Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu định lượng acid ursolic và tác dụng tăng cường trí nhớ của cao hương nhu tía (ocimum sanctuml ) trên chuột thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 65 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HÀ THỊ THẢO
MSV : 1101469

NGHIÊN CỨU
ĐỊNH LƯỢNG ACID URSOLIC VÀ
TÁC DỤNG TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ
CỦA CAO HƯƠNG NHU TÍA
(OCIMUM SANCTUM L.)
TRÊN CHUỘT THỰC NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HÀ THỊ THẢO
MSV: 1101469

NGHIÊN CỨU
ĐỊNH LƯỢNG ACID URSOLIC VÀ
TÁC DỤNG TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ
CỦA CAO HƯƠNG NHU TÍA
(OCIMUM SANCTUM L.) TRÊN
CHUỘT THỰC NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:


1. TS. Lê Thị Xoan
2. PGS.TS. Vũ Văn Điền
Nơi thực hiện
1. Khoa Dược lý-Sinh hóa -Viện Dược liệu
2. Khoa Hóa thực vật 1 -Viện Dược liệu

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, em
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các tập thể cá nhân.
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Xoan - Khoa
Dược lý, sinh hóa - Viện Dược liệu là người thầy, người chị luôn nhiệt tình chỉ
bảo, hướng dẫn cũng như tạo mọi điều kiện cho em được trực tiếp tham gia
thực hiện các thử nghiệm dược lý.
Em xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Vũ Văn Điền đã tạo điều kiện cho em
tham gia làm khóa luận tại Viện Dược liệu và luôn hết lòng giúp đỡ, đóng góp
những ý kiến quý báu để em hoàn thành khóa luận này.
Em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của TS. Nguyễn Văn
Tài, Thạc sĩ Nguyễn Thu Trang - Khoa Hóa thực vật I và các anh chị Khoa
Dược lý, sinh hóa - Viện Dược liệu trong quá trình em thực hiện khóa luận trên
Viện Dược liệu.
Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, cùng toàn thể các thầy
cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã trang bị cho em những kiến thức quý
báu, tạo mọi điều kiện học tập tốt nhất cho em trong suốt 5 năm học qua.
Cuối cùng, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đã luôn động
viên và giúp đỡ em trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong lần đầu nghiên cứu khoa học nhưng
do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên khóa luận của em không tránh khỏi

những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các
bạn.
Hà Nội, Ngày 05 tháng 05 năm 2016
Hà Thị Thảo


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ......................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................... iii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN

3

1.1.Tổng quan về hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) ....................... 3
1.1.1. Vị trí phân loại. .............................................................................. 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật .......................................................................... 3
1.1.3. Phân bố, sinh thái........................................................................... 4
1.1.4.Thành phần hóa học ........................................................................ 4
1.1.5. Tác dụng dược lý ........................................................................... 7
1.1.6. Tính vị, công năng ....................................................................... 12
1.1.7. Công dụng.................................................................................... 12
1.2. Tổng quan về chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer ................. 12
1.2.1. Các khái niệm .............................................................................. 13
1.2.2. Phân loại ...................................................................................... 14
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh của bệnh Alzheimer ....................................... 15
1.2.4. Các thuốc sử dụng trong điều trị. ................................................ 16

1.2.5. Hạn chế của các thuốc điều trị Alzheimer hiện nay ................... 17
1.2.6. Một số mô hình nghiên cứu thuốc tác động lên nhận thức và trí
nhớ theo hướng điều trị Alzheimer và các thể SSTT. .............................. 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 21
2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................. 21
2.1.2. Động vật thí nghiệm .................................................................... 21
2.1.3. Hóa chất, trang thiết bị ................................................................ 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 23


2.2.1. Định lượng acid ursolic trong cao chiết EtOH hương nhu tía bằng
phương pháp HPLC. ................................................................................. 23
2.2.2.. Đánh giá tác dụng dược lý .......................................................... 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

35

3.1. Định lượng acid ursolic trong cao chiết EtOH hương nhu tía .... 35
3.1.1. Sắc ký đồ của mẫu chuẩn và mẫu thử ......................................... 35
3.1.2. Kết quả định lượng acid ursolic

36

3.2. Đánh giá tác dụng tăng cường trí nhớ của cao chiết EtOH 700
hương nhu tía trên chuột suy giảm trí nhớ bằng loại bỏ thùy khứu giác
(OBX) .......................................................................................................... 39

3.2.1. Tác dụng tăng cường trí nhớ bằng thử nghiệm mê lộ chữ Y cải
tiến ............................................................................................................. 39
3.2.2. Đánh giá sự thay đổi kích thước não thất bên (Lateral ventrical,
LV) ............................................................................................................ 39
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

45

4.1. Định lượng acid ursolic trong cao chiết hương nhu tía bằng
phương pháp HPLC................................................................................... 45
4.2. Tác dụng tăng cường trí nhớ của cao chiết EtOH trên chuột bị
suy giảm trí nhớ bằng cách loại bỏ thùy khứu giác (OBX). .................. 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

