estrogen được cho là một trong các yếu tố đóng vai tr quan trọng duy trì trạng
thái cân bằng này.
Hằng năm, theo sinh lý, ở tuổi trên 20, nam hay nữ đều mất đi 1% khối lượng
ương.

ước sang giai đoạn mãn kinh, tốc độ mất ương ở phụ nữ bắt đầu tăng

mạnh dần với tỷ lệ mất ương ấp xỉ 15%/năm trong v ng 5 - 10 năm sau mãn kinh
[49]. Loãng ương là giai đoạn cuối của quá trình mất ương. Loãng ương được
đặc trưng bởi khối lượng ương bị giảm, có những hư hỏng nhỏ trong cấu trúc
ương và hậu quả là phụ nữ mãn kinh dễ bị c ng lưng do ẹp đốt sống, dễ bị gãy
ương đặc biệt là các ương dài ở cổ tay, cổ ương đ i. Loãng ương thường tiến
triển một cách lặng thầm và nặng dần cho tới khi một chấn thương nhỏ cũng gâ ra


ương. Do đó, loãng ương thực sự là một vấn đề cần quan tâm đối với nhiều

phụ nữ khi bước sang tuổi mãn kinh.

Bệnh tim mạch:


9

Sau mãn kinh, ngu cơ mắc các bệnh tim mạch ở phụ nữ cao hơn nam giới.
Các rối loạn tim mạch thường gặp nhất là ơ vữa động mạch, tăng hu ết áp. Suy
giảm estrogen được cho là một trong các ngu ên nhân làm gia tăng các bệnh tim
mạch ở phụ nữ mãn kinh và sau mãn kinh. Estrogen có tác dụng làm giảm nồng độ
cholesterol LDL và tăng nồng độ cholesterol HDL trong máu; kích thích tế bào nội
mạc mạch vành sản xuất NO gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu lưu thông và các
chất dinh dưỡng nuôi tế bào cơ tim; ngăn ngừa hình thành các mảng ơ vữa động
mạch [22]. Do đó, su giảm estrogen làm gia tăng nồng độ LDL cholesterol trong
máu và ngu cơ ơ vữa động mạch; giảm sản xuất NO, gia tăng sức cản của long
mạch, giảm cung cấp máu cho các cơ quan nội tạng quan trọng như tim, não. Ngoài
ra, estrogen suy giảm có thể gây nên các rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là hiện tượng
kháng insulin, ngu cơ hình thành các bệnh về tim mạch như rối loạn lipid máu, đái
tháo đường, rối loạn chức năng nội mạc mạch máu, gia tăng ngu cơ hu ết khối và
viêm mạch máu,…
1.1.2.4. Điều trị
Mức độ của những rối loạn thời kì tiền mãn kinh - mãn kinh có thể khác nhau,
phụ thuộc vào từng đối tượng, tha đổi lối sống lành mạnh là điều cần thiết cho tất
cả các phụ nữ khi chuẩn bị bước sang giai đoạn này và việc điều trị bằng thuốc thực
sự là cần thiết khi các rối loạn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc
sống.
Chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp duy trì chức năng sinh l và chống lại các
tác động của stress và bệnh tật: Nhu cầu về năng lượng duy trì khoảng 1900
kcal/ngày, bổ sung đầ đủ vitamin, nước và khoáng chất, chế độ ăn giàu chất ơ,
hạn chế chất béo.

