Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Nghiên cứu tác dụng giảm hàm lượng lipid máu của mướp đắng (mormodica charntia L.) trên động vật thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.48 MB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN
***************
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIẢM HÀM LƯỢNG LIPID MÁU CỦA
MƯỚP ĐẮNG {MORMODICA CHARANTIA L.) TRÊN ĐỘNG VẬT
THựC NGHIỆM
MẲ SỐ: QT - 09 - 37
CHỦ TRÌ ĐÈ TÀI: ThS. Lưu Thị Thu Phương
CÁC CÁN Bộ THAM GIA: Ths. Phạm Trọng Khá
Ths. Nguyễn Thị Tú Linh
HÀ NỘI - 2010
Ị ĐAI HỌC QUỌC GIA HA NOI
I TRUNG TẨM THÒNG Tin thư Viẻ N
000600
ỌOAồS
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
1. Tổng quan tài liệu 2
1.1. Lipid và lipoprotein máu 2
1.1.1. Lipid máu 2
1.1.2. Thành phần, cấu trúc và phân loại các lipoprotein 2
1.1.3. Chuyển hóa lipoprotein 4
1.1.4. Rối loạn chuyển hóa lipoprotein 5
1.2. Mướp đắng và tác dụng sinh học của mướp đắng 7
1.2.1. Vài nét về cây mướp đắng 7
1.2.2. Tác dụng sinh học của mướp đắng 8
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 9
2.1. Đối tượng nghiên cứu 9
2.2. Nguyên liệu nghiên cứu 9
2.3. Phương pháp nghiên cứu 9


3. Kết quả nghiên cứu 11
3.1. Kết quả mô hình gây tăng lipid máu thực nghiệm trên chuột 11
nhắt trắng
3.2. Tác dụng giảm hàm lượng lipid máu của mướp đắng 13
4. Bàn luận 15
4.1. về mô hình gây tăng lipid máu thực nghiệm trên chuột nhắt 15
trắng
4.2. về sự giảm hàm lượng lipid máu của mướp đắng 15
Kết luận 17
Tài liệu tham khảo 18
BÁO CÁO KÉT QUẢ ĐÈ TÀI
ĐẶT VẨN ĐÈ
Thừa cân, béo phì đang là vẩn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới, nó
được coi là khúc dạo đầu của nhiều bệnh, trong đó có rối loạn mỡ máu, tăng
cholesterol. Hiện nay, việc điều trị căn bệnh này khá tốn kém; hơn nữa các loại
thuốc tân dược thường gây nhiều phản ứng phụ [6], [14]. Vì vậy, việc sử dụng
các dược liệu từ thực vật để chữa bệnh là xu hướng được quan tâm ở nhiều nước
trên thế giới.
Mướp đắng có tên khoa học là Momordỉca charantia L. thuộc họ bầu bí -
Cucurbitaceae được trồng phổ biến để lấy quả làm rau ăn. Theo Đông y, mướp
đắng có tính hàn, không độc. Quà mướp đắng xanh có tính giải nhiệt, mát tim,
nuôi can huyết, bớt mệt mỏi [1]. Ở một số nước phương Đông, mướp đắng
được dùng như một loại thuốc bổ, giảm cân, chữa đau đầu [15], [16]. [18].
Nhiều nghiên cứu chứng tỏ mướp đắng là loại thảo dược có nhiều công dụng,
trong đó có tác dụng chống các gốc tự do, giảm béo, giảm hàm lượng
malonyldialdehyde trong huyết tương chuột thí nghiệm [17], [18]. Gần đây nhiều
công trình trên thế giới cho thấy mướp đắng có tác dụng làm giảm lipid huyết
tương ở động vật gây đái tháo đường thực nghiệm và động vật được nuôi với chế
độ giàu chất béo. Ngoài ra, dịch chiết mướp đắng cũng làm giảm sự tổng họp
triglycerid mới [7], [8], [11], [12]. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về công dụng

này của mướp đắng vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này nhằm bổ sung bằng chứng khoa học cho tác dụng của quà mướp đắng ở
Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
1. Gây mô hình tăng lipid máu thực nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng chế
độ ăn giàu cholesterol.
2. Xác định hàm lượng triglycerid và cholesterol máu chuột nhắt trắng sau
14 và 35 ngày uống dịch ép mướp đắng.
1
1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lipỉd và lipoprotein máu
1.1.1. Lipid máu
Các lipid chính có mặt trong máu là acid béo tự do, triglycerid, cholesterol
toàn phần trong đó có cholesterol tự do và cholesterol este, các phospholipid. Vì
không tan trong nước, lipid được vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp với
các protein đặc hiệu. Các acid béo tự do được vận chuyển chủ yếu bởi albumin,
các lipid khác được lưu hành ứong máu dưới dạng các phức hợp lipoprotein [2],
[10], [13].
Triglycerid có trong thành phần chất béo của thức ăn, có thể được tổng
hợp trong gan và mô mỡ để dự trữ năng lượng cho cơ thể. Phospholipid và
cholesterol là thành phần cấu trúc của màng tế bào. Ngoài ra, cholesterol còn là
tiền chất của các hormon steroid (hormon vỏ tuyến thượng thận, hormon sinh
dục) và các acid mật. Cholesterol có trong thức ăn (nguồn ngoại sinh) và có thể
được tổng hợp ở nhiều mô của cơ thể, đặc biệt là gan (nguồn nội sinh). Không
giống triglycerid và phospholipid, nhân sterol của cholesterol không thể thoái
hóa thêm nữa vì vậy cần phải có quá trình vận chuyển cholesterol từ các mô
ngoại vi ừở về gan. ở gan, cholesterol được bài tiết hoặc nguyên dạng trong mật
hoặc sau khi được chuyển hóa thành acid mật [10], [13].
1.1.2. Thành phần, cấu trúc và phân loại các lipoprotein
Lipoprotein là những phân tử hình cầu, bao gồm phần nhân chứa những

