Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.75 KB, 16 trang )

Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ
MỤC LỤC
I: MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THỰC HÀNH CHẨN ĐOÁN ĐÔNG CƠ.
II: GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ.
III: TRÌNH TỰ LÀM THÍ NGHIỆM.
IV: CÁC CÔNG THỨC TÍNH TOÁN.
V: BẲNG SỐ LIỆU, ĐỒ THỊ.
VI: ĐÁNH GIÁ.

Trang 1


Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ
I: MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA THỰC HÀNH CHẨN ĐOÁN ĐỘNG CƠ.
Thực hành chẩn đoán động cơ là học phần hướng cho sinh viên kết hợp thực hành với
học phần chẩn đoán kỹ thuật động cơ. Qua đó để thu lại được kết quả trong học phần
thực hành này thì có các yêu cầu cơ bản :
-

Gồm ba nội dung chính.
+ phân tích khí thải.
+ phân tích lọt khí caacste.
+ xây dựng đặt tính bơm cao áp.

Thực tế sinh viên chỉ tìm hiểu nội dung là xây dựng đặt tính bơm cao áp. Để xây dựng
được đặt tính sinh viên làm trình tự theo các bước:
-

Giới thiệu được trang thiết bị
Nắm các bước làm thí nghiệm.
Nêu ra các công thức tính toán.


Tiến hành thí nghiệm để có bảng số liệu
Lập đồ thị từ bảng số liệu có được
Kết luận

II: GIỚI THIỆU VỀ TRANG THIẾT BỊ.
2.1: tên hệ thống và công dụng
Hệ thống BOSS Diesel được sử dụng để làm thí nghiệm, là thiết bị để cân bằng bơm
cao áp, kiểm tra và hiệu chỉnh bơm cao áp.
BOSS Diesel: diesel injection
Pump test bench
Inline and VE PT pump PT injection
Model

12PSDW

Horse power

15hp/11kw

Electricyty

380v, 50hz, 11kw

Serial no

050903

Ycar of production

2005-09


Trang 2


Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ
2.2: sơ đồ hệ thống, nguyên lý hoặc động.

Hình 1:Kết cấu băng thử bơm cao áp hình chiếu đứng.
Ghi chú:1-Bộ làm mát. 2- Động cơ. 3- Quạt làm mát. 4-Bộ chứa bộ điều khiển. 5Núm điều chỉnh. 6- Bảng chứa thiết bị định lượng. 7- Cốc đo. 8- Van. 9- Thùng chứa.
10- bơm chuyển nhiên liệu. 11-Bình lọc tinh. 12- bình khí nén. 13- bộ lắng nước.
Động cơ: Đây là động cơ đện 3 pha với công suất 1.1KW.
Mân chia độ: có dạng đĩa tròn, có chia độ từ 1 đến 360 độ. Công dụng của mâm chí độ
là: dùng để điều chỉnh chế độ hoạt động của các phần tử bơm. Trong quá trình làm
việc theo thứ tự nổ của động, một số phần tử bơm có thể hoặt động trước do phum
sớm hay muộn theo góc quay của trục cam.
Khớp nối: là bộ phận để liên kết truyền động giữa trục quay và trục bơm cao áp.
Cốc đo nhiên liệu.( tại phong thí nghiệm có hai loại kích cỡ cốc đo): dùng để định
lượng nhiên liệu sau mỗi lần đo, trên cốc có kẻ các vạch chia ml. trên cốc đo của băng
thử bossdiezen thì số cốc đo có thể thực hiện là 12. Tương ứng với 12 cốc đo có 12

Trang 3


Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ
phểu hứng đặt dưới cá vòi phun. Phễu này dùng để hứng nhiên liệu khi cần kiểm tra
các phần tử bơm.
Khay hứng nhiên liệu: dùng để hứng nhiên liệu đưa vào thùng chứa khi chưa đo.
Khớp quay: được điều khiển bằng tự động nhảy đưa khay nhiên liệu vào kiểm tra hay
đưa khay nhiên liệu ra khỏi vị trí kiểm tra.
Bộ điều khiển: đây là hệ thống điều khiển tự động của băng thử. Nhờ bảng điều khiển

thông qua rơ le điều khiển một cách tự động cơ cấu ngắt đo nhiên liệu và có các thiết
bị điện điều khiển bằng tay.

Hình 2: Kết cấu băng thử bơm cao áp hình chiếu cạnh
14- Bệ lắp bơm. 15-Khớp nối. 16- Mâm chia độ. 17- Bảng chứa thiết bị điều khiển
bằng tay. 18- Bảng chứa các đồng hồ đo. 19- Vùng chỉ báo nhiệt độ. 20- Bảng công tắc
điều khiển. 21- Hộp điều khiển. 22- Giá chứa các cốc đo. 23- Núm điều khiển. 24- Cần
quay. 25- Đường vào ra của dầu. 26- Núm điều khiển áp suất. 27- Đế băng thử.