Th y đổi lối sống:
Tập luyện thể dục - thể thao phù hợp tình trạng sinh lý, sức khỏe, bên cạnh đó,
hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá; du trì thái độ sống


10

tích cực, tăng cường tham gia các hoạt động xã hội để giảm căng thẳng, duy trì tâm
lý tích cực, thoải mái.
Điều trị bằng thuốc: Bao gồm điều trị bằng liệu pháp hormon và điều trị h trợ
bằng các thuốc không có hoạt tính hormon.
- Điều trị bằng liệu pháp hormon: Là phương pháp bổ sung estrogen cho cơ thể
nhằm điều trị các rối loạn tiền mãn kinh - mãn kinh do thiếu hụt estrogen. Liệu pháp
hormon chia thành 2 loại chính: liệu pháp estrogen đơn độc (viên uống estrogen;
estrogen liên hợp (premarin); miếng dán estrogen; kem estrogen; estrogen âm
đạo;…) và liệu pháp estrogen phối hợp progesteron (estrogen liên hợp +
medro proesteron acetat, 17β-estradiol + norethindron,…) [21], [46].
- Điều trị h trợ:
Các thuốc h trợ điều trị rối loạn vận mạch: Clonidin, gabapentin, các thuốc
ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) và ức chế tái hấp thu serotonin-norepineprin
(SNRIs) [13], [23].
Các thuốc điều trị và dự ph ng loãng

ương: Calci và vitamin D, các

biphosphonat, calcitonin, parathyroid hormone (PTH), các thuốc tác dụng trên bộ
điều biến thụ thể estrogen chọn lọc SERMs (selective estrogen receptor
modulators), strontium ranelat [7].
Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên: Được chú ý nhiều nhất hiện nay là
thực vật chứa phytoestrogen. Các phytoestrogen có tác dụng tương tự estrogen nội

sinh, làm giảm các rối loạn tuổi mãn kinh, đặc biệt không gâ ung thư, các bệnh về
tim mạch như khi sử dụng liệu pháp hormon.
Một số mô hình dƣợc lý nghiên cứu tác dụng tăng cƣờng hoạt tính estrogen
Có nhiều mô hình đánh giá tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen, nhìn
chung có thể chia thành 2 nhóm chính: in vitro (nghiên cứu trong ống nghiệm) và in
vivo (nghiên cứu trên động vật thực nghiệm).
- Nghiên cứu in vitro:
 Mô hình theo dõi sự tăng trưởng số lượng tế bào MCF-7 (MCF-7
proliferation assay).


11

 Mô hình sàng lọc estrogen trên các tế bào nấm men tái tổ hợp (YES
assay).
- Nghiên cứu in vivo:
 Mô hình đánh giá tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen trên chuột cái
non.
 Mô hình đánh giá tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen trên chuột cái
trưởng thành cắt buồng trứng.
1.1.1. In vitro
1.1.1.1. Mô hình theo dõi sự tăng trưởng số lượng tế bào MCF-7
Nguyên tắc: Estrogen có tác dụng kích thích sự phát triển của dòng tế bào ung
thư vú MCF-7. Vì vậy, theo dõi sự gia tăng số lượng tế bào MCF-7 phụ thuộc
estrogen giúp ác định tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen [9], [45].
Cách tiến hành:
Nuôi cấy tế bào ung thư vú người MCF-7 trong môi trường dinh dưỡng phù
hợp [15], [25], [38]. Sau 3 - 4 ngày, chuyển tế bào sang môi trường dinh dưỡng mới
để tối ưu hóa điều kiện phát triển.
Chuẩn bị môi trường dung dịch thuốc thử, dung dịch chứng: Hòa tan thuốc thử

vào môi trường nuôi cấy được môi trường dung dịch thuốc thử [15]. Môi trường
dung dịch chứng là môi trường nuôi cấy.
Phân lập tế bào và nuôi cấy trong môi trường dung dịch thuốc thử, dung dịch
chứng: Tế bào MCF-7 được nuôi cấy ở trên được phân cắt tách riêng từng tế bào
đơn (bằng tr psin) sau đó cấ vào đĩa 96 giếng. Sau 24h, thay môi trường nuôi cấy
bằng môi trường thuốc đã chuẩn bị. Các đĩa được nuôi ở 37 0C, 5% CO2 trong 3
ngày [15], [38].
Tính toán kết quả bằng phương pháp MTT: Loại bỏ môi trường cũ, thu lấy tế
bào, rửa sạch bằng dung dịch đệm phosphat, thêm 3-[4,5-dimethylthiazol-2-yl]-2,5diphenyltetrazolium bromide (MTT). Sau đó đĩa được ủ ở 370C trong 4h. Loại bỏ
môi trường và MTT còn lại, thu được các tinh thể MTT-formazan. Các tinh thể này
được h a tan vào dimeth lsulfo id (DMSO). Sau 10 phút đo độ hấp thụ tại 560 nm.