51


i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AChE

Enzym Acetylcholinesterase

Aβ 42

Amyloid β-protein 42

Chuột OBX


Chuột phẫu thuật loại bỏ thùy khứu giác

HPLC

High Performance Liquid Chromatography

ICD-10

International Classification of Desease 10th
(phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10)

DSM-IV

Diagnostic and Statistical manual of Mental Disoedus
(chuẩn đoán và thống kê bệnh tâm thần lần IV)

OBX

Olfactory Bulbectomy of mice
(thùy khứu giác trên chuột)

Chuột OBX

Chuột phẫu thuật loại bỏ thùy khứu giác

IC50

Nồng độ ức chế 50%.

HN400


Lô chuột OBX xử lý với mẫu thử liều 400mg/kg

HN200

Lô chuột OBX xử lý với mẫu thử liều 200mg/kg

p.o

Đường uống

i.p

Đường tiêm phúc mạc

MeOH

Methanol

EtOH

Ethanol


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Bảng 1.1

Kết quả nghiên cứu hàm lượng acid ursolic trong 8

Trang
7

loài thuộc chi Ocimum L. ) ở phía Bắc Brazil
Bảng 2.1

Hóa chất sử dụng trong đề tài

22

Bảng 2.2

Các lô chuột tiến hành thử tác dụng dược lý

28

Bảng 2.3

Quy trình nhuộm Nissl Staining

33

Bảng 3.1

Kết quả sự phụ thuộc giữa diện tích pic và nồng độ


36

acid ursolic
Bảng 3.2

Kết quả định lượng acid ursolic trong cao hương nhu

38

tía
Bảng 3.3

Thời gian chuột khám phá các nhánh ở giai đoạn

39

kiểm tra
Bảng 3.4

Tỷ lệ phần trăm diện tích não thất bên của các lô
chuột ở vị trí Bregma -1,70.

42


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình


STT

Trang

Hình 1.1 Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) – nguồn Khoa tài
nguyên

3

Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu tác dụng dược lý của
cao chiết EtOH hương nhu tía

27

Hình 2.2 Quy trình phẫu thuật loại bỏ thùy khứu giác (OBX) trên
chuột.

29

Hình 2.3 Sơ đồ thử nghiệm mê lộ chữ Y cải tiến trên chuột
OBX

31

Hình 3.1 Săc ký đồ mẫu chuẩn acid ursolic 630µg/ml

35

Hình 3.2 Sắc ký đồ mẫu thử so sánh với mẫu chuẩn acid ursolic


35

Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa tín hiệu
đáp ứng (diện tích pic) và nồng độ mẫu chuẩn acid
ursolic.

37

Hình 3.4 Biểu đồ so sánh tỷ lệ thời gian các lô chuột khám phá

40

nhánh mới Y3.
Hình 3.5 Xác định diện tích não thất bên của các lô chuột ở vị trí

42

Bregma -1,70.
Hình 3.6 Biểu đồ cột so sánh tỷ lệ phần trăm diện tích não thất
bên các lô chuột ở vị trí Bregma -1,70

43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, Sa sút trí tuệ nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng đang là mối
quan tâm hàng đầu của các nhà lão khoa trên thế giới cũng như ở Việt Nam
trong bối cảnh tuổi thọ trung bình ngày càng cao, số người mắc bệnh này ngày

càng nhiều [6]. Các thuốc hóa dược mới đã và đang được nghiên cứu tuy nhiên
cơ chế bệnh sinh phức tạp đã khiến cho việc nghiên cứu thuốc gặp nhiều khó
khăn và kém toàn diện [12]. Vì thế, xu hướng nghiên cứu, phát triển thuốc điều
trị có khả năng tăng cường trí nhớ từ dược liệu là một hướng đi có triển vọng
cùng với các thuốc hóa dược trong điều trị sa sút trí tuệ nói chung và bệnh
Alzheimer nói riêng.
Hương nhu tía (HNT) còn gọi là é tía, có tên khoa học Ocimum sanctum
L. (Ocimum tenuiflorum L.) là một loại dược liệu được trồng và sử dụng rộng
rãi ở nước ta. Theo kinh nghiệm dân gian hương nhu tía được dùng để hạ sốt,
chữa cảm, nhất là cảm nắng, say nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, phù thũng
[8]. Bên cạnh đó hương nhu tía còn được biết đến với hoạt tính chống oxy
hóa, kháng viêm, kháng khuẩn và đặc biệt có tác dụng trên tâm thần kinh [11],
[19],[15],[47].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng chống stress, oxy hóa
của hương nhu tía, cũng như một số công bố về tác dụng cải thiện trí nhớ, nhận
thức của hương nhu tía. Đó là những cơ sở khoa học cho thấy tiềm năng của
loài dược liệu này theo hướng tác dụng tăng cường trí nhớ ứng dụng trong hỗ
trợ và điều trị sa sút trí tuệ nói chung và Alzheimer nói riêng ở Việt Nam. Về
thành phần hóa học ngoài thành phần chính là tinh dầu hương nhu tía còn được
biết đến là một dược liệu giàu acid ursolic - một chất có nhiều tác dụng điều trị
trong đó đáng chú ý là tác dụng trên tâm thần kinh [26],[27]. Tuy nhiên ở nước