Trang 4


Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ
Bảng điều khiển: trên đó bố trí có những nút tự động, các thông số được chỉ báo ở
vungfchir báo nhiệt độ số vòng quay.

Nút điều khiển áp suất: dùng để điều khiển áp suất có giới hạn từ 4 Mpa đến 0.4 Mpa.
-Bảng chứa các thiết bị định lượng: đây là bảng chứa các thiết bị như cốc đo, phễu
hứng, khay hứng, rơle điều khiển, đèn chiếu sáng.
- Gía chứa các cốc đo được điều khiển bằng cần quay 15 và được điều khiển tịnh tiến
lên xuống bằng tay quay được đặt phía sau lưng bảng. bên trên có chứa núm điều
khiển cốc đo nhiên liệu cần kiểm tra.

Trang 5


Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ

Trang 6



Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ

1-nút đóng mở bơm chuyển nhiên liệu. 2- nút điều khiển áp suất khí. 3-đóng khi có sự
cố, 4- nút điều khiến áp suất dầu, 5- nút chuyển phải điều khiển không khí chân không.
Cuối cùng ta dựng cốc đo thẳng đứng đồng thời đọc xác định lượng dầu trên cốc đo
sau mỗi lần thì nghiệm ở các chế độ.
Tương tự như vậy ta xác đinh lượng dầu ở các chế độ thử khác nhau ở các vị trí khác
nhau của thanh răng
Thùng chứa nhiên liệu: Được làm bằng thép, bên trong có chứa van hút nhiên liệu,
bộ sấy nóng nhiên liệu. Nhiệt độ định mức là 37 0C. Nếu như nhiên liệu bị sấy nóng
hơn thì nhờ thiết bị cảm ứng này mà nhiên liệu sẽ được chuyển tới làm mát nhờ bộ làm
mát.
Van: Có gắn ống dẫn nhiệt tới ống dẫn nhiên liệu từ bộ làm mát và ống hồi nhiên liệu
từ van.
c. Nguyên lý hoạt động:
Sơ đồ cấp nhiên liệu của hệ thống:

Trang 7


Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ

Hình 6. Sơ đồ cấp nhiên liệu cho hệ thống.
1- Thùng chứa nhiên liệu; 2-Bơm chuyển nhiên liệu; 3-Van; 4-Bầu lọc; 5-Bơm cao áp;
6-Bộ phận phun nhiên liệu; 7-Cốc đo nhiên liệu; 8-Khay chứa nhiên liệu; 9-Vòi phun.

Hình 7. Sơ đồ dẫn động băng thử bơm cao áp
1-Động cơ; 2-Mâm chia độ; 3-Khớp nối; 4-Bơm cao áp; 5-Cốc đo nhiên liệu; 6-Khay
hứng; 7-Vòi phun; 8- Khớp quay; 9-Rơle điều khiển; 10-Thiết biij điều khiển; 11-Bộ

điều khiển.

Trang 8


Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ
Nguyên lý hoạt động: Nhờ dòng điện xoay chiều ba pha, động cơ sẽ quay truyền
mômen từ trục động cơ qua mâm chia độ đến khớp nối và qua trục dẫn bơm cao áp.
Tùy theo thứ tự hoạt động của các xy lanh động cơ mà từng phần tử bơm sẽ được phun
nhiên liệu vào cốc đo định lượng thông qua vòi phun. Từ đây nhờ bộ điều khiển thông
qua bảng điều khiển và rơ le điều khiên sẽ cắt hay đóng tùy theo người sử dụng.
Thao tác điều khiển:
* Ở chế độ tự động:
+ Bước 1: Bật công tắc nguồn
+ Bước 2: Khởi động bơm dầu (bật nút stop-star) ở vùng điều khiển bằng tay.
+ Bước 3: Điều chỉnh áp suất dầu tương đương với bơm cao áp.
+ Bước 4: Đặt chế độ.
+ Bước 5: bấm nút.

Dòng điện cung cấp bơm cao áp: Ở một số bơm cao áp cần có nguồn điện 12V hoặc
24V. Ở băng thử bơm cao áp Boss Diesel người ta dùng nguồn 24V.
* Ở chế độ sử dụng tay.
Ta sử dụng các thao tác sau:
+ Bấm nút: A/M
+ Điều chỉnh nút xoay để điều chỉnh số vòng quay.
+ Bấm nút: CONT (bắt đầu đếm).

Trang 9



Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ
3. Trình tự thực hiện:
a. Loại bơm thì nghiệm.