phân tử không phân cực là triglycerid và cholesterol este, xung quanh bao bọc
bởi lớp các phân tử phân cực: phospholipid, cholesterol tự do và các protein -
được gọi là apolipoprotein, viết tắt là apo
Có bốn loại lipoprotein chính theo tỷ trọng tăng dần là chylomicron (CM),
lipoprotein có tỷ trọng rất thấp (very low density lipoprotein - VLDL),
lipoprotein có tỷ trọng thấp (low density lipoprotein - LDL) và lipoprotein có tỷ
trọng cao (high density lipoprotein - HDL). Lipoprotein có tỷ trọng trung gian
(intermediate density lipoprotein - IDL) là sản phẩm chuyển hóa của VLDL
2
trong máu và là tiền chất của LDL, bình thường có nồng độ rất thấp trong huyết
tương (Bảng 1)
Bảng 1. Phân loại và đặc điểm của các lipoprotein huyết tương
Lipoprotein Tỷ ừọng
(g/ml)
Đường kính
trung bình
(nm)
Nguôn gôc Chức năng chính
CM <0,950
500 Ruột Vận chuyên
triglycerid ngoại sinh
VLDL
0,960-1,006 43
Gan Vận chuyên
triglycerid nôi sinh
IDL 1,007-1,019 27
Sản phâm
chuyển hóa của
VLDL
Tiên chât của LDL

LDL 1,020-1,063
22 Sản phâm
chuyển hóa
VLDL qua IDL
Vận chuyên
cholesterol từ gan đến
mô ngoại vi
HDL 1,064-1,210
8 Gan, ruột
Vận chuyên
cholesterol trở về gan
(Wiliam J.Marshall, Clinical chemistry, Fourth Edition, Mosby 2000)
Các apoprotein có vai trò quan trọng trong cấu trúc và chuyển hóa cùa
lipoprotein. Trong quá trình chuyển hóa lipid, các apoprotein có một số chức
năng như:
- Nhận biết các receptor đặc hiệu ừên màng tế bào
- Hoạt hóa hoặc ức chế một số enzym
- Giúp các lipoprotein được vận chuyển trong máu và bạch huyết
Khi tính hòa tan của các lipoprotein bị rối loạn hoặc sự vận chuyển chúng
trong máu bị chậm trễ sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng các phân tử có chứa nhiều
lipid, đó là một trong những yếu tố gây xơ vữa động mạch [9], [10].
3
1.1.3. Chuyển hóa lipoprotein
Chylomicron: được tạo thành từ Iipid thức ăn (chủ yếu là triglycerid)
trong tế bào niêm mạc ruột non, đi vào hệ bạch huyết rồi đổ vào hệ tuần hoàn
qua ống ngực. Chylomicron theo máu tới mô mỡ và cơ, tại đó trigycerid được
thủy phân nhờ enzym lipoprotein lipase khu trú trên bề mặt tế bào nội mạc mao
mạch. Các acid béo tự do được sử dụng làm nguồn cung cấp năng lượng hoặc
được este hóa thành triglycerid dự trữ. Trong trường hợp bình thường,
chylomicron không có trong huyết tương khi đói (>12 giờ sau ăn) [9], [10], [13].

