Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Triển khai mô hình gây tăng lipid máu bằng poloxamer trên động vật thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 67 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TRANG
Mã sinh viên: 1101534

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH GÂY TĂNG
LIPID MÁU BẰNG POLOXAMER TRÊN
ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI- 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TRANG
Mã sinh viên: 1101534

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH GÂY TĂNG
LIPID MÁU BẰNG POLOXAMER TRÊN
ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. ThS. Nguyễn Thu Hằng
2. TS. Nguyễn Thùy Dương
Nơi thực hiện:
Bộ Môn Dược Lực


HÀ NỘI- 2016


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khóa luận, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
tất cả mọi người đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng thành kính và lời biết ơn sâu sắc tới ThS.
Nguyễn Thu Hằng, TS. Nguyễn Thùy Dương – giảng viên bộ môn Dược lực, Đại
học Dược Hà Nội, người thầy đã tin tưởng giao đề tài và tận tình hướng dẫn trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này tôi cũng xin được cảm ơn các thầy cô giáo, giảng viên, các anh
chị kỹ thuật viên và các bạn sinh viên nghiên cứu khoa học tại bộ môn Dược Lực đã
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành khóa luận.
Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, giảng viên, các phòng
ban, bộ môn của nhà trường đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm trong suốt 5 năm
học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên ủng hộ tôi trong
suốt quá trình học tập để đạt được kết quả tốt nhất.
Hà Nội- tháng 5, năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Trang


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................3
1.1.Tổng quan về bệnh rối loạn lipid máu. ..............................................................3

1.1.1.

Lipid máu và chuyển hóa lipoprotein .....................................................3

1.1.2.

Nguyên nhân và phân loại rối loạn lipid máu .........................................5

1.1.3.

Hậu quả của RLLPM ..............................................................................6

1.1.4.

Các thuốc điều trị RLLPM .....................................................................8

1.2. Tổng quan về các mô hình và phương pháp nghiên cứu thuốc điều trị rối loạn
lipid máu ................................................................................................................12
1.2.1.

Các mô hình in vivo đánh giá tác dụng của thuốc điều trị RLLPM .....12

1.2.2.

Các phương pháp in vitro đánh giá tác dụng của thuốc điều trị RLLPM
………………………………………………………………………..15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................20

2.2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu .........................................................................20
2.2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................20
2.2.3. Liều lượng sử dụng trong nghiên cứu ......................................................21
2.2.4. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................21
2.3. Xử lý số liệu ....................................................................................................25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..............................................................27
3.1. Triển khai mô hình gây tăng lipid máu bằng poloxamer 407 trên chuột cống
trắng .......................................................................................................................27


3.2. Triển khai mô hình gây tăng lipid máu bằng poloxamer 407 trên chuột nhắt
trắng .......................................................................................................................36
3.3. Thẩm định mô hình với simvastatin và fenofibrat..........................................43
3.4.

Bàn luận .......................................................................................................46

3.4.1. Kết quả triển khai mô hình gây tăng lipid máu bằng poloxamer 407 trên
chuột cống trắng .................................................................................................46
3.4.2. Kết quả triển khai mô hình gây tăng lipid máu bằng poloxamer 407 trên
chuột nhắt trắng ..................................................................................................49
3.4.3. Về kết quả thẩm định mô hình với simvastatin và fenofibrat ..................51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT......................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
P407

Poloxamer 407


RLLPM

Rối loạn lipid máu

VLDL

Lipoprotein tỷ trọng rất thấp

IDL-C

Lipoprotein tỷ trọng trung bình

LDL-C

Lipoprotein tỷ trọng thấp

HDL-C

Lipoprotein tỷ trọng cao

TC

Cholesterol toàn phần

TG

Triglycerid

CETP


Cholesteryl-estertransfer-protein

LCAT

Lecithin-cholesterol-acyltransferase

HL

Hepatic lipase

VXĐM

Vữa xơ động mạch


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
1.1

1.2

3.1

3.2

3.3

3.4


3.5

3.6

3.7

3.8

3.9

Tên bảng

Trang

Phân loại rối loạn lipid máu của Fredrickson (có bổ sung
của Tổ chức Y tế Thế giới- WHO).

5

Phân loại rối loạn lipid máu của EAS (European
Atherosclerosis Society)

6

Ảnh hưởng các mức liều poloxamer 407 trên chỉ số
cholesterol toàn phần huyết thanh chuột cống trắng

28

Ảnh hưởng các mức liều poloxamer 407 trên nồng độ

triglycerid huyết thanh chuột cống trắng.

31

Ảnh hưởng các mức liều poloxamer 407 trên nồng độ
LDL-cholesterol huyết thanh chuột cống trắng.

34

Ảnh hưởng các mức liều poloxamer 407 trên nồng độ
cholesterol toàn phần huyết thanh chuột nhắt trắng.

37

Ảnh hưởng các mức liều poloxamer 407 trên nồng độ
triglycerid huyết thanh chuột nhắt trắng.

38

Ảnh hưởng poloxamer 407 liều 600 mg/kg lên sự biến
thiên nồng độ cholesterol toàn phần máu theo thời gian.

39

Ảnh hưởng poloxamer 407 liều 600 mg/kg lên sự biến
thiên nồng độ triglycrerid máu theo thời gian.

41

Ảnh hưởng poloxamer 407 liều 600 mg/kg lên sự biến

thiên nồng độ LDL-cholesterol máu theo thời gian.

42

Tác dụng hạ cholesterol, triglycerid của simvastatin và
fenofibrat trên mô hình đã triển khai.

44


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Chuyển hóa lipid trong cơ thể.

4

1.2

Quá trình tiến triển của vữa xơ động mạch

8

2.1


Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

20

2.2

Sơ đồ thí nghiệm đợt 1

22

2.3

Sơ đồ thí nghiệm đợt 2- giai đoạn 1

23

2.4

Sơ đồ thí nghiệm đợt 2- giai đoạn 2

24

2.5

Sơ đồ thí nghiệm đợt 3

25

3.1


3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

Ảnh hưởng các mức liều poloxamer 407 trên chỉ số
cholesterol toàn phần huyết thanh chuột cống trắng

29

Ảnh hưởng các mức liều poloxamer 407 trên nồng độ
triglycerid huyết thanh chuột cống trắng.