2

ta chưa có nhiều nghiên cứu về hàm lượng acid ursolic trong hương nhu tía
cũng như tác dụng của hương nhu tía trên trí nhớ.
Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu định
lượng acid ursolic và tác dụng tăng cường trí nhớ của cao hương nhu tía
(Ocimum sanctum .L) trên chuột thực nghiệm” với mục tiêu sau:

1. Định lượng acid ursolic trong cao chiết hương nhu tía.
2. Đánh giá tác dụng tăng cường trí nhớ của cao chiết hương nhu tía trên
chuột thực nghiệm.
Để thực hiện các mục tiêu trên đề tài tiến hành những nội dung chính sau:
1. Định lượng acid ursolic trong cao chiết EtOH 70% hương nhu tía bằng
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
2. Xây dựng mô hình động vật bị suy giảm trí nhớ bằng cách loại bỏ thùy
khứu giác (OBX). Trên mô hình này đánh giá tác dụng tăng cường trí nhớ của
cao hương nhu tía qua thử nghiệm hành vi (mê lộ chữ Y cải tiến) và sự thay đổi
kích thước não thất bên.


3

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN

1.1.Tổng quan về hương nhu tía (Ocimum sanctum L.)
1.1.1. Vị trí phân loại.
Theo hệ thống phân loại Takhtajan.
Hương nhu tía thuộc:
Giới Thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc lan (Magnoliophya)
Lớp Ngọc lan (Magnolopsida)
Phân lớp Bạc hà (Lamidae)
Bộ Bạc hà (Lamiales)
Họ Bạc hà (Lamiaceae)
Chi Ocimum L.


Hình 1. Hương nhu tía
(Ocimum sanctum L.)
nguồn: khoa Tài nguyên

Tên khoa học: Ocimum sanctum L. (Ocimum tenuiflorum L.)
Tên thường gọi: hương nhu tía, é đỏ, é tía.
Tên nước ngoài: Mon’basil, sacred basil, holy basil, tulsi…
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Cây nhỏ sống hàng năm hay sống dai, cao đến gần 1m. Thân, cành màu đỏ
tía, có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống dài, hình mác hoặc thuôn, dài 2 - 5 cm,
rộng 1 - 3 cm, mép khía răng cưa, hai mặt màu tím tía, có lông mềm [1],[8].
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm xim phân nhánh, lá bắc nhỏ, hoa
màu trắng hay tím tía, xếp thành từng vòng 5 - 6 hoa trên một cụm hoa, đài hoa
dài 3 - 5 mm, thùy trên hình mắt chim, thùy đưới hình dùi dài hơn, những thùy


4

bên rất ngắn; tràng hoa có cánh hơi lượn sóng ở mép; nhị 4 vượt ra ngoài tràng
[8].
Quả bế tư, gần hình cầu, hơi dẹt, màu nâu nhạt hoặc đỏ có đốm đen nhỏ
nằm trong đài tồn tại. Mùa hoa quả: tháng 5 - tháng 7 [8].
1.1.3. Phân bố, sinh thái
Hương nhu tía vốn là cây cổ nhiệt đới Châu Á, được trồng rải rác ở Trung
Quốc, Lào, Thái Lan để làm thuốc và làm rau gia vị.
Ở Việt Nam hương nhu tía được trồng trong các vườn gia đình hoặc trong
các cơ sở chữa bệnh theo y học cổ truyền. Cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,
nhiệt độ trung bình năm 23 - 300C; lượng mưa 1800 - 2600 mm/năm. Ở các
vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt đới và hơi lạnh, không thấy trồng [8].
Hương nhu tía mọc từ hạt vào khoảng cuối mùa xuân, sinh trưởng nhanh

trong mùa hè, đến cuối mùa thu hay đầu đông thì tàn lụi. Cây ra hoa quả nhiều.
Quả chín tự mở, hạt rơi xuống đất và nảy mầm sau 5 - 6 tháng. Cây trồng dễ
dàng bằng hạt [1],[8].
1.1.4.Thành phần hóa học
1.1.4.1. Hàm lượng tinh dầu và thành phần hóa học của tinh dầu
Phần trên mặt đất chứa tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu khi cây bắt đầu có
hoa đến lúc ra hoa là 1,08 - 1,62% [8]. Dược điển Việt Nam IV quy định hàm
lượng tinh dầu không dưới 0,5% (tính theo dược liệu khô)…
Thành phần tinh dầu trong cây gồm các nhóm chất sau:
+ Nhóm methyleugenol: thứ lá tía (A) 72,7%, thứ lá xanh (B) 70,9%.
methyleugenol 2,5% [8].
+ Cả 3 thứ (A,B,C) đều chứa caryophylen 17,3% (A); 20,4% (B); 6,7% (C).