Lipoprotein có tỷ trọng rất thấp giàu triglycerid, được tạo thành ở gan
(90%) và một phần ờ ruột non (10%), vào máu đến các mô ngoại vi. Tại các mô,
triglycerid bị thủy phân dưới tác dụng của lipoprotein lipase, đồng thời apo c
được chuyển sang cho lipoprotein tỷ trọng cao, chỉ còn lại apo B-100 và apo E.
Enzym lecithin cholesterol acyl transferase vào huyết tương có tác dụng este hóa
cholesterol của lipoprotein tỷ trọng rất thấp thành cholesterol este. Như vậy, sau
khi giải phóng trigycerid, nhận thêm cholesterol este và mất đi apoC, lipoprotein
tỷ trọng rất thấp chuyển thành lipoprotein tỷ trọng trung gian - tiền chất của
lipoprotein tỷ trọng thấp. Lecithin cholesterol acyl transferase tạo ra 75 - 90%
cholesterol este trong huyết tương, phần cholesterol este còn lại do gan, ruột sản
xuất. Chình vì vậy, sự thiếu hụt lecithin cholesterol acyl transferase sẽ gây các
rối loạn chuyển hóa lipoprotein [2], [13].
Lipoprotein tỷ trọng trung gian trở lại gan, gắn vào các receptor đặc hiệu
ờ màng tế bào và chịu tác dụng của lipase gan. Các lipoprotein tỷ trọng trung
gian chuyển thành lipoprotein tỷ trọng thấp (cùng với sự biến mất của apoE).
Bình thường có rất ít lipoprotein tỷ ừọng trung gian lưu hành trong máu.
Lipoprotein tỷ trọng thấp là chất vận chuyển chính cholesterol trong máu,
chủ yếu dưới dạng cholesterol este. Các lipoprotein tỷ trọng thấp được chuyển
vào trong tế bào và chịu sự thoái hóa trong lysosom, giải phóng cholesterol tự
do. Cholesterol tự do có các tác đụng chính là:
4
- ức chế hoạt động của P-hydroxy- pmethyl-glutaryl coenzym A reductase,
làm giảm tổng hợp cholesterol trong tế bào.
- Chuyển cholesterol tự do thành cholesterol este
- Làm giảm số lượng receptor lipoprotein tỷ ừọng thấp ở màng tế bào
Lipoprotein tỷ trọng cao được tổng hợp ở gan hoặc từ sự thoái hóa của
lipoprotein tỷ trọng rất thấp và chylomicron trong máu. Lipoprotein tỷ trọng cao
có hai vai trò quan trọng là:
- Thanh lọc các lipoprotein giàu triglycerid (Chylomicron và lipoprotein tỷ
trọng rất thấp) bằng cách cung cấp cho chúng apo C-II cần thiết cho sự

hoạt hóa lipoprotein lipase.
- Vận chuyển cholesterol tự do từ các mô ngoại vi trở về gan giúp cho sự
thoái hóa và bài tiết cholesterol qua mật.
Vì vậy, lipoprotein tỷ trọng cao là yếu tố bảo vệ chống xơ vữa động mạch
[9], [10], [13].
1.1.4. Rổi loạn chuyển hóa lipoprotein
1.1.4.1. Phân loại rối loạn chuyển hóa lipìd
Năm 1965, Fredrickson đã phân loại hội chứng tăng lipid máu làm 5 týp
dựa trên những thay đổi của thành phần lipoprotein. Cách phân loại này nhanh
chóng được chấp nhận nhưng sau đó, người ta đề nghị tách týp II thành týp lia
có tăng LDL đơn thuần và týp Iib có tăng LDL, VLDL, Bảng phân loại này trở
thành phân loại quốc tế của tổ chức Y tế thế giới từ năm 1970.
r <7
Bảng 2. Phàn loại rôi loạn lipid máu theo Fredrickson có bô sung
Týp
I
na Ilb m IV
V
Cholesterol
t
TT n T
_L/T
t
Triglycerid
m
1
n
n
tTT
Lipoprotein

T CM
f t LDL T l d l
t VLDL
t IDL t VLDL t VLDL
tC M
Chủ thích: 1 = bình thường, t = tăng
5
Tăng lipid máu có thể do tiên phát do di truyền hoặc thứ phát sau các bệnh
như béo phì, đái tháo đường, hội chứng thận hư, sau khi dùng kéo đài một số
thuốc
Ll.4.2. Chế độ ăn và sự rối loạn chuyển hóa lipoprotein
Người ta thấy có môi tương quan thuận giữa mức tiêu thụ chất béo bão
hòa với nồng độ cholesterol máu. Những dân tộc có thói quen ăn nhiều mỡ có
hàm lượng cholesterol máu cao hơn những dân tộc có thói quen ăn ít mỡ, đồng
thời những bệnh lý có liên quan tới tăng lipid máu như xơ vữa động mạch, bệnh
mạch vành, nhồi máu cơ tim có tần xuất mắc tăng rõ rệt ở quần thể dân tộc ăn
nhiều mỡ. Điều chình chế độ ăn là một trong các biện pháp quan trọng của điều
trị tăng lipid máu [9], [10].
1.1.4.3. Thuốc điều trị rối loạn lipid máu
Hiện nay, người ta đã tìm ra nhiều loại thuốc để điều trị các rối loạn lipid
máu. Dựa vào tác dụng hạ lipid máu, thuốc được chia thành 2 nhóm chính:
Nhóm thuốc làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid: cholestyramin,
colestipol, neomycin là những thuốc có tính hấp thu mạnh, tạo phức với acid
mật, làm giảm quá trình nhũ hóa lipid ở ruột, dẫn đến sự giảm hấp thu và tăng
đào thải lipid qua phân. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng tăng số lượng và hoạt
tính của receptor LDL ở màng tế bào.
Nhóm thuốc có ảnh hường đến sinh tổng họp lipiđ: gồm đẫn xuất của acid
fibric, dẫn xuất của statin, acid nicotinic Acid nicotinic tăng chuyển hóa của
lipoprotein tỷ trọng rất thấp dẫn đến sự giảm nồng độ của nó trong huyết thanh.
Nhóm íìbrat giảm vận chuyển acid béo về gan, giảm tổng hợp và tăng thanh thải