Bài thí nghiệm sử dụng bơm cao áp AMZ 236 là loại bơm thẳng hàng có thứ tự làm
việc là: 1-4-2-5-3-6 và góc lệch tương ứng của các nhánh bơm so với nhánh thứ nhất
là: 1 = 00, 4 = 450, 2 = 1200, 5 = 1650, 3 = 2400, 6 = 2850
b. Kiểm tra thiết bị và gá bơm vào hệ:
Kiểm tra thiết bị: Trên máy bơm có đầy đủ 6 vòi phun hay không. Kiểm tra chiều
quay của máy cân bơm cùng chiều quay của máy bơm cao áp (theo chiều kim đồng hồ
nếu như nhìn từ trục dẫn bơm cao áp).
Gá bơm vào hệ: Lắp trục của bơm làm sao cho đồng tâm với trục của băng thử, sau
đó siết chặt nới lắp ghép giữa bơm cao áp với máy cân bơm bằng lục giác. Dùng tay
quay kiểm tra xem có vướng vật gì không. Cuối cùng, lắp ống dẫn dầu lên bơm cao áp
đến vòi phun và lắp ống dẫn dầu từ bơm cao áp đến thùng chứa.
c. Vận hành thử:
Mở bơm cấp dầu từ thùng chứa lên bơm cao áp. Xả khí trong đường nhiên liệu bơm
cao áp. Chọn tốc độ quay thấp để vận hành thử để đảm bảo an toàn sau đó tăng tốc độ
dần dần để kiểm tra vòi phun có phun nhiên liệu hay không.
d. Vận hành kiểm tra:
Chọn tốc độ quay của bơm cao áp trên bảng điều khiển. Điều chỉnh số lần phun tự
động hay điều chỉnh bằng tay bằng các số liệu sau (chú ý sử dụng nút SET/SAVE để
cài đặt mỗi số iệu liên quan và từng bước riêng biệt theo hướng dẫn vận hành);
- Tốc độ thay đổi: 350-750 (vòng/ phút).
- Số lần phun:150(lần).
- Áp suất phun: 3,5KG/cm2.
Chú ý: Bài thí nghiệm có thể bỏ qua nhiệt độ dầu (có thể cài đặt được) vì điều kiện khí
hậu Việt Nam có nhiệt độ bình thường. Cài đặt nhiệt độ dầu là dành cho các nước ở
xứ lạnh để đảm bảo tính chính xác cho số liệu thí nghiệm.
Sau khi cài đặt xong các số liệu thì ta lật ngược các cốc đo nếu các cốc đo còn dầu

sau đó lật cho đúng vị trí có thế hứng được dầu.

Trang 10


Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ
Vận hành thiết bị theo đúng chiều quay đã xác định trong quá trình kiểm tra thiết bị
về chiều quay của bơm. Sau khi phun hết đúng số lần phun cài đặt thì tấm chắn dầu tự
động bật và chắn không cho nhỏ vào cốc nữa.

Trang 11


Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ
III: TRÌNH TỰ LÀM THÍ NGHIỆM
Bước 1: Xác định vị trí chức năng của cá chi tiết trên hệ thống boss diesel.
Bước 2: Tìm hiểu cách điều chỉnh các thông số làm thí nghiệm trên hệ thống
Bước 3: Phân nhóm làm 4 tổ. gồm các nhiệm vụ của mỗi tổ: Tổ 1: chịu trách nhiệm
khởi động, điều các chrees độ làm thí nghiệm. Tổ 2 chịu trách nhiệm đọc kết quả trên
các cốc. Tổ 3: chịu trách nhiệm ghi các số liệu. Tổ 4: giữ thanh răng ở vị trí cố định.
Bước 4: Tiến hành làm thí nghiệm, chú ý an toàn.
Bước 5:Tắt hệ thống, báo cáo giáo viên làm xong thí nghiệm.
IV: CÁC CÔNG THỨC TÍNH TOÁN
Tốc độ: 350 (vòng/ phút) đến 750 (vòng/ phút).
Denta( n): 100 (vòng/phút).
Hmax= 5.8.
Hmin= 6.2
Số lần phun 150 lần.
V: BẢNG SỐ LIỆU ĐỒ THỊ.
Bảng 1: Các giá trị đo được ở mức htb = 5.8.


n(v/p)

1

2

3

4

5

6

350

24.7

26.1

23.3

23.2

22.4

25.4

450


25.8

26.7

23.4

24.6

22.4

26.5

550

26.2

27

23.8

23

22.6

26.9

650

26.7


27.7

24.3

25.2

23

26.9

750

26.6

27.8

24.6

25.2

24

27.9

Trang 12


Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ


Bảng 2: Các giá trị đo được ở mức htb = 6.0.
n(v/p)