12

Thông số đánh giá: Sự tăng trưởng số lượng tế bào được đánh giá bằng cách
so sánh độ hấp thụ của dung dịch thử so với dung dịch chứng [15], [25], [38].

Chất nghiên cứu được coi là có tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen khi làm tăng
tỷ lệ số lượng tế bào MCF-7 (>100%).
1.1.1.2. Mô hình sàng lọc estrogen tr n các tế bào n m men tái tổ hợp
Nguyên tắc: YES được tiến hành bằng cách chuyển receptor estrogen người
(hER) và yếu tố đồng hoạt hóa vào tế bào nấm men, khi gắn vào cơ chất, tương tác
với DNA dẫn đến sự biểu hiện của các gen đích ứng với cơ chất. Tác dụng tăng
cường estrogen được định lượng bằng mức độ biểu hiện của gen mã hóa enzym βgalactosidase, tức là làm tăng hoạt tính β-galactosidase [8], [27].
Cách tiến hành:
Chủng nấm men: Sacharom ces cerevisiae được chuyển plasmid hER (có 2
loại hERα, hERβ) và ếu tố đồng hoạt hóa (hTIF2, hSRC1).
Chuẩn bị môi trường nuôi cấy nấm men thích hợp tại 300C, rung lắc qua đêm.
Nuôi các tế bào nấm men tăng trưởng đến khi giá trị OD 600nm đạt từ 1,0 đến 2,0

[8], [27].
Nuôi cấ trong môi trường thuốc thử: Pha loãng dịch nấm men đến giá trị OD
600 nm là 0,03 trong môi trường chọn lọc thêm 50 μM CuSO4 để kích thích sản
xuất thụ thể, sau đó nuôi cấ trong các bình nón 50ml, đồng thời thêm thuốc thử, ủ
trong 18 h trong tủ nuôi cấy, lắc ở 300C [8], [27].
Đánh giá kết quả bằng phương pháp β-galactosidase: Sau khi ủ bệnh, pha
loãng dịch nấm men với môi trường chọn lọc thích hợp để giá trị OD 600 nm là
0,25. Tiến hành phản ứng beta-galactosidase như sau: D ng 100 μl dịch nấm men
(dịch và tế bào) chuyển sang đĩa 96 giếng có chứa hệ đệm Na-phosphat 0,1M pH
7.0 và 1mg/ml Z mol ase 20T (ez m để phá vỡ hoàn toàn tế bào), ủ 15 phút ở 370C
để phá tế bào. Tiếp đó, 40 μl cơ chất ONPG (4mg/ml o-nitrophenyl-β-Dgalactopyranoside trong Natri phosphat 0,1M; pH 7,0) được bổ sung, ủ phản ứng ở