lipoprotein tỷ trọng rất thấp, giảm tạo thành và giảm sự oxy hóa lipoprotein tỷ
ứọngthấp
Các thuốc tổng hợp hóa học tuy có tác dụng điều trị tốt song còn nhiều tác
dụng phụ vì thế các loại thảo dược ít độc hại có tác dụng hạ lipid máu như nghệ,
chè xanh, mướp đắng ngày càng được quan tâm.
6
1.2. Mướp đắng và tác đụng sinh học của mướp đắng
• 1.2.1. Vài nét về cây mướp đắng
Mướp đắng có tên khoa học là Momordica charantia L. thuộc họ Bầu bí -
Cucurbitaceae. Mướp đắng còn được gọi là khổ qua, cẩm lệ chi, lại bồ đào, hồng
cô nương, lương qua, chua hao. Cây mướp đắng thuộc loại dây leo, thân có góc
cạnh, ờ ngọn hơi có lông tơ. Lá mọc so le, dài 5-7 thùy hình trứng, mép có răng
cưa đều. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở nách lá, có cuống dài. Cánh hoa màu
vàng nhạt, đường kính của hoa chừng 2 cm. Quả hình thon dài, mặt ngoài có
nhiều u lồi. Quả chưa chín có màu xanh, khi chín có màu vàng hồng, trong quả
có hạt dẹt gần giống như hạt bí ngô, quanh hạt có màng màu đỏ máu như hạt gấc
[1]. ~
Mướp đắng mọc ở vùng sông Amazon, Đông Phi, Caribe. Ở khu vực
Đông Nam Á, mướp đắng được trồng như một loại rau ăn và dược liệu. Ở Việt
Nam, mướp đắng là cây ữồng có cả ở ba miền Bắc, Trung, Nam từ đồng bằng
đến miền núi. Ở miền bắc, quả được thu hoạch vào tháng 5, 6, 7; thân thường
được thu hoạch vào mùa hạ, thu. Ở miền Nam, mướp đắng có thể thu hoạch
quanh năm. Theo Y học cổ truyền, toàn bộ thân, lá, hoa quả và hạt mướp đắng
đều là những vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Quả có vị đắng, tính hàn, không
độc. Quả còn xanh có tính giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát tim, nhuận tràng,
bớt mệt mỏi, lợi tiểu, bớt đau nhức khớp xương. Quả chín có tính bổ thận, kiện
tỳ, dưỡng huyết. Quả và lá còn có tác dụng diệt giun [1 ], [18].
1.2.2. Tác dụng sinh học của mướp đắng
Quả mướp đẳng', quả được sử dụng để làm thuốc bổ máu, giảm sốt, giảm
ho, trị giun, tiểu đường, xát ngoài da cho ừẻ em bị rôm sảy. Ở Trung Quốc, có

một bộ phận người dân dù ăn bao nhiêu cũng không bị “phát tướng”, thân hình
gọn gàng, săn chắc. Sau một thời gian tìm hiểu người ta đã tìm ra bí quyết là mỗi
ngày họ ăn từ 2-3 quả mướp đắng. Tại Nhật Bản có bán thuốc giảm béo chứa
“nguyên tổ thanh lọc mỡ” của mướp đắng, giá mỗi viên thuốc lên tới 3000 Yên.
Do giá thuốc đắt nên nguời ta dùng phương pháp rẻ tiền hơn - ăn mướp đắng để
7
giảm béo. Lượng mướp đắng tối thiểu cung cấp mỗi ngày là 2 - 3 quả. Tuy
nhiên, những quả mướp đắng này phải được rửa sạch, bỏ hạt, ăn sống mới có tác
dụng [1], [15], [16].
Lá mướp đẳng: ừong y học thảo dược Peru, lá được dùng để chữa bệnh
sởi, sốt rét và các bệnh viêm nhiễm. Ở Nicaragua, lá cây mướp đắng được sử
dụng để chữa bệnh dạ dày, tiểu đường, sốt, cảm cúm, kinh nguyệt bất thường,
nhiễm trùng [18].
Rễ mướp đẳng', dùng để chữa sốt, giải độc. Rễ kết hợp với hoa dùng để trị
bệnh lỵ.
Hạt mướp đắng: hạt dùng chữa ho, viêm họng. [18].
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy mướp đẳng giúp điều trị bệnh đái
tháo đường. Polypeptiđ-p, một insulin thực vật, charantin, vicin, glycosid và
karavilosid cải thiện đường máu bằng cách tăng sự dung nạp glucose và tăng
tổng hop glycogen ở tế bào gan, cơ, mỡ. Nó còn góp phần giải phỏng insulin từ
các tể bào bêta của tuyến tụy và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào này. Bên
cạnh đó nhiều công trình nghiên cứu công bố mướp đắng còn làm giảm lipid
huyết tương và lipoprotein tỷ trọng rất thấp ở động vật gây đái tháo đường thực
nghiệm cũng như động vật được nuôi với chế độ giàu chất béo [7], [8], [11],
[12], [17].
8
2. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ử u
*2.1. Đối tượng nghiên cứu
80 chuột nhắt trắng đực, 4 tuần tuổi, khoẻ mạnh, trọng lượng trung bình
17g/con do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp. Chuột được nuôi tại