5

Hương nhu tía ở Việt Nam chứa 30 - 40% eugenol. Tinh dầu hương nhu tía
chứa α-pinen; sabinen; β-pinen; mycren; 1,8-cineol; linalol; camphor; borneol;
citral; eugenol; methyleugenol; terpinen; β-carophylen…Các thành phần chính
là eugenol (trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và β-carophylen. Các thành
phần này giống như thành phần cây hương nhu tía Ấn Độ… [1]

Eugenol

Methyleugenol

1.1.4.2. Các thành phần khác
Ngoài thành phần chính là tinh dầu hương nhu tía còn chứa các hợp chất
khác như flavonoid, saponin, tanin, poly phenol [31].
Theo H.Skaltsa và cộng sự,(1999), hương nhu tía chứa các hợp chất poly

phenol, flavonoid: apigenin; apigenin-7-glucuronid; luteolin-7-glucuronid;
orientin; acid galic; acid cafeic; acid galic methylester [37].
Acid ursolic và acid oleanolic là thành phần chính và quan trọng có hàm
lượng cao trong hương nhu tía thuộc nhóm saponin triterpenoid [31].
Theo USP 36:
+ Lá HNT ≥ 0,5% triterpen (Ursolic + Oleanolic)
+ Sản phẩm từ HNT: ≥2% triterpenoid.


6

H

COOH

H
HO
Acid ursolic

Acid oleanoic

+ Năm 2008, Silva và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu hàm lượng acid
ursolic trong lá của 8 loài thuộc chi Ocimum ở phía Bắc của Brazil bằng phương
pháp phân tích HPLC. Nghiên cứu đã chỉ ra O.sanctum L. là loài có hàm lượng
acid ursolic trong lá cao nhất (lên đến 2,02%) trong các loài thuộc chi Ocimum
L. [13]. Kết quả nghiên cứu định lượng được trình bày ở Bảng 1.
+ Nguyễn Ngọc Hiếu đã bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của
hương nhu tía. Kết quả xác định các nhóm chất hữu cơ cơ bản trong hương nhu
tía bằng phản ứng hóa học cho thấy cành, lá hương nhu tía có chứa: saponin
triterpenoid, flavonoid, coumarin, acid hữu cơ, tinh dầu, phytosterol. Kết quả

nghiên cứu cũng xác định sự có mặt acid ursolic trong hương nhu tía bằng
SKLM cũng như bước đầu xây dựng quy trình chiết tách acid ursolic từ hương
nhu tía. Tuy nhiên đề tài này chưa thực hiện quá trình định lượng acid ursolic
[4].


7

Bảng 1. Kết quả nghiên cứu hàm lượng acid ursolic trong 8 loài thuộc
chi Ocimum L phía Bắc Brazil [13]
STT

Loài thuộc chi Ocimum L.

Hàm lượng acid ursolic(%)

1

O.americanum

1,03

2

O.basilicum var. mininum

0,29

3


O.basilicum var.purpurascens

0,38

4

O.gratissimum

0,27

5

O.micranthum

1,04

6

O.gratissimum

1,05

7

O.micranthum

0,45

8


O.tenuiflorum (Ocimum sanctum)

2,02

1.1.5. Tác dụng dược lý
Trong hai thập kỷ qua, tác dụng dược lý của O. sanctum L. Đã được chứng
minh bằng các nghiên cứu tiền lâm sàng trên các mô hình động vật và trong các
thử nghiệm in vitro. Một số tác dụng đáng chú ý được báo cáo sau đây:
1.1.5.1. Tác dụng kháng khuẩn
Trong nghiên cứu của Singh và cộng sự cho thấy hàm lượng axit linoleic
trong tinh dầu O.sanctum L. có thể đóng góp cho hoạt động kháng khuẩn của
nó. Các thành phần trong tinh dầu có hoạt tính kháng khuẩn đối với các
chủng vi khuẩn nhạy cảm sau: Staphylococcus aureus, Bacillus pumius và
Pseudomonas aeruginosa [40].


8

Nghiên cứu của Geeta và cộng sự chỉ ra rằng dịch chiết nước của Ocimum
sanctum L. ở liều 60 mg/kg cho thấy đường kính vòng vô khuẩn lớn hơn so
với chiết xuất cồn với chủng Klebsiella, E. coli, Proteus, Vibrio cholerae khi
nghiên cứu bằng phương pháp khuếch tán thạch [43].
Ở Việt Nam tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu hương nhu tía đã được
nghiên cứu bằng đo đường kính vòng vô khuẩn: với Bacillus mycoides có vòng
vô khuẩn 22 mm; B.subtilis (60 mm); E.coli (15 mm); Klebsiella sp (12 mm);
Staphylococus aureus (20 mm) (Bộ Y tế - Công trình nghiên cứu khoa học y
dược 1997 - 1989) [8].
1.5.1.2. Tác dụng chống viêm giảm đau hạ sốt
Dạng dịch chiết bằng methanol và dạng nhũ tương được điều chế từ cao
chiết hương nhu tía đã được thử nghiệm về tác dụng chống viêm, giảm đau hạ