13

30°C trong 30 phút. Khi màu vàng của o-nitrophenol (ONP) xuất hiện, dừng phản
ứng với 100 µl Na2CO3 1M. Đo độ hấp thụ OD tại 420 nm và 550 nm [8].
Thông số đánh giá: Hoạt tính β-galactosidase được tính theo đơn vị Miller [8].
Đơn vị Miller (nmol/phút/ml) = [(OD420 – 1,75 x OD550)] x V1/(T x V2 x
OD600 x 0,0045)
Trong đó, 420: bước sóng hấp thụ của ONP; 550: bước sóng tán sắc do tế bào
có trong h n hợp phản ứng; OD600: mật độ tế bào của dịch nấm men mang xác
định hoạt tính; T: thời gian thực hiện phản ứng (phút); V1: tổng thể tích phản ứng;
V2: thể tích dịch nuôi cấy tế bào mang thử hoạt tính; 0,0045: hệ số hấp thụ của
ONP ở bước sóng 420nm.
Chất nghiên cứu được coi là có tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen khi làm
tăng hoạt tính β-galactosidase so với mẫu chứng.
Nhận xét: Mô hình theo dõi sự gia tăng số lượng tế bào MCF-7 và mô hình
sàng lọc estrogen trên tế bào nấm men tái tổ hợp có ưu điểm là nhanh, do đó d ng
để nhanh chóng phát hiện các hợp chất có hoạt tính estrogen. Tuy nhiên, hạn chế

của mô hình in vitro là kết quả không thể áp dụng trực tiếp cho người bởi vì quá
trình trao đổi chất (hấp thu, phân bố, chuyển hóa) của estrogen và các hợp chất
giống estrogen khác với tế bào nấm men, tế bào MCF-7.
1.1.2. In vivo
1.1.2.1. Mô hình đánh giá tác dụng tăng cường estrogen tr n chuột cái non
Estrogen là hormon sinh dục nữ, có tác dụng phát triển cơ thể, phát triển và
du trì các đặc tính nữ. Trên lâm sàng, sự thiếu hụt estrogen làm trẻ chậm dậy thì,
chậm phát triển hoặc vô kinh. Vì vậy, trên thử nghiệm động vật, chuột cái non là
một trong những đối tượng nghiên cứu đánh giá tác dụng tăng cường estrogen. Trên
động vật non vì vẫn còn trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng (HPG) nên những
chất có hoạt tính estrogen có thể tác động lên trục HPG thay vì chỉ tác dụng lên
estrogen receptor [35]. Người ta đánh giá tác dụng tăng cường estrogen thông qua
sự tăng trưởng khối lượng các cơ quan sinh dục phụ theo phương pháp uterotrophic.


14

Nguyên tắc: Những chất có hoạt tính estrogen có tác dụng làm tăng khối lượng
của các cơ quan sinh dục phụ. Vì vậy mô hình chứng minh tác dụng estrogen thông
qua so sánh khối lượng cơ quan sinh dục phụ giữa lô dùng thuốc thử và lô chứng
sau thời gian điều trị [47].
Cách tiến hành: Chuột cái non được chia ngẫu nhiên thành các lô, cho uống
thuốc liên tục trong 3 ngà [28], [47]. Ngà thứ 4, giết chuột, bóc tách tử cung,
buồng trứng, âm đạo và cân nga trên cân phân tích. Sau đó tử cung, buồng trứng,
âm đạo được sấy trong tủ sấy 700C đến khối lượng không đổi.
Thông số đánh giá: Khối lượng cơ quan sinh dục phụ ướt/khô của lô thử so
với lô chứng [47]. Chất nghiên cứu được coi là có tác dụng tăng cường hoạt tính
estrogen khi làm tăng khối lượng cơ quan sinh dục phụ so với lô chứng.
Nhận xét: Đâ là mô hình kinh điển để đánh giá hoạt tính estrogen, khắc phục
được nhược điểm của các mô hình in vitro vì được thực hiện trên cơ thể sống, diễn