32

Ảnh hưởng các mức liều poloxamer 407 trên nồng độ
LDL-cholesterol huyết thanh chuột cống trắng.

35

Ảnh hưởng poloxamer 407 trên sự biến thiên nồng độ
cholesterol toàn phần huyết thanh theo thời gian.


40

Ảnh hưởng poloxamer 407 trên sự biến thiên nồng độ
triglycerid huyết thanh theo thời gian.

41

Ảnh hưởng poloxamer 407 trên sự biến thiên nồng độ
LDL-cholesterol huyết thanh theo thời gian.

43

Tác dụng hạ cholesterol, triglycerid của simvastatin và
fenofibrat trên mô hình đã triển khai

45


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu (RLLPM) có thể được định nghĩa như sự tăng cholesterol
toàn phần, tăng LDL-cholesterol, tăng triglycerid, giảm HDL-cholesterol, các bất
thường này có thể xảy ra đơn lẻ hoặc phối hợp [18]. RLLPM là một yếu tố nguy cơ
thúc đẩy sự phát triển của các mảng vữa xơ động mạch, mà hậu quả là các biến cố
tim mạch [13]. Bệnh lý tim mạch là nguy cơ tử vong hàng đầu ở hầu hết các nước
phát triển và nhiều nước đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) tăng cholesterol máu đóng góp 56% các trường hợp bệnh lý tim mạch trên
toàn cầu, là nguyên nhân của 4,4 triệu các trường hợp tử vong mỗi năm [49].

Những thay đổi xã hội và thói quen cá nhân, sự đô thị hóa, chế độ ăn giàu
chất béo và giảm vận động khiến RLLPM ngày càng phổ biến ở các khu vực đô thị
cũng như nông thôn. Trong khi tại các nước phát triển, RLLPM có xu hướng giảm,
ở các nước đang phát triển lại có xu hướng tăng [67]. Các nghiên cứu dịch tễ ở Việt
Nam cũng cho thấy, RLLPM tại Việt Nam có xu hướng tăng lên, đòi hỏi sự quan
tâm trong chẩn đoán và điều trị [3], [15].
Hiện nay, phương pháp điều trị rối loạn lipid máu chủ yếu là kiểm soát chế
độ ăn uống, tập luyện phối hợp với thuốc hạ lipid máu. Các thuốc hạ lipid máu có
nguồn gốc hóa dược được sử dụng bao gồm các dẫn chất của statin, các nhựa gắn
acid mật (resin) và các fibrat, acid nicotinic, dầu cá... [13]. Hạn chế lớn nhất của các
thuốc này là tác dụng không mong muốn, khả năng dung nạp thuốc xảy ra khi điều
trị và nguy cơ tương tác thuốc bất lợi. Thêm vào đó, giá thành cao cũng là vấn đề
cần quan tâm khi bệnh nhân sử dụng thuốc hàng ngày trong một thời gian dài, đặc
biệt tại những nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, việc sử dụng các thuốc
và sản phẩm có nguồn gốc dược liệu được coi là hướng tiếp cận tiềm năng trong
điều trị rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, để sử dụng các thuốc nguồn gốc dược liệu
như liệu pháp hỗ trợ, cần phải đánh giá tác dụng hạ lipid máu của các dược liệu này
một cách toàn diện bằng các mô hình dược lý thực nghiệm.
Tại Việt Nam, các mô hình đánh giá tác dụng hạ lipid máu chưa nhiều. Tập
trung chủ yếu vào các mô hình gây tăng bằng các chất gây tăng theo cơ chế ngoại


2

sinh như mô hình gây tăng bằng chế độ ăn giàu chất béo, giàu cholesterol [1]. Việc
gây tăng bằng chế độ ăn giàu cholesterol đã được chứng minh có thể gây tăng được
lipid máu. Tuy nhiên chỉ 30% cholesterol có nguồn gốc từ thức ăn, 70 % còn lại
được gan tổng hợp có nguồn gốc nội sinh [5]. Do vậy, việc gây tăng bằng chế độ ăn
thường mất thời gian, tốn kém, mức gây tăng thường không cao, không phù hợp với
mục đích sàng lọc. Trên thế giới mô hình gây tăng bằng các chất gây tăng theo cơ

chế nội sinh (kích thích gan tăng tổng hợp cholesterol) thường hay được áp dụng
hơn để sàng lọc các thuốc có tác dụng hạ lipid máu. Các mô hình này đã được
chứng minh có khả năng gây tăng mạnh lipid máu trong thời gian ngắn, thuận tiện
và tiết kiệm được chi phí, phù hợp để sàng lọc và đánh giá các thuốc hạ lipid máu.
Trong các chất gây tăng theo cơ chế nội sinh, poloxamer 407 được sử dụng khá phổ
biến, hiệu quả gây tăng cao, không gây độc tính cho động vật thực nghiệm [22],
[35], [49].
Từ thực tế trên, chúng tôi đề xuất nghiên cứu đề tài: “Triển khai mô hình gây
tăng lipid máu bằng poloxamer trên động vật thực nghiệm” với hai mục tiêu:
- Khảo sát khả năng gây tăng lipid máu của poloxamer 407 trên chuột cống trắng và
chuột nhắt trắng.
- Thẩm định mô hình với simvastatin và fenofibrat.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về bệnh rối loạn lipid máu.