sốt.
Về tác dụng chống viêm :
Các dạng bào chế đều ức chế phù gan bàn chân chuột cống trắng do
carragenin gây nên trên mô hình viêm cấp tính và ức chế sự hình thành dịch rỉ
viêm, tổ chức hạt trong mô hình gây viêm mãn tính do tiêm crotom. Tác dụng
chống viêm của dịch chiết và nhũ tương với liều 500 mg/kg có tác dụng tương
đương natri salicylat với liều 300 mg/kg [20].
Singh trong nghiên cứu của mình đã báo cáo rằng hiện nay axit linoleic
trong tinh dầu của O. sanctum L. có khả năng ức chế cả cyclooxygenase và
lipoxygennase trên con đường chuyển hóa acid arachidonic, từ đó có tác dụng
chống viêm [36].
Về tác dụng giảm đau


9

Tác dụng giảm đau của chiết xuất cồn lá của O. sanctum L. (50, 100 mg/
kg (i.p) và liều 50, 100, 200 mg/kg (p.o) đã được thử nghiệm trên chuột sử dụng
acid acetic băng để gây đau thắt. Kết quả cho thấy dịch chiết O. Sanctum L.
giảm số lần đau thắt [20].
1.5.1.3. Tác dụng chống oxy hóa
Khả năng chống oxy hóa của tinh dầu của O. sanctum L. được đánh giá
bằng cách sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) dựa vào
hàm lượng hypoxanthin xanthin oxidase .Trong mô hình hypoxanthin xanthin
oxidase khảo nghiệm, khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ là tác dụng
từ O. sanctum L. (IC 50 = 0,46 ml/ml) [28].
Trong một nghiên cứu khác dịch chiết nước của O. sanctum L. làm tăng
đáng kể hoạt động của enzym chất chống oxy hóa như superoxid dismutase,
catalase so với nhóm đối chứng [14].
1.5.1.4. Tác dụng hạ đường huyết

Ghosap và cộng sự đã làm làm sáng tỏ những cơ chế có thể trong tác dụng
hạ đường huyết của hương nhu tía. Nghiên cứu chỉ ra rằng O.sanctum L. giảm
nồng độ cortisol và glucose trong huyết thanh. Do đó O. sanctum L. Có khả
năng điều chỉnh nồng độ corticosteroid gây ra bệnh đái tháo đường [14].
Trong một nghiên cứu khác đã nhận thấy ảnh hưởng của O.sanctum trên
ba enzyme quan trọng của quá trình chuyển hóa carbohydrat là: glucokinase
(GK), hexokinase (HK) và phosphofructokinase (PFK) [44].
1.5.1.4. Tác dụng trên tâm - thần kinh.
Dịch chiết EtOH của lá O. sanctum L. kéo dài thời gian bị mất phản xạ do
pentobarbital ở chuột, giảm thời gian phục hồi và tác dụng có hại của sốc điện
và co giật gây ra bởi pentylenetetrazol [32].


10

Một số nghiên cứu về tác dụng chống trầm cảm, lo âu của hương nhu tía
được công bố:
- Chatterjee M và cộng sự đã chứng minh rằng: ở liều 200 mg/kg dịch chiết
cồn từ hương nhu tía có tác dụng chống trầm cảm trên chuột nhắt (giảm thời
gian bất động trên thử nghiệm treo đuôi chuột và thử nghiệm chuột bơi cưỡng
bức) [38].
- Cao chiết Methanol của O. sanctum L. ở liều 400 mg/kg (i.p) làm tăng
thời gian bơi của chuột trong thử nghiệm chuột bơi cưỡng bức cho thấy tác
dụng kích thích hệ thống thần kinh trung ương và chống căng thẳng [42].
- Trong một nghiên cứu của B.Swathi và cộng sự đã chỉ ra rằng Ocimum
sanctum L. ở nồng độ 0,25% có thể được sử dụng như là chất bổ sung tự nhiên
để cải thiện phản ứng miễn dịch và tăng nồng độ cortisol hơn trong điều kiện
stress gây ra bởi nhiệt trong chăn nuôi gà thịt [41].
- Bằng cách định lượng Acetylcholin và hoạt độ Acetylcholinesterase ở các
vùng khác nhau của não chuột bị stress bởi tiếng ồn, nghiên cứu cho thấy cao

chiết EtOH 70% của hương nhu tía với liều 100 mg/kg có tác dụng bảo vệ các
mô não trước tác động có hại gây stress bởi tiếng ồn [34].
Một số nghiên cứu về tác dụng cải thiện trí nhớ, nhận thức của hương nhu
tía:
Trên thế giới:
- Sử dụng mô hình gây thiếu máu não trên chuột nhắt, Yanpallerwar và
cộng sự đã chứng minh rằng dịch chiết cồn từ lá hương nhu tía làm giảm
peroxid hóa lipid và SOD (superoxid dismutase) và TSH (total sulhydryl
groups) cùng những biến đổi về mô học gây ra thiếu máu não – một trong những
nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ [46].