phòng thí nghiệm cho ổn định trong 3 ngày, sau đó được chia thành 2 nhóm A và
B một cách ngẫu nhiên.
2.2. Nguyên liệu nghiên cứu
Dịch ép mướp đắng tươi được chế biến như sau: mướp đắng tươi bỏ ruột,
thái mỏng, nghiền nát thu lấy nước ép (IOOg lấy 30ml).
Chuột được uống dịch ép mướp đắng tươi với liều 30g/kg thể trọng [4],
tương ứng 0,36ml dịch ép /con/ngày, liên tục trong 14 và 35 ngày.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Tạo mô hình chuột tăng lipid máu thực nghiệm.
+ 80 chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhỏm A: 30
con, ăn thức ăn bình thường (do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp).
Nhóm B: 50 con, ăn thức ăn giàu lipid (mỡ lợn 10%, lòng đỏ trứng 20% khối
lượng thức ăn)
+ Sau 28 ngày nuôi, kiểm tra cân nặng, hàm lượng triglyceride và
cholesterol máu chuột (mỗi nhóm lấy ngẫu nhiên 10 con).
- Mô hình nghiên cứu tác dụng làm giảm hàm lượng lipid máu chuột
của mướp đắng
+ Lô 1: lô đối chứng sinh học (ĐCSH), gồm 20 chuột còn lại của nhóm A.
Chuột được nuôi bằng thức ăn bình thường do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
ương cung cấp
+ Lô 2: lô thí nghiệm (TN), gồm 20 chuột lấy ngẫu nhiên từ nhóm B.
Chuột được nuôi bằng thức ăn giàu lipid, uống dịch ép mướp đắng tươi liều
30g/kg thể trọng, 1 lần/ngày vào buổi sáng.
+ Lô 3: lô đối chứng thí nghiệm (ĐCTN), gồm 20 chuột lấy ngẫu nhiên từ
nhóm B. Chuột được nuôi bằng thức ăn giàu lipid, không uống dịch ép mướp
đắng tươi.
Hàm lượng triglycerid và cholesterol máu chuột được xác định tại 2 thời
(ỉiểm: sau 14 ngày và sau 35 ngày uống dịch ép mướp đắng tươi (mỗi nhóm lấy
ngẫu nhiên 10 con tại mỗi thời điểm).
Máu được lấy bằng cách cắt nhanh đầu chuột, đảm bảo thể tích l,5ml

máu/con.
Hàm lượng triglyceride và cholesterol máu chuột được xác định trên máy
phân tích sinh hóa tự động Hitachi 717.
10
3. KÉT QUẢ NGHIÊN cứư
3.1. Kết quả mô hình gây tăng Iipid máu thực nghiệm trên chuột nhắt
trắng
3.1.1. Trọng lượng chuột nhắt trắng sau 28 ngày nuôi (hình 2)
Hình L Trọng lượng chuột trước và sau 28 ngày nuôi
Qua hình 1 thấy rõ sau 28 ngày nuôi với hai chế độ dinh dưỡng khác nhau,
ừọng lượng cơ thể hai nhóm chuột đã có sự khác biệt đáng kể. Các chuột nhóm
A ăn thức ăn bình thường do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp đạt
trọng luợng trung bình là 32,8g/con, tăng 1,92 lần so với ban đầu. Trong khi đó
các chuột nhóm B ăn thức ăn giàu lipid có trọng lượng lớn hơn, trung bình
41,2g/con, tăng 2,42 lần so với ban đầu. Tuy nhiên, trọng lượng cơ thể chỉ là yếu
tố bến ngoài, để có kết luận chính xác về sự tăng lipid, chúng tôi tiến hành xác
định hàm lượng triglycerid và cholesterol trong máu chuột.
11
3.1.2. Hàm lượng trigỉycerid và cholesterol máu chuột sau 28 ngày nuôi
Kết quả nghiên cứu được trình bày trên các bảng 3 và 4.
Bảng 3. Hàm lượng triglycerid máu chuột nhắt trắng sau 28 ngày nuôi
Nhóm chuột n
Hàm lượng triglycerid (mmol/1) p
Nhóm A 10 0,97 ±0,13
<0,05
Nhóm B 10 1,54 ±0,29
Kết quả trên bảng 3 cho thấy sau 28 ngày nuôi với chế độ ăn giàu lipid, các
chuột nhóm B có hàm lượng triglycerid trung bình là 1,54 ± 0,29 mmol/1, tăng
gấp 1,59 lần so với các chuột nhóm A.
Bảng 4. Hàm lượng cholesterol máu chuột nhắt trắng sau 28 ngày nuôi