1.1.1. Lipid máu và chuyển hóa lipoprotein
Cholesterol và triglycerid là các thành phần lipid máu, đóng vai trò quan
trọng trong cơ thể. Do đặc tính của lipid là không tan trong nước nên để tuần hoàn
trong huyết tương chúng phải kết hợp với các protein dưới dạng phức hợp phân tử
lớn gọi là lipoprotein [5]. Có 5 loại lipoprotein khác nhau về tỷ trọng: chylomicron,
lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL), lipoprotein tỷ trọng trung bình (IDL),
lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) với vai trò, chức
năng khác nhau trong con đường chuyển hóa lipoprotein [5], [4], [61].
Trong cơ thể, lipoprotein được sinh tổng hợp theo 2 con đường: con đường

ngoại sinh và con đường nội sinh.
- Con đường ngoại sinh liên quan đến lipid do thức ăn đưa vào: Sau khi ăn thức ăn
giàu chất béo, triglycerid và cholesterol được hấp thu vào tế bào ruột dưới dạng acid
béo và cholesterol tự do rồi được tái este hóa, sát nhập và vận chuyển bởi phân tử
chylomicron theo bạch huyết vào tuần hoàn. Trong máu, lipoprotein lipase thủy
phân triglycerid của chylomicron thành acid béo cung cấp cho mô, phần còn lại là
chylomicron tồn dư bị gan thâu tóm.
- Con đường nội sinh liên quan đến lipid được tổng hợp tại gan: VLDL được tổng
hợp ở gan, vận chuyển trong máu phần triglycerid (TG) bị thủy phân bởi lipoprotein
lipase tạo acid béo cung cấp cho mô, phần còn lại là VLDL tồn dư hay IDL.
Khoảng một nửa IDL được chuyển hóa ở gan, phần còn lại tiếp tục bị thủy phân
phần TG thành acid béo cho mô, trở thành LDL. LDL bị thâu tóm bởi tương tác với
receptor LDL màng tế bào, cung cấp cholesterol cho mô [5].
Ba enzym vận chuyển ngược cholesterol (RCT): cholesteryl-estertransferprotein (CETP), lecithin-cholesterol-acyltransferase (LCAT), và hepatic lipase (HL)
cùng với HDL-C chịu trách nhiệm vận chuyển cholesterol dư thừa từ mô ngoại vi
về gan thải trừ vào mật [60]. Tại huyết tương, HDL-C gắn và hoạt hóa đặc hiệu


4

LCAT, ester hóa cholesterol tự do ở bề mặt, cholesterol este được chuyển vào lõi
HDL mới sinh tạo HDL mới. Tiếp đó, enzym CETP trung gian vận chuyển một
triglyceride của LDL, VLDL hoặc chylomicron để trao đổi một cholesterol este với
HDL. Cuối cùng, enzym hepatic lipase tạo ra IDL từ LDL và biến đối HDL2 thành
HDL3 trở về gan. Vì vậy cholesterol của HDL-C được coi là cơ chế chống vữa xơ
động mạch quan trọng nhất.

Chuyển hóa ngoại sinh

Chuyển hóa nội sinh


Hình 1.1. Chuyển hóa lipid trong cơ thể
Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và thoái hóa lipid được điều hòa
bởi nhiều cơ chế và phụ thuộc vào nhu cầu cơ thể, nhờ đó mà duy trì được sự ổn
định hàm lượng lipid và lipoprotein trong máu [5], [2]. Khi có sự bất thường, sẽ dẫn
đến hội chứng rối loạn lipoprotein hay rối loạn lipid máu [2].


5

1.1.2. Nguyên nhân và phân loại rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu (RLLPM) có thể được định nghĩa như sự tăng cholesterol
toàn phần, tăng LDL-cholesterol, tăng triglycerid, giảm HDL-cholesterol, các bất
thường này có thể xảy ra đơn lẻ hoặc phối hợp.
Rối loạn lipid máu gồm hai loại: rối loạn lipid máu nguyên phát và rối loạn
lipid máu thứ phát.

1.1.2.1. Rối loạn lipid máu nguyên phát
Rối loạn lipid máu nguyên phát có nguyên nhân chủ yếu do rối loạn di
truyền. Rối loạn di truyền có thể gây ra do quá nhiều hay thiếu hụt các lipoprotein
như LDL, lipoprotein(a), lipoprotein tồn lưu, lipoprotein giàu triglyceride (gồm
chylomicron, chylomicron tồn lưu và VLDL), hay HDL [18].
Đã có nhiều cách phân loại về RLLPM nguyên phát dựa vào thành phần lipid
máu hay các thành phần lipoprotein máu. Có phân loại chú ý vào sự mô tả tình
trạng RLLPM, có phân loại hướng vào việc xử trí trong thực hành lâm sàng. Phân
loại của Fredrickson có tính chất mô tả tình trạng RLLPM. Tuy nhiên, phân loại này
thiếu thành phần quan trọng của RLLPM là HDL-C và tương đối khó áp dụng trong
thực hành lâm sàng. Trong khi, phân loại của De Gennes, hiệp hội tim mạch Châu
Âu đơn giản hơn và dễ áp dụng trên lâm sàng hơn. Hiện tại, trong thực hành lâm
sàng cũng như trong khuyến cáo của các nước, RLLPM được xem xét từng thành

phần và tập trung vào LDL-C, TG, HDL-C. Khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt
Nam 2008 sử dụng phân loại RLLPM sau [13]:
Bảng 1.1. Phân loại rối loạn lipid máu của Fredrickson (có bổ sung của Tổ
chức Y tế Thế giới- WHO)
Type
Thành

I
phần

IIa

Chylomicron LDL

tăng

III

IV

VLDL,

IDL

VLDL Chylomicron

LDL

lipoprotein tăng
Thành phần lipid


IIb

TG

TC

V

VLDL

TC, TG TC,
TG

TG

TC


6

Bảng 1.2: Phân loại rối loạn lipid máu của EAS (European Atherosclerosis Society)
Loại

Thành phần lipoprotein tăng
Thành phần lipid tăng

Tăng

Tăng


Thể tăng

cholesterol

triglyceride

kết hợp

LDL

VLDL

LDL+ VLDL

TC

TG

TC+ TG

1.1.2.2. Rối loạn lipid máu thứ phát
Rối loạn lipid máu thứ phát thường xảy ra do hậu quả của chế độ ăn không
hợp lý, do những rối loạn chuyển hóa, bệnh lý hoặc do thuốc.
Một số nguyên nhân gây tăng triglycerid: chế độ ăn rất ít chất béo, ăn nhiều
carbohydrat tinh chế hoặc uống quá nhiều rượu; sử dụng các thuốc estrogen đường
uống, glucocorticoid, acid mật, thuốc ức chế protease, acid retioic, steroid đồng hóa,
sirolimus, raloxifen, tamoxifen, ức chế beta (trừ carvedilol), thiazid; các rối loạn
hay thay đổi chuyển hóa như đái tháo đường, suy giáp, béo phì, thời kỳ mang thai
kỳ; do bệnh lý: hội chứng thận hư, suy thận mãn, loạn dưỡng mỡ.