11

- Dịch chiết nước của Ocimum sanctum L. Có tác dụng tăng cường trí nhớ
trên mô hình chuột gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin, diazepam và do lão
hóa [31].
- Nghiên cứu của Girdhan và cộng sự cũng cho thấy dịch chiết nước (300
và 500 mg/kg) và dịch chiết EtOH (300 và 500 mg/kg) của lá hương nhu tía có
tác dụng chống suy giảm trí nhớ , ức chế Acetylcholinesterase và làm tăng
cường miễn dịch trên chuột cống gây mất trí nhớ bằng sốc điện, atropin và
cyclosporin liều cao [45].
- Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy viên nang 300mg cao chiết EtOH
lá hương nhu tía có tác động tích cực lên các thông số nhận thức nhất định như
trí nhớ ngắn hạn, mức độ tập trung khi so sánh với giả dược [38].
Ở Việt Nam:
Tác giả Trần Phi Hoàng Yến và cộng sự đã sử dụng mô hình gây suy giảm
trí nhớ bằng Trimethylmin (TMT) để đánh giá tác dụng bảo vệ khả năng học
tập và ghi nhớ của cao chiết toàn phần lá hương nhu tía trên chuột nhắt trắng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao chiết EtOH toàn phần lá hương nhu tía ở liều

uống 50 mg/kg và 100 mg/kg thể hiện khả năng bảo vệ sự suy giảm khả năng
học tập và ghi nhớ qua mô hình Mê lộ nước Moris và tác dụng này có liên quan
đến hệ cholinergic, làm tăng hàm lượng Acetylcholin và giảm hoạt tính
Acetylcholinesterase trong vùng hải mã não chuột [9].
Những nghiên cứu trên về tác dụng của hương nhu tía trên tâm - thần kinh
là cơ sở cho việc nghiên cứu tác dụng dược lý các mẫu thử với những dung môi
chiết khác nhau và những bộ phận khác nhau của hương nhu tía đối với tác
dụng tăng cường trí nhớ.


12

1.1.6. Tính vị, công năng
Hương nhu tía có vị cay, mùi thơm, tính ấm, quy vào hai kinh: phế, vị, có
tác dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), thanh nhiệt, tán thấp, hành thủy, giảm đau
[8].
1.1.7. Công dụng [8]
Hương nhu tía được dùng làm thuốc trong phạm vi kinh nghiệm dân gian
để hạ sốt, chữa cảm, nhất là cảm nắng, say nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài,
nôn mửa, phù thũng. Ngày dùng 6 – 12 gam dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc
hãm.
Eugenol, chiết từ hương nhu tía, được dùng trong nha khoa và là nguyên
liệu để tổng hợp vanilin.
Ở Ấn Độ, nước hãm của lá hương nhu tía được dùng chữa đau dạ dày ở trẻ
em và sốt rét. Dịch ép từ lá chữa nôn mửa và giun móc vì trong dược liệu có
thymol phối hợp với mật ong gừng và dịch ép tỏi làm thuốc lợi đờm, chữa viêm
phế quản, ho ở trẻ em. Dịch ép từ lá còn chữa rắn độc cắn.
Ở Myanma, nước sắc của lá hương nhu tía chữa đầy hơi và tiêu chảy ở trẻ
em, hạt chữa bệnh thận, nước hãm từ lá chữa viêm đường hô hấp và rối loạn
kinh nguyệt.

1.2. Tổng quan về chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer
Già hóa dân số là hiện tượng mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam già hóa dân
số đang diễn ra nhanh chóng. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009, Việt
Nam có 7,7 triệu người già ( ˃ 60 tuổi), chiếm hơn 9% tổng dân số. Do già hóa
dân số nên mô hình bệnh tật cũng thay đổi, với sự gia tăng nhanh chóng của
các bệnh mạn tính, các bệnh thoái hóa, trong đó có SSTT với thể điển hình là
Alzheimer. Sa sút trí tuệ thực sự là một thảm họa với người cao tuổi gây suy


13

giảm trí nhớ và nhiều lĩnh vực nhận thức khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến
khả năng hoạt động hằng ngày và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Hiện chưa có phương pháp nào thực sự có hiệu quả trong điều trị chứng sa
sút trí tuệ nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng. Các phương pháp điều trị
bằng thuốc kết hợp với chăm sóc chỉ có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Hơn nữa các thuốc đang được sử dụng để điều trị bệnh lý này còn nhiều tác
dụng không mong muốn, giá thành cao, thời gian điều trị lâu dài, gây ảnh hưởng
tới sức khỏe cũng như gia tăng gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân và gia đình ..
1.2.1. Các khái niệm
Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 –ICD10: “Chứng sa sút trí tuệ
(F00-F03) là một hội chứng lâm sàng do bệnh của não, thường có tính chất
mãn tính hay tiến triển, trong đó có sự suy giảm của nhiều chức năng vỏ não,
bao gồm cả trí nhớ, tư duy, định hướng, tính toán, năng lực học tập, ngôn ngữ
và phán xét”

.