ra quá trình trao đổi chất; có thể bao phủ cả các chất có hoạt tính estrogen do tương
tác với trục HPG và các chất chỉ tác dụng lên estrogen receptor.
1.1.2.2. Mô hình đánh giá tác dụng tăng cường hoạt t nh estrogen tr n chuột cái
trưởng thành cắt buồng trứng
Sự thiếu hụt estrogen không chỉ có thể xảy ra ở trẻ em mà còn phổ biến ở phụ
nữ thời kì tiền mãn kinh - mãn kinh do buồng trứng đã su kiệt hay ở phụ nữ cắt bỏ
2 buồng trứng. Chuột cái trưởng thành cắt buồng trứng là đối tượng thí nghiệm mô
phỏng cho các trường hợp trên.
Nguyên tắc: Trên mô hình chuột cái trưởng thành cắt buồng trứng, việc cắt
buồng trứng đã làm mất chức năng trục dưới đồi-tu ến ên-buồng trứng, mất khả
năng sản sinh estrogen từ buồng trứng, dẫn đến hàm lượng estrogen nội sinh lưu
thông trong máu ở mức độ thấp. Do vậ , những tha đổi trên tử cung và âm đạo do
tác dụng của estrogen nội sinh được loại trừ. Những chất có hoạt tính estrogen có
tác dụng làm tăng khối lượng của các cơ quan sinh dục phụ (tử cung, âm đạo) [47].
Bên cạnh đó, những chất này có tác dụng kích thích biệt hóa tế bào biểu mô âm đạo
thành tế bào sừng [45]. Do vậ , đánh giá tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen của


15

các chất ngoại sinh thông qua các chỉ tiêu: sự tăng trưởng cơ quan sinh dục phụ, sự
tăng trưởng tế bào biểu mô âm đạo, nồng độ estradiol máu.
Cách tiến hành:
ước 1: Cắt buồng trứng: Chuột cái trưởng thành khỏe mạnh, tiến hành cắt
buồng trứng, sau đó nuôi hồi phục là ít nhất 14 ngà (đối với chuột cống), 7 ngày
(đối với chuột nhắt) [47].
ước 2: Lựa chọn chuột vào nghiên cứu: Chuột cắt buồng trứng hoàn toàn
được đưa vào nghiên cứu, chia ngẫu nhiên thành các lô.
ước 3: Cho chuột uống thuốc trong 1 thời gian nhất định.
ước 4: Đánh giá các chỉ tiêu.

- Đánh giá tr n sự tăng trưởng cơ qu n sinh dục phụ theo phương pháp
uterotrophic [47]. Ngà cuối c ng, giết chuột, bóc tách tử cung, âm đạo và cân ngay
trên cân phân tích. Sau đó tử cung, âm đạo được sấy trong tủ sấy 700C đến khối
lượng không đổi.
Thông số đánh giá: Khối lượng cơ quan sinh dục phụ (tử cung, âm đạo)
ướt/khô của lô thử được so sánh với lô chứng [47]. Chất nghiên cứu được coi là có
tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen khi làm tăng khối lượng cơ quan sinh dục
phụ so với lô chứng.
- Đánh giá tr n sự tăng trưởng tế bào biểu mô âm đạo [30], [37], [45]: Kiểm
tra dịch tiết âm đạo hằng ngày. Phết dịch tiết lên phiến kính và nhuộm bằng dung
dịch xanh methylen, quan sát dưới kính hiển vi, đánh giá sự có mặt của bạch cầu, tế
bào biểu mô có nhân và tế bào sừng.
Thông số đánh giá: Sự có mặt của các tế bào sừng là chất chỉ thị cho hoạt tính
estrogen. Chất nghiên cứu được coi là có tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen khi
trên vi trường quan sát có nhiều tế bào sừng.
- Đánh giá tr n nồng độ estradiol máu [6] [37]: Lấy máu vào khoảng thời gian
nhất định, li tâm lấy huyết thanh định lượng nồng độ estradiol trong huyết thanh.
Thông số đánh giá: nồng độ estradiol trong huyết thanh. Thuốc được coi là có
tác dụng estrogen khi làm tăng nồng độ hormon estrogen trong huyết thanh.