Một số nguyên nhân gây tăng LDL-cholesterol: do chế độ ăn giàu chất béo
bão hòa; do sử dụng các thuốc lợi tiểu, cyclosporin, glucocorticoid, amiodarone; do
các rối loạn và thay đổi chuyển hóa như suy giáp, béo phì, thời kỳ thai kỳ; do bệnh
lý tắc mật, hội chứng thận hư [18].
Một số nguyên nhân gây tăng cholesterol: chế độ ăn giàu chất béo bão hòa;
do rối loạn chuyển hóa như béo phì; do bệnh lý hội chứng thận hư, suy giáp, đái
tháo đường, bệnh gan tắc nghẽn.
Một số nguyên nhân gây giảm HDL-cholesterol: do lối sống hút thuốc lá,
lười vận động thể lực; do sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm quá dài; do rối loạn
chuyển hóa như béo phì; do bệnh lý đái tháo đường [12].

1.1.3. Hậu quả của RLLPM
Theo WHO, bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu hiện nay. Vào
năm 2012, ước tính khoảng 17,5 triệu người chết vì bệnh tim mạch, chiếm 31% ca
tử vong trên thế giới. Trong đó có 7,4 triệu là do bệnh mạch vành và 6,7 triệu là do


7

đột quỵ mà nguyên nhân chủ yếu là do các mảng vữa xơ động mạch gây tắc nghẽn
chặn dòng máu cung cấp cho tim hoặc não [63].
- Mối liên quan giữa RLLPM và bệnh vữa xơ động mạch
RLLPM là một trong những yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và phát
triển của VXĐM [13]. Trong cơ chế bệnh sinh VXĐM, RLLPM là một trong các
yếu tố gây tổn thương lớp tế bào nội mô dẫn đến mất chức năng bảo vệ thành mạch,
là bước đầu tiên khởi phát hình thành xơ vữa. Sau khi huyết khối và tổ chức xơ hình
thành tại chỗ, lipoprotein tiếp tục xâm nhập vào thành mạch máu, tại đây LDL bị
biến đổi sau đó được thâu tóm bởi đại thực bào tạo tế bào bọt, cùng với sự lắng
đọng theo thời gian dẫn đến hình thành mảng VXĐM [10], [7], [24]. Các
lipoprotein gây xơ vữa gồm LDL, IDL, chylomicron tồn dư, VLDL tồn dư, LDL

nhỏ đặc (sdLDL), lipoprotein (a), LDL bị oxy hóa [24], [16]. Trong khi HDL cùng
ba enzym vận chuyển ngược cholesterol (RCT) chịu trách nhiệm vận chuyển
cholesterol dư thừa từ mô ngoại vi về gan thải trừ là một yếu tố chống VXĐM [16],
[60].
Từ sau những công trình nghiên cứu lớn về dịch tễ học ở Framingham cho
thấy các bệnh nhân có tăng cholesterol, LDL-C hoặc triglycerid máu dễ có vữa xơ
động mạch, các bệnh VXĐM có rối loạn lipid máu dễ có tai biến tim mạch nguy
hiểm [9].
- VXĐM và bệnh tim mạch xơ vữa
Vữa xơ động mạch là một bệnh diễn tiến chậm, âm thầm và thường không có
dấu hiệu ban đầu đến khi động mạch bị hẹp một cách trầm trọng hoặc bị tắc hoàn
toàn một hay nhiều động mạch.
Triệu chứng phụ thuộc vào động mạch bị tổn thương: VXĐM vành giảm
cung cấp máu nuôi tim gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. VXĐM cảnh giảm
cung cấp máu lên não gây đột quỵ. VXĐM thận giảm cung cấp máu đến thận gây
tổn thương thận mạn tính. VXĐM ngoại biên giảm cung cấp máu chân tay gây triệu
chứng đau chân vị trí ở bắp chân, đùi và mông ở một hoặc cả hai chân [7], [67].


8

Hình 1.2. Quá trình tiến triển của vữa xơ động mạch
Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh, nguy cơ tử vong
và thương tật do bệnh động mạch vành gắn liền với tỷ lệ tăng cholesterol máu.
Ngược lại, có ít nhất là 8 công trình nghiên cứu lớn từ năm 1994 đến 2004 chứng
minh điều trị RLLPM sẽ làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh động mạch vành
[13], [9].

1.1.4. Các thuốc điều trị RLLPM
Hiện nay, phương pháp điều trị rối loạn lipid máu chủ yếu là thay đổi lối

sống và thuốc điều trị. Tùy theo mức độ RLLPM mà quyết định là chỉ sử dụng
phương pháp thay đổi lối sống hoặc kết hợp cả thay đổi lối sống và dùng thuốc [13].
Thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn uống, giảm cân và tập thể dục, bỏ thói quen
xấu như uống rượu, hút thuốc lá là phương pháp lựa chọn đầu tiên để hạ lipid, rất
cần thiết để giảm nguy cơ tim mạch [46]. Nghiên cứu tiến hành trên hai nhóm bệnh
nhân cho kết quả như sau: khi kết hợp tập thể dục với chế độ ăn giảm chất béo làm
giảm LDL-C 7-15 % và TG 4-18%, tăng HDL-C 5-14% hoặc tập thể dục với chế
độ bổ sung dinh dưỡng (dầu cá, yến mạch, sterol thực vật) giảm LDL-C 8-30 % và
triglyceride 12-39%, tăng HDL-C 2-8% [51]. Tuy nhiên, các biện pháp này thường