Hội chứng sa sút trí tuệ hay gặp ở bệnh Alzheimer, bệnh mạch máu não và
trong các bệnh khác là nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát ảnh hưởng tới

não bộ.
Theo thống kê sa sút trí tuệ là rối loạn phổ biến hàng thứ 2 trong các rối
loạn tâm thần ở người cao tuổi, trong đó Alzheimer là bệnh đứng hàng đầu
trong các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ: 50% - 60% các trường hợp sa sút
tuệ là do bệnh Alzheimer, 10% - 15% các trường hợp sa sút trí tuệ là có sự phối
hợp giữa bệnh Alzheimer và bệnh mạch máu não. Bệnh Alzheimer gặp ở 5%
người trên 60 tuổi và tỷ lệ này cứ 5 năm lại tăng lên gấp đôi. Trong các nghiên
cứu lâm sàng khác nhau tỉ lệ bệnh nhân rối loạn trí nhớ và nhận thức chuyển
sang sa sút trí tuệ hàng năm từ 6% đến 25% [12].
Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh SSTT bao gồm (DSM-IV, 1994)


14

+ Giảm trí nhớ (giảm khả năng học thông tin mới và nhớ lại các thông tin
đã được học từ trước).
+ Có một hoặc nhiều rối loạn nhận thức sau đây: rối loạn ngôn ngữ, mất
dùng động tác, mất nhận biết, rối loạn chức năng điều hành.
+ Suy giảm nhận thức ở mức đủ nặng ảnh hưởng tới hoạt động xã hội hoặc
nghiệp vụ và thể hiện có biến đổi so với trước.
+Những thiếu hụt này không xảy ra trong cơn sảng.
Trí nhớ là lĩnh vực nhận thức bị ảnh hưởng nhiều nhất trong SSTT. Có ba
loại trí nhớ: trí nhớ tức thì (immediate), trí nhớ gần (recent memory), và trí nhớ
xa (remote memory). Trong bệnh Alzheimer, giảm trí nhớ là triệu chứng đầu
tiên được ghi nhận. Ở giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer, bệnh nhân thường có
giảm trí nhớ gần, tức là các thông tin mới thu nhận bị quên trước các thông tin
đã thu nhận từ quá khứ. Bệnh nhân có thể nhớ rõ các sự kiện từ nhiều năm trước
xong không nhớ nổi các sự kiện xảy ra 5 phút trước đó [5],[6].
1.2.2. Phân loại
1.2.2.1: Phân loại sa sút trí tuệ

Các rối loạn tạo thành chứng sa sút trí tuệ được phân loại và xác định trên
cơ sở các yếu tố gây bệnh khác nhau và những con đường sinh lý khác nhau.
Trong một số tài liệu, chứng sa sút trí tuệ được phân loại thành các typ hoặc
các dạng. Các typ phổ biến của chứng sa sút trí tuệ gồm [5],[12].
- Sa sút trí tuệ bệnh Alzheimer (Dementia in Alzheimer disease).
- Sa sút trí tuệ bệnh mạch máu (Vascular dementia).
- Sa sút trí tuệ do thể Lewy (Lewy body dementia).


15

- Sa sút trí tuệ thùy trán - thái dương, gồm cả bệnh Pick (Frontotemporal
dementia, Pick’ disease).
- Sa sút trí tuệ do các nguyên nhân có thể đảo ngược khác như: nhiễm độc
mãn tính (do rượu hoặc do thuốc), thiếu vitamin, bệnh tâm thần …
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh của bệnh Alzheimer
Cho đến nay người ta đã thừa nhận Alzheimer là một bệnh thoái hóa não
do nhiều nguyên nhân gây ra, không đồng nhất về mặt di truyền, phát sinh và
tiến triển theo những cơ chế không hoàn giống nhau giữa các bệnh nhân. Tuy
nhiên người ta đã đưa ra một giả thuyết để liên kết vai trò tất cả các thành tố cơ
bản trong bệnh nguyên [5].
Với giả thuyết này, Amyloid đóng một vai trò cốt lõi. Các yếu tố căn
nguyên tuy rất đa dạng xong đều có một tác động đồng quy vào quá trình
chuyển hóa của protein tiền chất Amyloid để tạo ra một sản phẩm là protein Aβ
42 acid amin. Sự lắng đọng kết tập Aβ 42 sẽ tạo ra các mảng lão suy, các đám
rối sợi thần kinh… dẫn đến chết nơron, mất synap và các phản ứng viêm tổ
chức thần kinh [5].
Các tổn thương đặc hiệu này sảy ra ở các khu vực khác nhau của não đặc
biệt là vỏ não thùy trán, nền não trước và hồi hải mã thùy thái dương… Tổn
thương các vùng này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh đặc