1

2

3

4

5

6

350

21

22.2

18.9

19.3

17.6

21

450


21.7

22.2

19.2

20.2

17.7

21.6

550

21.7

22.5

19.3

20.2

18

21.9

650

22.3


22.7

20.3

20.8

19.1

22.2

750

23

23.2

20.8

21.4

19.6

22.4

Trang 13


Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ


n(v/p)

1

2

3

4

5

6

350

15.8

16.8

12.7

14.3

12.3

16.2

450


15.4

16.3

13.3

14

12.4

15.2

550

15.6

16.1

13.4

13.8

12.8

15

650

15.7


16.2

13.7

13.8

13

15.3

750

16.4

17.3

14

14.3

13.2

15.9

Bảng 3: Các giá trị đo được ở mức htb = 6.2

Trang 14


Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ


Nhận xét:
Nhìn chung khi tốc độ tăng thì lưu lượng của các nhánh bơm đều tăng, quy luật
tăng của các nhánh bơm là tương đối như nhau phụ thuộc vào tốc độ. Khi tốc độ tăng
từ 450 đến 550 (v/ph) thì lưu lượng các nhánh bơm 1 và 6 bằng nhau và nhánh 3 thì
lưu lượng thay đổi không đáng kể từ 19,2 lên 19,3 (ml). Khi tốc độ tiếp tục tăng từ 550
đến 750 (v/ph) thì lưu lượng các nhánh bơm đều tăng, ở nhánh bơm 3 và 5 khi tốc độ
tăng từ 550 đến 750 (v/ph) thì hình dạng đường đặc tính là tương đối giống nhau chỉ
khác nhau về lưu lượng.
Các nhánh bơm 1 và 4 thì đường đặc tính giống nhau chỉ khác nhau về lưu lượng
tại các mức tốc độ khác nhau.
Đường đặc tính nhánh bơm 2 có lưu lượng lớn nhất và có đường đặc tính khác
nhất so với các đường còn lại. Riêng nhánh bơm 6 thì có lưu lượng tăng đều và ổn
định hơn các nhánh bơm còn lại.

Trang 15


Báo cáo thực hành chẩn đoán động cơ
Muốn lượng nhiên liệu của các nhánh bơm được đều hơn ta phải đều chỉnh lại.
Nới lỏng ốc siết chặt vành răng trong bơm, sau đó xoay vành răng theo chiều làm tăng
hay giảm lượng nhiên liệu tùy theo yêu cầu điều chỉnh, sau đó siết chặc bu lông lại.
Trong quá trình làm việc đầu con đội của bơm bị mòn nên thời điểm phun sớm bị
trể vì vậy cần phải điều chỉnh thời điểm phun của bơm bằng cách nới bu lông con đội
theo chiều làm tăng hành trình của piston như vậy sẽ làm tăng thời điểm phun sớm lên.
Ta thấy rằng khi tốc độ của bơm tăng thì lương lượng cũng tăng theo, điều này
đúng với quy luật vì: khi giữ thanh răng thì hành trình có ích của piston vẫn giữ
nguyên nếu giữa piston và xilanh không có khe hở thì lưu lượng trong một lần phun
không thay đổi dù thay đổi tốc độ, nhưng giữa piston và xilanh luôn luôn có khe hở
làm một phần dầu thoát qua khe hở không lên vòi phun, khi tốc độ tăng lượng dầu lọt

xuống ít hơn làm tổng lưu lượng trong 150 lần phun tăng.
Ảnh hưởng của quá trình cung cấp dầu không đồng đều ở các vòi phun:
Do nhiên liệu cung cấp cho các máy khác nhau. Do đó làm cho động cơ phát ra
công suất thấp, không ổn định. Động cơ bị rung nhiều trong quá trình làm việc. Độ hao
mòn giữa các cụm xilanh- piston khác nhau, dẫn đến tính kinh tế và tuổi thọ động cơ
giảm.
Khắc phục: từ kết quả thí nghiệm đặt ra vấn đề là phải đảm bảo lưu lượng phun
giữa các nhánh bơm giống nhau và khe hở giữa piston-xinh lanh phải nhỏ.
VI: Kết luận:
Học phần thực hành chẩn đoán động cơ này giúp sinh viên tiếp cân với băng thử boss
diesel, sau khi hoàn thành học phần sinh viên nắm được cấu tạo nguyên lý làm việc,
cách vận hành để tiến hành làm thí nghiệm, xây dựng được đặt tính của các nhánh
bơm trong bơm cao áp, bên canh đó học phân này góp phần rèn luyện cho sinh viên kỹ
năng làm việc nhóm.

Trang 16



×