9

không đủ để đạt được các mục tiêu lipid trên bệnh nhân có nguy cơ cao. Trong
trường hợp đó thường phải điều trị bằng thuốc hạ lipid máu [41], [46].
Dựa vào đích tác dụng, phân loại thuốc điều trị RLLPM hiện nay thành 2
nhóm chính [4] :
- Thuốc tác động lên cholesterol nội sinh
+ Ức chế HMG CoA reductase: các statin (lovastatin, simvastatin, pravastatin,
fluvastatin, atorvastatin, rosuvastatin và pitavastatin)
+ Kích hoạt lipoprotein lipase: các fibrate (clofibrat, fenofibrat, benzafibrat,
ciprofibrat, gemfibril).
+ Nicotinic acid: cơ chế chưa biết hoàn toàn
- Thuốc tác động lên cholesterol ngoại sinh
+ Ức chế hấp thu cholesterol: ezetemib
+ Nhựa gắn acid mật (resin): cholestyramine, colesevelam, cholestipol.
- Các thuốc khác: probucol, dioparin, acid oxiniacic, benfluorex…

1.1.4.1. Các statin
Năm 1978, nhóm nghiên cứu của Endo công bố phát hiện mevastatin thuốc

statin đầu tiên, khi nghiên cứu cách thức một số loại nấm (ergosterol) bảo vệ mình
chống lại những tác nhân khác [46]. Trong cơ thể người, HMG-CoA reductase là
enzym chủ chốt trong quá trình tổng hợp cholesterol từ acetyl CoA. Statin có cấu
trúc tương tự HMG-CoA reductase ức chế cạnh tranh với enzym này nên ức chế
trực tiếp sinh tổng hợp cholesterol. Ngoài ra, statin còn gián tiếp điều chỉnh thụ thể
LDL-C thu hồi cholesterol từ máu về gan [4], [9], [6].
Nhờ vậy, statin làm giảm cholesterol và LDL-C là chính, gây tăng nhẹ HDLC, giảm nhẹ đến vừa triglycerid, VLDL tùy thuộc vào liều dùng cụ thể: giảm LDLC: 18-55%, giảm triglyceride: 7-30%, tăng HDL-C: 5 - 15% [13].
Trong số các thuốc điều trị RLLPM, statin có vai trò vượt trội, là lựa chọn
đầu tay cho bệnh có nguy cơ cao không đạt được mục tiêu LDL-C khi thay đổi lối
sống [18], [27], [13]. Statin được chỉ định trong điều trị rối loạn lipoprotein máu các
typ IIa, IIb. Dự phòng nguyên phát và thứ phát biến cố mạch vành [4], [6].


10

Những lưu ý khi sử dụng:
- Độ mạnh yếu khác nhau của các statin phụ thuộc loại statin và liều lượng:
ACC/AHA xác định cường độ của liệu pháp statin dựa trên tỉ lệ phần trăm hạ LDLC so với mức ban đầu [18].
- Phần lớn các statin chuyển hóa bước 1 qua gan (trừ pravastatin và rosuvastatin) do
đó có thể xảy ra tương tác khi dùng cùng các thuốc ức chế hoặc hoạt hóa enzym
chuyển hóa thuốc. Các statin cũng có tỷ lệ gắn với protein huyết tương cao (>90%)
lưu ý tương tác với các thuốc có tỷ lệ gắn với protein huyết tương cao và khoảng
điều trị hẹp [4], [6], [9].
- Tác dụng không mong muốn trên cơ vân: thể hiện bằng đau cơ, yếu cơ. Có thể kết
hợp cùng suy thận cấp gây tử vong chủ yếu xảy ra trong trường hợp tương tác
thuốc, phối hợp thuốc cùng độc tính [4], [6], [9].
1.1.4.2. Các fibrat
Các fibrat là chất chủ vận thụ thể PPAR, kích hoạt thụ thể làm tăng biểu hiện
của lipase lipoprotein tăng thủy phân TG trong chylomicron và VLDL làm giảm
VLDL, TG máu. Ngoài ra, các fibrat làm giảm dòng acid béo về gan, ức chế acetyl

–CoA carboxylase tại gan gây giảm tổng hợp VLDL; giảm apoC-III gây giảm
VLDL, tăng apoA-I và –II làm tăng nồng độ cholesterol HDL.
Thuốc gây giảm LDL-C: 5-20%, giảm TG: 20-50%, tăng HDL-C: 10-20%
[13].
Thuốc được chỉ định điều trị rối loạn lipoprotein các typ IIa, IIb, III, IV và V
[52], [4], [9]. Fibrat là lựa chọn điều trị hàng đầu với triglycerid máu cao (>10
mmol/l) hoặc người không dung nạp statin [6].
Những lưu ý khi sử dụng:
- Tác dụng không mong muốn thường gặp trên tiêu hóa, tăng aminotransferase gan
(thường liên quan đến liều), đau lưng…
- Liên kết với protein huyết tương mạnh, tranh chấp vị trí với các chất kháng
vitamin K nên trong trường hợp phải dùng 2 thuốc này đồng thời cân giảm liều các
chất kháng vitamin K xuống 1/3 để tránh nguy cơ chảy máu.


11

- Phối hợp statin có thể gây viêm cơ nặng, tiêu cơ ở một số trường hợp.
- Nếu bệnh nhân có albumin huyết tương thấp như trong bệnh thận hư, sẽ có tăng
nồng độ acid fibric tự do dễ xảy ra tai biên nhất là tăng các men gan, vì vậy cần
giảm liều thuốc dùng [4], [13].
1.1.4.3. Acid nicotinic
Cơ chế của thuốc chưa biết hoàn toàn, có thể do ức chế ly giải mỡ ở mô mỡ,
giảm ester hóa TG tại gan, tăng hoạt lipoprotein lipase [13].
Thuốc gây tăng HDL đây là tác dụng rõ nhất 15 - 35% ngoài ra thuốc làm
giảm LDL-C 5 - 25%, giảm TG 20 - 50%[13].
Thuốc chỉ định trong các trường hợp tăng lipoprotein typ II, III, IV và V [4].
Rối loạn tiêu hóa gặp ở 15% bệnh nhân dùng thuốc. Tương tác thuốc với
statin, gemfibrozil, tương tác với warfarin làm tăng kháng đông [13]:
1.1.4.4. Nhựa gắn acid mật