biệt là Acetylcholin (chất được coi là có vai trò cơ bản trong rối loạn sinh hóa
não, gây suy giảm nhận thức và trí nhớ ở bệnh nhân Alzheimer). Sự suy giảm
lượng Acetylcholin này tương ứng với mức độ trầm trọng của bệnh sa sút trí
tuệ trên lâm sàng. Các chất dẫn truyền thần kinh khác cũng thấy bị rối loạn
trong não bệnh nhân Alzheimer (tuy không đặc hiệu) [5].


16

1.2.4. Các thuốc sử dụng trong điều trị.
1.2.4.1. Thuốc ức chế Acetylcholinesterase
Acetylcholinesterase là một enzym xúc tác cho phản ứng chuyển hóa thủy
phân của chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine, từ đó làm ngưng lại hoạt
động của chúng tại khe synap cholinergic ở cả thần kinh trung ương và ngoại
vi. Tuy nhiên khi có chất đối kháng cholinesterase liên kết với enzym này sẽ
làm ngăn cản quá trình thủy phân Acetylcholin và nó có thể thực hiện được vai
trò dẫn truyền thần kinh (mã hóa trí nhớ) của mình. Việc giữ cho chu kì hoạt
động của Acetylcholin ổn định trong não sẽ giúp duy trì khả năng ghi nhớ và
nhận thức [5],[12].
Vì vậy thuốc ức chế Acetylcholinesterase được xem là nhóm thuốc chính
trong điều trị bệnh Alzheimer và các bệnh SSTT khác. Nhóm thuốc này đã
được chứng minh là có hiệu quả hơn giả dược (placebo) trong việc điều trị
các triệu chứng của bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác khi được
sử dụng ở giai đoạn bệnh nhẹ hay trung bình. Hiện nay thuốc trong nhóm này
đang được sử dụng trong điều trị nhằm làm chậm tiến triển của bệnh gồm:
donepezil (Aricept), rivastigmin (Exelon), glantamin(Remynyl), tacrin [3],
[5],[6],[12].
1.2.4.2. Thuốc ức chế glutamat (Memantin)
Memantin là chất kháng thụ thể N - methyl – D - aspartat (NMDA), ức chế
tác dụng của gluatamat ở vị trí này, cải thiện dẫn tryền synap và ngăn cản giải

phóng canxi có thể có tác dụng bảo vệ thần kinh. Trong thực hành memantin
được chỉ định trong các giai đoạn Alzheimer từ trung bình đến nặng [3],[5],[6],
[12].


17

1.2.4.3.Các thuốc khác.
+ Các thuốc sử dụng với các cách tiếp cận điều trị khác: liệu pháp estrogen,
thuốc chống viêm, thuốc hạ lipid máu.
+ Những nhóm thuốc được sử dụng điều trị can thiệp những triệu chứng
không thuộc nhận thức [5],[6],[12].
 Thuốc chống loạn thần (tâm thần hưng cảm ): haloperidol, fluphenazin.
 Thuốc chống trầm cảm.
 Nhóm thuốc chống co giật.
1.2.5. Hạn chế của các thuốc điều trị Alzheimer hiện nay
Về hiệu quả điều trị
Chứng sa sút trí tuệ trong bệnh Alzheimer là hậu quả của những thoái hóa
không hồi phục thần kinh não bộ. Các thuốc điều trị hiện tại không có hiệu quả
kéo dài tuổi thọ, chữa khỏi bệnh, tạm dừng hoặc đảo ngược quá trình sinh lý
bệnh. Hai nhóm thuốc chính đang được sử dụng là thuốc ức chế cholinesterase
và thuốc tác dụng trên hệ glutamat dựa trên giả thuyết cơ chế bệnh sinh của
Alzheimer. Tuy nhiên cơ chế bệnh sinh chính của bệnh Alzheimer đến nay chưa
được xác định rõ ràng và giả thuyết này chỉ là một phần trong rất nhiều con
đường dẫn đến việc tế bào thần kinh bị phá hủy [12].
Về tương tác thuốc và tác dụng không mong muốn
Nhóm ức chế cholinesterase: tác dụng không mong muốn thường do các
tác dụng kích thích cholinergic quá mức và phụ thuộc vào liều như: buồn nôn,
nôn tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, nhức đầu, tiết nước bọt, đổ mồ hôi, mệt
mỏi mất ngủ, kích động… Trong đó nôn, buồn nôn, tiêu chảy được báo cáo

nhiều nhất [39]. Tacrin gây nhiễm độc gan sau khoảng 3 tháng ở 30 - 40% số
bệnh nhân và trở lại bình thường sau ngừng thuốc [5].


×