Nhóm chuột
n
Hàm lượng cholesterol (mmol/1)
p
Nhóm A 10
4,73 ± 0,33
<0,05
Nhóm B
10
5,44 ± 0,49
Kết quả ưên bảng 4 cho thấy các chuột được nuôi với chế độ ăn giàu lipid có
hàm lượng cholesterol trung binh là 5,44 ± 0,49 mmol/1, cao hơn so với nhóm
chuột được nuôi bằng chế độ ăn bình thường khoảng 0,7 mmol/1. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2. Tác dụng giảm hàm tượng lipỉd máu của mướp đắng
Kết quả nghiên cứu hàm lượng triglycerid và cholesterol máu chuột nhẳt
trắng sau 14 và 35 ngày uống dịch ép mướp đắng tươi được trình bày trên các
bảng 5, 6, 7 và 8.
12
Bảng 5. Hàm lượng trigỉycerid máu chuột nhắt trắng sau 14 ngày uổng dịch ép
mướp đắng tươi.
Phân lô
n
Hàm lượng ừiglycerid (mmol/1)
p
ĐCSH (1)
10
0,84 ±0,21
Pi-2< 0,05
Pi-3<0,05

P2-3 > 0,05
TN (2)
10
1,42 ±0,40
ĐCTN (3)
10
1,49 ±0,35
Kết quả trên bảng 5 cho thấy hàm lượng triglycerid của các chuột lô đối
chứng sinh học thấp nhất, trung bình là 0,84 ± 0,21 mmol/1. Các chuột lô thí
nghiệm và đối chứng thí nghiệm có nồng độ triglycerid trong máu cao, dao động
từ 1,42- 1,49 mmol/1. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy chuột được uống dịch
ép mướp đắng tươi (lô thí nghiệm) sau 14 ngày chưa có sự giảm nồng độ
triglycerỉd so với các chuột lô đối chứng.
Bảng 6. Hàm lượng cholesterol máu chuột nhắt trắng sau 14 ngày uống dịch ép
mướp đẳng tươi.
Phân lô
n
Hàm lượng cholesterol (mmol/1)
p
ĐCSH(l)
10
4,45 ±0,36 Pi-2< 0,05
p 1-3 < 0,05
P2-3 > 0,05
TN (2)
10 5,25 ± 0,59
ĐCTN (3) 10 5,33 ±0,61
Kết quả trên bảng 6 cho thấy sau 14 ngày uống dịch ép mướp đắng tươi,
hàm lượng cholesterol trong máu chuột trung bình là 5,25 ± 0,59 mmol/1. Kết
quả này không có sự khác biệt so với lô đổi chứng thí nghiệm (P > 0,05)

13
Bảng 7. Hàm lượng triglyceride máu chuột nhắt trắng sau 35 ngày uống dịch ép
mướp đẳng tươi.
Phân lô
n
Hàm lượng ữiglycerid (mmol/1)
p
ĐCSH (1)
10
0,81 ±0,17
Pi-2< 0,05
p 1-3 < 0,05
P2-3 < 0»05
TN (2)
10
1,12 ±0,20
ĐCTN (3)
10
1,38 ±0,28
Kết quả trên bảng 7 cho thấy với chế độ ăn giàu lipid, các chuột lô thí
nghiệm và đối chứng thí nghiệm có hàm lượng triglycerid máu cao hơn so với lô
đối chứng sinh học lần lượt là 1,38 và 1,70 lần. Mặt khác, dịch ép mướp đắng
tươi còn có tác dụng làm hạ nồng độ triglycerid máu sau thời gian uống 35 ngày.
Cụ thể là lô thí nghiệm có hàm lượng triglycerid trung bình là 1,12 ± 0,20
mmol/1 thấp hơn có ý nghĩa so với lô đối chứng thí nghiệm (P < 0,05)
Bảng 8. Hàm lượng cholesterol máu chuột nhắt trắng sau 35 ngày uổng dịch ép
mướp đẳng tươi
Phân lô n Hàm lượng cholesterol (mmol/1) p
ĐCSH (1) 10
3,13 ±0,41