Thuốc tạo phức chelat với acid mật, ngăn cản việc nhũ hóa lipid ở ruột dẫn
đến giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid qua phân. Đồng thời ức chế chu kỳ gan- ruột
làm giảm lượng acid mật, dẫn đến hoạt hóa enzym hydroxylase ở gan tăng tổng hợp
acid mật từ cholesterol [4], [13].
Do đó, thuốc có tác dụng: giảm LDL-C: 15 - 30%; không ảnh hưởng lên TG;
tăng HDL-C: 3 - 5% [13].
Thuốc được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân tăng cholesterol máu, tăng
lipoprotein typ IIa [4].
Khi sử dụng nhựa gắn acid mật có thể gặp tác dụng không mong muốn rối
loạn tiêu hóa như táo bón, đầy bụng; ngoài ra thuốc làm giảm hấp thu các thuốc
khác, giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu (A,D, E, K) [4].
1.1.4.5. Thuốc ức chế hấp thu cholesterol
Gắn vào rìa bàn chải tế bào ruột non, ezetimibe ức chế hấp thu cholesterol
một cách chọn lọc [13], [4].
Thuốc gây giảm LDL-C: 18%, giảm nhẹ TG và tăng nhẹ HDL-C. Dùng
chung với statins làm giảm LDL-C tốt hơn [13].


12

Trong điều trị nên phối hợp ezetimibe với statin liều thấp có tác dụng hiệp
đồng trên cholesterol và giảm tác dụng phụ, đặc biệt tiêu cơ vân của các statin [4],
[13].
1.2. Tổng quan về các mô hình và phương pháp nghiên cứu thuốc điều trị rối
loạn lipid máu
1.2.1. Các mô hình in vivo đánh giá tác dụng của thuốc điều trị RLLPM
Để đánh giá được tác dụng hạ lipid máu của thuốc cần tiến hành nghiên cứu
trên các mô hình động vật đã được gây tăng lipid máu. Hai mô hình gây tăng lipid
máu thường được sử dụng trong nghiên cứu các thuốc điều trị RLLPM là gây tăng
bằng các chất gây tăng nội sinh và các chất gây tăng ngoại sinh [8], [14].

1.2.1.1.

Các mô hình gây tăng lipid máu bằng các chất gây tăng ngoại sinh

Mô hình được xây dựng dựa trên vai trò của các chất béo ngoại sinh, chế độ
ăn uống giàu calo trong cơ chế bệnh sinh RLLPM ở người. Động vật được gây tăng
lipid máu bằng cách bổ sung cholesterol hoặc acid béo bão hòa và triglycerid vào
chế độ ăn/uống. Ngoài ra để làm tăng hấp thu cholesterol một số tác giả có cải tiến
bằng cách bổ sung acid cholic [65] và hormon kháng giáp [20]. Sau khi đưa các
chất gây tăng ngoại sinh, cholesterol ngoại sinh nhanh chóng được hấp thu, thúc
đẩy sự tổng hợp lipoprotein ở gan và vận chuyển lipoprotein trong máu [14], [39].
Mô hình được ứng dụng trong sàng lọc các thuốc có tác dụng trên hấp thu và thải
trừ cholesterol [14], [61]. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, tuy nhiên
phương pháp có những hạn chế nhất định. Thứ nhất: để xây dựng được một chế độ
ăn hoàn chỉnh gây tăng lipid máu cao nhất mà không ảnh hưởng đến sự phát triển
của động vật, như không thay đổi mùi vị dẫn đến biếng ăn, hay giá trị calo cao làm
giảm hấp thu các chất khác dẫn đến suy dinh dưỡng…là không hề dễ [39]. Thứ hai:
không nắm bắt chính xác lượng thức ăn mà động vật tiêu thụ, nguyên liệu nhập acid
cholic khá đắt nên thay thế bằng các nguyên liệu sẵn có [39] thứ ba chỉ gây tăng
lipid nhẹ đến vừa trong khi cần thời gian khá dài từ 4-8 tuần [11]. Tại Việt Nam, mô
hình gây tăng lipid máu bằng các chất gây tăng ngoại sinh được áp dụng nhiều
trong nghiên cứu. Phí Thị Ngọc sử dụng chuột cống đực uống dầu cholesterol mỗi


13

ngày vào buổi sáng trong 6 tuần cho thấy cholesterol toàn phần tăng 111%, HDLcholesterol tăng 4%, LDL-cholesterol tăng 244%, triglycerid tăng 24% khác biệt so
với lô chứng [11]. Nguyễn Phương Thanh sử dụng hỗn hợp dầu chứa cholesterol,
acid cholic, propythiouracil theo mô tả của Nassiri với tỷ lệ thay đổi cũng gây tăng
được các giá trị lipid máu trên động vật thực nghiệm [1].

Một số mô hình gây tăng lipid máu ngoại sinh khác như: Carlson LA (1972),
Costa MA (1977) gây tăng lipid máu bằng cách tiêm tĩnh mạch liều đơn nhũ tương
lipid trên chuột cống đực chủng Wistar gây tăng triglycerid huyết thanh để đánh giá
hoạt động “tiêu mỡ” thông qua đo lường sự thải trừ lipid [61]. Tuy nhiên mô hình
này có hạn chế, việc sử dụng lipid dạng nhũ tương có nhược điểm là độ nhớt cao,
khó chiết xuất [39].
1.2.1.2.

Các mô hình gây tăng lipid máu bằng các chất gây tăng nội sinh

Ở người, chế độ ăn uống giàu calo là quan trọng cho RLLPM. Tuy nhiên, chỉ
có 30% cholesterol trong cơ thể có nguồn gốc ngoại sinh do chế độ ăn cung cấp,
70% cholesterol trong cơ thể có nguồn gốc nội sinh được tổng hợp ở gan [5]. Do
đó, ức chế quá trình tổng hợp cholesterol nội sinh là đích tác dụng tiềm năng cho
các thuốc điều trị RLLPM [61]. Vì vậy việc xây dựng các mô hình mô phỏng tăng
lipid máu nội sinh là cần thiết [39]. Để gây tăng lipid máu nội sinh, các chất gây
tăng thường sử dụng là Tween 80, Triton WR-1339, Poloxamer 407, với đặc điểm
chung: liều đơn tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm màng bụng có thể gây tăng lipid nhanh và
rõ rệt, nồng độ đỉnh quan sát được sau khi gây tăng bằng Tween 80 là 6-12, Triton
WR-1339 là khoảng 24 giờ, P407 là khoảng 36 giờ sau tiêm [21], [38]. Do đó, so
với gây tăng lipid máu bằng chế độ ăn thì phương pháp này nhanh và đơn giản hơn
giúp phát hiện các thuốc có tác dụng trên sinh tổng hợp và chuyển hóa lipid, thích
hợp cho việc nghiên cứu sàng lọc ban đầu [50], [14].
Mô hình gây tăng lipid máu bằng Tween 80 được mô tả bởi Kell, Correll và
Ladd (1951) [38] Tween 80 có khả năng gây tăng lipid nhanh (6-12 giờ), tuy nhiên
do những hạn chế về độc tính trên động vật thực nghiệm sau tiêm mà mô hình gây
tăng lipid máu bằng Tween 80 ít được sử dụng. Các độc tính của Tween 80 đã được