16

Nhận xét: Mô hình đánh giá tác dụng tăng cường estrogen trên chuột cái
trưởng thành cắt buồng trứng được coi là có độ nhạ cao hơn trên chuột cái non do
việc cắt buồng trứng đã làm mất chức năng trục dưới đồi - tu ến ên - buồng trứng,
mất khả năng sản sinh estrogen từ buồng trứng. Điều nà làm cho việc đánh giá tác
dụng tăng cường hoạt tính estrogen của các chất ngoại sinh được thuận lợi và chính
ác hơn. Đánh giá tác dụng tăng cường hoạt tính estrogen trên sự tăng trưởng các
cơ quan sinh dục phụ là công cụ hữu dụng để đánh giá hoạt tính estrogen, tuy nhiên

cũng có hạn chế như: giết động vật, không theo dõi sự tha đổi cân nặng tử cung
trong quá trình điều trị và sau điều trị. Đánh giá tác dụng tăng cường estrogen trên
sự tăng trưởng tế bào âm đạo khắc phục được hạn chế đó: không phải giết động vật,
có thể theo dõi được quá trình sau khi không dùng thuốc và kết quả thu được cũng
có độ nhạy cao [14]. Định lượng nồng độ estradiol máu đưa ra một cái nhìn trực
tiếp về tác dụng tăng cường estrogen, cách thực hiện đơn giản, thường thực hiện
cùng các chỉ tiêu đánh giá khác để thấ được mối liên hệ giữa nồng độ hormon và
sự tăng trưởng các cơ quan sinh dục phụ cũng như sự tăng trưởng tế bào âm đạo.
Tổng quan về cây sắn dây củ tròn
1.1.1. Tên gọi
Sắn dây củ tròn tên latinh là Pueraria mirifica Airy Shaw & Suvat.; họ Đậu
(Fabaceae). Tên đồng nghĩa: Pueraria candollei var. mirifica (Airy Shaw & Suvat.)
Niyomdham. Sắn dây củ tr n c n được gọi là Kwao Krua hay White Kwwao Krua
[29]. Tại Việt Nam, câ được gọi là Kwao Krua Trắng, Sắn dây củ tròn, Sâm tố nữ.


17

1.1.2. Đặc điểm thực vật
Kwao
trắng,

Krua

hiện

nay

được biết đến với
tên khoa học là

Pueraria
Airy

mirifica

Shaw

&

Suvat. là 1 loài
trong chi Pueraria
DC., thuộc họ Đậu
(Fabaceae),
Đậu

bộ

(Fabales),

phân lớp Hoa hồng

Hình 1.2: Pueraria mirifica Airy Shaw & Suvat.; họ ĐậuFabaceae

(Rosidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) [26].
Cây dây leo cứng, leo quanh các gốc cây lớn. Lá hình chân vịt, có 3 lá chét trên 1
cuống. Lá đơn, hình trứng, đỉnh nhọn. Hoa màu tím hơi anh, cụm hoa dài 30 cm,
mọc ở đầu cành. Hoa tương tự như hoa đậu, có 5 cánh. Cánh ở ngoài cùng lớn nhất,
hai cánh hai bên uốn cong, cái ở trong cùng bao bọc bầu hoa. Cây nở hoa vào tháng
2 đến tháng 3 và tạo quả vào tháng 4. Quả dài 3cm, rộng 7 mm. Quả già có vỏ màu
nâu, có lông, có 3-5 hạt [26]. Rễ củ có nhiều kích thước khác nhau. Bên ngoài trông

giống củ khoai lang, bên trong màu trắng, khi nếm có thể gâ đau đầu, chóng mặt.
Củ to hay nhỏ là phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thổ nhưỡng và thời gian trồng
[29], [40].
1.1.3. Phân bố
Tại Thái Lan, cây phân bố rộng rãi ở vùng rừng rụng lá cao khoảng 300 800m, phổ biến ở phía bắc, tâ , đông bắc [14]. Câ cũng được tìm thấy ở Mianma.
1.1.4. Bộ phận dùng
Rễ phơi ha sấy khô (Radix Puerariae mirificae).


×