Pi.2< 0,05
p,.3 <0,05
P2-3 < 0,05
TN (2)
10
3,65 ± 0,43
ĐCTN (3) 10
4,00 ±0,23
Kết quả trên bảng 8 cho thấy các chuột ờ lô thí nghiệm được uống dịch ép
mướp đắng liên tục trong 35 ngày có hàm lượng cholesterol máu trung bình là
3,65 ± 0,43 mmol/1 thấp hơn so với các chuột ở lô đối chứng thí nghiệm trung
bình là 4,0 ± 0,23 mmol/1 (P < 0,05).
14
4. BÀN LUÂN
4.1. v ề mô hình gây tăng lipid máu thực nghiệm trên chuột nhắt trắng
Sau nhiêu lần thí nghiệm, chúng tôi đã xây dựng thành công mô hình gây
tăng lipid máu trên chuột nhắt trắng. Kết quả này rất có ý nghĩa, bởi sản phẩm
của nó tức là các chuột có hàm lượng lipid máu cao sẽ là đối tượng để thử
nghiệm các loại chế phẩm, dịch chiết được phán đoán là có tác dụng làm hạ lipid
máu. Chúng tôi đã áp dụng chế độ ăn có hàm lượng lipid và cholesterol cao
(hydratcacbon 30%, cazein 25%, cholesterol 10%, lipid 20%, chất khác 15%) để
thu được kết quả như trên. Sau 28 ngày, các chuột ở nhóm B được nuôi với chế
độ ăn giàu lipid đã đạt trọng lượng trung bình 41,2g/con, tăng 25,6% so với các
chuột nhóm A (chuột đối chứng được nuôi vói thức ăn do Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương cung cấp). Kết quả này phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu thực
nghiệm trên chuột của các tác giả trong và ngoài nước [3], [5], [8]. Những
nghiên cứu về chuyển hóa các chất ở tế bào và mô cho chúng ta thấy rằng khi
tiêu thụ chất béo vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể thì chất béo sẽ được
tích tụ ở mô mỡ và là nguy cơ gây bệnh béo phì. Mặt khác, các chuột được nuôi
với chế độ ăn giàu lipid có hàm lượng triglycerid và cholesterol máu cao hơn lô

đối chứng lần lượt là 59% và 15%. Các chi số này đều cao hơn nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thúy Quỳnh [5], tuy tác giả này đã gây béo phì cho chuột song
nồng độ triglycerid và cholesterol máu chi tăng lần lượt là 37,6% và 11,3% so
với chuột đối chứng. Như vậy, xét về chỉ số trọng lượng cơ thể, các chuột của
chúng tôi chưa đạt tiêu chuẩn của chuột gây béo phì, tuy nhiên các chi sổ về
nồng độ triglycerid và cholesterol máu đều đạt mục tiêu đề ra. Vì vậy, chúng tôi
tiếp tục sử dụng mô hình này cũng như các chuột ở hai nhóm A và B cho các
nghiên cứu tiếp theo.
4.2. v ề sự giảm hàm lượng lipid máu của mướp đắng
Theo kinh nghiệm dân gian mướp đắng có thể giúp giảm cân. Một số
nghiên cứu trước đây chúng tôi thấy sau 14 ngày uống dịch ép mướp đắng trọng
lượng chuột giảm đáng kể so vói đối chứng [4], [15]. Vì vậy, trong nghiên cửu
15
này chúng tôi tiến hành xác định hàm lượng lipid máu chuột sau 14 ngày uống
dịch ép mướp tươi. Tuy nhiên, kết quả trên bảng 3 và 4 cho thấy chưa thấy có sự
khác biệt về nồng độ triglycerid và cholesterol máu giữa lô chuột thí nghiệm và
lô đối chứng thí nghiệm. Kết quả này có thể do nguyên liệu chúng tôi sử dụng
trong nghiên cứu là dịch ép thô, chưa được tách chiết thành các phân đoạn khác
nhau nên hoạt tính sinh học thấp, đòi hỏi thời gian sử dụng kéo dài mới mang lại
hiệu quả. Bằng chứng cho nhận định này là sau 35 ngày liên tục uống dịch ép
mướp đắng tươi, nồng độ lipid máu chuột thí nghiệm đã giảm đáng kể. Cụ thể là
hàm lượng ừiglycerid và cholesterol máu chuột thí nghiệm chỉ còn tương ứng là
81% và 91% so với các chuột ở lô đối chứng thí nghiệm. Tuy nhiên, các chỉ số
này vẫn cao hơn so với các chỉ số của các chuột thuộc lô đối chứng sinh học.
Điều này là đo lô đối chứng sinh học được nuôi bàng thức ăn bình thường, còn lô
thí nghiệm được nuôi bằng chế độ ăn giàu lipid. Mặc dù vậy đây cũng là một tín
hiệu đáng mừng, chứng tỏ quả mướp đắng đang được trồng và sử dụng rộng rãi
ở Việt Nam có tác dụng làm giảm nồng độ triglycerid và cholesterol máu ở chuột
bị gây tăng lipid máu thực nghiệm. Tác dụng này của mướp đắng có thể do các
hợp chất polypeptid-p, charantin, vicin, glycosid và các karavilosid có trong loại