14


quan sát trên động vật thực nghiệm như gây phản ứng tan huyết, gây kích ứng thành
mạch có thể dẫn đến hoại tử khi tiêm tai thỏ [38], [14]. Một hạn chế khác là lipid
máu tăng trong thời gian ngắn gây khó khăn cho việc thử tác dụng của thuốc: đạt
đỉnh ở 6-12 giờ và trở lại mức bình thường sau 24-48 giờ điều này là do huyết thanh
thỏ có enzym thủy phân nhanh chóng Tween 80 [38]. Tại Việt Nam, mô hình được
áp dụng bởi Phí Thị Ngọc và cộng sự [11] tiêm tĩnh mạch tai thỏ Tween 80 20%
trong NaCl 0,9% gây tăng cholesterol 167% và triglycerid 913% sau 4 giờ 30 phút.
Mô hình gây tăng lipid máu bằng Triton WR-1339 được mô tả bởi Frantz
(1955) [29]. Triton WR-1339 gây tăng lipid máu theo cơ chế chính là hoạt hóa
HMG CoA reductase tăng tổng hợp cholesterol ở gan; ức chế enzym lipoprotein
lipase ức chế thủy phân triglycerid [55], [54]. Mô hình sử dụng Triton gây tăng
cholesterol nhanh và đơn giản giúp phát hiện các hợp chất liên quan đến tổng hợp
và bài xuất cholesterol [61]. Do cơ chế gây tăng lipid máu của Triton gồm hai pha.
Do đó, với thuốc can thiệp đến sinh tổng hợp cholesterol và triglycerid ở gan có tác
động trong pha I, trong khi thuốc can thiệp vào bài tiết và chuyển hóa cholesterol
tác động trong pha II [14], [61]. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng mô hình này có vẻ
không có tính chọn lọc để nghiên cứu các thuốc tác dụng trên sinh tổng hợp
cholesterol do Thyroxin có tác dụng ức chế pha 1 và thúc đẩy nhanh pha 2 của tăng
lipid máu do Triton [14] trong khi những nghiên cứu trước đó cho biết Thyroxin
gây tăng tổng hợp cholesterol [50]. Ngoài ra,Triton gây độc tính trên động vật thực
nghiệm do Triton tích lũy ở lysosom gây tích tụ triglycerid ở gan, đồng thời gây ra
sự phân ly của apolipoprotein A-I (apoA-I) và apoC-II từ HDL gây giải thể các
HDL-C [43].
Một mô hình gây tăng lipid máu ngoại sinh khác: tiêm liều duy nhất βestradiol tác dụng chậm gây hoạt hóa HMG CoA-reductase, ức chế lipoprotein
lipase, giảm hoạt động enzym lecithin-cholesterol-acyltransferase (LCAT) vận
chuyển cholesterol từ mô về gan gây tăng cholesterol, triglycerid, LDL-cholesterol,
giảm HDL-cholesterol rõ rệt trong suốt 2 ngày [23], [57]. Phương pháp này đơn



15

giản và nhanh có thể phát hiện các thuốc ức chế sinh tổng hợp cholesterol. Đáng
tiếc điều này chỉ xảy ra với liều khá độc [14].
Trong số các chất gây tăng lipid máu theo cơ chế nội sinh, P407 thường hay
được sử dụng nhất.
- Mô hình gây tăng lipid máu bởi Poloxamer 407
Mô hình poloxamer 407 được nghiên cứu sâu bởi Johnston T.P và cộng sự.
Năm 1992, nhóm nghiên cứu của Johnston tiêm phúc mạc liều duy nhất P407 1,5
g/kg trên chuột cống cho thấy khả năng tăng cholesterol và triglycerid huyết tương
của P407 [64]. Sau đó là những nỗ lực tìm kiếm cơ chế gây tăng lipid máu trên cả in
vivo thực nghiệm động vật và in vitro ty thể gan sử dụng liều 300 mg/kg P407. Kết
quả cho thấy cơ chế P407 gây tăng triglycerid là do ức chế lipoprotein lipase và
hepatic lipase, gây tăng cholesterol máu chủ yếu là do ức chế enzym cholesterol

7α-hydroxylase, một phần gián tiếp tăng enzym HMG CoA reductase [35], [37],
[47], [36], [62]. P407 được đánh giá là an toàn khi sử dụng trên động vật thực
nghiệm [56], [34], [17] an toàn hơn so với Triton WR-1339 trong khi tác dụng tăng
lipid máu tương đương [43]. Trên thế giới mô hình P407 được áp dụng nhiều trong
đánh giá tác dụng hạ lipid máu các thuốc dược liệu [31], [42], [26].
1.2.2. Các phương pháp in vitro đánh giá tác dụng của thuốc điều trị RLLPM
Các thuốc tác dụng hiện này có cơ chế ức chế HMG CoA reductase (các
statin), ức chế lipoprotein lipase (các fibrat), làm gián đoạn chu kỳ gan mật (các
resin)…tỏ ra hiệu quả trong điều trị RLLPM. Trong nghiên cứu thuốc mới, một số
cơ chế thường được quan tâm là khả năng tác động của thuốc lên các enzym chuyển
hóa lipid như HMG CoA reductase, lipoprotein lipase, cholesterol 7α-hydroxylase,
cholesterol acyltransferase… Cùng với đó, các phương pháp nghiên cứu sâu cơ chế
thuốc trên các đích tác dụng này cũng được xây dựng và mô tả.
Mức lipid tăng cao đặc biệt là tăng cholesterol là kết quả của sự tăng hấp thu
cholesterol từ ruột, tăng tổng hợp cholesterol nội sinh và giảm thải trừ lipid từ máu.