quả này đã làm tăng hoạt động của adenosine 5 monophosphate kinase (AMPK)
- một enzym tham gia vào quá trình oxy hóa acid béo. Những nghiên cứu khác
trên thế giới còn cho biết mướp đắng có tác dụng làm giảm sự tiết apolipoprotein
B, apolipoprotein C-III, là thành phần của cholesterol tỉ trọng thấp và tỉ trọng rất
thấp (các loại cholesterol xấu). Ngoài ra dịch chiết mướp đắng cũng làm giảm sự
tổng hợp triglycerid mới [7], [11], [12]. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở
một số kết quả khiêm tốn, song khá có ý nghĩa, bởi vì ở Việt Nam trước năm
1995, béo phì hầu như không có, nhimg từ năm 2000 đến nay thừa cân béo phì
xuất hiện ở cả trẻ em, người lớn, và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng.
Điều đáng nói là thừa cân - béo phì cũng là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh
có liên quan như tăng huyết áp, gây rối loạn chức năng tim mạch, rối loạn mõ
máu, tăng cholesterol [14]. Chính vì vậy, nghiên cứu này đã cung cấp thêm
bằng chứng khoa học cho tác đụng hạ lipid máu của mướp đắng, tạo tiền đề để
16
sử dụng mướp đắng như một loại thực phẩm chức năng bổ sung vào bữa ăn hàng
ngày, giúp cải thiện tình ừạng tăng mỡ máu của con người.
KẾT LUẬN
1. Xây đựng thành công mô hình gây tăng lipid máu thực nghiệm trên chuột
nhắt trắng bằng chế độ ăn giàu lipid.
2. Sau 14 ngày liên tục uống dịch ép mướp đắng tươi, hàm lượng lipid máu
chuột nhắt trắng không có sự khác biệt so với đối chứng.
3. Chỉ số triglycerid và cholesterol máu của chuột được uống dịch ép mướp
đắng tươi sau 35 ngày liên tục giảm còn lần lượt là 81% và 91% so với
chuột ở lô đối chứng thí nghiệm.
ĐAI HỌC QUỐ C GIA HA NO!
TRUNG TẨM THÕNG TtN THƯ ViẺN
I 00060000^09
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà

Nội.
2. Nguyễn Thị Hà (2000), “Chuyển hỏa lipid”, Hóa sinh, Nhà xuất bản Y
học, tr. 318-376.
3. Trân Thị Chi Mai (2007), Nghiên cứu tác dụng của polyphenol chè xanh
(Camellia sinensis) trên các chỉ sổ lipid và trạng thái chổng oxy hóa trong
máu chuột công trăng đái tháo đường thực nghiêm, Luận án tiến sĩ Y học,
Đại học Dược Hà Nội.
4. Lưu Thị Thu Phương, Nguyễn Văn An, Nguyễn Thanh Huyền (2008),
Nghiên cứu tác dụng của mướp đắng đến trọng lượng và thể lực chuột
nhắt trắng, Tạp chí Sinh lý học, 12(1), 13-19.
5. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2008), Nghiên cứu tách chiết một số hợp chất
tự nhiên từ cây bưởi (Citrus grandis L.) có tác dụng chống béo phì và rối
loạn trao đổi ỉipid - gỉucid, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Khoa học
Tự nhiên, Hả Nội.
6. Aekplakom w., Chaỉyapong Y. et al. (2004), Prevalence and determinants
of overweight and obesity in Thai adults: results of the Second National
Health Examination Survey. J.Med. Assoc. Thai, 87(6): 685-693
7. Chan L., et al. (2005), “Reduced adiposity in bitter melon (Momordica
charantia) fed rats is associated with increased lipid oxidative enzym
activities and uncoupling protein expression”. J. Nutr., 135 (11): 2517-
2523
8. Chen Q., et al. (2005), “Reduced adiposity in bitter melon (Momordica
charantia) fed rats is associated with lower tissue triglycerid and higher
plasma catecholamines”. Br. J. Nutr., 93(5):747-754.
9. Mahley R.W., Weirgaber K.H. et al. (1998), “Disorder of lipid
metabolism”, William Text book of endocrinology, pp. 1099-1153.
18
10. Mary J.M., John P.K. (2001), “Disorder of lipoprotein metabolism”,
Basic & Clinical Endocrinology, International Edition, 6th edition, pp.716-
744.

11.Nerurkar p.v. et al. (2005), "Microsomal Triglycerid Transfer Protein
Gene Expression and ApoB Secretion are Inhibited by Bitter Melon in
HepG2 Cells". J.Nutr. April 1,135(4), 702-706
12. Pratibha V. Nerurkar, Yun Kyung Lee, Ellen H. Linden (2006), “Lipid
lowering effects of Momordica charantia (Bitter Melon) in HIV-1-
protease inhibitor-treated human hepatoma cells, HepG2”. Br. J.
Pharmacol. 148(8): 1156-1164.
13. William J.M. (1997), Clinical Chemistry, Mosby, Third edition, pp. 162 -
182.
14. Thanh Hoa, “Cần ngăn chặn sự gia tăng thừa cân - béo phì”
<. vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=
30161 &cn_id=77344>
15. Huyền Linh, “Mướp đắng có thể giúp giảm cân”
< />16. Trần Xuân Thuyết, “Quả mướp đắng - một vị thuốc quý”
<http ://vnexpress.net/Vietnam/suckhoe/2002/06/3B 9BD431 />
17. Momordica charantia (Bitter melon), Clinical report
< />18. Leslie Taylor, “The healing power of rain forest Herbs”
< />19

×