Do đó, có ba hướng tiếp cận của thuốc hạ lipid máu là ức chế tổng hợp nội sinh, làm
giảm hấp thu ở ruột và tăng thải trừ lipid từ máu [61].


16

- Đánh giá khả năng ức chế sinh tổng hợp cholesterol.
Trong cơ thể người, 70% cholesterol có nguồn gốc nội sinh, do đó các thuốc
tác dụng theo cơ chế này thể hiện hiệu quả giảm lipid máu rõ rệt. Sinh tổng hợp
cholesterol ở gan có thể được đo lường bằng cách sử dụng các chất đánh dấu phóng
xạ [61].
Trong tổng hợp cholesterol, HMG CoA reductase xúc tác quá trình chuyển
hydroxylmethylglutaryl-CoA thành acid mevalonic- một tiền chất của cholesterol,
là enzym chủ chốt điều chỉnh sinh tổng hợp cholesterol ở động vật có vú [61]. Ức
chế tổng hợp cholesterol bằng cách ức chế enzym HMG CoA reductase có hiệu quả
điều trị cao (các statin). Các nghiên cứu ức chế enzym này trên in vitro dựa trên
nguyên tắc ức chế sự kết hợp 14C natri acetat vào cholesterol trên tế bào gan cô lập.
Phương pháp đánh giá hoạt động của enzym HMG-CoA reductase thực hiện theo
mô tả của Ingebritsen và Gibson (1981) [33] hoặc theo mô tả của Harwood (1984).
Bên cạnh việc đánh giá khả năng ức chế HMG CoA reductase nhiều nghiên
cứu đã tiếp cận thêm một số đích khác trong việc ức chế sinh tổng hợp như ức chế
HMG CoA synthestase, ức chế squalene synthase, ức chế squalene epoxidase, ức
chế 2,3-oxidosqualene cyclase, ức chế 7-dehydrocholesterol reductase. Các enzym
này có vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp cholesterol ở gan [61].
Squalene synthase là một enzym quan trọng trong sinh tổng hợp cholesterol,
tham gia dimer hóa hai phân tử farnesyl pyrophosphat thành squalene, một tiền chất
chính của cholesterol. Thuốc ức chế enzym này gây giảm tổng hợp cholesterol nội
sinh mà kết quả là giảm cholesterol máu. Để đánh giá hoạt động ức chế squalene
synthase có thể sử dụng ty thể gan chuột cống, chuột hamster, chuột lang, khỉ đột
cũng như nuôi cấy dòng tế bào HEP-G2 (tế bào gan người). Phương pháp đánh giá

hoạt động của Squalene synthase được mô tả bởi Amin (1992) [19].
- Đánh giá khả năng ức chế hấp thu cholesterol ở ruột.
Sự hấp thu cholesterol ở ruột có thể được đo lường bởi phương pháp đồng vị
phóng xạ kép sử dụng [3H]sitotanol và [14C]cholesterol. Mỗi chuột hamster được
uống một dung dịch của 2 chất này hòa tan trong lipid. Thu mẫu phân, và phân tích


17

tỷ lệ hấp thu cholesterol được tính theo công thức (14C/3H trong dung dịch - 14C/3H
trong phân)/ 14C/3H trong dung dịch [30].
Cholesterol acyltransferase (ACAT) là enzym xúc tác hình thành cholesterol
ester, đóng vai trò quan trọng trong hấp thu cholesterol ở ruột, hình thành tế bào bọt
ở thành mạch và sản xuất VLDL ở gan. ACAT 1 có nhiều ở đại thực bào, ACAT 2
có nhiều ở ruột và gan. Do đó, thuốc gây ức chế ACAT dẫn đến ức chế hấp thu
cholesterol ở ruột mà kết quả là hạ cholesterol. Hoạt động của ACAT 2 ở ty thể gan
và tế bào ruột được xác định theo phương pháp được mô tả bởi Suckling (1982)
[59]. Tuy nhiên, ức chế ACAT gây giảm hấp thu cholesterol hiệu quả ở động vật
gặm nhấm nhưng cho đến nay ức chế ACAT không có hiệu quả trên người. Chỉ có
duy nhất một chất có hiệu quả trên ức chế hấp thu cholesterol ở người là ezetimibe
được chứng minh là ức chế hấp thu không phụ thuộc ACAT [61].
- Đánh giá khả năng tăng thải trừ lipid từ máu.
Trong quá trình chuyển hóa lipid, sự thủy phân triglycerid máu, thu hồi
LDL-cholesterol qua receptor LDL, chuyển cholesterol thành acid mật giúp thải trừ
lipid ra khỏi máu [61].
Trong vòng tuần hoàn acid mật, có khoảng 95% acid mật được tái hấp thu và
trở lại gan, một phần nhỏ mất đi được tổng hợp thay thế từ cholesterol. Các hợp
chất ức chế sự tái hấp thu của acid mật làm tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol,
làm giảm cholesterol ở gan. Sự giảm cholesterol gan dẫn đến điều hòa lên LDLreceptor kết quả là giảm LDL-cholesterol ở huyết tương. Fears (1990) [28] nghiên
cứu hợp chất ammonium bậc bốn liên hợp với acid mật gây ức chế liên kết và vận

chuyển ngược acid cholic ở hồi tràng chuột lang in vitro. Định lượng acid mật có
trong phân. Thu mẫu phân, phân tách và định lượng các thành phần acid mật
(deoxycholat, lithocholat, 12-oxo lithochlat) sử dụng sắc ký lỏng hiệu năng cao kết
hợp khối phổ (HPLC-MS).
Một cách khác chuyển cholesterol thành acid mật là tác dụng lên enzym
cholesterol 7α-hydroxylase (C7αH). C7αH xúc tác chuyển cholesterol thành 7αhydroxylcholesterol, xúc tác bước đầu tiên trong quá trình dị hóa cholesterol và


×